1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Cải Cách Bộ Máy Nhà Nước Và Pháp Luật Dưới Thời Trị Vì Của Vua Lê Thánh Tông (Nhà Hậu Lê)
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Thể loại Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 320,75 KB

Nội dung

Bài tiểu luận này cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính sách cải cách bộ máy nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, giai đoạn Nhà Hậu Lê. Tài liệu phân tích quá trình hình thành và phát triển bộ luật Hồng Đức, đồng thời đánh giá những cải cách hành chính và pháp lý tiên tiến đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra những bài học quan trọng từ quá trình cải cách để vận dụng vào cải cách hành chính nhà nước hiện đại. Tài liệu này hữu ích cho sinh viên, nhà nghiên cứu, và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử pháp luật Việt Nam.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KHOA HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Hà Nội - 2021Chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới

thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông (Nhà Hậu Lê)

Trang 2

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Trang 3

MỤC LỤCCHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA BÀI TIỂU LUẬN ……….9 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC………9

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách cải cách bộmáy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông…… 9

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI……….10 1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUVÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA BÀI TIỂULUẬN

……….11

1.3.1 Đánh giá chung……….11 1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của bài tiểu luận… 12

Kết luận chương I………13CHƯƠNG II: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH BỘMÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT DƯỚI THỜI TRỊ VÌ CỦA VUA LÊTHÁNH TÔNG……….14

2.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT DƯỚI THỜI TRỊ VÌ CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG……… …….14

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và nội dung về cải cách bộ máy hành chính……14 2.1.2 Hoàn cảnh lịch sử và nội dung về pháp luật dưới thời trị vì của vua LêThánh Tông……… …24

KẾT LUẬN……… ……… 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….32

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Luật pháp là hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển và triển vọng và do đó, những nguyên nhân xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân xuất hiện pháp luật Kinh tế phát triển đến một mức nào đó thì nảy sinh các giai cấp và lúc đó, Nhà nước ra đời; luật pháp xuất hiện lúc Nhà nước ra đời và dựa trên cơ sở chữ viết Có thời kỳ chưa có pháp luật và pháp luật ra đời là bước quá độ chuyển từ công xã nguyên thủy sang trạng thái nhà nước Pháp luật là chuẩn mực của con người, được hình thành từ các tập tục, tập

quán pháp và án lệ Tập quán pháp là một nguyên tắc mang tính xã hội là

chỉnh thể, xã hội có tồn tại, duy trì hợp lý Pháp luật chính là quy tắc xử sự, quy tắc hành xử của xã hội do Nhà nước ban hành, có tính bắt buộc và tính

quy phạm cao Trước khi pháp luật ban hành, nhân dân theo tập tục địa

phương Thời kỳ công xã nguyên thủy, luật pháp chưa có và con người sống với nhau bình đẳng; ứng xử con người – con người mang tính đạo đức và tôn giáo Nhà nước ra đời đề ra quy tắc mới, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố trật tự xã hội phù hợp với lợi ích, địa vị thống trị của nó Nhà nướcvà pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó ra đờicùng với Nhà nước và không tách rời khỏi Nhà nước; pháp luật là công cụthể hiện quyền lực của Nhà nước Nhà nước cũng như pháp luật đó là sảnphẩm, bộ phận của thượng tầng kiến trúc do phương thức sản xuất quy định.Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiều nhà nước – pháp luậttương đương Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trongnhững khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là mộttrong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúanước, cùng với đó là sự phát triển về văn hóa, chính trị, xã hội… trong đónổi bật nhất là về hệ thống nhà nước và pháp luật mang những nét đặc trưngphát triển tịnh tiến cùng với những quốc gia á đông khác Hệ thống pháp luậtvà nhà nước đạt đến sự vẹn toàn và đầy đủ nhất là dưới thời Hậu Lê, đặc biệtlà chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vuaLê Thánh Tông Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài này

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, giá trị của chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông và thực trạng vận dụng vào Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -2030 và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam Bài tiểu luận chỉ những hạn chế, bất cập của chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, từ đó bài tiểu luận này đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục vận dụng chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông trong việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 -2030 và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên , bài tiểu luận có những nhiệm vụ sau: - Nghiêncứu chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì củavua Lê Thánh Tông từ đó chỉ ra các giá trị vận dụng trong việc thực hiệnChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam

- Phân tích, đánh giá chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông

- Phân tích, rút ra bài học từ chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Bài tiểu luận nghiên cứu đề tài này dưới góc độ môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam Vì vậy, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu chỉ rõ giá trị trong nội dungchính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Trên cơ sở đó xác định rõ các yêu cầu và rút ra những bài học về chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vuaLê Thánh Tông

3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về không gian nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông ( từ năm 1460 -1497 ) trong phạm vi không gian là ở Việt Nam

* Về thời gian nghiên cứu:

Trang 6

- Đề tài tập trung vào chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông cụ thể như sau:

+ Bài tiểu luận nghiên cứu về chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông từ khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi đến quyết định mở đầu là dụ “Hiệu định quan chế” ban bố năm 1471 sau 11 năm lên ngôi Bên cạnh đó năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức)

4 Những đóng góp về khoa học từ bài tiểu luận

Bài tiểu luận xác định được tiền đề của chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông; xây dựng được khái niệm về bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông.Trên cơ sở đó đánh giá được giá trị của chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài tiểu luận

5.1 Ý nghĩa khoa học

Bài tiểu luận góp phần làm phong phú thêm kho tàng của môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam thông qua nghiên cứu về chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận góp phần xây dựng cơ sở lý luận và đặt nền tảng khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước và pháp luật ở Việt Nam

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Bài tiểu luận làm rõ vai trò và tầm quan trọng của chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông là một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều các quốc gia trên thế giới thời kỳ đó Đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền mạnh, quyền lực trong nước thuộc về nhà vua Vua có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội Vua là biểu tượng của uy quyền tối thượng và toàn năng đối với các thần dân Nhà nước được tổ chức thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương

6 Kết cấu của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của bài tiểu luận gồm 2 chương, 11 tiết

Trang 7

CHƯƠNG ITỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN

NGHIÊN CỨU CỦA BÀI TIỂU LUẬN

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông *Đề tài khoa học, các công trình sách:

- Đề tài nghiên cứu cấp trường: “Giá trị kế thừa về nhà nước và pháp luật

dưới triều vua Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyềnở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế Trong nội dung nghiên cứu,đề tài đã chỉ ra những giá trị kế thừa của tư tưởng Lê Thánh Tông về pháp luậttrong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, và giá trị đó là chính sách cảicách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông.Các tác giả đánh giá nội dung là mang lại giá trị nhân văn, tiến bộ của Quốctriều Hình luật

- “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam ( Từ nguồn gốc đến trước Cách mạng tháng Tám 1945)” của tác giả Vũ Thị Phụng Khẳng định giá trị tiến bộ của Quốc triều Hình luật

Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay, trong xu hướng đầu tư đúng mức cho họat động nghiên cứu cổ luật Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung và giá trị của cổ luật tiếp tục được xuất bản thành sách Đáng chú ý có các tác phẩm liên quan trực tiếp đến đề tài bài tiểu luận:

+ “Quốc triều Hình luật – Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị” của Lê Thị Sơn đã tập trung phân tích lịch sử hình thành của bộ Quốc triều Hình luật, khái quát các nội dung của Quốc triều hình luật Đặc biệt chú trọng phân tích các giá trị tiến bộ, các nét đặc sắc của Quốc triều Hình luật được thể hiện trongcác quy định của bộ luật này về chính sách pháp luật dưới thời trị vì của vuaLê Thánh Tông Nội dung các bài nghiên cứu đã nêu bật giá trị pháp lý và tínhnhân văn của chính sách pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Các tác phẩm của tác giả nước ngoài liên quan đến đề tài bài tiểu luận chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu nội dung, giá trị các chế định pháp luật về chínhsách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê ThánhTông Vì vậy, trong tình hình nghiên cứu nước ngoài em chỉ chủ yếu liệt kê vàphân tích nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách cải cáchbộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông sátnhất

- Văn bản cổ xưa đầu tiên đầy đủ về bộ Quốc triều Hình luật được Claude E.Maitre tìm thấy tại Huế vào năm 1978 Claude Maitre, lúc đó là giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ Trong công trình này Claude E.Maitre đã dịch thuật Quốc triều Hình luật và bình luận một số nội dung liên quan đến hôn

Trang 8

nhân và thừa kế trong Quốc triều Hình luật Claude E.Maitre đã đi đến kết luận rằng, nhà Lê sau khi giành được nền độc lập chính trị từ Trung Hoa đã cắt đứt mọi ràng buộc về tinh thần pháp lý với nền văn minh Trung Hoa Vì vậy, trong Quốc triều Hình luật các chế định về thừa kế mặc dù mô phỏng pháp luật nhà Đường nhưng vẫn có nhiều điểm dị biệt, đặc biệt là quy định về hương hỏa Văn bản do Claude Maitre nghiên cứu về Bộ luật này là một trong số những thư tịch cổ đại vẫn đang được tàng trữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm(Hà Nội )

- Cổ luật thừa kế Việt Nam còn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả Nhật Bản, nổi bật là các tác phẩm của học giả Yamamoto Tatsuro Đầu tiên phải kể đến tác phẩm “ Shina Kazoku Kenkyu” của tác giả Nhật BảnMakino Tatsumi là nền tảng để tác giả Yamamoto Tatsuro thu thập, đưa vào các tác phẩm nghiên cứu cổ luật nhà Lê đối sánh với cổ luật Trung Hoa về chế định gia đình và thừa kế Tác giả đã nghiên cứu tương đối toàn diện chế định thừa kế trong các tác phẩm: “Annam reicho no koninho” xuất bản năm 1938, “Annam no fudosan bai monjo” xuất bản năm 1940 và “Koku chokeiritsu ni miere henshaku” xuất bản năm 1984 Các tác phẩm cung cấp nhiều tư liệu cho việc nghiên cứu lĩnh vực thừa kế trong xã hội phong kiến Việt Nam Trong các tác phẩm này, tác giả đã chứng minh chế độ hôn sản trong Quốc triều Hình luật là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, trong đó người vợ có kỷ phần riêng và có quyền hưởng thừa kế

- Công trình nghiên cứu “ Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII” của Yu Insun Đây là công trình bằng tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc của một giáo sư người Hàn Quốc nghiên cứu xã hội truyền thống Việt Nam Công trình đề cập chủ yếu đến lĩnh vực đời sống pháp luật dân sự dưới thời Lê và là tài liệu có giá trị trong việc nghiên cứu pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Đánh giá về một khía cạnh trong bộ luật Hồng Đức, sử gia Hàn Quốc

Yu Insun viết: "luật về quyền thừa kế gia tài và chế độ hương hỏa ở bộ Luậtnhà Lê là đặc thù cho xã hội Việt Nam Theo quy định, 1/20 tài sản thờ cúngtổ tiên, phần còn lại chia đều cho các con, bất kể trai, gái (17; 93-94)"

1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA BÀITIỂU LUẬN

1.3.1 Đánh giá chung

- Một số kết quả đạt được trong nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông có thể khái quát ở một số nội dung sau:

+ Về mặt lý luận:

- Nghiên cứu, đánh giá những giá trị tiến bộ của chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Trong hầu hết các công trình nghiên cứu với những căn cứ thuyết phục, các tác giả tập trung chỉ ra những điểm dị biệt giữa Quốc triều Hình luật với cổ luật Trung Hoa cùng thời kỳ

Trang 9

+ Về mặt thực tiễn:

- Đánh giá giá trị pháp luật thời kỳ vua Lê Thánh Tông góp phần hoàn thiện pháp luật hiện hành Nhiều công trình đã đào sâu về nội dung của cổ luật nhà Lê, đánh giá những giá trị và gợi mở trong quá trình hoàn thiện pháp luật Đây là những tư liệu có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn góp phần vận dụng trong hoàn thiện pháp luật, cải cách bộ máy hành chính hiện hành

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của bài tiểu luận

Với tổng quan công trình khoa học của các tác giả trong nước và nướcngoài như trên, có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cả về phương diện lýluận và thực tiễn

* Về phương diện lý luận

Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật và bộ máy nhà nước dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Trong nội dung này, bài tiểu luận tập trung giải quyết được những vấn đề : quan niệm về pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông; các cơ sở tiền đề cho sự hình thành Bộ luật Hồng Đức và tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông

* Về phương diện thực tiễn:

