1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới so sánh điểm giống và khác trong quy định về chế định thừa kế của luật la mã và bộ luật dân sự 2015 của việt nam

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh điểm giống và khác trong quy định về chế định thừa kế của Luật La Mã và Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam
Tác giả Vũ Mai Phương
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Phương Thảo
Trường học Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Thế giới
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Xuất phát từ lý đo đó, em đã lựa chọn đề tài “So sánh điểm giống và khác trong quy định về chế định thừa kế của Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam” làm đề tài bài Tiêu lu

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT

JH HO CHI MIN

BAI TIEU LUAN LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI SO SANH DIEM GIONG VA KHAC TRONG QUY DINH

VE CHE DINH THUA KE CUA LUAT LA MA VA BO LUAT DAN SU 2015 CUA VIET NAM

Họ va tên sinh viên: Vũ Mai Phương Mã số sinh viên: 2253801013149 Lớp: HS47BI

Giáng viên: Cô Ths Nguyễn Phương Thảo

TP Hồ Chí Minh 2023

Trang 2

I Phần mở đầu: 1.1 Lý do lựa chọn đề tài:

Luật La Mã là hệ thống pháp luật của Lã Mã cỗ đại, được xây dựng từ hàng ngàn

năm trước đây và được nhận định là bộ luật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng rãi nhất

đến hệ thống pháp luật hiện đại Vì nhiều lí do trong lịch sử, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi pháp luật La Mã, đặc biệt là trong lĩnh vực Dân sự nói chung và vẫn đề về quyền thừa kế nói riêng Luật La Mã tạo nên khuôn khô cơ bản cho luật Dân sự nên việc nghiên cứu về Luật La Mã cũng giúp hiệu rõ thêm về nguồn gốc

của pháp luật Dân sự Việt Nam

Xuất phát từ lý đo đó, em đã lựa chọn đề tài “So sánh điểm giống và khác trong quy

định về chế định thừa kế của Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam” làm đề tài bài Tiêu luận điểm 40% môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật để có thê nghiên cứu và hiểu rõ thêm về giá trị mà hai văn bản trên đem lại

1.2 Kết cầu bài tiểu luận:

Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bai tiểu luận theo kết cấu

thành ba phần như sau: Mục I: Chế định thừa kế trong Luật La Mã Mục 2: Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015 Việt Nam

Mục 3: Ảnh hưởng và mỗi quan hệ của chế định thừa kế giữa luật La Mã và Bộ luật Dân sự 2015 Việt Nam

II Phần nội dung: 2.1 Chế định thừa kế trong Luật La Mã:

2.1.1 Nguồn gốc Luật La Mã:

Luật La Mã là hệ thống luật cỗ đại có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nhà

nước La Mã Hệ thống luật này ban đầu được thiết kế đề giúp cai trị Cộng hòa La Mã,

nhưng nó vẫn tiếp tục được sử dụng sau khi Cộng hòa kết thúc Hệ thống luật La Mã được chia thành hai giai đoạn dựa trên cách thức hoạt động kinh tế - xã hội của nhà

nước La Mã Giai đoạn đầu tiên vào thời kỳ đầu của của nền cộng hòa là cộng hòa sơ kỳ Giai đoạn sau, thời kỳ sau của nền cộng hòa và thời kỳ quân chủ chuyên chế chủ nô là thời kỳ cộng hòa hậu ky tro di

2.1.1.1 Thời kỳ cộng hòa sơ kỳ (thế kỷ VI — IV TCN): Thời kỳ cộng hòa sơ kỳ là thời kỳ pháp luật La Mã chưa phát triển về nội dung và

kỹ thuật lập pháp Pháp luật thời kỳ này được thê hiện qua Luật mười hai bảng (ex duodecim tabularum) Bộ luật này được khắc trên 12 bảng đặt ở quảng trường La Mã,

nên Bộ luật được gọi tắt là “Luật mười hai bảng”

