Trên thế giới hiện nay có nhiều đô thị lớn có tốc độ phát triển rất nhanh. Chính phủ nhiều nước đã lựa chọn đúng đắn mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội của đô thị, quốc gia; nhờ đó đã khai thác được những thế mạnh của đô thị, đưa ra được những chính sách, phương án quy hoạch đô thị hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đô thị nói riêng cũng như sự phát triển của vùng, quốc gia nói chung. Ở Việt Nam, từ Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua, trong các văn kiện, phát triển đô thị được coi là “chiến lược” và đặc biệt coi trọng chiến lược, tư duy, tầm nhìn, công cụ và chính sách để phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Đây là cơ sở quan trọng để các đô thị trong toàn quốc có nhiều cơ hội phát triển một cách cách bài bản, đồng bộ hơn. Xây dựng, hoàn thiện chính quyền đô thị là một nội dung quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý đô thị nói riêng. Từ việc phân tích, làm rõ những quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về chính quyền đô thị, em quyết định lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam hiện nay” để tập trung đánh giá, làm rõ thực trạng pháp luật, thực hoạt động của chính quyền đô thị tại Việt Nam hiện nay, từ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, luận giải các nguyên nhân. Đồng thời, cho ý kiến để tiếp tục triển khai hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0. Từ đó, đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị; kiến nghị phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị.
Trang 1BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
*****
TÊN ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Pháp luật về chính quyền địa phương
Mã phách:
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦM MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục của báo cáo 4
7 Ý nghĩa nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VIỆT NAM 5
1 Chính quyền đô thị 5
2 Lợi ích khi xây dựng chính quyền đô thị 6
2.1 Xuất phát từ sự khác biệt đặc trưng giữa thành thị và nông thôn 6
2.2 Lợi ích cụ thể 6
3 Chính quyền đô thị tại Việt Nam 7
4 Đặc điểm mô hình chính quyền đô thị Việt Nam 9
4.1 Đặc điểm của mô hình chính quyền đô thị một cấp 9
4.2 Đặc điểm mô hình chính quyền đô thị hai cấp 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 13
1 Pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị 13
2 Thực trạng pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị 14
Trang 33 Một số bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY 21
1 Tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt động của chính quyền đôthị 21
2 Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền 22
3 Hoàn thiện quy định về mô hình tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị 23
4 Hoàn thiện quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, ủy quyền đối với chínhquyền đô thị 24
5 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ về pháp luật 24
6 Đẩy mạnh cơ chế giám sát của người dân đối với hoạt động của chính quyền đô thị 24
KẾT LUẬN 26 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4PHẦM MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trên thế giới hiện nay có nhiều đô thị lớn có tốc độ phát triển rất nhanh Chínhphủ nhiều nước đã lựa chọn đúng đắn mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp vớihoàn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội của đô thị, quốc gia; nhờ đó đã khai thác đượcnhững thế mạnh của đô thị, đưa ra được những chính sách, phương án quy hoạch đô thịhợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đô thị nói riêng cũng như sự phát triển củavùng, quốc gia nói chung
Ở Việt Nam, từ Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua, trong các văn kiện, phát triển
đô thị được coi là “chiến lược” và đặc biệt coi trọng chiến lược, tư duy, tầm nhìn, công cụ
và chính sách để phát triển đô thị và kinh tế đô thị Đây là cơ sở quan trọng để các đô thịtrong toàn quốc có nhiều cơ hội phát triển một cách cách bài bản, đồng bộ hơn
Xây dựng, hoàn thiện chính quyền đô thị là một nội dung quan trọng của cải cách
bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý đô thị nóiriêng Từ việc phân tích, làm rõ những quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chứcchính quyền địa phương năm 2015 về chính quyền đô thị, em quyết định lựa chọn đề tài
“ Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam hiện nay” để
tập trung đánh giá, làm rõ thực trạng pháp luật, thực hoạt động của chính quyền đô thị tạiViệt Nam hiện nay, từ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, luận giải cácnguyên nhân Đồng thời, cho ý kiến để tiếp tục triển khai hoàn thiện pháp luật về hoạtđộng của chính quyền đô thị trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0
Từ đó, đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về tổ chức và hoạtđộng của chính quyền đô thị; kiến nghị phương hướng, giải pháp cụ thể góp phần hoànthiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị
Trang 52 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam hiệnnay
3 Đối tượng nghiên cứu
Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thì tôi sử dụng các phương pháp sau:
Thứ nhất, phương pháp thu thập thông tin và phân tích dữ liệu: Qua các kênh thông
tin thì tôi có thu thập thêm thông tin từ trang mạng internet, các bài báo, tạp chí khoahọc Sau đó tiến hành đánh giá, phân tích các dữ liệu liên quan đến hoàn thiện pháp luật
về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhìn nhận vấn
đề, tìm ra cách khắc phục cho các vấn đề còn tồn tại đó
Thứ hai, phương pháp so sánh: Từ các dữ liệu đã thu thập được thì tôi tiến hành
phân tích và so sánh dữ liệu để thấy được có sự khác biệt theo hướng tích cực hoặc tiêucực và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó
6 Bố cục của báo cáo
Trang 6Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo thì bài báo cáo chia làm bachương:
Chương 1: Hệ thống các cơ sở lý luận về chính quyề đô thị Việt Nam
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chính quyền đô thị Việt Nam hiệnnay
Chương 3: Một số kiến nghij hoàn thiện pháp luật việt nam về hoạt động của chính
quyển đô thị Việt Nam hiện nay
7 Ý nghĩa nghiên cứu
- Tìm hiểu rõ ràng hơn về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam
- Hoàn thành quá trình tự học hỏi trong thời gian học tập
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị Việt Nam
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
VIỆT NAM
1 Chính quyền đô thị
Chính quyền đô thị thể hiện các vấn đề chung của chính quyền địa phương về bảnchất, vị trí, vai trò, chức năng đại diện của Nhân dân và các mối quan hệ giữa chínhquyền các cấp theo quy định của pháp luật, song lại thể hiện các yêu cầu đặc thù riêngcủa phương thức tổ chức, quản lý và phát triển đô thị Phải xây dựng chính quyền đô thị,bởi có sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa quản lý đô thị và quản lý nông thôn
Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định cụ thể về tổ chức bộ máy nhà nước, kếthừa một số quy định của Hiến pháp năm 1992, đồng thời bổ sung nhiều điểm mới mởđường cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phương, trong đó có quyđịnh về chính quyền đô thị
Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền đô thị đã được quy định một cách rõ ràngnhằm phân biệt với các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước Việt Nam Điều 111 Hiếnpháp năm 2013 quy định:
“1 Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2 Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dânđược tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt do luật định”
Trang 82 Lợi ích khi xây dựng chính quyền đô thị
2.1 Xuất phát từ sự khác biệt đặc trưng giữa thành thị và nông thôn
Thứ nhất, lãnh thổ đô thị là một thể thống nhất, liên hoàn, không thể chia cắt thành
bộ phận riêng lẻ; quy mô dân số lớn, dân tập trung đông, cơ cấu đa dạng phức tạp (dânnhập cư, khách vãng lai) Trình độ dân trí cao, nhu cầu đa dạng có tính chất khép kín, vàtính tự quản cao Người dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường; kinh tế có tính đangành, đa lĩnh vực Kinh tế tập trung chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp,dịch vụ, thương mại, du lịch); tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nguồn thu chủ yếu chongân sách quốc gia Về cơ sở hạ tầng có tính chất liên hoàn, phức tạp, tạo thành mạnglưới thống nhất, có tính xuyên suốt, đồng bộ
