Trong đó có một số trường hợp về quyền thừa kế, có những di chúc bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần thì phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo quy định của pháp
Trang 1Bài tập học kỳ Dân sự 1 - Một số vấn đề về người không được quyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự
Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật Dân sự 1
Quan hệ về thừa kế là một trong những quan hệ quan trọng trong nhóm quan hệ tài sản của luật dân sự Pháp luật Việt Nam ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền thừa kế của công dân, trong đó
có quyền định đoạt di sản của mình cho những người còn sống và quyền được thừa kế Chế định về quyền thừa kế là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự năm 2005 được Quốc hội khóa 11 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 Trong những năm gần đây, số vụ việc tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp cao Bởi vậy, nghiên cứu chế định thừa kế có ý nghĩa sâu sắc về lý luận và đời sống thực tế Trong đó có một số trường hợp về quyền thừa kế, có những di chúc bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần thì phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu sẽ được chia theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan Theo đó, có một số trường hợp pháp luật tước quyền hưởng di sản của cá nhân, họ là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin phép được chọn đề tài số 23: “Một số vấn đề về người không được quyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật dân sự” làm đề tài cho bài tập lớn học kì của mình
NỘI DUNG
I Định nghĩa người không được quyền hưởng di sản
Người không được hưởng di sản hay người bị tước quyền hưởng di sản được quy định trong Điều 643 BLDS 2005 gồm cả người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc Đó là những người đáng lẽ được hưởng di sản vì theo quy định của pháp luật vì họ là người thừa kế của người để lại di sản hoặc đã được người lập di chúc cho họ hưởng di sản nhưng những người này lại có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản theo pháp luật cũng như theo di chúc
II Các trường hợp không được quyền hưởng di sản và hậu quả pháp lý tương ứng
1 Điểm a khoản 1 điều 643 BLDS: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trong danh dự, nhân phẩm của người đó
Trang 2Căn cứ pháp lý để tước quyền hưởng di sản của những người thừa kế khi họ có những hành vi nằm trong điểm a khoản 1 điều 643 BLDS phải là một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật Nghĩa là cho dù người thừa kế có hành vi nói trên nhưng không bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn hoàn toàn có quyền hưởng di sản Với mục đích có những quyết định chính xác những người có hành vi được nói đến ở trên không được hưởng di sản thì trong từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định rõ những vấn đề:
• Về hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản
Theo điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS thì hành vi cố ý giết người để lại di sản được hiểu là hành
vi cố ý tước đoạt tính mạng người để lại di sản một cách trái pháp luật, đồng thời cần phải phân biệt với hành vi tước đoạt tính mạng của người để lại di sản nhưng trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết… Người có hành vi cố ý giết người để lại di sản và đã bị kết án về hành vi đó thì không có quyền hưởng di sản Tuy nhiên, nếu họ vô ý làm thiệt hại đến tính mạng của người để lại di sản và dù đã bị kết án hình sự có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn không bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản Pháp luật tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân tuy nhiên nếy người nào có hành vi trái pháp luật thì tư cách chủ thể trong một số quan hệ sẽ bị hạn chế hoặc bị tước theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên, ta có một câu hỏi ở đây là: Hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản ở đây phải là hành vi được thực hiện một cách trái pháp luật (để phân biệt với những hành
vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp thi hành pháp luật) Vì những lí do đó, liệu trong những trường hợp trên thì việc xem xét hình thức lỗi của người có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người để lại di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định người đó có được hưởng di sản hay không?
