Khái niệm- Cạnh tranh : Theo Từ điển Bách khoa Việt nam tập 1: Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh
Trang 1Pháp luật và thực trạng của canh tranh không lành mạnh của thương nhân Việt Nam
- Đọc : + Luật cạnh tranh 2018 + Văn bản hướng dẫn
+ Luật thương mại 2005
+ Báo cáo thường niên của cục quản lý cạnh tranh của Bộ công thương trong vòng 5 năm trở lại
I Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
1, Khái niệm cạnh tranh + KN cạnh tranh không lành mạnh
2, Dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh
- Dấu hiệu về chủ thể
- Mục đích
- Đối tượng canh tranh không lành mạnh
3, Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật canh tranh 2018
- 7 hành vi ( nêu + phân tích + ví dụ)
II Thực trạng ( Đọc báo cáo thường niên của cục quản lý cạnh tranh Bộ công thương)
1, Số vụ vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh + một vài vụ vi phạm
2, Các biện pháp xử lý của NN đối với DN thực hiện hành vi không lành mạnh
3, Kiến nghị nhằm giảm thiểu vi phạm PL về cạnh tranh không lành mạnh
Trang 3I, Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
1 Khái niệm
- Cạnh tranh :
Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhấ
- Cạnh tranh không lành mạnh
Theo khoản 6 điều 3 của Luật canh tranh 2018 “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”
Trang 52, Dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh
- Chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc là đã
có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế
- Các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh: làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, bóc lột khách hàng…
- Vi phạm mục đích của hành vi cạnh tranh trong kinh doanh là nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh nhất định so với đối thủ cạnh tranh
- Tính chất của hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh
- Hậu quả của hành vi là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của DNkhác hoặc người tiêu dùng
3, Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật canh tranh 2018
- Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
a, Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
- Từ khoản 1 Điều 45 LCT 45 quy định :
*) Điểm a: “Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người
sở hữu thông tin đó”
+ Là dạng xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, khi bên vi phạm chủ động tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách
Trang 6phá vỡ lại các biện pháp bảo mật của người có bí mật Tuy nhiên, trong trường hợp người này chỉ thu thập thông tinnhằm mục đích trục lợi (bán lại cho bên thứ ba) mà không trực tiếp khai thác
Trang 7VDMH : Vụ tin tặc (hacker) rao bán khối lượng dữ liệu khách hàng của các nhà mạng, điện lực, ngân hàng và doanhnghiệp Việt Nam trên 01 diễn đàn cho hacker.
*) Điểm b: “ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó ” + Dạng hành vi này chủ yếu hướng đến các đối tượng thứ ba
+ Đối tượng này không trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu hay người nắm giữ hợp pháp bí mậtnhưng có thể tiếp nhận từ người trực tiếp chiếm đoạt, những người thứ ba khác hoặc từ các nguồn công khai sau khi bímật đã được bộc lộ
+ Kể cả trong trường hợp người này tiếp nhận thông tin một cách ngay tình, pháp luật cũng không cho phép họ tiếp tục
sử dụng hay lưu truyền thông tin cho người khác
VDMH: Công ty Hoàng Hà kinh doanh trong lĩnh vực máy lọc nước Nano Công ty có ký hợp đồng độc quyền thuê tiến
sĩ A nghiên cứu, phát triển công nghệ lọc nước cho công ty và đã thành công Tuy nhiên, công ty Tân Hiệp đã dùng tiềnmua lại những sáng chế này từ tiến sĩ A và tiến sĩ A cũng đã đồng ý bán những nghiên cứu thuộc quyền sở hữu của công
ty Hoàng Hà mà không được sự cho phép của công ty
b, Ép buộc trong kinh doanh
- Từ khoản 2 Điều 45 LCT quy định : “Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe
dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.”
+ Chủ thể : chủ doanh nghiệp, nhân viên doanh nghiệp, cá nhân
+ Đối tượng của hành vi : khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác Đây là hành vi dù không tác
Trang 8động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh, thể hiện rõ tinh chất trái chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh nhưng hệquả của hành vi này lại tác động trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh.
Trang 9+ Hình thức thực hiện hành vi: Doanh nghiệp vi phạm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp với vai trò tổ chức hoặc thuê mướn người khác thực hiện các thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép,lôi kéo, ngăn cản các đối tượng trên.
+Gây ra các hậu quả cho khách hàng (người tiêu dùng, đối tác của doanh nghiệp khác) và doanh nghiệp bị xâm hại Với khách hàng, quyền lựa chọn của họ bị xâm phạm do bị ngăn trở, bị cưỡng ép mà không thể thiếp lập được giao dịch, không tiếp tục thực hiện được giao dịch theo ý chí của mình
=> Quyền lựa chọn bị khống chế sẽ dẫn đến khả năng khách hàng phải giao dịch với doanh nghiệp vi phạm hoặc người được chỉ định
Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được những giao dịch của họ với khách hàng
có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rối loạn
VDMH: Đại lý vật liệu xây dụng X bán sản phẩm thép của 2 công ty A và B, nhận thấy sản phẩm của công ty A dù mới xuất hiện nhưng đang chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ do sợ bị mất ưu thế trên thị trường nên công ty B đã gửi thư yêu cầu đại lý X không bán sản phẩm của công ty A đe doạ nếu không sẽ cắt hợp đồng phân phối Vì công ty B là đối tác lâu năm và có doanh thu ổn định nên đại lý X đã quyết định ngừng nhập hàng của công ty A Hành vi của công ty B được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
c, Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
- Từ khoản 3 Điều 45 LCT 2018 quy định : “Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”
Trang 10- Chủ thể tiến hành hành vi này có thể là bất kỳ ai, thông qua bất kỳ cách thức nào để cung cấp thông tin không trung thực về DN khác như : thực hiện thủ đoạn bôi nhọ, lăng mạ, hạ thấp uy tín kinh doanh của đối thủ cạnh tranh,…
Trang 11- Đối tượng của hành vi cung cấp thông tin không trung thực có thể liên quan đến các mặt DN khác nhau: uy tín, văn hóa
DN, quy trình hoạt động, chất lượng sản phẩm, cách thức bán hàng, tiềm lực kinh tế - tài chính,…
- Việc cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
VDMH: Công ty PP là doanh nghiệp thực phẩm nổi tiếng tại Việt Nam với các sản phẩm mang thương hiệu PP Một ngày nọ, kết quả kinh doanh , uy tín của PP bị ảnh hưởng do bị đối thủ cạnh tranh là công ty HD chơi xấu bằng việc đưa ảnh chụp sản phẩm xúc xích của PP bị mốc lên trang mạng xã hội của cty HD Thực tế đây là sản phẩm đã hết hạn 1 năm
và không được bảo quản theo quy định của NSX , tuy nhiên đối thủ cạnh tranh đã lợi dụng sự việc này để đưa thông tin không trung thực về công ty PP
Trang 13d, Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
- Từ khoản 4 Điều 45 LCT 2018 quy định: Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp “hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó”
- Chủ thể thực hiện hành vi : Doanh nghiệp có mối quan hệ cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp bị gây rối
- Hình thức thực hiện hành vi Hành vi có thể được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở:
+ Đối với hình thức trực tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc tự mình thực hiện hành vi vi phạm làm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được biểu hiện qua việc tác động trực tiếp tới sản phẩm hay tác động đến quá trình sản xuất sản phẩm như tác động trực tiếp tới nguồn cung cấp nguyên liệu, cản trở việc tiêu thụ hàng hóa…
+ Đối với hình thức gián tiếp cản trở, làm gián đoạn là việc doanh nghiệp thông qua bên thứ ba gây tác động
cản trở, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp khác được biểu hiện dưới những cách thức như : dụ dỗ, mua chuộc cán bộ, công nhân viên kỹ thuật có trình độ cao của DN cạnh tranh thôi việc để sang DN mình làm với mức lương cao hơn, kích động, xúi giục công nhân DN cạnh tranh đình công, bãi công…
- Hậu quả của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác khiến cho hoạt động của doanh nghiệp đó bịcản trở, gián đoạn, dẫn đến không thể hoạt động một cách bình thường
VDMH: Sự việc xảy ra từ năm 2002, khi hệ thống liên lạc của hãng Taxi A liên tục bị chèn phá, gây nhiễu
Các cơ quan chức năng đã phát hiện thủ phạm là Công ty X – đơn vị quản lí Taxi B Điều này gây thiệt hại rất lớn cho
Trang 14công ty cả về doanh thu và uy tín.
Trang 15Theo công ty A, mỗi ngày công ty bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng trong thời gian bị phá sóng (từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3) Công ty A đã khiếu nại ra UBND thành phố
Khi xem xét vị việc này, UBND Thành phố đã phải xin kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Văn phòng Chính phủ đã
có văn bản truyền đả ý kiến của Thủ tướng xử lí Công ty X (đơn vị quản lí taxi B) phá sóng thông tin của đối thủ cạnh tranh A
Theo đó, UBND Thành phố được phép xử phạt hành chính mức cao nhất đối với Công ty X, đồng thời nếu Công ty X táiphạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề
e, Lôi kéo khách hàng bất chính
Từ khoản 5 Điều 45 LCT 2018 quy đinh:
*) Điểm a: “ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyếnmại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanhnghiệp khác”
- Thông tin gian dối có thể hiểu là thông tin có nội dung sai lệch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dổi người tiêudùng
Trang 16- Thông tin gây nhầm lẫn có thể không sai, nhưng nội dung không đầy đủ, không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo sự hiểulầm cho người tiêu dùng.
