1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập luật la mã

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của chế định nghĩa vụ
Tác giả Nguyễn Phương Ngọc, Đỗ Ánh Ngọc, Phạm Triệu Vi, Nguyễn Thanh Thảo, Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Trung Hiếu, Phương Hoàng Khánh Lam, Trần Thu Hương, Nguyễn Vân Quỳnh, Nguyễn Mạnh Đức
Người hướng dẫn TS. Đỗ Giang Nam
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật La Mã
Thể loại Bài tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Khái niệm.- Nghĩa vụ là một sợi dây liên lạc pháp lý, theo đó một người buộc phải làm mộtviệc nhất định, phù hợp với nội dung của một quyền mà người khác được hưởng;là sự ràng buộc của c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC LUẬT

-* -BÀI TẬP LUẬT LA MÃ

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phương Ngọc

Đỗ Ánh Ngọc Phạm Triệu Vi Nguyễn Thanh Thảo Hoàng Mạnh Dũng Nguyễn Trung Hiếu Phương Hoàng Khánh Lam Trần Thu Hương

Nguyễn Vân Quỳnh Nguyễn Mạnh Đức

Trang 2

I Quan niệm của chế định nghĩa vụ.

Inst.3.13: “Nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý (vinculum iuris) theo đó các bên bị ràng buộc phải làm một việc nhất định”

1 Khái niệm

- Nghĩa vụ là một sợi dây liên lạc pháp lý, theo đó một người buộc phải làm một việc nhất định, phù hợp với nội dung của một quyền mà người khác được hưởng;

là sự ràng buộc của các chủ thể, trong đó người ta phải thực hiện một số hành vi theo những gì mà pháp luật quy định

- Nghĩa vụ không chỉ có tác dụng trên vật mà còn có tác dụng giữa các chủ thể khi

có thể bắt ai đó làm gì hoặc không làm gì

- Bên cạnh đó, nghĩa vụ trong pháp luật Việt Nam định nghĩa: “Nghĩa vụ là việc

mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” (Điều 274 BLDS 2015)

* Tuy nhiên, quan niệm chế định nghĩa vụ trong pháp luật La Mã hay hơn pháp luật Việt Nam vì:

- Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể có quyền chuyển dịch thừa kế đương nhiên còn các loại nghĩa vụ khác phải có điều kiện cụ thể Trong khi đó các loại nghĩa vụ ở dân sự Việt Nam không đề cập đến việc có thể chuyển dịch tài sản thừa

kế hay không

- Một trong những bộ phận nổi bật nhất của các chế định trong luật La Mã có tính hoàn thiện đó chính là chế định nghĩa vụ và hợp đồng Để đảm bảo nghĩa vụ được thực hiện, pháp luật La Mã đã quy định: nghĩa vụ phải được thực hiện bởi chính người có quyền định đoạt; thực hiện cho chính người được hưởng lợi ích; thực hiện đúng nội dung, địa điểm, đúng thời hạn đã thỏa thuận Trách nhiệm dân sự sẽ phát sinh đối với các chủ thể trong trường hợp họ không thực hiện đúng nghĩa vụ, khi

đó họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ với chủ nợ bằng chính tài sản của mình Tại điều

274 luật dân sự Việt Nam, căn cứ phát sinh nghĩa vụ còn dựa trên cả giao dịch tiền

tệ “ trả tiền hoặc giấy tờ có giá, …” Trách nhiệm dân sự được xác định dựa trên lỗi cố ý, vô ý nặng, vô ý nhẹ, việc phân loại lỗi là căn cứ để tăng hay giảm mức độ chịu trách nhiệm… Nghĩa vụ chấm dứt khi: bên có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa

vụ của mình; các bên đổi mới nghĩa vụ hay bù trừ nghĩa vụ cho nhau Về thực hiện nghĩa vụ, tại điều 274 luật dân sự Việt Nam cũng quy định tương tự luật La Mã, có

