Well-2.Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh vào việc hiểu rõ cách Đau buồn ảnh hưởng đến Well-being của trẻ VTN, đặc biệt là vai trò trung gian quan trọng của s
Bối cảnh và tầm quan trọng của đề tài
Những năm gần đây, tâm lý học lâm sàng dành cho trẻ Vị thành niên (VTN) nhận được sự chú ý đáng kể trên toàn thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2020), thế giới có khoảng 10-20% trẻ em và vị thành niên đang chịu ảnh hưởng các vấn đề về sức khỏe tâm thần Đặc biệt, tại các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và thay đổi liên tục như TP Hồ Chí Minh, trẻ VTN ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức về tâm lý và cảm xúc Đau buồn được định nghĩa là một phản ứng tâm lý tự nhiên đối với mất mát, là một trong những trải nghiệm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần của trẻ VTN Trong báo cáo năm 2021, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nhận định, sự mất mát và Đau buồn có thể gây ra các vấn đề tâm lý lâu dài nếu không được xử lý đúng cách Trong môi trường đô thị hóa, gia đình và hệ thống hỗ trợ xã hội có thể không ổn định, việc xử lý Đau buồn trở nên phức tạp và nhiều thách thức hơn Well-being hay tình trạng hạnh phúc và sức khỏe tinh thần được xem là yếu tố quan trọng Việc nuôi dưỡng Well-being sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc sống sau này (WHO, 2020) Đây cũng là đặc điểm cần chú trọng trong việc đánh giá sức khỏe tinh thần của trẻ VTN
Theo thống kê từ nghiên cứu của Woodward et al., (2023) có ít nhất 140 triệu trẻ em trên toàn thế giới mồ côi Thống kê từ nghiên cứu của Nhà tâm lý học Akyüz (2019), có 44.9% trẻ VTN mất người thân (cha mẹ, anh chị, ông/bà, cô, chú) Đây không chỉ là một vấn đề xa vời trên Thế giới mà ở Việt Nam, hàng nghìn trẻ em đang phải vật lộn với sự mất mát này
Về mất mát ở Việt Nam, năm 2022, Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, đại dịch Covid-19 năm 2022 đã khiến 4.461 trẻ mồ côi, trong đó 193 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ Hơn nữa, khoảng 8-20% trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam phải đối mặt với những thách thức về sức khỏe tâm thần.
Theo thống kê sau đại dịch Covid 19, TP, HCM của Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM, tính đến ngày 11/10/2021 có khoảng 1.500 trẻ em mồ côi Trong đó có khoảng
580 học sinh cấp 2, 430 trẻ cấp 3
Những con số trên không chỉ nêu bật mức độ mất mát mà còn nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các cơ chế đối phó hiệu quả và hỗ trợ cho thế hệ trẻ của chúng ta, điều này thúc đẩy tầm quan trọng của nghiên cứu này
Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu khám phá mối quan hệ giữa Đau buồn, Well- being và sự Tiết lộ ở trẻ VTN tại TP HCM Việc hiểu rõ hơn về phương thức trẻ VTN trải qua và xử lý Đau buồn không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có tác động lớn đến thực tiễn xã hội, nhất là trong bối cảnh hậu Covid và đô thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh vào việc hiểu rõ cách Đau buồn ảnh hưởng đến Well-being của trẻ VTN, đặc biệt là vai trò trung gian quan trọng của sự tự Tiết lộ trong quá trình này Đưa ra những bằng chứng khoa học về mối liên kết giữa Đau buồn - Tiết lộ và Well-being Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất các phương tiện hỗ trợ tâm lý thực tế và thiết thực
Kết quả của nghiên cứu sẽ là bước quan trọng để hiểu tâm lý của trẻ VTN khi Đau buồn do mất mát và mang lại những ứng dụng hữu ích trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của các em.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò trung gian của sự Tiết lộ trong mối liên quan giữa Đau buồn và Well-being
Đo lường mức độ Đau buồn bằng thang đo Đau buồn - Adolescent Grief Inven- tory (AGI)
Đo lường mức độ sự Tiết lộ cảm xúc bằng thang đo Tiết lộ sự Đau khổ - Dis- tress Disclosure Index (DDI)
Đánh giá mức độ Well-being bằng thang đo Năm chiều dành cho tuổi VTN - The EPOCH Measure for Adolescence (EPOCH)
Khách thể nghiên cứu
Trẻ VTN trong độ tuổi từ 11 đến 17 (theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ - APA), đang sống tại TP HCM.
Ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu
Thực trạng nghiên cứu về sự Tiết lộ, Đau buồn và Well-being
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Tiết lộ
Nghiên cứu về Tiết lộ bản thân đã có một lịch sử lâu dài, là một phần trong nhiệm vụ hiện sinh của Jourard, đặc biệt là mối quan tâm của ông trong việc tìm hiểu ý nghĩa của “cái tôi thực sự ”, bắt đầu nghiên cứu những sai sót trong sự hiểu biết giữa con người với nhau, một hiện tượng mà ông tin là gốc rễ của các vấn đề trong gia đình và trong xã hội Xuất phát từ bảng câu hỏi của Jourard và Lasakow (1958), đo lường
“Quá trình làm cho người khác biết đến bản thân” Công trình này đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới, tập trung vào cách thức và lý do mà chúng ta chia sẻ thông tin cá nhân với người khác
Nguồn gốc lịch sử của khái niệm tự Tiết lộ có thể được tìm thấy “tại trung tâm của tâm lý trị liệu” (at the heart of psychotherapy) (Stiles, 1995, tr 71), trong đó việc thân chủ Tiết lộ những suy nghĩ, cảm xúc và xung đột cá nhân của họ là một phần thiết yếu của quá trình trị liệu (Farber, 2006) Dựa trên lý thuyết phân tâm học giữa các cá nhân của Harry Stack Sullivan (1953), Sidney Jourard đã khái niệm hóa xu hướng tiết lộ thông tin cá nhân là tự Tiết lộ (Jourard, 1958; Altman và Taylor, 1973) Altman và Taylor (1973) đã nêu bật chức năng xã hội của tự Tiết lộ, mô tả nó như một quá trình trong đó mọi người để người khác biết đến mình Derlega và Grzelak (1979) tập trung vào nội dung hơn là chức năng xã hội của tự Tiết lộ, định nghĩa nó là “bất kỳ sự trao đổi thông tin nào đề cập đến bản thân, bao gồm trạng thái cá nhân, khuynh hướng, sự kiện trong quá khứ và kế hoạch cho tương lai” Các nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh các khía cạnh phản ánh của tự Tiết lộ, mô tả nó là thông tin mô tả, đánh giá và cảm xúc về bản thân (Morton, 1978)
Theo Altman và Taylor (1973), Omarzu (2000) nhấn mạnh bản chất đa chiều của tự Tiết lộ và xác định ba khía cạnh chính của hành vi tự Tiết lộ : bề rộng của tự Tiết lộ, như được phản ánh qua số lượng chủ đề được Tiết lộ; độ sâu của tự Tiết lộ, được phản ánh qua mức độ thân mật của việc Tiết lộ; và thời lượng của tự Tiết lộ, được phản ánh qua lượng thời gian tuyệt đối dành cho việc tiết lộ Forgas (2011) nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm trạng đến tự Tiết lộ
Tiết lộ trong cuộc sống hàng ngày
Nghiên cứu về bản chất và quá trình Tiết lộ bản thân trong cuộc sống hàng ngày có lịch sử lâu đời hơn Nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng Kurt Lewin đã thực hiện một số nghiên cứu đầu tiên (1948) về việc Tiết lộ, nhận thấy rằng người Mỹ, so với người Đức, có nhiều khả năng cởi mở hơn, tức là Tiết lộ những mối quan tâm riêng tư với người lạ Goffman (1959), viết từ góc độ xã hội học, đã đưa ra thuật ngữ lâu đời “sự thể hiện bản thân trong cuộc sống hàng ngày”
Theo cả Goffman và Jourard, việc trình bày hoặc trình bày sai của các cá nhân với người khác có một hình thức cụ thể, đó là cố gắng thể hiện bản thân theo một công thức “kết quả tốt nhất” (“best-outcome”) Nghĩa là, mọi người tìm cách thể hiện bản thân theo cách tối đa hóa quan điểm của người khác về họ hoặc phù hợp với các chuẩn mực của xã hội một cách có ý thức
Các công trình nghiên cứu của Jourard chia thành ba lĩnh vực tâm lý khác nhau Tâm lý xã hội ("Làm thế nào để chúng ta thể hiện bản thân với người khác?") Tập trung vào cách chúng ta biểu đạt bản thân trước người khác và cách chúng ta xây dựng hình ảnh của mình trong xã hội Tâm lý học lâm sàng ("Chúng ta liên hệ với người khác như thế nào và tác động của nó đối với sức khỏe tâm thần?"), liên quan đến cách chúng ta tương tác và xây dựng mối quan hệ với người khác, và tác động của những tương tác này đối với sức khỏe tâm thần Tâm lý học hiện sinh ("Chân thật hay thực tế trong cuộc sống nghĩa là gì?"), đặt ra vấn đề về ý nghĩa của việc sống một cuộc sống chân thật và thực tế Tóm lại, ba lĩnh vực tâm lý này, tập trung vào cách chúng ta biểu đạt bản thân, tương tác với người khác, và ý nghĩa của cuộc sống chân thật