Thứ hai, ở nông thôn, lãnh thổ bị chia cắt, đứt đoạn và không liên tục Địa giớihành chính trùng với địa giới khác, nhất là địa giới kinh tế Quy mô dân số nhỏ, lẻ, ngườidân tập trung thưa thớt, phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, cơ cấu dân số đơngiản Người dân có lối sống đoàn kết, cởi mở, mang đậm chất của phong tục, tập quán;sống không phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Kinh tế tập trung chủ yếu là nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp Cơ cấu kinh tế có tính chất đơnngành; cơ sở hạ tầng khá đơn giản, chưa có sự liên hoàn và đồng bộ
Với những đặc trưng khác biệt cơ bản như trên, đòi hỏi nội dung và hình thức tổchức thực hiện quản lý nhà nước ở đô thị cũng phải có những đặc trưng khác với nôngthôn Có như vậy, công tác quản lý và vận hành đô thị mới thực sự hiệu quả
2.2 Lợi ích cụ thể
Lợi ích xây dựng chính quyền đô thị sẽ mang lại bộ máy quản lý đô thị trở nêntinh gọn do giảm bớt cấp chính quyền, thủ tục hành chính được cắt giảm, thời gian triểnkhai các kế hoạch được nhanh hơn, phù hợp với tính chất, yêu cầu quản lý của một đô thịđông dân sẽ làm cho bộ máy chính quyền thành phố phản ứng nhanh nhạy, hoạt độngthông suốt hơn
Trang 9Việc tinh gọn bộ máy quản lý sẽ thực hiện tinh giản biên chế, đây cũng là cơ hội
để đổi mới, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, tiếtkiệm chi ngân sách từ giảm thủ tục hành chính và tinh giảm biên chế, tăng nguồn lực chicho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, doanh nghiệp
Xây dựng chính quyền đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh, cải cách hànhchính, triển khai dịch vụ công trực tuyến mạnh mẽ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch
vụ công phục vụ người dân Ngoài ra, việc xây dựng chính quyền đô thị cũng khiến tráchnhiệm của cơ quan hành chính rõ ràng hơn
3 Chính quyền đô thị tại Việt Nam
Hệ thống đô thị ở Việt Nam phát triển nhanh trong những năm gần đây Quá trình
đô thị hóa ngày càng nhanh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung củađất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập
Các thành phố trực thuộc Trung ương là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước,nơi dân cư tập trung đông, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra sôi động, phong phú nênđòi hỏi cần có phương thức quản lý, triển khai một cách nhanh chóng, thông suốt tạo điềukiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đô thị nói riêng, từ đó tạo động lực pháttriển của vùng và cả nước Do vậy, các thành phố này cần tổ chức bộ máy chính quyềntinh gọn, ít tầng nấc, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo chỉ đạo tập trung,nhưng điều hành, vận hành thông suốt, kịp thời giải quyết các công việc phát sinh của đôthị Hiện nay có hai mô hình về tổ chức chính quyền đô thị, bao gồm:
Mô hình chính quyền đô thị một cấp: được tổ chức trong phạm vi nội thành của
thành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, chỉ có một cơ quan đại diện là Hội đồngnhân dân (HĐND) thành phố và không tổ chức HĐND ở quận và phường và Ủy ban nhândân (UBND) ở cả ba cấp hành chính (UBND thành phố, UBND quận, UBND phường)
Mô hình này hiện đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố ĐàNẵng
Trang 10Mô hình chính quyền đô thị hai cấp: được tổ chức ở khu vực nội thành của thành
phố trực thuộc Trung ương Trong đó, có hai cơ quan đại diện là HĐND thành phố vàHĐND quận, không tổ chức HĐND ở phường, có đủ ba cấp hành chính là UBND thànhphố, UBND quận và UBND phường Mô hình này hiện đang được áp dụng ở Thành phố
Hà Nội
Song song đó, việc đổi mới mô hình, tổ chức, phương thức hoạt động của Chínhquyền đô thị đã và đang là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệtquan tâm Các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằmđổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó có Chính quyền đô thị
Tuy nhiên, việc quản lý đô thị hiện nay cũng tồn tại một số bất cập như việc quyđịnh tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương hiện nay tạo ra một bộmáy quản lý tương tự như nhau giữa các địa phương mặc dù đặc điểm địa bàn quản lý rấtkhác nhau
Tổ chức chính quyền theo quy định hiện hành phân thành thang bậc trên dưới theo