Trang 3

Luật mười hai bảng ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn giữa tầng lớp bình dân Plebs và giai cấp quý tộc chủ nô Tầng lớp bình dân Plebs không được xem là công dân La Mã, thân phận của họ vừa không phải là nô lệ nhưng cũng không phải là dân tự do Tuy được quyền tự do kinh doanh và sở hữu ruộng đất, nhưng những người dân Plebs phải nộp thuế, đi lính cho người La Mã Đến một thời điểm, tầng lớp này nắm trong tay

tiềm lực kinh tế và quân đội thì họ đứng lên đòi quyền chính trị Lúc này nhằm chống

lại sự vận dụng tùy tiện tập quán pháp vì lợi ích riêng của giai cấp thống trị, tầng lớp bình dân Plebs đã yêu cầu, đòi hỏi phải có một bộ luật thành văn Dưới sức ép đó, giai cấp quý tộc buộc phải nhượng bộ và thực hiện cải cách để đáp ứng yêu cầu của họ

Đến năm 499 TCN ủy ban đã soạn thảo được một bộ luật thành văn chính là Luật mười

hai bảng 2.1.1.2 Thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi (thế kỷ HI TCN — V): Pháp luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của Luật La Mã, từ Luật mười hai bảng tới bộ luật Pháp điền Dân sự Điều này là do Đề chế La Mã đã phát triển lãnh thô của mình rất rộng lớn sau khi chỉnh phục khu vuc Dia Trung Hai, Tây Au, Tiéu A, Bac Phi va nhiéu vung cua Bac va Dong Au Nén kinh tế hàng hóa, quan hệ nô lệ của La Mã cũng đang phát triển mạnh Nhằm đáp ứng các yêu cầu liên quan tới việc quản lý đất nước, La Mã dần hoàn thiện bộ luật Các nhà làm Luật La Mã đã kế thừa kinh nghiệm lập pháp của thời kỳ cộng hòa sơ kỳ và luật pháp của các quốc gia bị La mã chỉnh phục để tạo nên một nền pháp luật tiễn bộ của thời kỳ này

Pháp luật La Mã thời kỳ phát triển dựa trên nguồn luật đa dạng, trước tiên là từ

những quyết định của vua La Mã, các quyết định của Viện nguyên lão, các phán quyết của Tòa án, Đồng thời, các tập quán pháp của tộc người hoặc tập quán pháp của địa phương cũng được thừa nhận, ghi lại thành văn bản và được ban hành Điều này làm cho Luật La Mã trở thành một hệ thông pháp luật phong phú, điều chỉnh hầu hết các

quan hệ xã hội quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự

2.1.2 Nội dung thừa kế trong Luật La Mã: 2.1.2.1 Về chế định thừa kế trong Luật mười hai bảng:

Chế định thừa kế trong Luật mười hai bảng được ghi nhận ở Bảng thứ 5

(inheritance) Luật mười hai bảng thừa nhận hai cách khác nhau mà tài sản có thê được thừa kế Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi tài sản được truyền lại thông qua hệ thống pháp luật Thừa kế theo di chúc xảy ra khi một người để lại tài sản của mình cho người khác

Như ở Điều I bảng 5 “Nếu một người qua đời không để lại đi chúc mà cũng không có người thừa kế theo luật, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gân nhất sẽ hưởng thùa kế Nếu không có người đàn ông kế tiếp thuộc họ hàng gân nhất, những

Trang 4

người đàn ông thuộc dòng tộc còn lại sẽ được hướng thừa kế.” và Điều 2 bảng 5 “Nếu một người bị điên, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gân nhất của người đó sẽ có quyên đối với tài sản của anh ta.” ' là một trong sô những quy định thừa kế theo pháp luật Điều này chứng tỏ pháp luật La Mã đặt nặng vấn đề về huyết thông trong chế định dân sự

Luật quy định răng khi một người qua đời, họ được tự do đề lại tài sản của mình cho

bất cứ ai họ muốn và con cái của họ sẽ không được hưởng bat ky tai san thừa ké nao

nếu cha của họ không đồng ý Và phụ trách công việc giám sát việc chia tai san thừa kế

là Hội nghị công dân Khi ai đó chết, tài sản của họ (nô lệ và các khoản nợ) được chia cho những người

thừa kế của họ Với những khoản nợ thì người thừa kế sẽ trả tỷ lệ phần trăm tương ứng

với tài sản mà họ được hưởng 2.1.2.2 Về chế định thừa kế trong Luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi:

Vẫn như Luật mười hai bảng, Luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ trở đi cũng thừa nhận hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên pháp luật lại không quy định thừa kế từng phần mà sẽ ưu tiên trước hết cho thừa kế theo di chúc Nghĩa là nếu có người đã nhận thừa kế theo di chúc rồi thì những người

còn lại sẽ không được nhận thừa kề theo pháp luật Và việc nhận thừa ké không phải là

đương nhiên sẽ xảy ra, nó chỉ phát sinh khi người được thừa kế khai nhận tài sản thừa kê

Chế định thừa kế trong Luật La Mã thời kỳ này được quy định theo quan hệ huyết thống trong sáu đời của người để lại di sản Mục đích của nó là để nhằm củng có chế độ tư hữu, báo toàn tài sản tư nhân của gia đình Việc thừa kế chỉ được phép hưởng khi

người để lại thừa kế chết hăn Và đương nhiên, pháp luật cũng thừa nhận người đề lại

di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản và quyền hủy bỏ di chúc Pháp luật cũng quy định con nuôi và con đẻ đều có quyền hưởng thừa kế như nhau, người nhận thừa kế phải kế thừa quyền và nghĩa vụ của người để lại thừa kế

2.2 Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015 Việt Nam:

Bộ luật Dân sự năm 2015 Việt Nam do Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 căn cứ theo Hiến pháp 2013 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm

2017 Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015 được ghi nhận ở phần thứ tư của bộ luật Chế định thừa kế của Việt Nam được quy định thành bốn phần riêng biệt là những quy định chung, thừa kế theo đi chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia tài sản Nhin chung Bộ luật Dân sự của Việt Nam nói chung và chế định thừa kế nói riêng đều chịu ảnh hưởng nhất định từ Luật La Mã

tham khao ngay 13/03/2023

Trang 5

2.3 Ảnh hưởng và mối quan hệ của chế định thừa kế giữa Luật La Mã và Bộ luật Dân sự 2015 Việt Nam:

2.3.1 Điểm giống và khác trong quy định về chế định thừa kế của Luật La Mã

và Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam: Luật La Mã tôn tại hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc (/Zsfafo) và thừa kế theo pháp luật (zz⁄eszfo) Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam cũng quy định hai hình thức thừa kế tương tự Luật La Mã là thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Tuy nhiên, Luật La Mã không kết hợp hai hình thức thừa kế cùng một lúc, tức là nếu đã thừa kê theo di chúc thì không áp dụng thừa kề theo pháp luật và ngược lại Còn Bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định về di sản của một người nếu chia theo di chúc vẫn còn thì phần còn lại

sẽ được chia theo pháp luật

Về thời điểm mở thừa kế, cả hai bộ Luật La Mã và Bộ luật Dân sự đều quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Theo pháp luật Việt Nam thì

tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015: “Kể ứừ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế CÓ các quyên, nghĩa vụ tài sản do người chết đề lại.” ?, Cả Bộ luật Dân sự và Luật La

Mã đều có đề cập tới quy định về quyền từ chối nhận di sản Trong khi Bộ luật Dân sự

của Việt Nam có đề cập cụ thê tới thời gian từ chỗi nhận di sản là trước thời điểm phân

chia đi sản, thì Luật La Mã chí nêu chung chung “việc nhận thừa kế chỉ phát sinh khi người được thừa kế khai nhận tài sản thừa kế” Š

Ở Luật La Mã di sản của người chết dé lại bao gồm tài sản, nô lệ và các khoản nợ Thì trong Bộ luật Dân sự 2015 di sản là tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Việc chia di sản ở La Mã sẽ do Hội

nghị công dân giám sát Còn việc chia thừa kế ở Việt Nam hiện đại sẽ do Tòa án quyết

định dựa trên cơ sở di chúc hoặc pháp luật 2.3.1.1 Về thừa kế theo đi chúc: Bộ luật Dân sự của Việt nam thừa nhận hai hình thức di chúc là di chúc văn bản và di chúc miệng Còn hình thức di chúc của Luật La Mã vô cùng phong phú, có thể kế

đến các di chúc công như di chúc lập trước đại hội công dân, di chúc quân sy hay di

chúc giao tài sản qua trung gian, di chúc theo án lệ, di chúc tam nguyên Ý Và có sự tương đồng nhất với chế định thừa kế của Việt Nam là đi chúc viết và đi chúc miệng Tuy nhiên thì Luật La Mã không quy định rõ hình thức của văn bản trong di chúc viết

? Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luật số: 91/2015/QH13)

3 Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thê giới, NXB Hông Đức, 2022

* Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật La Mã, NXB Chính trị Quốc gia, 2009

Trang 6

gôm những gì mà chỉ quy định chặt chẽ hơn ở phần những người làm chứng cho nội dung di chúc đó

Người có thê lập di chúc ở La Mã phải có tư cách công dân, có năng lực pháp luật và tự nguyện trong nhận thức Tuy nhiên, những cư dân trên lãnh thô La Mã có quyền làm ăn thương mại đều có quyền lập di chúc, riêng phụ nữ La Mã chỉ có quyên lập di chúc từ thời Iustinian Nhìn chung, trong quy định về năng lực của người lập di chúc, thì những ai có quyền định đoạt tài sản đều có quyền lập di chúc, nô lệ hay có thể nói những người không sở hữu về tài sản thì không có quyên lập di chúc Theo Bộ luật

Dân sự của Việt Nam có quy định tại Điều 630: “Người lập di chúc mình mẫn, sáng

suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối đe dọa, cưỡng ép.” Và cũng cô quy định

về trẻ em trên L5 tuổi và dưới I8 tuổi có sự chấp thuận của cha mẹ hay người giám hộ

thì cũng có quyên lập di chúc Có thê thấy, pháp luật La Mã hay pháp luật Việt Nam

hiện đại đều coi trọng sự tự nguyện trong nhận thức của người lập di chúc, mang lại

tính công bằng và đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu tài sản Về người thừa kế theo di chúc, Luật La Mã có quy định ba hình thức: lập một người

thừa kế theo di chúc, lập nhiều người thừa kế theo di chúc và người thừa kế thay thể Š

Như đã đề cập ở trên, người con có thê không được nhận di chúc nếu người cha không

cho phép thi ở Bộ luật Việt Nam lại có quy định khác về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: “con chưa thành nién, cha, me, vo, chong va con

thành niên nhưng không có khả năng lao động” Di tặng tại Bộ luật dân sự 2015 được xác định “?à việc người lập di chúc dành một phan di sản đề tặng cho người khác Việc di tặng phải ghi rõ trong đi chúc” Còn di

tặng tại Luật La Mã là việc chuyển giao một hoặc nhiều tài sản đặc định hoặc cùng loại

cho một hoặc nhiều người Trong luật cô thì việc di tặng cũng phải ghi trong di chúc như Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên sau này thì di tặng đã có thê ghi nhận trong một

chứng thư riêng biệt Về việc bồ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 640 của luật này, tông thể thì người lập di chúc có thê tự do định đoạt việc bổ

sung, thay thế, hủy bỏ di chúc do chính mình lập ra Còn ở La Mã chia ra thành hai giai

đoạn khác nhau, trong luật cô La Mã việc lập di chúc phải công khai trước đại hội công dân khiến di chúc không thê hủy bỏ Nhưng đến thời cỗ điền thì trước khi chết đi,

người lập di chúc có quyền hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần di chúc như lập di chúc mới,

đập phiến đá có chửa nội dung di chúc Về phan đi chúc không có hiệu lực thì Luật

La Mã cũng như luật Dân sự Việt Nam đều quy định chung di chúc không đảm bảo về mặt nội dung và hình thức thì có thể bị vô hiệu

š Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật La Mã, NXB Chính trị Quốc gia, 2009

Trang 7

2.3.1.2 Về thừa kế theo pháp luật:

Chế định thừa kế theo pháp luật ở La Mã sẽ không được ưu tiên bằng thừa kế theo

di chúc, nó chỉ được tiễn hành khi người chết không đê lại di chúc hay người thừa kế

đã chết trước thời điểm mở thừa kế hoặc trong tình trạng không thể nhận đi sản Khái

niệm thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015 có nêu: “/#ữa kế theo pháp luật là thừa kế

theo hàng thừa kế, điễu kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” Và quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật cũng có nét tương đồng như thời La Mã, có

điều rõ ràng và chỉ tiết hơn Những hàng thừa kế của Luật La Mã được chia làm hai khoảng thời gian Ở thời cổ

La Mã có những hàng thừa kế được coi trọng trong việc thừa kế theo pháp luật, những người này được gọi là “người thừa kế phía mình” (heredes sui) và “người thừa kế cân

thiết” (necessarii) ° Những người thừa kế bắt buộc này là những người đầu tiên được gọi để nhận di sản, họ là những người thân thuộc của người đề lại di chúc

1 Con cái của người chết, tức là những người đã được thoát quyền hay là đã được gia đình khác nhận làm con nuôi sẽ không được nhận thừa kế Con gái đi lấy chồng theo chế độ cư ma cũng thuộc diện không được nhận thừa kế

2 Vợ của người chết được kết hôn theo chế độ cưn manu và các con dau cum manu ma chong của họ đã chết trước nguoi dé lai di san

3 Cháu nội trực hệ của người chết trong điều kiện cha họ đã mất thì sẽ được goi nhận di sản với tư cách người thừa kế thế vị (Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về những người có tư cách thừa kế kế vị ở Điều 652)

Những người thừa kế này thì không có quyên từ chối nhận di sản như đã đề cập trước đó, hơn nữa vì sống cùng nhà với người đề lại di sản, nên luật coi họ như thê người đồng sở hữu đối với tài sản thuộc di sản Việc mở thừa kế trong trường hợp này chỉ giúp khẳng định lại tư cách sở hữu tài sản của họ mà thôi Khi không có những heredes sui thì những người thân thuộc bên nội và hàng cuối cùng là những người cùng ho (gentiles) sẽ hưởng thừa kế từ gần đến xa nhất Những người này thì có quyền từ

chối nhận di sản được chia Nếu không có người gọi đến nhận di sản theo pháp luật, thì

đương nhiên di sản sẽ được giao cho Kho bạc (nghĩa là dành di sản cho Nhà nước) 7 Còn ở thời kỳ sau, nhờ những cải cách của các pháp quan nên chế định thừa kế theo

pháp luật đã có nhiều điểm tiễn bộ rõ rệt Di sản của người chết sẽ được ưu tiên chuyển

giao cho tất cả các con (/ber?) của người chết, không phân biệt con sống chung hay đã

ra riêng như thời kỳ trước Nếu không có con, người thừa kế sẽ do luật chỉ định va di

sản sẽ được để lại cho người đó Không có thì sẽ giao cho họ hàng đến hàng thứ bảy, không còn nữa mới giao cho vợ (chồng) Thời kỳ này những người phụ nữ kết hôn theo

° Đại học Tong hợp Hà Nội, Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã 7 Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật La Mã, NXB Chính trị Quốc gia, 2009

Trang 8

chế độ sine manu thì sẽ không liên quan tới tài sản của chồng và gia đình chồng, họ

vẫn bị đặt dưới thẩm quyền của cha mẹ

Đến cải cách của Justinian thì có những điều khoản tương đồng nhất với Bộ luật Dân sự 2015 Người thừa kế theo pháp luật được xếp theo hàng, trong cùng một hàng thì còn có thể xếp theo bậc Những ai ở hàng trên, bậc trên sẽ được ưu tiên gọi nhận di sản trước

1 Hang thứ nhất gồm tất cả con cháu trực hệ, không phân biệt sống chung hay riêng

2 Hàng thử hai gồm cha, mẹ, ông bà nội, ngoại và các anh chị, em cùng cha mẹ

VỚI "BưƯỜi chết Cha, mẹ nhận trước ông, bà; ông, bà nhận trước cụ ông, cụ bà, và được hưởng một phần bằng nhau

3 Hang thu ba la anh chị cùng cha hoặc cùng mẹ 4 Hàng cuối cùng là những người thân thuộc Nếu không có người thân thuộc thì sẽ giao cho vợ (chồng) nhận di sản Nếu không có vợ (chồng) thì di san sẽ giao cho cơ quan thuế

Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam cũng chia thành hàng thừa kế như cải cách của

Luật La Mã thời Justiman Tuy nhiên hàng thừa kế của luật Dân sự Việt Nam chỉ có ba hàng thừa kế được quy định tại Điều 651

1 Hàng thừa kế thứ nhất gồm: VỢ, chong, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2 Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chi ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội,

bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 3 Hàng thừa kế thứ ba gôm: Cụ nỘI, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,

cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà nguoi chét

là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ TỘI, cụ ngoại

Và đương nhiên nếu không có người nhận thừa kế theo pháp luật thi sau khi hoan thành xong các nghĩa vụ về tài sản thì toàn bộ di sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước Bộ

luật Dân sự 2015 của Việt Nam còn có những quy định chi tiết hơn về các hàng thừa kế này Có thé thay chế định thừa kế của Việt Nam có sự học hỏi sáng tạo, giữ lại những

quy định hợp lý và cái tiễn nó phù hợp với thời hiện đại hơn 2.3.1.3 Vẫn đề kiện thừa kế:

Ở Luật La Mã người thừa kế cần pháp luật đảm bảo về quyền hạn của mình Người thừa kế trong trường hợp không được công nhận quyền thừa kế thì anh ta có thể phát đơn kiện thừa kế (hereditatis petitio) như kiện đòi tài sản Ÿ Nếu chủ nhân chiếm hữu hảo tâm thì sẽ phải trả lại cho nguyên đơn phần lợi tức sinh ra từ tài sản thừa kế Nếu

Š Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã

Trang 9

chủ nhân chiếm hữu không hảo tâm thì phải trả toàn bộ thừa kế bao gồm cả lợi tức và phải chịu đền bù nếu có thiệt hại Người thừa kế do quan (bonorum possessor) chỉ định cũng có quyền được kiện tài sản thừa kế

Về vấn đề yêu cầu chia thừa kế thì Bộ luật Dân sự 2015 có quy định việc thời hiệu

để yêu cầu chia thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm với động sản Hết thời hạn này thì sẽ giao di sản cho người quản lý tài sản, không có người quản lý thì sẽ giao cho người chiêm hữu và cuối cùng sẽ giao cho nhà nước Thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10

hưởng từ quá trình hội nhập thế giới đã có sự tiếp thu những điều luật tiến bộ ở trong

Luật La Mã Tiếp theo, La Mã là một nước phát triển mạnh về thủ công nghiệp và thương nghiệp Càng mở rộng lãnh thô, thị trường phát triển của La Mã ngày càng rộng lớn hơn Công thương nghiệp đạt tới đính cao của thoi ky nay gop phần khiến cho của cải, vật chất của người dân La Mã ngày cảng nhiều Về bản chất, Luật La Mã phản ánh lợi ích giai cấp thông trị, là công cụ để quản lý những quan hệ giao lưu thương mại, hàng hóa, củng cô tài sản của những đứng đầu trong xã hội Đương nhiên vì lí do này, các

chế định về Dân sự của Luật La Mã là nỗi bật nhất về sự tiên bộ và chặt chẽ Đồng thời, để củng có tài sản của gia đình, phát triển chế độ tư hữu thì chế định về thừa kế

của Luật La Mã cũng được quy định rất chỉ tiết, rõ ràng Và với những ưu điểm đó, chế định dân sự nói chung và chế định thừa kế nói riêng của Luật La Mã được nhiều nước kế thừa và phát triển, trong đó có Việt Nam

Rõ ràng, chế định về thừa kế là một trong những chế định về Dân sự vẫn còn giữ

nguyên giá trị pháp lý của Luật La Mã Luật La Mã quy định rất cụ thẻ, rất chỉ tiết về

từ hình thức tới cách thức và nội dung Mặc dù có sự ảnh hưởng từ bối cảnh lịch sự,

tính công bằng không phải ở mức tuyệt đối nhưng chế định thừa kế của Luật La Mã ? Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng II năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam (Luật số: 91/2015/QH13)

10

Trang 10

sau nhiều lần cải cách của cách pháp quan đã có sự tiễn bộ và rõ ràng hơn Với giá trị pháp lý đặc biệt đó thì Luật La Mã vẫn có sức ảnh hưởng tới các nhà làm luật hiện nay La Mã cũng có những nhà làm luật đông đảo và trình độ nghiệp vụ cao, đồng thời

nhờ lãnh thổ rộng lớn tiếp thu pháp luật từ các nước bị xâm chiếm, Luật La Mã là sự

đúc kết những gì chặt chế, đầy tính mẫu mực và phan anh mot nền văn minh rộng lớn Với một bộ luật cô đại nhưng lại có nhiều điều tiến bộ, thì không lý nảo ta lại không học hỏi những điểm tích cực trong đó Như một cách nói được truyền tụng rộng rãi, người La Mã đã ba lần chỉnh phục thể giới: lần thứ nhất bằng các đạo quân lê dương; lần thứ hai bằng Thiên Chúa giáo; và lần thứ ba bằng pháp luật Có thể thấy được rang sự ánh hưởng sâu sắc của Luật La Mã tới phương pháp xây dựng luật pháp trên thé gidi

Sự khác biệt giữa Luật La Mã và Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam chủ yếu đến từ sự khác biệt thời đại, giữa cô dai và hiện đại vẫn có khác biệt Các môi quan hệ xã hội hiện nay cũng có sự phát triển phức tạp hơn, cách điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng không thê giông nhau hoàn toàn nữa Sự khác biệt giữa văn hóa, thê chế chính trị và cả sự hình thành, xây dựng nhà nước cũng có những điềm không giống nhau Vì vậy, Việt Nam ta đã có cách tiếp thu chọn lọc, lựa chọn những điều khoản phù hợp để ứng dụng

va sang tạo, phát triển thêm những điều khoản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

II Phần kết luận:

Luật La Mã ngày nay vẫn đang thu hút sự quan tâm của nhiều người như một giá trị pháp lý tiến bộ, có quá trình tồn tại trên dưới một ngàn năm và đến bây giờ Luật La Mã vẫn có một sức ảnh hưởng nhất định tới pháp luật thế giới Trong đó, phần pháp luật

dan sự nói chung va chế định về thừa kế nói riêng của Luật La Mã là một trong những

phần nỗi bật nhất, những chế định này vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó Một bộ luật

mạnh về dân sự tư sản, những quy định đặc biệt mà ta không thể ngờ vào thời điểm đó

người ta có thể sáng tạo nên được những điều luật đặc biệt và chặt chẽ đến vậy Không phải ngẫu nhiên mà Friedrich Engels nhận xét Luật La Mã: “Đó ià hình thức pháp luật hoàn chỉnh nhất có cơ sở là chế độ sở hữu tư nhân mà chúng ta biết được với độ chính xác không thể vượt qua trong việc thể hiện tắt cä các quan hệ pháp luật cơ bản ” Luật La Ma đã có những ảnh hưởng tích cực tới pháp luật Việt Nam, nhất

là về vẫn đề Dân sự Rất nhiều trường đại học cũng đã đưa vào giảng dạy các môn học liên quan Luật La Mã Việc nghiên cửu và học tập Luật La Mã và ảnh hưởng của nó tới

luật pháp Việt Nam giúp cho ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa pháp lý và trình độ lập pháp của nó có những điềm đặc biệt, nối bật gì Đây cũng là kiến thức bố ích giúp hiểu rõ thêm

về pháp luật Việt Nam và đã được Nhà nước ta học hỏi dé xay dung, hoan thién dat

nước sau này

II

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:36