Sau cách mạng tưsản, giai cấp tư sản Anh phải xoá bỏ hình thức nhà nước cộnghoà nghị viện và thay vào đó là chính thể quân chủ nghị viện vì: - Hoảng sợ trước lực lượng cách mạng quần chú
Trang 1hem Orăng giơ Về danh nghĩa dòng họ, Vin hem có đủ tưcách thay thế ngôi vua, vì ông ta là con rể của Giêm II Vềthực tế Vin hem là nhà tư sản Dau tháng 11 năm 1688, được
sự chỉ đạo và ủng hộ của giai cấp tư sản, Vin hem dẫn quân vềLuân Đôn, lật đổ Giêm II và lên ngôi vua, lấy danh hiệu là Vinhem II Để đảm bảo chắc chắn địa vị, quyền lợi của giai cấp tưsản và quý tộc mới, tháng 2/1689, nghị viện thông qua "đạo luật
về quyền hành" Theo đạo luật này, quyền lực nhà nước tậptrung vào nghị viện, nhà vua không có thực quyền Đạo luật vềquyền hành quy định:
1 Mọi đạo luật và mọi thứ thuế chỉ đều do nghị việnquyết định
2 Không một ai, ngoài nghị viện, có thể chấm dứt hiệu lựccủa đạo luật
3 Bảo đảm sự tự do tranh luận tại nghị viện
4 Hàng năm, nghị viện xác định thành phần và số lượngquân đội, xét duyệt kinh phí quốc phòng
Đồng thời tư sản và phái quý tộc đã đi tới những thỏahiệp sau:
- Giai cấp tư sản chấp thuận để giới quý tộc tham gia vào bộmáy nhà nước Những quý tộc ruộng đất vẫn được giữ nguyênquyền lợi ruộng đất, nhưng việc kinh doanh ruộng đất khôngđược đi ngược lại quyền lợi của giai cấp tư sản
- Các nghị sĩ quý tộc phải bỏ phiếu đồng ý cho các đạo luậtphù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản
Đạo luật về quyền hành và những thoả hiệp của liên minh tưsản với quý tộc trở thành cơ sở pháp lí và sự bền vững của nềnquân chủ lập hiến, là một trong những nguồn của hiến pháp
Trang 2không thành văn bản ở Anh.
Từ đây, chính thể quân chủ nghị viện đã được xác lập Anh
là nước có nền quân chủ nghị viện sớm nhất Sau cách mạng tưsản, giai cấp tư sản Anh phải xoá bỏ hình thức nhà nước cộnghoà nghị viện và thay vào đó là chính thể quân chủ nghị viện vì:
- Hoảng sợ trước lực lượng cách mạng quần chúng nhândân, giai cấp tư sản phải liên minh với thế lực phong kiến cũ đểbảo vệ địa vị, quyền lợi của mình, tức là phải thiết lập nhà nước
tư sản dưới hình thức quân chủ nghị viện
- Cuộc cách mạng tư sản Anh chống phong kiến không triệt
để Sau cách mạng, tuy chính thể quân chủ chuyên chế đã bịxoá bỏ, nhưng thế lực phong kiến vẫn tồn tại và là lực lượngchính tri trong xã hội Su cấu kết giữa giai cấp tư sản và thế lựcphong kiến được phản ánh ở thượng tầng kiến trúc, là hình thứcnhà nước quân chủ nghị viện mà quyền lực nhà nước tập trungvào nghị viện
- Do tập quán và tâm lí chính trị truyền thống, chế độ quânchủ phong kiến đã từng tồn tại hàng trăm năm Sau cách mạng
tư sản, trong thành phần giai cấp tư sản có tang lớp vốn xuấtthân từ quý tộc phong kiến, tức quý tộc tư sản hoá Nên hìnhảnh một quân vương vẫn còn sống động trong tâm lí chính trịcủa họ Việc thiết lập hình thức quân chủ lập hiến còn nhằmhoà hợp được với Châu Âu phong kiến lúc đó.
2 Quá trình hình thành "hiến pháp không thành văn"
Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ nghị viện
Sau khi được xác lập và những năm tiếp theo (từ cuối thế
kỉ XVII đến cuối thế ki XIX - đầu thế ki XX), thể chế củanên quân chủ lập hiến ở Anh được hoàn thiện và định hình
Trang 3từng bước Quá trình này được thể hiện bằng một số đạo luật
bổ sung và đặc biệt là theo tiền lệ (sự hình thành các tậpquán chính tri) Đó cũng là quá trình hình thành hiến phápkhông thành văn của Anh Cụ thể sau đây là một số minhchứng tiêu biểu:
Luật về quyền hành 1689 dan dan được bổ sung:
- “Văn kiện ba năm” năm 1694 quy định nhiệm kì của hạviện là 3 năm Từ những năm 1870, nhiệm kì của hạ viện là 7 năm
- "Văn kiện” năm 1701 đặt cơ sở bước đầu hình thành hainguyên tắc quan trọng Nguyên tắc "chữ kí thứ hai" Nguyêntác này là bất cứ văn kiện nào của nhà vua để có hiệu lực thìcần phải có chữ kí thứ hai - chữ kí của thủ tướng hoặc củamột bộ trưởng bộ có liên quan tới vấn đề có ghi trong vănbản đó Năm 1711, nguyên tắc "chữ kí thứ hai" được bổ sungthêm nguyên tắc: không chịu trách nhiệm của nhà vua, nhàvua không được làm điều ác, người phải chịu trách nhiệm vềvăn bản của vua là bộ trưởng hoặc thủ tướng Mục đích thựctiễn của nguyên tắc chữ kí thứ hai là hạn chế quyền lực củahoàng đế Nguyên tac thứ hai là "không thay thế quan toa".Mục đích ban đầu của nguyên tắc này là ngăn ngừa sựchuyên quyền của nhà vua Nguyên tắc này là nhà vua bổnhiệm các thẩm phán, nhưng việc thay đổi các quan toà lạithuộc quyền của nghị viện
Trong thế kỉ XVIII - XIX cũng là quá trình hình thànhtiền lệ pháp được gọi là nguyên tắc "chính phủ trách nhiệm".Trong luật pháp thành văn, nội các chưa bao giờ tồn tại.Nhưng trên thực tế dan dan nó được hình thành và nó khôngchỉ hoạt động, mà ngày càng được củng cố Nhờ vào nghịviện, nội các hạn chế được quyền lực của nhà vua Song cũng
Trang 4nảy sinh những mâu thuẫn giữa nghị viện và nội các vềquyền hạn Do nghị viện nắm quyền lập pháp, quyết địnhngân sách, nên nội các muốn tồn tại được thì phải được sựủng hộ của đa số thành viên hạ viện Và dần dần hình thànhtập quán chính trị: nghị viện giành cho mình quyền giám sátnội các, hay nói cách khác, chính phủ phải có trách nhiệmtrước nghị viện (cụ thể là trước hạ viện).
Ngoài ra một loạt các nguyên tắc cơ bản khác của chínhthể quân chủ lập hiến cũng dần dần được định hình theo conđường "tiền lệ pháp", như tập quán truyền ngôi vua, mốiquan hệ giữa thượng viện và hạ viện v.v Tổng hợp nhữngvấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc đó, được người ta gọi là
"hiến pháp không thành văn” của nước Anh
Vậy tại sao nước Anh tư sản chỉ có hiến pháp khôngthành văn, mà không có hiến pháp thành văn như các nước tưsản sau này
Thứ nhất, nhà nước tư sản Anh là nhà nước tư sản đầutiên Cuộc cách mạng tư sản Anh cũng là cuộc cách mạngluật pháp lớn lao đầu tiên Nó có nhiều sáng kiến pháp luậtnổi tiếng, nhưng không thể sáng tạo đầy đủ được Trong đó
nó chưa nghĩ ra được hình thức hiến pháp
Thứ hai, ở Anh các nguyên tắc và những quy chế mangtính lập hiến tạo nên chính thể tư sản là kết quả của cả mộtquá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp tư sản và thế lực quýtộc cũ Nên ngay từ đầu không thể có một văn bản cơ bảnmang tính hiến pháp đây đủ
Cuối cùng, chính thể quân chủ nghị viện Anh được địnhhình như sau: chính thể này gồm ba bộ phận cơ bản
Trang 5+ Hoàng đế:
Hoàng đế Anh truyền ngôi cho con trai, nếu không cócon trai thì được truyền ngôi cho con gái Người muốn lênngôi hoàng đế phải là người nghiêm túc, trong sạch, theo nếpsống "khuôn vàng thước ngọc” của lễ giáo phong kiến, khôngđược kết hôn hai lần trở lên, không ngoại tình, phải là ngườitheo quốc giáo nước Anh
Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia Nhưng hoàng đế chỉnặng về vai trò tượng trưng Mọi hoạt động của hoàng đế chỉnhằm một mục đích chính thức hoá về mặt nhà nước các hoạtđộng của nghị viện, của chính phủ Mọi quyết định của hoàng
đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ kí kèm theo của thủ tướng.Tóm lại: Hoàng đế không có thực quyền và đúng như câungạn ngữ: "nhà vua tri vì, nhưng không cai trị”
+ Nghị viện
Nước Anh là quê hương của nghị viện tư sản Thời kì chủnghĩa tư bản tự do cạnh tranh là thời hoàng kim của nghị
viện Nghị viện thật sự có ưu thế hon han các cơ quan nhà
nước khác Lúc bấy giờ, người Anh có câu ngạn ngữ "nghịviện có quyền được làm tất cả, chỉ trừ việc biến đàn ôngthành đàn ba"
Nghị viện có những quyền hạn:
- Quyền lập pháp
- Quyền quyết định ngân sách và thuế
- Quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãinhiệm các thành viên của nội các
Vai trò và quyển hạn của nghị viện lớn như vậy là để hạnchế tới mức tối đa quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vằng
Trang 6trở thành hư vi.
