1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò trung gian của gắn bó cha mẹ con cái trong mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

157 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò trung gian của gắn bó cha mẹ-con cái trong mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên
Tác giả Nguyễn Anh Khoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Tường
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Ngược lại, các gia đình rối loạn chức năng thường đối mặt với nhiều khó khăn trọng sự phát triển ở cả khía cạnh cá nhân lẫn xã hội của từng thành viên bao gồm nhiều vấn đề về thành tích

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

NGUYỄN ANH KHOA

VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA GẮN BÓ CHA MẸ-CON CÁI TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT GIA ĐÌNH VÀ

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở SINH VIÊN

LUẬN VĂN TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_

NGUYỄN ANH KHOA

VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA GẮN BÓ CHA MẸ-CON CÁI TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT GIA ĐÌNH VÀ

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở SINH VIÊN

NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

MÃ SỐ: 8310402

LUẬN VĂN TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN TƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép từ bất kỳ tài liệu hay báo cáo đã được công bố của đơn vị, cá nhân nào khác Đây là sản phẩn sau cùng của quá trình nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tường Nếu có bất kỳ vấn đề tranh chấp hay pháp lý nào liên quan đến nội dung, số liệu và kết quả của luận văn, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn luận văn này, em xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện tốt nhất cho em, với tư cách là một học viên cao học khóa 02 chuyên ngành Tâm lý học Lâm sàng, được trải nghiệm thực tế công việc nghiên cứu tâm lý học để kết thúc khóa đào tạo tại trường

Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Tường đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn Được học tập, nghiên cứu và làm việc với thầy là một vinh dự lớn lao dành cho em Những kiến thức, kỹ năng, góc nhìn trong quá trình nghiên cứu và thực hành nghề mà thầy chia sẻ là một hành trang quý giá trong công việc nghiên cứu và thực hành của em ở hiện tại lẫn tương lai

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng học, những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học vập và nghiên cứu tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn sinh viên Trường Đại học Kinh tế - tài chính thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý và dành thời gian để hoàn thành bảng khảo sát, nhờ đó mà tôi có được những dữ liệu quý giá phục vụ cho nghiên cứu của mình Tôi vô cùng trân trọng và biết ơn những chia sẻ quý giá của các bạn

Xin trân trọng cảm ơn tất cả các anh chị đồng nghiệp, bạn bè, người thân yêu đã luôn động viên và hỗ trợ tôi hết mình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠNDANH MỤC HÌNHDANH MỤC BẢNG

7 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8

8 Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài 8

9 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

10 Cấu trúc của luận văn 9

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 10

1.1 Các khái niệm trọng tâm 10

1.1.1 Gắn bó cha mẹ–con cái 10

1.1.2 Gắn kết gia đình 19

1.1.3 Cảm nhận hạnh phúc 21

1.1.4 Mối quan hệ giữa gắn bó cha mẹ-con cái và gắn kết gia đình 25

1.1.5 Mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc 26

Trang 6

1.1.6 Mối quan hệ giữa gắn bó cha mẹ-con cái và cảm nhận hạnh phúc 28

1.2 Tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước 30

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.2 Phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 39

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 39

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 48

2.3 Đạo đức nghiên cứu 49

2.4 Độ tin cậy của thang đo 49

2.4.1 Thang đo Gắn bó cha-con 49

2.4.2 Thang đo Gắn bó mẹ-con 53

2.4.3 Thang đo Gắn kết gia đình 57

2.4.4 Thang đo Cảm nhận hạnh phúc 58

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60

3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên 60

3.2 Thực trạng gắn kết gia đình của sinh viên 61

3.2.1 Thực trạng chung 61

3.2.2 Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học 63

3.3 Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 65

Trang 7

3.3.1 Thực trạng chung 65

3.3.2 Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học 66

3.4 Thực trạng gắn bó cha-con của sinh viên 68

3.4.1 Thực trạng chung 68

3.4.2 Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học 70

3.5 Thực trạng gắn bó mẹ-con của sinh viên 73

3.5.1 Thực trạng chung 73

3.5.2 Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học 75

3.6 Vai trò trung gian của gắn bó cha-con 78

3.7 Vai trò trung gian của gắn bó mẹ-con 82

3.8 Bàn luận 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

1 Kết luận 89

2 Kiến nghị 91TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤCPhụ lục 1 Bảng hỏi khảo sátPhụ lục 2 Xử lý dữ liệu (Output)

1/ Kiểm tra Độ tin cậy – Cronbach Alpha2/ Mô tả đặc điểm Nhân khẩu học – Descriptive3/ So sánh sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học – T-test & ANOVA4/ Mô tả Thực trạng – Descriptive

5/ Kiểm định vai trò trung gian

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1 Mô hình nghiên cứu của luận văn 37

DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Các kiểu ứng phó căng thẳng của trẻ 15

Bảng 2 Các thang đo gốc dùng để đo lường các biến số trong luận văn 39

Bảng 3 Mộ tả các thành tố trong thang đo gắn kết gia đình 40

Bảng 4 Bảng mã hóa các items của thang đo gắn kết gia đình (BFRS) 41

Bảng 5 Bảng mã hóa các items của thang đo cảm nhận hạnh phúc (SWB) 42

Bảng 6 Bảng mã hóa các items của thang đo gắn bó cha-con (PCAf) và gắn bó con (PCAm) 44

mẹ-Bảng 7 Ma trận lượng giá dịch thuật 47

Bảng 8 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo gắn kết gia đình 57

Bảng 9 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo cảm nhận hạnh phúc 58

Bảng 10 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo gắn bó cha-con 49

Bảng 11 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo gắn bó cha-con sau khi loại biến 51Bảng 12 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo gắn bó mẹ-con 53

Bảng 13 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo gắn bó mẹ-con sau khi loại biến 55

Bảng 14 Tổng hợp các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên tham gia khảo sát 60

Bảng 15 Thực trạng gắn kết gia đình của sinh viên 61

Bảng 16 Thực trạng gắn kết gia đình của sinh viên dựa theo các đặc điểm nhân khẩu học 62

Trang 9

Bảng 17 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về sự gắn kết gia đình của sinh viên dựa theo giới tính 63Bảng 18 Kết quả kiểm tra khác biệt về sự gắn kết gia đình của sinh viên dựa theo độ tuổi 64Bảng 19 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về sự gắn kết gia đình của sinh viên dựa theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ 64Bảng 20 Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên 65Bảng 21 Thực trang cảm nhận hạnh phúc của sinh viên dựa theo các đặc điểm nhân khẩu học 66Bảng 22 Kết quả kiểm tra khác biệt về cảm nhận hảnh phúc của sinh viên dựa theo giới tính 67Bảng 23 Kết quả kiểm tra khác biệt về cảm nhận hảnh phúc của sinh viên dựa theo độ tuổi 67Bảng 24 Kết quả kiểm tra khác biệt về cảm nhận hảnh phúc của sinh viên dựa theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ 68Bảng 25 Thực trạng gắn bó cha-con của sinh viên 69Bảng 26 Thực trang gắn bó cha-con của sinh viên dựa theo các đặc điểm nhân khẩu học 70Bảng 27 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về gắn bó cha-con của sinh viên dựa theo giới tính 71Bảng 28 Kết quả kiểm định One-way ANOVA cho sự khác biệt về gắn bó cha-con của sinh viên dựa theo độ tuổi 71Bảng 29 Kết quả kiểm định hậu One-way ANOVA cho sự khác biệt về gắn bó cha-con của sinh viên dựa theo độ tuổi 72Bảng 30 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về gắn bó cha-con của sinh viên dựa theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ 73

Trang 10

Bảng 31 Thực trạng gắn bó mẹ-con của sinh viên 73Bảng 32 Thực trang gắn bó mẹ-con của sinh viên dựa theo các đặc điểm nhân khẩu học 75Bảng 33 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về gắn bó mẹ-con của sinh viên dựa theo giới tính 76Bảng 34 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về gắn bó mẹ-con của sinh viên dựa theo độ tuổi 76Bảng 35 Kết quả kiểm định hậu One-way ANOVA cho sự khác biệt về gắn bó cha-con của sinh viên dựa theo độ tuổi 77Bảng 36 Kết quả kiểm tra sự khác biệt về gắn bó mẹ-con của sinh viên dựa theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ 78Bảng 37 Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho mô hình hồi quy đơn: FC → PCAf 78Bảng 38 Kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình hồi quy 79Bảng 39 Kết quả phân tích hệ số hồi quy của biến độc lập FC 79Bảng 40 Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho mô hình hồi quy bội: FC, PCAf → SWB 79Bảng 41 Kết quả phân tích hệ số hồi quy của các biến độc lập FC và PCAf 80Bảng 42 Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho mô hình hồi quy đơn: FC → SWB 80Bảng 43 Kết quả phân tích hệ số hồi quy của biến độc lập FC 81Bảng 44 Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho mô hình hồi quy đơn: FC → PCAm 82Bảng 45 Kết quả phân tích sự phù hợp của mô hình hồi quy 83Bảng 46 Kết quả phân tích hệ số hồi quy của biến độc lập FC 83

Trang 11

Bảng 47 Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho mô hình hồi quy bội: FC, PCAm → SWB 83Bảng 48 Kết quả phân tích hệ số hồi quy của các biến độc lập FC và PCAm 84Bảng 49 Kết quả kiểm định mức ý nghĩa của tác động trung gian của biến PCAm 85