• Về hành vi ngược đãi, vi phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản
Định nghĩa về ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản
là những đối xử trái pháp luật, trái đạo đức thường được thực hiện qua các hành động như: chửi mắng, nhục mạ, bỏ mặc, bỏ đói, tra tấn… hay bất cứ hành vi trái đạo đức nào làm cho người để lại di sản tổn thương, tủi nhục về mặt tinh thần, danh dự cũng như bị hành hạ dã man dẫn tới những đau đớn thể xác
Trang 3Dẫu vậy, pháp luật định nghĩa hành vi ngược đãi thế nào thì được coi là vi phạm nghiêm trọng thì pháp luật dân sự Việt Nam chưa quy định và giải thích cụ thể bằng văn bản Theo pháp luật quy định thì người có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản khi hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng khi những hành vi nói trên thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án thì hành vi đó đã hàm chứa trong đó tính chất nghiêm trọng Các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết việc thừa kế trong trường hợp này không cần xác định tính nghiêm trọng của các hành vi đó nữa mà có quyền tuyên bố những người có hành vi đó không được quyền hưởng di sản ngay lập tức
2 Điểm b khoản 1 điều 643 BLDS: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Theo điểm b khoản 1 Điều 643 BLDS, người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người
để lại di sản cũng sẽ không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật di sản của người được nuôi dưỡng Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản còn sống Việc chăm sóc, nuôi dưỡng giữa các cá nhân không chỉ là nghĩa vụ luật định mà nó còn thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta Quan hệ nuôi dưỡng phổ biến nhất là quan hệ giữa những người trong gia đình giữa cha mẹ - con cái, giữa vợ
- chồng, anh chị em ruột với nhau, ông bà nội ngoại với các cháu…Vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau khi một bên không có khả năng lao động hay kể cả khi đã li hôn thì một bên vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên kia khi có yêu cầu và được tòa án chấp nhận
Theo Điều 152 BLHS: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà
cố ý từ chối hoặc chốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm” Điều đó nghĩa là những người vi phạm điều này sẽ vừa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình vừa bị tước quyền hưởng thừa kế theo pháp luật dân sự
Người bị coi là có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng là người được pháp luật hôn nhân và gia đình xác định là có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng họ không thực hiện nghĩa vụ đó Theo quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (LHNGĐ 2000) thì người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại di sản trong những trường hợp sau:
Trang 4a Người để lại thừa kế là cha, mẹ của họ:
Khoản 2 điều 36 LHNGĐ 2000: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”
Nghĩa là bổn phận và nghĩa vụ của con cái là phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, bất kể tình trạng kinh tế và sức khỏe của cha mẹ như thế nào Do đó, nếu con cái không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp thì khi cha, mẹ chết, theo pháp luật đương nhiên người con đó không được hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ theo pháp luật và kể cả nếu cha, mẹ có di chúc lại cho người con đó được hưởng di sản thừa kế của cha,
mẹ thì pháp luật cũng tước đi quyền hưởng di sản đó
b Người để lại thừa kế là con của họ:
Cha mẹ chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình (khoản 1 điều 36 LHNGĐ 2000) Do đó, cha mẹ luôn là người thừa kế theo luật đối với di sản do con để lại Tuy nhiên, cha mẹ sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với
di sản của con nếu cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con khi người con đó trong tình trạng nêu trên
Tương tự như vậy, một người khi đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc trên 15 tuổi nhưng có
sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ có thể lập di chúc để định đoạt tài sản Do đó, cha
mẹ có thể là người thừa kế theo di chúc của con trong ba trường hợp sau: con đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, con đã tròn 15 tuổi, con đã thành niên nhưng tàn tật (không mất năng lực hành vi dân sự) lập di chúc và chỉ định cha, mẹ là người thừa kế di sản của người con đó Trong đó, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong hai trường hợp là: con đã tròn 15 tuổi hoặc con đã thành niên nhưng tàn tật (không mất năng lực hành vi dân sự) Như vậy, chỉ có thể tước quyền hưởng di sản theo di chúc của cha, mẹ đối với di sản thừa kế của con nếu họ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con trong hai trường hợp đã nêu