Nước Anh cũng là nước có cơ cấu hai viện vào loại sớmnhất Sau khi xác lập chính thể quân chủ nghị viện, thượngnghị viện được khôi phục Dần dần cơ cấu tổ chức, chứcnăng và quyền hạn của nó được định hình
Thượng nghị viện hay còn gọi là viện nguyên lão, đúng nhưtên gọi, gồm: đại quý tộc mới, không phải qua bầu cử mà dotầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra Lúc đầu thượng nghị viện có
uy quyền hơn hạ nghị viện Dần dần, do là đại diện của thế lựcbảo thủ, lỗi thời, đã hết vai trò lịch sử trong xã hội, nên thượngnghị viện vừa hoạt động rất hình thức, mang tính chất danhnghĩa, vừa là thế lực kiềm chế và đối trọng của hạ viện Vai tròkiểm chế và đối trọng đó được thể hiện ở chỗ: khi có thượngviện, ít nhất trong công đoạn làm luật, làm cho việc thông quacác quyết định phải được tiến hành dài hơn, với những thủ tụcrườm rà, để ngăn chặn sự quá tả, vội vàng của hạ nghị viện.Thượng nghị sĩ được hình thành từ bốn nguồn sau:
- Thượng nghị sĩ là những quý tộc có phẩm hàm (tước vị).Trong đó từ bá tước trở lên thì được cha truyền con nối chứcthượng nghị sĩ
- Các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm
- Các thủ tướng Anh hết nhiệm kì
- Một số khác do đích thân hoàng đế bổ nhiệm
Hạ nghị viện đại diện cho các tầng lớp trong cư dân và dodân bầu ra, nên còn được gọi là viện dân biểu Buổi ban bầu,quyền hạn của hạ nghị viện và chế độ bầu cử còn bị hạn chếrất nhiều Lúc đầu, sau cuộc chính biến của Vin hem năm
1688, trong số gần 7 triệu dân Anh, chỉ có 25 vạn người cóquyền tuyển cử Gần một nửa số hạ nghị sĩ là những người
Trang 7được bầu ra từ những "thi trdn hoang tan" Đó là nhữngvùng rất ít dân cư, thường bầu và cử theo ý muốn của chúađất Khi mảnh đất được bán di, thì người chủ mới thay thếngười chủ cũ làm hạ nghị sĩ Ghế nghị viện được mua đi bánlại Phiếu bầu cử cũng được mua Sau đó mặc dù đã trải qua
ba cuộc cải cách chế độ tuyển cử (từ 1832-1884) cũng chỉ có4,5 triệu người trong tổng số 36 triệu người (chiếm 12,55%)
được bầu ctr Đại đa số công nhân lớp dưới, cố nông, người
đi ở và toàn thể phụ nữ bị gạt ra ngoài đời sống sinh hoạtchính trị - bầu cử Sau này, hạ nghị viện ngày càng có nhiềuquyền lực, lấn át vai trò, quyền hạn của thượng nghị viện Chế
độ đa đảng ở Anh là chế độ hai đảng Thông qua việc giớithiệu các ứng cử viên của đảng để bầu vào hạ viện, hai đảng tưsản thay nhau khống chế nghị viện Trong khoảng những năm50-60 của thế kỉ XIX, ưu thế thuộc về đảng Tự do Từ nhữngnăm 70 trở đi, ưu thế đó chuyển sang đảng Bảo thủ
+ Chính phủ
Ở Anh, tiền thân của nội các là viện cơ mật Thế kỉ XVII,trước cách mạng tư sản, viện cơ mật được vua lập ra và giữvai trò tư vấn cho nhà vua Sau cách mạng tư sản, từ năm
1714 một vị vua Anh mang dòng máu Đức là George, khôngbiết ranh rot tiếng Anh, nên rất chénh mảng dự các phiên họpcủa viện cơ mật Không có nhà vua chủ trì các phiên họp,dần dần viện cơ mật tách khỏi sự kiểm soát của nhà vua,thành viên viện cơ mật được gọi là bộ trưởng, hội nghị viện
cơ mật thành nội các, vị chủ trì các phiên họp được gọi là thủ
(1) Vũ Dương Minh, Nguyễn Văn Hồng, Đại cương lịch sử thế giới cận Đại, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr 32.
(2) Vũ Duong Minh, Nguyễn Văn Hồng, sdd, tr 279.
Trang 8tướng Nội các độc lập với nhà vua.
Sau đó nội các trở thành cơ quan có thực quyền, nắmquyền hành pháp Thủ tướng được hoàng đế bổ nhiệm là thủlĩnh đảng cầm quyền, đảng chiếm được đa số ghế trong hạnghị viện Điều này sau trở thành tập quán hiến pháp khôngthành văn của Anh Hay nói cách khác, thực chất hạ nghịviện cử ra thủ tướng Sau khi được hoàng đế bổ nhiệm, thủtướng đứng ra thành lập chính phủ (các bộ trưởng nhất thiếtphải là đại biểu của hạ viện hoặc thượng viện) Đó là chính
phủ của đảng chiếm đa số trong hạ viện Ở Anh, lập pháp và
hành pháp đều nằm trong tay một đảng Vì vậy, không mấykhi hạ viện bị giải tán Hạ nghị viện chỉ có thể bị giải tán,nếu chính phủ thấy đảng của mình có đa số mỏng manhtrong hạ viện, muốn có đa số vững chắc hơn, thì yêu cầuhoàng đế giải tán hạ nghị viện để bầu ra hạ nghị viện mới,với hy vọng sẽ có sự ủng hộ của đa số nhiều hơn, nhằm kéodai thời gian cầm quyền của đảng mình
Như vậy, thực chất cơ chế chính trị ở Anh là hai đảng tưsản thay nhau nắm chính quyền nhà nước
Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nướcAnh có nền kinh tế phát triển nhất, trở thành công xưởng củathế giới Anh cũng là đế quốc xâm chiếm nhiều thuộc địanhất Đến năm 1900 đế quốc "Mat trời không bao gid lan" đó
có đất đai thuộc địa rộng tới 33 triệu km” với số dân 370triệu người) Tư bản Anh là trung tâm áp bức, bóc lột nhândân Anh và nhân dân thế giới
(1) Vũ Dương Minh, Vũ Văn Hồng, sdd, tr 282.
Trang 9B NHÀ NƯỚC CỘNG HOA TONG THONG Ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ
Cuộc cách mạng tư sản tại các thuộc địa Anh ở Bắc Mi làcuộc chiến tranh giành độc lập và xoá bỏ những tàn tíchphong kiến
Nhà nước tư sản Mi điển hình về chính thể cộng hoà tổngthống và hình thức nhà nước liên bang tư sản, điển hình về chế
độ hai đảng tư sản thay nhau nắm chính quyền, điển hình về
tổ chức nhà nước tư sản theo thuyết tam quyên phân lập
I CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LAP Ở BẮC
Về tổ chức chính trị, thực dân Anh chia các thuộc địa ralàm hai loại, một số bang tự trị, còn ở những bang khác Anh
cử thống đốc tới cai trị Cả 13 bang đều không có luật phápriêng, mà phải tuân theo luật pháp Anh Đại diện của nhà vuaAnh nắm quyền chỉ huy quân đội và hải quân
Về kinh tế, xã hội, công thương nghiệp tư bản thuộc địaphát triển nhưng không khỏi mâu thuẫn với chính quốc.Chính phủ Anh tìm mọi cách ngăn chặn sự phát triển côngthương nghiệp Bắc Mĩ, muốn các thuộc địa chỉ là thị trườngtiêu thụ hàng hoá của chính quốc, cung cấp nguyên liệu, thực
Trang 10phẩm cho Anh quốc Trong nông nghiệp, tuy kinh tế tư bảncũng phát triển nhưng trong các đồn điển còn phổ biến bóclột kiểu nông nô và nô lệ Kinh tế nông nghiệp cũng khôngthoát khỏi sự lệ thuộc vào chính quốc Đại đa số nhân dânkhông có quyền chính trị.