Trang 3

một vài quy định cụ thể hơn so với tư pháp La Mã Tuy nhiên, việc suy đoán lỗi trong trách nhiệm dân sự ở nước ta có sự khác biệt so với người La Mã Trên cơ bản nguyên tắc suy đoán lỗi vẫn là nguyên tắc để xác định được trách nhiệm dân

sự nhưng trong luật dân sự Việt Nam việc phân loại lỗi cố ý hay vô ý như người La

Mã không là căn cứ để thay đổi mức độ trách nhiệm, người vi phạm chỉ cần có lỗi

là phải chịu trách nhiệm

2 Bản chất của chế định nghĩa vụ

D.44.7.3: “Bản chất của nghĩa vụ tức không phải là phải làm một việc nào đó, làm ra một tài sản hoặc thực hiện địa dịch mà là mối quan hệ giữa chúng ta và theo đó họ phải cho ta một vật, phải thực hiện hoặc kiềm chế không làm một việc”

Ba yếu tố chính tạo thành quan hệ nghĩa vụ trong Luật La Mã: chủ thể, khách thể,

và chế tài

- Chủ thể là những người có quan hệ nghĩa vụ đối với nhau: người có quyền (chủ thể có); người có nghĩa vụ (chủ thể nợ)

- Khách thể là nghĩa vụ phải thực hiện (hoặc là khoản nợ phải trả): Đó có thể là việc chuyển quyền sở hữu (datio) Đối tượng của việc chuyển quyền sở hữu có thể

là một số tiền, một vật đặc định hoặc cùng chủng loại Đó cũng có thể là việc thực hiện (facere) hay không thực hiện (non facere) một công việc nào đó

- Chế tài là biện pháp dự liệu để bảo vệ lợi ích của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ, một khi người có nghĩa vụ không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình thì quyền yêu cầu, tương ứng với nghĩa vụ được đảm bảo bằng các quyền khởi kiện chống lại người có nghĩa vụ

- Theo Luật La Mã thì trong mọi tình huống luôn luôn xảy ra ít nhất 2 chủ thể: một bên là chủ thể (người cho vay) và một bên khách thể (người trả nợ) Nếu khoản nợ không được trả đầy đủ thì yếu tố thứ ba (chế tài) sẽ xen vào cuộc Bằng cách áp dụng quyền yêu cầu hoặc quyền khởi kiện – mang tính chất dân sự hoặc hình sự

* So sánh nghĩa vụ trong pháp luật Việt Nam với pháp luật La Mã

Trang 4

Khái niệm Nghĩa vụ là sự ràng buộc của

các chủ thể, là một mối liên hệ

pháp lý, được phát sinh dựa trên

những sự kiện khác nhau mà

luật pháp thừa nhận Nghĩa là

một người buộc phải làm một

việc nhất định, phù hợp với nội

dung của một quyền mà một đối

tượng khác được hưởng Bản

chấtcủanghĩa vụ là việc một

người được ở trong trạng thái có

trách nhiệm đối với một người

khác về việc chuyển giao một

vật, làm hoặc phải làm một

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền)

Trang 5

Chủ thể,

khách thể,

chế tài

Chủ thể: là những người có

quan hệ nghĩa vụ đối với nhau

(người có quyền gọi là chủ thể

có, người có nghĩa vụ gọi là chủ

thể nợ)

- Khách thể: là nghĩa vụ phải

thực hiện (đó có thể là việc

chuyển quyền sở hữu hoặc là

việc cần thực hiện)

+ Nghĩa vụ tùy nghi là nghĩa vụ

có nhiều hơn 1 khách thể hoặc 1

khách thể có thực hiện nghĩa vụ

bằng cách lựa chọn 1 khách thể

khác

- Chế tài: Là biện pháp dự liệu

để bảo vệ lợi ích của người có

quyền trong mối quan hệ nghĩa

vụ khi người có nghĩa vụ không

tự giác thực hiện nghĩa vụ của

mình

Người có nghĩa vụ phải thực hiện các hành động mang tính tích cực để hoàn thành nghĩa vụ của mình (trả tiền, giao vật trong mua bán…) Trong một số trường hợp người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức tối ưu lợi ích của mình (bồi thường thiệt hài bằng tiền…), nếu người có nghĩa vụ không thực hiện đúng hoặc đủ một cách tự nguyện họ sẽ bị “buộc” phải thực hiện (việc thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại còn phải chịu bồi thường)

