1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thuyết trình cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh chủ đề lôi kéo khách hàng bất chính

18 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lôi kéo khách hàng bất chính
Tác giả Lại Thị Bình Minh, Nguyễn Hữu Minh Đức, Nguyễn Đức Mạnh, Lê Thị Hồng Thảo
Người hướng dẫn PTS. Pham Tri Hùng
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Cạnh Tranh
Thể loại Bài thuyết trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

CO SO PHAP LY Căn cứ vào khoản 5,6 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 “5, Lôi kéo khách hàng bắt chính bằng các hình thức sau đây: a Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn cho khách hàng về

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHi MINH

BAI THUYET TRINH CANH TRANH KHONG LANH MANH

TRONG KINH DOANH

Chủ đề: Lôi kéo khách hàng bât chính

GVHD: TS Pham Tri Hùng

Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023

Trang 2

DANH SACH NHOM

1 | Lại Thị Bình Minh 22360720167 2 | Nguyễn Hữu Minh Đức 22360720159

4 | Lê Thị Hồng Thảo 22360720175

Trang 3

LOI NOI DAU

Trong quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế

quốc tế ngày một sâu rộng ở Việt Nam thông qua việc ký kết, gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương Theo đó, cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra sôi động, phức tạp và gay gắt Để điều tiết nền kinh tế phát triển bền vững và hạn chế những bắt cập của cơ chế thị trường Việc xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế, trong đó có Luật Cạnh tranh nhằm điều chỉnh các hoạt

động kinh tế, kinh doanh ở nước ta là rất cần thiết

Luật Cạnh tranh hiện nay với vai trò là nguồn quan trọng nhất điều chỉnh các hành vi cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh, đã đóng góp rất quan trọng đối với việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế trên thương trường, tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp giữa các quan hệ cạnh tranh phức tạp với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, trong bối cảnh và xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, khu vực và thế giới như hiện nay, Luật Cạnh tranh đã bộc lộ một số hạn chế cần được sửa đổi, bố sung dé phu hop voi tình hình mới Trong tình hình đó, các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được thường xuyên cập nhật, từng bước phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Cụ thế, pháp luật về hành vi lôi kéo khách hàng bat chính được bố sung vào nhóm hành vị cạnh tranh không lành mạnh với các quy định biện pháp pháp lý phù hop và sự can thiệp kip để hạn chế thiệt hại có thê dẫn đến bởi các hành vi trái pháp luật Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, pháp luật về lôi kéo khách hàng bất chính cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, cần được xem xét và có hướng giải quyết phù hợp đề thực hiện tốt hơn chức năng bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình

Trang 4

MUC LUC

Il COSOPHAPLY 1.1 Cha thé

1.2 Hanh vi 1.3 Hau qua 1.4 Danh gia

2.1 Cha thé

2.2 Hanh vi 2.3 Hau qua 2.4 Danh gia 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5

2

I TRINH BAY KHÁI QUÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VẺ CAC HANH VI LOL

KEO KHACH HANG BAT CHINH 3

3 3 3

4

2 So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại 6

6 6 6

Trang 5

I CO SO PHAP LY Căn cứ vào khoản 5,6 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018

“5, Lôi kéo khách hàng bắt chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đên hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

b) 5o sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung

6 Ban hang hóa, cung ứng địch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh đoanh loại hàng hóa, địch vụ đó.”

Hiện nay, Luật cạnh tranh (LCT) 2018 không có khái niệm về hành vi lôi kéo khách hàng bắt chính (LKKHBC) nhưng từ quy định này, có thể thay hanh vi LKKHBC la hanh vi cua doanh nghiép truyén tai thông tin sai lệch, gian dối về mình nhằm tác động đến ý thức khách hàng của doanh nghiệp khác, từ đó lôi kéo khách hàng của đoanh nghiệp đó nhưng có bản chất không lành mạnh, gây thiệt hại hoặc có thê gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác Bản chất không lành mạnh của hành vi LKKHBC thê hiện ở chỗ hành vi đi ngược với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và những chuân mực tốt đẹp khác trong hoạt động kinh doanh Trong thực tế, có rất nhiều các hình thức lôi kéo khách hàng khác nhau, điển hình là hình thức quảng cáo Những hành vi quảng cáo không chỉ đơn thuần chứa đựng các thông tin gây nhằm lẫn cho khách hàng, mà còn bao hàm cả nội dung quảng cáo không trung thực, được doanh