Bên cạnh các mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa cácthuộc địa với chính quốc lúc này nổi lên thành mâu thuẫnhàng đầu
Bởi vậy, nhân dân các thuộc địa, dưới sự lãnh đạo củagiai cấp tư sản đã nổi dậy tiến hành cuộc chiến tranh để dànhđộc lập Đó cũng chính là cuộc cách mạng tư sản, vì nókhông chỉ dành độc lập cho các thuộc địa mà còn xoá bỏ tàntích phong kiến, dọn đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩphát triển mạnh mẽ
Tháng 12 năm 1773, ba chiếc tau chở chè của Anh đếnBôxtơn bị người Mi tẩy chay và vất chè xuống biển Từ sukiện này chiến tranh hầu như khó tránh khỏi Những ngườilãnh đạo phong trào cách mạng thấy cần có một hội nghị củacác thuộc địa để biểu lộ ý chí chung
Hội nghị lục địa lần thứ nhất họp từ ngày 5 tháng 9 đếnngày 25 tháng 10 năm 1774 gồm 56 đại biểu của 12 bang(trừ bang Gioóc gia) Hội nghị đã ra bản "Tuyên ngôn vềquyên hạn và khiếu nai" Tuyên ngôn đòi quyền đánh thuế
do thuộc địa quyết định, xoá bỏ những luật cấm vô lí của chínhquyền Anh đối với thuộc địa Nhưng các yêu sách này bị chínhphủ Anh bác bỏ Hội nghị lục địa lần thứ I biểu tượng cho xuhướng thế độc lập và thống nhất của các thuộc địa
Cuối năm 1774 đầu 1775, cả hai bên đều đẩy mạnhchuẩn bị chiến tranh Ngày 19 tháng 4 năm 1775 quân Anh
Trang 11tiến hành đánh chiếm kho vũ khí ở Côn Coóc và bị giết hơn
200 tên Chiến tranh bùng nổ Hội nghị lục địa lần thứ II,gồm đại biểu của 13 bung, khai mạc ngày 10 tháng 5 năm
1775 Hội nghị quyết định thành lập "quân đội lục địa" và bổnhiệm Oasinhtơn làm tổng chỉ huy
Từ năm 1776, các bang đã thành lập chính quyền củamình Hội nghị lục địa lần thứ II hoạt động như một chính phủlầm thời liên bang, nhưng quyền han không có là bao Ngày 4tháng 7 năm 1776 Hội nghị long trọng công bố bản Tuyên
ngôn độc lập, khang định nền độc lập của các thuộc dia và
tuyên bố thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì Bản tuyên ngôn
nêu rõ: "Tdt cả mọi người sinh ra déu có quyên bình đẳng.
Tạo hoá đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ, trong
đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc"
Tuyên ngôn khẳng định chỉ nhân dân mới có quyền thiết
lập chính quyền và huỷ bỏ chính quyền khi nó đi ngược lạiquyền lợi của quần chúng Tuyên ngôn là văn kiện có tínhchất dân chủ, tự do tư sản và nêu cao chủ quyền của nhândân Tuy nhiên, Tuyên ngôn không có điều khoản thủ tiêubóc lột và buôn bán nô lệ Mặc dù vậy, Tuyên ngôn độc lậpcủa Mi là một tiến bộ lớn lao lúc bấy giờ Đó là một văn kiệnchính trị - pháp lí nổi tiếng trong lịch sử thế giới
Tiếp đó, ngày 7 tháng 10 năm 1776, Hội nghị lục địathông qua bản "Các điều khoản của liêng bang” Do sự tranhcãi và yêu sách về biên giới, lãnh thổ giữa các bang, nên mãiđến năm 1781 Các điều khoản của liên bang mới được chínhquyền của các bang phê chuẩn Văn kiện này bước đầu thiếtlập chính quyền tư sản liên bang Chính quyền đó chưa cónghị viện, toà án, tổng thống Chính phủ liên bang mang tên
Trang 12Hội đồng lục địa, được thành lập gồm đại diện của 13 bang.Muốn giải quyết vấn đề gì, Hội đồng lục địa phải có 9/13bang đồng ý, muốn thay đổi diéu nào trong các điều khoảncủa liên bang phải được cả 13 bang chấp thuận Những người
kí kết văn kiện này chủ trương xây dựng một chính quyềnliên bang "yếu", vì sợ sự lạm dụng quyền hành như trong chế
độ quân chủ nghị viện ở Anh Ngược lại, các bang còn giữnhiều quyền hạn lớn, có quyền tự trị hoàn toàn về chính sáchđối nội của bang, đặc biệt là quyền thu thuế và buôn bán.Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ đã được nhiềunước Châu Âu ủng hộ như: Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan.
Cuối cùng trước thất bại nặng nề về quân sự, thực dân Anhphải kí với Bắc Mỹ Hiệp ước Véc xay ngày 3/9/1783 TheoHiệp ước này, nước Anh phải thừa nhận nền độc lập của cácthuộc địa ở Bac Mi và giao cho Hoa Ki cả miền TâyMitxixipi rộng lớn
Hiệp ước Véc xay đánh dấu sự thắng lợi của cuộc đấutranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ, mở đường chophương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
II NHÀ NƯỚC TƯ SAN SAU CUỘC CHIẾN TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP TÔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1 Hiến pháp 1787 và tổ chức bộ máy nhà nước
Sau khi thành lập nước Hoa kì vẫn chưa có hiến pháp.Hơn nữa, qua thực tiễn của thời gian này, người Mĩ nhậnthấy hậu quả của một chính phủ liên bang yếu là rất nhiềuvấn đề quan trọng của liên bang không được giải quyết Vìvậy, tháng 5/1787 Hội nghị liên bang được triệu tập để xoá
Trang 13bỏ các điều khoản của Liên bang và xây dựng hiến pháp liênbang Sau 4 tháng rưỡi tranh luận và thảo luận, 55 đại biểumới thông qua được bản hiến pháp Song phải đến năm 1789,hiến pháp mới được chính quyền các bang phê chuẩn.
Lúc mới ra đời, Hiến pháp Hoa Kì có 7 điều, chỉ quyđịnh về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Sau đó đến năm
1791, mười điều bổ sung đầu tiên được thông qua và có hiệulực, quy định về các quyền của công dân và quyền của con
người Chẳng hạn, điều bổ sung thứ nhất cấm quốc hội Mĩ đưa
ra các đạo luật hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp,thỉnh cầu,tôn giáo Điều bổ sung thứ hai cho phép các công
dan Mi được mang súng Các điều bổ sung 3,4,5 khẳng định
tính bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín, cấm các cuộc khámxét vô cớ, cho phép các công dân khước từ việc cung khai mà
có thể làm hại cho họ Năm 1798, Quốc hội Mi thông quađiều bổ sung thứ 11 về quyền của mỗi công dan trong khi liênquan đến tư pháp ở tiểu bang Điều bổ sung thứ 12 được thôngqua năm 1804 Các điều bổ sung 13,14,15 được thực hiệnngay sau cuộc nội chiến Nam - Bắc Trong đó, điều bổ sungthứ 13 tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ ở Mi
Sau này, Hiến pháp đó được bổ sung và sửa đổi một sốđiều khoản Ngày nay bản hiến pháp này vẫn có hiệu lực.Hiến pháp 1787 thiết lập nhà nước cộng hoà tổng thống.Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức nhànước mà ở đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa làngười đứng đầu bộ máy hành pháp Mọi thành viên của chínhphủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổngthống, không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chứcdanh thủ tướng Vậy tại sao ở Mi lại xây dựng nhà nước tu sản
Trang 14theo chính thể cộng hoà tổng thống Có ba quan điểm lí giảikhác nhau Một số người cho rằng vì nước Mĩ ở xa xôi cáchbiệt, đường biển đi lại khó khăn, nên các nhà lập hiến Hoa Kìkhông thể tiếp thu một cách kịp thời những gì gọi là tiến bộcủa Châu Âu lục địa và của Anh quốc Quan điểm thứ haicho rằng chính thể cộng hoà tổng thống cho phép áp dụngđược triệt để thuyết tam quyền phân lập, và thể hiện đúngquan điểm thỏa hiệp của các tầng lớp trong giai cấp tư sản.Những người khác lại cho rằng, nhằm ngăn chặn làn sóngđấu tranh của nhân dân và nhằm điều hành nhanh nhạy côngviệc nhà nước, nên Mi thiết lập chính thể cộng hoà tổng thống.Hiến pháp Mi thể hiện sự áp dụng day đủ và triệt để thuyếttam quyền phân lập Nguyên tắc tổ chức nhà nước được chia
ra ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp Ba cơ quan giữ
ba quyển này tạo ra sự cân bằng và đối trọng quyền lực, đểphòng ngừa sự lạm dụng quyền lực Nếu xét về bản chất, việc
tổ chức nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập không chỉnhằm chống lại sự độc đoán, chuyên quyền và dàn xếp mâuthuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản, mà còn nhằm che đậy bảnchất của nhà nước tư sản, lừa bịp quần chúng nhân dân Trên
cơ sở của thuyết tam quyền phân lập, nhà nước tư sản Mĩđược tổ chức theo ba nguyên tắc sau:
- Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khácnhau.
Trang 15Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểubang bầu lên Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang.Nhiệm kì của hạ viện là hai năm.
Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang.Nhiệm kì của thượng nghị viện là sáu năm và cứ hai năm bầulại 1/3 số thượng nghị sĩ Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị
sĩ, không kể bang lớn hay nhỏ, dân số nhiều hay ít Theokhoản 3 điều 1, thượng nghị sĩ (ở liên bang) do quốc hội tiểubang bầu lên Sau đó, theo điều bổ sung và sửa đổi sau này(điều 17), thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ, đều do dânchúng trực tiếp bầu ra
Khi là nghị sĩ của một viện, thì không được bầu là nghị sĩcủa viện kia và cũng không được làm thành viên của cơ quanhành pháp hay cơ quan tư pháp Các nghị sĩ được hưởnglương, có văn phòng và người g1úp việc
Nghị viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạoluật, quyển sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sáchcủa tổng thống, quyền tán thành hoặc không tán thành cácquan chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩnhoặc bác bỏ các điều ước quốc tế do tổng thống đã kí Xuấtphát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền lực nên haiviện có chức năng, quyền hạn khác nhau Ví dụ: hạ nghị viện
có quyền luận tội các quan chức cao cấp nhất của nhà nước,
kể cả tổng thống, nhưng lại không có quyền kết tội, quyểnnày thuộc về thượng viện Bởi vậy không thể nói rằng việnnào nhiều quyền hơn viện nào
Có những người cho rằng, cơ cấu hai viện như vậy của Mĩnhằm cân bằng với bộ máy hành pháp, nghị viện không thểlấn át các cơ quan nhà nước khác Nhưng lại có quan điểm
Trang 16khác cho rằng, trong quá trình xây dựng hiến pháp đã hìnhthành hai phe Đại diện các bang lớn, với số dân đông muốn
số lượng nghị sĩ theo số dân từng bang Đại diện của cácbang nhỏ, với số dân ít lại muốn số nghị sĩ của từng bangbằng nhau Và để dung hoà giữa hai phe này, Quốc hội Mĩđược cơ cấu hai viện như trên
Tổng thống
Theo Hiến pháp 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốcgia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp: "Quyền hànhpháp Hợp chúng quốc Hoa Kì được trao cho tổng thống".Nắm quyền hành pháp, tổng thống là người duy nhất quản líđất nước Tổng thống có những quyền hạn rất lớn
- Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng Chính phủ chỉ là
cơ quan tư vấn cho tổng thống
- Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang
- Trình dự án luật và dự án ngân sách lên nghị viện
- Kí các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao
- Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao
- Ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện Quytrình phủ quyết một đạo luật như sau: nếu một dự án luật(quyền trình dự án luật là quyền của nghị sĩ) được hạ nghịviện và thượng nghị viện thông qua với đa số phiếu tương đối(quá nửa nghị sĩ của từng viện đồng ý) thì đưa sang tổngthống Nếu tổng thống phủ quyết, thì đạo luật đó đượcchuyển lại hai viện Và lần này đạo luật đó phải được từngviện thông qua với đa số tuyệt đối (2/3 tổng số nghị sĩ) thìtổng thống phải kí ban bố Nếu đạo luật không được nghịviện thông qua với đa số tuyệt đối, đạo luật phải bị hủy bỏ
Trang 17Nhiệm kì của tổng thống là 4 năm Người muốn ứng cửtổng thống phải là công dân Hoa Kì, từ 35 tuổi trở lên, đã cưtrú ở Mi trên 14 năm Tổng thống do toàn dân bầu ra, nhưngtheo đầu phiếu gián tiếp Bởi các nhà lập hiến 1787 sợ rằng,nếu được bầu theo lối đầu phiếu trực tiếp, thì tổng thống, với
sự tấn phong của toàn dân, dễ có nhiều uy tín, dễ lấn át nghịviện và sẽ có khuynh hướng độc tài Cuộc bầu cử tổng thốngdiễn ra qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn các chính đảng đề cử ra ứng cử viên củamình, hay còn gọi là giai đoạn bầu cử sơ bộ Đây là giai đoạnrất quan trọng Trước tiên các đảng bộ ở tiểu bang bầu đạibiểu của mình đi dự đại hội đảng toàn liên bang Người trúngứng cử viên tổng thống phải chiếm được đa số tuyệt đối sốphiếu bầu trong đại hội đảng toàn liên bang nếu không thìphải bầu ở vòng 2, vòng 3
- Giai đoạn bầu cử chính thúc: cử tri trực tiếp bầu ratuyển cử đoàn của tiểu bang mình Số người trong tuyển cửđoàn bằng số lượng nghị sĩ của tiểu bang ở Quốc hội Hoa Kì
và phải không là nghị sĩ, không là quan chức của tiểu bang,
của liên bang Ứng cử viên tổng thống nào có nhiều đại diện
trong tuyển cử đoàn thì đương nhiên sẽ được hưởng cả sốlượng phiếu tuyển cử đoàn của tiểu bang đó Chỉ cần cộngtổng số người của các tuyển cử đoàn là biết được ai thắng cửtổng thống rồi Hay nói cách khác, nhân dân chỉ cần bầuxong tuyển cử đoàn, thì đã xác định được ai là tổng thống
- Giai đoạn các tuyển cử đoàn họp ở từng tiểu bang để bầutổng thống và gửi kết quả lên thượng nghị viện ở MI Đây làgiai đoạn tuyển cử mang tính chất hình thức Nếu ai được quánửa số phiếu thì sẽ trúng tổng thống Nếu trong trường hợp
Trang 18không phân thắng bại thì hạ nghị viện sẽ họp để bầu tổng thống.Pháp viện tối cao.
Pháp viện tối cao gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổnhiệm và được sự chấp thuận của thượng nghị viện Phápviện tối cao có những quyền hạn chủ yếu sau:
- Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không
- Giải thích pháp luật
- Quyền tối cao về xét xử
2 Thủ đoạn hai dang tu sản thay nhau cam quyềnSau khi nước Mi ra đời, hai dang tư san được thành lập.Đảng Cộng hoà ra đời năm 1851, đại biểu cho đại tư sảncông nghiệp và tài chính Đảng Dân chủ được thành lập
1791, đại biểu cho đại điền chủ và tư sản miền Nam Cácđảng tư sản có những chức năng chủ yếu sau:
- Cạnh tranh với nhau để trở thành đảng cầm quyền Đảngphái chính trị tư sản trở thành đảng cầm quyền thông qua cáccuộc bầu cử nghị viện và tổng thống Thực tiễn lịch sử chothấy, không mấy người ứng cử tự do (không đảng phái) màđắc cử Đảng cầm quyền là đảng chiếm đa số trong nghị viện,đảng có ứng cử viên thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống.Chính kiến của nghị sĩ, chính sách của tổng thống thể hiện ýchí của đảng Chủ tịch hạ nghị viện, hoặc chủ tịch thượngnghị viện, các chủ tịch các uỷ ban của hai viện thường làngười của đảng chiếm đa số trong nghị viện
Các cuộc bầu cử nghị viện và bầu cử tổng thống khôngđược tiến hành đồng thời Nên có trường hợp tổng thống và
đa số nghị sĩ không cùng một đảng Nhưng dù thế nào cũngđều chỉ là người của đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà Chính
Trang 19Da vít Côlơ - một hoc giả tư sản đã nhận định: "Hai dang rấtgiống nhau ở rất nhiều điểm đến nỗi đôi khi hai dang đượcgọi là anh em sinh đôi Cứ hai năm một lần, hai dang loạithoả thuận và so tài một trận, mà trong đó cả hai đều đượcbảo vệ vừa du để tránh thiệt hại cho phe thua" “ Như vậy,thực chất của chế độ lưỡng đảng ở Hoa Kì là:
Thứ nhất là bảo đảm cho giai cấp tư sản độc quyền thốngtrị nhà nước
Thứ hai là ngăn chặn đại biểu của quần chúng nhân dântrở thành quan chức trong bộ máy nhà nước tư sản
Thứ ba là các đảng tư sản là nơi cung cấp đội ngũ quanchức cho bộ
- Chức năng thứ hai của đảng phái tư sản là chức năng kìmchế và đối trọng quyền lực Chức năng này thể hiện nổi bậttrong ba trường hợp Nếu một đảng vừa có người là tổng thốngvừa chiếm đa số trong nghị viện, thì đảng kia trở thành đảngđối lập Trường hợp thứ hai, một đảng có người là tổng thống,còn đảng kia chiếm đa số trong cả hai viện của quốc hội.Trường hợp thứ ba là một đảng có người là tổng thống và chiếm
đa số trong một viện, còn đảng kia chiếm đa số ở viện kia
- Chức năng thứ ba của đảng phái tư sản là phổ biếntuyên truyền, giáo dục tư tưởng tư sản trong quần chúng,chia rẽ và kìm hãm sự giác ngộ cách mạng của giai cấp vôsản và nhân dân lao động
Tất cả những chức năng trên của các đảng phái tư sản đềunhằm một mục đích duy nhất là bảo vệ địa vị thống trị của
(1) Davit Colo, Cách thức tổ chức và sự điều hành của nên chính trị Hoa Kì,
Sài Gòn, 1972, tr 27.
Trang 20giai cấp tư sản, duy trì nền dân chu tư san.
3 Việc thực hiện chức năng đối nội và chức năng đốingoại của nhà nước tư sản Mĩ
Về chức năng đối nội, sau cuộc chiến tranh giành độclập, chính quyền tư sản Bắc Mi đã thủ tiêu các hình thứcchiếm hữu phong kiến và danh hiệu quý tộc phong kiến, bãi
bỏ chế độ lĩnh canh ruộng đất cha truyền con nối, mở đườngcho kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp phát triển.Đồng thời, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng đượckhuyến khích phát triển
Bằng con đường mua lại đất của Pháp, Tây Ban Nha, dồnđuổi da đỏ, bành trướng về miền Tây Bắc Mi, đến giữa thế kiXIX, Hoa Kì đã có 30 bang” Cuộc nội chiến 1861-1865 làcuộc chiến tranh giữa quân đội của các bang miền Nam vàquân đội liên bang (thực chất là quân đội của các bang miềnBac) Kết quả của cuộc nội chiến là quân đội liên bang giànhthắng lợi, sự thống nhất của toàn liên bang được khôi phục,kiểu bóc lột nô lệ của các tư sản - chủ nô miền Nam bị xoá bỏ.Sau cuộc nội chiến, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa pháttriển mạnh mẽ hơn Đến cuối thế ki XIX, Mi trở thành nước
có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới
Về chức năng đối ngoại, trọng tâm bành trướng và xâmlược của chính quyền Mi là Mĩ Latinh Ngoài ra, Mi bat đầunhòm ngó và can thiệp vào nhiều nước Châu Á, như TriềuTiên, Trung Quốc Cùng với sự phát triển về kinh tế, đến
(1) Sau này Hoa Kì có 50 bang: 48 bang nằm giữa lục địa Bắc Mi, tách biệt với 48 bang này là bang Alaxca ở phía Tây Bắc lục địa Bắc Mi va bang Ha Oai nằm ở giữa Thái Bình Dương.