c Người để lại thừa kế là anh, chị hoặc em của họ:
Trang 5Điều 48 LHNGĐ 2000: “Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”
Theo như điều luật trên, trong trường hợp anh chị hoặc em của người để lại di sản không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng với người để lại di sản trong trường hợp nêu trên thì họ không có quyền được thừa kế di sản do anh, chị hoặc em họ để lại theo di chúc lẫn pháp luật (chỉ trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai sống)
d Người để lại thừa kế là ông, bà của họ:
Khoản 2 điều 47 LHNGĐ 2000 “Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại”
Như vậy, nếu người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật là cháu mà không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà thì họ không có quyền hưởng di sản do ông bà để lại Cũng như phải có bổn phận kính trọng, chăm sóc ông bà Điều này cũng có ý nghĩa tương đương như điều 48 LHNGD 2000
e Người để lại thừa kế là cháu của họ:
Khoản 1 điều 47 LHNGĐ 2000 quy định: “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 48 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu”
Trong trường hợp này, khi mà người để lại di sản là cháu và ở tình trạng trên mà ông, bà là người thừa kế nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu thì họ sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế của cháu Tuy nhiên em cũng xin được nói thêm là trong thực tế có những trường hợp cháu có đủ năng lực hành vi dân sự để lập di chúc và trong di chúc đó, ông, bà là người được chỉ định hưởng di sản thừa kế nhưng sau đó vì những lí do khách quan lẫn chủ quan mà người cháu lại lâm vào tình trạng cần được nuôi dưỡng và ông, bà là người có nghĩa
vụ đó nhưng lại không thực hiện thì ông, bà cũng không được hưởng di sản theo di chúc của cháu theo pháp luật đã quy định tại khoản 1 điều 47 LHNGĐ 2000
Trang 6f Người để lại thừa kế là vợ hoặc chồng của họ:
LHNGĐ 2000 không xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ chồng mà chỉ xác định nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau sau khi họ ly hôn Trong trường hợp vợ chồng đã được tòa án cho ly hôn bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người kia không còn là người thừa kế theo pháp luật của người chết nữa, nhưng họ vẫn có thể là người thừa kế theo di chúc Trong trường hợp này, nếu sau khi ly hôn, người còn sống (chồng hoặc vợ) có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại di sản theo di chúc mà vi phạm nghĩa vụ đó thì cũng sẽ bị tước quyền hưởng di sản theo di chúc
3 Điểm c khoản 1 điều 643 BLDS: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng:
Đối với điểm c của khoản 1 Điều 643 thì người mà có hành vi “cố ý” xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Ở đây, người thừa kế khác được hiểu là những người thừa kế cùng hàng với người có hành vi
vi phạm hoặc là người thừa kế khác hàng nhưng bắt buộc người có tính mạng bi xâm phạm phải
là người thừa kế ở hàng thừa kế liền trên với người có hành vi xâm phạm và những người đó không có người thế vị Cũng chỉ có thể tước quyền hưởng di sản của người thừa kế khi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác của họ là hành vi cố ý và đã bị tòa án kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ là nếu người nào chỉ vô ý làm chết người thừa kế khác hoặc cố ý xâm phạm nhưng không phải với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thì không chịu sự ràng buộc bởi quy định này
4 Điểm d khoản 4 điều 643 BLDS: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Vì di chúc là sự thế hiện ý chí của người có di sản nên được pháp luật Việt Nam tôn trọng
và bảo vệ ý chí của người lập di chúc Việc lập di chúc là việc làm nhân văn, không chỉ thể hiện tình cảm và nguyện vọng của chúng ta trước lúc qua đời mà còn tránh cho những người thân thích còn sống phát sinh những mâu thuẫn không đáng có Một di chúc được coi là hợp pháp phải hội đủ các điều kiện sau đây: (i) người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di
Trang 7chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; (ii) nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức
xã hội; và (iii) hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật Di chúc phải được lập thành văn bản, hoặc có thể di chúc miệng trong các trường hợp đặc biệt
Sự tự do về mặt ý chí trong khi lập di chúc của người có tài sản là một quyền được pháp luật bảo hộ Do đó, những hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp luật và những người này rất có thể sẽ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản Theo điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS có thể thấy:
