Hôm nay, nhóm tác giả làm bài tiêu luận với đề tài: “So sánh điểm giống và khác trong quy định về chế định thừa kế của Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam” với mong muốn c
Trang 1TRUONG DAI HQC LUAT TP HO CHi MINH
KHOA LUAT DAN SU
1996
TRUONG DAI HOC LUAT
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ TÀI: SO SANH DIEM GIÓNG VÀ KHÁC NHAU TRONG QUY ĐỊNH VẺ CHẾ ĐỊNH THUA KE CUA LUAT LA MA VA BOQ LUAT DAN SU NAM
2015 CUA VIET NAM
Giang vién: ThS Nguyén Phuong Thao
Lép: DS46B2 Danh sách sinh viên thực hiện:
TP.HCM, ngay 10 thang 11 nam 2023
Trang 2MUC LUC
L— Đặt vấn đề
1 Giới thiệu Luật La mã và Bộ luật Dân sự 2015
2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế
3 Quy định chung về thừa kế
3.1 Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế 22 St SE 222221 111gr
3.2 Thời điễm mở thừa kế -©222222222222122221222211 22211 21c Sa 4 Thừa kế theo di chúc
4.1 Khái niệm di chúc - L0 20121201121 1121111211111 1 1111 1H khay 4.2 Người thừa kế theo đi chúc - cccccseceessesecsecsecsessessrsetssseseesevseeeees 4.3 Điêu kiện có hiệu lực của di chúc 2 2.22221121122212 zxe2 4.4, Người thừa kế không thuộc vào nội dung di chúc se 5 Thừa kế theo pháp luật
5.1 - Diện và hàng thừa kế 52 22221111 11211711 212221 rrerrei 5.2 Thừa kế thế vị S22 2211211112121 2t T12 ri
Trang 3DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 1 Trường đại học Cần Thơ (2009), Giáo trình Luật La mã, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia 2 Ngô Văn Lượng (2023), “Một số van dé về chia thừa kế cho đối tượng được
hưởng di sản bắt buộc theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015”, Tap chi
Khoa học Kiém sat, s6 1
Trang 4I Dat van dé
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng và là xương sống của mọi hệ thống pháp luật Xã hội- kinh tế Việt Nam cảng phát triển, khối lượng tài sản thuộc sở hữu tư nhân có giá trị ngày cảng cao và quyên sở hữu cá nhân được luật pháp công nhận và bảo vệ Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập toàn thế giới va nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra (nhân dân bầu ra đại biêu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), Nhà nước hoạt động vi lợi ích của nhân dân Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vi dân đã được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nên tảng là liên minh giữa giai cấp, công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” Do đó, với bản chât là một quôc gia thượng tôn pháp luật và đề cao quyên lợi hợp pháp của người dân nên khi tải sản của mỗi cá nhân ngày cảng nhiều lên, tính phức tạp về thừa kế cũng ngày càng tăng lên đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật về thừa kế đề phù hợp với thực tiễn hiện nay
Pháp luật La Mã là một trong những hệ thong pháp luật tiến bộ là của nhà nước chiếm hữu nô lệ Ngày nay khi đời sông kinh tế, văn hoá, xã hội ngày cảng phát triển thì những vấn đề bất cập, khó khăn trong nước xuất hiện ngày càng nhiều nên việc tiếp nhận và học hỏi từ pháp luật nước ngoài đề hoàn thiện pháp luật nước ta là việc nên làm Đối với những quốc gia có nền pháp luật phát triển như Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật cũng đã thừa nhận chịu ảnh hưởng nhiều từ pháp luật La Mã Vì vậy, pháp luật về thừa kế của Việt Nam cần học hỏi từ nên pháp luật cao quý này- pháp luật La Mã
Hôm nay, nhóm tác giả làm bài tiêu luận với đề tài: “So sánh điểm giống và khác trong quy định về chế định thừa kế của Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam” với mong muốn chia sẻ quan điểm cá nhân cũng như đưa ra cái nhìn khách quan, toàn điện, kế thừa và phát huy những giá trị mà nên pháp luật tiến bộ đi trước đã nhìn nhận đúng đắn cũng như khắc phục những hạn chế để ngày càng hoàn thiện Bộ
luật Dân sự năm 2015 phù hợp với thực tế xã hội hiện nay
Il — Nội dung 1 Giới thiệu Luật La mã và Bộ luật Dân sự 2015
Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm (442 TCN), áp dụng cho thành Roma sau đó là cả đề chê La Mã rộng lớn Các nguồn của Luật La Mã thời cô đại được sưu tập trong Corpus luris Civilis được khám phá trong thời kỷ Trung Cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vân được xem là nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của phần lớn các quốc gia châu Âu trong đó có cả Pháp, Đức Pháp luật La Mã cũng được xem là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ Cho đến nay mặc dù đã có sự thay đôi rất lớn của nền kinh tế - chính trị - xã hội nhưng không phủ nhận được những ưu điểm ma chung mang lai Vi vậy, pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng vẫn cần học hỏi nhiều từ pháp luật La Mã