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái là một trong những yếu tố gia đình quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự phát triển cảm xúc không chỉ ở trẻ em và vị thành niên, mà còn ở cả những người mới trưởng thành, bao gồm các sinh viên đại học (McCarthy, Lambert, & Moller, 2006) Việc suy giảm sự quan tâm từ gia đình có thể làm gia tăng khả năng xuất hiện những hành vi không lành mạnh của con cái (Kapungu, Holmbeck, & Paikoff, 2006) Dựa trên nền tảng của lý thuyết gắn bó, nhiều nghiên cứu đã đi đến nhận định rằng trải nghiệm gắn bó vào những năm đầu đời đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển xã hội của cá nhân và là nguyên mẫu của mối quan hệ liên cá nhân trong tương lai (Li, Sun, Ta, & Liu, 2016) Các nghiên cứu có trước cũng xác nhận rằng cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ liên cá nhân của con cái Theo đó, những thanh thiếu niên duy trì sự gắn bó lành mạnh với cha mẹ thường thể hiện nhiều hành vi thân thiện với xã hội hơn (Wang, Wang, & Ma, 1999); trong khi những người lớn lên trong gia đình có nhiều xung đột với cha mẹ sẽ thể hiện nhiều hành vi hung hăng hơn so với các bạn cùng trang lứa (Xia, Liu, Gu, & Dong, 2016) Sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ từ môi trường gia đình, qua đó có thể có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hành vi và cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên (Ekas, Lickenbrock, & Whitman, 2010)

Một gia đình vận hành hiệu quả thường phụ thuộc vào khả năng thích ứng với sự thay đổi, khả năng giải quyết xung đột, thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, các biện pháp kỷ luật khéo léo, tôn trọng ranh giới giữa các cá nhân và tuân thủ các nguyên tắc, trật tự nhằm bảo toàn hệ thống gia đình (Chirico & Salvato, 2008); nói cách khác, sự gắn kết gia đình là yếu tố then chốt để đảm bảo cho một gia đình vận hành hiệu quả Gia đình vận hành hiệu quả với sự gắn kết cao giữa các thành viên không chỉ nuôi dưỡng những cá nhân thích nghi tốt với xã hội mà còn tạo ra các thế hệ con cái có mức độ tự trọng cao hơn và mức độ trầm cảm thấp hơn so với những

Trang 13

người đồng trang lứa (Jou, 2015 ) Ngược lại, các gia đình rối loạn chức năng thường đối mặt với nhiều khó khăn trọng sự phát triển ở cả khía cạnh cá nhân lẫn xã hội của từng thành viên bao gồm nhiều vấn đề về thành tích kém trong học tập hay công việc, rạn nứt trong các mối quan hệ xã hội, xa lánh xã hội, lạm dụng chất… (Walker & Bantebya-Kyomuhendo, 2014) ; từ đó có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe tinh thần và cảm nhận hạnh phúc của họ

Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự gắn kết gia đình và sự gắn bó về mặt cảm xúc là những biến số quan trọng, quyết định cảm nhận hạnh phúc tâm lý của gia đình và sức khỏe tinh thần của từng thành viên trong gia đình (Shadish, et al., 1993) Tuy nhiên, cơ chế ảnh hưởng của sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái lên mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc vẫn chưa rõ ràng Bên cạnh đó, dù rằng những ảnh hưởng từ khía cạnh gia đình vẫn thường được nhắc đến trong hầu hết các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bao gồm sự hài lòng với cuộc sống, ở cả phương Đông lẫn phương Tây, nhưng vai trò của sự gắn bó cha mẹ-con cái thường chỉ được quan tâm ở đối tượng trẻ em và vị thành niên Đặc biệt, với đối tượng sinh viên Đại học, những người ở độ tuổi đầu giai đoạn trưởng thành, ảnh hưởng từ các mối quan hệ xã hội và các khía cạnh học tập dường như được đề cao hơn là từ các yếu tố gia đình Điều này có thể gây ra những hạn chế cho sự thấu hiểu về quá trình phát triển tâm lý của sinh viên, cản trở các nỗ lực nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, bao gồm cảm nhận hạnh phúc, cho sinh viên Chính vì vậy, việc hiểu được cơ chế ảnh hưởng hay vai trò của sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đại học sẽ góp phần xây dựng các chiến lược can thiệp hợp lý, phát triển các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm tăng cường sức khỏe tâm lý cho sinh viên Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc thực hiện

đề tài “Vai trò trung gian của gắn bó cha mẹ-con cái trong mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên” Kết quả của đề tài sẽ là

một nguồn tham khảo cho các nhà chuyên môn khi nghiên cứu về vai trò của gắn bó cha mẹ-con cái và những ảnh hưởng của gia đình lên cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên Từ đó, các nhà chuyên môn, nhà quản lý giáo dục có thể ứng dụng để xây dựng

Trang 14

các kế hoạch phòng ngừa nguy cơ suy giảm sức khỏe tinh thần, thiết kế các chiến lược nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho sinh viên

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: vai trò trung gian của gắn bó cha mẹ-con cái trong mối quan

hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ

Chí Minh

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích xác định vai trò trung gian của sự gắn bó cha mẹ-con cái (bao gồm sự gắn bó cha-con và sự gắn bó mẹ-con) trong mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận nhận hạnh phúc của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

4 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

 Thực trạng gắn kết gia đình của sinh viên đang ở mức độ nào? Có bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ hay không?

 Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đang ở mức độ nào? Có bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ hay không?

 Thực trạng gắn bó cha-con của sinh viên đang ở mức độ nào? Có bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ hay không?

 Thực trạng gắn bó mẹ-con của sinh viên đang ở mức độ nào? Có bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ hay không?

Trang 15

 Gắn bó cha-con cái có đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên không?

 Gắn bó mẹ-con cái có đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên không?

Các biến số nghiên cứu trong luận văn bao gồm:

Biến độc lập: Gắn kết gia đình;

Biến phụ thuộc: Cảm nhận hạnh phúc;

Biến trung gian: Gắn bó cha-con và gắn bó mẹ-con

Từ các câu hỏi nghiên cứu bên trên, luận văn đề ra các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định nhu sau:

 Giả thuyết H1: Gắn kết gia đình của sinh viên ở mức trung bình và không có có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ

 Giả thuyết H2: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở mức trung bình và không có có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ

 Giả thuyết H3: Gắn bó cha-con của sinh viên ở mức trung bình và không có có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ

 Giả thuyết H4: Gắn bó mẹ-con của sinh viên ở mức trung bình và không có có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân của cha mẹ

 Giả thuyết H5: Gắn bó cha-con có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

Trang 16

 Giả thuyết H6: Gắn bó mẹ-con có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên

5 Phạm vi nghiên cứu

Về khách thể nghiên cứu:

Luận văn triển khai khảo sát thực tế sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh

Về nội dung nghiên cứu:

Luận văn tập trung kiểm định vai trò trung gian của sự gắn bó cha mẹ và con cái một cách tổng thể chứ không xem xét mối quan hệ này theo từng kiểu gắn bó cụ thể Cảm nhận hạnh phúc mà luận văn nghiên cứu là cảm nhận hạnh phúc chủ quan

(subjective well-being), đặc biệt chú ý đến khía cạnh hài lòng với cuộc sống, dựa theo tiếp cận khoái lạc (hedonic)

6 Phương pháp tiếp cận

Luận văn sử dụng bốn tiếp cận chính, bao gồm: tiếp cận tâm lý xã hội (Erik Erikson), tiếp cận tâm lý gia đình (Salvador Minuchin), tiếp cận tâm lý tích cực (Edward Diener), và tiếp cận văn hóa

Sự phát triển tâm lý của con người đều trải qua từng giai đoạn phát triển tương xứng với sự phát triển của cả về thể chất lẫn trải nghiệm xã hội Trong cách tiếp cận tâm lý học phát triển, nhiều lý thuyết phát triển tâm lý người đã được đề xuất, tiêu biểu nhất có thể kể đến lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson Sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 20 vừa trải qua một khủng hoảng về nhân dạng trong việc xác lập được căn tính bản thân hay đối mặt với sự lẫn lộn nhân dạng của mình Đạt được sự nhất quán, mạch lạc và hài hòa giữa các giá trị, niềm tin và cam kết, đồng thời cho phép nhận ra tiềm năng thông qua ý thức về các khả năng trong tương lai và các lựa chọn thay thế là đặc trưng cho một cá nhân xác định được nhân dạng Một nhân dạng đặc trưng sẽ tạo ra cảm giác thoải mái về mặt tâm lý, biết mình sẽ đi đâu (Erikson E ,

Trang 17

1968) Tình trạng thành tựu trong việc xác định được bản sắc cá nhân phản ánh sức khỏe tinh thần, khả năng điều chỉnh và lòng tự trọng của thanh thiếu niên, đồng thời là yếu tố dự báo các kết quả tâm lý và xã hội tích cực như sức khỏe tinh thần tích cực, quản lý cảm xúc, và sự hài lòng về mối quan hệ thân mật ở tuổi trưởng thành (Beyers & Seiffge-Krenke, 2010) Ngược lại, các cá nhân bị rối loạn nhận dạng sẽ tiếp tục tình trạng không chắc chắn về các lựa chọn trong cuộc sống, gắn liền với cảm giác lo âu thường trực (Meeus, Iedema, Helsen, & Vollebergh, 1999) Với những kết quả về một nhân dạng riêng biệt từ giai đoạn trước đó, sinh viên tiếp tục phát triển một đời sống cá nhân dựa trên sự ổn định cho nhân dạng mình đã, đang có hoặc sắp có Nói cách khác, tâm trí của sinh viên vẫn có thể là sự kéo dài của giai đoạn vị thành niên với một tâm trí ở khoảng giữa, một giai đoạn chuyển tiếp tâm lý xã hội có tính kéo dài giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành, giữa những nguyên tắc đạo đức đã học được khi là trẻ con và những nguyên lý đạo đức nhận ra khi là người trưởng thành (Erikson, 1963) Mục tiêu của sinh viên, ở chiều kích phát triển bản thân, vẫn là giải quyết khủng hoảng nhân dạng và tìm ra môi trường xã hội cho họ cảm giác thuộc về, xây dựng được các mối quan hệ có ý nghĩa với người khác Do vậy, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên vẫn là một cảm nhận chủ quan và không thể tách khỏi liên kết với những người xung quanh, bao gồm mối quan hệ với cha và mẹ