Một là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng quá trình tìm hiểu chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Bài tiểu luận đánh giá quá trình vận dụng chính sách cải cách bộ máynhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông đã đạtđược những thành tựu gì và đánh giá cả những bất cập, hạn chế

Kết luận Chương I

Qua sự tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông đã đượccác nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập tương đối đầy đủ Song, Nếu đặt đặt cácvấn đề đó một cách lôgíc , hệ thống trong một tên đề tài: “chính sách cải cáchbộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông”, thì cóthể nhận thấy các công trình nghiên cứu phần nhiều chỉ mang tính cắt xén,hoặc chỉ nghiên cứu khái quát về chính sách cải cách bộ máy nhà nước vàpháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông Chưa có công trình nàonghiên cứu sâu sắc về chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dướithời trị vì của vua Lê Thánh Tông Đáng lưu ý là, nghiên cứu về chính sách cảicách bộ máy nhà nước và pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tôngdưới phương diện vận dụng các giá trị vào việc hoàn thiện pháp luật và tổchức bộ máy nhà nước hiện nay của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.Có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiêncứu một cách toàn diện, có hệ thống về chính sách cải cách bộ máy nhà nướcvà pháp luật dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông cũng như đánh giá đượcthành tựu tiến bộ và yếu tố vận dụng trong hoàn thiện pháp luật và tổ chức bộ

Trang 10

máy nhà nước hiện đại chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình vận dụngcác giá trị Hơn nữa, đặt vấn đề xây dựng bộ máy hành chính nhà nước vàpháp luật trong bối cảnh vẫn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống để xâydựng nền văn hóa pháp lý, bộ máy hành chính năng động, hiệu quả Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì đây là vấn đề càng cấp thiết Đó cũng là lýdo em chọn đề tài “chính sách cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật dướithời trị vì của vua Lê Thánh Tông” làm bài tiểu luận.

CHƯƠNG II: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH CẢI CÁCHBỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT DƯỚI THỜI TRỊ VÌ CỦA

VUA LÊ THÁNH TÔNG2.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH CẢICÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT DƯỚI THỜI TRỊ VÌCỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và nội dung về cải cách bộ máy hành chính:* Hoàn cảnh lịch sử về cải cách bộ máy hành chính:

Lên ngôi năm 1460, Vua Lê Thánh Tông thừa hưởng một “di sản” là quyềnlực của nhà vua bị đe dọa bởi các công thần của thời kỳ chống quân Minh nhưLê Sát, Lê Ngân, Lê Thụ, Lê Soạn Tiếp theo phải kể đến sự tha hóa của độingũ quan lại trong bộ máy từ trung ương đến địa phương Tình trạng hưởngthụ, cậy thế, cậy quyền, tham nhũng, hối lộ, vu cáo, sát hại lẫn nhau là tươngđối phổ biến Kết quả là bộ máy hành chính vốn là các cơ quan phải giúp nhàvua cai quản đất nước trên các lĩnh vực tương ứng hoạt động yếu kém

Thấy được những điểm yếu này, Vua Lê Thánh Tông đã đi đến quyết địnhphải thay đổi, phải cải cách mà mở đầu là dụ “Hiệu định quan chế” ban bốnăm 1471 sau 11 năm lên ngôi Yêu cầu thay đổi, cải cách này của Vua LêThánh Tông được ông duy trì trong suốt 37 năm trị vì, bởi thay đổi không thểngay một lúc có thể làm được, mà phải có lộ trình, có từng bước đi thích hợp.Bài học này vận vào thời nay vẫn nguyên giá trị Sự cần thiết phải cải cáchbộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng đã được Đảng tachỉ rõ từ nhiều năm nay và về mặt nhà nước đã được Chính phủ tổ chức thựchiện, nhất là trong việc triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chínhnhà nước giai đoạn 2021 – 2030

* Nội dung về cải cách bộ máy hành chính

Trang 11

Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497) diễn ratrong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng, bộmáy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt Sau chiến tranh, bộ máyhành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ chức lỏng lẻo, khôngthống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả Để nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, ông đã kiên quyết thực hiệnCuộc cải cách hành chính, coi đó là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triểnvà thực hiện các cải cách khác.

Đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền mạnh, quyền lựctrong nước thuộc về nhà vua Vua có quyền tối cao trong việc quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước Vua nắm trong tay quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội Vua là biểu tượng của uyquyền tối thượng và toàn năng đối với các thần dân Nhà nước được tổ chứcthành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương Trong bộ máyấy vai trò của nhà nước trung ương rất lớn, có sức chi phối mạnh mẽ tới bộmáy chính quyền ở các địa phương Vua Lê Thánh Tông đã chú trọng xâydựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ thành mộtguồng máy vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương Trong hệthống bộ máy hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quanđược phân định cụ thể, không có hiện tượng dẫm đạp lên chức năng, nhiệmvụ của nhau, không có hiện tượng có tổ chức mà không có chức năng, nhiệmvụ rõ ràng Quan tâm xây dựng đội ngũ quan lại hiền tài, trung thành với triềuchính, coi đó là yếu tố quan trọng nhất để Cuộc cải cách hành chính thànhcông Để có được đội ngũ quan lại như vậy, ông đã thực hiện nhiều biện phápkhác nhau, như chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; tuyển chọn, tiến cửquan lại; xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật kháchquan, công bằng; đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn bè phái, hối lộ,tham nhũng

Thực hiện nguyên tắc "trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chếlẫn nhau" trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Dưới triều vuaLê Thánh Tông, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ hỗ trợ, giám sát lẫn nhaugiữa các bộ, khoa, tự, giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấpdưới, trình tự, quy chế làm việc được phân định cụ thể, rành mạch Trong

Trang 12

"Hiệu định quan chế" năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã dụ rằng: mục đíchhoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là nhằm "trên dưới liên kết hiệpđồng", "quan to, quan nhỏ ràng buộc với nhau, chức trọng, chức khinh cùngkiềm chế lẫn nhau" Quan lại trong triều và các cấp hành chính hiệp đồng,kiềm chế lẫn nhau trong một tập thể liên đới trách nhiệm, đứng đầu là cáctrưởng quan trước nhà vua Nguyên tắc này dưới triều ông được thực hiện ởtất cả các cấp hành chính: triều đình trung ương, lục bộ, các cơ quan chuyêntrách và ở tất cả các cấp hành chính địa phương.

Thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi vànghĩa vụ tương xứng" Nguyên tắc này bắt nguồn từ thuyết "chính danh" củaNho gia Vật nào cũng vậy, cái "tên" phải xứng với cái "thực" của nó, chức vụluôn đi cùng với trách nhiệm, quyền lợi luôn đi cùng với nghĩa vụ.Chức vụ vàtrách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng là nguyên tắcđược vua Lê Thánh Tông rất coi trọng Ông đã vận dụng nguyên tắc này trongviệc tổ chức, điều hành bộ máy hành chính nhà nước, đặt ra các quy định cụthể về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với từng quan lại Mỗi chứcquan đều có quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể Ngoài chức tước, quan lại cònđược quy định theo phẩm hàm, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, mỗi phẩm hàmlại phân chia thành các trật chánh và tòng cụ thể Nếu nguyên tắc "chức vụ vàtrách nhiệm nghiêm minh" nhằm giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, ngăn tiếmquyền và lạm quyền thì nguyên tắc "quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng" là đểkhuyến khích, động viên quan lại Thực tế cho thấy, nếu quan lại nào làm tốtmột việc, thì sẽ được ban thưởng, ngược lại, sẽ bị phạt

Kết hợp "đức trị" và "pháp trị" trong quản lý nhà nước Nghệ thuật cai trịcủa vua Lê Thánh Tông là sự kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị Trongkhi coi "pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi đều phải tuântheo", thì đồng thời ông cũng nói: Người ta khác với loài cầm thú là vì có lễđể làm khuôn phép giữ gìn" Ông dùng pháp luật để bảo vệ thuần phong mỹtục và dùng thuần phong mỹ tục để đưa con người hướng về chữ nhân, chữnghĩa, biết phục tùng và sống theo pháp luật Dùng đức - hình kết hợp để trịnước, ông đã tìm thấy được hiệu quả trong phương thức cai trị "đức chủ -hình bổ" Ông yêu cầu đội ngũ quan lại phải "lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà

Ngày đăng: 17/09/2024, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w