Trang 5Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật Dân sự nảo, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâm Ngay trong Hiến pháp — đạo luật gốc của hệ thông pháp luật Việt Nam, thừa kế được ghi nhận là một quyên cơ bản của công dân Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các chế định pháp luật, đây là hình thức pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyên công dân Vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sông của môi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội Mặc dù trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp có những xu thế chính trị khác nhau nhưng đều coi thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công
^
dân
Qua 10 năm thí hành Bộ luật Dân sự năm 1995, thực tiễn xét xử cho thấy những
quy định pháp luật về thừa kế đã đi vào cuộc sống Tuy nhiên, từ sau năm 1995 đã có hàng loạt văn bản pháp luật có liên quan đến thừa kế được ban hành như Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000, Luật Đất đai năm 2003 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (sửa đổi), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đôi), dẫn đến những mâu thuẫn bất cập nhất định, trong đó có những quan hệ liên quan đến thừa kế Vì vậy, Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành đã bồ sung, chỉnh sửa một số quy định về thừa kế tài sản phủ hợp và mang tinh kha thi hon
Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 đã xuất hiện một số những bất cập mà chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội và đặt ra tính cấp
thiết phải sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 Do vậy, ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi và từ ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân
sự năm 2015 chính thức có hiệu lực thị hành Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 đã phần nào giải quyết được một số vấn để còn vướng mắc hiện nay của nước ta
2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế Từ thời kì sơ khai chế định thừa kế đã được xuất hiện tuy chưa rõ nét va cu thé nhưng đó cũng là thời điểm đánh dâu sự tiễn bộ của xã hội loài người lúc bấy giờ Thời kì này quan hệ kinh tế chưa phát triên mạnh mẽ nhưng trong chừng mực nào đó thì vẫn có của cải dư thừa “Sinh lão bệnh tử” là quy luật tất yêu của con người do đó việc chuyên giao tài sản là hệ quả cần có Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, loài người ngày càng có nhiều của cải dư thừa như: săn bắt, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi Quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Bởi lẽ, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất Sự chiếm hữu là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan hệ thừa kế Dân dan khi Điai cấp xuất hiện sự đối kháng Điữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị là điều không thể tránh khỏi Đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước của chế độ tư hữu và trở thành công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị Thay vì ngày trước thừa kế được dịch chuyên theo phong tục, tập quán của các thị tộc, bộ lạc, thi khi Nhà nước xuất hiện thì quá trình địch chuyền tài sản từ một người đã chết cho người còn sống đã có sự tác động bằng ý chí của Nhà nước Từ khi có Nhà nước thi mọi quan hệ xã hội nói chung cũng như quan hệ thừa kế nói riêng cũng không nằm
Trang 6ngoai sw diéu chinh cua phap luat Theo cach hiểu từ ngữ thì “thừa” có nghĩa là thừa hưởng, “kế” có nghĩa là kế tục, thừa kế tức là thừa hưởng một cách kế tục Do đó, khi nhắc đến thừa kế có thê hiểu là người sống được thừa hưởng những tài sản do người chết đề lại
Quyền thừa kế được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa ké, là tông hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyên tài sản của người chết cho những người còn sông Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại đi sản và quyền của người nhận di sản
Pháp luật về thừa kế được ghi nhận trong nhiều hệ thống pháp luật chăng hạn như: Bộ luật Hammurabi, Luật La Mã, hệ thống pháp luật châu Âu - Lục địa (Civil Law), hệ thông pháp luật Anh- Mỹ (Common Law), Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân
sự Đức
Ở Việt Nam ngay từ thời Lý, Trần, Lê đã ban hành pháp luật về thừa kế Sau này, Hiến pháp năm 1980 cũng có đề cập "Pháp luật bảo hộ quyên thừa kế tài sản của công dân" quy định tại Điều 27 Qua nhiều năm thực hiện Pháp lệnh về thừa kế và nhận thấy phù hợp với thực tiễn đời sống nên nên chế định thừa kế được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 1995 Qua nhiều lần sửa đối, bổ sung thì với Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015 chế định thừa kế đã dần được hoàn thiện về mọi mặt tuy còn một số vướng mặc và bất cập nhưng về cơ bản đã giải quyết phần lớn các vẫn đề mà xã hội
