Ngày nay, CCHC là vấn đề mang tính toàn cầu đối với các nước phát triển và các nước đang phát triển đều xem CCHC như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, thực hiện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đòi hỏi phải xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại và mang tính chất phục vụ. Tuy nhiên hiện nay, nền hành chính nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành cũng như phục vụ xã hội làm hạn chế sự phát triển của đất nước như hệ thống thể chế hành chính thiếu sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa thống nhất, TTHC còn rườm rà, phức tạp, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả, quản lý tài chính công chưa hiệu quả, còn lãng phí gây bội chi ngân sách.... Chính vì vậy, CCHC ở nước ta là một đòi hỏi tất yếu mang tính khách quan trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài về sau của quá trình phát triển đất nước. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước CCHC luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì những lý do trên nên em đã chọn chủ đề: “Các rào cản đối với cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam và giải pháp khắc phục” để làm tiểu luận kết học phần. Tuy nhiên trong quá trình làm tiểu luận do còn hạn chế về tư duy lập luận và kiến thức tại một số nội dung nên bài viết chưa được chỉnh chu về nội dung rất mong Qúy thầy/cô cảm thông.
Trang 1BỘ NỘI VỤHỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TÊN ĐỀ TÀICÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤCBÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Cải cách hành chính nhà nước
Mã phách:……….
Hà Nội -2024
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, CCHC là vấn đề mang tính toàn cầu đối với các nước phát triển vàcác nước đang phát triển đều xem CCHC như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội Hiện nay, nướcta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, thực hiện theo hướng công nghiệp hóa – hiệnđại hóa, đòi hỏi phải xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,chuyên nghiệp, hiện đại và mang tính chất phục vụ Tuy nhiên hiện nay, nền hànhchính nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hànhcũng như phục vụ xã hội làm hạn chế sự phát triển của đất nước như hệ thống thể chếhành chính thiếu sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa thống nhất, TTHC còn rườm rà,phức tạp, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả,quản lý tài chính công chưa hiệu quả, còn lãng phí gây bội chi ngân sách Chính vìvậy, CCHC ở nước ta là một đòi hỏi tất yếu mang tính khách quan trong giai đoạntrước mắt cũng như lâu dài về sau của quá trình phát triển đất nước
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước CCHC luôn được Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng bảo đảm sự thànhcông của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Chính vì những lý do trên nên em đã chọn chủ đề: “Các rào cản đối với cảicách hành chính nhà nước ở Việt Nam và giải pháp khắc phục” để làm tiểu luận kết
học phần
Tuy nhiên trong quá trình làm tiểu luận do còn hạn chế về tư duy lập luận vàkiến thức tại một số nội dung nên bài viết chưa được chỉnh chu về nội dung rất mongQúy thầy/cô cảm thông
2 Nhiệm vụ nghiên cứu- Đưa ra các khái niệm cơ bản về hành chính và cải cách hành chính
- Chỉ ra nội dung và mục tiêu và sự cần thiết của cải cách hành chính- Chỉ ra các rào cản và nguyên nhân dẫn tới rào cản trong cả cách hành chính- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 4- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng- Phương pháp phân tích, tổng hợp cái tài liệu
- Phương pháp đánh giá tổng quan
4 Kết cấu của bài tiểu luận
Bài tiểu luận được phân chia thành 3 phần nội dung ngắn gọn bao gồm:Chương 1: Lý luận chung về cải cách hành chính nhà nước ở Việt NamChương 2: Các rào cản đối với cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiệnnay
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chínhnhà nước ở Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
Trang 5CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm hành chính nhà nước
Trong quản lý nhà nước thì hành chính công hay hành chính nhà nước là hoạtđộng phục vụ nhân dân do công chức thực hiện dựa trên các chính sách, pháp luật củanhà nước ban hành Hành chính nhà nước liên quan đến các thủ tục, biến các chínhsách, quy định pháp luật thành hành động và quản lý
Như vậy có thể hiểu khái niệm hành chính nhà nước là hoạt động thực thiquyền hành pháp của Nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thốnghành chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằmphục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
1.1.2 Khái niệm cải cách hành chính
Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và cómục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn Điều đó làm phân biệt cảicách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,
Theo đó, CCHC được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và cómục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốthơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình Như vậy, CCHC nhằm thay đổivà làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệuquả quản lý nhà nước
Đối với nghĩa rộng, CCHC là một quá trình thay đổi căn bản, lâu dài, liên tụcbao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máyNhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đíchchung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lí vàcác sản phẩm phục vụ nhân dân thông qua phương thức tổ chức và thực hiện quyềnlực
Với nghĩa hẹp, CCHC là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệuquả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chếđộ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lí của bộ máy hành chính nhànước
Trang 6Tóm lại, CCHC là tạo ra những thay đổi trong các yếu tố cấu thành của nềnhành chính nhằm làm cho các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệuquả hơn, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội tốt hơn.
1.2 Nội dung và mục tiêu cải cách hành chính
Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 tập trung vào 6 nội dung,đó là: Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máyhành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng vàphát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
Cải cách thể chế
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước,đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tốsản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ; tạo được bướcđột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩyphát triển đất nước; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức và toàn xã hội
Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quanđến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhànước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưuhóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệthông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chấtlượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minhbạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thôngtrong giải quyết thủ tục hành chính Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môitrường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi,trên các phương tiện khác nhau
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước cáccấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổ chứcchính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Tăngcường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
Trang 7động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhànước các cấp theo quy định Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát,sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợplý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cải cách chế độ công vụ
Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài.Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổnhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự cóđức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước
Cải cách tài chính công
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quanhành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầura, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúc đẩy sự sáng tạo; nâng caochất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị Đẩymạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhànước đầu tư tại doanh nghiệp
Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiếnbộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử,Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quảhoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinhtế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hộinhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức
1.3 Sự cần thiết phải cải cách hành chính
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi phát triển kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa
Yêu cầu, đòi hỏi từ sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađối với nền hành chính nhà nước thể hiện trên nhiều mặt: tác động đến chức năng củanhà nước dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cáccơ quan hành chính nhà nước; tác động đến thể chế nền hành chính nhà nước trên tấtcả các lĩnh vực; đặt ra yêu cầu về xây dựng đội ngũ CBCC hành chính nhà nước cũng
Trang 8như tác động đến lĩnh vực tài chính công của nhà nước và yêu cầu đòi hỏi về sự đơngiản hóa các TTHC
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cần cân bằngcông bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Đồng thời sự mởrộng của thị trường kinh tế thế giới và tính không biên giới của thị trường kinh tế ngàycàng thể hiện cụ thể Nhiều khu vực mậu dịch tự do đã được hình thành nhằm giảiquyết tốt hơn và thúc đẩy buôn bán giữa các nước với nhau và tạo ra sự bình đẳng,cùng có lợi vì sự phát triển Nếu trước đây, nhà nước áp dụng những chính sách có lợicho doanh nghiệp nhà nước thì đến nay, với sự phát triển kinh tế thị trường, các doanhnghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài cũng có những cơ hội phát triển Muốnlàm được điều đó buộc phải CCHC
Muốn quản lý tốt nền hành chính trong nền kinh tế thị trường thì bộ máy hànhchính phải được tổ chức và vận hành phù hợp, thích ứng với kinh tế thị trường, có vaitrò thúc đẩy, phát huy mọi tiềm lực của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội, pháthuy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường Hơn nữa sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường yêu cầu bộ máy hành chính phải hiện đại, linh hoạt, kịp thờivới tình hình mới của đất nước và tình hình chung của thế giới
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệthống thể chế tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xác định rõ ràng, minh bạch thẩmquyền và trách nhiệm của mỗi cấp hành chính, của từng người, từng vị trí công táctrong hệ thống hành chính cũng như mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong hệthống Đó là một bộ máy hành chính nhà nước mang tính chuyên nghiệp, hiện đại,thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật,điều hành kinh tế - xã hội một cách chủ động độc lập tương đối
Bộ máy hành chính trong nhà nước pháp quyền là bộ máy của dân, do dân, vìdân Tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính phải tạo môi trường và điều kiệncho các cá nhân, tổ chức phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh,bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân Có chế định trách nhiệm công vụ rõ ràng,bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy thành chính gâyra Bảo đảm các quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của công dân Tạo điều kiện và
Trang 9tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của bộmáy hành chính để hạn chế tình trạng quan liêu, lãng phí, tham nhũng.