Xem xét các khía cạnh văn hóa của việc Tiết lộ, nghiên cứu về người lớn và sinh viên châu Á (Chen & Danish, 2010; Yoo & Yoon, 2008; Lan et al., 2011) cho thấy sự khác biệt về văn hóa trong cách Tiết lộ và tác động đến sự hài lòng và Well-being
Tiết lộ trong tâm lý trị liệu
Ellenberger (1970) cho rằng “bí mật gây bệnh” – những bí mật thường được đặc trưng bởi niềm đam mê bị kìm nén (ghen tuông, hận thù, tham vọng), xấu hổ hoặc vi phạm đạo đức mang tính chất tình dục – đã được dành một vị trí đặc biệt trong suốt lịch sử Ông lưu ý, tầm quan trọng của chúng không nằm ở nội dung mà ở ý nghĩa và những hậu quả rối loạn chức năng của chúng (ví dụ: lo lắng, trầm cảm, suy giảm mối quan hệ giữa các cá nhân) giữa những người giữ bí mật
Nghi thức xưng tội, được thực hiện bởi các nền văn minh sơ khai cũng như Công giáo và một số giáo phái Tin lành, đóng vai trò là tiền thân của các phương pháp điều trị tâm lý hiện đại nhấn mạnh đến sự cần thiết phải Tiết lộ để chữa lành Điều này có lẽ được thấy rõ nhất trong tính chính thống của Giáo hội Thiên chúa giáo, vốn nhấn mạnh tầm quan trọng và thậm chí đòi hỏi phải thú nhận tội lỗi của mỗi người
Do đó, việc giữ bí mật, đặc biệt là những bí mật phản ánh hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc có tính chất bị cấm đoán, từ lâu đã gắn liền với sự xấu hổ , tội lỗi và các hình thức dằn vặt cá nhân khác, trong khi việc Tiết lộ chúng có liên quan đến sự nhẹ nhõm và minh oan
Lợi ích cho sức khỏe (đồng thuận và không đồng thuận)
Một nghiên cứu ban đầu của Pennebaker và O'Heeron (1984), bao gồm một thước đo trực tiếp về Tiết lộ cảm xúc, dường như cung cấp hỗ trợ cho giả định rằng Tiết lộ cảm xúc với người khác sẽ làm giảm bớt nỗi đau khổ ở những người trải qua mất mát
Tự tiết lộ thông tin về bản thân, đặc biệt là thông qua việc viết văn bản, là một chủ đề nghiên cứu có hệ thống, chú trọng vào lợi ích của việc chia sẻ cảm xúc và trạng thái tâm lý Kể từ báo cáo ban đầu của Pennebaker và Beall (1986) chứng minh tác động tích cực đối với sức khỏe toàn diện và giảm số lần thăm bác sĩ do tiết lộ bằng văn bản, nhiều nghiên cứu đã khám phá lợi ích của việc này trên nhiều đối tượng khác nhau
Người ta lập luận rằng hành động Tiết lộ thông tin gây Đau buồn sẽ mang lại lợi ích sức khỏe do giảm căng thẳng tâm lý do đối mặt với tác nhân gây căng thẳng và sử dụng các hỗ trợ để đối phó với tác nhân gây căng thẳng (Pennebaker, 1997) Derlega et al., (1993) cùng với Pennebaker (1997) đã mở rộng lĩnh vực nghiên cứu này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Tiết lộ quản lý căng thẳng và xây dựng mối quan hệ
Một câu hỏi cơ bản đã được nghiên cứu là liệu việc Tiết lộ thông tin cá nhân, đặc biệt là những trải nghiệm Đau buồn, có thể là dấu hiệu báo trước về sức khỏe tâm lý và thể chất hay không? Các nghiên cứu (Barr, Kahn, & Schneider, 2008; Garrison &
Kahn, 2010; Kahn & Garrison, 2009; và nhiều nghiên cứu khác) đã trả lời rằng có sự liên kết tích cực giữa việc Tiết lộ và sức khỏe
Đau buồn
Freud (1917) đã phát triển một lý thuyết về việc đương đầu với mất mát và khái niệm Công việc Đau buồn (grief work) Nhà Phân tâm học này định nghĩa tình yêu như là sự gắn bó (cathexis) năng lượng tình dục với hình ảnh tinh thần của người thân yêu Khi mất đi người thân yêu qua cái chết, năng lượng của người sống sót vẫn gắn bó với suy nghĩ về ký ức về người đã mất Theo Freud, chức năng tâm lý của tang thương là giải phóng cá nhân khỏi ràng buộc với người đã mất, từ từ rút lui bằng cách nhìn lại quá khứ và suy ngẫm về tương lai
Công cụ đo lường cho độ tuổi VTN
Trong nhiều thập kỷ, hầu hết các nghiên cứu về tang chế thường tập trung vào đối tượng người lớn Nghiên cứu dành cho VTN lại khá hạn chế Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các thước đo có độ tin cậy, tập trung vào các mối quan hệ được lựa chọn (cha hoặc mẹ qua đời) và phụ thuộc vào các mẫu lâm sàng (Kaplow et al., 2012)
Kaplow et al., (2012) và Andriessen (2018) đã nêu bật bối cảnh phát triển của nỗi Đau buồn mất người thân ở VTN và tầm quan trọng của các công cụ đo lường nỗi Đau buồn có nguồn gốc từ thực nghiệm Một phương pháp đo lường Đau buồn có giá trị theo trải nghiệm của VTN là (AGI) (Andriessen, 2018) Mô hình AGI gồm 6 yếu tố đã cung cấp nhiều mô tả phù hợp với trải nghiệm Đau buồn (Nỗi buồn; Tự trách móc; Lo lắng và tự làm hại bản thân; Sốc; Giận dữ và phản bội; Cảm giác bình yên)
Các phê bình công cụ đo lường
Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại đưa ra những phê bình về Đo lường sự Đau buồn Chẳng hạn như nghiên cứu của Neimeyer & Hogan (2001) đã bị chỉ trích khi nghiên cứu về tang chế do tập trung nhiều vào thang đo tâm thần hơn là vào sự Đau buồn cũng như việc giám sát các đặc điểm Đau buồn cụ thể như khao khát Tập trung nhiều vào bệnh lý, loại bỏ phản ứng tự nhiên của Đau buồn trước mất mát lớn Bên cạnh đó họ cũng bỏ qua những cảm giác Đau buồn tích cực như sự nhẹ nhõm, sự phát triển cá nhân.
Well-being
Nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu về Tiết lộ bản thân và Well-being của trẻ VTN vẫn còn hạn chế Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu đã bắt đầu mở rộng thêm thông tin về lĩnh vực này
Trong nghiên cứu tác động của môi trường gia đình và xã hội (Phan Thị Mai Hương, 2005; Phan Thị Mai Quyên, 2021) nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ ngang hàng từ bạn bè trong việc giúp VTN đương đầu với thử thách, bao gồm cả Đau buồn Những phát hiện này có thể liên quan đến cách VTN quản lý nỗi Đau buồn và sự hiện diện hay vắng mặt của hỗ trợ xã hội tích cực ảnh hưởng đến Well-being của họ như thế nào
Nghiên cứu cha mẹ ly hôn và tác động tâm lý (Phan Thị Mai Quyên, 2005) chỉ ra cha mẹ ly hôn có thể là nguyên nhân gây Đau buồn cho VTN Trải nghiệm này có thể ảnh hưởng đến cơ chế đối phó của VTN và quá trình Đau buồn cũng như sẵn sàng tìm kiếm sự hỗ trợ
Vai trò của các trang mạng xã hội - Social Networking Sites (SNS) trong việc Tiết lộ (Hung & Quynh, 2022) cho rằng việc sử dụng SNS ở VTN là một cách hiện đại để
Tiết lộ bản thân Sự tương tác trên mạng xã hội như một con dao hai lưỡi Mặt tích cực là nó cung cấp nền tảng để bày tỏ sự Đau buồn và tìm kiếm sự hỗ trợ Mặt tiêu cực là dẫn đến những kết nối hời hợt, không mang lại sự hỗ trợ sâu sắc trong quá trình xử lý nỗi Đau buồn
Sức khỏe tâm thần ở các nhóm tuổi khác nhau (Samuels et al., 2022) chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của VTN như hỗ trợ xã hội, sự tự tin và hiểu biết về sức khỏe tâm thần Việc hiểu những yếu tố này rất quan trọng trong việc hiểu cách VTN đối phó với Đau buồn Các yếu tố như áp lực học tập và mua sắm trực tuyến cũng có thể đóng một vai trò trong cách VTN xử lý và bày tỏ nỗi đau, ảnh hưởng đến phương pháp Tiết lộ và sức khỏe tổng thể Well-being
Những nghiên cứu tại Việt Nam cung cấp cái nhìn đa diện về các yếu tố ảnh hưởng đến Đau buồn, Well-being và sự Tiết lộ của VTN ở Việt Nam, nêu bật vai trò quan trọng của hệ thống hỗ trợ xã hội
Bằng cách tập trung vào đối tượng trẻ VTN đang sinh sống và học tập tại TP HCM, nghiên cứu này thu hẹp khoảng cách trong các tài liệu do người nghiên cứu thu thập được Khám phá các trải nghiệm Đau buồn liên quan đến việc mất mát ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe Well-being Nghiên cứu tập trung nhấn mạnh vào vai trò trung gian của việc Tiết lộ trong quá trình Đau buồn và nâng cao sức khỏe Well-being của VTN Nghiên cứu mong muốn mang lại những đóng góp mới cho tâm lý VTN, làm phong phú thêm sự hiểu biết rộng hơn về Well-being của VTN Ngoài ra, nó có ý nghĩa trong việc cung cấp những hiểu biết quan trọng về cơ chế đối phó và hệ thống hỗ trợ xã hội phù hợp với VTN ở TP HCM, một bối cảnh chưa được đề cập trong các tài liệu nghiên cứu ở trên
Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều chỉ ra rằng việc Tiết lộ hay chia sẻ thông tin cá nhân dù tích cực hay tiêu cực, đều có ảnh hưởng đáng kể đến
Well-being của trẻ VTN Tuy nhiên, cần có sự cẩn trọng trong việc Tiết lộ, đặc biệt là xem xét đến người nghe và bối cảnh xã hội để đảm bảo hiệu quả tích cực nhất Bên cạnh đó, đặc biệt quan trọng với các nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức Tiết lộ thông tin cá nhân trong môi trường văn hóa và xã hội cụ thể, cũng như việc làm thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển và Well-being của trẻ VTN.
