Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, các nhà làm luật chi
Trang 1Bài làm
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua trước sự chuyển biến mau lẹ về kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế với thế giới thì tình hình tội phạm kể cả tội phạm an ninh quốc gia và tội phạm hình sự đều diến ra phức tạp, đa dạng và nghiêm trọng Đặc biệt nổi lên là các tội trộm cắp tài sản, rất được xã hội quan tâm Trước tình hình đó, công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm dược đặt ra hết sức cấp bách, đòi hỏi các cấp, các ngành cùng nhân dân phải tích cực góp phần vào công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội, trật tự an ninh Qua đó, để thấy được việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản có ý nghĩa trong cả lí luận và thực tiễn
Xét về phương diện lí luận: "Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác".
Theo tình huống đề bài cho thì: A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng Hành vi của A xâm hại đến quan hệ sở hữu cùng với hành vi cố ý lấy cắp 100 triệu đồng đã thoả mãn cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù Vấn đề trách nhiệm hình sự của A sẽ được phân tích như sau
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, các nhà làm luật chia tội phạm thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (phân biệt theo dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý), mỗi loại tội phạm được xác định một khung hình phạt khác
Trang 2nhau, được quy định rõ ở khoản 3 Điều 8 – BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà khung hình phạt cao nhất đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” Phân loại tội phạm theo khoản 3
Điều 8 - BLHS là cơ sở pháp lí cho việc xác định tội phạm, áp dụng hình phạt
và các biêjn pháp xử lí hình sự khác
Trong trường hợp này: A bị tòa kết án 3 năm tù vì tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS:
“2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bai năm đến bảy năm:
…
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;”
Muốn xác định loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì ta phải căn cứ vào khung hình phạt giành cho tội mà A thực hiện chứ không được căn cứ vào mức hình phạt mà tòa án tuyên để xác định loại tội phạm theo khoản 3 điều 8 bởi vì một người có thể phạm tội rất nghiêm trọng nhưng theo mức hình phạt mà tòa án tuyên thì người đó có thể chỉ phạm vào tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng
Để xác định một tội thuộc loại tội gì ta phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm (quyết định tính phải chịu hình phạt) và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy.
Tại điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS, các nhà làm luật đưa ra mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội của A là "đến bảy năm" tù (tức là các
Trang 3nhà làm luật đã xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội này đối với
xã hội là lớn).a Đối chiếu với khoản 3 Điều 8 BLHS thì trương hợp phạm tội của A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng
c Nếu A là người nước ngoài thì A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của qốc gia đã được luật pháp của quốc tế thừa nhận rộng rãi, luật hình sự Việt Nam có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam Điều 5 BLHS VIệt Nam quy định:
"1 Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao."
Vậy nếu A là người nước ngoài thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của
B (100 triệu đồng) thì việc giải quyết tranh chấp hình sự của A sẽ xảy ra theo hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu A không thuộc đối tượng đối tượng điều chỉnh tại
khoản 2, Điều 5 thì A đương nbiên bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp
luật Việt Nam Vì theo Điều 1 BLHS Việt Nam: "Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Để thực hiện nhiệm
vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội." Như
vậy, BLHS Việt Nam có nghĩa vụ phải bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người bị hại, cụ thể ở đây là B Hơn nữa, theo khoản 1 Điều 5 BLHS thì BLHS Việt
Trang 4Nam hoàn toàn có hiệu lực đối với trường hợp này dù cho A có là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không có quốc tịch đi nữa Bởi tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam Nghĩa là tội phạm ấy được được bắt đầu hoặc diễn ra, hoặc kết thúc trên lãnh thổ việt Nam
Trường hợp 2: A thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 ( tức A
thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế) thì theo Bộ luật hình sự Việt Nam thì hành vi của A vẫn bị coi là tội phạm bởi đã có đủ các dấu hiệu như: tính nguy hiểm cho xã hội, tính
có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt Duy chỉ có vấn
đề trách nhiệm hình sự của A được giả quyết bằng con đường ngoại giao
Trường hợp khi A là người nước ngoài thì cần xét đến hiệu lực về không của luật hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Theo quy định tại Điều 5 BLHS, hiệu lực về không gian có một vị trí quan trọng Nó khẳng định nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ, đồng thời đảm bảo nguyên tắc hợp tác quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích quốc gia khác, các bên cùng có lợi
d Tội trộm cắp tài sản Đ iều 138 Bộ luật hình sự đ ã đư ợc sửa đ ổi theo luật sửa đ ổi bổ sung một số đ iều của BLHS ngày 19/6/2009.
Thực tế cho thấy rằng, trước yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, mở rộng và hoàn thiện lên dân chủ XHCN,… và một số thay đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường thì những quy định của BLHS 1999 không còn phù hợp với thực tiễn, một số hành vi phạm tội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường chưa được BLHS quy định gây cản trở cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình
hình mới Việc sửa đổi bổ sung BLHS đã trở thành một đòi hỏi khách quan
Trang 5và cần thiết để phù hợp với điều kiện hiện nay Thực hiện chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2008, tại kì họp thứ tư, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS, ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Ngày 29 tháng 6 năm 2009 Chủ
tịch nước ký Lệnh công bố Luật này (Lệnh số 13/2009/L- CTN) có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, trong đó liên quan đến đối tượng tội phạm trộm cắp ta đặc biệt chú ý đến Điều 138
Tại khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 quy đinh: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng ", được thay đổi thành: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng " Tức mức
định lượng tối thiểu thay đổi từ n ă m tr ă m nghìn đ ồng thành hai triệu đ ồng Nghĩa là, nếu theo BLHS năm 1999 chưa được sửa đổi thì người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng là đã phải chịu trách nhiệm hình sự thì theo luật sửa đổi bổ sung mới quy định người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng mới phải chịu trách nhiệm hình sự, điều này là có lợi cho người phạm tội
Có sự thay đổi này là do: pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng
đều thuộc bộ phận của kiến trúc thượng tầng và bị quyết định bởi những điều kiện kinh tế, xã hội thuộc cơ sở hạ tầng Do đó, cần có sự hoà hợp giữa pháp luật với đời sống kinh tế xã hội Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ Căn cứ vào các chỉ số tăng giá cả hàng năm, hệ số các lần tăng mức lương tối thiểu, cũng như tình hình biến động giá cả trong những năm qua, thì việc thay đổi mức định lượng tối thiểu về giá trị tài sản hoặc giá trị thiệt hại để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với việc trộm cắp tài sản là điều hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phòng chống tội phạm
Trang 6Có thể thấy rằng việc thay đổi này là phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan hiện nay Nó có ý nghĩa trong cả lí luận và thực tiễn, góp phần làm căn
cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung
C - KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tội phạm "trộm cắp tài sản" hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng, không những thế còn ngày càng tinh vi và phức tạp Đây là một loại tội phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội Nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể góp phần to lớn cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, hạn chế tối đa tội phạm này xảy ra Cuộc đấu tranh này cần phải kịp thời, nhanh chóng, có hiệu quả, phải được đặt trong những
cơ sở pháp lý vững chắc, để sự đổi mới phải thực sự có hiệu quả, hướng xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp