Nhận thức về nhà nước và pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về xã hội, chính trị, văn hóa.. PHẦN THỨNHẤTSU TAN RA CUA CÔNG XÃ NGUYEN THUY -QUA
Trang 1GIÁO TRÌNH LICH SUNHA NƯỚC
VA PHÁP LUẬT THE GIỚI
Trang 214-2014/CXB/46-443/CAND
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 4Chủ biênPHẠM ĐIỂM và ThS VŨ THỊ NGA
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Nhà nước và pháp luật là hiện tượng xã hội vô cùng
phúc tạp, luôn biến động và có những thay đổi to lớntrong những năm gân đây Nhận thức về nhà nước và
pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức
của cán bộ và nhân dân về xã hội, chính trị, văn hóa
Nhận thức đó giúp cho việc tiếp cận và giải quyết một
cách đúng đắn các vấn đề thực tiễn về nhà nước và
pháp luật
Một trong những nội dung quan trọng của khoa học
về nhà nước và pháp luật là Lịch sử nhà nước và phápluật thế giới Môn học này trình bày những vấn đề cơbản về lịch sử nhà nước và pháp luật qua các thời kì:Chiém hữu nô lệ, phong kiến, tu sản và xã hội chủ
nghĩa
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, học tập và tìm hiểu
về nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà
Nội xuất bản cuốn Giáo trình lịch sử nhà nước và
pháp luật thế giới Cuốn sách sẽ là tài liệu bổ ích
đối với các sinh viên luật được đào tạo dưới những
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 7PHẦN THỨNHẤT
SU TAN RA CUA CÔNG XÃ NGUYEN THUY
-QUA TRINH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC VÀ PHAP
LUẬT
L TỔ CHỨC CUA CÔNG XÃ NGUYEN THUY
Việc nghiên cứu tổ chức của công xã nguyên thuỷ góp
phần lí giải nguồn gốc của nhà nước và pháp luật, đồng
thời để hiểu rõ những tàn dư của nó trong xã hội có nhà
nước
Trải qua hàng triệu năm sống thành bầy, về sau con
người bước vào xã hội có tổ chức cao hơn, đó là công xã
nguyên thuỷ (cách ngày nay khoảng 40.000 nam)
Từ quan hệ tạp hôn, con cái chỉ biết mẹ, dan dan trong
quan hệ hôn nhân diễn ra sự biến đổi quan trọng: những
người cùng dòng máu mẹ không được kết hôn với nhau.Những người này hợp thành một cộng đồng gọi là thi téc.Như vậy, thị tộc được hợp thành do quan hệ huyết thống
Về kinh tế, thị tộc hình thành do quá trình phát triển của
lực lượng sản xuất Thi tộc là hình thái xã hội cơ ban củacông xã nguyên thuỷ, vi từ nó mà hợp thành các hình thái
tổ chức khác (bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc) Thị tộcphát triển qua hai giai đoạn: Thị tộc mẫu hệ (chế độ mẫu
quyền) thị tộc phụ hệ Trong thị tộc phụ hệ, chế độ hôn
Trang 8nhân một vợ một chồng được xác lập, mọi người trong thị
tộc đều theo dòng họ cha, và đó là chế độ phụ quyền Thị
tộc có ruộng đất, rừng rú, có tên gọi riêng (theo tên cây
cỏ, chim thú), có khu vực cư trú riêng Việc quản lí điều
hành hoạt động của thi tộc do ta trưởng và thu lĩnh quân
sự đảm đương Những người này do các thành viên của thịtộc bầu ra
Một số thị tộc có quan hệ hôn nhân với nhau hợp
thành một bào tộc Bào tộc có vai trò quan trọng, như thực
hiện các lễ nghi tôn giáo và hội hè, tổ chức lực lượng vũ
trang bảo vệ bộ lạc
Một số bào tộc hợp thành một bộ lạc Bộ lạc có têngọi, nơi ở, tiếng nói, phong tục tập quán, ruộng đất riêng Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng bộ lạc do hội nghị bộlạc bầu ra Tù trưởng bộ lạc có quyền giải quyết nhữngcông việc cần kíp, không quan trọng giữa hai kì hội nghị
bộ lạc và có quyền triệu tập hội nghị Hội đồng bộ lạc baogồm: tù trưởng bộ lạc, các tù trưởng và thủ lĩnh quân sựcủa thị tộc Đến thời kì thị tộc phụ hệ, quản lí công việc
của thị tộc là một trưởng lão có tông tộc cổ nhất trong thị
tộc Nên hội đồng bộ lạc còn được gọi là: hội đồng trưởnglão Hội đồng bộ lạc có quyền thảo luận, quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đìnhchiến, cử sứ giả của bộ lạc mình hoặc tiếp sứ giả của bộ
lạc khác, chia chiến lợi phẩm v.v
Dan dần, một số bộ lạc liên kết với nhau, tạo thànhliên minh bộ lạc Hội đồng liên minh bộ lạc gồm những tùtrưởng của các bộ lạc và các thị tộc Hội đồng thảo luận vàquyết nghị những công việc của liên minh theo phươngthức dân chủ Mọi quyết nghị phải được sự nhất trí hoàn
Trang 9toàn của các thành viên Các quyết nghị đó khi đưa về các
bộ lạc cũng phải được hội đồng bộ lạc tán thành thì mới
có hiệu lực Liên minh bộ lạc có hai thủ lĩnh tối cao,không ai hơn ai về quyền hạn và chức trách
Như vậy, trong chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc,
bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc là những hình thức tổ
chức xã hội vừa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa có
vai trò và tổ chức quản lí khác nhau
Trong phạm vi từng cộng đồng, mọi thành viên đều có
nghĩa vụ và quyền lợi như nhau (kể cả các thủ lĩnh) Cáibảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi thường bằng sự
tự nguyện hoặc bằng áp lực của dư luận cộng đồng
Quyền hạn của các thủ lĩnh, do cộng đồng trao cho, mangtính xã hội, chưa phải là quyền lực chính trị
II TỔ CHỨC CÔNG XÃ NGUYEN THUY TAN RA
VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẶC ĐIỂM CON
ĐƯỜNG HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC Ở PHƯƠNG ĐÔNG
1 Tổ chức công xã nguyên thuỷ tan rã và sự hình
Kim loại được dùng để chế tạo công cụ sản xuất đã mở
ra thời đại kim khí Từ đây năng suất lao động có bước
phát triển nhảy vọt Những dấu vết của việc chế tạo công
cụ đồng sớm nhất hiện nay chúng ta biết được là thuộc
Trang 10thiên niên kỉ thứ IV TCN, cư dân Lưỡng Hà, Ai Cập dùngnhiều công cụ đồng trong sản xuất và đời sống Khoảng
nửa cuối thiên niên kỉ thứ II TCN, vùng Tây Nam Á và AiCập xuất hiện nghề luyện sắt và công cụ sắt được sử dụng.Những công cụ bằng kim loại (nhất là công cụ sắt) cùng
với kinh nghiệm sản xuất của con người tích luỹ được, đã
tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghềthủ công Nhiều vùng ở Bắc Phi và Châu Á, cư dân cònbiết làm những công trình thuỷ lợi để tưới tiêu nước.Trồng trọt phát triển đã thúc đẩy nghề chăn nuôi cũngphát triển Do vậy dẫn đến sự phân công lao động xã hội
lần thứ nhất: nghề trồng trọt và nghề chăn nuôi tách rờinhau, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi và những bộ
lạc chuyên nghề trồng trọt Các nghề thủ công phát triển
mạnh, dẫn đến sự hình thành những nhóm người chuyênlàm nghề thủ công Từ đó nghề thủ công tách khỏi nôngnghiệp Đây là sự phân công lao động xã hội lần thứ hai
Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất làm xuất hiện
và phát triển việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc, giữacác vùng từ Bắc Phi sang Châu Á, từ phương Đông sang
phương Tây Ngay trong một công xã, người nông dân và
người thợ thủ công cũng trao đổi sản phẩm với nhau
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và nền kinh tế
nguyên thuỷ đã dẫn đến những hệ quả rất quan trọng
1 Sự xuất hiện tài sản tư hữu Năng suất lao động được
nâng cao, làm cho sản phẩm xã hội tăng nhanh Ngoài
phần tiêu dùng hàng ngày, con người đã có của cải dư
thừa để dành Quá trình phân hoá tài sản bắt đầu diễn ra
và phát triển theo những con đường sau:
- Trong các cộng đồng, những người có địa vị đã
Trang 11chiếm được nhiều của cải dư thừa của tập thể.