Đau buồn
1.2.1 Đau buồn (grief) Định nghĩa cơ bản Đau buồn là một trạng thái cảm xúc sâu sắc, thường xuất hiện sau một mất mát lớn như cái chết của người thân Đây là một phản ứng tự nhiên, lành mạnh thích nghi với sự mất mát chứ không phải là một rối loạn (Harris, 2022)
Weiss (2001) mô tả Đau buồn như là một nỗi đau nghiêm trọng và có thể kéo dài, sự đau đớn của tâm hồn và tâm trí (Abi-Hashem, 2017) Nó xảy ra sau tất cả các loại mất mát, bao gồm cả việc mất mát liên quan đến cái chết và không liên quan đến cái chết, những mất mát hữu hình và vô hình, cũng như những trải nghiệm mất mát có thể đang diễn ra tự nhiên (Harris, 2022) Đau buồn là một trải nghiệm phổ biến diễn ra ở tất cả mọi người nhưng phản ứng và biểu hiện Đau buồn ở mỗi cá nhân là khác nhau (Andriessen, 2018) Đau buồn theo thang đo AGI
Với sáu yếu tố bao quát một cách toàn diện các phản ứng đau buồn đa dạng của VTN
Yếu tố 1 - Nỗi buồn: bao gồm cảm giác bất công, cảm giác bất lực và các phản ứng như tỏ ra mạnh mẽ Cảm giác bất công và sự miễn cưỡng chia sẻ trải nghiệm đau buồn có thể là điển hình ở VTN (Andriessen et al., 2018a)
Yếu tố 2 - Tội lỗi: bao gồm sự tức giận với bản thân, cảm giác tự trách, hối tiếc và xấu hổ Đây là yếu tố phản ánh quan điểm thế giới nội tâm của tuổi VTN, theo đó VTN có thể liên kết các sự kiện bên ngoài với bản thân, điều này có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi mạnh mẽ khi có sự mất mát người thân yêu (Balk, 2014)
Yếu tố 3 - Lo âu và tự hại: bao gồm lo lắng, gặp ác mộng, gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc ăn uống, có ý định tự tử hoặc tự hại Sự lo lắng và lo âu ở VTN có liên quan đến vấn đề ăn uống và cố tình làm hại bản thân, những đặc điểm có thể xuất hiện trước hoặc sau khi mất người thân (Andriessen và cộng sự, 2016)
Yếu tố 4 - Sốc: liên quan đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối bởi cái chết và nghĩ rằng nó có thể được ngăn chặn Tuổi VTN là giai đoạn cuộc đời mà nhiều người có trải nghiệm tỉnh táo lần đầu tiên về cái chết của một người thân yêu Việc học hoặc tìm hiểu về cái chết có thể làm gia tăng cảm giác sốc từ sự mất mát (Andriessen at al 2018a; Balk, 2014)
Yếu tố 5 - Tức giận và phản bội: bao gồm cảm giác bị bỏ rơi, phản bội, bị từ chối và tức giận với người đã mất hoặc người khác Cảm giác tức giận là điều phổ biến ở VTN khi cố gắng tìm vị trí của riêng mình trong thế giới và nhiều VTN chưa phát triển được các kỹ năng ứng phó với các tình huống mất mát (Balk, 2014)
Yếu tố 6 - Cảm giác bình yên: liên quan đến cảm giác bình tĩnh và sẵn sàng đối mặt với sự mất mát, cảm thấy nhẹ nhõm hoặc biết ơn và chấp nhận tình huống với bình thản Mặc dù buồn bã, nhiều VTN trải qua những phản ứng tích cực như biết ơn vì đã biết người đã khuất, có thể là người bạn tâm giao hoặc tấm gương, và những trải nghiệm này có thể mang lại niềm an ủi (Andriessen et al., 2018a)
Khái niệm trọng tâm của lý thuyết Đau buồn hiện nay là, Đau buồn là một quá trình vừa mang tính thích nghi vừa cần thiết để xây dựng lại thế giới giả định (mối quan hệ gắn bó) sau khi bị phá hủy bởi những trải nghiệm mất mát đáng kể (Harris, 2020) Điều này có nghĩa là việc mất đi thế giới giả định có thể xảy ra từ những sự kiện liên quan đến cái chết cũng như những sự kiện không liên quan đến cái chết của một người thân yêu Tổn thất không chỉ có thể là chết hoặc không liên quan đến cái chết về mặt định hướng, mà còn có thể là hữu hình, vô hình hoặc kết hợp cả hai Đôi khi, những gì chết đi có thể ở bên trong cá nhân, chẳng hạn như mất đi hy vọng, ước mơ, danh tính hoặc niềm tin (Harris, 2020) Đau buồn không liên quan đến cái chết
Sarah (2019) mô tả bốn loại Đau buồn không liên quan đến cái chết gồm:
Mất danh tính : mất vai trò hoặc liên kết Ví dụ: ly hôn, mất cảm giác nữ tính sau phẫu thuật ung thư vú, mất danh tính làm cha mẹ khi con cái trưởng thành, mất việc hoặc thay đổi nghề nghiệp, rời bỏ một nhóm tôn giáo Mỗi người phải trải qua Đau buồn về mất mát danh tính rồi phải xây dựng lại bản thân, tích hợp mất mát vào cuộc sống Một số cảm thấy mất mát này không mong muốn, gây Đau buồn tăng cường Người khác tự quyết định thay đổi danh tính, nhưng vẫn cảm thấy xung đột và buồn vì lựa chọn của mình
Mất an toàn: về thể chất, tinh thần và cảm xúc Đây là trải nghiệm Đau buồn liên quan đến cảm giác không an toàn về thể chất, tinh thần và cảm xúc Trải nghiệm này có thể xảy ra trong nhiều tình huống như người sống sót sau chấn thương, gia đình không ổn định về chỗ ở, cha mẹ ly hôn, bạc lực ở cộng đồng, phát hiện đối tác không chung thủy Mất an toàn có thể làm thế giới của một người cảm thấy không an toàn, gây ra cảm giác cảnh giác cao hoặc thậm chí tê liệt Chúng ta mong đợi cảm giác an toàn ở nhà, cộng đồng và trong mối quan hệ Mất đi cảm giác an toàn, dù thể chất hay cảm xúc cũng có thể khiến thế giới của một người cảm thấy không an toàn Việc phục hồi cảm giác an toàn có thể khó khăn, đặc biệt với những người chịu ảnh hưởng của chấn thương và bất ổn
Mất tự chủ : mất khả năng quản lý cuộc sống và công việc Ví dụ: Người cao tuổi không thể tự chăm sóc bản thân buồn vì sự suy giảm (cũng liên quan đến mất danh tính là thành viên đóng góp cho xã hội) Một người gặp khó khăn tài chính cảm thấy mất tự chủ khi phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác Mất tự chủ kích hoạt nỗi Đau buồn về sự mất kiểm soát và cuộc đấu tranh để duy trì bản thân Trong trường hợp bệnh tật và khuyết tật, mất tự chủ (và thường là mất danh tính) là điểm đánh dấu cho mỗi bước đi của họ Mỗi giai đoạn suy giảm mới mang theo nỗi Đau buồn cho sự độc lập và khả năng hoạt động đã mất Người gặp khó khăn tài chính sâu sắc có thể trải qua cảm giác mất mát tương tự, biểu hiện qua việc lựa chọn bị thu hẹp cùng với sự thất bại hoặc tuyệt vọng Họ phải đối mặt và buồn thương về những mất mát này, đồng thời tái định hình bản thân trong bối cảnh giới hạn này
Mất ước mơ hay kỳ vọng : đối mặt với hy vọng và ước mơ không thành hiện thực
Loại Đau buồn đặc trưng bởi cảm giác mất phương hướng sâu sắc Mất ước mơ hay kỳ vọng là trải nghiệm Đau buồn khi đối mặt với kỳ vọng không thành sự thật như vô sinh, sinh viên giỏi khó khăn khi tìm việc, sự nghiệp không như mong đợi Điều này tạo cảm giác mất phương hướng, bất công, và thất vọng sâu sắc, dẫn đến việc so sánh bản thân với người khác và cảm giác thất bại
Như vậy, bốn loại Đau buồn không liên quan đến cái chết gồm: Mất danh tính; Mất an toàn; Mất tự chủ; Mất ước mơ hay kỳ vọng đều gây ra Đau buồn Cách nhìn nhận này giúp ta đối mặt với khó khăn bằng lòng tốt Thay vì chỉ xem Đau buồn là một trạng thái tiêu cực, cách nhìn này khích lệ chúng ta chấp nhận và hiểu nỗi đau như một phần tự nhiên của cuộc sống, đồng thời cho phép chúng ta thể hiện lòng tốt và sự hỗ trợ đối với bản thân và người khác trong quá trình Đau buồn Đau buồn mô tả quá trình nội tâm, làm nó trở nên có ý nghĩa Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy không xứng đáng dùng từ này khi gặp thất bại và bi kịch
Theo Freud (1917), công việc Đau buồn về cơ bản là một quá trình nội tâm thần kinh liên quan đến việc giải mẫn cảm với những trải nghiệm cảm xúc thông qua việc tiếp xúc nhiều lần với những ký ức Đau buồn Mặc dù chia sẻ xã hội hoặc Tiết lộ cảm xúc có thể không phải là điều kiện cần thiết của công việc Đau buồn, vì các cá nhân cũng có thể đối mặt với nỗi đau của mình và vượt qua nó một cách độc lập, hai quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: mọi người phải đối mặt với mất mát của họ để nói về nó Đau buồn cũng không phải là thứ chúng ta cố gắng "vượt qua" hoặc có thể "hồi phục" như người ta có thể hồi phục sau cơn nghiện ngập hay bệnh tật (Andriessen, 2018)
Sự Tiết lộ
Con người có xu hướng tự nhiên là chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác, và xu hướng này thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi họ trải qua một sự kiện rất khó chịu hoặc dễ chịu trong cuộc sống Sự tự Tiết lộ được tiếp cận như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đau buồn và Well-being
Tiết lộ là quá trình một người chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc hoặc trải nghiệm cá nhân, thường là những vấn đề nhạy cảm hoặc khó nói với người khác (Jourard, 1971 ), đã được khái niệm hóa trong tài liệu tâm lý học theo nhiều cách khác nhau và được đo lường bằng nhiều công cụ khác nhau Pennebaker & Beall (1986) mô tả Tiết lộ như một phương thức để xử lý các sự kiện đau thương thông qua việc viết hoặc nói về chúng Tiết lộ giúp cá nhân có cơ hội xem xét lại và tái cấu trúc những trải nghiệm khó khăn của mình Coates & Winston (1987) cũng nhấn mạnh sự Tiết lộ nỗi đau khổ như một hành động công khai về những cảm xúc khó chịu
Tiết lộ đề cập đến hành vi giao tiếp qua đó người nói có ý thức làm người khác biết về mình (Pearce & Sharp, 1973) Tiết lộ là một trong những nền tảng cơ bản của hành vi xã hội con người thường được coi là một phần của nhân cách lành mạnh (Jourard, 1971) Tiết lộ là quá trình xảy ra khi các cá nhân tương tác với nhau, chứ không phải bất kỳ đặc điểm nào của một trong hai hoặc cả hai người tham gia, sau đó được coi là phát sinh tự bộc lộ (Dindia, 2002 )
Với góc nhìn phân tâm của Freud (Greenberg, 1995), Tiết lộ là quá trình giải phóng các suy nghĩ và cảm xúc ức chế, giúp giảm bớt xung đột nội tâm và căng thẳng tâm lý Từ góc nhìn hiện sinh, Tiết lộ được xem là một hành động tự xác định, giúp cá nhân tự khám phá và hiểu rõ hơn về chính mình thông qua việc chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc của mình (Dekker, 1993) Quá trình này quan trọng trong việc đối mặt với Đau buồn và xây dựng Well-being, đặc biệt trong đối tượng trẻ VTN
Theo Coates và Winston (1987), việc Tiết lộ nỗi đau khổ phản ánh sự tiết lộ công khai những cảm giác khó chịu của một người
Do đó, việc khám phá bản chất của việc Tiết lộ nỗi đau khổ đòi hỏi một công cụ được xác thực để đo lường xu hướng che giấu nỗi đau của một người so với việc
Tiết lộ nỗi đau khổ theo thời gian Tiết lộ sự đau khổ như một xu hướng hành vi được trừu tượng hóa theo thời gian Thang đo DDI sẽ cho thấy sự ổn định mạnh mẽ về thời gian Theo Kahn & Hessling (2001),
Tiết lộ trong thang đo DDI
Tiết lộ nỗi đau khổ là một xu hướng tương ứng với việc tự Tiết lộ cảm xúc trong một tình huống nhất định (Watson & Clark, 1991)
Việc tự Tiết lộ cảm xúc rất phù hợp với các vấn đề quan trọng đối với việc tư vấn cho các nhà tâm lý học Việc thể hiện cảm xúc, dù sử dụng phương thức ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, đều có thể làm giảm sự căng thẳng liên quan đến việc ức chế biểu hiện, tạo điều kiện phát triển sự hiểu biết sâu sắc và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân theo những cách mong muốn (Kennedy-Moore & Watson, 2001)
Việc thân chủ tự Tiết lộ hoặc thể hiện thông tin cá nhân bằng lời nói cũng là “trọng tâm của tâm lý trị liệu” (Stiles, 1995, trang 71), và nghiên cứu với các thân chủ trị liệu ủng hộ việc tự tiết lộ như một thành phần thiết yếu của quá trình tư vấn (Farber, 2006) Vì vậy, việc Tiết lộ cảm xúc là sợi dây kết nối các khía cạnh khác nhau của Well-being, sự điều chỉnh tích cực và điều trị tâm lý trị liệu thành công
Cuối cùng, việc Tiết lộ nỗi đau khổ hầu như không liên quan đến việc đánh giá lại nhận thức , một phát hiện không có gì đáng ngạc nhiên vì mục tiêu của việc Tiết lộ nỗi đau khổ là diễn đạt nỗi đau khổ của một người cho người khác, trong khi mục tiêu của việc đánh giá lại nhận thức là thay đổi cách một người hiểu một sự kiện để thay đổi ý nghĩa cảm xúc của nó (Gross & John, 2003)
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự Tiết lộ
Một người quyết định nói về các vấn đề của mình hay không, là trọng tâm của hai phần, một mô tả sự che giấu bản thân và phần còn lại là sự Tiết lộ bản thân (Kahn & Hessling, 2001) Che giấu liên quan đến một quá trình tích cực, trong khi tiết lộ liên quan đến một quá trình ức chế tích cực, trong khi Tiết lộ liên quan đến một quá trình tích cực đối mặt với đau khổ, Đau buồn (Kelly & McKillop, 1996; Larson & Chastain, 1990; Pennebaker, 1989, 1997)
Liên quan đến mối quan hệ với việc điều chỉnh tâm lý, việc che giấu nỗi đau khổ được cho là có liên quan tiêu cực đến sự điều chỉnh tâm lý vì sự căng thẳng tinh thần liên quan đến việc che giấu (Larson & Chastain, 1990), trong khi việc Tiết lộ những trường hợp đau khổ cụ thể đã được chứng minh là mang lại lợi ích sức khỏe tích cực do giảm căng thẳng tâm lý do việc tiết lộ nỗi đau khổ (Pennebaker, 1997)
Xu hướng của một người khi nói với người khác về nỗi đau khổ của mình
Đầu tiên, các mối quan hệ tích cực với việc Tiết lộ bản thân, hỗ trợ xã hội và hướng ngoại ủng hộ ý tưởng rằng những người tiết lộ có xu hướng thoải mái nói về các khía cạnh của bản thân với các thành viên trong mạng xã hội của họ
Thứ hai, sự Tiết lộ không bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng lo lắng hoặc nhu cầu được người khác chấp thuận (Kahn & Hessling, 2001)
Sự Tiết lộ là một quá trình phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như môi trường xã hội, văn hóa, giới tính và tính cách cá nhân Các nghiên cứu của Kahn & Hessling (2001) cùng với những nghiên cứu khác đã làm sáng tỏ sự phức tạp trong cách các cá nhân lựa chọn chia sẻ hoặc giữ kín thông tin cá nhân Pennebaker et al., (2004;1997) nhận thấy khi cá nhân thay vì chỉ tập trung vào thông tin tiêu cực hoặc chỉ thông tin tích cực mà Tiết lộ cả thông tin tích cực lẫn tiêu cực sẽ có lợi ích tốt nhất về sức khỏe thể chất và tâm lý
Môi trường xã hội và văn hóa
Nơi một người sống không chỉ định hình quan điểm và thái độ của họ mà còn ảnh hưởng đến quá trình Tiết lộ cảm xúc và suy nghĩ cá nhân Ở một số nền văn hóa, việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân được khuyến khích, trong khi những văn hóa khác cho rằng Tiết lộ là dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc không phù hợp nên có thể bị hạn chế (Frisina et al., 2004)
Trong văn hóa cộng đồng của người Việt, chúng ta đề cao lợi ích của cộng đồng hơn nhu cầu cá nhân (Anh, 2000; Trần, 1994) Tuy nhiên, một nghiên cứu của Khanh et al., (2015) cho thấy thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng các giá trị cá nhân hơn, phản ánh sự thay đổi trong quan niệm văn hóa và giá trị của cá nhân Điều này có thể tạo ra tình huống độc đáo khi trẻ VTN phải đối mặt với sự Đau buồn và quyết định Tiết lộ trong một môi trường văn hóa kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
Well-being
Well-being không chỉ là sự vắng mặt của bệnh tật mà còn là trạng thái toàn diện của sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội Well-being bao gồm khả năng hiện thực hóa tiềm năng cá nhân, đối mặt với căng thẳng cuộc sống, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng xã hội (Ryff & Singer, 1996; Huppert, 2009)
Theo Kern et al., (2016), Well-being thường được hiểu là cuộc sống tốt đẹp - cảm thấy tốt và hoạt động hiệu quả Well-being gồm 5 yếu tố EPOCH :
E = Engagement- Gắn kết: khả năng say mê và tập trung vào những gì một người đang làm, cũng như sự tham gia vào hứng thú với hoạt động và nhiệm vụ trong cuộc sống.Mức độ gắn kết rất cao được biết đến như một trạng thái được gọi là “dòng chảy”, trong đó cá nhân hoàn toàn bị cuốn hút vào các hoạt động đến mức quên hết cảm giác về thời gian
P = Perseverance - Kiên trì: đề cập đến việc có được sự kiên trì để gắn bó với mọi thứ và theo đuổi mục tiêu cho đến khi hoàn thành, bất chất mọi thử thách xảy ra Đây là một khía cạnh phụ của đặc điểm tính cách Big five về sự tận tâm, và bao gồm thành phần động lực của “can đảm” (bao gồm cả sự kiên trì và niềm đam mê cho các mục tiêu dài hạn)
O = Optimism - Lạc quan: đề cập đến việc có cảm giác hy vọng và tự tin về tương lai, có xu hướng nhìn nhận tích cực về mọi thứ Sự kiện tiêu cực được thấy là tạm thời, bên ngoài và cụ thể cho tình huống Tin rằng mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp
C = Connectedness - Kết nối - đề cập đến cảm giác được người khác yêu thương, hỗ trợ và đánh giá cao Nó không chỉ đơn giản là có mọi người trong cuộc sống của bạn mà còn là cảm giác gần gũi với người khác
H = Happiness - Hạnh phúc – là một cảm giác chung của vui vẻ và hài lòng với cuộc sống Cá nhân có thể không cảm thấy hạnh phúc mọi lúc, nhưng nhìn chung cá nhân có xu hướng hài lòng với cuộc sống
Well-being là nguồn lực hỗ trợ và đối tác quan trọng trong việc đối phó với cảm xúc tiêu cực và duy trì cuộc sống, đặc biệt là trong việc hỗ trợ sức khỏe VTN Tăng cường
Well-being là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với những người trải qua mất mát và quá trình Đau buồn (Huppert, 2009)
1.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến Well-being
Well-being của một cá nhân không phải là một trạng thái cố định mà là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau
Bennett et al., (2003) chỉ ra rằng giới tính có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta trải nghiệm và xử lý cảm xúc, từ đó tác động đến Well-being Trong một số nền văn hóa, giới tính cũng ảnh hưởng đến cách thức mà xã hội kỳ vọng và hỗ trợ các cá nhân trong quá trình họ đối mặt với mất mát và Đau buồn Sự khác biệt về giới liên quan đến Well-being khá nhỏ ở người lớn (Batz-Barbarich et al., 2018) Với VTN, kết quả không đồng nhất nhưng dường như cũng có mức độ nhỏ