Cải cách hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhànước với tư cách là một trong những thiết chế quan trọng của quyền lực nhà nước –quyền hành pháp, tạo cơ sở pháp lý và động lực cho công cuộc cải cách hệ thống chínhtrị nói chung, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng
Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan của thế giớihiện nay Việt Nam cũng đang nằm trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốctế, điều đó đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi quốc gia trên mọi lĩnhvực, kể cả hành chính nhà nước Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi mỗiquốc gia phải tổ chức bộ máy hành chính khoa học, hiện đại và nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý của nhà nước Những quá trình này đòi hỏi thể chế hành chính và đội ngũCBCC phải thích ứng với pháp luật và các thông lệ, điều ước quốc tế, đồng thời giữvững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia CCHC giúp Việt Nam tận dụng được cáccơ hội và hạn chế từ quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quảnlý Điều đó đòi hỏi phải CCHC, sắp xếp bộ máy, đổi mới phương pháp quản lý để theokịp những tiến bộ chung của thế giới, nâng cao hiệu quả và chất lượng của nền hànhchính nhà nước
Thứ năm, sự phát triển của xã hội dân chủ
Ngày nay, người dân được tiếp cận thông tin liên quan đến quản lý nhà nước vàcó tiếng nói nhiều hơn Vai trò của người dân ngày càng giữ vị trí quan trọng đượctham gia ngày càng nhiều vào việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thốngchính trị của nước ta Trong bối cảnh đó, yêu cầu của người dân đối với các hoạt độngcủa nhà nước ngày càng cao Điều đó đòi hỏi phải CCHC để nền hành chính nhà nướctiến bộ hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, tạo niềm tin cho người dân vào nềnhành chính nhà nước
Thứ sáu, sự cạnh tranh và lợi thế của khu vực tư nhân
Xu thế áp dụng các mô hình quản lý công mới tiến bộ hơn cũng đang dần diễnra và trở nên phổ biến Việt Nam cũng đang từng bước tư nhân hóa một phần các hoạt
Trang 10động của nhà nước, đặc biệt là đối với dịch vụ công để thu hút các nguồn lực trong xãhội để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước một cách có hiệu quả nhất Chính vì thế,vai trò cũng như những thế mạnh của khu vực tư nhân ngày càng được nâng cao đòihỏi hành chính nhà nước phải được cải cách để tiến bộ hoàn thiện hơn, đáp ứng nhucầu của nhân dân và không làm mất đi vị trí chủ chốt, trung tâm quan trọng của mìnhcũng như tránh những mặt tiêu cực khi tư nhân hóa các hoạt động của nhà nước tronghoàn cảnh hiện tại.
Thứ bảy, nền hành chính nhà nước còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập
Nền hành chính nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành pháp, tổ chứcvà điều hành mọi hoạt động trong đời sống xã hội theo pháp luật Đó là bộ phận năngđộng nhất và thực hiện trực tiếp nhất chức năng quản lý trong bộ máy nhà nước Nềnhành chính nhà nước cũng là nơi biểu hiện trực tiếp nhất, rõ nhất, tập trung nhất nhữngưu việt của chế độ cũng như những nhược điểm, khuyết điểm của bộ máy nhà nước.Tuy nhiên, nền hành chính ở nước ta trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhậpvẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành cũng nhưphục vụ xã hội làm hạn chế sự phát triển của đất nước, xã hội: Chức năng, nhiệm vụquản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chưa xác định rõ ràng vàphù hợp: chưa có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cấp, các ngành Hệ thốngthể chế hành chính thiếu sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa thống nhất TTHC cònrườm rà, phức tạp: tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh kém hiệu lực cầnphải được tổ chức lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới; quản lý tài chính công chưahiệu quả, còn lãng phí gây bội chi ngân sách, nợ công cao
Chính vì vậy, CCHC ở nước ta là một đòi hỏi tất yếu mang tính khách quantrong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài về sau của quá trình phát triển đất nước.Trong quá trình CCHC của đất nước nói chung CCHC ở các cấp chính quyền địaphương không phải là ngoại lệ; nhu cầu CCHC ở các cấp chính quyền địa phươngcũng là một yêu cầu cấp thiết
CHƯƠNG 2:
Trang 11CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY2.1 Các rào cản đối với cải cách hành chính
CCHC là công việc khó khăn, phức tạp, hiệu quả của công tác CCHC chịu ảnhhưởng từ nhiều yếu tố khác nhau Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện CCHC cócác yếu tố tác động đến công tác CCHC như:
Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính nhà nước
Thể chế hành chính nhà nước là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điềuchỉnh về các mặt tổ chức và hoạt động, chế độ công vụ, tài chính, nhân sự liên quanđến hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quảnlý nhà nước trên mọi mặt đời sống xã hội của bộ máy hành chính nhà nước
Hệ thống thể chế hành chính nhà nước là cơ sở, căn cứ pháp lý cho công cuộcCCHC Công tác CCHC được thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật như Nghịquyết, Quyết định, chương trình tổng thể về CCHC, của Chính phủ, cơ quan cấptrên Nếu hệ thống văn bản pháp luật rườm rà, không mang tính ổn định và đồng bộ,nhiều quy định phức tạp sẽ gây lúng túng, trở ngại rất lớn trong quá trình CCHC
Thứ hai, chất lượng đội ngũ CBCC
Có thể nói, nhân tố con người là động lực quan trọng bậc nhất trong CCHC.Đội ngũ CBCC là chủ thể tiến hành CCHC, đồng thời là đối tượng của công cuộc cảicách này CBCC là đội ngũ trực tiếp thực hiện tiến trình CCHC, thực thi các chủtrương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và trực tiếp làm việc với nhân dẫn,tiếp xúc với nhân dân, thực hiện các tâm tư, nguyện vọng của người dân Chính vì vậy,chất lượng đội ngũ CBCC ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công cuộc CCHC Độingũ CBCC phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nắm vững cả về lý luận và thựctiễn, đồng thời phải có đạo đức công vụ, có trách nhiệm hoàn thành tốt các công việc,nhiệm vụ được giao, có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tácCCHC đối với sự phát triển của đất nước Có như vậy, các chủ trương chính sách,mục tiêu CCHC của Đảng và Nhà nước đề ra mới được hiện thực hóa, chất lượng phụcvụ nhân dân được nâng cao Không thể thực hiện thành công công cuộc CCHC nếukhông có những CBCC có năng lực phẩm chất đạo đức, tận tụy trong công việc, chho
Trang 12nên, trong tiến trình CCHC việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trở thành vấn đềmấu chốt quyết định đến hiệu quả của công tác CCHC.
Thứ ba, nhận thức và sự tham gia của toàn xã hội trong CCHC
CCHC có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt làtrong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập của thế giới.CCHC là nhiệm vụ lớn, là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi một quá trình thựchiện bền bỉ, lâu dài, thường xuyên và hướng tới nhiều chủ thể, đối tượng khác nhau.Bên cạnh đó, CCHC cần có sự tham gia của nhiều chủ thể và đối tượng khác nhautrong xã hội Ngoài trách nhiệm của các cấp chính quyền, của đội ngũ CBCC còn phảikể đến trách nhiệm của nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức, đặc biệt là trong việccải cách TTHC Cho nên, trong quá trình thực hiện CCHC cần nhận được sự đồnglòng, ủng hộ và quyết tâm cao của toàn xã hội tạo nên các nguồn lực to lớn để thựchiện tiến trình cải cách Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lãnh đạo, người đứng đầu cáccơ quan, đơn vị, CBCC và nhân dân chưa có nhận thức đúng đắn, sâu sắc và đầy đủ vềCCHC, dẫn đến công tác CCHC trong thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác CCHC cần nâng cao nhận thức của toànxã hội về CCHC thông qua công tác đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về pháp luật vềCCHC cho các chủ thể, đối tượng trong xã hội
Thứ tư, nguồn lực thực hiện CCHC.
Bất cứ một công việc nào để thực hiện cũng đều phải có nguồn lực Nguồn lựcphục vụ cho công tác CCHC bao gồm nhân lực, vật lực và các điều kiện cần thiếtkhác CCHC là một quá trình lâu dài, phức tạp, cải cách trên diện rộng, trên nhiều lĩnhvực, tác động sâu rộng tới toàn xã hội, tới sự phát triển của đất nước Cho nên, để cóthể thực hiện và đi đến mục tiêu cuối cùng của công tác CCHC đòi hỏi phải có đủnguồn lực để thực hiện công tác này
Thứ năm, sự phát triển công nghệ thông tin, truyền thông
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyềnthông cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đờisống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thế giới Việc ứng dụng và phát triển côngnghệ thông tin, truyền thông đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinhthần của cả xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời nâng cao chất lượngcuộc sống của mỗi người dân Công nghệ thông tin ngày càng đóng một vai trò quan