- Do sự phát triển của sức sản xuất, đại gia đình phụquyền được phân thành nhiều gia đình nhỏ, bao gồm vợchồng và con cái, mỗi gia đình nhỏ ấy là một đơn vị kinh
tế, có tài sản riêng như công cụ sản xuất, tư liệu lao động
và những thứ đó được truyền lại cho con cái từ đời nàyqua đời khác, củng cố thêm chế độ tư hữu
- Của cải và tù binh trong chiến tranh cũng là mộtnguồn tài sản quan trọng bị những người có địa vị trong
bộ lạc thắng trận chiếm đoạt thành của riêng mình
2 Công xã nông thôn xuất hiện thay thế công xã thịtộc phụ hệ đang dần dần tan rã Sự phân hoá tài sản và địa
vị giầu nghèo trong xã hội đã dẫn đến tình trạng nhữngngười giàu có muốn từ bỏ bà con thân thuộc túng thiếu, vì
nghĩa vụ giúp đỡ những người anh em họ hàng theo phong
tục cổ truyền đã gây trở ngại cho việc tích luỹ của cải của
gia đình họ Còn nhiều người vì nghèo khó phải đi tới
những vùng khác để sinh sống Mối quan hệ dòng máu kếtdính các thành viên trong thị tộc bộ lạc bị cắt đứt Ranh
giới của thị tộc bộ lạc bị xáo trộn và phá vỡ Thay vào đó
là một hình thức tổ chức cộng đồng mới Cộng đồng công
xã láng giéng bao gồm những người ở chung một vùngđất, có cùng một số lợi ích chung về kinh tế xã hội, cómối quan hệ láng giéng (chứ hầu như không có quan hệdong máu) Công xã láng giéng bao gồm công xã nông
thôn (hình thức phổ biến nhất) trong cư dân nông nghiệp
và công xã du mục trong cư dân chăn nuôi Thay thế công
xã thị tộc, công xã nông thôn là hình thái tổ chức xã hội
Trang 12cuối cùng của công xã nguyên thuỷ Theo C Mác”: công
xã nông thôn mang tính hai mặt; trong công xã, vừa có
chế độ tư hữu tài sản (công cụ sản xuất, súc vật, nhà ở),vừa có chế độ sở hữu chung của công xã (phần lớn ruộngđất, sông bãi, rừng rú) Ruộng đất của công xã được chiacho các gia đình cầy cấy theo kì hạn nhất định và gia đìnhđược chiếm hữu thành quả lao động của mình Điều đó
đẩy mạnh sự phát triển của tài sản tư hữu Quá trình pháttriển của chế độ tư hữu tất yếu dẫn đến việc hình thành
các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳn
nhau:
Tập đoàn thứ nhất là những người giầu có bao gồm:
- Trước hết là các quý tộc thị tộc trong công xã, bộ lạc,
liên minh bộ lạc
- Những thương nhân tích luỹ được nhiều của cải và
bắt người sản xuất phải phụ thuộc họ về kinh tế
- Nhiều tăng lữ nắm cả vận mệnh tinh thần và vật chất
của cư dân Họ trở nên giàu có
- Một số ít người vốn là nông dân, bình dân hoặc một
số ít thợ thủ công do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sảnxuất, dần dần giầu lên
Tập đoàn thứ hai chiếm đông đảo trong xã hội là nôngdân, thợ thủ công Họ có chút ít tài sản
Tập đoàn thứ ba là những tù binh chiến tranh bị biếnthành nô lệ Những nông dân thợ thủ công bị phá sản,
cũng bị thành nô lệ
Những tập đoàn trên chính là các giai cấp: chủ nô,
(1).Xem: C Mác, Engen, V I Lênin, Bàn về các xã hội tién tu bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975.
Trang 13bình dân, nô lệ Mâu thuẫn giai cấp đối kháng nảy sinh,
dần dần phát triển tới mức độ không thể điều hoà được.Các hình thức tổ chức trong xã hội nguyên thuỷ không thểgiải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp đểtồn tại Giai cấp giầu có cần phải có một tổ chức mới đểcủng cố và tăng cường địa vị của mình So với tổ chức củacông xã nguyên thuỷ, tổ chức mới này không những có sựphát triển vượt bậc về lượng mà cái quan trọng hơn, là sự
thay đổi han về chất Đó là bộ máy bạo lực, gồm bộ máy
quan chức hành chính, toà án, nhà tù, quân đội, cảnh sát,
để đàn áp những người lao động Tổ chức mới này là nhà
điều hoà được nhà nước ra đời
2 Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở
phương Đông
Trên đây là quy luật hình thành nhà nước nói chung,
đặc biệt đó là thực tế ở phương Tây Vấn đề này đã được
F Engen đúc kết trong tác phẩm nổi tiếng "Nguồn gốc
của gia đình, của chế độ tu hữu và của Nhà nước" Ngày
nay, khi mà tài liệu về lịch sử phương Đông cổ đại không
còn hiếm, nhiều học giả nhìn nhận lại và thấy rằng conđường hình thành Nhà nước đầu tiên ở phương Đông có
một số đặc điểm riêng của nó Ở phương Đông, các nhà
Trang 14nước thường được hình thành ở lưu vực các con sông lớn.Điều kiện thiên nhiên đã chứa dung san trong đó hai mặtđối lập: ưu đãi và thử thách Nên bất cứ một cộng đồngdân cư nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thủy
và thủy lợi Do tính cấp bách thường xuyên, quy mô to lớncủa công cuộc trị thuỷ, thủy lợi nên công xã nông thôn vớichế độ sở hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bềnvững Chế độ tư hữu về ruộng đất lúc đầu hầu như không
có va sau đó hình thành va phát triển rất chậm chap C.Mác viết: "Trong hình thức Á châu (ít ra cũng trong hình
thức chiếm ưu thế), không có sở hữu mà chỉ có việc chiếmdung của cá nhân riêng lẻ, kẻ sở hữu thực tế, thực sự làcông xã, do đó sở hữu chỉ tôn tại với tu cách là sở hữu
chung về ruộng đất mà thoi" Trong thư trao đổi giữaC.Mác và F.Engen, hai ông cho rằng: "Việc không có chế
độ tu hữu ruộng đất quả thật là chìa khoá để hiểu toàn bộphương Dong" Chiếc chìa khoá đó giúp chúng ta lí giải
một thực tế lịch sử ở phương Dong: su phân hoá xã hộithành kẻ giầu người nghèo diễn ra rất chậm chạp, chưa
thật sâu sắc và mức độ phân hoá chưa cao lắm so với lịch
sử quá trình hình thành nhà nước ở phương Tây Bởi vậy ở
phương Đông, quá trình hình thành, định tính và định hình
của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét,mâu thuẫn giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độgay gắt và quyết liệt Nhưng dù trong môi trường kinh tế -
xã hội mới như vậy, nhà nước đã phải ra đời Chính côngcuộc trị thủy - thủy lợi không chỉ là yếu tố duy trì chế độ
công hữu về ruộng đất, mà còn là một yếu tố thúc đẩy nhà
(1), (2).Xem: C Mác, F Engen, V.I Lênin, Bàn về các xã hội tién tu bản, sđd, tr 88, 49.