Mỗi giai đoạn phát triển, từ tuổi thơ đến tuổi VTN và tuổi trưởng thành, chúng ta phải đối mặt với những lo lắng, mong muốn và kỳ vọng riêng biệt, mang lại những thách thức và cơ hội riêng biệt, tất cả đều ảnh hưởng đến cảm nhận về Well-being (Humph- rey, 2017)
Tính hướng ngoại và sự nhạy cảm cho thấy mối liên hệ đáng kể với sức khỏe nhận thức và tình cảm (Huebner & Diener, 2008) Hướng ngoại là một đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi tính hòa đồng cao và mức độ hoạt động cao trong khi sự nhạy cảm đề cập đến một đặc điểm tính cách được đặc trưng bởi các cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng hoặc lo âu (Costa, et al., 1999) Trong một nghiên cứu với VTN (từ 13 đến 19 tuổi), tính nhạy cảm và tính hướng ngoại có mối tương quan cao nhất với sự hài lòng về cuộc sống trong mô hình tính cách năm nhóm yếu tố (Big five): sự cởi mở, sự dễ chịu, sự tận tâm, sự hướng ngoại, sự nhạy cảm
Cách xảy ra mất mát, từ cái chết do bệnh tật, tự tử đến mất mát do tai nạn đột ngột, đều ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình Đau buồn và Well-being Mức độ gần gũi và tình cảm với người mất cũng là yếu tố quan trọng, quyết định mức độ ảnh hưởng (Carr, House, Wortman et al., 2001)
Nhận thức về cái chết
Cách trẻ em và VTN nhận thức về cái chết (từ sự hiểu biết về bản chất của cái chết đến cách xử lý thông tin về mất mát) đóng vai trò quan trọng trong quá trình Đau buồn của trẻ Điều này thường ảnh hưởng đến cách trẻ đối mặt với mất mát và quá trình hồi phục về mặt tâm lý (Dickens, 2014)
1.4.3 Well-being và Đau buồn
Sự mất mát và quá trình Đau buồn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Well-being của trẻ VTN Việc đối phó với Đau buồn có thể làm giảm sức khỏe tinh thần Ngược lại, sự giảm sút Well-being cũng làm phức tạp thêm việc đối phó với Đau buồn (Dominick et al., 2009-2010)
Do vậy , nhận thức về mối quan hệ giữa Đau buồn và Well-being rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ VTN Việc xác định và can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Đau buồn trên Well-being Ngược lại, tăng cường Well-being giúp trẻ đối phó tốt hơn với quá trình Đau buồn là những bước quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần của trẻ VTN
Việc tăng cường Well-being, đặc biệt trong những tình huống mất mát là một yếu tố then chốt không chỉ trong việc phục hồi sau Đau buồn mà còn hỗ trợ trong việc hình thành nền tảng vững chắc cho sức khỏe tinh thần lâu dài của trẻ Trong giai đoạn này, trẻ VTN không chỉ phải đối mặt với những thách thức phát triển thông thường mà còn phải xử lý các cảm xúc phức tạp liên quan đến sự mất mát (Kern et al., 2016)
Lý do xác lập đề tài
Từ những công trình nghiên cứu trên cho thấy rằng những mất mát và trải nghiệm đau thương khác trong cuộc sống khi bị căng thẳng có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý xã hội và trạng thái sức khỏe Well-being của VTN Tiết lộ và tâm lý xã hội được xem là rất quan trọng để VTN có thể tái cấu trúc hoàn cảnh mới xảy ra với mất mát và thích ứng với mất mát
Như đã nhấn mạnh trong các nghiên cứu trên, việc xem xét tác động của quá trình mất mát và Đau buồn của VTN đối với trạng thái Well-being của họ, làm giảm các yếu tố nguy cơ có vai trò trong mất mát và Đau buồn ở tuổi VTN và tăng cường Well- being của trẻ có tầm quan trọng trong các nghiên cứu sức khỏe tâm thần phòng ngừa Trong quá trình này, có sự Tiết lộ ở mức độ cao dường như là một yếu tố quan trọng trong việc đối phó với Đau buồn do mất mát
Trong nghiên cứu này, mục đích là xác nhận vai trò trung gian của sự Tiết lộ trong mối quan hệ giữa mức độ Đau buồn và Well-being của VTN
Với những vấn đề trên, đề tài: “Đau buồn và Well-being: vai trò trung gian Tiết lộ của trẻ vị thành niên” được xác lập.
Các vấn đề khác
Dưới đây là một số khó khăn khi thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa Đau buồn, Well-being và Tiết lộ của trẻ VTN tại TP HCM:
Thiếu dữ liệu và nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam Khó tìm kiếm nghiên cứu và dữ liệu cụ thể về đề tài này trong ngữ cảnh văn hóa và xã hội của Việt Nam
Rào cản ngôn ngữ và văn hóa Khi thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn tài liệu quốc tế, sẽ gặp khó khăn với ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa, đòi hỏi phải dịch và diễn giải chính xác Hiểu rõ ngữ cảnh văn hóa là quan trọng để giải thích các biểu hiện của Đau buồn và Well-being một cách chính xác nhất có thể
Tính nhạy cảm của chủ đề Đau buồn và tự Tiết lộ là chủ đề nhạy cảm, đặc biệt đối với trẻ VTN Điều này đòi hỏi phải có cách tiếp cận tế nhị và đảm bảo quyền riêng tư cho người tham gia
Thách thức trong việc lấy mẫu Tìm và tuyển chọn mẫu nghiên cứu phù hợp có thể khó khăn, đặc biệt khi cần sự tham gia của trẻ VTN và sự đồng ý từ phụ huynh Đồng thời còn phải xin sự đồng ý của chính quyền địa phương, tổ trưởng dân phố
Khó khăn trong phân tích và diễn giải dữ liệu Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc SEM để phân tích vai trò trung gian là một thách thức Việc phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả có thể rắc rối, đặc biệt khi đề cập đến các vấn đề tâm lý phức tạp như Đau buồn và Well-being Đảm bảo đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu về Đau buồn và Well-being có thể chạm đến vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi sự kỹ lưỡng về đạo đức và bảo mật thông tin của người tham gia
1.7 Mô hình lý thuyết nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là xem xét vai trò trung gian của Tiết lộ trong mối quan hệ giữa mức độ Đau buồn của VTN và Well-being Ba cấu trúc trong mô hình lý thuyết được tạo ra gồm: Đau buồn, Tiết lộ và Well-being Giả thuyết được phát triển để kiểm tra vai trò trung gian của Tiết lộ được trình bày dưới đây: Tiết lộ có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Đau buồn và Well-being ở trẻ VTN
Câu hỏi nghiên cứu chính
(1) Sự Tiết lộ có đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Đau buồn và sức khỏe tổng thể Well-being của trẻ VTN không?
Câu hỏi nghiên cứu phụ
(2) Trẻ VTN tại TP HCM đã trải nghiệm những loại mất mát nào?
(3) Có mối tương quan đáng kể nào giữa mức độ Đau buồn, Tiết lộ và Well-being của trẻ VTN tại khu vực TP HCM?
(4) Liệu có sự khác biệt giữa Đau buồn, Tiết lộ và Well-being dựa trên giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và nền tảng gia đình ở trẻ VTN tại TP HCM?
H1: Tiết lộ đóng vai trò trung gian giữa Đau buồn và Well-being ở trẻ VTN
H2: Mức độ Đau buồn có mối tương quan đáng kể với mức độ Tiết lộ và mức độ Well-being ở trẻ VTN
H3: Mức độ Tiết lộ có mối tương quan tích cực với mức độ Well-being ở trẻ VTN H4: Có sự khác biệt về mức độ Đau buồn, Tiết lộ và sức khỏe Well-being giữa các nhóm trẻ VTN dựa trên giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và nền tảng gia đình.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính
(1) Sự Tiết lộ có đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa Đau buồn và sức khỏe tổng thể Well-being của trẻ VTN không?
Câu hỏi nghiên cứu phụ
(2) Trẻ VTN tại TP HCM đã trải nghiệm những loại mất mát nào?
(3) Có mối tương quan đáng kể nào giữa mức độ Đau buồn, Tiết lộ và Well-being của trẻ VTN tại khu vực TP HCM?
(4) Liệu có sự khác biệt giữa Đau buồn, Tiết lộ và Well-being dựa trên giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và nền tảng gia đình ở trẻ VTN tại TP HCM?
Giả thuyết nghiên cứu
H1: Tiết lộ đóng vai trò trung gian giữa Đau buồn và Well-being ở trẻ VTN
H2: Mức độ Đau buồn có mối tương quan đáng kể với mức độ Tiết lộ và mức độ Well-being ở trẻ VTN
H3: Mức độ Tiết lộ có mối tương quan tích cực với mức độ Well-being ở trẻ VTN H4: Có sự khác biệt về mức độ Đau buồn, Tiết lộ và sức khỏe Well-being giữa các nhóm trẻ VTN dựa trên giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và nền tảng gia đình.
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Kích cỡ mẫu
Sử dụng phần mểm WHO SampleSize 2.0 để phân tích mẫu, công thức “Ước tính tỷ lệ dân số với độ chính xác tuyệt đối” được sử dụng với tỷ lệ dân số dự đoán (P) là 10%, mức độ tin cậy là 95% và độ chính xác tuyệt đối (d) là 5% hoặc 0.05
P: Giá trị ước đoán trong cộng đồng là 10%
d: độ chính xác tuyệt đối là 0.05 (5%)
Cỡ mẫu tính từ công thức trên là 139.