Trang 21cuối thế ki XIX, Mi đã trở thành đối thủ đáng gườm của cácthực dân Châu Au trong cuộc tranh giành thuộc dia.
C NHÀ NƯỚC CỘNG HOA NGHỊ VIEN Ở PHÁP
Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt đểnhất Cuộc cách mạng đó quyết định hình thức của thượngtầng chính trị - pháp lí: nhà nước tư sản được thiết lập ở Pháp
là chính thể cộng hoà nghị viện điển hình
Cách mạng tư sản Pháp và sản phẩm chính trị của nó làchế độ cộng hoà nghị viện, đã có ảnh hưởng lớn trên thế giớithời kì Cận đại
I CÁCH MẠNG TƯ SAN VA SỰRA ĐỜI CUA NHÀ NƯỚC TƯSẢN (1789-1794)
Cuối thế ki XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế phongkiến Pháp đã khủng hoảng trầm trọng Quần chúng nhân dânnổi dậy ở khắp nơi Mùa hè 1789, nước Pháp đứng trướcngưỡng cửa của một cuộc cách mạng tư sản Nhân dân laođộng dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã đứng lên tiếnhành đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến, lập nên chínhquyền tư sản Quá trình đó có thể được chia làm 3 giai đoạn:
1 Cách mạng bùng nổ và nền quân chủ lập hiến của
đại tư sản (14/7/1789 - 10/8/1792)
Trước khi cách mạng bùng nổ, cơ quan đại diện đẳng cấp
vốn bị bỏ quên đã lâu, nay mới được nhà vua hỏi đến để giảiquyết tình trạng tài chính quẫn bách của triều đình Ngày
5/5/1789, hội nghị đại diện đẳng cấp khai mạc, dưới sự chủ
toa của nhà vua Nhung do mâu thuẫn gay gắt giữa một bên
là đẳng cấp thứ ba (tư sản, thị dân, nông dân) với một bên là
Trang 22nhà vua và hai dang cấp kia (quý tộc, tăng lữ) nên ngày 17/6, các đại biểu của đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố thành lập hội
đồng dân tộc Tiếp đó, ngày 9/7, Hội đồng dân tộc lại tựtuyên bố là quốc hội lập hiến Đây là lần đầu tiên trong lịch
sử, đẳng cấp thứ ba không đếm xỉa đến nhà vua, chuyển
quyền lập pháp về tay mình Quân đội nhà vua được điềuđộng về Pari để chuẩn bị đàn áp quần chúng
Ngày 14/7, cuộc khởi nghĩa vũ trang của quần chúngcách mạng nổ ra ở Pari, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chếphong kiến Ngày này trở thành ngày quốc khánh của nướcPháp Những ngày sau đó, ở nhiều vùng nông thôn, thành thịkhắp cả nước, quần chúng cách mạng cũng tiến hành cáccuộc khởi nghĩa vũ trang thắng lợi
Chính quyền mới được thiết lập, đại diện cho quyền lợicủa tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hoá Vì họ chiếm đa
số trong quốc hội lập hiến, trong các cơ quan chính quyền ởPari và các tính Họ là những chủ ngân hàng, chủ thuyềnbuôn, các nhà công nghiệp và thương nghiệp lớn
Ngày 26/8/1789 quốc hội lập hiến thông qua bản Tuyênngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điều Đó là văn kiệnchính trị-pháp lí nổi tiếng trong lịch sử thế giới Tuyên ngôn
nhân quyền va dân quyền khẳng định những nguyên lí cơ bản
của xã hội tư sản nhằm xoa dịu cao trào đấu tranh của quần chúng.Tuyên ngôn xoá bỏ quyền lực của vua chúa cùng chế độ
đẳng cấp phong kiến, nêu ra quyền bình đẳng của con người
và chủ quyền của nhân dân Tuyên ngôn thấm nhuần tưtưởng của các nhà triết học Pháp thế ki XVII được kết tinh
trong khẩu hiệu: Tự do, bình đẳng, bác ái Cụ thể bản tuyên
ngôn gồm những điểm sau đây:
Trang 231 Mọi người đều có quyền tự đo, bình đẳng và được nhà
nước bảo đảm Quyền tự do là quyền có thể làm tất cả những
gi ma không gây hại cho người khác va không bị pháp luậtnghiêm cấm
2 Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân Phápluật phải biểu hiện ý chí của tất cả các thành viên trong xã hội.Mọi người đều có thể tham gia vào việc xây dựng luật phápbằng hình thức trực tiếp hay thông qua đại biểu của mình Và
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
3 Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngônluận, tự do báo chí
Ai lạm dụng những quyền này thì bị truy tố trước pháp luật
4 Số hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm
5 Luật hình có 3 nguyên tắc quan trọng:
- Không có tội nếu tội đó không được quy định trong luậthình
- Không bị bất cứ hình phạt nào ngoài những hình phạt đãđược quy định trong luật hình
- Không có tội, nếu như không đủ chứng cứ buộc tội.Trong thời kì mà nền chuyên chế phong kiến đang ngự trịthế giới, mọi quyền của con người bị tước đoạt, thì những điều
mà tuyên ngôn nêu ra là rất mới mẻ và là sự tiến bộ lớn lao, có
ý nghĩa thời đại Sự tiến bộ ấy là thành quả đấu tranh của quầnchúng nhân dân Duong nhiên, tuyên ngôn mang tinh chất tư
sản, không thể tránh khỏi mặt hạn chế của thời đại, là khang
định quyền tư hữu thiêng liêng và bất khả xâm phạm
Một văn kiện pháp lí rất quan trọng khác là Hiến pháp
Trang 241791 được quốc hội lập hiến ban hành Đây là bản hiến phápđầu tiên của Pháp Bản hiến pháp xác lập chính thể: Quânchủ lập hiến tư sản.
Đứng đầu nhà nước là vua giữ quyền hành pháp Vua là
tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang,là người có quyền phêchuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hoặc cách chức các
bộ trưởng, quan chức ngoại giao, các tư lệnh quân đội Đồngthời, điều đó không có nghĩa là vua có quyền hành vô hạnnhư ở thời phong kiến Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền củanhà vua, hiến pháp quy định:
- Nhà vua điều hành theo pháp luật
- Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm có thể bị đưa ra toàtheo quyết định của quốc hội
- Văn bản của nhà vua phải có chữ kí của bộ trưởng bộ cóliên quan tới vấn đề đó (nguyên tắc chữ kí thứ hai)
- Nếu một đạo luật đã được quốc hội thông qua, nhưngnhà vua không kí công bố, đạo luật đó lại được đem ra biểuquyết và nếu lại được Quốc hội thông qua thì nó không cầnphải có chữ kí của nhà vua
Quyền lập pháp thuộc về quốc hội (một viện), do nhândân bầu ra Nhưng chế độ tuyển cử trong hiến pháp, đã chiacông dân thành hai loại tùy theo tài sản của họ: công dân tíchcực và công dân tiêu cực Quyền bầu cử chỉ dành cho côngdân tích cực, là những nam giới từ 25 tuổi trở lên, không làmthuê cho ai, phải có tên trong danh sách vệ quốc quân và phảiđóng một số thuế thực thu ít nhất bằng ba ngày lương Quyđịnh này đã làm cho hàng triệu người lao động không cóquyền bầu cử Năm 1791, trong số 26 triệu dân, chỉ có 4.28
Trang 25triệu công dan tích cực.
Rõ ràng, Hiến pháp 1791 đã vi phạm ngay những nguyên
tắc tự do, bình đẳng, bác ái được ghi trong Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền Theo hiến pháp, một quốc hội mới đãđược bầu ra, thay thế quốc hội lập hiến Tuy không mộtthành viên nào của quốc hội lập hiến trúng cử, nhưng đạibiểu của tầng lớp đại tư sản vẫn chiếm ưu thế trong quốc hộimới Louis XVI vẫn tiếp tục được giữ ngôi vua Nhà vua vàcác thế lực phong kiến cũ tìm cách chống đối cách mạng và
quốc hội, cầu cứu các nước quân chủ phong kiến Châu Âuđem quân vào Pháp, để nhằm khôi phục chế độ quân chủchuyên chế ở Pháp
Như vậy, chính quyền tư sản được thiết lập đầu tiên ởPháp là chính quyền của tầng lớp đại tư sản Đó là chính thểquân chủ lập hiến Tầng lớp đại tư sản ngày càng tỏ ra rằng,
họ không muốn giải quyết các yêu cầu của quần chúng vàkhông kiên quyết với các thế lực phong kiến
2 Sự thiết lập chính thể cộng hoà của tang lớp tư sản
địa phương (10/8/1792 - 2/6/1793) Sự mở đầu của nềncộng hoà thứ I ở Pháp
Cùng với các thế lực phong kiến, tầng lớp đại tư sản màđại diện của chúng là chính thể quân chủ lập hiến đã trởthành lực lượng phải động và là đối tượng của cách mạng.Một minh chứng là từ năm 1791, quốc hội đã thông quan đạoluật việc tổ chức và hoạt động của công hội và những ai thamgia bãi công có thể bị bỏ tù
Ngày 10/8/1792, quan chúng cách mạng ở Pari lại khởi
(1) Vũ Dương Minh, Nguyễn Văn Hồng, sđd, tr 91.