Trang 15nước phải ra đời sớm Trước đó tổ chức của công xã thịtộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủkhả năng tổ chức công cuộc chống lũ lụt và tưới tiêu.
Đồng thời, nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng
thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước Như vậy, nhân tố trịthủy - thủy lợi và tự vệ tuy bản thân chúng không thể sảnsinh ra nhà nước, nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình
thành nhà nước trên cơ sở phân hoá xã hội đã ở một mức
độ nào đó Nhà nước ra đời sớm, sớm cả về mặt thời gian
và về mặt không gian, do điều kiện môi trường tự nhiên,kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông Đó là đặc thùthứ nhất của con đường hình thành nhà nước ở phương
Đông.
Trong hoàn cảnh chế độ công hữu về ruộng đất, sựphân hoá giầu nghèo và mức độ mâu thuẫn giai cấp như
vậy, thì quyển lực nhà nước và tổ chức nhà nước được
hình thành như thế nào? Trước hết và chủ yếu là ở vai trò
của tầng lớp quý tộc thị tộc Trong tác phẩm Chống
Duyrinh của F.Engen có một đoạn lí giải về vấn đề này:
"Ngay từ đầu trong môi công xã đó, có một số lợi ích
chung nào đó mà việc gìn giữ thì phải trao cho những cá
nhân, tuy là có sự kiểm soát của toàn thể: xét xử những vụ
tranh chấp, trừng phạt những kẻ lạm quyển, trông nomcác nguồn nưóc nhất là ở các xứ nóng, và sau cùng lànhững chức năng tôn giáo do tính chất nguyên thuỷ và dãman của hoàn cảnh Dĩ nhiên là những cá nhân đó có
một sự toàn quyền nào đó, và tiêu biểu cho những mâm
mong của quyền lực nhà nước Dan dan lực lượng sanxuất tăng thêm, dân số đông đúc hơn tạo ra ở đây là lợiích chung, ở kia là sự xung đột về lợi ích giữa các cộng
Trang 16đồng với nhau, và sự tập hợp những cộng đồng thành
những tập thể quan trọng hơn lại gây ra một sự phân côngmới và việc thành lập những cơ quan mới để bảo vệ lợi ích
chung và chống lại những lợi ích đối kháng - Những cơ
quan đó, lúc bấy giờ với tu cách là đại biểu cho những lợiích chung của toàn nhóm đã có đối với mỗi cộng đồng
riêng biệt một địa vị đặc biệt, đôi khi đối lập ngay với
cộng đồng ấy, rồi chẳng bao lâu sau đó có ngay một tính
chất độc lập còn nhiều hơn nữa do việc kế thừa nhiệm vụ
là việc tự nó thành một tục lệ trong cái thế giới mà mọiviệc đều xảy ra theo tự nhiên, hoặc là do việc ngày càng
không thể nào bỏ được những cơ quan như thế khi mà
những xung đột với các nhóm khác ngày càng tăng thêm
Như thế nào mà từ cái việc chuyển sang có địa vị độc lậpđối với xã hội, thì với thời gian chức năng xã hội đã có thể
dân dân vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội, như
thế nào mà hé ở đâu gặp thời cơ thuận lợi người đây tớ
ban đầu lại biến thành người chủ, như thế nào mà tùy theohoàn cảnh, người chủ đó lại biến thành tên vua chuyênchế hay tên chúa tỉnh ở phương Đông trong chừng mựcnào đó, cuối cùng cũng dùng đến cả bạo lực, như thế nào
mà rồi sau cùng những cá nhân thống trị hợp lại thànhmột giai cấp thống tri ở đây, điều quan trọng chi là
nhận thấy rằng, bất kì ở đâu, một chức năng xã hội cũng
Trang 17-Như vậy, trong tất cả phạm vi các cộng đồng (thị tộc,
bộ lạc, liên minh bộ lạc) tầng lớp quý tộc thị tộc lúc banđầu vốn thực hiện "chức năng xã hội" đảm bảo lợi ích
chung của cả cộng đồng, rồi chuyển sang "dia vị độc lập
đối với xã hội" và cuối cùng "vươn lên thành sự thống trịđối với xã hội" Đó là con đường hình thành nhà nước củanhiều nước phương Đông Đây là đặc thù thứ hai của conđường hình thành nhà nước ở phương Đông
II SURA ĐỜI CUA PHÁP LUẬT
Pháp luật ra đời khi nhà nước xuất hiện Xét về phương
diện khách quan, nhà nước và pháp luật phát sinh cùng
một nguồn gốc, khi mà chế độ tư hữu được xác lập, xã hộiphân hoá thành các giai cấp đối kháng và mâu thuẫn giai
cấp đối kháng không thể điều hoà được Xét về phương
diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và trở thành
một phương tiện của nhà nước để bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống tri
Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan Trong các
tổ chức cộng đồng của công xã nguyên thủy, quan hệ giữacác thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán
và được mọi người tự nguyện chấp hành, không có sự
cưỡng chế bằng bộ máy bạo lực Nhưng khi nhà nước xuất
hiện, phong tục tập quán, với bản chất của nó là theo
nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội đã
không phù hợp với việc bảo vệ địa vị, quyền lợi riêng củanhà nước, của giai cấp thống trị Khi nhà nước được hìnhthành và quốc gia được thiết lập, các quan hệ xã hội phát
triển vượt bậc cả về bể rộng và bé sâu, cả về lượng và vềchất, thì phong tục tập quán không còn có thể điều chỉnh
Trang 18được tất cả các quan hệ xã hội Để đáp ứng nhu cầu khách
quan đó, một loại quy phạm xã hội hoàn toàn mới, khác
hẳn với phong tục tập quán đã ra đời, đó là pháp luật.
Vậy thực tế pháp luật được hình thành như thế nào?
pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình
thức khác nhau
Trước tiên và phổ biến nhất trong buổi ban đầu là
nhiều phong tục tập quán được "nha nước hoá”, "luậtpháp hoá" trở thành tập quán pháp San những phong tụctập quán đã có từ ngàn xưa, chính quyền nhà nước sửdụng những phong tục, tập quán có lợi cho giai cấp thống
trị để điều hành xã hội và bằng biện pháp cưỡng chế Có
những tập quán pháp tuy nhà nước không chính thức côngnhận, nhưng được nhà nước mặc nhiên thừa nhận Cónhững tập quán pháp được nhà nước đưa vào nội dung các
bộ luật Điều đó được thể hiện trong bộ luật Manu của Ấn
Độ cổ đại, bộ luật Ham mu ra bi của Lưỡng Hà cổ đại, bộ
luật La Mã Như vậy có tập quán pháp không thành văn và
tập quán thành văn Đặc biệt ở phương Đông, công xãnông thôn có tính tự trị rất cao và tồn tại bền vững, nên ởđây, tập quán pháp là lệ của công xã và giữ vai trò rất
quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, điểnhình như ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.
Sự ra đời của pháp luật thành văn là sự tất yếu trong
quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Pháp
luật thành văn xuất hiện từ khi con người có chữ viết
Theo tài liệu khảo cổ, chữ viết ra đời ở Ai Cập cách ngày
nay 7.000 năm Chữ viết cũng ra đời rất sớm ở TrungQuốc (đời Hạ - Thương chữ viết đã xuất hiện) Pháp luậtthành văn lúc đầu là những văn bản đơn hành, sau đó dần
Trang 19dần từng bước được pháp điển hoá lại thành bộ luật Pháp
luật thành văn ra đời ở những nơi kinh tế tự cung tự cấp
là chính, muộn và chậm phát triển vì ở những nơi này tậpquán pháp có thể phát huy vai trò điều chỉnh quan hệ xã
hội Ngược lại, ở những nước có sự xuất hiện và phát
triển của kinh tế hàng hoá, pháp luật thành văn thườngđược hình thành sớm và phát triển mạnh (đương nhiênmột điều kiện không thể thiếu được là phải có chữ viết).Bởi vì tập quán pháp không thể đảm đương nổi việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội rất phong phú, sâu rộng và chặtchẽ mới nảy sinh trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá
Đó là những nước ở vùng Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã Khixuất hiện ban đầu, luật pháp thành văn thường được ghitrên mai rùa, xương thú, thẻ tre, tấm đá, bảng đồng Điều
này gây ra không ít khó khăn trong việc ghi chép, xây
dựng văn bản pháp luật Cộng vào đó trong xã hội có rất ítngười biết chữ, người biết chữ thường chỉ là những ngườitrong đội ngũ quan chức Sự ra đời của pháp luật thành
văn đánh dấu bước phát triển vô cùng quan trọng của luậtpháp Tuy nhiên lúc đầu sự hình thành và phát triển của
luật pháp thành văn gặp một số trở ngại không nhỏ nhưvậy Và tập quán pháp vẫn có vai trò to lớn trong việc điềuchỉnh quan hệ xã hội
Nhìn chung lại, từ cuối thiên niên kỉ thứ IV đến trướccông nguyên, cư dân trên thế giới đã không giống nhau về
phương diện phát triển xã hội Một mặt, có nhiều bộ lạc
quá độ bước vào thời đại kim khí và một bộ phận trong đó
bắt đầu phát sinh giai cấp, nhà nước và pháp luật Mặtkhác trên nhiều vùng của địa cầu đặc biệt là vùng rừng núiphương Bắc cùng toàn bộ lục địa Châu Mĩ và Châu Úc,
thời kì ấy và mãi về sau này nữa vẫn còn là thời kì đồ đá
Trang 20và chế độ công xã nguyên thủy chưa hề bị suy vong.
Sự ra đời của nhà nước và pháp luật là bước nhảy vọt
đầu tiên trong tiến trình phát triển của xã hội loài người,
đánh dấu bước khởi đầu của lịch sử nhà nước và pháp luật.Nhà nước và pháp luật đầu tiên trong lịch sử nhân loại lànhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP,
ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1 Trình bày các hình thức tổ chức của chế độ công xã
4 Trình bày quá trình ra đời của pháp luật
5 Phân tích những di tồn của thời kì công xã nguyên
thủy đối với quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật
trên thế giới
Trang 21PHẦN THỨHAI NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KÌ CỔ ĐẠI
CHUONG INHÀ NƯỚC VA PHAP LUẬT
PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
A NHÀ NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI
L QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC
Ai Cập nằm dọc theo lưu vực sông Nin ở vùng ĐôngBắc châu Phi Song Nin có giá trị rất lớn đối với đời sống
kinh tế-xã hội Ai Cập Từ xưa, người Hy Lạp đã khẳng
định “Ai cập là tặng phẩm của sông Nin” Ở Ai Cập hình
thành hai vùng rõ rệt là Thuong Ai Cập và Hạ Ai Cap.
Cuối thiên niên kỉ IV trước công nguyên, nhà nước cổ
đại AI Cập đã ra đời AI Cập là trung tâm văn minh sớm
nhất thế giới cổ đại
Thời cổ, cư dân Ai Cập đã sớm khai thác vùng đồngbằng Sông Nin để trồng trọt Người Ai Cập biết xây dựngnhững công trình thủy lợi từ rất sớm để tưới tiêu nước.Nghề thủ công, trong đó có nghề đúc đồng sớm phát triển
đã tạo ra khả năng lớn sản xuất những công cụ lao động
Trang 22sắc bén phục vụ kinh tế nông nghiệp Nghề chăn nuôi cũngđóng vai trò quan trọng trong kinh tế Ai Cập cổ Các sảnphẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp đã được trao đổi giữa
các vùng ở Ai Cập và ngoài Ai Cập
Từ thiên niên kỉ IV TCN, xã hội Ai Cập bắt đầu có sự
phân hoá giàu - nghèo Sự phân hoá này diễn ra chậm chạp
Ba giai cấp đã được hình thành trong xã hội gồm có: chủ
nô, nô lệ và nông dân công xã Tầng lớp đông đảo nhấttrong giai cấp chủ nô là tầng lớp quý tộc thị tộc Sau đó làtầng lớp tăng lữ và những người giàu có khác
No lệ ở Ai Cập vốn xuất thân từ những tù binh chiếntranh hoặc là những bình dân bị phá sản vì nợ Nô lệ không
được coi là người Trong ngôn ngữ Ai Cập, từ nô lệ là Giét
(Jets) có nghĩa là đồ vật Quan hệ nô lệ mang nặng tínhchất gia trưởng Nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ tronggia đình chủ nô, xây dựng đền đài và lăng mộ Thân phận
nô lệ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ nô Chủ nô có
quyền bán, chuyển nhượng, trao tặng nô lệ của mình
Nông dân công xã là những người lao động chủ yếu của
xã hội Thành phần của họ khác phức tạp Có những ngườikhá giả, có ruộng đất, súc vật, tư liệu sản xuất Nhưng phần
lớn, họ là những người nghèo, có ít hoặc không có ruộng
đất, phải thuê ruộng đất của nhà nước để cày cấy Nhànước bóc lột họ bằng nhiều hình thức Họ phải nộp thuế
ruộng đất theo diện tích canh tác và thuế súc vật Cùng với
nô lệ, họ phải lao động khổ sai cho giai cấp chủ nô để xây
dựng các công trình của nhà nước và của vua Ngoài ra, Ở
Ai Cập còn có tầng lớp thợ thủ công, số lượng khá đông,
Trang 23họ xuất hiện do nhu cầu của sự phát triển kinh tế và yêu
cầu của những ngành xây dựng phục vụ giai cấp chủ nô
Như vậy, trong xã hội Ai Cập cổ đại, kết cấu giai cấp
đã hoàn chỉnh Giai cấp bóc lột bao gồm chủ nô như vua,quan lại quý tộc, tăng lữ, người giàu có Giai cấp bị bóc lộtbao gồm nô lệ, nông dân công xã, thợ thủ công Sự đốikháng giai cấp trong xã hội AI Cập ngày càng quyết liệt
giữa kẻ giàu và người nghèo Trong hoàn cảnh đó, tổ chức
thị tộc đã phải nhường chỗ cho sự ra đời của công xã nôngthôn Nhiều công xã nông thôn hợp thành một khu vực,người Ai Cập còn gọi là Xê Pa, còn các sử gia Hy Lạp gọi
là Nôm Thời cổ, Ai Cập có hàng chục khu vực như thế
Các Nôm hầu như biệt lập với nhau Mỗi Nôm có thủ phủ,
ngôn ngữ địa phương, thờ thần và tổ chức quân đội riêng
Đứng dau Nom là một thủ lĩnh Một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Nôm là quản lí nguồn nước và tổ chức, xây
dựng công trình thủy lợi Như vậy, sự thành lập các Nôm là
một bước quan trọng trong quá trình hình thành nhà nước
Nôm, có thể gọi là tổ chức manh nha của Nhà nước Ai Cập
cổ đại
Cuối thiên niên kỉ IV TCN, trên cơ sở sự phát triển của
các giai cấp, của mâu thuẫn giai cấp, của nhu cầu trị thủy thủy lợi, các Nôm dan dần hợp lại với nhau thành haivương quốc riêng biệt, đó là nhà nước Thượng Ai Cập vànhà nước Hạ Ai Cập Sự xuất hiện hai nhà nước này là mốcđánh dấu sự hình thành nhà nước ở Ai Cập
-II TỔ CHỨC BỘ MAY NHÀ NƯỚC
Trang 24Quá trình tồn tai hai vương quốc Thượng Ai Cập và Hạ
Ai Cập, cũng chính là quá trình đấu tranh dai dang, quyết
liệt giữa tập trung và chia cắt Đến thời kì Tảo vương quốc
(nửa đầu thiên niên kỉ II TCN) xu hướng thống nhất đã
thắng thế Hai vương quốc đó được hợp nhất thành một
Nhà nước Ai Cáp thống nhất
Khi mới thống nhất, bộ máy nhà nước Ai Cập còn đơngiản Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua (còn gọi là Pha raông) Pha ra ông là người có nhiều tài sản nhất, có quyềnlực cao nhất và được thần thánh hoá Bên cạnh vua là hàngngũ quan lại cao cấp ở triều đình giúp vua điều hành các
[nh vực hành chính, tài chính, tư pháp, quân sự v.v
Cả nước chia thành nhiều Châu, đứng đầu Châu là Châu
trưởng Ở cơ sở, tổ chức quản lí của công xã nông thôn trở
thành bộ máy chính quyền ở công xã
Như vậy, ngay từ khi Ai Cập được thống nhất, Nhà
nước đã là chính thể quân chủ chuyên chế
Ở thời cổ vương quốc, bộ máy nhà nước được kiệntoàn về cơ bản Các thời kì sau chỉ còn việc củng cố thêm
bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế mà thôi
Pha ra ông nắm mọi quyền lực nhà nước, vua là chủ sở
hữu ruộng đất của cả nước và trực tiếp lập ra nhiều điềntrang ở Ai Cập Hầu như không có sự phân biệt giữa tài sảncủa vua và tài sản của nhà nước Quyền lực tuyệt đối caonhất về kinh tế là cơ sở cho quyền lực tuyệt đối về chính trịcủa nhà vua Hệ thống quan lại ở trung ương và địa phương
(1) Tảo vương quốc và Cổ vương quốc - 2 giai đoạn đầu của lịch sử Ai Cập)
thuộc nửa đầu thiên niên kỉ III trước công nguyên.
Trang 25do Pha ra ông nắm giữ Vua có quyền bổ nhiệm, bãi miễn,
trừng phạt bất cứ ai và có quyền quyết định mọi công việcquan trọng của đất nước Vua được thần thành hoá là “vi
thân vĩ dai”, “Vi than cao quý” Sau khi vua chết, việc thầnthánh hoá vua còn thể hiện bằng sự uy nghi, hùng vĩ của
kim tự tháp (nơi lưu giữ xác ướp của vua) và còn Xpanh
bằng đá lớn mình sư tử, mặt người tượng trưng cho uy
quyền của vua
Người trực tiếp giúp vua cai quản bộ máy quan lại làmột viên quan cao nhất gọi là Vi Di A Quyền hạn của Vi
Di A rất lớn, nắm hầu hết các chức năng quan trọng của
nhà nước như tư pháp, thuế, thủy lợi, hành chính Vidia
thường là con vua
Nhưng đôi khi, Vi Di A cũng không nắm hết quyền han
đó, bởi vi trong các ngành hành chính, tư pháp, tài chínhcủa triều đình đều có khá nhiều quan lại khác, thường lànhững người trong hoàng tộc đảm nhiệm
Trong hàng ngũ quan lại, châu trưởng đóng vai trò quan
trọng, đứng đầu các châu ở địa phương Nhằm ngăn chặn tệcát cứ, các châu trưởng do Pharaông bổ nhiệm và họ
thường bị điều điều động từ châu này sang châu khác
Tổ chức toà án và tố tụng ngay từ đầu đã khá hoànchỉnh để đáp ứng yêu cầu củng cố chính quyền của giai
cấp chủ nô Vua là người xét xử cao nhất Cơ quan chuyênmôn xét xử gồm 6 viện, đứng đầu là một viên chưởng lí.Một số người trong tang lớp tăng lữ làm quan tư pháp.Những thủ tục xử án rất phức tạp nên toà án có rất nhiềunhân viên lập hồ sơ bản án Những người phạm pháp phảichịu nhiều hình phạt, thường là tịch thu tài sản và bị đánh
đòn
Trang 26Quân đội là công cụ thống trị quan trọng nhất của nhà
nước Viên Tổng chi huy quân đội là người họ hàng của
nhà vua Các sĩ quan cao cấp và những cơ quan đầu nãocủa quân đội đều trực thuộc vua và độc lập với cơ quan dân
sự Viên quan cao cấp nhất của triều đình không được nắm
quyền chỉ huy bộ binh vì vua không muốn viên quan này
có quyền lực quá lớn Vũ khí, quân lương của quân đội đều
do một số quan lại quản lí, đứng đầu là một viên quan caocấp
Tôn giáo là công cụ thống tri tinh than ở Ai Cập Cũng
như các nhà nước phương Đông cổ đại khác, tầng lớp tăng
lữ ở AI Cập đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhànước Các chức vụ tăng lữ cao cấp đều do các viên đại thần
nắm giữ, thường họ là bà con thân thích của vua Tăng lữ
có nhiệm vụ thần thánh hoá nhà vua, củng cố, đề cao uy tíncủa giai cấp chủ nô đối với quần chúng bị áp bức bóc lột.Như vậy, giai cấp thống trị chủ nô Ai Cập đã kết hợp
chặt chẽ giữa vương quyền với thần quyền để đàn áp bóc
lột giai cấp bi tri
Ở Ai Cập cổ đại, luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa
xu hướng tập trung và xu hướng cát cứ Tức là giữa nhà
nước trung ương tập quyền, đại diện là Pha ra ông vớichính quyền địa phương của các châu trưởng Nhìn chung,
xu hướng trung ương tập quyền thắng thế và được bảo tồn
Thời kì Tân vương quốc (thế ki XVI đến thế ki XII
TCN) Ai cập trở thành một trong số ít quốc gia phát triểnrực rỡ nhất của thế giới cổ đại Cũng từ đây, các Pha ra ông
đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược nhiều nơi như
Xi ri, Palétxitin, Li Bi v.v
Sau thời kì Tân vương quốc, Ai Cap bị suy yếu dần, sau
Trang 27đó lần lượt bị đế quốc Babilon, đế quốc Ba Tư, Hy Lạpthống tri Năm 31 TCN, Ai Cập bi sáp nhập vào đế quốc La
Mã.
Về pháp luật, cho đến nay, các sử gia Ai Cập và nước
ngoài vẫn chưa phát hiện được một bộ luật nào của nhà
nước Ai Cập cổ đại
B NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT LƯỠNG HÀ CỔ
ĐẠI
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC Ở LƯỠNG HÀ
Lưỡng Hà, đúng như tên gọi của nó, nằm ở lưu vực haicon sông Tigơrơ và Ophrat Vị trí đó gồm chủ yếu lãnh thổcua Iran và lrắc hiện nay Nếu như Ai Cập cổ đại, gần như
bị cô lập giữa biển và sa mạc, chỉ có mỗi con đường ĐôngBắc thông với châu Á thì trái lại, Lưỡng Hà là nơi gặp nhaucủa nhiều con đường Đông - Tây, Nam - Bắc Đây chính làđiều kiện thuận lợi để Lưỡng Hà phát triển về mọi mặt:
kinh tế, chính trị, văn hoá và trở thành một trong những
trung tâm văn minh của thế giới cổ đại
Cũng giống như Ai Cập cổ đại, ở vùng Lưỡng Hà cácquốc gia cổ đại được hình thành từ rất sớm, gần như đồngthời với nhà nước Ai Cập cổ đại
Cuối thiên niên kỉ IV TCN, nghề nông ở Lưỡng Hà đã
rất phát triển nhờ vào hệ thống các công trình thủy lợi Đầu
thiên niên ki thứ II] TCN, trong kinh tế nông nghiệp, cư
dan đã biết sử dụng công cụ sản xuất bằng đồng Giữathiên niên kỉ HI TCN, đồ sắt đã xuất hiện Đặc biệt ởLưỡng Hà, sự trao đổi hàng hoá đã có từ rất sớm và kinh tế
Trang 28hang hoá phát triển mạnh mẽ.
Trên cơ sở nên kinh tế phát triển, xã hội xuất hiện sựphân hoá sâu sắc Nhiều gia đình giàu, có thế lực (như quý
tộc thị tộc, tăng lữ) hợp thành tập đoàn người có sức mạnh
chi phối các cơ quan của bộ lạc như hội nghị nhân dân, hội
nghị nguyên lão, đại hội thân binh theo hướng có lợi chomình
Chiến tranh là nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu, quan hệ
nô lệ ở Lưỡng Hà cũng mang tính chất gia trưởng Nôngdân công xã là tang lớp đông đảo nhất trong xã hội Giai
cấp thống trị thông qua các cơ quan quản lí công xã để bóc
lột các thành viên công xã
Cùng với tiến trình phát triển của sự phân hoá giai cấp,
từ đầu thiên niên kỉ II] TCN ở Lưỡng Hà đã xuất hiệnnhiều quốc gia nhỏ ở Miền Nam như: Eridu, Ua, Umma,Lagát, Urúc Đứng đầu mỗi quốc gia nhỏ gọi là Vua (còngọi là Patéxi) Giúp việc cho nhà vua có viên quan cao cấpnhất, quản lí công việc thủy lợi, đất đai, kho tàng Ngoài racòn có một số quan lại trông coi các việc buôn bán, thuếkhoá, quân sự Công xã nông thôn tuy vẫn tồn tại, nhưng
đã bị biến thành bộ máy thống tri cấp cơ sở
Sự ra đời và tồn tại nhiều quốc gia - nhà nước riêngbiệt chứng tỏ nhà nưóc đã được định hình ở Lưỡng Hà
Để hợp nhất các quốc gia riêng lẻ thành một quốc gia,
một nhà nước tập quyền chuyên chế duy nhất, ở Lưỡng Hà
đã diễn ra cuộc đấu tranh thôn tính lẫn nhau giữa các quốc
gia Cuối thiên niên kỉ II TCN, Ác cát (Nhà nước của
người Xê mít) đã trở lên một quốc gia hùng mạnh, từngbước thống nhất được cả Lưỡng Hà
Trang 29Từ năm 2132 - năm 2024, quyền thống trị Lưỡng Hà
chuyển vào tay vương triều thứ III của vương quốc Ua Sựthống nhất Lưỡng Hà được củng cố Trên thực tế, quyền
lực của các Patêxi bị thủ tiêu, họ trở thành các quan lại ở
địa phương, chịu sử bổ nhiệm của vua, con cháu Patêxi
khơng cịn được quyền thế tập cha
Vào những năm cuối cùng của thiên niên ki III TCN,Lưỡng Hà lại bị phân hố thành những quốc gia nhỏ Cuốicùng người Amợrít của vương quốc Babilon đã thống nhất
lại được Lưỡng Hà một cách vững chắc nhất Sau khivương quốc cổ Babilon bị diệt vong, Lưỡng Hà liên tiếp bị
các tộc người bên ngồi thống trị gần 1000 năm Cuốicùng, nhà nước Tân Babilon khơi phục được quyền thốngtrị cả LuGng Hà trong gần một thé kỉ (626 - 538 TCN).Năm 538 TCN Lưỡng Hà bị đế quốc Ba Tư thơn tính
II QUOC GIA CỔ BABILON VA TỔ CHỨC BO
MAY NHA NUGC
Cổ Babilon vốn là một quốc gia nhỏ, phát triển muộn,nằm ở vùng Bắc Lưỡng Hà Nhưng do vị trí địa lí thuận lợi
của mình, là nơi gặp gỡ của nhiều đường giao thơng thủy
bộ vùng Tiểu A (Trên bờ sơng Ophrat), Ba bi lon đã xâydựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng, nhanh chĩng trở
thành trung tâm thống nhất và củng cố nền thống nhất ở
Lưỡng Hà.
Vương cổ quốc Babilon tồn tại trong vịng 300 năm(1894 - 1595 TCN) Đây cịn là thời kì phát triển rực rỡ
nhất của Lưỡng Hà Triều đại vua Hammurabi là thời kì
hưng thịnh nhất quốc gia Babilon Vua Hămmurabi đã
thiết lập bộ máy chính quyên của một nhà nưĩc trung ương
Trang 30tập quyền chuyên chế Tổ chức nhà nước Babilon đồ sô,quy củ nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.
Mọi quyền lực nhà nước tập trung vào tay vua Nhà vua
là người có quyền sở hữu ruộng đất tối cao nhất Mọi hoạtđộng của vua đều được thần thánh hoá, vua thay mặt thầnthống trị nhân dân Hammurabi đã tuyên bố: “Ta,Hammurabi, một mục su duoc thần Enlin lựa chọn, kẻ nối
dối các đế vương do thân Xin tao ra Mác đúc” gọi ta lên
cai trị nhân dân và mang đến cho đất nước cuộc đời hạnh
phic”
Hammurabi chia Lưỡng Hà thành hai khu vực chính
Ác cát và Bắc Xume là một khu vực, lãnh thổ còn lại vàvùng Nam Xume là một khu vực Đứng đầu mỗi khu vực làmột viên Tổng đốc do vua trực tiếp bổ nhiệm Ở các địa
phương, tuy vẫn còn hội đồng trưởng lão, nhưng hoạt động
của nó bị đặt dưới quyền kiểm soát của tổng đốc Quan lại
ở các địa phương có nhiệm vụ thu thuế của công xã, bắtdân đi xây dựng đền đài, cung điện cho vua, đào đắp kênhmương và đi lính Ở vùng Nam Xume, quan lại ngoài
nhiệm vụ hành chính và tài chính như trên, còn có nhiệm
vụ kiểm soát những viên chức làm việc trong các điển
trang của nhà vua
Hội đồng công xã tuy vẫn tồn tại, nhưng nhà nước đã
cử quan lại về cai trị tận các công xã Mặc dù lúc này, công
xã nông thôn đã bị chế độ tư hữu tài sản làm cho rạn nứt,nhưng nó vẫn được coi là đơn vị kinh tế - xã hội mà nhà
nước quân chủ chuyên chế dựa vào đó để thống trị nhân
dân
(1) Mác đúc: Vi thần cao nhất Lưỡng Hà.