Tiêu chí chọn mẫu và loại trừ
Khách thể nghiên cứu là trẻ VNT người Việt, đang học tập và sinh sống tại TP HCM ở độ tuổi VTN (11-17 tuổi), theo chuẩn APA Các em đều đã trải qua sự kiện mất mát (ít nhất là 1 sự kiện), nếu có mất mát liên quan đến cái chết là phải cách đây ít nhất là từ 6 tháng trở lên (tính tới thời điểm khảo sát)
Tiêu chí loại trừ bao gồm những người tham gia không đồng ý cung cấp thông tin hoặc không hoàn thành bảng câu hỏi; Chưa từng tham gia tham vấn và trị liệu tâm lý Với các hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, nghiên cứu được thực hiện tại khu vực TP HCM.
Công cụ nghiên cứu
Để sàng lọc mẫu ban đầu, nghiên cứu sử dụng Mẫu thông tin cá nhân; Nó bao gồm hai phần Đầu tiên, nghiên cứu bao gồm thông tin về việc xác định giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của VTN, cũng như mức độ thành tích học tập, tình trạng công việc của cha mẹ, mức thu nhập gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ Phần thứ hai bao gồm trải nghiệm Đau buồn của trẻ, được yêu cầu nêu ra những mất mát để xác định tổn thất Trong phần này, trải nghiệm Đau buồn của VTN được đánh giá bằng cách sử dụng các giá trị tần suất và tỷ lệ phần trăm và được trình bày trong các kết quả mô tả
2.3.1 Thang đo Đau buồn Để đo lường mức độ Đau buồn cảm nhận ở VTN, nghiên cứu này sử dụng Thang đo Đau buồn - Adolescent Grief Inventory (AGI) Đây là một công cụ được phát triển dựa trên cơ sở khoa học để đánh giá mức độ Đau buồn ở tuổi VTN Thang đo bao gồm 40 mục, phân bố trong 6 yếu tố: Buồn bã, Tự trách; Lo âu và Tự làm tổn thương; Sốc; Giận dữ và Bị phản bội; Cảm giác Bình yên Yếu tố 6 –cảm giác bình yên còn mang lại những cảm giác tích cực độc đáo như lòng biết ơn và sự nhẹ nhõm, điều này giải thích cho điểm khác biệt của thang đo Phong cách diễn đạt của thang đo AGI chủ yếu bao gồm những câu ngắn gọn, những câu nói trực tiếp (ví dụ: “1 Em cảm thấy có lỗi”), đơn giản, dễ hiểu nên đúng và phù hợp với độ tuổi VTN Thang đo được Đánh giá bởi thang điểm trên thang Likert 5 điểm , từ “1 Hoàn toàn không đồng ý” đến “ 5.Cực kỳ”
AGI đã thể hiện chỉ số phù hợp tốt (RMSEA = 0.057, CFI = 0.952, TLI = 0.948) và có bằng chứng mạnh mẽ về tính hợp lệ hội tụ và phân biệt Cronbach's alpha của AGI được báo cáo là 0.94, cho thấy độ tin cậy nội tại cao Công cụ này được đánh giá cao vì độ bao quát toàn diện các trải nghiệm Đau buồn ở vị thành niên và có thể áp dụng rộng rãi, kể cả cho nhóm có nguy cơ về vấn đề sức khỏe tâm thần sau khi mất mát (Andriessen et al., 2018)
2.3.2 Thang đo Tiết lộ Để đo mức độ Tiết lộ của trẻ VTN tham gia và đánh giá xu hướng Tiết lộ thông tin gây đau khổ của cá nhân VTN, nghiên cứu sử dụng Thang đo Tiết lộ - Distress Disclosure Index (DDI) được phát triển bởi Kahn & Hessling vào năm 2001 DDI là một thước đo tự báo cáo ngắn gọn gồm 12 câu hỏi được đánh giá trên thang Likert 5 điểm , từ “1 Hoàn toàn không đồng ý” đến “5 Hoàn toàn đồng ý” Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa việc Tiết lộ sự đau khổ và sức khỏe tâm lý và thành công trong liệu pháp tâm lý ngắn hạn Độ tin cậy của DDI cao về tính nhất quán bên trong, được chứng minh qua hệ số Cronbach's alpha cao nằm trong khoảng từ 0.89 đến 0.95 và thang đo này cũng cho thấy độ tin cậy test-retest cao qua nhiều mẫu nghiên cứu khác nhau Hệ số tin cậy kiểm tra lại là 0,80 Điều này cung cấp bằng chứng về tính hiệu quả và độ tin cậy của thang đo trong việc đánh giá xu hướng Tiết lộ sự đau khổ của người tham gia" (Kahn & Hessling, 2001; Kahn et al., 2012)
2.3.3 Thang đo Well-being Để đo mức độ Well-being ở trẻ VTN, nghiên cứu sử dụng Thang đo EPOCH về sức khỏe VTN - The EPOCH Measure of Adolescent Well-Being, đánh giá năm khía cạnh tâm lý tích cực với các đặc điểm như sự gắn bó, kiên trì, lạc quan, kết nối và hạnh phúc Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Kern et al (2016) với mục tiêu tạo ra một công cụ đánh giá ngắn gọn và đáng tin cậy Để tạo thước đo, một tập hợp các 60 mục đã được biên soạn và một loạt 10 nghiên cứu với 4.480 thanh thiếu niên (10–18 tuổi) từ các bang Hoa Kỳ và Úc được sử dụng để phát triển và thử nghiệm thước đo này, bao gồm cấu trúc nhân tố, nội bộ và độ tin cậy kiểm tra lại kiểm tra và độ giá trị hội tụ, phân biệt và dự đoán Thước đo 20 mục cuối cùng đã chứng minh các đặc tính tâm lý đầy đủ, mặc dù cần có các nghiên cứu bổ sung để xác nhận thêm thước đo này, mở rộng sang các nhóm dân cư khác và kiểm tra mức độ mà nó dự đoán về tác động kết quả lâu dài
Cuối cùng, tạo ra một Thước đo EPOCH đa chiều ngắn gọn (20 câu hỏi) góp phần kiểm tra thực nghiệm và ứng dụng lý thuyết về Well-being của VTN, đồng thời mang lại sự bổ sung có giá trị cho các bộ công cụ được thiết kế để đánh giá chức năng tâm lý tích cực của VTN Hai mươi câu hỏi này được đánh giá trên thang Likert 5 điểm , từ “1 Gần như không bao giờ” đến “5 Gần như luôn luôn”
Hệ số tải của các mục trên thang đo nằm trong khoảng từ 0,37 đến 0,84 Hệ số nhất quán bên trong cho các kích thước phụ của thang đo nằm trong khoảng từ 0,72 đến 0,88 Hệ số nhất quán bên trong của tổng điểm của thang đo được tính là 0,95 (Demirci & Ekşi, 2015)
2.3.4 Quy trình chuyển ngữ công cụ
Ba công cụ thang đo chính: AGI, DDI, EPOCH được sử dụng trong nghiên cứu này vẫn chưa có bản dịch tiếng Việt chuẩn hóa, người nghiên cứu đã theo Hướng dẫn của Ủy ban về điều chỉnh thử nghiệm - International Test Commission guidelines for test adaptation (2020) để thích ứng ba thang đo này Công việc đầu tiên là dịch ngữ các tài liệu thang đo sang tiếng Việt Để tôn trọng quyền tác giả, người nghiên cứu đã viết e-mail xin phép các tác giả của ba thang đo và đã nhận được sự đồng ý trước khi áp dụng vào nghiên cứu này
Quy trình chuyển ngữ gồm ba bước:
(1) Thang đo được chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi 2 nhà chuyển ngữ độc lập (bản 1 và bản 2) và sau đó được 2 nhà chuyển ngữ thống nhất, đưa ra bản chuyển ngữ tiếng Việt cuối cùng (bản 1-2)
(2) Thang đo được chuyển ngữ từ bản tiếng Việt (bản 1-2) sang tiếng Anh bởi 2 nhà chuyển ngữ khác nhau
(3) So sánh các bản dịch thuật, đánh giá tính tương đồng của các từ ngữ, ngữ pháp, khái niệm sau khi chuyển ngữ
Các chuyên gia ngôn ngữ thực hiện ba quá trình chuyển ngữ, so sánh độc lập Chuyên gia có thể là cử nhân chuyên ngành Anh Văn hoặc có chứng chỉ Anh văn quốc tế hoặc kinh nghiệm dịch thuật Phiên bản tiếng Việt cuối cùng được kiểm tra và xem lại bởi
2 người thực hành chuyên môn có kinh nghiệm tham vấn - trị liệu nhằm kiểm tra tính hợp lý về độ dài và ngôn ngữ trong bảng hỏi để đảm bảo nội dung dễ hiểu.
Nghiên cứu sơ bộ (pilot study)
Để đảm bảo bản dịch dễ hiểu và phù hợp với trẻ em Việt Nam, người nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm (pilot study) với 30 trẻ VTN (Machin et al., 2018), từ học lớp 6 đến lớp 12, với 13 nữ và 17 nam Thông qua nghiên cứu thí điểm, người nghiên cứu đã ghi nhận một vài hiểu lầm không đáng kể về ngôn từ phía trẻ tham gia Đa phần các trẻ cho biết bản dịch là dễ hiểu Điều này cho thấy hiệu quả của quá trình điều chỉnh thang đo dựa trên nguyên tắc thích nghi văn hóa, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với bối cảnh địa phương Nhóm trẻ VTN tham gia nghiên cứu sơ bộ không tham gia vào nghiên cứu chính thức.