Góc nhìn của tâm lý học tích cực hướng đến việc tiếp cận những điều làm cho cuộc sống trở nên đáng sống nhất (Seligman, 2000) Nói cách khác, tiếp cận tâm lý học tích cực tập trung vào những trải nghiệm tích cực như hạnh phúc và sự gắn kết, những đặc nét tích cực như điểm mạnh, nặng lực, và các mối quan hệ tích cực với bạn bè, gia đình, trường học (Peterson, 2006) Diener (1994) cho rằng mọi người sẽ hạnh phúc nếu họ nghĩ mình hạnh phúc; hoặc ít nhất, chính mỗi người là người đánh giá tốt nhất xem họ có thực sự hạnh phúc hay không Với nghiên cứu của mình, Diener chỉ ra ba thành phần chính tạo nên cảm nhận hạnh phúc chủ quan là ảnh hưởng tích cực (hay cảm giác dễ chịu), ảnh hưởng tiêu cực (hay cảm giác đau đớn) và sự hài lòng trong cuộc sống Theo ông, việc đánh giá cảm nhận hạnh phúc chủ quan của một người được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Một là đánh giá không hoàn hảo về sự cân

Trang 18

bằng giữa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực trong cuộc sống của một người Hai là đánh giá xem cuộc sống của một người có phù hợp với nguyện vọng và mục tiêu sống của họ hay không Với tiếp cận này, luận văn định hướng nội dung thể của các tiểu mục trong bảng hỏi về cảm nhận hạnh phúc là những câu hỏi hoặc nhận định mang tính tích cực (ví dụ: Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại)

Tiếp cận tâm lý học gia đình xem xét tương tác giữa các thành viên trong gia đình cũng như những trải nghiệm chung mà các thành viên cùng xây dựng nên trong bầu không khí chung Bầu không khí gia đình có thể làm gia tăng hay giảm thiểu cảm nhận hạnh phúc của từng thành viên, đặc biệt là sinh viên – những người đang trong giai đoạn chuẩn bị tách khỏi gia đình để đầu tư cho đời sống riêng Sự thay đổi các tương tác hay gắn bó giữa các thành viên có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc gia đình, bao gồm các đường biên giới chức năng giữa họ Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ cha mẹ-con cái trong gia đình hạt nhân có liên quan đến các chức năng lành mạnh (Minuchin & Nichols, 1993) Quá trình tách bản thân khỏi gia đình hạt nhân và tương tác với những cá nhân không thuộc gia đình ở sinh viên được cho là bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm với những người chăm sóc chính (Martin & Young, 2010), thường là với cha mẹ Những trải nghiệm này được cho là sẽ định hướng các tương tác xã hội của từng cá nhân trong suốt cuộc đời của họ; theo đó, những trải nghiệm tiêu cực hay tích cực này có thể dẫn đến các mức độ tương ứng đối với sức khỏe tinh thần (Young, Klosko, & Weishaar, 2003) Tiếp cận tâm lý gia đình sẽ giúp đề tài có góc nhìn toàn diện hơn về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên khi đặt cảm nhận này trong mối liên hệ với các thay đổi về sự tương tác, gắn bó của cá nhân đó với cha mẹ họ

Một tiếp cận khác cũng được luận văn sử dụng là tiếp cận văn hóa với sự lưu tâm những nét đặc thù của văn hóa Việt Nam Theo đó, Việt Nam có một nền văn hóa cộng đồng, khuyến khích sự nối kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình, làng xã với nhau (Trần Ngọc Thêm, 2000) Đây cũng là điểm khác biệt quan trọng có thể tạo ra sự sai khác về cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên so với những quốc gia phương Tây được cho là đề cao tính cá nhân hơn tính cộng đồng Với tiếp cận văn hóa, sự

Trang 19

phù hợp của đề tài trong cách tiếp cận nghiên cứu vai trò của sự gắn bó cha mẹ-con cái đối với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên càng được khẳng định mạnh mẽ

7 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn dựa trên từng mục đích và yêu cầu cụ thể như sau:

Để làm cơ sở lý luận cho đề tài, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong

quá trình tổng hợp các tài liệu, nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài của luận văn

Để thu thập dữ liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng bằng hình

thức khảo sát online với công cụ Google Form nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách thể và giảm chi phí triển khai cho luận văn vì các bảng hỏi trong đề tài có nguồn gốc từ các nghiên cứu tiếng Anh nên luận văn thực hiện thêm thao tác thích nghi bảng hỏi trước khi thu thập dữ liệu chính thức

Để xử lý số liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học được sử dụng bằng phần mềm phân tích số liệu và thống kê SPSS phiên bản 20 (Statistical Package for the Social Sciences)

8 Ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về tầm quan trọng của các khía cạnh gia đình, đặc biệt là vai trò của gắn bó gia đình giữa cha mẹ với con cái, đối với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Kết quả này cũng có thể được sử dụng như một nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ cố vấn học đường, chuyên viên tâm lý học đường, giáo viên, phụ huynh để xây dựng các chiến lược nâng cao cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên

9 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận

Tổng quan các hướng nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

Trang 20

Xây dựng cơ sở lý luận của luận văn bao gồm:

 Các khái niệm, công cụ đo lường các biến số của đề tài

 Các mối quan hệ giữa gắn kết gia đình với cảm nhận hạnh phúc, giữa gắn kết gia đình với gắn bó cha mẹ-con cái, giữa gắn bó cha mẹ-con cái với cảm nhận hạnh phúc

 Vai trò trung gian của gắn bó cha mẹ-con cái trong mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

Nghiên cứu thực tiễn

 Mô tả thực trạng gắn kết gia đình, cảm nhận hạnh phúc, gắn bó cha-con và gắn bó mẹ-con của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh

 Đánh giá vai trò trung gian của gắn bó cha-con và gắn bó mẹ-con trong mối quan hệ giữa sự gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

10 Cấu trúc của luận văn

Luận văn có cấu trúc các phần nội dung chính như sau:

 Mở đầu

 Chương 1 Tổng quan nghiên cứu

 Chương 2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

 Chương 3 Kết quả nghiên cứu

 Kết luận và Kiến nghị

 Tài liệu tham khảo

 Phụ lục

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm trọng tâm

1.1.1 Gắn bó cha mẹ–con cái

1.1.1.1 Lý thuyết về gắn bó

Lý thuyết gắn bó là công trình nghiên cứu chung của John Bowlby và Mary Ainsworth trong nỗ lực làm rõ sự ràng buộc của đứa trẻ với người mẹ và sự gián đoạn của nó thông qua sự chia ly, thiếu thốn hay mất mát (Ainsworth & & Bowlby, 1991) Theo Bowlby (1988), trẻ em có sẵn một hệ thống hành vi gắn bó đóng vai trò như một động lực buộc chúng phải tìm kiếm hoặc duy trì sự gần gũi với một hình tượng gắn bó mà trẻ coi là nguồn bảo vệ trước các mối đe dọa tiềm ẩn, thường là người mẹ hay người chăm sóc chính của trẻ Việc tìm kiếm sự gần gũi này có thể xem là một cơ chế bẩm sinh hay bản năng để điều chỉnh cảm xúc của trẻ (Jones, 2016) Do đó, gắn bó có thể hiểu là sự gắn kết tình cảm giữa trẻ với người chăm sóc của mình một cách tự nhiên Mối gắn kết này cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tri thức, tình cảm và xã hội (Bowlby, 1951) Bowlby (1988) cho rằng sự hình thành của một mối gắn kết bắt đầu bằng việc tìm kiếm sự gần gũi với người chăm sóc

Mối quan hệ gắn kết đầu đời giữa trẻ và người chăm sóc được thể hiện rõ nét thông qua việc trẻ tìm kiếm sự gần gũi về mặt thể lý nhằm mang lại sự bảo vệ cho trẻ Điều này có thể được lý giải dựa trên quan điểm tiến hóa, theo đó, trẻ sơ sinh bất lực trước các nguy cơ tiềm tàng của môi trường sống và vì vậy, trẻ cần có người chăm sóc để đảm bảo an toàn cho mình trước nhất là về mặt thể lý Bên cạnh đó, sự tồn tại của một người chăm sóc cũng nuôi dưỡng cảm giác an toàn như một nền tảng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của trẻ Trong sự gắn bó, trẻ xem người chăm sóc như một điểm tựa an toàn và như một nguồn động viên để trẻ khám phá thế giới (Waters & Cummings, 2000) Nhờ có sự an toàn cả về thể lý và tâm lý, trẻ có thể an tâm tìm đến

Trang 22

các cơ hội học tập và phát triển trong môi trường sống của mình (Shahar-Maharik & Oppenheim, 2016)

Theo lý thuyết gắn bó, sự phát triển cá nhân và mối quan hệ với người khác trong tương lai của trẻ có thể bị ảnh hưởng từ những mối quan hệ đời (Bowlby, 1969) Trong đời sống gia đình, cha mẹ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống của con cái như giáo dục, đồng hành, thiết lập quy tắc, chăm sóc và gắn bó Trong số đó, vai trò như một người gắn bó được xem là đặc biệt quan trọng vì nó có thể dự báo cho tình trạng hạnh phúc về mặt xã hội và cảm xúc trong tương lai của trẻ (Benoit, 2004) Dựa trên mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong thời thơ ấu, trẻ học được cách duy trì và tận dụng mối quan hệ của mình với người khác để vượt qua những khó khăn trong tương lai Sự khác biệt trong mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái có thể dẫn tới những khác biệt cá nhân của trẻ trong tương lai

Khái niệm “nền tảng an toàn” (secure base) và “mô hình hoạt động nội bộ” (internal working models) là hai khái niệm trọng tâm trong lý thuyết gắn bó của Bowlby Nền

tảng an toàn bao gồm hai khía cạnh liên kết nhau: 1 là nơi trú ẩn an toàn mà trẻ có thể rút lui trong thời điểm khó khăn và 2 là nền tảng mà từ đó trẻ có thể khám phá thế giới (Waters & Cummings, 2000) Ý tưởng này bắt nguồn từ việc Bowlby (1988) cho rằng hình tượng gắn bó là cơ sở của nền tảng an toàn Khi đối mặt với những tình huống gây sợ hãi hay đau khổ, trẻ sẽ hướng về một hình tượng gắn bó như hình tượng của một người mạnh mẽ hơn và khôn ngoan hơn Đến khi có được sự thoải mái và an tâm, hình tượng gắn bó này sẽ chuyển đổi vai trò từ một nơi trú ẩn an toàn thành một cơ sở an toàn cho trẻ khám phá (Ainsworth M , Blehar, Waters, & Wall, 1978) Trong lý thuyết của mình, Bowlby sử dụng thuật ngữ “hình tượng gắn bó” thay vì “mẹ” để nhấn mạnh rằng bản chất của sự tương tác mới là điều quan trọng nhất đối với sự gắn kết của một đứa trẻ chứ không phải một đối tượng cụ thể (ông bà, cha mẹ, anh chị, người chăm sóc…) mà trẻ tương tác cùng (Ainsworth, Blehar, Waters, & & Wall, 2015) Đối tượng gắn bó là người cung cấp sự chăm sóc về thể chất và tinh thần một cách liên tục và nhất quán trong cuộc sống của trẻ (Bowlby, 2010) Trọng tâm

Trang 23

của sự phát triển lành mạnh của một đứa trẻ chính là mối quan hệ gắn kết với ít nhất một hình tượng gắn bó của trẻ đó (Bretherton, 1992)

Cha mẹ đóng vai trò là những đối tượng gắn bó của trẻ trong suốt các giai đoạn thơ ấu, tiền thiếu niên và thanh thiếu niên vì họ là những hình tượng gắn bó dễ tiếp cận và chú ý đến nhu cầu tình cảm của trẻ (Kerns & Brumariu, 2014) Khi trưởng thành hơn, trẻ dần dần rời xa nơi ở an toàn của mình và kéo dài thời gian khám phá thế giới mới (Bowlby, 1988) Do đó, vai trò của cha mẹ sẽ phát triển từ việc bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời sang hỗ trợ quyền tự chủ và khuyến khích khả năng tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên (Koehn & Kerns, 2018)

Ainsworth (1978) đã sử dụng thuật ngữ “tổ chức” (organization) để mô tả cách các

hành vi gắn bó của trẻ kết hợp thành một mô hình phản ứng cố kết cho sự an toàn hay bất an Khi cảm giác an toàn của trẻ bị tổn hại như khi bị bệnh, bị thương về thể chất hoặc đau khổ về tinh thần, và đặc biệt là khi trẻ cảm thấy sợ hãi, hệ thống gắn bó của trẻ sẽ được kích hoạt Hệ thống này đóng vai trò then chốt trong việc xác định chất lượng gắn bó được hình thành ở trẻ sơ sinh Bằng thực nghiệm của mình, Ainsworth đã cho thấy chất lượng của sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái có thể được đánh giá chính xác khi xem xét việc tổ chức các hành vi gắn bó trong mối tương quan với hình tượng gắn bó ở từng bối cảnh cụ thể (Sroufe & Waters, 1977)

Khoảng sáu tháng tuổi, trẻ bắt đầu dự đoán cách người chăm sóc sẽ phản ứng với nỗi đau của trẻ và trẻ sẽ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp Sự thích ứng này liên quan đến việc phát triển các chiến lược đối phó để xử lý nỗi đau khi có sự hiện diện của người chăm sóc xuất phát từ sự tương tác hàng ngày giữa trẻ và người chăm sóc (Ainsworth M , Blehar, Waters, & Wall, 1978) Các chiến lược ứng phó này thể hiện sự gắn bó của trẻ với giữa cha mẹ và có thể được phân thành bốn loại, trong đó, ba

loại gắn bó được xem là “có tổ chức” (organized) (bao gồm gắn bó an toàn, gắn bó

né tránh và gắn bó kháng cự), và một loại gắn bó được xem là “loạn tổ chức”

(disorganized)

Trang 24

Với kiểu gắn bó an toàn, trẻ bộc lộ một cách công khai nhu cầu cảm xúc của mình và có thể dự đoán chính xác phản ứng của người chăm sóc Ngược lại, những trẻ có sự gắn bó không an toàn-né tránh sẽ che giấu nhu cầu cảm xúc của mình như một cách phản ứng với sự từ chối liên tục của người chăm sóc trước nhu cầu được quan tâm của trẻ trong thời gian đau khổ Trong các mối quan hệ gắn bó không an toàn-kháng cự, trẻ tăng cường thể hiện nhu cầu cảm xúc của mình nhằm cố gắng thu hút sự chú ý của người chăm sóc – những người thường không nhất quán trong các phản ứng trước đây với trẻ

Trẻ có các kiểu gắn bó an toàn, không an toàn-né tránh và không an toàn-kháng cự thường sử dụng các chiến lược có tổ chức để duy trì sự tương tác với đối tượng gắn bó của mình Những trẻ này đã học được cách quản lý các tình huống đau buồn để duy trì sự thỏa mãn trong tương tác với hình tượng gắn bó (Benoit, 2004) Ngược lại, những trẻ có kiểu gắn bó không an toàn-loạn tổ chức không phát triển được chiến lược phản ứng có tổ chức và thường thể hiện những hành vi mâu thuẫn, khó hiểu với hình tượng gắn bó của mình

Các chiến lược phản ứng của trẻ với người chăm sóc được hình thành dựa trên phẩm chất của người chăm sóc Khi người chăm sóc nhạy cảm trước sự đau khổ của trẻ và liên tục phản ứng một cách yêu thương như nhanh chóng an ủi và trấn an trẻ, cảm giác an toàn có thể được hình thành trong trẻ Nhờ đó, những trẻ này hiểu rằng mình có thể bộc lộ những cảm xúc tiêu cực một cách công khai và mong đợi nhận được sự an ủi từ người chăm sóc Việc trẻ tìm kiếm sự gần gũi với người chăm sóc và duy trì liên lạc cho đến khi cảm thấy an toàn được xem là cách tiếp quản lý tình trạng đau khổ “có tổ chức” và an toàn Chính sự nhạy cảm của người chăm sóc trong những thời điểm đau khổ của trẻ đã giúp trẻ phát triển sự hiểu biết và hình thành chiến lược ứng phó tích cực này (van Ijzendoorn, Schuengel, & Bakermans-Kranenburg, 1999) Ngược lại, khi người chăm sóc thường xuyên phản ứng một cách thiếu tinh tế, ít nhạy cảm hoặc từ chối trẻ như phớt lờ, chế giễu hay khó chịu, trẻ cũng phát triển một chiến lược ứng phó “có tổ chức” để xử lý tình trạng đau khổ của mình Lúc này, trẻ tránh

Trang 25

tìm kiếm sự an ủi từ người chăm sóc mỗi khi đau khổ và giảm thiểu việc thể hiện cảm xúc tiêu cực của bản thân khi có mặt họ Chiến lược có tổ chức này xuất hiện vì đứa trẻ biết cách điều hướng, bao gồm việc kiềm chế tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết, khi bị người chăm sóc từ chối Tuy nhiên, chiến lược né tránh này được xem là kiểu gắn bó “không an toàn” vì nó tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các vấn đề về tự điều chỉnh Cuối cùng, những trẻ có người chăm sóc phản ứng không nhất quán, không thể dự đoán trước, như mong đợi trẻ đáp ứng nhu cầu của chính người chăm sóc hoặc khuếch đại nỗi đau khổ của trẻ đến mức trở nên choáng ngợp, trẻ sẽ áp dụng một chiến lược “có tổ chức” khác để quản lý đau khổ Trong trường hợp này, trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực một cách mãnh liệt để thu hút sự chú ý của người chăm sóc (van Ijzendoorn, Schuengel, & Bakermans-Kranenburg, 1999) Chiến lược này bắt nguồn từ sự hiểu biết của trẻ về cách tương tác với người chăm sóc có phản ứng không nhất quán, bao gồm việc thể hiện quá mức sự đau khổ và phản ứng bằng sự tức giận, phản kháng với hy vọng rằng nỗi đau khổ rõ rệt của trẻ sẽ không bị chú ý Tuy nhiên, chiến lược này cũng được coi là “không an toàn” vì nó có nguy cơ điều chỉnh sai lệch về mặt xã hội và cảm xúc

Bên cạnh các chiến lược có tổ chức để đối phó với căng thẳng và cảm xúc tiêu cực, một số môi trường có các nguy cơ tâm lý xã hội thấp xuất hiện những trẻ không sử dụng bất kỳ chiến lược nào trong ba chiến lược phản ứng đã biết với tỷ lệ khoảng 15% và có thể tăng lên 82% trong môi trường có nguy cơ cao sóc (van Ijzendoorn, Schuengel, & Bakermans-Kranenburg, 1999) Những trẻ này biểu hiện kiểu gắn bó không an toàn-loạn tổ chức liên quan đến việc chúng tiếp xúc với những hành vi bất thường hay lệch lạc trong cách nuôi dạy của người chăm sóc kéo dài vượt ra ngoài những khoảnh khắc đau khổ của trẻ (Lyons-Ruth, Bronfman, & Atwood, 1999) Những người chăm sóc này thường có tiền sử chưa giải quyết được những đau buồn hay sang chấn tình cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, hoặc họ có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực về thể chất hay tình dục… (Zeanah, et al., 1999)

Trang 26

Sự khác biệt cả về cách thức và chất lượng chăm sóc mà cha mẹ cung cấp cho con mình tạo ra những nền tảng khác biệt để hình thành các chiếu lược ứng phó với căng thẳng của trẻ Chất lượng chăm sóc của cha mẹ và kiểu gắn bó của con cái được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1 Các kiểu ứng phó căng thẳng của trẻ

Chiến lược ứng phó căng thẳng Kiểu gắn bó của trẻ

Chất lượng chăm sóc của

cha mẹ

Có tổ chức

Không an toàn-Né tránh Không nhạy cảm và từ chối Không an toàn-Kháng cự Không nhạy cảm và không

nhất quán Loạn tổ chức Không an toàn-Loạn tổ chức Bất thường

Nguồn: Luận văn tổng hợp

Những cách chăm sóc của cha mẹ theo thời gian sẽ góp phần hình thành nên “mô hình hoạt động nội tại” về các mối quan hệ ở trẻ Mô hình này là khái niệm trọng tâm thứ hai trong lý thuyết gắn bó, có thể được mô tả là cấu trúc tinh thần của nhận thức hay khuôn khổ tinh thần Sự gắn bó an toàn nảy sinh từ sự hòa hợp của cha mẹ và khả năng đáp ứng phù hợp sẽ thúc đẩy trẻ tự nhận thức về cảm giác xứng đáng được chăm sóc cũng như cảm nhận được năng lực của bản thân trong việc điều hướng môi trường sống, và có niềm tin vào người khác Trẻ có gắn bó an toàn thường có xu hướng phát triển mô hình hoạt động nội tại liên quan đến sự ý thức tích cực về giá trị bản thân, và thường chuyển thành sự đồng cảm, phản ứng nhanh hơn đối với người khác (Sroufe, Carlson, & Shulman, 1993) Ngược lại, những đứa trẻ có gắn bó không an toàn thường hình thành mô hình hoạt động nội tại tập trung vào hình ảnh tiêu cực về bản thân và kỳ vọng về sự không có mặt hoặc sự vô cảm từ người khác Điều này có thể dẫn đến việc đối phó không thỏa đáng với căng thẳng và các hành vi có thể dẫn đến nhiều trải nghiệm bất lợi hơn (Sroufe, Carlson, & Shulman, 1993) Khi trưởng thành, trẻ ngày càng dựa vào những mô hình làm việc nội tại này hơn là sự

Trang 27

hiện diện vật lý của những hình tượng gắn bó để điều hướng các tương tác xã hội hàng ngày

Tóm lại, sự gắn bó an toàn giữa cha mẹ và con cái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc xã hội cũng như tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần trong tương lai của một cá nhân (Ranson & Urichuk, 2008) Ngược lại, gắn bó không an toàn giữa cha mẹ và con cái có thể làm gia tăng khả năng gặp phải các vấn đề về hành vi, rối loạn tâm lý và bệnh tật về thể chất trong cuộc sống sau này, đặc biệt khi đi kèm với các yếu tố nguy cơ khác (Anderson, Gooze, Lemeshow, & Whitaker, 2012)

1.1.1.2 Vai trò của gắn bó

Từ khi lý thuyết gắn bó được Bowlby (1969) xây dựng và quá trình mà trẻ em tạo ra mối liên kết tình cảm với người chăm sóc của chúng được mô tả, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để khám phá ảnh hưởng của chất lượng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đối với sự phát triển trong tương lai của trẻ em Một trong nhữn giai đoạn phát triển quan trọng trong đời sống, có lẽ là giai đoạn vị thành niên Bởi lẽ, ở giai đoạn này, người vị thành niên thường phải đối mặt với một thách thức nổi bật là sự cá biệt hóa – một quá trình liên quan đến việc trở nên khác biệt và tự chủ hơn Sự cá biệt hóa này không hàm ý tách rời khỏi những người chăm sóc; thay vào đó, nó nhấn mạnh việc cá nhân đạt được sự cân bằng giữa việc giành được quyền tự chủ từ những người chăm sóc trong khi vẫn duy trì một cảm giác kết nối với họ Một khía cạnh quan trọng khác của tuổi vị thành niên là việc thiết lập một mạng lưới bạn bè lành mạnh và hỗ trợ, bao gồm việc hình thành tình bạn thân thiết Với những khác biệt về mặt phát triển của người vị thành niên, không có nhiều tài liệu nghiên cứu cắt dọc về sự gắn bó của độ tuổi này so với các độ trước đó (Shahar-Maharik & Oppenheim, 2016)

Dù vậy, một số nghiên cứu cho thấy những người vị thành niên có gắn bó an toàn trong thời thơ ấu thường có xu hướng vượt trội trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa tính độc lập và duy trì các kết nối, cả trong mối quan hệ với người chăm sóc và trong

Trang 28

các tình huống xã hội Họ thường có thể điều hướng hành trình tìm kiếm quyền tự chủ mà vẫn duy trì hiệu quả việc kết nối cảm xúc với những người chăm sóc Khi gặp phải những bất đồng với người chăm sóc, người vị thành niên an toàn và tự chủ thường rất giỏi bày tỏ ý kiến và mong muốn của mình một cách tự tin trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với người chăm sóc So sánh giữa các nhóm đồng trang lứa, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nhóm vị thành niên có gắn bó an toàn thể hiện xu hướng tham gia tích cực hơn vào các nhóm xã hội đa giới tính so với những nhóm có nền tảng gắn bó không an toàn Ngoài ra, nhóm vị thành niên có gắn bó an toàn cũng thể hiện sự vượt trội hơn trong khả năng lãnh đạo nhóm nhỏ, gắn kết, tự tin, ảnh hưởng tích cực đến người khác (Shahar-Maharik & Oppenheim, 2016)

Trong khi đó, người vị thành niên có lịch sử gắn bó không an toàn, thường khó đạt được sự cân bằng giữa tự chủ và kết nối với người chăm sóc Những người vị thành niên này thường có xu hướng lãng tránh (tương tự kiểu gắn bó né tránh), ít tham gia, ít chú ý vào các cuộc thảo luận với người chăm sóc, thể hiện tính tự chủ và tính kết nối giảm sút Một số khác lại bận tâm (tương tự kiểu gắn bó kháng cự) cũng thể hiện sự tự chủ giảm sút khi bằng cách tham gia quá mức hoặc vướng vào những mâu thuẫn với người chăm sóc (Becker-Stoll, Fremmer-Bombik, Wartner, Zimmermann, & Grossmann, 2008) Những người vị thành niên có nền tảng gắn bó không an toàn thường có ít bạn bè hơn, hạn chế hơn những kỳ vọng về mức độ sâu sắc của tình bạn, cũng như có nguy cơ gặp phải những thách thức trong việc hợp tác và quản lý sự tức giận của mình khi xung đột với bạn bè

Thêm vào đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng điểm đặc trưng nhất của sự rối loạn tổ chức ở người vị thành niên là việc họ không có khả năng điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp với người chăm sóc Những dấu hiệu của sự gắn bó loạn tổ chức này được thể hiện thông qua việc phá bỏ ranh giới, hành vi mất kiểm soát, nhầm lẫn vai trò, thái độ thù địch và các hành vi kỳ dị (Hennighausen, Bureau, David, Holmes, & Lyons-Ruth, 2011)

Trang 29

Tóm lại, gắn bó an toàn đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện thích ứng với hoàn cảnh sống ngày càng phát triển, trong khi đó, gắn bó không an toàn đóng vai trò là yếu tố rủi ro cho sự thích ứng này Dẫu vậy, cần nhấn mạnh là lý thuyết và các nghiên cứu về sự gắn bó không khẳng định rằng các kiểu gắn bó ban đầu trực tiếp quyết định sự phát triển sau này Thay vào đó, các nghiên cứu cho rằng sự gắn bó an toàn, kết hợp với nhiều yếu tố khác, bao gồm môi trường sống hiện tại và quá trình phát triển của trẻ qua nhiều năm, đóng vai trò là cơ chế thích ứng trung tâm ảnh hưởng đến kết quả của sự phát triển (Shahar-Maharik & Oppenheim, 2016)

Nhìn chung, sự gắn bó được xác định bởi mối quan hệ tình cảm khăng khít bao gồm cảm giác chung của một người về sự an toàn, tin cậy, giao tiếp tích cực và được hỗ trợ và chấp nhận trong các mối quan hệ thân thiết với những người khác (Keizer, Helmerhorst, & van Rijnvan Gelderen, 2019) Armsden và Greenberg (2018) cho rằng sự gắn bó có thể được thể hiện qua ba khía cạnh: tin tưởng tưởng, giao tiếp và

xa lánh Trong đó, sự tin tưởng (trust) xuất hiện khi cha mẹ thấu hiểu nhu cầu và tôn

trọng các lựa chọn cũng như quyết định của con mình, tham gia tích cực vào việc giải

quyết các xung đột hay vấn đề xảy ra với người vị thành niên Sự giao tiếp

(communication) hiện quả đòi hỏi cha mẹ cần có những hướng dẫn một cách cởi mở,

thảo luận về các vấn đề mà người con mới trưởng thành phải đối mặt với cả bản thân và với người khác Khi đó, cha mẹ có thể phản ứng tốt với các trạng thái cảm xúc mà người vị thành niên đang trải qua, thể hiện sự quan tâm, khả năng cung cấp các hỗ trợ và giúp giải quyết các vấn đề mà con họ gặp phải Sự tiếp xúc tốt giữa con cái và cha mẹ sẽ giúp một người ở đầu tuổi trường thành (sinh viên) có thể tiếp cận được với nhiều thử thách mới Đồng thời, khi cha mẹ ít phản ứng hoặc phản ứng không hiệu quả trong các tương tác với con cái và không đặt niềm tin vào những gì con mình

làm thì sự xa lánh (alienation) sẽ xuất hiện, ảnh hưởng đến sự gắn kết của gia đình

Vì vậy, khi xem xét các ảnh hưởng của gắn bó cha mẹ-con cái đối với các vấn đề sức khỏe tinh thần, như cảm nhận hạnh phúc, của sinh viên cần thiết lưu tâm cả ba khía cạnh của mối quan hệ này là tin tưởng, giao tiếp và xa cách

Trang 30

1.1.2 Gắn kết gia đình

1.1.2.1 Lý thuyết về gắn kết gia đình

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa cho khái niệm “gắn kết gia đình” Điển hình như lý thuyết của Epstein, Bishop và Levin (1978) đã sử dụng thuật ngữ gắn kết tình cảm để mô tả xu hướng tham gia về mặt tình cảm của các thành viên trong gia đình Tiếp đó, Moos và Moos (1981) đã khái niệm hóa sự gắn kết gia đình bao gồm mức độ cam kết, giúp đỡ và hỗ trợ các thành viên trong gia đình dành cho nhau Một cách định nghĩa khác được đề xuất bởi Hampson và Beavers (1993) với kỳ vọng các thành viên trong gia đình sẽ đồng cảm với cảm xúc của nhau, quan tâm đến những gì nói với nhau và mong muốn được thấu hiểu

Trong các định nghĩa về gắn kết gia đình, định nghĩa rõ ràng nhất có lẽ là định nghĩa

của Olson và cộng sự (1983) rằng sự gắn kết gia đình (family cohesion) là sự gắn kết

tình cảm mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau Nó chính là yếu tố bảo vệ gia đình nhằm chống lại các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài (Salgado de Snyder, V Nelly, 1987) Khía cạnh đặc biệt nhất của các gia đình gốc được xác định bởi mức độ gắn kết và hỗ trợ gia đình cao (Salgado de Snyder, V Nelly, 1987) Do vậy, sự gắn kết gia đình thường được sử dụng như một thước đo cho mức độ bền chặt của mối liên kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình

Các khía cạnh của sự gắn kết gia đình có thể được đo lường bằng các khái niệm hoặc biến số cụ thể như: liên kết tình cảm, ranh giới, liên minh, thời gian, không gian, bạn bè, ra quyết định, sở thích và giải trí (Olson D H., 1993) Trong đó, thuật ngữ “ranh giới” có định nghĩa rất giống với khái niệm “kiểm soát hành vi” (Epstein và các đồng sự, 1993) là khuôn mẫu mà gia đình sử dụng cho các tình huống liên quan đến hành vi xã hội hóa giữa các cá nhân, giữa các thành viên trong gia đình và với những người bên ngoài gia đình

Thuật ngữ “ranh giới” (boundaries) của Olson gợi nhắc lại khái niệm tương đồng đã

được sử dụng trước đó bởi Minuchin (1974), theo đó, ranh giới được nhìn nhận là các quy tắc xác định ai (trong gia đình hoặc trong các nhóm nhỏ của gia đình) tham gia

Trang 31

và tham gia như thế nào vào sự vận hành của gia đình Sự rõ ràng về ranh giới trong một gia đình là một thông số hữu ích để đánh giá hoạt động của gia đình đó Những “ranh giới” quá khắt khe hoặc cứng nhắc sẽ khiến các thành viên trong gia đình xa cách nhau về mặt tình cảm “Ranh giới” quá mơ hồ hoặc gần như không tồn tại sẽ không cho phép các thành viên trong gia đình có đủ khoảng cách tình cảm với nhau (Minuchin, 1974)

Một khái niệm khác mà cả Minuchin (1974) và Olson (1993) đều nhấn mạnh tầm

quan trọng của nó chính là “liên minh” (coalitions) Thuật ngữ này đề cập đến các

nhóm nhỏ hoặc các tiểu hệ thống trong gia đình gắn kết với nhau Các liên minh gia đình thường gặp như vợ-chồng, mẹ-con gái và cha-con trai Cả hai tác giả đều đồng ý rằng những liên minh này sẽ có tính lành mạnh khi các thành viên (của các liên minh) vẫn có thể thể hòa nhập với các thành viên khác trong gia đình Những lý thuyết này hàm ý nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn kết gia đình đối với cảm nhận hạnh phúc của con cái nói chung và ở người vị thành niên nói riêng

1.1.2.2 Vai trò của gắn kết gia đình

Mức độ gắn kết gia đình, như một trong những yếu tố bảo vệ quan trọng trong gia đình, thường được biểu thị bởi mức độ mà các thành viên quan tâm, cam kết với gia đình, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau (Merkaš & Brajša-Žganec, 2011) Các nhà nghiên cứu đã xem xét sự gắn kết gia đình với một loạt các hệ quả tâm lý như định hướng tương lai rõ ràng (Zheng & Gan, 2018), niềm hy vọng (Santos, Crespo, Canavarro, & Kazak, 2015), và cảm nhận hạnh phúc của các thành viên trong gia đình (Uruket cộng sự, 2007)

Các nghiên cứu hiện tại cũng chỉ ra rằng hoạt động của gia đình (như sự gắn kết gia đình, xung đột gia đình và sự thích nghi của gia đình) có liên quan đáng kể đến sự hài lòng trong cuộc sống ở cả phụ huynh lẫn thanh niên (Zabriskie, Aslan, & & Williamson, 2018) Theo đó, các chức năng của gia đình được xem xét như yếu tố trung gian chính trong mối liên hệ giữa áp lực văn hóa với cảm nhận hạnh phúc về cảm xúc của thanh thiếu niên và các hành vi có nguy cơ về sức khỏe (Lorenzo-Blanco,

Trang 32

2016) Bên cạnh đó, sự gắn kết trong gia đình của cha mẹ và người vị thành niên đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa trật tự gia đình và cảm nhận hạnh phúc của vị thành niên (Crsepo, 2011)

1.1.3 Cảm nhận hạnh phúc

Có nhiều lý thuyết đã cố gắng giải thích khái niệm cảm nhận hạnh phúc (well-being)

Các lý thuyết này trải dài từ những lý thuyết dựa trên nền tảng sinh học và di truyền cho đến những lý thuyết có nền tảng tiếp cận là sự nhận thức dựa trên ảnh hưởng của một số tiêu chí nhất định của mỗi người hay của xã hội tới cảm nhận của từng cá

nhân Một số người xem cảm nhận hạnh phúc (well-being) đồng nghĩa với hạnh phúc (happiness) và cho rằng hai khái niệm này vốn chỉ là một phần trải nghiệm của con

người Những người khác như Dodge và các cộng sự (2012) lại xem cảm nhân hạnh phúc là một khái niệm tổng quát để mô tả chất lượng cuộc sống của con người Dẫu vậy, khi truy nguyên nguồn gốc của những ý tưởng liên quan đến cảm nhận hạnh phúc, có thể thấy hai ý tưởng chính bao trùm khái niệm này dựa trên hai truyền thống

tư tưởng Hy Lạp cổ đại là tư tưởng khoái lạc (hedonism) và tư tưởng thịnh vượng (eudaimonism) Từ đó, khái niệm cảm nhận hạnh phúc cũng được sử dụng theo hai cách tiếp cận là cảm nhận hạnh phúc khoái lạc (hedonic well-being) và cảm nhận hạnh phúc thịnh vượng (eudaimonic well-being) (Bruni & Porta, 2005)

1.1.3.1 Cảm nhận hạnh phúc khoái lạc

Cảm nhận hạnh phúc khoái lạc có thể xem là sự đồng nhất khái niệm cảm nhận hạnh

phúc với sự thõa mãn khoái lạc (hedonic pleasure) của triết gia Hy Lạp Aristippus

Theo ông, mục tiêu của cuộc sống là trải nghiệm niềm vui tối đa và hạnh phúc là tổng thể những khoảnh khắc khoái lạc của một người Những người theo đuổi cách tiếp cận này cho rằng con người hạnh phúc khi theo đuổi thành công những ham muốn của mình Thông qua nỗ lực của các cá nhân nhằm tối đa hóa niềm vui và lợi ích cá nhân mà xã hội tốt đẹp sẽ được xây dựng (Ryan & Deci, 2001) Về sau, chủ nghĩa khoái lạc đã thay đổi từ sự tập trung tương đối hẹp vào những thú vui thể xác đến sự tập trung rộng hơn vào những ham muốn và sự thỏa mãn của từng cá nhân

Trang 33

Trong lĩnh vực tâm lý học, nhãn quan khoái lạc về cảm nhận hạnh phúc của các nhà tâm lý học được thể hiện qua xu hướng tập trung vào những sở thích và khoái cảm của tinh thần cũng như cơ thể (Kubovy, 1999) Khái niệm cảm nhân hạnh phúc khoái lạc dưới nhãn quan của các nhà tâm lý học này có tính chủ quan và liên quan đến trải nghiệm về niềm vui hay sự không hài lòng đối với cuộc sống Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc không thể quy giản thành chủ nghĩa khoái lạc vật chất vì nó có thể bắt nguồn từ việc đạt được các mục tiêu hoặc kết quả có giá trị trong nhiều lĩnh vực khác nhau theo như Diener và các cộng sự (1998) đã nhận định Bằng cách nhìn nhận cảm nhận hạnh phúc dưới dạng niềm vui và nỗi đau, tâm lý học khoái lạc đặt ra mục tiêu nghiên cứu và can thiệp là tối đa hóa hạnh phúc của con người (Kahneman, Diener, & Schwarz, 1999) Mặc dù có nhiều cách để đánh giá sự liên tục của niềm vui hay nỗi đau trong trải nghiệm của con người, hầu hết các nghiên cứu trong tâm lý học

khoái lạc thường sử dụng các đánh giá về cảm nhận hạnh phúc chủ quan (Subjective

Well-Being – SWB) (Lucas & Diener, 2009) Cách tiếp cận nghiên cứu cảm nhận hạnh

phúc chủ quan tập trung vào hai thành phần của cảm nhận hạnh phúc là cảm xúc và nhận thức (Diener, 1994) Trong đó, thành phần cảm xúc của cảm nhận hạnh phúc đề cập đến chất lượng cảm xúc trong trải nghiệm hằng ngày của một cá nhân, bao gồm sự hiện diện của tâm trạng tích cực và sự vắng mặt của tâm trạng tiêu cực làm cho cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc hay không hạnh phúc (Kahneman & Deaton, 2010) Thành phần nhận thức của cảm nhận hạnh phúc là sự hài lòng với cuộc sống, đề cập đến sự đánh giá chủ quan về cuộc sống của từng cá nhân (Diener, Emmons, Larsen, & Griffin, 1985) Các tác giả theo đuổi cách tiếp cận này thường tin rằng một người cảm thấy hạnh phúc cũng sẽ hài lòng hơn với cuộc sống, có nhiều cảm xúc tích cực và ít trải nghiệm cảm xúc tiêu cực (Ryan & Deci, 2001) Cảm nhận hạnh phúc chủ quan liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của cá nhân, điều này có nghĩa rằng, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau với những trải nghiệm cuộc sống khác nhau có thể dẫn đến những cảm nhận hạnh phúc khác nhau ở từng cá nhân

Trang 34

1.1.3.2 Cảm nhận hạnh phúc thịnh vượng

Một nhãn quan khác về cảm nhận hạnh phúc chính là nhãn quan thịnh vượng Theo đó, những người sử dụng cách tiếp cận này, ví dụ như Aristotle, đề xuất rằng hạnh phúc đích thực có thể đạt được thông qua việc thực hành đức hạnh bằng cách tham gia vào các hành động mang lại những giá trị nội tại Dựa trên quan điểm này của Aristoteles, Erich Fromm (1981) đã lập luận rằng việc đạt được hạnh phúc tối ưu liên quan đến việc phân biệt rõ ràng giữa những ham muốn hoàn toàn chủ quan, mang lại niềm vui nhất thời, với những ham muốn bắt nguồn từ bản chất con người và việc thực hiện chúng sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển cá nhân, tạo ra sự thịnh vượng

(eudaimonia), hay “cảm nhận hạnh phúc” Thuật ngữ “thịnh vượng” (eudaimonia) đề cập đến cảm nhận hạnh phúc khác biệt với

hạnh phúc khoái lạc Cụ thể, các lý thuyết về eudaimonia cho rằng không phải tất cả mong muốn hay kết quả mà một người mong đợi sẽ mang lại hạnh phúc khi họ đạt được chúng Từ góc độ thịnh vượng, cảm nhận hạnh phúc chủ quan không thể được đánh đồng với cảm nhận hạnh phúc Những người theo đuổi cách tiếp cận thịnh vượng cho rằng nếu cảm nhận hạnh phúc khoái lạc tìm kiếm sự thõa mãn những nhu cầu cá nhân thì cảm nhận hạnh phúc thịnh vượng lại kêu gọi mọi người sống phù hợp với con người thật của mình (Waterman, 1993) Những người này cho rằng sự thịnh vượng sẽ xảy ra khi các hoạt động trong cuộc sống của con người phù hợp hoặc gắn kết một cách toàn diện với các giá trị sâu sắc Waterman (1993) cũng chỉ ra rằng các thước đo về niềm vui hưởng thụ (tiếp cận của nhãn quan khoái lạc) và cảm giác phát triển cá nhân (tiếp cận của nhãn quan thịnh vượng) dù được biểu hiện bởi nhiều loại trải nghiệm khác nhau, nhưng về cơ bản chúng lại có mối tương quan chặt chẽ với nhau Ví dụ, trong khi niềm vui hưởng thụ có liên quan nhiều đến trạng thái thư giãn, tránh xa các vấn đề phiền toái thì cảm giác phat triển cá nhân gắn lại liền với việc được thử thách và nỗ lực hơn

Dựa trên nhãn quan này, lý thuyết về sự thịnh vượng của con người theo dòng đời (Ryff, 1995) đã mô tả cảm nhận hạnh phúc không chỉ đơn giản là việc đạt được khoái

Trang 35

cảm mà còn là sự phấn đấu đạt tới sự hoàn hảo thể hiện việc nhận ra tiềm năng thực sự của một người Ryff & Keyes (1995) đã đề xuất một khái niệm mới, khác với SWB

là cảm nhận hạnh phúc tâm lý (Psychological Well-Being – PWB) PWB được đo

lường dựa trên một cách tiếp cận đa chiều với sáu khía cạnh riêng biệt trong quá trình hiện thực hóa của con người, bao gồm: tự chủ (autonomy), phát triển cá nhân

(personal growth), tự chấp nhận (self-acceptance), mục đích sống (life purpose), làm chủ (mastery) và liên quan tích cực (positive relatedness) Sáu khía cạnh này có thể

định vị PWB cả về mặt lý thuyết lẫn vận hành, đồng thời chúng chỉ rõ điều gì thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần (Ryff & Singer, 1998) Các tác giả này đã đưa ra bằng chứng rằng lối sống thịnh vượng (được đại diện bởi PWB) có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch và tăng cường sức khỏe

1.1.3.3 Xung đột giữa hai mô hình cảm nhận hạnh phúc

Cách tiếp cận khác nhau của nhãn quan khoái lạc và nhãn quan thịnh vượng đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà tâm lý học trong các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của họ, điển hình là sự bất đồng giữa hai mô hình PWB và SWB Theo đó, Ryff & Singer (1998) đã thách thức các mô hình hạnh phúc SWB khi cho rằng mô hình này bị hạn chế về phạm vi nghiên cứu vì chỉ quan tâm đến những chức năng tích cực, thậm chí còn có thể là một chỉ báo sai lầm về cuộc sống lành mạnh Ngược lại, Diener và cộng sự (1998) phản bác lại rằng tiêu chí thịnh vượng của Ryff & Singer cho phép các nhà chuyên môn định vị thế nào là cảm nhận hạnh phúc, trong khi nghiên cứu về SWB cho phép mọi người nói với các nhà nghiên cứu về điều gì làm cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp Từ sự xung đột giữa các mô hình này, nhiều định

nghĩa khác nhau về sự “tốt lành” (wellness) đã dẫn đến những kiểu nghiên cứu khác

nhau liên quan đến nguyên nhân, hệ quả và động lực của cảm nhận hạnh phúc Chính vì điều này mà cả hai cách tiếp cận đều có tầm quan trọng về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn, đã tạo ra nhiều tài liệu riêng biệt nhưng có mối liên hệ với nhau trong lĩnh vực nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc

Trang 36

Để hạn chế những bất cập khi nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc do sự bất đồng trong hai quan điểm này, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng để chỉ ra rằng cảm nhận hạnh phúc có lẽ nên được hiểu tốt nhất là một hiện tượng đa chiều bao gồm các khía cạnh của cả hai quan niệm khoái lạc và thịnh vượng Điển hình là nghiên cứu của Compton và cộng sự (1996) về mối quan hệ giữa 18 chỉ số cảm nhận hạnh phúc và sức khỏe tâm thần đã lưu tâm tới hai yếu tố, trong đó một yếu tố dường như phản ánh SWB và yếu tố kia phản ánh PWB Bản thân hai yếu tố này có mối tương quan ở mức độ vừa phải Kết quả của nghiên cứu này gợi ý rằng các tiêu điểm khoái lạc và thịnh vượng dù khác biệt nhưng có thể chồng chéo nhau Do vậy, có thể nâng cao sự hiểu biết về cảm nhận hạnh phúc bằng cách đo lường nó theo nhiều cách

1.1.4 Mối quan hệ giữa gắn bó cha mẹ-con cái và gắn kết gia đình

Gia đình là môi trường đầu tiên góp phần vào việc hình thành những giá trị và hành vi của trẻ Việc xem xét các khía cạnh của nền tảng gia đình không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính cấu trúc gia đình mà còn mang lại sự thấu hiểu các thành viên bên trong đó Sự tương tác trong gia đình và phong cách giáo dục từ cha mẹ không ngừng tác động đến năng lực, hành vi của từng cá nhân kể cả khi họ đã trưởng thành (Ghahvehchi-Hosseini, Shahyad, & Pakdaman, 2021) Do đó, trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau của tâm lý học, các biến số của gia đình bao gồm sự tương tác, gắn kết và gắn bó luôn được quan tâm

Khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các quá trình chuyển biến xã hội và phát triển cá nhân, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá mối liên hệ giữa các khía cạnh khác nhau của sự phát triển cá nhân (khả năng nhận thức, giá trị đạo đức, động lực đạt thành tích, kỹ năng xã hội) với các yếu tố liên quan đến gia đình (cách nuôi dạy con cái, bầu không khí cảm xúc tổng thể và sự đoàn kết trong gia đình, mối liên kết và gắn bó cảm xúc giữa các thành viên cụ thể trong gia đình) (Schneewind, 1998) Sự gắn kết gia đình liên quan đến mối liên kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình và mức độ độc lập của từng cá nhân trong chính hệ thống đó Nếu các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau quá mức hoặc ngược lại là mất kết nối hoàn toàn

Trang 37

thì gia đình có thể khó thích nghi với các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài hệ thống và sự thay đổi của hoàn cảnh sống Lúc này, những tương tác mang tính xây dựng có thể bị cản trở vì thiếu sự kết nối giữa các thành viên hoặc các kết nối bị bóp méo quá mức Gia đình lành mạnh có xu hướng hướng tới điểm trung gian giữa sự gần gũi tột

độ và sự gắn kết yếu ớt, có thể được phân thành bốn cấp độ: lạnh nhạt (disengaged), tách biệt (separated), kết nối (connected) và mắc mứu (enmeshed) (Ghahvehchi-

Hosseini, Shahyad, & Pakdaman, 2021) Một lĩnh vực nghiên cứu khác tập trung vào việc tìm hiểu các yếu tố góp phần tạo nên sự đoàn kết trong gia đình, đặc biệt là sự tương trợ giữa các thành viên trong gia đình, như giữa cha mẹ và con cái Các nghiên cứu này xem xét nhiều biến số khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh vào sự gắn kết gia đình và gắn bó cảm Theo đó, sự gắn kết gia đình và sự gắn bó cảm xúc đều đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán sự sẵn lòng của con cái trưởng thành trong việc hỗ trợ cha mẹ già của họ (Montada, 1990) Trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, đặc biệt là với tiếp cận trị liệu gia đình, nhiều mô hình khác nhau đã được đưa ra để mô tả các loại hệ thống gia đình khác nhau dựa trên tác động của chúng đối với sự phát triển cá nhân, hôn nhân và gia đình Các mô hình này đề xuất rằng sự gắn kết và gắn bó cảm xúc trong gia đình, kết hợp với các yếu tố khác, có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc tâm lý của gia đình và sức khỏe tinh thần của từng thành viên (Shadish, 1993)

Nhìn chung, trong hầu hết các nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh gia đình, các kết quả cho thấy rằng sự gắn kết gia đình và gắn bó giữa các thành viên, bao gồm gắn bó cha mẹ-con cái, thường có xu hướng thay đổi cùng nhau (Schmitt, 2000)

1.1.5 Mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc

Gia đình là một đơn vị cơ bản trong hệ thống xã hội của một cá nhân, và do đó, gia đình có những tác động cụ thể đến sự phát triển của từng cá nhân (Uruk et al 2007) Sự gắn kết gia đình có mối quan hệ mật thiết với cảm nhận hạnh phúc của từng thành viên trong gia đình (Lorenzo-Blanco, 2016), và có mối tương quan đáng kể với sự

Trang 38

hài lòng trong cuộc sống ở cả cha mẹ lẫn người vị thành niên (Zabriskie, Aslan, & & Williamson, 2018)

Khi xem xét mối liên hệ giữa sự gắn kết gia đình và hạnh phúc trong cuộc sống của

sinh viên Trung Quốc, Chen và các đồng nghiệp (2015) đã phát hiện rằng trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa hai biến

số này Một nghiên cứu khác về mối quan hệ này được thực hiện ở những người lớn tuổi Hàn Quốc nhận thấy sự gắn kết trong gia đình có liên quan tích cực đến sự hài

lòng trong cuộc sống và mối quan hệ này một phần được điều hòa bởi sức bật tinh thần (resilience) (Kim, Kim, & Lim, 2020) Các nghiên cứu cho thấy sự gắn kết gia

đình là một yếu tố quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống của một cá nhân Khi các thành viên trong gia đình cảm thấy được kết nối về mặt cảm xúc và hỗ trợ lẫn nhau, họ có nhiều khả năng trải nghiệm những cảm xúc tích cực hơn, có sức khỏe tinh thần tốt hơn và cảm thấy có mục đích sống hơn Dẫu vậy, trong một số hoàn cảnh đặc thù, mối quan hệ giữa hạnh phúc trong cuộc sống và sự gắn kết gia đình có thể nghịch chiều nhau Điển hình là sự hài lòng trong

cuộc sống của những người chăm sóc người thân sa sút trí tuệ (dementia) thường có

mối tương quan nghịch với sự gần gũi trong gia đình (Gallant, Connell, & Bakal, 2013) Điều này có thể được lý giải là vì gia đình quá gần gũi có thể làm cho những người này cảm giác nặng nề và thiếu tự do cá nhân vì phải chăm sóc người kia Qua những nghiên cứu này, có thể nhận thấy sự tồn tại của một mối quan hệ phức tạp giữa gắn kết gia đình và hạnh phúc cuộc sống phụ thuộc vào cả yếu tố cá nhân lẫn môi trường Sự gắn kết gia đình thường được xem là một điều tốt, nhưng gắn kết quá nhiều có thể làm giảm cảm nhận hạnh phúc của từng cá nhân trong một số hoàn cảnh Trong một nghiện cứu khác được thực hiện ở người trẻ ở Ấn Độ, nhóm nghiên cứu nhận thấy gắn kết gia đình là một yếu tố dự báo quan trọng cho sự hài lòng trong cuộc sống và tồn tại mối tương quan tích cực đáng kể giữa hai biến số này (Kaur & Baruah, 2023) Theo đó, gắn kết gia đình đóng vai trò là yếu tố bảo vệ chống lại sự hài lòng

Trang 39

trong cuộc sống thấp và các biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy sự gắn kết gia đình có thể có tác động tích cực đến cảm nhận hạnh phúc của cá nhân

Dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự gắn kết gia đình đóng vai trò quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc, nhưng những cơ chế tiềm ẩn cũng như các yếu tố trung gian giữa chúng vẫn chưa được khám phá toàn diện Liệu sự gắn kết trong gia đình có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc thông qua một số biến số khác như gắn bó giữa cha mẹ-con cái hay không là một câu hỏi mà luận văn tập trung tìm ra câu trả lời

1.1.6 Mối quan hệ giữa gắn bó cha mẹ-con cái và cảm nhận hạnh phúc

Mối liên hệ giữa phong cách gắn bó và cảm nhận hạnh phúc đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự gắn bó lo âu và cảm nhận hạnh phúc có mối tương quan nghịch Đặc biệt, các tác giả còn nhận thấy ở nhóm người càng trẻ tuổi thì mối quan hệ này càng mạnh (Kafetsios & Sideridis, 2006) Các phát hiện của nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khía cạnh tránh né hay lo âu của sự gắn bó và giới tính có thể dự báo sự hài lòng trong cuộc sống của sinh viên đại học (Kalkotan, 2008) Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của sự gắn bó hay phong cách gắn bó đối với mức độ cảm nhận hạnh phúc trong đời sống cá nhân và xã hội của mỗi người (Abdülkadir Öztürk, 2010)

Cảm nhận hạnh phúc là một thuộc tính tương đối ổn định, phản ánh mức độ trải nghiệm những ảnh hưởng tích cực và có quan điểm tích cực về bản thân cũng như cuộc sống của mỗi người (Dush & Amato, 2005) Trong đó, môi trường gia đình đóng một vai trò then chốt trong việc hình thành cảm nhận hạnh phúc chủ quan của một cá nhân trong suốt cuộc đời của họ (Diener & Diener McGavran, 2008) Đặc biệt, ở giai đầu tuổi vị thành niên, cảm giác hài lòng trong cuộc sống và mối quan hệ tích cực với cha mẹ thường liên hệ chặt chẽ hơn so với mối quan hệ bạn bè (Ma & Huebner, 2008) Sự gắn bó với bạn bè ở giai đoạn này đóng vai trò trung gian trong việc điều hòa ảnh hưởng của sự gắn bó cha mẹ-con cái đối với sự hài lòng trong cuộc sống; càng gắn kết với cha mẹ thì sự gắn bó với bạn bè càng nhiều hơn, theo đó, mức độ hài lòng với cuộc sống cũng cao hơn Nói cách khác, trong khi các mối quan hệ ngang hàng ngày

Trang 40

càng trở nên quan trọng ở tuổi vị thành niên thì chính mối quan hệ gia đình mới là nền tảng cho những lợi ích tiềm tàng của tình bạn bền chặt đối với cảm nhận hạnh phúc của người trẻ

Khi xem xét mối liên hệ chặt chẽ giữa cảm nhận hạnh phúc của người trẻ và động năng gia đình, các nhà nghiên cứu đã xác định sáu yếu tố gia đình góp phần tạo nên cảm nhận hạnh phúc của người trẻ, bao gồm: môi trường gia đình an toàn, thân thiện, thoải mái; tương tác gia đình hòa hợp, vui vẻ; các thành viên giao tiếp cởi mở, tin cậy; cha mẹ tham gia và giám sát ở mức độ cao; con cái có được một đời sống cá nhân bên ngoài gia đình; con cái được coi trọng, có những đóng góp ý nghĩa trong gia đình (Joronen & Astedt-Kurki, 2005) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cho mối liên hệ đáng kể giữa các yếu tố động năng gia đình này với sự hài lòng trong cuộc sống của người trẻ Cụ thể, nhận thức về sự tương trợ (bao gồm sự thoải mái, hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và cảm giác thân thuộc) và sự ổn định của gia đình là những yếu tố dự báo mạnh mẽ cho mức độ hài lòng trong cuộc sống (bao gồm thái độ tích cực và niềm vui trong cuộc sống) của người trẻ (Rask, Astedt-Kurki, Paavilainen, & Laippala, 2003)

Tóm lại, khía cạnh gia đình là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của người trẻ Các khía cạnh này thường được đặc trưng bởi môi trường gia đình, cấu trúc và cách thức tương tác giữa các thành viên được đặc trưng bởi sự an toàn, thân thiện và gắn kết Nói cách khác, sự gắn kết gia đình theo cách này tạo điều kiện cho sự bền chặt trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cũng như tạo ra nền tảng cho những trải nghiệm tích cực trong đời sống cá nhân của từng thành viên Bên cạnh đó, mối quan hệ chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái cũng có những ảnh hưởng nhất định đến cảm nhận hạnh phúc, bao gồm sự hài lòng trong cuộc sống, của người trẻ Vì vậy, mức độ tác động của sự gắn bó cha mẹ-con cái như một yếu tố trung gian cần được xem xét kỹ lưỡng trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa gắn kết gia đình và cảm nhận hạnh phúc chủ quan ở người trẻ

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN