Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Là quốc gia có dân số quá ít (4,5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm được coi là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài của Singapore. Thấy rõ điều đó, năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài “ngoại” không chỉ là “nguồn vốn đặc biệt” về kinh tế, mà họ còn là “động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn”. Chính sách là vậy, còn thực hiện thì cần những quy định cụ thể hơn. Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. Singapore hiện có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Để có được đội ngũ nay, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục. Xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài nên ngoài cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện Phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)... Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân “ngoại” này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ. Đào tạo và biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy, những người đứng đầu đất nước Singapore hiện nay đều là những người rất giỏi. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tầu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: “Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng”. Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia. Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi: “Trung tâm thu hút nhân tài” của thế giới. Để hiểu rõ hơn về chính sách của singapore em lữa chọn đề tài “Phân tích chính sách thu hút trọng dụng nhân tài của Cộng hòa Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” để nghiên cứu.
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HÀ NỘI – 2024
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.
Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nướcngoài bài bản nhất thế giới Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầmquyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốtquyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế Chính vì thế, trongsuốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trởthành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore
Là quốc gia có dân số quá ít (4,5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảmđược coi là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếunhân tài của Singapore Thấy rõ điều đó, năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tàichính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore.Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài “ngoại” không chỉ là“nguồn vốn đặc biệt” về kinh tế, mà họ còn là “động lực mạnh mẽ choSingapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn”
Chính sách là vậy, còn thực hiện thì cần những quy định cụ thể hơn.Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉkhoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít Thực chất, trả lương cao là biệnpháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng Tuy nhiên, điểm khác biệt ởchỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này
Singapore hiện có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới Để có đượcđội ngũ nay, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệthông qua con đường giáo dục Xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hútdu học sinh nước ngoài nên ngoài cải tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có
Trang 3nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân “ngoại” này phải cam kết làmviệc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ
Đào tạo và biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ.Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng vàđược vinh danh là rất lớn Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy,những người đứng đầu đất nước Singapore hiện nay đều là những người rất giỏi.Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tầu địnhhướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệcửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước Ông nói: “Lãnhđạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị tríquan trọng” Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắpvào bộ khung lãnh đạo quốc gia
Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy, Singapore xứng đángvới tên gọi: “Trung tâm thu hút nhân tài” của thế giới Để hiểu rõ hơn về chínhsách của singapore em lữa chọn đề tài “Phân tích chính sách thu hút trọng dụngnhân tài của Cộng hòa Singapore và rút ra bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam” để nghiên cứu
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các chính sách thu hút trọng dụng nhân tài ởSingapore, liên hệ Việt Nam
Phạm vi nghiêm cứu: Singapore và Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, phương pháp logic trong quá trìnhthực hiện
Trang 5PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINGAPORE VÀ HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT CỦA SINGAPORE1 Sơ lược lịch sử Singapore
Tài liệu cổ đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc cách đây 3 thế kỷ đã đề cậpđến Singapore và mô tả nơi đây như là một "Pu-luo-chung" ("hòn đảo ở tậncùng bán đảo") Vào thời đó, ít người biết đến lịch sử của hòn đảo này ngoài tàiliệu mô tả sơ sài đã gây nên ấn tượng sai lầm về một quá khứ sôi động củaSingapore
Trước thế kỷ thứ XIV, Singapore được biết đến dưới tên gọi là Temasek("Thành phố Biển") và là một bộ phận của đế quốc hùng mạnh Sri Vijayan
Vào thế kỷ thứ XIV, hòn đảo nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này đượcmang cái tên mới là "Singa Pura" ("Thành phố Sư tử") Theo truyền thuyết, khiđặt chân lên hòn đảo, vị Hoàng tử Palembang của Đế quốc Sri Vijayan đã trôngthấy một con thú mà Ngài nhầm tưởng là con sư tử nên Singapore hiện đại ngàynay có tên gọi là Thành phố Sư tử
Đến năm 1819 Singapore thuộc sở hữu của Quốc vương Johore (nay là mộtbang của Malaysia) Năm 1824 theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Anh vàJohore, Singapore được nhượng cho Anh
Nhà cầm quyền đầu tiên của Singapore – Ngài Stamford Raffles đã thiếtlập Singapore trở thành một trung tâm thương mại Chính sách mậu dịch tự dođã thu hút các thương nhân đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á và từ cácnơi xa xôi như Hoa Kỳ và Trung Đông Chỉ 5 năm sau khi sáng lập đất nướcSingapore hiện đại, dân số của Singapore với vỏn vẹn vài trăm ngư dân Malayvà người Hoa đã tăng lên đến 10.000 người
Vào năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của nhữngthuộc địa ở các eo biển Penang, Malacca và Singapore Sự kiện khánh thànhKênh đào Suez vào năm 1869 cùng với sự xuất hiện của máy điện báo và tàu hơinước đã nâng tầm quan trọng của Singapore như là một trung tâm phát triểnthương mại giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây
Trang 6Singapore trở thành hiện trường của những trận chiến quan trọng trongThế chiến thứ II và được xem như là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng đã bịquân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942.
Sau Thế chiến thứ II, Sinagpore vẫn là thuộc địa của Vương quốc Anh Sựlớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã giúp SingaporeMalaysia Do những khác biệtlớn về chính trị, Singapore tách ra khỏi Liên bang và từ ngày 9 tháng 8 năm1965 trở thành một nước Cộng hoà độc lập
Giành được quyền tự trị vào năm 1959, thành một quốc gia độc lập trongKhối thịnh vượng chung Trong những năm 1963 – 1965 Singapore là một bangtrong Liên bang Singapore theo Hiến pháp 1963 là nước Cộng hoà nghị viện vớichế độ chính trị cực quyền Từ lúc tuyên bố độc lập đến nay, Đảng Hành độngNhân dân liên tục cầm quyền Có khoảng 20 đảng phái khác được đăng ký chínhthức ở Singapore nhưng các đảng phái này không có vai trò đáng kể trong đờisống chính trị của đất nước
2 Hệ thống các cơ quan nhà nước Singapore
Tại Singapore quyền lực nhà nước được phân thành ba nhánh: Lập pháp,Hành pháp và tư pháp
Lập pháp: Cơ quan lập pháp gồm: Nghị viện và tổng thống Trong hoạtđộng lập pháp, luật mà Cơ quan lập pháp ban hành gọi là Các đạo luật của Nghịviện Để ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi bổ sung các đạo luật hiện hànhcác Dự luật (dự thảo luật) được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Dự luật phải đượcthảo luận qua ba phiên họp tại Nghị viện, được Nghị viện thông qua và được sựphê chuẩn của Tổng thống trước khi trở thành luật và được gọi là Đạo luật, cácĐạo luật phải phù hợp (không được trái) với Hiến pháp (đạo luật tối cao)
Trang 7Hành pháp: Chính phủ Singapore là nhánh hành pháp cao nhất của Nhànước Chính phủ Singapore bao gồm Tổng thống và Nội các Nội các được lậpnên bởi chính đảng chiếm đa số trong và sau mỗi kỳ bầu cử Nội các chịu tráchnhiệm điều hành các chính sách, tham mưu cho Tổng thống trong việc thực thiquyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cấp cao và công chức ngành tưpháp
Tư pháp: Singapore có một hệ thống tư pháp rất phát triển Hệ thống tưpháp này được chia làm hai cấp gồm: Toá án tối cao và Toà án cấp dưới
Toà án tối cao gồm: Toà án cấp cao và Toà án cấp phúc thẩm xét xử cácvụ việc dân sự có giá trị cao và các vụ việc hình sự có tính chất nghiêm trọng,xét xử kháng cáo từ các toà án Tiểu bang
Toà án cấp dưới gồm: Toà án tiểu bang (Toà án Quận hoặc Toà án Sơthẩm, Toà án chuyên trách), Toà án khiếu nại Toà án tiểu bang là nơi xét xử cácvụ án dân sự có giá trị thấp, các vụ án hình sự ít nghiêm trọng Toà án tiếp nhậntrực tiếp các vụ việc từ người dân và giải quyết các tranh chấp của họ Toà ánkhiếu nại là một thiết chế xử lý các vụ kiện tụng theo hướng ít tốn kém hơn sovới việc giải quyết tại Toà án cấp bang
3 Khái quát về hệ thống pháp luật Singapore
Trang 8Ngoại trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo,Ấn Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độgiáo và phong tục của người Hoa, Singapore hiện nay đang chịu ảnh hưởng bởihệ thống Common Law (tên dịch sang tiếng Việt hay gọi là Thông luật) củaAnh Cụ thể, từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luậtAnh Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm soát hoàn toànvùng lãnh thổ Singapore năm 1867, Singapore đã nằm dưới sự kiểm soát củachính quyền thuộc địa Anh ở vùng Bengal và chính quyền Ấn Độ (lãnh thổthuộc địa của Anh) Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2cách trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống pháp luật singapore Ngay cả khi đã trởthành quốc gia độc lập vào năm 1963, Singapore vẫn tiếp nhận pháp luật củaAnh theo cách riêng của mình Ngoài common law, nhiều đạo luật của Anh vẫnđược áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định, tiêu biểu cho việc ảnhhưởng của pháp luật Anh là ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban hànhLuật về áp dụng pháp luật Anh Luật này quy định cụ thể những đạo luật củaAnh, common law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ởSingapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore.
Trang 9Pháp luật Singapore sử dụng nhiều các phán quyết của cơ quan tư phápbởi trong hệ thống thông luật, tiền lệ tư pháp hoặc các quyết định của tòa án cấptrên trong các vụ án trước đó về cùng một vấn đề phải được tòa án tuân theo khiquyết định một vụ án Tuy nhiên, Singapore ngày càng trở nên độc lập với luậtpháp Anh, phát triển nền luật học độc đáo của Singapore, tiếp thu các thông lệpháp lý tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới Mặc dù vẫn là hệ thống thông luật đấynhưng không còn vị trí độc tôn của các án lệ, thông luật của cơ quan tư pháp, màluật thành văn đã và đang có những vị trí nhất định trong hệ thống pháp luật củaSingapore Cụ thể, trong quá trình xây dựng nền tư pháp độc lập và đại phươnghoá hệ thống pháp luật của mình, pháp luật Anh được tiếp nhận ở Singapore mộtcách đặc thù nghĩa là bằng các diều khoản hay các đạo luật quy định rõ việc tiếptục áp dụng pháp luật Anh trong một số lĩnh vực riêng biệt Điều 5 Luật Dân sựSingapore quy định việc áp dụng pháp luật Anh trong lĩnh vực thương mại đồngthời cũng nói rõ “các đạo luật Anh sẽ là đối tượng sửa đổi, bổ sung trong nhữngtrường hợp cần thiết” Điều 5 Bộ luật tố tụng hình sự Singapore cũng quy định:“Đối với những vấn đề tố tụng hình sự chưa được điều chỉnh bằng quy phạmnào thuộc bộ luật này hay thuộc các đạo luật khác tại thời điểm chúng có hiệulực tại Singapore thì luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực ở Anh sẽ được ápdụng cho Singapore trừ khi nó mâu thuẫn với Bộ luật này” Một con đường khácđể pháp luật Anh thâm nhập vào Singapore là việc Nghị viện ban hành lại cácđạo luật của Anh theo đúng nguyên văn câu chữ hoặc chỉ thay đổi vài điềukhoản, ví dụ như Luật trọng tài năm 1950 Theo hình mẫu pháp luật Anh thôngqua Pháp lệnh (Ordinance) về thời hiệu năm 1959.
Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnhtheo mô hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình vídụ như thông qua Bộ luật Hình sự, Luật về chứng cứ theo hình mẫu của các Bộluật thuộc địa Ấn Độ; thông qua Luật về quyền đất đai năm 1956, Pháp lệnh vềcác quan hệ công nghiệp năm 1960 và Luật về công ty năm 1967 theo mô hìnhcủa Australia
4 Cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án
Trang 10Ở Singapore hiện nay đang tồn tại hai cơ chế giải quyết tranh chấp ngoàitoà án là: Cơ chế Hoà giải và Trọng tài.
Hoà giải tại Singapore: Việc hoà giải cung cấp diễn đàn cho các bên cóthể tìm ra phương án giải quyết tốt nhất mà không chịu sự ràng buộc về mặtpháp lý như khi giải quyết bằng toán án hay trọng tài Giải quyết tranh chấp theocơ chế hoà giải là tôn trọng sự tự do thoả thuận, đàm phán của các bên dưới sựhỗ trợ từ hoà giải viên Hoà giải viên ở Singapore đều phải trải qua khoá đào tạotại Trung tâm Hoà giải Singapore
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Singapore đã được pháttriển phù hợp với việc Singapore trở thành một trung tâm tài chính và pháp lý vàlà một trong những trung tâm trọng tài quốc tế lớn ở châu Á và trên thế giới Khitranh chấp được đưa ra giải quyết tại trọng tài, phán quyết trọng tài có giá trịpháp lý ràng buộc, ngay cả khi một hoặc cả hai bên không đồng ý Hoạt độngtrọng tại tại Singapore chịu sự điều chỉnh của hai đạo luật với hai chế độ pháp lýriêng Hoạt động trọng tài trong nước chịu sự điều chỉnh của Đạo luật trọng tàitrong nước Còn cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài quốc tế chịu sự điềuchỉnh của Đạo luật trọng tài quốc tế Sự khác biệt giữa hai đạo luật này nằm ởkhả năng can thiệp vào phán quyết trọng tài của Toà án Tuy nhiên, về cơ bản,cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Singapore, với hiệu lực chungthẩm cao của các phát quyết, quy trình đơn giản hơn so với tố tụng toà án nên cóthể nói đây là phương án giải quyết tranh chấp được nhiều bên ưa chuộng
Trang 11CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VỀ CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ TRỌNG
DỤNG NHÂN TÀI CỦA CỘNG HÒA SINGAPORE1 Cốt lõi cho sự thành công của Singapore xoay quanh chính sách trọngdụng nhân tài
Tuy chỉ là một quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á nhưng Singapore được côngnhận về tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội, ổn định xã hội và vị thế quốc tế.Diện tích vào khoảng 728,6 km², dân số khoảng 5,4 triệu người, nghèo nàn vềtài nguyên nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập bình quân đầungười luôn đứng đầu khu vực và hàng top thế giới
Cốt lõi cho sự thành công của Singapore nằm ở cách tiếp cận quản trị độcđáo, xoay quanh nguyên tắc trọng dụng nhân tài
- Học thức là yếu tố sống còn: Hạt giống của chính sách trọng dụng nhântài Singapore đã được gieo vào những ngày đầu tiên khi quốc gia này vừa giànhđược độc lập Thủ tướng Lý Quang Diệu đã hình dung ra một xã hội nơi khảnăng và đóng góp của mọi cá nhân sẽ là yếu tố quyết định thành công, bất kểxuất thân của họ
Hệ tư tưởng hướng tới tương lai này đóng vai trò quan trọng trong việcđịnh hình tầm nhìn dài hạn và khuôn khổ chính sách của quốc gia Đông Nam Ánày Do đó, đất nước này đã bắt tay vào công cuộc cải cách giáo dục, đặt nềnmóng cho một hệ thống trọng dụng nhân tài mạnh mẽ Bằng cách đầu tư mạnhvào giáo dục và tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng, Singaporebắt đầu nuôi dưỡng những tài năng từ nhiều nguồn gốc khác nhau
- Tuân thủ ba nguyên tắc cốt lõi: Triết lý bao trùm của Meritocracy là yếutố đại đồng- mọi người, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính và thànhphần xuất thân, đều có cơ hội như nhau để phát huy tài năng, năng lực và sởtrường Điều này đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa những người có đặc quyềnvà những người thiệt thòi bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận công bình đẳng
Trang 12Nền tảng này được đánh giá vừa là đặc thù, vừa là lựa chọn duy nhất củaSingapore
Ngoài ra, Chính phủ Singapore rất chú trọng đến việc công nhận và nuôidưỡng tài năng từ khi còn nhỏ Một hệ thống giáo dục đặc biệt xác định nhữnghọc sinh, sinh viên có triển vọng, hướng dẫn và định hướng họ theo đuổi đammê và thúc đẩy sự phát triển toàn diện
- Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình Hệ thống trọng dụngnhân tài ở Singapore được đặc trưng bởi tính minh bạch và trách nhiệm giảitrình trong quản trị Các quyết định dựa trên các tiêu chí khách quan, giảm thiểuthiên vị và gia đình trị, và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống
- Giáo dục với vai trò nền tảng: Cam kết của Singapore đối với chế độtrọng dụng nhân tài xoay quanh việc cung cấp cơ hội bình đẳng cho mọi côngdân và giáo dục đóng vai trò là nền tảng để hiện thực hóa tầm nhìn này
Chính phủ đã nỗ lực phối hợp để đảm bảo rằng tất cả học sinh, bất kểhoàn cảnh gia đình, đều được tiếp cận với các cơ sở, nguồn lực và cơ hội giáodục tốt nhất Thông qua mạng lưới các trường công lập, học bổng và các chươngtrình hỗ trợ tài chính, quốc gia này nỗ lực tạo ra một sân chơi bình đẳng cho cáctài năng phát triển
Hệ thống Giáo dục của Singapore không khuôn mẫu mà được thiết kế đểnuôi dưỡng tài năng ngay từ khi còn nhỏ Học sinh được khuyến khích khámphá sở thích và niềm đam mê của mình, mở đường cho sự phát triển toàn diện
Hệ thống cũng nhấn mạnh việc trau dồi các kỹ năng thiết yếu như tư duy