nghiệp thực hiện một cách có chủ đích (hành động có ý) nhằm đánh lừa khách hàng,

lôi kéo họ thực hiện các giao dịch mà ở đó, khách hàng đã bị nhằm lẫn và phải tiếp nhận những thông tin và dữ liệu không chính xác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ Điền hình như quảng cáo của sản phâm mì khoai tây Omachi là những vắt mì chống nóng làm từ khoai tây và trứng khiến người xem lầm tưởng những sợi mì của Omachi được làm bởi trứng và khoai tây nguyên chất, nhưng đọc “mỏi mắt mới thấy trong vô số thành phần tạo nên mì Omachi thì khoai tây, trứng chỉ chiếm tý lệ cực nhỏ Hay những quảng cáo so sánh với các cụm từ như sản phẩm này là “tốt nhất”, “siêu bền”, “chưa từng có” làm cho khách hàng bị nhằm tưởng về thông tin của hàng hóa, địch vụ được quảng cáo và quyết định sử dụng hàng hóa, địch vụ của doanh nghiệp vi phạm thay vì sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, qua đó có thê gây thiệt hại cho những đoanh nghiệp khác Những hành vi quảng cáo trên đều có biểu hiện trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực khi truyền tải những thông tin không đúng sự thật đến khách hàng, khiến cho khách hàng thực hiện giao dịch mua -bán không có lợi cho mình, đồng thời cũng vi phạm các tập quán thương mại, những chuẩn mực kinh doanh được công nhận trên thị trường, tác động xấu đến các doanh nghiệp khác, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng Vì thế, cần có quy định pháp luật xứ lý những hành vi này để bảo vệ doanh nghiệp bị hại và quyền lợi của khách hàng

Trang 6

II TRÌNH BẢY KHÁI QUÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VẺ CÁC HÀNH VI LÔI KÉO KHÁCH HÀNG BÁT CHÍNH

1 Dua thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn cho khách hàng Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “Đa thông tin gian dối hoặc gây nhằm lần cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hut khách hàng của doanh nghiệp khác; ”

1.1 Chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp, tức là các tô chức, cá nhân kinh doanh

theo quy định tại khoản 1 Điều 2 LCT 2018 Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thê tự

mình thực hiện hành vi hoặc “thuê”chủ thể khác thực hiện hành vi LKKHBC Ví dụ: Doanh nghiệp mỹ phâm A đã phân công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp phát tờ rơi hoặc quảng bá sản phẩm có chứa đựng các thông tin “gian đối, gây nhằm lẫn đến khách hàng của doanh nghiệp mỹ phâm B khi khách hàng chuẩn bị vào cửa hàng để mua sản phẩm nhằm thu hút khách hàng của đối thủ là danh nghiệp B 1.2 Hanh vi

Su dung cong cụ thông tin đề thực hiện hành vi vi phạm Thông tin được SỬ dung dé truyén tai gom những thông tin gian dối, sây nhằm lẫn về doanh nghiệp, về hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ

Các loại thông tin được các chủ thé str dung đề thực hiện hành ví LKKHBC chủ yếu tác động tiêu cực đến khách hàng, chứ không hướng trực tiếp vào các đối thủ trên thị trường Khi khách hàng tiếp nhận được những thông tin được truyền tải có chủ ý của các doanh nghiệp, sẽ tạo cho khách hàng những nhận thức sai lệch về đoanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó Từ đó, những thông tin có định hướng nay tác động tới tâm lý, nhu cầu và quyết định mua hàng của những khách hàng của doanh nghiệp đối thủ cũng như các khách hàng tiềm năng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vi phạm, khách hàng sẽ thực hiện giao dịch với doanh nghiệp vị phạm trong khi những hàng hóa, dịch vụ này không phù hợp với mong muốn của khách hàng, dẫn đến các doanh nghiệp đối thủ bị mất khách, doanh số lẫn doanh thu đều giảm, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đối thủ Bên cạnh đó, các loại thông tin được truyền tải phải là những thông tin thuộc về chính doanh nghiệp thực hiện hành vi LKKHBC Đây là yếu tố đặc trưng phân biệt hành vị LKKHBC với các hành vị CTKLM khác có sử dụng thông tin làm công cụ thực hiện hành vị vị phạm

1.3 Hậu quả Hau qua cua hanh vi LKKHBC nay là thu hút khách hàng của Doanh nghiệp khác Mặc dù những thông tin được sử dụng là những thông tin hướng về doanh nghiệp thực hiện hành vi, thế nhưng đối tượng chịu hậu quả cuối cùng vẫn là các doanh nghiệp đối thủ của doanh nghiệp thực hiện hành vị vị phạm do bị hành vị LKKHBC tấn công trực tiếp, làm mất uy tín, bị suy giảm hoặc triệt tiêu các lợi thế cạnh tranh trong thị trường kinh doanh

Trang 7

1.4 Danh gia - Tinh minh bach:

là cung cấp thông tin nhầm lẫn, cũng không liệt kê các hành vi cung cấp thông tin gian dối, hành vi cung cấp thông tin gây nhằm lẫn Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh cũng không đề cập đến vấn để này Mặc đù cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn đều dẫn đến việc khách hàng có suy nghĩ sai khác về hàng hóa dịch vụ được cung cấp thông tin Tuy nhiên, cung cấp thông tin gian dối và cung cấp thông tin gây nhầm lẫn có sự khác nhau

+ Hành vi cung cấp thông tin gian dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin không chính xác Các thông tin này được chứng minh thông qua nội dung mà doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, đơn vị trung gian cung cấp với thực tế về hàng hóa, dịch vụ khách hàng mua, sử dụng hoặc do cơ quan có thâm quyên kiểm tra, thâm định, thông qua hồ sơ đăng ký về khuyến mại, quảng cáo

+ Hành vi cung cấp thông tin gây nhằm lẫn có thể được chia làm ba dạng sau đây:

(1) Cé tinh cung cấp thông tin nhằm lẫn, nghĩa là hành vi này mang tính không trung

thực Trong trường hợp này, hành vi có thể xem xét là hành ví cung cấp thông tin gian dối; (2) Cung cấp thông tin đúng sự thật nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến người tiếp nhận thông tin nhận thức sai lệch về sản phẩm Yếu tổ lỗi ở đây có thể là do vô ý: (3) Cũng có thể cung cấp thông tin đưới dạng bắt chước, dẫn đến người tiếp

nhận thông tin nhằm lẫn với sản phẩm khác Vì vậy, việc xác định thế nào là hành vi

cung cấp thông tin gian dối, thế nào là hành vi cung cấp thông tin gây nhằm lẫn có vai trò quan trọng trong quá trình điều tra, kết luận và xử lý hành vi lôi kéo khách hàng bắt chính

- — Tính hợp lý:

Đối với hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn, phạm vi thông tin được sử dụng là về “doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp” Cụm từ “doanh nghiệp cung cấp” thường được hiểu là các doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường Việc sử dụng cụm từ này dễ gây hiểu lầm rằng chỉ có người bán thực hiện hành vi này mới được xem là vị phạm quy định về cạnh tranh, trái lại thì nguoi

mua thực hiện hành vi vẫn là hợp pháp Quy định như vậy có thê làm “bỏ sót một số

hành ví LKKHBC bằng hình thức đưa thông gian dối hoặc gây nhằm lẫn mà người thực hiện lại là người mua Trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thu mua, vấn đề người mua đưa những thông tin sai lệch, không đầy đủ hoặc gây hiểu lầm như về giá cả mua hàng, số lượng mua làm cho người bán (doanh nghiệp cung cấp) tin rằng nếu bán hàng cho người này, họ sé co được lợi nhuận tốt hơn bán cho người khác, từ đó lôi kéo người bán chuyên sang cung cấp hàng hóa, địch vụ cho mình

Việc xác định được mục đích của hành vi trong thực tiễn có thể gặp nhiều khó khăn

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp thực hiện hành vi Vì khi bị xử

phạt về hành vi vi phạm pháp luật, các chủ thế thực hiện hành vi sẽ không đễ dàng

4

Trang 8

thừa nhận mình thực hiện hành vi cung cấp thông tin gian déi hodc gay nham lẫn cho khách hàng với mục đích lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác, mà các chủ thế này thường bao biện cho hành vi của mình Chưa kế đến, muốn kết luận một doanh nghiệp thực hiện hành vi LKKHBC nhăm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác cần có các băng chứng, số liệu cụ thê chứng minh cho mục đích của doanh nghiệp vi phạm Trong khi việc chứng mình mục đích của hành vị rất tôn kém về tiền bạc, thời gian và công sức đo không có quy định cụ thê hay một tiêu chuẩn nhất định để xác định yếu tố về mục đích thực hiện hành vi

Xuất phát từ nguyên nhân trên, việc xác định mục đích nhằm thu hút khách hàng của đoanh nghiệp khác nên được áp đụng theo nguyên tắc suy đoán mặc nhiên, theo đó doanh nghiệp được coI là có mục đích này khi đã hoàn thành việc thực hiện hành vị khách quan là đưa thông tin gian dối hoặc gây nhằm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc về hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch có liên quan đến hàng hóa, địch vụ của đoanh nghiệp cung cấp

1.5 Vụ việc thực tế - Vụ việc: Công ty Cô phần Sữa Việt Nam khiếu nại Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Đức Việt về việc sử dụng trái phép Nhãn hiệu Vinamilk đã được bảo hộ của Công ty Cô phần Sữa Việt Nam gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh

- Các bên liên quan: Bên khiếu nại: Công ty Cô phần Sữa Việt Nam; Bên bị khiếu nại: Cơ sở chế biến thực phâm bánh kẹo Đức Việt; Sản phẩm liên quan: Bao bì sản phẩm có sử dụng nhãn hiệu Vinamilk; - Nội dung vụ việc: Ngày 07 tháng 02 năm 2020, Cục CT&BVNTD tiếp nhận đơn khiếu nại của Công ty Cô phần Sữa Việt Nam về việc Cơ sở chế biến thực phâm bánh kẹo Đức Việt đang sản xuất và phân phối một số sản phẩm kẹo có sử dụng trái phép Nhãn hiệu Vinamilk đã được bảo hộ của Công ty Cô phần Sữa Việt Nam gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh Với việc sản xuất sản phâm có củng công dụng và nhận diện bao bì tương tự với sản phâm đã tồn tại trên thị trường từ trước, hành vi của Bên bị khiếu nại là biêu hiện của hoạt động cạnh tranh

không lành mạnh theo Điểm a Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, gây thiệt hại

đến các chủ thê khác nhau trên thị trường: - Gây nhằm lẫn về nhận thức cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng mua phải sản phâm không như ý mà không biết - Gây thiệt hại cho doanh nghiệp có sản phẩm bị gây nhằm lẫn

Kết quả xử lý: Cục CT&BVNTD đã yêu cầu Cơ sở chế biến thực phẩm bánh kẹo Đức Việt chấm dứt sử đụng/in ấn bao bì, sản xuất, gia công các sản phâm có sử dụng nhãn hiệu Vinamilk và các nhãn hiệu khác được bảo hộ theo quy định pháp luật Đồng

thời, Cục CT&BVNTD đã ban hành văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Hoài

Đức (nơi đặt trụ sở của Cơ sở chế biến thực phâm bánh kẹo Đức Việt) để chỉ đạo các lực lượng tại địa phương có biện pháp quản lý và giám sát Cơ sở chế biến thực phẩm

Trang 9

bánh kẹo Đức Việt và các cơ sở sản xuất tương tự để tránh lặp lại những vi phạm tương tự tại địa bàn

2 So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại Điểm b Khoản 5 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018: “So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng mình được nội dung ”

Đề có thê thu hút được các khách hàng quan tâm và sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỉnh, các doanh nghiệp thường sử dụng cách thức so sánh với hàng hóa, dịch vụ cùng loại, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo LCT 2004 từng quy định về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM tại khoản 6 Điều 39 và Điều 45 Tuy nhiên, vì sự mâu thuẫn về quy định này trong lĩnh vực cạnh tranh với quy định của luật chuyên ngành, cũng như đề phù hợp hơn với bản chất của cạnh tranh mà hành vi quảng cáo nhằm CTKLMđã bị bãi bỏ tại LCT 2018 Thay vào đó, LCT 2018 đã bỗ sung hành vi “so sanh hang hóa, dịch vụ của minh voi hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp

khác nhưng không chứng minh được nội đung”tại điểm b khoản 5 Điều 45 2.1 Chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp, tức là các tô chức, cá nhân kinh doanh

theo quy định tại khoản 1 Điều 2 LCT 2018 Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thê tự

mình thực hiện hành vi hoặc “thuê”chủ thể khác thực hiện hành vi LKKHBC Giám đốc doanh nghiệp A đã thuê một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ quảng cáo nhăm quảng cáo sản phâm có chứa đựng các thông tin “so sánh với hàng hoá dịch vụ cùng loại bất hợp pháp” đến khách hàng của đoanh nghiệp đối thủ

2.2 Hanh vi Hành vi LKKHBC có đặc trưng sử dụng công cụ thông tin đề thực hiện hành vi vi phạm Thông tin được sử đụng đề truyền tải nhằm mục đích so sánh hàng hoá, dịch vụ cua minh voi hang hoa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung

Nếu LCT 2004 chỉ giới hạn ở phạm vi hẹp trong lĩnh vực quảng cáo so sánh, cụ thể là cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, địch vụ của doanh nghiệp

khác, thì LCT 2018 đã có những đổi mới phù hợp hơn với tình hình thực tế Những điểm mới của quy định này là: Mở rộng về hình thức thực hiện hành vi so sánh, không

gói gọn trong lĩnh vực quảng cáo, mà còn là bất kỳ hành vi so sánh hàng hóa, dịch vụ nào nhằm mục đích CTKLM Sự thay đổi này góp phần làm cho quy định của pháp luật cạnh tranh mở rộng được phạm vi điều chỉnh, không còn mâu thuẫn giữa quảng cáo thông thường và quảng cáo thương mại

2.3 Hậu quả Khác với hành vi đưa thông tin gian đối hoặc gây nhằm lẫn về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan, hành vi so sánh hàng hóa, dịch vụ cùng loại không nêu yêu cầu về mục đích thực hiện hành vi Bởi vì khi doanh nghiệp thực hiện hành vĩ so sánh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung so sánh thì doanh nghiệp đã thể hiện rõ hướng tấn công của mình về phía doanh nghiệp bị so sánh Vì thế,có thê hiểu rằng

6

Trang 10

doanh nghiệp vi phạm đang muốn lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp bị so sánh chuyền sang mua, sử dụng hàng hóa, dịch vu cua minh

2.4 Đánh giá - Tính minh bạch: + Luật Cạnh tranh đã có những bước tiễn đáng kê, cụ thể: ¢ - Không phân biệt hình thức so sánh trực tiếp hay gián tiếp, hạn chế các thủ đoạn “tinh vĩ của các doanh nghiệp nhằm lợi dụng “khe hở của pháp luật thực hiện hành vĩ vi phạm pháp luật, pây thiệt hại cho doanh nghiệp khác

® - Phải chứng minh được nội dung đã so sánh Điểm mới nảy tạo sự thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong quá trình phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm, đồng thời tăng tính minh bạch, lành mạnh cho môi trường cạnh tranh

®© - “Hàng hóa, dịch vụ bị so sánh là của đoanh nghiệp khác”: Điều này được quy định nhằm đảm bảo việc so sánh hàng hóa, dịch vụ cùng loại xảy ra giữa các doanh nghiệp độc lập trong hoạt động kinh doanh, loại bỏ trường hợp so sánh xảy ra giữa các hàng hóa, dịch vụ cùng loại và cùng một doanh nghiệp Hành vị so sánh trên không mang những đặc trưng về mục đích và hậu quả của hành vị LKKHBC, bởi doanh nghiệp sử dụng phương pháp so sánh các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của mình nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ mới của doanh nghiệp đó, thể hiện cho khách hàng thấy được những điểm đột phá, những ưu điểm nổi bật của sản phẩm mới so với sản phâm cũ của doanh nghiệp, từ đó thu hút khách hàng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mới của doanh nghiệp Đồng thời khi sử dụng phương pháp so sánh, doanh nghiệp không bị mất đi những khách hàng của mình, mà lượng khách hàng này chỉ chuyên từ sử dụng sản phâm cũ sang sản phâm mới của chính doanh nghiệp đó, vì thế doanh nghiệp

không bị ảnh hưởng đến lợi nhuận và quyền lợi hợp pháp của mình Trên thực tế, có

thể thấy được nhiều trường hợp đoanh nghiệp tự so sánh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của mình với nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm công nghệ như điện thoại, laptop Hoặc trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm cũng có nhiều trường hợp đoanh nghiệp so sánh lẫn nhau giữa các sản phâm cùng loại của chính doanh nghiệp

Ví đụ sản phẩm sữa đậu nành Fami Canxi cải tiến và ít đường được giới thiệu là không chỉ cung cấp canxi mà còn bổ sung 8 loại vitamin và khoáng chất quan trọng, đồng thời giảm thiểu lượng đường so với sản phẩm sữa đậu nành Fami nguyên chất

+ Bên cạnh sự tiễn bộ, Luật Cạnh tranh còn những hạn chế sau: e - Chưa quy định thế nảo là hàng hóa, dịch vụ cùng loại để làm cơ sở xác định

hành vi lôi kéo khách hàng bắt chính

Có thê tiếp cận hàng hóa, dịch vụ kinh doanh củng loại qua hai phương an: (1) Sử dụng thuộc tính “hàng hóa dịch vụ có thê thay thế cho nhau trên thị trường sản phâm liên quan” theo quy định pháp luật cạnh tranh; (2) Sử dụng đặc điểm “hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thuộc danh mục được đăng ký kèm theo nhãn hiệu” theo pháp luật sở hữu trí tuệ

Ngày đăng: 12/09/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w