Người có hành vi giả mạo di chúc được hiểu là người có hành vi mạo danh người để lại di chúc, lập một bản di chúc không theo ý chí của người để lại di sản hoặc làm cho những người thừa kế khác tưởng rằng người chết có để lại di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản Người thực hiện hành vi này có thể là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản,
có thể là người ngoài diện thừa kế theo pháp luật và có tên trong di chúc được lập do lừa dối mà
có được Với trường hợp thứ nhất, người thực hiện hành vi lừa dối là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thì dĩ nhiên tòa án sẽ tuyên bố tước bỏ quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của người đó với di sản của người chết Ở trường hợp còn lại, người thực hiện hành
vi lừa dối là người ngoài diện thừa kế theo pháp luật và có tên trong di chúc thì tòa án sẽ tuyên
di chúc vô hiệu và di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật
Hành vi cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc là hành vi tác động đến tâm lý, tinh thần của người để lại di sản buộc họ phải lập một di chúc để định đoạt di sản của mình trái với ý nguyện đích thực của họ
Hành vi sửa chữa di chúc là hành vi của một người trong việc thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung của di chúc với mục đích nhằm hưởng phần di sản nhiều hơn so với phần di sản mà người lập di chúc định đoạt cho mình hoặc nhằm hưởng toàn bộ di sản của người lập di chúc
Người có hành vi giả mạo di chúc được hiểu là người có hành vi lập một di chúc mạo danh người để lại di sản khiến cho những người khác tưởng lầm rằng người chết có để lại di chúc (mặc dù người chết không hề để lại di chúc) nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với
ý chí của người để lại di sản
Hủy di chúc là hành vi của người đã tiêu hủy di chúc của người để lại di sản làm cho những người thừa kế khác tưởng rằng người chết không để lại di sản hoặc theo mong muốn có lợi cho người có hành vi hủy di chúc đó
Tuy nhiên, pháp luật luôn luôn tôn trọng ý chí của người để lại di sản, cụ thể, theo khoản 2 Điều
643 BLDS thì những người có hành vi vi phạm vẫn có thể được hưởng di sản theo di chúc nếu
Trang 8người để lại di sản biết hành vi của họ mà vẫn thể hiện ý chí là cho những người này được hưởng trong di chúc
Theo quy định này pháp luật Việt Nam đã thể hiện rõ sự nhân đạo và phù hợp với truyền thống của nhân dân ta, giúp cho những người có hành vi vi phạm thấy được sự nhân ái của người để lại di sản mà tự mình sửa chữa, cải tạo để trở thành một công dân tốt
III Thực tiễn áp dụng điều 643 BLDS và một số tranh chấp thực tế liên quan đến người không được hưởng di sản theo pháp luật
1 Thực tiễn về vấn đề thừa kế liên quan đến người không có quyền hưởng di sản
Trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp con cháu vi phạm nghĩa vụ đạo lý đối với cha mẹ, ông bà…Vì vậy cần phải hạn chế quyền lợi của những người có hành vi vi phạm đó, những người này bị pháp luật tước quyền thừa kế di sản (Điều 643 BLDS năm 2005) Quy định này hoàn toàn phù hợp với đạo lí, phong tục tập quán của nhân dân ta Tuy nhiên, trong điều luật trên vẫn còn tồn tại những nội dung chưa đầy đủ, chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụng giải quyết các tranh chấp về thừa kế giữa các tòa án không thống nhất giữa các tòa án
Việc áp dụng các trường hợp người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật có một số vấn đề sau:
Theo điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS, điều kiện tiên quyết là người có hành vi vi phạm phải bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật Do vậy nếu người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kết án vê hành vi “cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiên trọng danh dự nhân phảm của người đó” thì không chịu sự điều chỉnh của điều luật này
Theo điểm b khoản 1 Điều 643 BLDS, nghĩa vụ nuôi dưỡng phải được pháp luật quy định một cách chính thức chứ không phải nghĩa vụ đạo đức thuần túy Vi phạm nghĩa vụ phải có tính chất nghiêm trọng, thực tiễn xét xử cho thấy việc đánh giá lại hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của thẩm phán Điều này làm mất đi sự khách quan của pháp luật
Theo nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Tòa án nhân dân tối cao, để ngăn ngừa tình trạng tùy tiện Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích việc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng là “Có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng mà không thực hiện làm cho người cần
Trang 9được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở, nguy hiểm đến tính mạng” Ngoài ra sự việc còn phải được diễn ra trong khoảng thời gian 3 năm trước khi thừa kế được mở Từ đó có thể thấy, việc quy định điều luật này chủ yếu mang ý nghĩa đạo lí bởi lẽ đơn giản là khi một người đã phải phụ thuộc vào người khác khi còn sống khó có thể để lại tài sản giá trị hay quan trọng khi chết đi
Cơ sở để áp dụng các quy định của pháp luật theo điểm c khoản 1 Điều 643 BLDS là phải chứng minh được động cơ phạm tội của người có hành vi vi phạm tức là việc vi phạm phải nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế có tính mạng bị xâm phạm đáng lẽ được hưởng nếu còn sống
Thứ nhất, hành vi vi phạm phải được xảy ra trước thời điểm mở thừa kế Sau khi thừa kế được
mở mỗi người thừa kế trở thành chủ sở hữu phần tài sản thừa kế của mình, nếu một người thừa kế chết thì phần di sản mà đáng lẽ khi còn sống họ được hưởng sẽ do người thừa kế thế vị của họ hưởng (Điều 677 BLDS), trường hợp người chết không có người thừa kế thế vị hoặc phần di sản thừa kế của họ được định đoạt bởi một bản di chúc có hiệu lực pháp luật và người
“cố ý tước đoạt tính mạng người thừa kế” cũng nằm trong số những người có quyền hưởng thừa kế của người bị giết thì trường hợp này sẽ áp dụng điểm a khoản 1 Điều 643 Việc áp dụng nguyên tắc này chỉ được áp dụng trong trường hợp người vi phạm hành động với mục đích làm tăng phần thừa kế của mình một cách “trực tiếp” trong phần di sản mà họ và người có tính mạng
bị xâm phạm có quyền thừa kế chung
Thứ hai, trong mỗi một vụ án, động cơ phạm tội phải được ghi nhận trong bản án kết án của người có hành vi vi phạm Sẽ không hợp lí nếu kết án một người có ý định chiếm đoạt một tài sản không tồn tại vào thời điểm phạm tội và cả ở thời điểm xét xử mà chỉ có thể được tuyên sau khi đã mở thừa kế, vì lí do này mà bản án sẽ không thể tuyên trước khi mở thừa kế
Thứ ba, hành vi vi phạm thường chỉ xảy ra đối với những người thừa kế có quyền hưởng di sản theo pháp luật, ít khi xảy ra đối với những người được chỉ định trong di chúc Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ như khi một người biết được nội dung của di chúc là để lại toàn bộ
di sản cho hai người thừa kế cùng hàng là người đó và một người nữa (trường hợp chỉ có hai người này là hai người thừa kế duy nhất ở hàng đó) thì một người có thể xâm phạm tính mạng người thừa kế kia với mục đích chiếm một phần di sản hoặc toàn bộ di sản nếu người thừa kế kia không có người thế vị
Trang 10VD: A có hai người con là B và C B có con là D A chết có để lại di chúc cho B và C mỗi người một nửa di sản của mình C biết được việc đó trước khi A chết nên đã giết B nhằm chiếm đoạt một phần di sản thừa kế của B mà đáng lẽ nếu còn sống thì B sẽ được hưởng Phần di chúc có liên quan đến B sẽ bị vô hiệu, theo đó sẽ được chia lại theo pháp luật cho những người có quyền hưởng là C và B, nhưng do B đã chêt trước A nên phần di sản đó sẽ do con của B là D hưởng theo nguyên tắc thừa kế thế vị (D chỉ được hưởng ½ di sản mà B đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, C được hưởng ½ di sản của A và thêm ½ phần di sản mà nếu còn sống B sẽ được hưởng) trong trường hợp trên, nếu B không có con thì C sẽ được hưởng toàn bộ di sản của A
Theo điểm d khoản 1 Điều 643 BLDS, các hành vi như sử dụng di chúc giả, giấu giếm di chúc, làm giả di chúc… nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý muốn của người lập di chúc có thể được xử lí theo nguyên tắc áp dụng tương tự Nhưng nếu người lập di chúc bị cưỡng ép hoặc ngăn cản trong trong khi lập di chúc thì người đó có thể sử dụng quyền truất quyền hưởng di sản của người đó hoặc có thể lập một bản di chúc khác theo ý chí của mình, bản di chúc lập sau cùng mới là bản được dùng làm căn cứ phân chia tài sản Còn nếu việc cưỡng ép hoặc ngăn cản có dấu hiệu của bạo lực nghiêm trọng thì có thể áp dụng theo điểm a khoản 1 Điều 643 BLDS
2 Một số tranh chấp thực tế
Vụ án tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở tại Trần Cao Vân, thành phố Đà Nẵng
Năm 1955, Vợ chồng Ông Võ Văn Khôi bà Bùi Thị Út, sống tại Cầu Đỏ, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Có hai con là bà Võ Thị Xuân và bà Võ Thị Hương Năm 1970, ông Khôi sống chung với
bà Nguyễn Thị Liễu và có 2 người con là Nguyễn Thị Thu và Võ Ngọc Thanh
Ngôi nhà số 189 (số mới) 79 (số cũ) Trần Cao Vân - Đà Nẵng hiện ông Khôi đang quản lý do bà
Út mua vào năm 1968 (lúc này ông Khôi đang sống với bà) Năm 1989, UBND TP Đà Nẵng công nhận quyền sở hữu ngôi nhà trên đứng tên bà Bùi Thị Út Năm 1978 bà Liễu chết, ông Khôi đưa các con về sống chung lại với bà Út tại ngôi nhà số 189 (số mới) 79 (số cũ) Trần Cao Vân - Đà Nẵng Bà Út và các con riêng của chồng sống với nhau rất tốt Năm 1990, bà Bùi Thị Út chết Tháng 9-2006, bà Võ Thị Xuân yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo di chúc của bà Bùi Thị Út để lại ngày 22-5-1984 Trong bản di chúc bà Út để lại di sản thừa kế cho 4 người con gái và 2 cháu trai Về phía bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cho rằng: Bản di chúc do bà