Trang 26nghĩa vũ trang Lật đổ nền thống trị của đại tư sản, đưa pháiGirông đanh, đại diện cho tư sản địa phương lên nắm chínhquyền và lãnh đạo cách mạng.
Vua Louis XVI bị bắt giam Một sắc lệnh của lực lượng cáchmạng được ban hành, quy định việc thành lập hiệp hội dân tộcthay thế quốc hội cũ, quy định chế độ bầu cử phổ thông đầuphiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên Chính phủ mới đãđược thành lập, gọi là Hội đồng hành pháp lâm thời Trong đó,hầu hết các bộ trưởng là người của phái Girông đanh
Ngày 20/9/1792, quân Pháp đã đánh bại liên quân xâm lược
của Áo-Phổ Ngay sau chiến thắng đó, ngày 21/9, Hiệp hội dântộc khai mạc, tuyên bố bãi bỏ chính thể quân chủ lập hiến, xáclập nền cộng hoà, mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử nướcPháp: sự hình thành, phát triển của chính thể cộng hoà nghị viện.Trước áp lực của quần chúng, ngày 21/1/1793, Louis XVIphải lên đoạn đầu đài
Sau khi đã nắm được chính quyền nhà nước, phái Girôngđanh không muốn cách mạng tiến xa hơn nữa vì sợ hãi lựclượng quần chúng sẽ uy hiếp đến địa vị và quyền lợi của họ
Họ trở thành bảo thủ và dần dần chuyển thành đối tượng củacách mạng
3 Chính thể cộng hoà của tang lớp tư sản lớp dưới
(2/6/1793 - 27/7/1794) Sự phát triển và kết thúc của nêncong hoà thứ I
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất và cũng là giai đoạnkết thúc của cuộc cách mạng tư sản Pháp Cách mạng ở giaiđoạn này do phái Giacôbanh, đại diện cho tầng lớp tư sản lớpdưới lãnh đạo
Trang 27Trước các chính sách phản động của phái Girôngđanhquần chúng cách mạng lại đứng lên khởi nghĩa vũ trang.Ngày 2/6/1793, những người Girôngđanh trong hiệp hội dântộc bị bắt Chính quyền nhà nước chuyển sang tay phái Giacôbanh.Ngay sau khi phái Giacôbanh lên nam quyền, trước đồihỏi bức xúc của quần chúng cách mạng, hiệp hội dân tộc đãban hành các sắc lệnh xoá bỏ chế độ ruộng đất phong kiến vàquan hệ bóc lột phong kiến, chia ruộng dất cho nông dân.Như vậy, những người Giacôbanh đã làm được một việc cực
kì quan trọng mà các chính quyền tư sản trước không thựchiện Việc làm đó phá huỷ được tận gốc chế độ phong kiến,xác lập kinh tế tiểu nông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Đó là sự thể hiện tính triệt
để của cuộc cách mạng tư sản Pháp
Để tạo cơ sở pháp lí nhằm củng cố nền cộng hoà tư sản,chỉ sau hai tuần lễ chuẩn bị, ngày 24/6/1793, hiệp hội dântộc đã thông qua bản hiến pháp mới, bản hiến pháp cộng hoà
tư sản đầu tiên trong lịch sử nước Pháp Cơ cấu tổ chức theoHiến pháp 1793 là chính thể cộng hoà nghị viện
Quốc hội một viện là cơ quan lập pháp Các dự luật đượcnhân dân thảo luận trong các cuộc họp ở cơ sở Quốc hộiđược bầu lại hàng năm vào ngày 1/5 Hiến pháp 1793 xoá bỏchế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực Nam giớingười Pháp tứ 25 tuổi trở lên đều được đi bầu quốc hội.Hội đồng hành pháp (tức chính phủ) gồm 24 người doquốc hội bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước quốc hội Hàngnăm, một nửa số thành viên của hội đồng được bầu mới
Lúc này, nền cộng hoà đang hết sức nguy kịch bởi thùtrong giặc ngoài câu kết với nhau Để ngăn ngừa kẻ thù lợi
Trang 28dụng những điều khoản dân chủ và tăng cường chuyên chínhđối với chúng Chính quyền Giacôbanh quyết định tạm chưathi hành hiến pháp Đó là một biện pháp đúng đắn Hiệp hộidan tộc vẫn đảm nhận chức năng như một quốc hội lâm thời.
21 uỷ ban nhà nước là cơ quan hành pháp trực thuộc hiệp hộidân tộc Trong đó, quan trọng nhất là uỷ ban an ninh, cónhiệm vụ trấn áp bọn phản động, xây dựng lực lượng vũtrang để chống thù trong giặc ngoài
Năm 1793, các nước Anh, Áo, Phổ, Hà Lan, Tây Ban
Nha lại liên minh với nhau, tấn công nước Pháp cách mạng.Theo sáng kiến của quần chúng, ngày 23/8/1793 hiệp hộidân tộc thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc Nhândân hăng hái tham gia lực lượng vũ trang và chiến đấu rấtdũng cảm Đến đầu năm 1794, quân xâm lược bị quét sạchkhỏi nước Pháp
Khi không còn phải tập trung lực lượng để đánh đuổingoại xâm, thì nội bộ phái Gia cô banh mâu thuẫn và bị chia
rẽ trầm trọng Nhiều chính sách của họ đi ngược lại yêu cầucủa quần chúng cách mạng Chính quyền Gia cô banh ngàycàng suy yếu Cuối cùng ngày 27/7/1794, tang lớp tư sảnphản động cướp được chính quyền nhà nước
Tóm lại: Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cả một quá trìnhphát triển từ thấp đến cao Đến thời kì Giacôbanh, các nhiệm
vụ của một cuộc cách mạng tư sản đã được hoàn thành.Trong quá trình của cuộc cách mạng do phong trào đấu tranhrất mạnh mẽ và kiên quyết của quần chúng nhân dân, cuộccách mạng tư sản đã được tiến hành một cách triệt để Về cơ
sở kinh tế, chế độ ruộng đất và quan hệ bóc lột phong kiến bịphá bỏ hoàn toàn Về thượng tầng nhà nước, chính thể cộng
Trang 29hoà nghị viện được xác lập Đó là sự hình thành và tồn tạicủa nền cộng hoà thứ nhất.
II NHÀ NUGC SAU CÁCH MẠNG TƯ SAN TO
lực nhà nước tập trung vào Ủy ban đốc chính gồm 5 người.
Vì vậy, thời kì này được gọi là thời kì Đốc chính Cụ thể,theo Hiến pháp 1795, quốc hội gồm hai viện:
Hạ nghị viện (hay còn được gọi là hội đồng 500 người)
có quyền đưa ra và thảo luận dự luật, nhưng không có quyềnbiểu quyết thông qua
Thượng nghị viện (hay còn được gọi là Hội đồng trưởnglão) nắm quyền biểu quyết thông qua hoặc bác bỏ dự luật,nhưng không có quyền dự thảo điều luật
Ủy ban đốc chính do quốc hội bầu ra Ủy ban này nắmquyền cử hoặc cách chức các bộ trưởng mà không cần đếnquốc hội, tổng chỉ huy quân đội, quản lí các cơ quan nhànước ở địa phương
Trang 30Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân và lolắng sự phục hồi của thế lực phong kiến dòng họ Buốc bông,giai cấp tư sản muốn có một chính quyền mạnh mẽ theo kiểuđộc tài Crôm oen ở nước Anh Được sự hậu thuẫn của giaicấp tư sản, viên tướng trẻ Napôlêông Bonapáctơ làm cuộcchính biến ngày 9/11/1799 xoá bỏ chính quyền Đốc chính và
tự xưng là hoàng đế và lên nắm chính quyền, đồng thời banhành hiến pháp mới Hiến pháp 1799 quy định chế độ bầu cửphản dân chủ, tước đoạt quyền bầu cử của phần đông côngdân Theo hiến pháp mới vẫn có quốc hội (hai viện) Nhưng nóchỉ tồn tại một cách hình thức, bởi quy trình lập pháp như sau:các dự luật đều được soạn thảo bởi một hội đồng nhà nước,sau đó được thảo luận ở toà án tối cao và cuối cùng được thôngqua hoặc bác bỏ tại quốc hội Thực chất trong ba cơ quan này,
cơ quan đầu tiên thực tế là cơ quan làm luật, cơ quan thứ hai chỉ
có chức năng tranh luận, còn cơ quan thứ ba (quốc hội) chỉ làngười thừa hành sao cho khéo với chức năng được giao, hay nóicách khác là chỉ có chức năng thông qua dự luật Quyền hànhpháp nằm trong tay ba tổng tài, trong đó chỉ có đại tổng tài
có quyền quyết định, còn tổng tài thứ hai và tổng tài thứ bachỉ có quyền bàn bạc, tham gia ý kiến
Quyền lực nhà nước nằm trong tay đại tổng tài mà hiếnpháp chỉ đích danh là Napôlêông Bônapáctơ Theo hiến pháp,đại tổng tài có quyên thay thế và lãnh dao công việc của hộiđồng nhà nước, tức là có ảnh hưởng quyết định đối với việc lậppháp Đại tổng tài bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các bộ trưởng, các
sĩ quan quân đội, các chánh án toà hình sự và dân sự, các đạisứ, Napôlêông tuyên bố suốt đời là đại tổng tài (năm 1802),lập nên nền đế chế thứ nhất Chính quyền Napôlêông I làchính thể quân chủ lập hiến tư sản Nhưng trong đó, quyền lực
Trang 31tập trung vào hoàng đế Đó là chính quyền tư sản độc tàichuyên chế Chính quyền Napôlêông I tiến hành cuộc chiếntranh nhằm giành quyền bá chủ Châu Âu Đến năm 1812 đếquốc Napôlêông I đã chiếm được nhiều vùng ở lục địa Châu
Âu với số dân gần bằng một nửa dân số lục địa này Khi mở
cuộc chiến tranh xâm lược sang nước Nga, Napôlêông I bịthảm bai trong trận Bôrôđinô nổi tiếng (8/1812) Sau đó quânđội Pháp bị truy đuổi đến tận sào huyệt Cuối cùng lực lượngquân đồng minh Châu Âu đánh bại hoàn toàn Napôlêông I tạitrận Oatéclô (6/1815) Đế chế Napôlêông I sụp đổ
Trong quá trình lực lượng quân đồng minh phong kiến
Châu Âu tiến vào Pháp, thế lực phong kiến Buốc bông đã
theo chân họ về nước, lập lại vương triều Nhưng mọi mặt ởPháp lúc này đã khác xưa nên quyền lực của vương triềuBuốc bông phải chịu sự hạn chế của hiến pháp Cơ sở kinh tế
tư bản chủ nghĩa, kể cả chế độ ruộng đất mới được thực hiệntrong thời Gia cô banh, vẫn được duy trì mà không một thếlực nào có thể xoá bỏ được Cuộc đấu tranh của quần chúngnhân dân lao động và giai cấp tư sản chống thế lực phongkiến phục hồi mà đỉnh cao là cuộc cách mạng tháng 7/1830lật đổ hoàn toàn nền thống trị của dòng họ Buốc bông Thayvào đó là chính thể quân chủ lập hiến được thiết lập do LuyPhilíp làm vua, đại diện cho lợi ích của bộ phận đại tư sảnngân hàng là dòng dõi quý tộc.
2 Cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1848 và sự thiết lậpnền cộng hoà thứ II (1848 - 1852)
Chính quyền quân chủ lập hiến trên chưa phải là chínhquyền của giai cấp tư sản mà mới ở trong tay một nhóm nhỏđại tư sản tài chính nên mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản nói
Trang 32chung với bộ phận tư sản cầm quyền là không thể tránh khỏi
và sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng dân chủ tư sản Hơn nữa,các tầng lớp nhân dân ngày càng bất mãn với những chínhsách phản động của chính quyền quân chủ lập hiến
Tháng 2/1848 cuộc khởi nghĩa vũ trang của lực lượngcách mạng bùng nổ, lật đổ chính thể quân chủ lập hiến.Ngày 25 tháng 2, nền cộng hoà thứ hai được tuyên bốthành lập, đó là nền cộng hoà tư sản Ban đầu chính quyền tưsản phải thi hành một số chính sách tiến bộ Quyền bầu cử chonam giới từ 21 tuổi được thực hiện Quyền tự do hội họp và lậphội được ban hành Ngày 4 tháng 5, quốc hội lập hiến đượcthành lập và họp khai mạc Quốc hội lập hiến cử ra một uỷban hành pháp (tức chính phủ) Đồng thời, quốc hội lập hiếnthông qua bản hiến pháp của nền cộng hoà thứ hai
Hiến pháp công nhận quyền phổ thông đầu phiếu củanam giới đã được tuyên bố trong cuộc cách mạng tháng Hai,nhưng đặt thêm điều kiện cử tri phải cư trú thường xuyênmột nơi ít nhất là 6 tháng
Dựa vào thuyết phân chia các quyền, hiến pháp trao choquốc hội quyền lập pháp Giai cấp tư sản ngại thượng việnxưa nay vẫn thuộc phái bảo hoàng nên hiến pháp quyết địnhquốc hội chỉ có một viện
Tổng thống (lần đầu tiên có trong cơ cấu của nhà nước tưsản Pháp) là người nắm quyền hành pháp Theo hiến pháp,tổng thống cũng do phổ thông đầu phiếu bầu ra Điều đó tạo
ra cho tổng thống có vị trí, vai trò rất lớn, là người được nhândân lựa chọn như quốc hội vậy, hình thành sự đối trọngquyền lực giữa quốc hội và tổng thống Tổng thống có quyềnhành lớn: bổ nhiệm hoặc bãi chức các bộ trưởng, các sĩ quan
Trang 33cao cấp, các quan chức địa phương, ân xá,v.v Tổng thống
có nhiệm kì 4 năm và không có quyền tái cử
Cuộc bầu cử ngày 10/12/1848 đưa Luy Bôna páctơ lênlàm tổng thống, thiết lập quyền thống trị của tầng lớp đại tưsản có xu hướng bảo hoàng, tập hợp trong đảng Trật tự Tiếp
đó là cuộc bầu cử quốc hội ngày 29/5/1849, đảng Trật tự giànhđược đa số trong quốc hội Tầng lớp tư sản cộng hoà dần dần
bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị Chính quyền đại tư sản tăngcường dan áp phong trào đấu tranh của quần chúng, thi hànhhàng loạt các chính sách phản động Mâu thuẫn trong nội bộtập đoàn thống trị, giữa tổng thống với quốc hội (da số là dangTrật tự) Đảng Trật tự thấy không cần đến vai trò của LuyBônapáctơ Còn Luy Bônapáctơ muốn xây dựng chính quyềnđộc tài cá nhân Lợi dụng sự bất đồng giữa các phe pháitrong nội bộ đảng Trật tự, Luy bôna páctơ từng bước loại danđối thủ ra khỏi các chức vụ quan trọng của nhà nước, hạn chếquyền lực của nghị viện và cuối cùng ngày 2/12/1851 làmcuộc chính biến thắng lợi Ngày 14/1/1852 hiến pháp mớiđược ban hành, quyền lực nhà nước tập trung vào tổng thốngvới nhiệm kì 10 năm, thượng viện được phục hồi
3 Dé chế thứ II (1852 - 1870)
Ngày 2/12/1852 Luy bôna páctơ lên ngôi hoàng đế, lấydanh hiệu là Napôlêông III Nền cộng hoà thứ II sụp đổ, đếchế thứ H được xác lập
Chính quyền Napôlêông III là chính thé quân chủ tư sản,trong đó quyền lực nhà nước được tập trung vào tay hoàng
đế Đó là nên chuyên chính của tư sản ngân hàng cấu kết với
tư sản công nghiệp Chế độ Bônapáctơ thủ tiêu mọi quyền tự
Trang 34do dân chủ đã ban hành trong thời kì cách mạng 1848, truy
nã gắt gao những người cộng hoà Bộ máy quan liêu và cảnhsát được tăng cường đến mức chưa từng thấy
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp ngày càng pháttriển Pháp trở thành một trong những nước có nền kinh tếphát triển nhất Vì vậy, đế quốc Napôlêông III càng đẩymạnh chính sách bành trướng thuộc địa Chúng tiếp tục mởrộng chiến tranh xâm lược Angiêri Đế quốc Pháp cấu kết vớiAnh, MI, nhiều lần tấn công Trung Quốc, buộc triều đình
Mãn Thanh phải kí những điều ước không bình dang Từ
cuối những năm 50 của thế kỉ XIX, thực dân Pháp bắt đầu nổsúng xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương
Trong những năm 60 của thế kỉ XIX, thái độ bất mãn củanhiều tầng lớp tư sản và các phong trào đấu tranh của quầnchúng làm cho chính quyền đế chế lâm vào khủng hoảng.Napôlêông III phải ban hành một số cải cách như bỏ một vaiđiều hạn chế tự do hội họp và tự do báo chí, mở rộng phần nàoquyền hạn của viện lập pháp (hạ nghị viện) và viện nguyên lão(thượng nghị viện) Nhưng một số cải cách nhỏ giọt đó cũngkhông thay đổi được tình thế Trong cuộc bầu cử viện lập phápnăm 1869, phe cộng hoà đối lập đã chiếm được 3,3 triệu phiếubầu trong tổng số 7 triệu Cuối cùng, năm 1870 sau khi bịthảm bại trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, chính quyền đế chế
II bị sụp đổ Nền cộng hoà thứ IIT được xác lập
4 Nền cộng hoà thứ ba (từ 1870)
Sau khi công xã Pari 1871 thất bại, chính quyền cộng hoà
(1) Nền cộng hoà thứ ba tồn tại đến năm 1940, khi phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp Vì vậy, nền cộng hoà thứ ba được tiếp tục trình bày ở chương sau.
