Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
Trang 1MỤC LỤC
Trang
ĐỀ BÀI SỐ 6 1
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2
1 A, B, C phạm tội gì? 2
2 M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì? Tại sao? 5
KẾT LUẬN 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
Trang 2ĐỀ BÀI SỐ 6
A, B, C bàn nhau tìm kiếm tiền bằng cách tổ chức trò chơi đỏ đen trên xe khách liên tỉnh Ngày 20 tháng 1 năm 2008 chúng giả làm hành khách đi xe trên tuyến Hà Nội – Vinh và dụ dỗ hành khách cùng chơi Sau một vài ván biểu diễn thử trò chơi làm cho hành khách trên xe tò mò và thấy dễ thắng mà tham gia, chúng đã
dụ được M và N tham gia trò chơi Khi thấy M đặt cược 5 triệu đồng, chúng dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng Để tìm cách gỡ lại số tiền bị mất, M tiếp tục đặt cược 3 triệu đồng và lại thua
Hỏi:
1 A, B, C phạm tội gì?
2 M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì? Tại sao?
Trang 3
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 A, B, C phạm tội gì?
Căn cứ vào tình huống trên thì chúng ta có thể xác định hành vi của A, B, C thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Khoản 1 Điều 139 BLHS năm 1999
“1 Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc
đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Theo quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật để người chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp về tài sản tin
mà giao cho người phạm tội và chiếm đoạt tài sản đó Như vậy, hành vi của A, B, C thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Biểu hiện
cụ thể như sau:
* Khách thể của tội phạm:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm hại đến quan hệ sở hữu mà không xâm hại đến quan hệ nhân thân, đây là điểm khác biệt với một số tội có tính chiếm đoạt khác
Ở đây, A, B, C chỉ nhằm mục đích “kiếm tiền” nên chỉ xâm hại đến quan hệ sở hữu
của người khác Đối tượng mà A, B, C hướng tới là tài sản của hành khách (cụ thể trong tình huống trên là tiền của hành khách trên xe)
* Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan:
Về hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS năm 1999) thì hành vi phạm tội gồm hai hành vi khác nhau Đó là: hành vi lừa dối và hành
vi chiếm đoạt, giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó hành
Trang 4vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật
Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm việc chiếm đoạt
Trong tình huống trên, hành vi của A, B, C đó là:“ tổ chức trò chơi đỏ đen
trên xe khách dụ dỗ dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng ” Rõ ràng, việc
tổ chức trò chơi đỏ đen dễ thắng là hành vi lừa dối nhằm làm cho hành khách tin đó
là sự thật rằng có thể thắng một cách dễ dàng Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra
những thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật bằng những cách thức thủ đoạn khác nhau (ngôn ngữ, đưa ra các giấy tờ giả mạo, giả danh ) làm cho người chủ tài sản tin đó là sự thật sau đó người chủ tài sản tự nguyện giao tài sản của mình cho người có hành vi gian dối
Ba tên A, B, C đã thực hiện hành vi gian dối bằng cách biểu diễn thử trò chơi làm cho hành khách trên xe tò mò và thấy dễ thắng mà tham gia nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của những người tham gia chơi
Hành vi A, B, C “dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng”là một hành vi
lừa dối bằng cách dùng thủ đoạn tráo bài có thể thấy đây là hành vi đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để chiếm đoạt tài sản của M
Về hành vi chiếm đoạt, trong tình huống trên tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản, do đó hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt phải là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối Cụ thể:
Vì A, B, C dùng thủ đoạn tráo bài để dành phần thắng, do đó M đã tin rằng A,
B, C thắng dẫn đến việc giao nhầm tổng số tài sản là 8 triệu đồng cho chúng
Hành vi dùng thủ đoạn để tráo bài dành phần thắng của A, B, C chứng tỏ rằng không thỏa mãn dấu hiệu hành vi của tội đánh bạc (Điều 248 BLHS năm 1999) vì: về
Trang 5vào trò chơi đỏ đen trong đó người thắng được nhận một khoản lợi ích vật chất từ người thua hoặc người tổ chức và chỉ được coi là trò chơi khi việc thắng thua phụ thuộc vào khả năng của người chơi hoặc do ngẫu nhiên Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa tội đánh bạc và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Còn trường hợp này,
về hình thức giống như trò chơi nhưng việc thắng thua lại hoàn do một phía nhóm A,
B và C quyết định bằng việc đánh tráo bài nên đây không phải là trò chơi cờ bạc mà
là thủ đoạn gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Cho nên, hành vi của A, B và
C không phạm tội đánh bạc theo Điều 248 BLHS năm 1999 mặc dù số tiền đã thỏa mãn dấu hiệu của tội đánh bạc
Hành vi trên của A, B, C cũng không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội tổ chức đánh bạc (Điều 249 BLHS năm 1999) vì: tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kì hình thức nào Nhưng trò chơi đỏ đen mà A, B, C tổ chức không phải
là đánh bạc như đã lập luận nên không cấu thành tội tổ chức đánh bạc
Hậu quả của tội phạm: M thiệt hại về tài sản tổng trị giá là 8 triệu đồng do bị A,
B, C lừa dối, chiếm đoạt
* Về chủ thể của tội phạm:
Tuy trong tình huống không nêu rõ tuổi và năng lực TNHS của A, B, C nhưng trong phạm vi bài này ta chỉ xét A, B, C là người bình thường đều đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo Luật định
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của A, B, C khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp; A, B, C đã hành
động để phạm tội Hành động của bọn chúng là có lý trí và có ý chí về lý trí A, B, C đều có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình Cả 3 tên A, B, C đều biết mình có hành vi lừa dối và về ý chí đều mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm được tài sản của hành khách trên xe, cụ thể ở trong tình huống trên nạn nhân của hành vi lừa dối là M và N
Trang 6Mục đích là chiếm đoạt tài sản, biến tài sản của người khác thành tài sản của
mình; chúng cùng “bàn nhau kiếm tiền” là việc đã được xác định ngay từ trước khi
thực hiện hành vi
A, B, và C cùng cố ý thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Vì vậy, A, B, C trong tình huống trên là đồng phạm
Tóm lại, Hành vi của A, B, C thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản theo Khoản 1 Điều 139 BLHS năm 1999 và thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2 M và N có phạm tội không? Nếu phạm tội thì là tội gì? Tại sao?
Qua các tình tiết được mô tả trong tình huống, thì M và N mặc dù là nạn nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999) do A, B,
C thực hiện nhưng căn cứ vào hành vi tham gia trò chơi đỏ đen được thua bằng tiền
và Điều 248 BLHS năm 1999 thì có thể khẳng định M, N có phạm tội, đó là tội đánh bạc theo Khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999 Vì:
- Đánh bạc là tham gia trò chơi được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kì hình thức nào
- Hành vi của M và N thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc
Khoản 1 Điều 248: Tội đánh bạc quy định:
“1 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của
Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
ba tháng đến ba năm”
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm: hành vi đánh bạc của M và N đã xâm
phạm đến trật tự công cộng; nếp sống văn minh, sự ổn định, tính có kỉ luật và tính
Trang 7Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm:
Về mặt pháp lý, tôi đánh bạc được hiểu là hành vi dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để giải quyết việc được, thua trong các trò chơi
Hành vi khách quan: hành vi của M và N là đánh bạc trái phép Cụ thể là
tham gia vào trò chơi đỏ đen và giải quyết việc được, thua bằng tiền trong đó người thắng được nhận một khoản lợi ích vật chất từ người thua hoặc người tổ chức Theo luật thì người có hành vi đánh bạc dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hoặc hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có các trò chơi bất hợp pháp mới bị coi là hành vi đánh bạc Ở trường hợp của M và N là hành
vi bất hợp pháp nên thỏa mãn dấu hiệu của tội đánh bạc
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cũng không phải là dấu hiệu định khung hình phạt mặc dù hành vi đánh bạc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội Ở đây, hậu quả là M đã bị
“thua” 8 triệu đồng
Dấu hiệu khách quan khác: mặc dù điều luật không quy định hậu quả là dấu
hiệu bắt buộc nhưng lại quy định giá trị tiền hay hiện vật dùng đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của tội này Điều này có ý nghĩa lớn trong quá trình định tội danh vì nếu có hành vi đánh bạc mà giá trị tiền hay hiện vật dùng đánh bạc có giá trị được xác định chưa đủ lớn như điều luật dự liệu mức tối thiểu thì chưa cấu thành tội đánh bạc Trong tình huống này, M đã bị “thua” 8 triệu đồng, lớn hơn mức hai triệu đồng quy định tại khoản 1 Điều 248 BLHS, do đó nó thỏa mãn dấu hiệu pháp lý này của tội đánh bạc
Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội: M và N phạm tội với lỗi cố ý M, N có lỗi bởi hành vi của M, N là kết quả sự lựa chọn của M, N trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác Về lý trí M, N có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình bởi đây là hành vi đánh bạc bất hợp pháp và M, N có thể thấy trước được hậu quả xảy ra
Trang 8Mục đích phạm tội của M và N là nhằm kiếm lợi.
Như vậy, căn cứ vào hành vi của M và N tham gia trò chơi đỏ đen bất hợp pháp được thua bằng tiền và Điều 248 BLHS năm 1999 cùng một số văn bản hướng dẫn khác thì M và N đã phạm tội đánh bạc theo Khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999
Thứ tư, về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội đánh bạc không phải là chủ thể đặc biệt mà chỉ cần là chủ thể thường đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự Ở đây, ta coi như
M và N đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định về tội đánh bạc
KẾT LUẬN
Như vậy, qua các tình tiết nêu trong tình huống và căn cứ vào các Điều 139, Điều 248, và Điều 249 và một số điều khác của BLHS năm 1999 cùng các văn bản hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999 ta thấy rằng: A, B, C là đồng phạm phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Khoản 1 Điều 139; còn M và N phạm tội đánh bạc theo khoản 1 Điều 248 BLHS năm 1999 Qua việc định tội danh cho các đối tượng trong tình huống nêu trên thấy được nạn nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ bị thiệt hại về tài sản mà còn có thể bị xử lí về hình sự nếu bị lừa dối rồi thực hiện hành vi trái pháp luật Đây là một trong những thủ đoạn
mà người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng tâm lý hám lợi của nạn nhân
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập 1 & 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội, 2009
2 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
3 Lê Đăng Doanh, Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009
4 Đinh Văn Quế, Chánh án tòa hình sự TANDTC, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm (trọn bộ 10 tập), tập II & IX, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006
5 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, “Mô hình Luật Hình sự Việt Nam”, Nxb.CAND,
Hà Nội, 2008
6 http: //www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com
7 http: //www.laws.gov.vn