- Theo điều 105 Bộ Luật Dân Sự năm

2015 quy định đối tượng là tài sản hoặc công việc được thực hiện hoặc không được thực hiện

+ Tài sản là tiền, giấy có giá trị và quyền tài sản

+ Bất động sản và động sản + Không có một văn bản quy phạm pháp lý định nghĩa “ công việc phải thực hiện” tuy nhiên có thể hiểu là hành động 1 bên muốn xác lập quan hệ nghĩa vụ để bên còn lại thực hiện, đó

có thể được hiểu là hành động thông qua hành vi cụ thể giúp bên yêu cầu đạt được lợi ích của mình

+ Công việc không được thực hiện thể hiện dưới dạng không hành động cụ thể Nó cũng là đối tượng của quan hệ nghĩa vụ, khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định mà thông qua hoạt động này, một trong các bên được hưởng những quyền và lợi ích

Trang 6

hợp pháp.

+ Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định rõ ràng, điều này là hoàn toàn phù hợp bởi khi đối tượng không thể xác định bên chủ thể không thể tác động vào để thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình và không thể tạo ra quyền của mình

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm

2015 quy định về trách nhiệm dân sự

do vi phạm nghĩa vụ gồm những nội dung sau:

– Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa

vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền

Trang 7

nhiệm do

không

thực hiện

nghĩa vụ

-Trách nhiệm do không thực

hiện nghĩa vụ nhằm vào nhân

thân con nợ, do chính chủ nợ áp

dụng những biện pháp “cần

thiết” nhằm buộc con nợ phải

thực hiện nghĩa vụ ( bắt giam

con nợ, bắt con nợ làm nô lệ,

thậm chí giết con nợ, ) dần dần

được chuyển qua Tòa án

- Con nợ trước tiên vẫn phải

chịu trách nhiệm trước tiên về

nhân thân do chủ nợ áp dụng

- Sau này, con nợ không phải

chịu trách nhiệm bằng nhân

thân mà bằng tài sản, tuy vẫn

còn những hình thức áp dụng

đối ới nhân thân con nợ và việc

bồi thường thiệt hại xuất hiện

kèm theo những cưỡng chế về

nhân thân Việc áp dụng bằng

nhân thân khiến cho mục đích

kinh tế của hai bên không được

– Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ

– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

– Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa

vụ là sự quy định của pháp luật về việc người nào vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc có hành vi trái pháp luật khác phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định như phải tiếp tục thực hiện nghĩa

vụ dân sự, bồi thường thiệt hại Nghĩa

vụ là một quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định Khi đã xác lập quan hệ nghĩa vụ với nhau, bên nghĩa vụ bị ràng buộc trách nhiệm bởi lợi ích của bên có quyền

Do đó, bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy

*Phân biệt vật quyền và trái quyền

Tiêu chí Quyền đối vật (vật quyền) Quyền đối nhân (trái quyền) Khái niệm - Vật quyền là quyền của người

có quyền bằng hành vi của

mình tác động trực tiếp lên vật

- Là quyền của một người được pháp yêu cầu một người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản đối

Trang 8

Tiêu chí Quyền đối vật (vật quyền) Quyền đối nhân (trái quyền)

mà không phụ thuộc vào hành

vi của người trung gian

- Gồm: chiếm hữu, sở hữu,

quyền đối với tài sản của người

khác

với mình

Bản chất - Có quyền tuyệt đối với tài sản,

chỉ tồn tại quan hệ giữa người

với tài sản Được chống lại bất

kì người nào cản trở việc thực

hiện quyền; không ai được tự ý

tước đi quyền của chủ thể đối

với tài sản, bất kì ai cũng phải

tôn trọng

- Có quyền tương đối với tài sản, bị hạn chế bởi sự thỏa thuận, chỉ tồn tại trong một thời hạn xác định Quyền bị phụ thuộc, chi phối bởi hành vi của người khác

Chỉ có quyền chống một hoặc một nhóm người xác định chỉ đối kháng với người tham gia quan hệ nghĩa vụ đó

Đối tượng - Là một vật xác định, chủ thể

quyền trực tiếp tác động lên vật

- Hành vi của người có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hay không thực hiện những hành vi xác định

Phạm vi - Vật quyền thuộc phạm vi của

chế định tài sản

- Trái quyền thuộc phạm vi của chế định nghĩa vụ

Chế độ pháp

- Các quy tắc chỉ định ứng xử

của chủ thể trong quá trình tác

động lên tài sản

- Người có vật quyền được tự

do thực hiện quyền của mình

đối với tài sản Đồng thời cũng

phải tôn trọng quyền và lợi ích

chính đáng của người khác, tự

chịu trách nhiệm với thiệt hại

mà mình gây ra với vật quyền

- Các quy tắc hành vi ứng xử của chủ thể trong quá trình tác động lên tài sản

- Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, thụ trái thực hiện

và người có trái quyền tiếp nhận việc tiến hành nghĩa vụ

Tính ưu việt - Chủ nợ nhận vật quyền trao

đổi sẽ được ưu tiên thu nợ so

- Trái quyền chỉ có giá trị với thụ trái và trái chủ Trong

Trang 9

Tiêu chí Quyền đối vật (vật quyền) Quyền đối nhân (trái quyền)

với các chủ nợ khác không có

vật quyền trao đổi

trường hợp có nhiều chủ nợ không có vật quyền bảo đảm cùng đến hạn trả nợ thì chủ nợ đến trước sẽ được ưu tiên, chủ

nợ đến sau có nguy cơ không thu được nợ Nếu chủ nợ đến cùng một thời điểm thì tài sản

sẽ được chia theo tỉ lệ nhất định (điều đó có nghĩa là chủ nợ sẽ không được nhận lại toàn bộ tài sản của mình)

II Cấu trúc của chế định nghĩa vụ

J.3.13.2: “Theo một cách khác thì nghĩa vụ được phân thành bốn loại: hợp đồng, chuẩn hợp đồng, dân sự phạm và chuẩn dân sự phạm”

1 Hợp đồng:

a Khái niệm:

- Hợp đồng là sự thống nhất của các bên tham gia, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ của các bên Hợp đồng là sự thể hiện ý chí của ít nhất hai bên tham gia giao kết hợp đồng

b Phân loại:

- Dựa vào hình thức hợp đồng, gồm có: hợp đồng thề, hợp đồng miệng, hợp đồng viết

- Dựa vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, gồm: hợp đồng thực tế, hợp đồng ưng thuận

- Dựa vào hiệu lực của hợp đồng, ta có hợp đồng song vụ và đơn vụ

c Nội dung hợp đồng:

- Mỗi thành tố cấu thành hợp đồng đều có vị trí và vai trò khác nhau Trong đó, các điều khoản cơ bản là điều không thể thiếu trong hợp đồng Ngoài ra, hợp đồng có thể có những phần cần thiết khác đối với từng loại hợp đồng riêng biệt Vay tiền-thời hạn vay là cần thiết (tháng, năm,…); lúc nào trả tiền? Những điều khoản này

Trang 10

là cần thiết nhưng nếu không có thì hợp đồng vẫn có nghĩa và có giá trị hiệu lực pháp lý (điều khoản thông thường)

- Trong cuộc sống thực tiễn phong phú và đa dạng, sẽ có rất nhiều điều kiện phát sinh đi kèm hợp đồng, điều đó sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý nhất định Những tình huống được các bên thỏa thuận là những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai Nếu có hậu quả pháp lý phát sinh phụ thuộc vào sự kiện được pháp luật quy định thì sự kiện đó không phải là sự kiện Nếu hợp đồng xác định một sự kiện, khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng phát sinh hiệu lực- hợp đồng với điều kiện phát sinh

d Thời hạn hợp đồng:

- Thời hạn là sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra trong thực tế, cũng có thể biết chính xác thời điểm xảy ra, có thể chỉ là ước định và cũng có thể là sự kiện chắc chắn xảy ra nhưng không biết chính xác khi nào sẽ xảy ra; trường hợp thời hạn liên quan đến điều kiện (A chuyển giao tài sản cho B khi A chết…)

e Mục đích hợp đồng

- Mục đích hợp đồng là lợi ích vật chất mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia hợp đồng đó Pháp luật La Mã quan tâm đến mục đích trực tiếp phát sinh từ hợp đồng mà vì nó các bên tham gia hợp đồng đã giao kết Có sự khác nhau giữa động cơ hợp đồng và mục đích hợp đồng Động cơ hợp đồng là nguyên nhân tác động lên chủ thể để chủ thể tham gia giao kết hợp đồng Mục đích hợp đồng không đạt được thì hợp đồng có thể bị vô hiệu nhưng không thỏa mãn động cơ hợp đồng thì không bị vô hiệu

f Ký kết hợp đồng

- Pháp luật La Mã thừa nhận nguyên tắc: Hợp đồng được ký kết trực tiếp, chính các chủ thể trong hợp đồng trực tiếp thực hiện và chỉ có hiệu lực với các chủ thể tham gia giao dịch

g Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp lý

+ Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp, có đầy đủ năng lực hành

vi dân sự

+ Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, không bị tác động từ bên ngoài

Trang 11

+ Thứ ba, nội dung của hợp đồng phải tuân theo pháp luật và đạo đức xã hội Nội dung của hợp đồng phải cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác lập nghĩa vụ cụ thể và khả thi

+ Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những quy định nhất định phù hợp với pháp luật đối với từng loại hợp đồng

2 Chuẩn hợp đồng (quan hệ pháp luật gần như hợp đồng):

a, Khái niệm:

- Chuẩn hợp đồng tức là quan hệ phát sinh từ các giao dịch pháp lý không có tính chất kết ước và các nghĩa vụ phát sinh từ đó được bảo đảm thực hiện như các nghĩa

vụ phát sinh từ hợp đồng

b Các dạng của chuẩn hợp đồng

- Hưởng lợi ích về tài sản mà không có căn cứ pháp luật

- Thực hiện công việc không có ủy thác: việc một người can thiệp vào công việc của người khác vì lợi ích của họ trong điều kiện giữa hai người không có hợp quyền ủy quyền

3 Dân sự phạm (hành vi trái pháp luật):

a Khái niệm

- Dân sự phạm là hành vi có ý thức (cố ý hoặc vô ý) của một người nhằm gây thiệt hại về thân thể hoặc tài sản đến người khác Trong trường hợp người gây thiệt hại không có ý định xác lập nghĩa vụ đối với người bị thiệt hại thì nghĩa vụ đó được xác lập ràng buộc bởi luật

b Phân loại

- Hành vi xâm phạm thân thể: hành vi một người gây thiệt hại cho người khác về phương diện thân thể vật lý hoặc tinh thần

- Hành vi xâm phạm tài sản: chiếm đoạt tài sản của người khác (khách thể bị xâm phạm là sản nghiệp chứ không phải nhân thân)

- Hành vi chiếm đoạt tài sản có vũ lực: Hành vi sử dụng vũ lực để nhằm chiếm đoạt tài sản

- Hành vi gây thiệt hại về tài sản: Hành vi một người gây thiệt hại về tài sản cho người khác nhưng không thu lại được lợi ích, vật chất từ hành vi đó

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:13

w