Trang 17- Các dạng thông tin gian dối, gây nhầm lẫn được phân loại theo nội dung, bao gồm:
+ Thông tin về doanh nghiệp: có thể về uy tín, năng lực của doanh nghiệp,
+ Thông tin về hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp đó: Đưa ra thông tin gian dối hoặc thông tin gây nhầm lẫn về bao
bì, gia công, xuất xứ, , “thổi phồng” hoặc “dìm hàng” chất lượng sản phẩm,…
+ Thông tin về các chương trình khuyến mại: Cung cấp thông tin khuyến mại không đúng sự thật hoặc không rõ rànglàm cho khách hàng hiểu nhầm về hàng hoá, dịch vụ được khuyên mại hay điều kiện khuyến mại liên quan đến hànghoá, dịch vụ đó
VDMH (đưa TT gian dối): Vào cuối năm 2012, siêu thị Pico Cầu Giấy khuyến mại nhiều mặt hàng, trong đó có tiviLED LG 47inch LS4600, giá niêm yết bán loại tivi này là 14,9 triệu đồng, góc trái của chiếc tivi siêu thị này còn ghi rõtặng thêm 900.000 đồng Tuy nhiên cũng chiếc tivi LED LG 47inch LS4600, cách đó không xa, Siêu thị TopCare lạiniêm yết giá bán 13,9 triệu đồng.Bằng cách khuyến mại gian dối như thế này, Pico vừa bán được nhiều hàng vừa lờithêm được 100.000 đồng
VDMH (đưa TT gây nhầm lẫn) : Theo Báo cáo thường niên của Cục canh tranh & bảo về người tiêu dùng của Bộ côngthương năm 2020
Trang 19Sản phẩm kẹo của công ty Đức Việt
*)Điểm b: “ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung ”
- Nếu Luật cạnh tranh 2004 chỉ cấm hành vi “quảng cáo so sánh trực tiếp” hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác thì Luật cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với hàng vi này:
+ Không chỉ giới hạn phạm vi so sánh trong quảng cáo mà ở bất cứ hành vi so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh nào
Trang 20+ Không phân biệt so sánh trực tiếp hay gián tiếp
+ Cấm những hành vi so sánh không chứng minh được nội dung
Trang 21- Việc cho phép các doanh nghiệp thực hiện hành vi so sánh với đầy đủ căn cứ xác thực sẽ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách triệt để và hiệu quả hơn.
- Trong quan hệ đối lập về lợi ích giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường, việc so sánh luôn có nguy cơ chệch hướng trở thành cạnh tranh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm mất uy tín doanh nghiệp
=> Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cần đặt hành vi này trong sự giám sát chặt chẽ chống lại việc lạm dụng
ra mắt được công ty này livestream trên mạng xã hội Facebook tại fanpage chính thức của Pega Tại buổi ra mắt này, ông Đoàn Ngọc Linh - chủ tịch Pega đã sử dụng thông tin, hình ảnh của SH để so sánh trực tiếp với eSH, trong đó phần lớn các tiêu chí so sánh đều có phần thắng nghiêng về eSH như "kiểu dáng đẹp hơn, màn hình dễ nhìn hơn, yên xe êm hơn, động cơ sạch hơn " Đây được coi là biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trang 25f, Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
- Từ khoản 6 Điều 45 LCT 2018 quy định: “Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khảnăng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.”
+ Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm hoặc chỉ là những nhà phân phối sản phẩm
+ Đối tượng của hành vi là doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hoá đó
+ Hành vi được thực hiện thông qua việc bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường để nhằm tăng doanh thu lợi nhuận trước mắt, kéo khách hàng mua được nhiều sản phẩm cho doanh nghiệp
+ Mức giá bán thực tế được sử dụng để điều tra về hành vi phải là:
Gía bán thực tế của doanh nghiệp bị điều tra
Mức giá áp dụng cho các các khách hàng giao dịch trực tiếp với họ
+ Hành vi vi phạm dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hoá đó
VDMH : Hai trung tâm kinh doanh mặt hàng điện máy X và Y ở gần nhau Do sở hữu mặt bằng ở trung tâm nên X thưởng xuyên có các chương trình giảm giá , tặng quà khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách hàng đã khiến cho trung
Trang 26tâm Y không bán được hàng, lâm vào tình trạng sắp phá sản Hành vi của trung tâm X được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho nên sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Trang 27g, Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
- Ngoài sáu loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh 2018 bị cấm thì vẫn còn khả năng có những hành vi khác cũng sẽ bị cấm, nếu: về nội hàm, chúng thể hiện đầy đủ các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và hành vi đó được quy định trong những đạo luật có liên quan khác
*) Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
“1 Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ
sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên