1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn lịch sử nhà nước và pháp luật thể nhân và tư cách pháp lý của thể nhân trong quy định của luật la mã

23 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẻ nhân và tư cách pháp lý của thể nhân trong quy định của Luật La Mã
Tác giả Cao Ngọc Thiên Hoa, Trần Lê Anh Khôi, Hoàng Nguyễn Thanh Loan
Người hướng dẫn TS. NGUYÊN PHƯƠNG THẢO
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỎ CHÍ MINH
Chuyên ngành LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố THANH PHO HO CHI MINH
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Về bản chất, thể nhân chính là để chỉ một con người, một cá nhân được pháp luật công nhận, được hưởng các quyền kèm theo phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật từ khi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỎ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

GVHD: TS NGUYÊN PHƯƠNG THẢO THẺ NHÂN VÀ TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA THẺ NHÂN TRONG

QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LA MÃ

Lớp: TM46A.2— NHÓM 7 1 Cao Ngọc Thiên Hoa 2153801011065 2 Trần Lê Anh Khôi 2153801011088 3 Hoàng Nguyễn Thanh Loan 2153801011107

THANH PHO HO CHI MINH — NAM 2023.

Trang 2

MỤC LỤC A LỜI MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

2.1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

3 Thẻ nhân trong quy định của La Mã 13 3.1 Khái niệm Thể nhân trong quy định của La Mã 13 3.2 Đặc điểm của thể nhân trong quy định của La Mã 14 3.3 Tư cách pháp lý của thê nhân theo pháp luật La Mã (theo Ius Civile) 14

Trang 3

DANH MUC VIET TAT

Bộ luật Dân sự 2015 BLDS 2015

Trước Công nguyên TCN

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Thể nhân là khái niệm của Luật học đã tồn tại từ rất lâu và có thể được xem là một trong những chủ thé ra doi cùng với Luật học và chịu sự điều chính của pháp luật

Về bản chất, thể nhân chính là để chỉ một con người, một cá nhân được pháp luật công nhận, được hưởng các quyền kèm theo phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định

của pháp luật từ khi sinh ra cho đến khi chết đi Một hệ thống pháp luật có tính nhân

văn cao là một hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở vì quyền và lợi ích của con người, do đó việc xác định rõ vai trò và vị trí của thể nhân trong hệ thống pháp luật đó là vô cùng quan trọng

Trong thời buổi công nghệ hiện đại phát triển vượt bậc lúc bấy giờ, con người đã được tạo cơ hội đề đấu tranh để xóa bỏ những bất công còn tôn tại trong xã hội, sửa đối pháp luật sao cho phù hợp với ý chí chung, từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của bản thân Tuy nhiên, hiện tượng một số đông phân tử đặt lợi ích của bản thân cao hơn lợi ích của tập thê đang xuất hiện ngày càng nhiều Một trong những hậu quả cho việc này là chính là vì hệ thống pháp luật đã đề cao tư cách pháp lý của thé nhân một cách “thiếu cứng rắn”, dẫn đến việc con người có thái độ xem thường pháp luật Việc khắc phục vấn đề này đòi hỏi các nhà làm luật phải nhìn nhận lại tư cách

pháp lý của thể nhân trong pháp luật hiện hành một cách sâu sắc hơn

Để có một cái nhìn đa chiều hơn về tư cách pháp lý của thể nhân trong pháp luật hiện hành, nhóm tác giả chọn nghiên cứu về đề tài “Thê nhân và tư cách pháp lý của thê nhân trong quy định của Luật La Mã” Qua đề tài, nhóm sẽ tìm hiểu tư cách pháp lý của thể nhân trong quy định của Luật La Mã cô đại - một trong những hệ thống pháp luật ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại, đồng thời cũng là một trong những hệ thống pháp luật vừa tiễn bộ vừa có tính răn đe cao nhất trong số các hệ thông pháp luật cô đại phương Tây - từ đó xây dựng một bài tiêu luận chặt chẽ với các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện một hệ thống pháp luật vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của con người,

Trang 5

vừa đảm bảo được tính cưỡng chế, răn đe, giao dục con người tuân thủ thực hiện nghĩa

vụ của họ

2 Mục đích nghiên cứu đề tài: Chọn thực hiện đề tài này, tác giả hướng đến hai mục đích chính sau: () — Phân tích những vấn đề lý luận chung về thê nhân theo quy định của pháp luật nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm của thể nhân; đối chiếu với những vấn đề lý luận

về thê nhân theo pháp luật La Mã cô đại

(ii) Dựa trên các dữ liệu về lý luận đã đôi chiếu được, cũng như xem xét thực

trạng quy định pháp luật và thực tiễn tuân thủ pháp luật, nhóm tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với địa vị pháp lý của thê nhân, từ đó định hướng cho việc xây dựng hệ thông pháp luật phù hợp

3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Nhóm tác giả tìm hiểu thể nhân và tư cách pháp lý của thể nhân qua 3 vấn đề

chính: (¡) Quy định của pháp luật Việt Nam về thê nhân; (1) Hiện trạng thực hiện các quy định về thê nhân trước pháp luật; (ii) Các vấn đề pháp lý của thê nhân theo quy

định của pháp luật La Mã cô đại

Phạm vi nghiên cứu đề tải tập trung vào quy định của BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan Bên cạnh các quy định pháp luật và quan điểm khoa học của Việt Nam, tác giả sẽ liên hệ quan điểm của các học giả và kinh nghiệm của một số

quốc gia trên thế giới với điều kiện cân nhắc bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam

hiện nay để làm rõ các vấn đề được đặt ra trong khuôn khổ bài tiểu luận

4 Kết cầu nội dung bài tiểu luận 1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm thể nhân 1.2 Đặc điểm thê nhân

2 Tư cách pháp lý của thê nhân theo pháp luật hiện hành 2.1 Năng lực pháp luật dân sự của cả nhân:

2.2 Năng lực hành vì dân sự của cd nhân:

3 Thẻ nhân trong quy định của La Mã

Trang 6

3.1 Khái niệm Thể nhân trong quy định của La Mã 3.2 Đặc điểm của thể nhân trong quy định của La Mã 3.3 7 cách pháp lý của thể nhân theo pháp luật La Mã (theo Ius Civile) 4 So sánh và đánh giá

4.1 So sánh Thể nhân theo quy định của PL hiện hành và thể nhân trong quy định

cua Ludt La Ma

4.2 Đánh giá lý do có sự giống và khác nhau đó

4.3 Kinh nghiệm, bài học rút ra

5 Kết luận B NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm thể nhân

Thẻ nhân là khái niệm của Luật học, với ý nghĩa là cá nhân, con người cụ thé, được pháp luật công nhận từ khi sinh ra cho đến khi mắt đi với tư cách là một cá nhân

trước pháp luật và xã hội, được hưởng các quyền lợi kèm theo đó là các nghĩa vụ, nhận được sự bảo vệ từ pháp luật Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay có thê

kế đến như Bộ luật Dân sự 2015 không sử dụng khái niệm “thể nhân” mà thay vào đó là khái niệm “cá nhân” Cá nhân là chủ thể phô biến của các giao dịch dân sự Theo đó, cá nhân bao gồm: công dân có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài và người không

có quốc tịch Mặc dù với khái niệm về cá nhân, pháp luật nước ta chưa có một quy

định cụ thê nào khái quát cho danh từ này nhưng theo cách hiệu thông thường chúng ta có thể hiểu được cá nhân là những chủ thể, những con người đơn lẻ được sinh ra và lớn lên đã mang các quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng độ tuôi và năng lực của bản thân Cá nhân là một chủ thể quan trọng, một chủ thê phô biến của các giao dịch dân sự Vậy nên mỗi cá nhân từ khi sinh ra đã có các quyên lợi hợp pháp và được pháp luật tôn

trọng và báo vệ về moi mat 1.2 Đặc điểm thê nhân

Mỗi một cá nhân có những đặc tính riêng biệt, không trùng lặp và có khả năng phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác như: Vân tay, nhóm máu, họ tên, nguyên quán, trình độ học vấn, ưu nhược điểm trong tính cách, mức độ ảnh hưởng tới cộng

Trang 7

đồng Mỗi cá nhân có những đặc điểm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản riêng biệt Giá trị cá nhân là yêu tố cốt lõi để hình thành giá trị con người, yếu tô sinh học (khả năng nhân thức, điều khiển hành vi) là điểm tạo ra giá trị pháp lý (tư cách chủ thê của cá nhân trong các quan hệ pháp luật) Mọi thể nhân đều bình đăng về mặt pháp lý, được hưởng quyên và nghĩa vụ như nhau Thê nhân gồm có 3 loại, loại thứ nhất là loại thê nhân có đầy đủ năng lực và hành vi: phải 18 tuổi trở lên và phát triển bình thường, không bị cấm quyền, được quyền tham gia mọi quan hệ pháp luật Loại thứ hai là loại thê nhân không hay chưa có năng lực hành vi: người mắc bệnh tâm thần, chưa trưởng thành, việc hành xử thông qua người thân (đại diện) Loại cuối cùng là loại thê nhân có năng lực hành vi không an toàn: người bình thường đủ 6 tuổi đến dưới 18 tui

2 Tư cách pháp lý của thể nhân theo pháp luật hiện hành

Theo quy định của pháp luật nước ta, tư cách pháp lý thể nhân là đương nhiên và vô điều kiện, tất có nghĩa là mọi người đều là thê nhân từ khi sinh ra đến chết và một án tử vong (mắt tích) nếu sau đó xuất hiện thì tòa án phải phục hồi tất cả quyền cơ bản của người đó Tư cách pháp lý của thể nhân được thể hiện qua năng lực pháp luật của thê nhân khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định, cũng như quyền nhân thân

của thẻ nhân đó Theo Bộ luật dân sự, quyền nhân thân được hiểu Là quyền dân sự gắn

liền với mỗi cá nhân, không thê chuyên giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác

có liên quan quy định khác Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến

quyên nhân thân của người chưa thành niên, người mắt năng lực hành vi dân sự, người

có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vị phải được người đại diện theo pháp luật

của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo

quyết định của Tòa án.Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền

nhân thân của người bị tuyên bố mắt tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mắt tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

2.1 Năng lực pháp luật dân sự của cả nhân: Về năng lực pháp luật dân sự của một thê nhân hay một cá nhân, Điều l6 BLDS 2015 có quy định như sau:

Trang 8

“1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền

dân sự và nghĩa vụ dân sự 2 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhqu

3 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết ”

Thêm vào đó, Điều 17 BLDS 2015 cũng quy định về nội dung năng lực pháp luật

dân sự của cả nhân gồm:

“1 Quyên nhân thân không gắn với tài sản và quyên nhân thân gắn với tài san 2 Quyên sở hữu, quyên thừa kế và quyền khác đối với tài sản

3 Quyên tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó ” Từ những quy định trên có thể thấy pháp luật hiện hành đã quy định năng lực pháp luật dân thông qua quyền nhân thân của cá nhân một cách rõ ràng, cụ thê là có ba

loại quyền nhân thân: (¡) Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;(1) Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; va (iii) Quyên tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự

a) Đặc điểm: - Theo khoản 3 Điều 16 BLDS 2015: “Nang luc pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”, với quy định này, pháp luật

thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt

đời và không bị ảnh hưởng bởi trang thai tinh thần, tuôi tác, hoàn cảnh, tài sản

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn

bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội;

vào hình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định Ví dụ: Tại Việt Nam, từ năm 1980 đến năm 1992, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai do theo chế độ quan liêu bao cấp; từ năm 1992, cá nhân có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất và các quyền năng đó được mở rộng sau khi có Luật

đất đai năm 2013 và BLDS năm 2015.

Trang 9

- Mọi cá nhân đều bình đăng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 16 BLDS năm 2015 quy định: “A/@¡ cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc ) Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của

chính họ và của cá nhân khác Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính

nhân thân của chủ thê và không thê dịch chuyên cho chủ thê khác Điều 18 BLDS nam 2015 quy định: “Măng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định” Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật

b) Nội dụng:

Điều 17 BLDS 2015 cũng quy định về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá

nhân gồm 3 nhóm quyền: 1 Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định về quyền nhân thân trong BLDS năm 2015 là xác nhận lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận (quyền về đời sống riêng tư, chuyên đổi giới tính )

2 Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản Cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở hữu đổi với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở hữu tư nhân Công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, dé lai di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật

3 Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết

c) Trường hợp tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết: Theo quy định tại Điều 30 BLDS 2015 “ Măng /ực pháp luật dân sự của công dân cham dứt khi người đó chết”, như vậy đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự

Trang 10

nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như những chủ thể có liên quan khác Đây là sự kiện pháp ly lam cham dứt tư cách chủ thê của cá nhân và cái chết đó phải được xác định một cách chính xác theo quy định của pháp luật Trong thực tế có những trường hợp, vì các lý do khác nhau đã không thê xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ,

của những người có quyên, lợi ích liên quan, tại Điều 68 và Điều 71 BLDS 2015 lần lượt quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc châm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: tuyên bồ mất tích, tuyên bồ là đã chết

2.2 Năng lực hành vì dân sự của cả nhân: Điều 19 BLDS 2015 cd quy dinh về năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau

“Năng lực hành vì dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vì của mình xác lập, thực hiện quyên, nghĩa vụ dân sự” Như vậy tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng

lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân Nếu

năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thê thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thê để tạo ra các quyên, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ Ngoài ra, năng lực hành vi đân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vĩ phạm nghĩa vụ dân sự cùng với năng lực pháp luật,

năng lực hành vị dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của

cá nhân trong các quan hệ dân sự Năng lực hành vi dân sự của thể nhân (cá nhân)

không có được từ khi cá nhân được sinh ra mà nó xuất hiện khi khả năng nhận thức và

điều khiển hành vi của cá nhân đạt đến một độ nhất định Thông thường thể hiện ở độ

tuổi Ví dụ: Khi còn bé, hành vi của các em bé đều vô thức và không thể tự kiểm soát hành vi của mình nên hay khóc lớn, ngậm đồ chơi, nhặt và ăn bất cứ thứ gì Trong quá trình phát triển, học tập thì các bé lớn lên thành con người trưởng thành, sẽ dần dần kiêm soát được bản thân Mọi hành động đều có quy củ hơn, kiểm soát tốt hơn cảm xúc

lẫn các hành vi biểu hiện cơ thẻ Chính vì vậy, việc quy định về độ tuổi để xác định năng lực hành vi dân sự là cần thiết bởi quá trình phát triển nhân cách, tính cách con người cần có thời gian nhất định Khi cá nhân có khả năng kiêm soát hành vi của mình thì hành vi đó mới là hành vi của

Trang 11

xã hội và cần thiết chịu sự điều chính của pháp luật Căn cứ vào khả năng của cá nhân

về nhận thức, điều khiên hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức độ

năng lực hành vị dân sự của thể nhân (cá nhân) cụ thể như sau:

a) Năng lực hành vi dân sự đây đủ: Điều 20 BLDS 2015 có quy định về người thành niên như sau:

“1 Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên 2 Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đây đủ, trừ trường hợp quy định

tại các Điễu 22, 23, và 24 của Bộ luật này”

Người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) là người có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện Thê nhân (cá nhân) được coi là người có năng lực hành vi dân sự phải đáp ứng các yêu cầu về tuổi tác, cụ thể là từ đủ 18 tuôi trở lên; phải có điều kiện thé chat và tỉnh thần đủ khả năng

nhận thức, làm chủ hành vĩ; không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà

không thê nhận thức, làm chủ được hành vi: không nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

Người có năng lực hành vi dân sự day du bao gom các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

b) Năng lực hành vi dân sự một phân: Thể nhân (cá nhân) từ đủ 6 tuổi đến dưới I8 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần và chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định Người này

được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhụ cầu sinh hoạt hàng ngày phù

hợp với lứa tuổi, còn với những giao dịch khác phải có sự đồng ý của người đại diện

theo pháp luật (Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015) Tùy theo độ tuổi của cá nhân, pháp luật

dân sự quy định như sau:

() Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện

Ngày đăng: 11/09/2024, 16:35

w