Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.Pháp luật về thừa kế được ghi nhận trong nhiều hệ thống pháp luật chẳng hạn như: Bộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
2015 CỦA VIỆT NAM
Giảng viên: ThS Nguyễn Phương ThảoLớp: DS46B2
Danh sách sinh viên thực hiện:
TP.HCM, ngày 10 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I Đặt vấn đề
II Nội dung
1 Giới thiệu Luật La mã và Bộ luật Dân sự 2015
2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế
3 Quy định chung về thừa kế
3.1 Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế
3.2 Thời điểm mở thừa kế
3.3 Di sản thừa kế
4 Thừa kế theo di chúc
4.1 Khái niệm di chúc
4.2 Người thừa kế theo di chúc
4.3 Điều kiện có hiệu lực của di chúc
4.4 Người thừa kế không thuộc vào nội dung di chúc
5 Thừa kế theo pháp luật
5.1 Diện và hàng thừa kế
5.2 Thừa kế thế vị
III Kết luận
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường đại học Cần Thơ (2009), Giáo trình Luật La mã, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2 Ngô Văn Lượng (2023), “Một số vấn đề về chia thừa kế cho đối tượng được hưởng di sản bắt buộc theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 1
Trang 4I Đặt vấn đề
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng và là xương sống của mọi hệ thốngpháp luật Xã hội- kinh tế Việt Nam càng phát triển, khối lượng tài sản thuộc sở hữu tưnhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp công nhận vàbảo vệ Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình hội nhập toàn thếgiới và nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhândân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta
do nhân dân bầu ra (nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp),Nhà nước hoạt động vì lợi ích của nhân dân Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân,
vì dân đã được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 như sau: “Nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức” Do đó, với bản chất là một quốc gia thượng tôn pháp luật và đềcao quyền lợi hợp pháp của người dân nên khi tài sản của mỗi cá nhân ngày càng nhiềulên, tính phức tạp về thừa kế cũng ngày càng tăng lên đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật
về thừa kế để phù hợp với thực tiễn hiện nay
Pháp luật La Mã là một trong những hệ thống pháp luật tiến bộ là của nhà nướcchiếm hữu nô lệ Ngày nay khi đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng phát triểnthì những vấn đề bất cập, khó khăn trong nước xuất hiện ngày càng nhiều nên việc tiếpnhận và học hỏi từ pháp luật nước ngoài để hoàn thiện pháp luật nước ta là việc nênlàm Đối với những quốc gia có nền pháp luật phát triển như Pháp, Đức, Anh, Mỹ,Nhật cũng đã thừa nhận chịu ảnh hưởng nhiều từ pháp luật La Mã Vì vậy, pháp luật vềthừa kế của Việt Nam cần học hỏi từ nền pháp luật cao quý này- pháp luật La Mã.Hôm nay, nhóm tác giả làm bài tiểu luận với đề tài: “So sánh điểm giống và kháctrong quy định về chế định thừa kế của Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 củaViệt Nam” với mong muốn chia sẻ quan điểm cá nhân cũng như đưa ra cái nhìn kháchquan, toàn diện, kế thừa và phát huy những giá trị mà nền pháp luật tiến bộ đi trước đãnhìn nhận đúng đắn cũng như khắc phục những hạn chế để ngày càng hoàn thiện Bộluật Dân sự năm 2015 phù hợp với thực tế xã hội hiện nay
II Nội dung
1 Giới thiệu Luật La mã và Bộ luật Dân sự 2015
Luật La Mã là hệ thống luật cổ được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm(449 TCN), áp dụng cho thành Roma sau đó là cả đế chế La Mã rộng lớn Các nguồncủa Luật La Mã thời cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilis được khám phátrong thời kỳ Trung Cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật quantrọng trong hệ thống pháp luật của phần lớn các quốc gia châu Âu trong đó có cả Pháp,Đức Pháp luật La Mã cũng được xem là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất của nhànước chiếm hữu nô lệ Cho đến nay mặc dù đã có sự thay đổi rất lớn của nền kinh tế -chính trị - xã hội nhưng không phủ nhận được những ưu điểm mà chúng mang lại Vìvậy, pháp luật dân sự Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng vẫn cầnhọc hỏi nhiều từ pháp luật La Mã
Too long to read on your phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong phápluật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật Dân sự nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trítrọng tâm Ngay trong Hiến pháp – đạo luật gốc của hệ thống pháp luật Việt Nam, thừa
kế được ghi nhận là một quyền cơ bản của công dân Trong bất kỳ chế độ xã hội cógiai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các chế địnhpháp luật, đây là hình thức pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền công dân Vì vậy,thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi cá nhân, giađình và cộng đồng xã hội Mặc dù trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp có những xu thếchính trị khác nhau nhưng đều coi thừa kế là một trong những quyền cơ bản của côngdân
Qua 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995, thực tiễn xét xử cho thấy nhữngquy định pháp luật về thừa kế đã đi vào cuộc sống Tuy nhiên, từ sau năm 1995 đã cóhàng loạt văn bản pháp luật có liên quan đến thừa kế được ban hành như Luật Hônnhân và Gia đình năm 2000, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam (sửa đổi), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), dẫn đến những mâuthuẫn bất cập nhất định, trong đó có những quan hệ liên quan đến thừa kế Vì vậy, Bộluật Dân sự năm 2005 được ban hành đã bổ sung, chỉnh sửa một số quy định về thừa kếtài sản phù hợp và mang tính khả thi hơn
Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 đã xuất hiện một sốnhững bất cập mà chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội và đặt ra tính cấpthiết phải sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 Do vậy, ngày 24/11/2015, Quốc hội đãbiểu quyết thông qua Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi và từ ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân
sự năm 2015 chính thức có hiệu lực thi hành Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự
2015 đã phần nào giải quyết được một số vấn đề còn vướng mắc hiện nay của nước ta
2 Sự hình thành và phát triển của chế định thừa kế
Từ thời kì sơ khai chế định thừa kế đã được xuất hiện tuy chưa rõ nét và cụ thểnhưng đó cũng là thời điểm đánh dấu sự tiến bộ của xã hội loài người lúc bấy giờ Thời
kì này quan hệ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ nhưng trong chừng mực nào đó thì vẫn
có của cải dư thừa “Sinh lão bệnh tử” là quy luật tất yếu của con người do đó việcchuyển giao tài sản là hệ quả cần có Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sảnxuất, loài người ngày càng có nhiều của cải dư thừa như: săn bắt, hái lượm, trồng trọt,chăn nuôi Quan hệ thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùngvới sự phát triển của xã hội loài người Bởi lẽ, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa ngườivới người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưuthông phân phối của cải vật chất Sự chiếm hữu là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan
hệ thừa kế Dần dần khi giai cấp xuất hiện sự đối kháng giữa giai cấp thống trị và giaicấp bị trị là điều không thể tránh khỏi Đó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhànước của chế độ tư hữu và trở thành công cụ chuyên chế của giai cấp thống trị Thay vìngày trước thừa kế được dịch chuyển theo phong tục, tập quán của các thị tộc, bộ lạc,thì khi Nhà nước xuất hiện thì quá trình dịch chuyển tài sản từ một người đã chết chongười còn sống đã có sự tác động bằng ý chí của Nhà nước Từ khi có Nhà nước thìmọi quan hệ xã hội nói chung cũng như quan hệ thừa kế nói riêng cũng không nằm
Trang 6ngoài sự điều chỉnh của pháp luật Theo cách hiểu từ ngữ thì “thừa” có nghĩa là thừahưởng, “kế” có nghĩa là kế tục, thừa kế tức là thừa hưởng một cách kế tục Do đó, khinhắc đến thừa kế có thể hiểu là người sống được thừa hưởng những tài sản do ngườichết để lại.
Quyền thừa kế được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế làpháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyểntài sản của người chết cho những người còn sống Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủquan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản
Pháp luật về thừa kế được ghi nhận trong nhiều hệ thống pháp luật chẳng hạnnhư: Bộ luật Hammurabi, Luật La Mã, hệ thống pháp luật châu Âu - Lục địa (CivilLaw), hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (Common Law), Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân
sự Đức…
Ở Việt Nam ngay từ thời Lý, Trần, Lê đã ban hành pháp luật về thừa kế Saunày, Hiến pháp năm 1980 cũng có đề cập "Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản củacông dân" quy định tại Điều 27 Qua nhiều năm thực hiện Pháp lệnh về thừa kế vànhận thấy phù hợp với thực tiễn đời sống nên nên chế định thừa kế được ghi nhậntrong Bộ luật Dân sự năm 1995 Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì với Bộ luật Dân sựhiện hành năm 2015 chế định thừa kế đã dần được hoàn thiện về mọi mặt tuy còn một
số vướng mắc và bất cập nhưng về cơ bản đã giải quyết phần lớn các vấn đề mà xã hộiquan tâm
3 Quy định chung về thừa kế
3.1 Một số nguyên tắc trong quyền thừa kế
Nguyên tắc là kim chỉ nam cho những quy định trong các văn bản pháp luật màtheo đó các quy định này không được trái với nguyên tắc đã đặt ra Trong pháp luật La
Mã cũng như pháp luật Việt Nam, nguyên tắc về quyền thừa kế được quy định khá rõnét Cụ thể nguyên tắc quyền thừa kế trong pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam cóvài nét tương đồng như sau:
Đầu tiên, pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam đều thừa nhận nguyên tắcpháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân Pháp luật La Mã luôn luôn thừanhận quyền thừa kế tài sản của công dân La Mã Nó được thể hiện rất cụ thể ngay tạinhững quy định đầu tiên về thừa kế Pháp luật La Mã cũng bảo hộ nguyên tắc này đượcthực hiện một cách đúng đắn nhất nếu như quyền thừa kế không vi phạm pháp luật.Theo pháp luật Việt Nam, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyềnthừa kế Cụ thể quy định cá nhân có quyền để lại di sản thừa kế, pháp luật bảo đảmquyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập
di chúc Nếu cá nhân chết mà không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo phápluật về thừa kế
Thứ hai, pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam cũng cùng thừa nhận nguyêntắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản Theo pháp luật La Mã, người chết
có quyền viết di chúc để lại tài sản cho bất kì ai trong đó có thể là con cái, cháu, cha
Trang 7mẹ, anh em Người để lại di sản thừa kế cũng có quyền lập di chúc để thả tự do cho các
nô lệ của mình Người thừa kế tôn vinh sự sắp đặt của người lập di chúc bằng mọicách, trong mọi trường hợp và phải hoàn thành đúng theo nguyện vọng của người lập
di chúc Còn đối với pháp luật Việt Nam, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quyđịnh: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản củamình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo phápluật” Theo đó, nếu người chết để lại di chúc thì việc thừa kế sẽ được tiến hành theo dichúc đó, theo ý chí của người có tài sản nhằm tôn trọng quyền định đoạt của người cótài sản Tuy nhiên đây không phải là quyền tuyệt đối Có trường hợp ngoại lệ quy địnhtại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc định đoạt tài sản của cá nhân sẽ bịhạn chế trong trường hợp họ không để lại di sản cho cha, mẹ; vợ, chồng; con chưathành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Trường hợp nàynhững người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nêu trên sẽ được hưởngphần di sản bằng hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật Mặc
dù pháp luật La Mã được xây dựng từ rất sớm nhưng những nguyên tắc của pháp luật
La Mã về thừa kế là vô cùng tiến bộ và vẫn còn phù hợp với xã hội hiện tại
Bên cạnh những điểm tương đồng thì pháp luật La Mã và pháp luật Việt Namcũng có không ít những điểm khác biệt
Thứ nhất, đối với quyền bình đẳng của mọi cá nhân về thừa kế Bình đẳng lànguyên tắc đầu tiên trong quan hệ dân sự và thể hiện rõ nét bản chất của quan hệ dân
sự Đặc biệt đối với quan hệ thừa kế, nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc cơ sở choviệc xác định những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng di sản ngangnhau Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế được thể hiện qua việc mọi cá nhânkhông phân biệt nam, nữ, tuổi tác, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội đều có quyền để lạitài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo phápluật Trong pháp luật Việt Nam, tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quyđịnh về nguyên tắc bình đẳng chung trong quan hệ dân sự, cụ thể: “Mọi cá nhân, phápnhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được phápluật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.” Đồng thời nguyên tắc nàycũng được nhấn mạnh đối với phạm vi thừa kế tại Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2015như sau: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác
và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Theo đó, có thể hiểu vềnguyên tắc bình đẳng trong quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam như sau: Vợ,chồng đều được hưởng thừa kế của nhau; phụ nữ và nam giới đều hưởng thừa kế ngangnhau theo quy định của pháp luật; con trong giá thú và con ngoài giá thú, con nuôi vàcon đẻ đều được thừa kế bằng nhau nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật… Trongpháp luật Việt Nam thời phong kiến ghi nhận quyền gia chủ của người chồng trong giađình nên xem nhẹ vai trò của người phụ nữ Do đó thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ vàchồng trong pháp luật về thừa kế trong việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng thờibấy giờ Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay luôn ghi nhận và bảo đảm quyền bìnhđẳng của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực nói chung và trong việc định đoạt tài sảnchung của vợ chồng nói riêng Trong pháp luật La Mã lại có điểm khác biệt rõ rệt Ở
Trang 8La Mã, địa vị của người phụ nữ rất thấp, người chồng đóng vai trò gia chủ và có địa vịlớn nhất Gia chủ có quyền định đoạt mọi công việc trong gia đình, người phụ nữ ngoàitài sản riêng có trước thời kì hôn nhân hoặc của hồi môn thì gần như là không có tàisản, mọi tài sản của người vợ làm ra đều thuộc về gia chủ Quyền của người phụ nữkhông bình đẳng với người đàn ông Vì sự bất bình đẳng đó nên pháp luật La Mãkhông trao quyền bình đẳng về thừa kế cho người vợ Đối với việc để lại di sản chocon cái cũng có sự phân biệt giữa con trai và con gái Đối với con trai nếu muốn tướcquyền hưởng di sản thì phải có lí do chính đáng, còn đối với con gái thì không cần lí
do
Thứ hai, đối với nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản.Trong pháp luật Việt Nam, cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình và chỉ bị hạnchế quyền này nếu họ không để lại tài sản cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niênhoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (Điều 644 Bộ luật Dân sựnăm 2015) Trong pháp luật La Mã không hạn chế quyền định đoạt của người lập dichúc trong Luật 12 bảng Họ có quyền để lại hoặc không để lại tài sản cho vợ, con, cha
mẹ Tuy nhiên về sau pháp luật La Mã đã có sự sửa đổi, bổ sung nhằm hạn chế quyềnđịnh đoạt tài sản của người lập di chúc, đặc biệt của gia chủ Theo đó, người để lại disản thừa kế phải để lại tài sản cho con ruột của mình và người vợ góa nếu họ không cótài sản riêng hoặc không có của hồi môn
Thứ ba, đối với nguyên tắc người thừa kế là vĩnh viễn Trong pháp luật La Mã
có một nguyên tắc quan trọng đó là Semel heres, semper heres - người được chỉ định làngười thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế Tức là luật pháp chỉ công nhận di chúc cóđiều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ Ví dụ một di chúc
có nội dung sau: “Tôi không cho con tôi là M hưởng tài sản nếu nó không thi đậu vàotrường Trung cấp pháp lý La Mã” Trường hợp này, M vẫn là người được hưởng di sảnthừa kế bởi vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm dứt) trái với nguyêntắc “người thừa kế là vĩnh viễn” Còn đối với pháp luật Việt Nam, theo quy định tạiĐiều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có quyền đưa ra điều kiện củaviệc hưởng di sản, tức là họ có quyền yêu cầu người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụnào đó nếu họ chấp nhận thừa kế
Thứ tư, nguyên tắc thừa hưởng toàn bộ trong pháp luật La Mã Đây cũng là mộtnguyên tắc quan trọng trong pháp luật La Mã, khác biệt hẳn so với pháp luật Việt Nam.Theo đó, pháp luật La Mã không cho phép tiến hành chia một di sản vừa theo di chúcvừa theo pháp luật Nghĩa là nếu có di chúc thì chỉ được chia theo di chúc, người đượchưởng kỷ phần bắt buộc không được hiểu là được chia thừa kế theo luật Tuy nhiên,pháp luật Việt Nam có sự linh hoạt hơn so với pháp luật La Mã ở điểm này Pháp luậtViệt Nam cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt một phần tài sản của mìnhtrong di chúc và phần tài sản còn lại không được định đoạt trong di chúc sẽ được chiatheo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 Tổng quan có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã có nhiều sự học tập, kế thừa
từ pháp luật La Mã cổ đại, thể hiện trong những điểm tương đồng cực kì rõ rệt Tuy
Trang 9nhiên, pháp luật Việt Nam đã có sự linh hoạt, không giữ nguyên những nguyên tắcmang tính cứng nhắc của pháp luật La Mã.
3.2 Thời điểm mở thừa kế
Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm mở thừa kế sẽ
có 2 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là thời điểm mở thừa kế là thời điểm người cótài sản chết và trường hợp thứ hai là trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chếtthì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.Theo khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì người có quyền,lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chếttrong 04 trường hợp sau:
Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lựcpháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫnkhông có tin tức xác thực là còn sống;
Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảmhọa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợppháp luật có quy định khác;
Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạnnày được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này
Và khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định Tòa án xác địnhngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp trên
Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng vì đây là thời điểm phát sinhquan hệ thừa kế và xác định được phần di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ về tài sản củangười thừa kế cũng như xác định những người thừa kế bao gồm những ai Trường hợpTòa án tuyên bố một người đã chết thì việc xác định thời điểm mở thừa kế càng quantrọng hơn vì việc xác định ngày chết phụ thuộc vào quyết định của Tòa án và việc xácđịnh giá trị tài sản sẽ có sự thay đổi
Pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có điểm giống nhau trong việc quy định
về thời điểm mở thừa kế Trong Luật La Mã, quan hệ thừa kế phát sinh khi người để lại
di sản chết Thời điểm mở thừa kế được thực hiện từ khi người để lại di sản chết và chỉđược phép hưởng thừa kế sau khi người đó chết hẳn
Tuy nhiên, Luật La Mã và Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam cũng cóđiểm khác nhau như sau:
Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm mở thừa kế cótrường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngàyđược xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này nhưng Luật La Mã không quy định
về trường hợp này Tức là Luật La Mã chỉ công nhận 01 trường hợp duy nhất là khi có
Trang 10một thông tin chính xác xác nhận người đó đã chết thì quan hệ thừa kế sẽ được mở tạithời điểm đó.
Theo Luật La Mã thì vào thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế chưa phải
là chủ sở hữu tài sản hay là những con nợ theo trách nhiệm của người chết Hay nóimột cách khác, vào thời điểm mở thừa kế, tài sản chưa thuộc về người thừa kế màquyền thừa kế xuất hiện khi người đó tiếp nhận tài sản thừa kế theo ý chí của họ Tuynhiên việc tiếp nhận đó chỉ dành cho những người thừa kế không dưới quyền gia chủ(người thừa kế không bắt buộc) Đối với những người thừa kế dưới quyền gia chủ(thừa kế bắt buộc), họ không có quyền từ chối trở thành người thừa kế cũng như từchối nghĩa vụ mà người chết để lại
Trong khi đó, Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời điểm phát sinhquyền và nghĩa vụ của người thừa kế là kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa
kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Nghĩa là Bộ luật Dân sự năm
2015 của Việt Nam không có sự ép buộc người thừa kế giống như Luật La Mã quyđịnh đối với người thừa kế dưới quyền gia chủ Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 620 Bộ luậtDân sự năm 2015 cũng có quy định về việc từ chối nhận di sản Nghĩa là, Luật La Mãtước quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế dưới quyền gia chủ nhưng pháp luậtViệt Nam lại cho phép người thừa kế có quyền lựa chọn trong việc thừa kế
3.3 Di sản thừa kế
Từ xưa đến nay chưa có hệ thống pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về disản mà chỉ quy định di sản thừa kế bao gồm những tài sản nào mang tính chất liệt kê.Theo Bộ luật Dân năm 2015, tại Điều 612 có quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêngcủa người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Theo
đó, di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết (người để lại di sản thừa kế) đểlại cho người khác sau khi người để lại di sản thừa kế chết Di sản bao gồm: tài sảnriêng của người để lại di sản thừa kế, phần tài sản của người để lại di sản thừa kế trongtài sản chung với người khác Do đó, di sản thừa kế có thể là tiền, tài sản gồm bất độngsản, động sản (nhà, đất, công trình gắn liền với đất…), giấy tờ có giá Có thể kể đếnmột số loại tài sản thường gặp gồm: Tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức; nhà ở, đất ở hìnhthành do mua bán, tặng cho, thừa kế… nhà ở hình thành trong tương lai; cổ phần,chứng khoán…
Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợppháp như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số,tài sản được tặng cho, được thừa kế, quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô; nhà ở, vốn dùng
để sản xuất kinh doanh
Hiện nay việc góp vốn làm ăn với nhiều người hay tài sản do vợ chồng cùngmua, cùng tạo lập là việc rất bình thường và thông dụng trên thực tế do đó sự xuất hiệnphần tài sản của người để lại di sản thừa kế trong tài sản chung với người khác là rấthay xảy ra Khoản 1,2 Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Sở hữu chungcủa vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia Vợ chồng cùng nhau tạo lập,phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong
Trang 11việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” Trong khối tài sản chung của vợchồng, Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Tài sản chung của vợ,chồng bao gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất,kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trongthời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Theo pháp luật La Mã, di sản thừa kế bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữucủa người chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện gồm quyền thừa kế,quyền đòi nợ Pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã đã có một số điểm khác biệtchẳng hạn như trường hợp A lái xe ô tô đâm vào nhà chị C khiến chị C chết và hàngrào bị đổ sập Anh A đã có thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại với anh M là chồng chị
C Sau khi trả được được 1/2 số tiền đã thỏa thuận thì anh A mất Lúc này, số tiền cònlại chưa trả được anh M thì nếu theo pháp luật Việt Nam thì anh M sẽ được người thừa
kế dùng di sản của anh A để lại trả cho anh bởi vì pháp luật Việt Nam vẫn thừa nhậnkhoản nợ do vi phạm tư pháp có để lại thừa kế trong giới hạn di sản mà người chết đểlại như nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, đối với nghĩa vụ nhân thânkhông được thừa kế do vậy họ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ ngay cả khi đã chết Nếutheo pháp luật La Mã thì anh M không được trả phần còn lại bởi ở La Mã người có tàisản để lại thừa kế thường mà khi vi phạm cá nhân và nghĩa vụ trả nợ phải do chính cánhân đó trả Trong khi đó tài sản mà người chết để lại để phục vụ nhu cầu chung củagia đình, có sự đóng góp công sức của các thành viên trong gia đình Do đó, nhữngngười thừa kế không có nghĩa vụ dùng tài sản phục vụ nhu cầu chung để trả cho nghĩa
vụ vi phạm của cá nhân người thừa kế
kế thừa pháp luật La Mã về khái niệm di chúc
4.2 Người thừa kế theo di chúc
Pháp luật Việt Nam và pháp luật La Mã đều có những điểm tương đồng và khácbiệt trong vấn đề quy định về người thừa kế theo di chúc
Xét về điểm tương đồng, cả pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam đều cónhững quy định điều kiện bắt buộc về năng lực của người thừa kế theo di chúc Điều
613 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người cònsống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
Trang 12nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo
di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, ngườithừa kế theo di chúc phải có đủ năng lực hưởng di sản (tức là không mất quyền hưởng
di sản) Người thừa kế theo di chúc có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc ngoàihàng thừa kế Pháp luật La Mã và pháp luật Việ Nam đều quy định người thừa kế phải
là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mởthừa kế
Tuy nhiên, pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có những quy định khác biệt
về người thừa kế theo di chúc Sự khác biệt đó thể hiện ở một số điểm như sau:Thứ nhất, pháp luật La Mã quy định người thừa kế phải là cá nhân Trong thời
kỳ La Mã, khái niệm tổ chức còn chưa được hình thành, vì vậy pháp luật La Mã không
đề cập về việc người thừa kế không phải là cá nhân Trong khi đó, Điều 613 Bộ luậtDân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhânthì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Có thể thấy, cùng với sự phát triển của nhânloại thì việc các chủ thể của pháp luật dân sự mở rộng đồng nghĩa với việc người thừa
kế theo di chúc không còn giới hạn cho mỗi cá nhân nữa mà các cơ quan, tổ chức tồntại vào thời điểm thời kế, cũng hoàn toàn có thể trở thành người thừa kế theo ý chí củangười để lại di chúc
Thứ hai, theo pháp luật La Mã, di chúc chỉ định cho con của những người phạmtội quốc gia như tội chống lại nhà nước thì những người này không được hưởng thừa
kế Pháp luật Việt Nam không giới hạn quyền hưởng di sản của người thừa kế theo dichúc Cụ thể, khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những ngườikhông được hưởng quyền di sản bao gồm 4 trường hợp sau:
“Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành
vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh
dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằmhưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việclập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằmhưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều này lại quy định những người thuộc 4 trường hợptrên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đónhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc
Thứ ba, pháp luật La Mã phân biệt hai nhóm người thừa kế bao gồm nhómngười thừa kế dưới quyền gia chủ và nhóm người thừa kế không dưới quyền gia chủ