Quy trình thu thập dữ liệu
Những trẻ tham gia nghiên cứu nằm trong số mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng nơi trẻ cư trú, tại TP HCM Để thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu liên hệ (gặp trực tiếp hoặc viết thư) với chủ tịch phường hoặc tổ trưởng tổ dân phố để xin cho trẻ VTN tham gia vào nghiên cứu Đồng thời, trước khi tiến hành khảo sát, có hỏi ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ
Trong quá trình thu thập dữ liệu cần có sự tự nguyện của người tham gia nghiên cứu Điều này được xác nhận bằng Phiếu thông tin cá nhân và Xác nhận tham gia (Phụ lục B) Người nghiên cứu cam kết bảo mật thông tin cá nhân cũng như những thông tin người tham gia nghiên cứu cung cấp chỉ sử dụng trong phạm vi nghiên cứu này Để đảm bảo một không gian an toàn, bảo mật thì khảo sát được tiến hành tại: Phòng Tham vấn Tri liệu Tâm lý (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP HCM), phòng kín riêng tư của gia đình, phòng họp của khu phố, hội trường của phường, hoặc một nơi phù hợp theo thỏa thuận Trong không gian khảo sát chỉ có người làm nghiên cứu, người hỗ trợ khảo sát phát phiếu ( sinh viên tâm lý, đã được người làm tâm lý hướng dẫn) và trẻ tham gia nghiên cứu.
Đạo đức nghiên cứu
Trong nghiên cứu tập trung vào Đau buồn và Well-being của VTN ở TP HCM, đặc biệt với tính dễ bị tổn thương của nhóm nhân khẩu học VTN, người nghiên cứu cam kết thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức:
Sự đồng ý có hiểu biết (Informed Consent): Giải thích rõ ràng cho người tham gia và người giám hộ về mục đích, quy trình của nghiên cứu và mọi rủi ro tiềm ẩn Đặc biệt lưu ý về sự tự nguyện tham gia của người được nghiên cứu và nếu muốn, các em có thể rút lui bất cứ lúc nào
Tính bảo mật và quyền riêng tư (Confidentiality and Privacy): Đảm bảo tính bảo mật thông tin của trẻ tham gia Tất cả dữ liệu được thu thập sẽ được lưu trữ và xử lý bảo mật tối đa để bảo vệ quyền riêng tư
Giảm thiểu tác hại: Môi trường khảo sát được chọn ở không gian riêng tư, thoải mái đảm bảo cảm giác an toàn Trong lúc làm khảo sát, nếu có trẻ nhạy cảm, biểu hiện cảm xúc Đau buồn sẽ có sự hỗ trợ ngay lập tức (Hỏi đáp một cách tôn trọng; Lắng nghe tích cực; Thừa nhận cảm xúc và trải nghiệm của trẻ; Trấn an)
Theo dõi (Follow-Up): Xem xét việc theo dõi những trẻ tham gia, đặc biệt là những trẻ có dấu hiệu đau khổ, để đảm bảo sức khỏe của trẻ sau nghiên cứu Trong phiếu khảo sát, ghi đầy đủ e-mail cũng như địa chỉ cần hỗ trợ sau khảo sát.
Kế hoạch phân tích dữ liệu
Đầu tiên, số liệu thu được nhập vào phần mềm Excel Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20, để phân tích số liệu, thống kê đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, thành tích học tập, thu nhập của gia đình, công việc của bố mẹ, đang sống chung hay riêng với ba mẹ) của mẫu, thống kê trải nghiệm Đau buồn của người tham gia (mất người thân yêu, mất thú cưng, cha mẹ li hôn, mất danh tính, chuyển trường, chuyển nhà, gia đình bị phá sản…) Thứ ba, sử dụng SPSS20 để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu Sau khi tiến hành phân tích sơ bộ, Process Macro V4.2 (mô hình 4) được sử dụng để phân tích vai trò trung gian của sự Tiết lộ trong mối liên hệ giữa Đau buồn và Well-being của trẻ VTN tại TP HCM Cuối cùng, sử kiểm định Kruskal-Wallisc để kiểm định mối liên hệ giữa các nhóm nhân khẩu và các biến.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Phân tích sơ bộ Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu
Dựa trên dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu về Đau buồn và Well-being: Vai trò trung gian sự Tiết lộ ở trẻ VTN tại TP HCM với mẫu nghiên cứu gồm 139 trẻ
VTN, phân tích sơ bộ được thực hiện
Phân tích sơ bộ về giới tính của trẻ tham gia cho thấy sự chiếm ưu thế của nữ giới, với 63.3% là trẻ nữ, 36.7% trẻ nam Như vậy, tỷ lệ giới tính của mẫu khảo sát có xu hướng lệch về nữ
Về phân bố lớp học
Cho thấy rằng đa số trẻ đang học lớp 10 và 12 tại thời điểm khảo sát, với lần lượt là 33.8% học sinh lớp 10 và 30.9% là học sinh lớp 12 trên tổng số 139 trẻ tham gia (n=139) Chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, 20.1%, đang theo học lớp 11, còn lại các lớp khác từ
6 đến 9 chỉ chiếm một phần nhỏ tổng số, với lớp 6 chỉ có 0.7% Có thể thấy, đa phần mẫu khảo sát là các trẻ học sinh cấp 3
Về trình độ học vấn
Tiếp đến, theo kết quả thu được, có một phần không nhỏ tự đánh giá thành tích học tập của trẻ ở mức trung bình với tỷ lệ 13.7%, mức khá là 46.0%, trong khi có 25.2% ở mức giỏi và 4.3% ở mức xuất sắc Điều này cho thấy một nền tảng học vấn tốt trong mẫu nghiên cứu
Về tình trạng hôn nhân của cha mẹ
Khi xét đến tình trạng hôn nhân của cha mẹ, phần lớn trẻ (77.0%) có cha mẹ vẫn đang sống cùng nhau Một tỷ lệ đáng kể là 20.1% cha mẹ đã ly dị, cho thấy sự biến động trong cấu trúc gia đình có thể tác động đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ
Về bối cảnh sống Đối với bối cảnh sống hiện tại, phần lớn trẻ (72.7%) sống cùng cả cha và mẹ Số khác sống cùng mẹ (15.8%), sống cùng ba (2.9%) hoặc ông bà (2.9%), sống cùng người khác (cô chú,người ngoài gia đình) (5.8%), phản ánh sự đa dạng trong bối cảnh sống
Về tình trạng việc làm của cha mẹ
Phân tích số liệu thu thập được cho thấy, trong số các trẻ tham gia, 52.5% có cả cha và mẹ đều có việc làm (n= 73), trong khi tỷ lệ trẻ có một người trong gia đình có việc làm là 1.4% (n = 2) Một phần nhỏ các em, chiếm 0.7%, không có người nào trong gia đình làm việc (n = 1) Ngoài ra, có 2.2% các em cho biết một người chết, một người có việc (n = 3), và đáng chú ý là 35.3% các em có cha mẹ là một người làm việc và một người thất nghiệp trong gia đình (n = 49), cùng với 1.4% các em có cả hai người thất nghiệp (n = 2) Điều này, cung cấp cái nhìn về tình hình việc làm và thất nghiệp ở cha mẹ của trẻ VTN trong khu vực TP HCM được nghiên cứu
Những phát hiện này cung cấp thông tin cơ bản về nền tảng nhân khẩu học của nhóm VTN tham gia tại TP HCM và gợi mở về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và sự Well-being của trẻ trong bối cảnh văn hóa và xã hội đặc thù tại Việt Nam
Trải nghiệm mất mát của trẻ VTN tại TP HCM
Trong nghiên cứu về trải nghiệm Đau buồn của trẻ VTN, các phát hiện từ bảng 3.2A và bảng phụ lục G Tiết lộ thông tin chi tiết về những nỗi Đau buồn do mất mát mà trẻ đã trải qua, giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu (2): Trẻ VTN tại TP HCM đã trải nghiệm những loại mất mát nào? Dưới đây là báo cáo chi tiết:
Bảng 3.2A chỉ ra rằng, mất người thân yêu là nguyên nhân gây ra nỗi Đau buồn ở
10.4% trẻ VTN tham gia, 5.5% trẻ cảm thấy Đau buồn do cha mẹ ly dị hoặc rời bỏ nhà Mất danh tính (trêu chọc, nói xấu ) là nguyên nhân Đau buồn cho 11.5% các em Mất tình bạn và thú cưng lần lượt chiếm 4.2% và 18.1% trong số các phản hồi
Rời xa những người thân thiết được báo cáo là nguyên nhân lớn nhất của Đau buồn, chiếm 22.3% Mất việc làm của cha, mẹ và mất thành công trong học tập hoặc rớt tốt nghiệp ảnh hưởng đến 3.4% và 15.5% trẻ VTN tương ứng Chuyển nhà/mất nhà là nguyên nhân Đau buồn cho 9.2% trẻ tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu hiện tại đã phân tích số lượng các sự kiện mất mát mà một cá nhân trẻ đã trải qua Các sự kiện mất mát không liên quan đến cái chết, chiếm 46.76%, bao gồm một mất mát (f = 5), hai mất mát (f = 12), ba mất mát (f = 15), bốn mất mát (f 11), năm mất mát (f = 8), sáu mất mát (f = 3), bảy mất mát (f = 5), tám mất mát (f 4), và chín mất mát (f = 2)
Trong khi đó, các sự kiện mất mát có liên quan đến cái chết mà trẻ VTN đã trải qua, chiếm 53.24%, bao gồm một mất người thân yêu (f = 21), ba mất mát (f = 6), bốn mất mát (f = 7), năm mất mát (f =7), sáu mất mát (f = 8), bảy mất mát (f = 4), tám mất mát (f = 7), chín mất mát (f = 5), mười mất mát (f = 1), mười hai mất mát (f = 1), mười ba mất mát (f =1)
Mỗi "mất mát" được định nghĩa là một trẻ báo cáo đã trải qua một sự kiện mất mát cụ thể, và các số liệu được tính đến dựa trên tổng số lần mất mát mà mỗi trẻ đã trải qua Điều này cung cấp một cái nhìn toàn diện về tác động của mất mát trong cộng đồng được nghiên cứu và cũng cho thấy sự đa dạng trong các loại mất mát mà các trẻ VTN tại TP HCM đã phải đối mặt
Kiểm tra sự Phân phối và mối Tương quan giữa các biến Để kiểm tra tính chất phân phối chuẩn của dữ liệu trong SPSS, nghiên cứu này sử dụng Thống kê Mô tả (Descriptive Statistics), bằng phương pháp kiểm tra Shapiro- Wilk Đây là phần không trực tiếp trả lời câu hỏi nghiên cứu cụ thể hoặc kiểm định một giả thuyết nhất định, tuy nhiên bước này là một phần quan trọng trong quy trình chuẩn bị và xử lý dữ liệu trước khi tiến hành các phân tích thống kê sâu hơn Để phân tích mối liên hệ giữa mức độ Đau buồn, mức độ Tiết lộ và mức độ Well- being của trẻ VTN tại TP HCM, tương quan Spearman's rho được sử dụng vì các biến có phân phối tương đối không chuẩn, giúp kiểm định các giả thuyết:
Gỉa thuyết H2: Mức độ Đau buồn có mối tương quan đáng kể với mức độ Tiết lộ và mức độ Well-being ở trẻ VTN
Gỉa thuyết H3: Mức độ Tiết lộ có mối tương quan tích cực với mức độ Well-being ở trẻ VTN
Hạn chế nghiên cứu
Tính đặc hiệu và tính khái quát của mẫu
Nghiên cứu này được thực hiện với trẻ VTN người Việt sống tại TP HCM Yếu tố này có thể hạn chế tính khái quát của kết quả đối với các khu vực hoặc nền văn hóa khác Bối cảnh xã hội, văn hóa và giáo dục riêng của TP HCM có thể ảnh hưởng đến cách VTN trải nghiệm và bày tỏ nỗi Đau buồn và Well-being Vì vậy, những phát hiện này có thể không được áp dụng trực tiếp cho VTN sinh sống ở các bối cảnh địa lý, xã hội, văn hóa hoặc giáo dục khác
Thiết kế mặt cắt ngang
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, cung cấp cái nhìn tổng quát về các hiện tượng tại một thời điểm duy nhất Cách tiếp cận này hạn chế khả năng suy luận quan hệ nhân quả hoặc theo dõi những thay đổi theo thời gian của người được nghiên cứu Cần phải có các nghiên cứu theo chiều dọc để hiểu sự Đau buồn, Tiết lộ và Well- being phát triển như thế nào theo thời gian ở VTN
Dựa vào các biện pháp tự báo cáo
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu tự báo cáo để đánh giá sự Đau buồn, Tiết lộ và Well- being Mặc dù tự báo cáo là một công cụ có giá trị trong nghiên cứu tâm lý nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những thành kiến như mức độ mong muốn của xã hội hoặc khả năng hồi tưởng Các biện pháp khách quan hoặc đánh giá của bên thứ ba có thể bổ sung cho các phát hiện và mang lại sự hiểu biết sâu sắc hơn
Hạn chế phạm vi yếu tố nhân khẩu học
Phân tích của nghiên cứu gồm các yếu tố nhân khẩu học: giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình trạng việc làm của cha mẹ Tuy nhiên, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng khác như tình trạng kinh tế xã hội, sắc tộc hoặc lịch sử tâm lý vẫn chưa được đưa vào Những yếu tố chưa được kiểm tra này có thể có tác động đến mức độ Đau buồn, Tiết lộ và Well-being của VTN
Trình độ học vấn là một biến số nhân khẩu học
Những phát hiện quan trọng liên quan đến tác động của trình độ học vấn đối với việc Tiết lộ thông tin cần được điều tra thêm Nghiên cứu này không đi sâu vào môi trường giáo dục hoặc chương trình giảng dạy khác nhau có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc công bố thông tin Nghiên cứu trong tương lai có thể khám phá những khía cạnh này chi tiết hơn
Những hạn chế về phương pháp luận
Các phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này, bao gồm việc thực ANOVA một chiều và Kruskal-Wallis H rất ý nghĩa nhưng cũng có những hạn chế Các phương pháp này có thể không nắm bắt được tất cả các sắc thái của dữ liệu, đặc biệt khi có phân phối không chuẩn hoặc khi xử lý các tương tác phức tạp giữa các biến
Tóm lại, mặc dù người nghiên cứu đã cung cấp những hiểu biết của bản thân về mối quan hệ giữa Đau buồn, Tiết lộ và Well-being ở VTN tại TP HCM, tuy nhiên những hạn chế này nêu bật sự cần thiết phải nghiên cứu sâu hơn để xây dựng và mở rộng những phát hiện đã có trong nghiên cứu.
Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá vai trò trung gian của việc Tiết lộ trong mối quan hệ giữa Đau buồn và Well-being của VTN tại TP HCM Phát hiện của nghiên cứu cung cấp một số hiểu biết quan trọng:
Tiết lộ với tư cách là người hòa giải: Nghiên cứu ủng hộ giả thuyết về việc Tiết lộ đóng vai trò trung gian giữa Đau buồn và Well-being Điều này cho thấy, việc tạo ra môi trường nơi VTN cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những trải nghiệm Đau buồn của mình có thể ảnh hưởng tích cực đến Well-being của các em Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến việc Tiết lộ thông tin: Một phát hiện quan trọng là vai trò của trình độ học vấn trong việc ảnh hưởng đến việc Tiết lộ VTN có trình độ học vấn khác nhau có mức độ cởi mở khác nhau Điều này cho thấy môi trường giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc VTN hình thành cách đối phó với Đau buồn
Các yếu tố nhân khẩu học: Trái ngược với mong đợi của nghiên cứu, các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tình trạng hôn nhân của cha mẹ và tình trạng việc làm không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ Đau buồn và Well-being Điều này đi ngược lại một số giả định và nhấn mạnh sự cần thiết phải hiểu sâu hơn về cách các yếu tố này tương tác với nhau trong bối cảnh Đau buồn ở tuổi VTN
Phần trăm trung gian là 26,8% của Tiết lộ trên mối quan hệ giữa Đau buồn và Well- being là thành phần quan trọng trong đóng góp của nghiên cứu này Đây là thước đo rõ ràng về tầm quan trọng của việc Tiết lộ trong việc quản lý Đau buồn ở tuổi VTN Bên cạnh đó, chỉ số này còn đặt ra tiêu chuẩn cho nghiên cứu và phát triển can thiệp trong tương lai nhằm hỗ trợ VTN vượt qua hành trình Đau buồn của trẻ
Dựa trên những phát hiện của nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất các kiến nghị sau đây cho thực tiễn và nghiên cứu trong tương lai:
Kiến nghị hỗ trợ chung Đề cao vai trò của trường học
Tác động của trình độ học vấn đến việc Tiết lộ : được thể hiện trong kết quả của giả thuyết H4 là đáng chú ý Điều này cho thấy các cơ sở giáo dục không chỉ là trung tâm học tập mà còn là không gian để VTN phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp xã hội
Do đó, chương trình giáo dục nên có sự kết hợp giữa việc cung cấp kiến thức và kỹ năng tâm lý Việc quản lý Đau buồn có thể đóng một vai trò then chốt đối với Well- being của VTN Khuyến nghị này phù hợp với khái niệm Trí tuệ Cảm xúc do Salovey
& Mayer (2001) đề xuất, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc
Tăng cường hệ thống hỗ trợ trong cơ sở giáo dục : Cơ sở giáo dục nên tập trung vào việc tạo ra môi trường hỗ trợ nhằm khuyến khích VTN giao tiếp cởi mở về Đau buồn nói riêng và cảm xúc nói chung
Xem xét lại động lực giới và gia đình
Việc thiếu những khác biệt đáng kể dựa trên giới tính và hoàn cảnh gia đình có sự khác biệt với những nghiên cứu về vai trò của những yếu tố này trong quá trình xử lý cảm xúc Phát hiện này có thể phản ánh sự thay đổi văn hóa trong cách thể hiện và xử lý cảm xúc giữa các giới tính và cấu trúc gia đình Trong tương lai, có thể cần đánh giá lại các phương pháp tiếp cận dành riêng cho giới tính và lấy gia đình làm trung tâm trong các can thiệp tâm lý Khía cạnh này gắn liền với câu chuyện rộng hơn về sự thay đổi động lực gia đình và vai trò giới như được thảo luận trong tài liệu nghiên cứu xã hội học đương đại (Bianchi & Milkie, 2010)
Kiến nghị hỗ trợ cụ thể cho Cha mẹ, Nhà trường, Chuyên gia sức khỏe tâm thần
Cha mẹ và người thân
Lắng nghe tích cưc: Thiết lập bầu không khí gia đình an toàn cho cuộc trò chuyện cởi mở, nơi VTN cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu mà không phán xét (nơi cảm xúc và suy nghĩ có thể được thoải mái bày tỏ mà không bị phán xét.)
Giao tiếp Cởi mở : Tạo một môi trường tại nhà nơi khuyến khích giao tiếp cởi mở và cảm xúc được tôn trọng (Khuyến khích các cuộc trò chuyện cởi mở và thường xuyên về cảm xúc, thể hiện rằng việc nói về những cảm xúc khó khăn là điều hoàn toàn bình thường)
Giáo dục về Đau buồn và cảm xúc : Giáo dục cả bản thân và con về sức khỏe cảm xúc và tầm quan trọng của việc thể hiện cảm xúc (Về tính bình thường của đau buồn và các phản ứng cảm xúc khác nhau)
Làm mẫu hành vi (Modeling Behavior) : Làm mẫu các chiến lược đối phó và thể hiện cảm xúc lành mạnh (Thể hiện sự tiết lộ cảm xúc cởi mở và tính dễ bị tổn thương trong hành vi của chính cha mẹ)
Khuyến khích bày tỏ (Encouraging Expression) : Khuyến khích con bạn bày tỏ cảm xúc của mình thông qua nhiều cách khác nhau như nói chuyện, viết lách, nghệ thuật hoặc âm nhạc
Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia : Nếu cần, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần Khuyến khích con làm điều tương tự, nhấn mạnh rằng tìm kiếm sự giúp đỡ là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải điểm yếu
Kiên nhẫn và thấu hiểu : Hiểu rằng đau buồn là một quá trình Giải quyết nỗi Đau buồn rất khác nhau giữa các cá nhân và hãy kiên nhẫn với con
Giáo dục và nhà trường
Không gian An toàn : để biểu đat: nơi học sinh có thể chia sẻ cảm xúc của mình mà không sợ bị phán xét