Trang 35tư sản thi hành chính sách khủng bố tàn khốc các chiến sĩcủa công xã và mọi phong trào đấu tranh của quần chúng.Tuy là chính thể cộng hoà nghị viện, nhà nước tư sảnPháp ngày càng đi vào con đường độc tài và phản động Từcuối thé ki XIX, cũng như các nước tư bản khác, chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh của Pháp chuyển sang giai đoạn chủnghĩa tư bản độc quyền
Nhìn chung lại, từ sau cuộc cách mạng tư sản, các cuộcđấu tranh giữa quần chúng nhân dân và tầng lớp tư sản tiến
bộ với các thế lực đại tư sản phản động và thế lực phong kiến
cũ vẫn không kém phần quyết liệt Trong cuộc đấu tranh đó,
về mặt chính trị xoay quanh vấn đề xác lập chính thể cộnghoà hay quân chủ lập hiến Nhìn chung, do sự đấu tranhmạnh mẽ và bền bi của quần chúng cách mạng, xu hướngcộng hoà đã thắng thế Nền cộng hoà tư sản đó là chính thểcộng hoà nghị viện
Trong quá trình đó, giai cấp tư sản ngày càng mất dần vaitrò tiến bộ của nó Chính quyền tư sản ngày càng thể hiệntính phản động
D NHÀ NƯỚC QUẦN CHỦ NGHỊ VIỆN NHẬT BẢN
Trong khi cả phương Đông còn chìm ngập trong đêmtrường trung cổ thì cùng với các nước phương Tây, Nhật Bản
đã làm cuộc cách mạng tư sản thắng lợi Cuộc cách mạng tưsản Nhật diễn ra dưới hìn thức một cuộc duy tân đất nước,tiếp thu ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản phươngTây Cuộc cách mạng tư sản ở Nhật không triệt để Nhà nước
- thành quả chính trị của cuộc cách mạng đó, là chính thểquân chủ nghị viện
Trang 36I CÁCH MẠNG TU SAN VÀ SỰHÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC TƯSẢN NHẬT BẢN
thuẫn giữa Nhật nguy cơ xâm lược của thực dân Âu - Mi đốivới Nhật Bản Để giải quyết những mâu thuẫn đó, không còncon đường nào khác là phải làm cuộc cách mạng tư sản
So với các nước tư bản phương Tây, nên kinh tế tư bảnchủ nghĩa ở Nhật kém phát triển và giai cấp tư sản Nhật cònnon yếu Bởi vậy, cách mạng Nhật do tầng lớp quý tộc tư sảnhoá lãnh đạo
Từ giữa thế kỉ XVIII, các cuộc khởi nghĩa của nông dân
và thị dân phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, chống lại chế độMạc Phủ Ngoài nông dân, thị dân, tư sản, còn có phe phongkiến đối lập với Mạc Phủ Đó là những lãnh chúa không cóquyền lực, những người thuộc tầng lớp võ sĩ có quan hệ chặtchế với thị trường và hoạt động kinh doanh công thươngnghiệp (phong kiến tư sản hoá) muốn tiến hành cách mạnglật đổ Mạc Phủ
Phe phong kiến đối lập với Mạc Phủ được hình thành ởphía Nam Nhật Bản Đây là vùng tương đối biệt lập với chính
Trang 37quyền trung ương và có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa pháttriển Năm 1867 Muhuhitô lên ngôi thiên hoàng, lấy hiệu làMaygi (Minh Trị) Cuối năm ấy đại biểu của liên minh chốngMạc Phủ đòi trả lại cho vua mọi quyền hành mà các tướngquân đã chiếm giữ trong nhiều thế ki qua Trước sức mạnh củacác lực lượng cách mạng, chính quyền Mạc Phủ phải chấpnhận yêu cầu này, nhưng lại chuẩn bị lực lượng vũ trang đểchống lại Cuối cùng, Mạc Phủ cùng các thế lực ủng hộ đãnhanh chóng bị thất bại và bị xoá bỏ Ngày 3/1/1868 chínhquyền mới của thiên hoàng được thành lập.
Cuộc cách mạng 1868 là cách mạng tư sản Bởi vì nó mởđường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và thắng lợi ởNhật Bản Mục tiêu giành chính quyền của phe cách mạng
đã đạt được Đó là chính thể quân chủ tư sản
Sau khi giành được chính quyền, bước tiếp theo của cáchmạng là thực hiện cải cách, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển
2 Duy tân đất nước
Ngày 4/6/1868, thiên hoàng Maygi long trọng tuyên bốcai trị theo ý nguyện của dân và đề ra cương lĩnh hành độnggồm mấy điểm sau:
- Tổ chức quốc hội
- Tất cả mọi người đều hành động vì quyền lợi của dântộc Khong phân biệt quan, dan, ai cũng có thể thực hiệnnguyện vọng và phát triển tài năng của mình Xoá bỏ các tục
lệ xấu, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
- Học tập nước ngoài để xây dựng đất nước
Trên thực tế, cương lĩnh đó tuy không được thực hiện đầy
đủ, song là cơ sở tiến hành các cuộc cải cách tư sản mà trong
Trang 38lịch sử gọi là cuộc duy tân Maygi (Minh trị duy tân) Cáccuộc cải cách bao gồm:
sự và Bộ luật tố tụng hình sự theo mẫu Tây Âu Năm 1885,
nội các (chính phủ) được thành lập, điều xưa nay chưa từng
có trong thực tiễn hành pháp Nhật Bản
Các phiên quốc hội bị xoá bỏ, các lãnh chúa phong kiếntrở thành các quan tổng trấn ở địa phương Cả nước đượcchia thành các quận, huyện và thành phố
Quân đội của các tầng lớp vương công bị giải tán Quânđội thường trực của thiên hoàng được thành lập, trên cơ sởchế độ nghĩa vụ quân sự được quy định trong sắc lệnh vềnghĩa vụ quân sự toàn dân do thiên hoàng ban hành năm
1872 Quân đội được tổ chức theo mô hình của Châu Âu,
nhưng tư tưởng vẫn theo cơ sở đạo đức của võ sĩ, tầng lớp trởthành sĩ quan nòng cốt trong quân đội thiên hoàng
Cải cách về xã hội
Thực hiện chế độ giáo dục thống nhất và bắt buộc đượcthực hiện Lối học "tầm chương trích cú” bị phê phán Phươngchâm giáo dục theo khẩu hiệu "khoa học phương Tây và đạođức phương Đông”
Cải cách về kinh tế
Trang 39Thống nhất thuế quan, tiền lệ, xây dựng đường sắt, nhằmthống nhất thị trường trong cả nước Công thương nghiệpđược khuyến khích phát triển Nhưng chế độ tư hữu phongkiến về ruộng đất hầu như không bị đụng chạm tới Yêu cầu
cơ bản của nông dân về ruộng đất không được giải quyết Vìvậy, cuộc cách mạng tư sản ở Nhật mang tính chất khôngtriệt để Đó là cách mạng do quý tộc mới lãnh đạo
Cải cách về chính sách đối ngoại
Để thoát khỏi nạn ngoại xâm, chính phủ thiên hoàng họctập, mở rộng giao thiệp với phương Tây nhằm nâng cao dần
vị trí của Nhật trên trường quốc tế và phát triển đất nước
II HIẾN PHÁP 1889 VA TỔ CHỨC BỘ MAY NHÀ
NƯỚC NHẬT
Do phong trào đấu tranh của quần chúng và các lực lượngdân chủ, ngày 11/2/1889, chính quyền thiên hoàng phải banhành hiến pháp Trước đó, từ năm 1882 một phái đoàn chínhquyền Nhật Bản đã đi khảo sát hiến pháp ở các nước Châu
Âu Hiến pháp 1889 của Nhật được xây dựng theo hình mẫucủa Hiến pháp Phổ Đây là bản hiến pháp tư sản đầu tiên ởNhat.”
1 Thién hoang
Hiến pháp khang định: “Thiên hoàng muôn đời thống tridai đế quốc Nhật Bản", "Thiên hoàng là than thánh bất khaxâm phạm" Theo hiến pháp, thiên hoàng có quyền hạn rất lớn:
- Triệu tập hoặc giải tán quốc hội
(1) Hiến pháp 1889 có hiệu lực đến khi ban hành Hiến pháp mới năm 1946.
Trang 40- Ban bố hoặc đình chỉ thi hành các đạo luật của quốc hội.
- Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng
- Tổng tư lệnh quân đội
- Tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc đình chiến, tuyên
bố lệnh giới nghiêm
- Thưởng huân chương, ban lệnh đại xá
2 Quốc hội
La cơ quan lập pháp gồm hai viện:
- Viện quý tộc (thượng nghị viện) do thiên hoàng lựachọn từ những người trong hoàng tộc, quý tộc, những ngườiđóng thuế nhiều nhất, những người có công lao đặc biệt vớinhà nước
- Viện dân biểu (hạ nghị viện)
Quyền hạn của viện dân biểu tương đương với quyền củaviện nguyên lão, trừ quyền thảo luận và thông qua ngân sáchnhà nước Viện dân biểu có thể bị thiên hoàng giải tán
Viện dân biểu có nhiệm kì 4 năm, do cử tri bầu ra Cử tri
là nam từ 25 tuổi, mỗi năm đóng thuế 15 yên và cư trú ở mộtnơi được trên một năm rưỡi Những điều kiện này đã loại bỏphần lớn công dân ra khỏi danh sách cử tri Trong tổng số 43triệu dân thời bấy giờ, chỉ có 46 vạn cử tri (chiếm hơn 1%)
3 Nội các (chính phủ)
Đứng đầu là thủ tướng, là cơ quan hành pháp Các thànhviên nội các không chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà phảichịu trách nhiệm trước thiên hoàng
Đặc biệt trong bộ máy nhà nước, Bộ lục quân và Bộ hải