quan tâm
3 Quy định chung về thừa kế 3.1 Mot so nguyén tac trong quyền thừa kế Nguyên tắc là kim chỉ nam cho những quy định trong các văn bản pháp luật mà theo đó các quy định này không được trái với nguyên tắc đã đặt ra Trong pháp luật La Mã cũng như pháp luật Việt Nam, nguyên tắc về quyền thừa kế được quy định khá rõ nét Cụ thê nguyên tắc quyền thừa kế trong pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có vài nét tương đồng như sau:
Đầu tiên, pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam đều thừa nhận nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân Pháp luật La Mã luôn luôn thừa nhận quyền thừa kế tài sản của công dân La Mã Nó được thê hiện rất cụ thể ngay tại những quy định đầu tiên về thừa kế Pháp luật La Mã cũng bảo hộ nguyên tắc này được thực hiện một cách đúng đắn nhất nếu như quyền thừa kế không vi phạm pháp luật Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền thừa kế Cụ thể quy định cá nhân có quyền để lại di sản thừa kế, pháp luật bảo đảm quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc Nếu cá nhân chết mà không đề lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật về thừa kẻ
Thứ hai, pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam cũng cùng thừa nhận nguyên tắc tôn trọng quyên định đoạt của người có tài sản Theo pháp luật La Mã, người chết có quyền viết di chúc để lại tài sản cho bất kì ai trong đó có thê là con cái, cháu, cha
Trang 7mẹ, anh em Người dé lai di sản thừa kế cũng có quyên lập di chúc đề thả tự do cho các nô lệ của mình Người thừa kế tôn vinh sự sắp đặt của người lập di chúc bằng mọi cách, trong mọi trường hợp và phải hoàn thành đúng theo nguyện vọng của người lập di chúc Còn đối với pháp luật Việt Nam, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyên lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình; để lai tai sản của minh cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo đi chúc hoặc theo pháp luật” Theo đó, nếu ngƯỜi chết đề lại di chúc thì việc thừa kế sẽ được tiễn hành theo di chúc đó, theo ý chí của người có tài sản nhằm tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản Tuy nhiên đây không phải là quyền tuyệt đối Có trường hợp ngoại lệ quy định
tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc định đoạt tài sản của cá nhân sẽ bị
hạn chế trong trường hợp họ không để lại di sản cho cha, mẹ; vợ, chồng: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Truong hop nay những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nêu trên sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật Mặc dù pháp luật La Mã được xây dựng từ rat sớm nhưng những nguyên tắc của pháp luật La Mã về thừa kế là vô cùng tiễn bộ và vẫn còn phủ hợp với xã hội hiện tại
Bên cạnh những điểm tương đồng thì pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam cũng có không ít những điểm khác biệt
Thứ nhất, đối với quyền bình đẳng của mọi cá nhân về thừa kế Bình đắng là nguyên tắc đầu tiên trong quan hệ dân sự và the hiện rõ nét bản chất của quan hệ dân sự Đặc biệt đối với quan hệ thừa kế, nguyên tắc bình dang là nguyên tắc cơ sở cho việc xác định những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng đi sản ngang nhau Nguyên tắc bình đăng trong quan hệ thừa kế được thê hiện qua việc mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ, tuôi tác, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội đều có quyên đê lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật Trong pháp luật Việt Nam, tại khoản l Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về nguyên tắc bình đăng chung trong quan hệ dân sự, cụ thể: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lay bat ky ly do nao dé phan biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” Đồng thời nguyên tắc này cũng được nhân mạnh đối với phạm vi thừa kế tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Mọi cá nhân đều bình đăng về quyền đề lại tài sản của mình cho người khác và quyền, hưởng dị sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Theo đó, có thê hiểu về nguyên tặc bình đẳng trong quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam như sau: Vợ, chồng đều được hưởng thừa kế của nhau; phụ nữ và nam giới đều hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật; con trong giá thú và con ngoài giá thú, con nuôi và con dé đều được thừa kế băng nhau nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật Trong pháp luật Việt Nam thời phong kiến ghi nhận quyền gia chủ của người chồng trong gia đình nên xem nhẹ vai trò của người phụ nữ Do đó thê hiện sự bất bình đắng Điữa vợ và chéng trong phap luat vẻ thừa kế trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng thời bay giờ Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bình dang của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực nói chung và trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng nói riêng Trong pháp luật La Mã lại có điểm khác biệt rõ rệt Ở
Trang 8La Mã, địa vị của người phụ nữ rất thấp, người chồng đóng vai trò gia chủ và có địa vi lớn nhất Gia chủ có quyền định đoạt mọi công việc trong gia đình, người phụ nữ ngoài tài sản riêng có trước thời kì hôn nhân hoặc của hồi môn thì gần như là không có tài sản, mọi tài sản của người vợ làm ra đều thuộc về gia chủ Quyền của người phụ nữ không bình đăng với người đàn ông Vì sự bất bình đăng đó nên pháp luật La Mã không trao quyền bình đăng về thừa kế cho người vợ Đối với việc để lai di san cho con cái cũng có sự phân biệt giữa con trai và con gái Đối với con trai nêu muốn tước
quyền hưởng di sản thì phải có lí do chính đáng, còn đối với con gái thì không cần lí
do Thứ hai, đối với nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản Trong pháp luật Việt Nam, cá nhân có quyên định đoạt tài san cua minh va chi bị hạn chế quyên này nếu họ không để lại tài sản cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (Điêu 644 Bộ luật Dân sự năm 2015) Trong pháp luật La Mã không hạn chế quyên định đoạt của người lập di chúc trong Luật 12 bảng Họ có quyền đề lại hoặc không dé lai tai sản cho vợ, con, cha mẹ Tuy nhiên về sau pháp luật La Mã đã có sự sửa đôi, bô sung nhằm hạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc, đặc biệt của gia chủ Theo đó, người để lại di sản thừa kế phải để lại tài sản cho con ruột của mình và người vợ góa nếu họ không có tài sản riêng hoặc không có của hồi môn
Thứ ba, đối với nguyên tắc người thừa kế là vĩnh viễn Trong pháp luật La Mã có một nguyên tắc quan trọng đó là Semel heres, semper heres - người được chỉ định là người thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế Tức là luật pháp chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ Ví dụ một đi chúc có nội dung sau: “Tôi không cho con tôi là M hưởng tài sản nêu nó không thi đậu vào trường Trung cấp pháp lý La Mã” Trường hợp này, M vẫn là người được hưởng di sản
thừa kế bởi vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm đứt) trái với nguyên
tắc “người thừa kế là vĩnh viễn” Còn đối với pháp luật Việt Nam, theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có quyền đưa ra điều kiện của việc hưởng di sản, tức là họ có quyền yêu cầu người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ nào đó nếu họ chấp nhận thừa kẻ
Thứ tư, nguyên tắc thừa hưởng toàn bộ trong pháp luật La Mã Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật La Mã, khác biệt hăn so với pháp luật Việt Nam Theo đó, pháp luật La Mã không cho phép tiên hành chia một di sản vừa theo di chúc vừa theo pháp luật Nghĩa là nếu có di chúc thì chỉ được chia theo di chúc, người được hưởng kỷ phần bắt buộc không được hiệu là được chia thừa kế theo luật Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam có sự linh hoạt hơn so với pháp luật La Mã ở điểm này Pháp luật Việt Nam cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt một phần tài sản của mình trong di chúc vả phần tài sản còn lại không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015
Tổng quan có thê thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự học tập, kế thừa từ pháp luật La Mã cô đại, thê hiện trong những điêm tương đồng cực kì rõ rệt Tuy
Trang 9nhiên, pháp luật Việt Nam đã có sự linh hoạt, không giữ nguyên những nguyên tắc mang tính cứng nhắc của pháp luật La Mã
3.2 Thời điểm mở thừa kế Khoản I Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm mở thừa kế sẽ có 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết và trường hợp thứ hai là trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật nay
Theo khoản I Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì người có quyền,
lợi ích liên quan có thê yêu câu Tòa án ra quyết định tuyên bô một người là đã chét trong 04 trường hợp sau:
Sau 03 năm, kế từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sông;
Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kế từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sông;
Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kề từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó châm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sông, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống: thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điêu 68 của Bộ luật này
Và khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bô là đã chết căn cứ vào các trường hợp trên
Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trong vi day la thời diém phat sinh quan hệ thừa kế và xác định được phân di san thừa ké, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người thừa kế cũng như xác định những người thừa kế bao gồm những ai Trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì việc xác định thời điểm mở thừa kế cảng quan trọng hơn vỉ việc xác định ngày chết phụ thuộc vào quyết định của Tòa án và việc xác định giá trị tài sản sẽ có sự thay đối
Pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có điểm giống nhau trong việc quy định về thời điểm mở thừa kế Trong Luật La Mã, quan hệ thừa kế phát sinh khi người dé lai di sản chết Thời điểm mở thừa kế được thực hiện từ khi người để lại đi sản chết và chỉ được phép hưởng thừa kế sau khi người đó chết hắn
Tuy nhiên, Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam cũng có điểm khác nhau như sau:
Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm mở thừa kế có
trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này nhưng Luật La Mã không quy định về trường hợp này Tức là Luật La Mã chỉ công nhận 01 trường hợp duy nhất là khi có
Trang 10một thông tin chính xác xác nhận người đó đã chết thì quan hệ thừa kế sẽ được mở tại
thời điểm đó
Theo Luật La Mã thì vào thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế chưa phải là chủ sở hữu tài sản hay là những con nợ theo trách nhiệm của người chết Hay nói một cách khác, vào thời điểm mở thừa kế, tài sản chưa thuộc về người thừa kế mà quyên thừa kế xuất hiện khi người đó tiếp nhận tài sản thừa kế theo ý chí của họ Tuy nhiên việc tiếp nhận đó chỉ đành cho những người thừa kế không dưới quyền gia chủ (người thừa kế không bắt buộc) Đối với những người thừa kế dưới quyên gia chủ (thừa kế bắt buộc), họ không có quyền từ chối trở thành người thừa kế cũng như từ chối nghĩa vụ mà người chết dé lai
Trong khi đó, Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là kế từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyên, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Nghĩa là Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam không có sự ép buộc người thừa kế giống như Luật La Mã quy định đối với người thừa kế dưới quyên gia chủ Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về việc từ chối nhận di sản Nghĩa là, Luật La Mã tước quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế đưới quyền gia chủ nhưng pháp luật Việt Nam lại cho phép người thừa kế có quyền lựa chọn trong việc thừa kế
3.3 - Di sản thừa kế
Từ xưa đến nay chưa có hệ thống pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thế về di sản mà chỉ quy định di sản thừa kế bao gồm những tài sản nào mang tính chất liệt kê Theo Bộ luật Dân năm 2015, tại Điều 612 có quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Theo đó, đi sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết (người dé lại di sản thừa kế) dé lại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết Di sản bao gồm: tài sản riêng của người để lại đi sản thừa kế, phần tài sản của người dé lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất động sản, động sản (nhả, đất, công trinh gan liền với đất ), giấy tờ có giá Có thê kê đến một số loại tài sản thường gặp gồm: Tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức; nhà ở, dat ¢ 6 hinh thành do mua bán, tặng cho, thừa kế nhà ở hình thành trong tương lai; cô phân, chứng khoản
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ sô, tài sản được tặng cho, được thừa kế, quần áo, giường tủ, xe máy, 6 tô; nhà ở, vốn dùng để sản xuất kinh doanh
Hiện nay việc góp vốn làm ăn với nhiều người hay tài sản do vợ chồng cùng mua, cùng tạo lập là việc rất bình thường và thông dụng trên thực tế do đó sự xuất hiện phân tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác là rất hay xảy ra Khoản 1,2 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thé phân chia Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong
Trang 11việc chiếm hữu, sử đụng, định đoạt tài sản chung” Trong khối tài sản chung của vợ
chồng, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Tài sản chung của vợ,
chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập đo lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Theo pháp luật La Mã, di sản thừa kế bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các quyên tài sản của người chết chưa thực hiện gồm quyền thừa kế, quyên đòi nợ Pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã đã có một số điểm khác biệt
chăng hạn như trường hợp A lái xe ô tô đâm vào nhà chị C khiến chị C chết và hàng
rao bi dé sap Anh A đã có thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại với anh M là chồng chị C Sau khi trả được được 1⁄2 số tiền đã thỏa thuận thì anh A mất Lúc này, số tiền còn lại chưa trả được anh MI thì nếu theo pháp luật Việt Nam thì anh M sẽ được người thừa kế dùng di sản của anh A để lại trả cho anh bởi vì pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhận khoản nợ đo ví phạm tư pháp có dé lại thừa kế trong giới hạn di sản mà người chết đề lại như nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, đối với nghĩa vụ nhân thân không được thừa kế do vậy họ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ ngay cả khi đã chết Nếu theo pháp luật La Mã thì anh M không được trả phần còn lại bởi ở La Mã người có tài sản để lại thừa kế thường mà khi vi phạm cá nhân và nghĩa vụ trả nợ phải do chính cá nhân đó trả Trong khi đó tài sản mà người chết đề lại đề phục vụ nhu cầu chung của gia đình, có sự đóng góp công sức của các thành viên trong gia đình Do đó, những người thừa kế không có nghĩa vụ dùng tài sản phục vụ nhu cầu chung dé tra cho nghĩa vụ vi phạm của cá nhân người thừa kế
4 Thừa kế theo di chúc 4.1 Khái niệm di chúc Xét về khái niệm di chúc thì khái niệm di chúc theo pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã có nét tương đồng Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đi chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyến tài sản của mình cho người khác sau khi chết, đồng thời thoả mãn các yếu tô như: Sự thê hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thế nào khác; mục đích của việc lập di chúc là chuyên tài sản là di sản của mình cho người khác; di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết Theo pháp luật La Mã, đi chúc có thê được hiểu là ý chí chủ quan của người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết Có thể thấy, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã kế thừa pháp luật La Mã về khái niệm di chúc
Pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã đêu có những điệm tương đông và khác biệt trong vân đề quy định về người thừa kê theo di chúc
Xét về điểm tương đồng, cả pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam đều có những quy định điều kiện bắt buộc về năng lực của người thừa kế theo di chúc Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
Trang 12nhưng đã thành thai trước khi người dé lai di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, người thừa kế theo di chúc phải có đủ năng lực hưởng di sản (tức là không mất quyền hưởng di sản) Người thừa kế theo di chúc có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc ngoài hàng thừa kế Pháp luật La Mã và pháp luật Việ Nam đều quy định người thừa kế phải là người còn sông tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kê
Tuy nhiên, pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có những quy định khác biệt về người thừa kê theo di chúc Sự khác biệt đó thê hiện ở một sô diém như sau:
Thứ nhất, pháp luật La Mã quy định người thừa kế phải là cá nhân Trong thời kỳ La Mã, khái niệm tô chức còn chưa được hình thành, vì vậy pháp luật La Mã không đề cập về việc người thừa kế không phải là cá nhân Trong khi đó, Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thi phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Có thê thấy, cùng với sự phát triển của nhân loại thì việc các chủ thê của pháp luật đân sự mở rộng đồng nghĩa với việc người thừa kế theo di chúc không còn giới hạn cho mỗi cá nhân nữa mà các cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm thời kế, cũng hoàn toàn có thể trở thành người thừa kế theo ý chí của ngƯỜi dé lai di chúc
Thứ hai, theo pháp luật La Mã, di chúc chỉ định cho con của những người phạm tội quốc gia như tội chống lại nhà nước thì những người này không được hưởng thừa kế Pháp luật Việt Nam không giới hạn quyền hưởng di sản của người thừa kế theo đi
chúc Cụ thê, khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những người
không được hưởng quyền di sản bao gồm 4 trường hợp sau: “Người bị kết án về hành vi cỗ ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người đề lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phâm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cô ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phân hoặc toàn bộ phan di sản mà người thừa kê đó có quyên hưởng: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giâu di chúc nhắm hưởng một phân hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người đê lại di sản.”
_Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều này lại quy định những người thuộc 4 trường hợp trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành ví của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc
Thứ ba, pháp luật La Mã phân biệt hai nhóm người thừa kế bao gồm nhóm người thừa kế dưới quyên gia chủ và nhóm người thừa kế không dưới quyền gia chủ