Trong thời gian chung sống, hai người có với nhau 4 người con chung là anh C, anh D, anh E và chị K.. Tuy nhiên cuộc sống gia đình liên tục xảy ra sóng gió vì giữa ông A và bà X tồn tại
Trang 1Bài tập cá nhân tuần 2 Luật Dân sự module 1 - Xây dựng một tình huống về thừa kế
Đề bài: Xây dựng một tình huống về thừa kế phù hợp với những kết quả phân chia di sản mà Tòa án đã quyết định dưới đây:
Chia di sản của A:
A = 960.000.000 đồng : 2 = 480.000.000 đồng
A = 560.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 550.000.000 đồng
M = B = 550.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 61.111.000 đồng
C = D = E = K = 427.778 000 đồng : 4 = 106.944.000 đồng
Bài làm:
1 Xây dựng tình huống:
Ông A và bà X kết hôn với nhau năm 1985 Trong thời gian chung sống, hai người có với nhau 4 người con chung là anh C, anh D, anh E và chị K Tuy nhiên cuộc sống gia đình liên tục xảy ra sóng gió vì giữa ông A và bà X tồn tại nhiều mâu thuẫn Năm 2005, sau 20 năm chung sống, ông A và bà X quyết đinh ly hôn Bà X dự định sau khi ly hôn sẽ ra nước ngoài làm ăn cùng bạn nên không đủ khả năng để mang theo và chăm sóc bất cứ người con nào Theo thỏa thuận giữa hai người cùng sự đồng ý của toàn án, ông A được quyền nuôi cả 4 người con Năm 2007, ông
A dùng số tài sản của mình góp vốn làm ăn chung với bà Y theo tỉ lệ mỗi người 50% Ngày 14/6/2009, ông A qua đời do bệnh nặng, để lại di chúc truất quyền thừa kế của bố mẹ đẻ là ông
M, bà B, đồng thời để lại toàn bộ di sản cho 4 người con là anh C, anh D, anh E, chị K, mỗi người 1/4 di sản của ông Khi ông A qua đời, ông bà M, B đứng ra mai táng cho ông hết
10.000.000 đồng Ít lâu sau đó, mâu thuẫn giữa ông bà M, B với các cháu diễn ra sâu sắc Qua
sự kiện trên, ông M có đơn yêu cầu tóa án nhân dân quận Z chia thừa kế di sản của ông A Tòa án xác định được
- Tài sản chung theo phần của ông A với bà Y là 960.000.000 đồng
- Tài sản riêng từ thu nhập của ông A là 80.000.000 đồng
2 Giải quyết tình huống:
Trang 2Sự kiện ông A chết được coi là sự kiện pháp lý làm nảy sinh quan hệ pháp luật về thừa kế giữa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Theo quy định của pháp luật, di sản của ông A được xác định trong khối tài sản chung theo phần với bà Y theo tỉ lệ mỗi người 50%, vậy di sản của ông A bằng:
A = 960.000.000 đồng : 2 = 480.000.000 đồng
Tổng di sản của ông A gồm phần xác định từ tài sản chung với bà Y là 480.000.000 đồng và tài sản riêng từ thu nhập của ông A có 80.000.000 đồng Vậy di sản của ông A có:
A = 480.000.000 đồng + 80.000.000 đồng = 560.000.000 đồng
Theo quy định tại điều 683 BLDS 2005 thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết Vậy phần di sản của ông A được xác định từ tài sản chung và tài sản riêng còn lại sau khi đã trừ đi mai táng phí là:
A = 560.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 550.000.000 đồng
Ông A qua đời để lại di chúc cho 4 người con, mỗi người được hưởng 1/4 di sản Theo đó, phần tài sản mỗi người con được hưởng là:
C = D = E = F = 550.000.000 : 4 = 137.500.000 đồng
Đồng thời theo di chúc, ông A truất quyền thừa kế của ông bà M, B nhưng theo quy định tại Điều
669 BLDS 2005 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì ông M và
bà B mỗi người vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 phần của một người thừa kế theo pháp luật Vậy phần tài sản ông M, bà B được hưởng là:
M = B = 550.000.000 đồng : 6 x 2/3 = 61.111.000 đồng
Sau khi đã xác định được phần tài sản của ông M và bà B được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, phần di sản còn lại của ông A được chia theo di chúc cho 4 người con ông, mỗi người được hưởng một phần bằng nhau theo như ông A đã định đoạt trong di chúc
Vậy, C = D = E = K = (550.000.000 đồng – 61.111.000 đồng x 2) : 4 = 427.778.000 đồng : 4 = 106.944.000 đồng
3 Nhận xét:
Theo sự kiện trên, ông A để lại toàn bộ tài sản cho các con, mỗi người được hưởng môt phần
Trang 3bằng nhau, vậy theo di chúc mỗi người con được hưởng 137.500.000 đồng Ông A tuy truất quyền thừa kế tài sản cho ông M và bà B nhưng do ông bà M, B là bố mẹ đẻ của ông A cho nên vẫn được hưởng di sản theo quy định tại điều 669 BLDS 2005 và phần của ông M, bà B được hưởng bằng 2/3 phần của một người thừa kế theo pháp luật Theo cách tính trên, ông M và bà B mỗi người được hưởng 61.111.000 đồng Phần của ông M và bà B được lấy từ phần tài sản được hưởng của anh C, D, E và chị K, do vậy các con của ông A mỗi người chỉ được hưởng 106.944.000 đồng
Qua cách giải quyết tình huống đặt ra có thể nhận thấy, quyền định đoạt của ông A trong di chúc
bị hạn chế theo quy định tại điều 669 BLDS 2005