Trang 31Nhà nước lập ra các cơ quan tư pháp chuyên trách Hội
đồng xét xử gồm các bô lão có uy tín trong vùng Các
phiên toà tối cao của triều đình do vua điều khiển
Nhà nước rất chú ý đến việc phát triển quân đội vì quân
đội hùng mạnh đã giúp Hammurabi chính phục toàn Lưỡng
Hà và giữ vững chính quyền của mình Binh lính được bancấp ruộng đất và có khi cả súc vật, nhưng họ chỉ được sử
dụng, không được bán hoặc chuyển nhượng các tài sản đó
Những người trốn lính bị trừng phạt rất nặng, hoặc binhlính trốn không ra trận hay nhờ người khác đi hộ, sẽ bị tộichết
Nhà nước Babilon không những thể hiện rõ chức năng
cướp bóc nhân dân dân trong và ngoài nước, mà còn rấtchú ý tới chức nang trị thủy - thủy lợi Hammurabi rất quan
tâm đến việc xây dựng, tu bổ, quản lí hệ thống thủy nông
Sau khi lên cầm quyền được 9 năm, ông đã đào một con
kênh lớn mang tên: “Hammurabi - sự giàu cớ” Hammurabi
rất tự hào về những công trình thủy lợi của mình không
kém gi những chiến công quân sự trên chiến trường
Việc trông coi nguồn nước và phân phối nước khôngchỉ là công việc của Nhà nước mà còn là trách nhiệm củacác công xã Nhà nước quy định cho các địa phương phảitìm mọi cách đưa nước tưới cho đồng ruộng, nhất là ruộngcủa nhà vua cho nông dân lĩnh canh Nhờ có hệ thống tưới
tiêu tốt, nghề trồng trọt ở Lưỡng Hà rất phát triển
II PHÁP LUẬT - BỘ LUẬT HĂMMURABI
Theo quy luật chung, ở Lưỡng Hà cùng với sự xuất hiện
của nhà nước, pháp luật đã ra đời và trở thành công cụ bảo vệ
lợi ích cho giai cấp thống trị Sự xuất hiện của chữ viết, nhu
Trang 32cầu trao đối trong xã hội và sự phát triển nền kinh tế hang hoá vượt trội so với các nước phương Đông cô đại đã tạo điều kiện thuận lợi để Lưỡng Hà trở thành một trong những quốc gia cô đại ở phương Đông có pháp luật thành văn xuất hiện sớm, khoảng thế kỉ XXI TCN Trong số các bộ luật tìm được ở Lưỡng Hà, bộ luật nổi tiếng và có giá trị nhất là bộ luật Hammurabi (ra đời vào nửa đầu thé ki XVIII TCN) Bộ
luật này được gọi theo tên cua nhà vua Hammurabi thuộc
vương triều thứ bảy của vương quốc Babylon cô Bộ luật đã được các nhà khảo cô học người Pháp tìm thấy ở phía Đông thành Babilon cỗ vào năm 1901.
Bộ luật Hammurabi được khắc trên một tam đá bazan cao
2 mét Phần trên cùng tắm đá có khắc hình vua Hămmurabi đứng trước thần Samát (Thần Mặt trời và cũng là vị thần công Ii) Bộ luật này gồm ba phan: phần mở dau, phan nội dung và phần kết luận Phần mở đầu nhà vua Hămmurabi khăng định quyền lực và công đức của nhà vua; Phần nội dung là phần chứa đựng các điều khoản của bộ luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong xã hội; gồm 282 điều, hiện còn nguyên vẹn 247 điều; Phần kết luận, nhà vua
Hămmurabi khang định lại mục dich ban hành Bộ luật va
tuyên bố sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm các điều khoản
trong Bộ luật.
Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên co sở kế thừa những luật lệ của các vương quốc trước như bộ luật của vương quốc Nippua (trước Babylon cổ khoảng 200 năm) và
bộ luật của thành Esơnume (TK XX TCN); phong tục tap
quán của người Xume; những phán quyết của vua Hămmurabi và những quyết định của Toà án nhà vua.
Trang 33Các nhà làm luật mặc dù chưa có ý niệm phân chia thành
các ngành luật như luật hiện đại: luật dân sự, luật hình sự
nhưng đã đã thé hiện kĩ thuật lập pháp tương đối tiến bộ trong việc sắp xếp các điều khoản điều chỉnh một loại quan
hệ trong xã hội liền kề nhau Nội dung của bộ luật được thể
hiện trên những lĩnh vực sau:
1 Những quy định trong lĩnh vực hợp đồng
Việc trao đôi, mua bán, vay mượn, thuê mướn hàng hoá, nhân công cũng như tài sản ở Lưỡng Hà phát triển mạnh đã
làm nảy sinh những quan hệ có tính phức tạp Do đó, bộ luật
Hămmurabi đã có những điều khoản điều chỉnh mối quan hệ này băng khế ước hay hợp đồng Thông qua các điều khoản,
bộ luật đề cập tới một số loại hợp đồng sau:
Ngoài những hàng hoá thông thường được đem ra trao
đổi mua bán, ở Lưỡng Hà, nô lệ được coi là một loại hàng
Trang 34hoá đặc biệt được đem ra trao đôi, mua bán Sự đặc biệt của hàng hoá này thể hiện ở giá tri cua nó (sức lao động) do đó, các nhà làm luật hướng tới bảo vệ quyền lợi của người mua, tức là chủ hơn là người bán và người nô lệ (Điều 278, 279).
b Hợp đồng vay mượn
Là loại hợp đồng thông dụng trong xã hội Lưỡng Hà, các nhà làm luật đều chú ý đến quyền và nghĩa vụ của hai bên Đối với chủ nợ: pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ nợ Dé đảm bảo khoản vay chủ nợ thường buộc con nợ phải cam cô ruộng đất (Điều 49, 50) Nếu con nợ không trả được nợ thì chủ
nợ sẽ có các biện pháp xiết nợ bằng cách là bắt nô lệ, vợ hoặc con của con nợ làm con tin (Điều 117) Tuy nhiên, thông qua điều khoản 116,117 ta thấy chủ nợ cũng phải có những nghĩa
vụ nhất định như: trả tự do cho những kẻ bi gan nợ (vợ, con) sau 3 năm phục dịch ở nhà y (trừ trường hợp quy định tại điều 118: Chủ nợ có quyền chuyên nhượng hoặc bán nô lệ của con
nợ cho người khác), đồng thời phải không được đánh đập, dé đói Nếu chủ nợ đối xử tệ bạc với những kẻ bị gán nợ gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường Điều 116 quy định: nếu làm chết con của con nợ thì con của chủ nợ phải chết, nếu nô lệ chết thì đền 1/3 mine” bạc cho chủ của hắn Mặt khác, nếu con tin bi chết vì lí do “tự nhiên” thì chủ nợ không phải chịu trách nhiệm bồi thường (Điều 115).
Đối với con nợ: Tương ứng với quyền của chủ nợ thì con
nợ có nghĩa vụ trả nợ Các nhà lập pháp cũng dự liệu nếu như
(1) 1 mine = 0,7g bac.
Trang 35người đi vay không có tiền dé trả thì có quyền lấy thóc dé trả
nợ (Điều 51) Tuy nhiên, các nhà làm luật Lưỡng Hà đã có quy định để đảm bảo quyền lọi cho người đi vay trong trường hợp: khi có sự kiện bất khả kháng Điều 48 quy định:
“nếu người đi vay nợ một người khác, mà năm đó ruộng nhà
y bi mat mùa hoặc lũ lụt hoặc hạn hán thì y sẽ không phải hoàn lại nợ sốc va nợ lãi trong năm”.
c Hợp đồng thuê mướn ruộng đất
Việc thuê mướn ruộng dat dé canh tác ở Lưỡng Hà khá pho biến Bộ luật dành khá nhiều điều khoản dé điều chỉnh mối quan hệ này Tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ ruộng và người di thuê ruộng, việc cho thuê ruộng đất là có thời hạn (thường là 3 năm) hoặc vô thời hạn Giá thuê ruộng được ấn định bằng tiền hoặc một phan hoa lợi (1/2 hay 1/3 tổng số thóc thu được (Điều 45, 46)) Luật pháp trừng trị rất nặng các trường hợp người thuê vi phạm hợp động như lười biếng, bỏ hoang mảnh đất (Điều 42, 43, 44), trừ trường hợp hoàn cảnh khách quan gây ra (Điều 45, 46) Ngoài ra bộ luật cũng quy định người đi thuê ruộng được quyền thuê hoặc nhờ người khác cày cấy trên mảnh đất đó thay mình (Điều 47).
Về hình thức của tất cả các loại hợp đồng trên, thường là
văn bản (khê ước) Tuy nhiên, bộ luật không quy định cụ thêhình thức cũng như nội dung cụ thê của các loại hợp đôngnày Như vậy, với việc đưa ra các điêu kiện trên cũng nhưviệc quy định quyên và nghĩa vụ các bên chứng tỏ tư tưởngtiên bộ của các nhà lập pháp Lưỡng Hà Những quy định nàytạo điêu kiện thuận lợi cho các bên tham gia vào quan hệ
Trang 36giao dịch dân sự và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát
sinh sau này.
Ngoài ba loại hợp đồng chủ yếu, bộ luật còn quy định các loại hợp đồng khác như: Hợp đồng gửi giữ; Hợp đồng thuê mướn nhân công và cho thuê các loại tài sản khác; Hợp đồng cầm có ruộng đất
Qua các loại hợp đồng trên, bộ luật Hammurabi đã có
những quy định chung như sau:
+ Các bên đều thể hiện ý chí tự nguyện trong việc giao kết hợp đồng.
+ Các hợp đồng trên đều được làm thành văn bản và phải
có người làm chứng, nếu không hợp dong sẽ bị vô hiệu + Các loại hợp đồng đều quy định quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia.
2 Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và giađình
Các nhà làm luật Lưỡng Hà đã dành khá nhiều điều khoản đề cập đến mối quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã
hội.
a Quan hệ hôn nhân
* Kết hôn:
Kết hôn là sự kiện pháp lí xác lập quan hệ vợ chồng giữa
người đàn ông và người đàn bà.
- Điều kiện kết hôn:
Theo tinh thần của bộ luật, việc kết hôn được thực hiện trên cơ sở sự thoả thuận của hai bên gia đình cha mẹ (Điều
155, 156 ) Tuy nhiên, bộ luật không có điều khoản nào quy định về độ tuổi kết hôn.
Trang 37vợ cho con Người đàn ông phải mất hai khoản tiền: Tiền ăn hỏi (như là một sự đền bù của nhà trai đối với nhà gái về công nuôi dưỡng cô gái đó và bố cô gái có toàn quyền hưởng dụng) và tiền phục vụ cho cưới xin Nếu người con trai phá
bỏ hôn ước, anh ta mắt toàn bộ tài sản Nếu nhà gái vi phạm hôn ước thì phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số tài sản đó + Kết hôn: Việc kết hôn bắt buộc phải được ghi trên giấy
tờ Điều 128 quy định: “Kẻ nào lấy một người đàn bà mà không làm giấy tờ gì thì người đàn bà đó không phải là vợ y” Tuy nhiên, luật không quy định trên giấy tờ đó ghi nội dung gi, cách thức lập như thé nao.
* Cham dứt hôn nhân:
Hôn nhân cham dứt khi xảy ra một trong hai trường hợp sau: ly hôn, một bên vợ hoặc chồng chết trước hoặc bị mất
về trường hợp này Điều 134, 135 quy định, nêu người chong
bị bắt làm tù binh và nếu như nhà của anh ta không còn duy trì được cuộc sống thì người vợ có quyền đi lay chồng khác Theo tinh thần điều 167,172 người đàn ông lay vợ và người
Trang 38vợ này sinh cho anh ta những đứa con, sau khi người vợ chết anh ta lẫy người vợ khác và nếu người chồng chết người vợ
có quyền lấy bất cứ ai mà chị ta muốn.
+ Người vợ chỉ có quyền ly hôn chồng trong những trường hợp: bị chồng vu cáo vợ ngoại tình (Điều 131), chồng
bỏ lửng vợ và không có tài sản để chi trả cuộc sống (Điều
134, 135, 136), bị chồng đối xử tệ bạc (Điều 142).
* Hậu quả của việc ly hôn
- Chia tài sản: Phần tài sản được tạo bởi trong hôn nhân thuộc về người chồng và phần tài sản của ai thì thuộc về người đó Của hồi môn của người vợ do người chồng quản lí nhưng không có quyền định đoạt Khi ly hôn của hôi môn được trả lại hoặc không trả lại cho người vợ căn cứ vào lỗi
Trang 39của một trong hai người (Điều 138, 141).
- Quyền nuôi con: Luật quy định một trường hợp duy nhất, nếu lỗi và yêu cầu ly hôn từ phía người chồng thì pháp luật vẫn trao quyên nuôi con cho người vợ (Điều 137).
* Tai hôn
Bộ luật đều cho phép người đàn ông và người đàn bà trong trường hợp một người chết hoặc mắt tích được phép tái hôn Tuy nhiên, quyền tái hôn của người phụ nữ có sự hạn chế nhất định, họ chỉ được tái hôn khi được sự cho phép của Toà án (Điều 177).
b Quan hệ gia đình
Nói tới gia đình có nghĩa là nói tới các quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, trong đó bao gồm quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên Mỗi mối quan hệ đều có các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản Quan hệ tài sản bao gồm quyền định đoạt tài sản trong gia đình và quyền thừa kế Gia đình trong
xã hội Lưỡng Hà là gia đình gia trưởng, người chồng, người cha giữ quyền làm chủ quyết định mọi việc trong gia đình, quyền định đoạt tài sản trong gia đình Tuy nhiên, các nhà
làm luật Lưỡng Hà còn cho phép người phụ nữ trong gia
đình có quyên lợi này trong một số trường hợp nhất định.
* Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Pháp luật chỉ điều chỉnh quan hệ giữa vợ và chồng khi có hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng những chế tài đối với cả
Trang 40không để lại tài sản gì để duy trì cuộc sống thì người vợ có quyền lấy người khác Theo tinh thần của điều luật này ta thấy, trách nhiệm của người chồng đó là phải tạo dựng khối tài sản chung và là chỗ dựa chính cho gia đình Theo Điều
142, nếu chồng đối xử tệ bạc và hay bỏ nhà ra đi thì người vợ
có quyền bỏ chồng hay theo điều 148, nếu người vợ mắc bệnh hui, anh ta có thé lay vợ khác nhưng phải có nghĩa vụ chăm sóc vợ cũ đến lúc chết Đối với người vợ, theo tỉnh thần điều 143 nếu người vợ phá tán tài sản của chồng và không có trách nhiệm với chồng con thì sẽ bị quang xuống
nước.
- Nghĩa vụ chung thuỷ:
Trong quan hệ gia đình, chế độ đa thê và gia đình gia
trưởng được thừa nhận nên nghĩa vụ chung thuỷ được đặt ra
trước hết là đối với người vợ Bộ luật không có điều khoản nào quy định người chồng cũng phải có nghĩa vụ chung thuỷ với vợ Người vợ phải tuyệt đối chung thành với chồng, nếu
vi phạm thì sẽ bị chồng ly hôn hoặc chịu hình phạt nghiêm khắc (Điều 129, 133, 153 ).
* Quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái
- Cha mẹ có nghĩa vụ và bổn phận chăm lo cho con cái: Điều 29 quy định: “Nếu con của người chiến sĩ bị bắt trong chiến tranh, ruộng vườn sẽ được giao lại cho con trai anh ta, nếu con trai còn nhỏ thì người mẹ đưa bé sẽ quản lí và có
trách nhiệm nuôi dưỡng đứa bé”.
- Con cái phải có nghĩa vụ vâng lời và phụng dưỡng ông
bà, cha mẹ Điều 195 quy định nếu con đánh cha đẻ thì sẽ bị
chặt tay.