cơ chế hành chính, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không phù hợp với tính chất, mức độ, đặcđiểm phát triển đa dạng của các địa phương, thậm chí gần như nhất loạt, rập một khuôn,không có sự phân biệt giữa đô thị và các vùng miền khác Do chưa phân định rõ sự khácbiệt trong chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn và địa bàn đô thị,đặc điểm của cộng đồng dân cư nông thôn và cộng đồng dân cư đô thị, mô hình tổ chứcnhà nước hiện hành chế định khung pháp lý chung cho chính quyền địa phương (cả nôngthôn và đô thị), dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý như việc phân công theo chức năng,nhiệm vụ ,thẩm quyền giữa các cấp; giữa phường, thị trấn và xã trên một số lĩnh vực chưarõ
4 Đặc điểm mô hình chính quyền đô thị Việt Nam
4.1 Đặc điểm của mô hình chính quyền đô thị một cấp
Tổ chức, hoạt động của HĐND, UBND thành phố
Trang 11HĐND thành phố ngoài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như của chính quyềnthành phố khác thì còn được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn do không tổ chứcHĐND quận, phường trong việc quyết toán ngân sách, phân bổ ngân sách; giám sát việctuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố trênđịa bàn quận, phường; giám sát hoạt động của UBND quận, UBND phường thuộc quận,Tòa án nhân dân quận, Viện kiểm sát nhân dân quận… Để đảm bảo tăng cường hiệu lực,hiệu quả hoạt động, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng thêm một ủy viên hoạt độngchuyên trách do Thường trực HĐND thành phố xem xét, phê chuẩn theo đề nghị củaTrưởng ban thuộc HĐND Ủy viên này phải là đại biểu HĐND đương nhiệm, đượchưởng lương và phụ cấp theo quy định hiện hành.
UBND thành phố được bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn như trong thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của thành phố,quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho UBND quận; phê duyệt kế hoạchđầu tư công trung hạn và hàng năm của UBND quận… Chủ tịch UBND thành phố cóthêm thẩm quyền như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khenthưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận; đình chỉ việc thihành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND quận
Tổ chức, hoạt động của UBND quận
UBND quận trong mô hình này giống như một cơ quan hành chính, trong đóUBND quận gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch; Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huyquân sự và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; các cơ quan hành chính khác vàcác đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND quận Cơ quan chuyên môn thuộc UBNDquận do UBND thành phố quy định cụ thể tên gọi, số lượng nhưng không vượt quá sốlượng, thay đổi về chức năng, nhiệm vụ so với quy định hiện nay đối với cấp huyện Vănphòng HĐND và UBND được gọi là Văn phòng UBND vì không tổ chức HĐND quận vàHĐND phường
Trang 12UBND quận hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dânchủ Trong đó, Chủ tịch quận là người đứng đầu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBNDthành phố, do Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp bổ nhiệm và quản lý; có trách nhiệmlãnh đạo, quản lý và điều hành UBND quận Để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ,đối với một số vấn đề quan trọng phải được thảo luận tập thể Khi cần thiết có thể ủyquyền cho Phó Chủ tịch và người đứng đầu cơ quan chuyên môn giải quyết một hoặc một
số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND quận Để phát huy quyền làm chủ trực tiếp củanhân dân, đồng thời tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, kịp thời giải quyếtnhững vấn đề còn tồn tại ở đô thị, Chủ tịch UBND quận có trách nhiệm tổ chức hội nghịđối thoại với người dân trong quận trước kỳ họp HĐND thành phố Khi thực hiện môhình chính quyền đô thị một cấp, UBND quận là đơn vị dự toán cấp 1 được UBND thànhphố giao dự toán thu chi, hàng năm
Tổ chức, hoạt động của UBND phường
UBND phường thuộc quận được tổ chức như một cơ quan hành chính ở phườnggồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường; Trưởng Công an phường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉhuy quân sự phường và các công chức của UBND phường Biên chế công chức UBNDphường thuộc biên chế công chức UBND quận và do UBND quận quản lý và sử dụngkhông có sự phân biệt giữa công chức cấp xã (phường) và công chức cấp huyện
UBND phường hoạt động theo cơ chế thủ trưởng và theo quy chế hoạt động củaUBND phường, trong đó Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, chịu sự chỉ đạotrực tiếp của UBND quận, do Chủ tịch UBND quận trực tiếp bổ nhiệm và quản lý Đểgiảm khối lượng công việc, nâng cao trách nhiệm của công chức và phục vụ người dânđược nhanh chóng, Chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức tư pháp - hộtịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu đối với một số giấy tờ, văn bản theo quy định.Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người dân ởphường về tình hình hoạt động của phường, những vấn đề liên quan đến quyền lợi vànguyện vọng của công dân ở địa phương Khi thực hiện mô hình một cấp, UBND phườnglập dự toán thu chi ngân sách được giao gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận xem xét
Trang 13tổng hợp cùng với dự toán của quận và trình UBND quận, đồng thời là cơ quan hànhchính tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấutranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
4.2 Đặc điểm mô hình chính quyền đô thị hai cấp
UBND, HĐND thành phố trong mô hình chính quyền đô thị hai cấp được tổ chức
và hoạt động như các thành phố khác HĐND quận được bổ sung một số nhiệm vụ,quyền hạn trong việc quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách; phêchuẩn quyết toán thu, chi ngân sách quận, trong đó bao gồm ngân sách của các phườngtrực thuộc, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; quyết định chủ trương đầu tưmột số dự án sử dụng vốn đầu tư công tại các phường trực thuộc theo quy định của LuậtĐầu tư công; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết củaHĐND cấp mình ở phường; giám sát hoạt động của UBND phường, Chủ tịch UBNDphường
UBND quận được bổ sung nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật vềquốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chốngtội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường mà trong môhình chính quyền đô thị một cấp là nhiệm vụ của UBND phường UBND phường có cơcấu tổ chức và hoạt động giống UBND phường trong mô hình chính quyền đô thị mộtcấp
Trang 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ VIỆT
NAM HIỆN NAY
1 Pháp luật về hoạt động của chính quyền đô thị
Ở nước ta hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ Hệ thống đô thịquốc gia phát triển nhanh Các đô thị ngày càng được mở rộng, đóng vai trò là trung tâmphát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau Quá trình này đã vàđang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị cũng nhưđặt ra yêu cầu cần phải xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị(CQĐT) khác với nông thôn Tổ chức CQĐT phải có tính tập trung cao, ít khâu trunggian, bảo đảm tính thông suốt Hoạt động của CQĐT phải hiệu lực, hiệu quả, nhanhchóng, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng củangười dân
Bối cảnh trên đây đòi hỏi phải đổi mới sự điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chức
và hoạt động của CQĐT Pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT phải bảo đảmnguyên tắc tập trung, thống nhất, vận hành thông suốt và hiệu lực, hiệu quả; đồng thời,phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa trung ương với địa phương;kiến tạo môi trường thuận lợi để chính quyền đô thị có thể chủ động, tích cực thực hiệncác biện pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống của nhân dân
Có thể khẳng định, pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐT là một bộ phận của hệthống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành, được thể hiện bằng hệ thống các văn bản quy phạm phạmluật, có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong tổ chức và hoạt động của chính quyền ở đô thị
Cách tiếp cận trên cho thấy, pháp luật về CQĐT điều chỉnh những vấn đề liênquan đến tổ chức đơn vị hành chính ở đô thị; cơ cấu, tổ chức của CQĐT; chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền; phân công, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền trung ương và