Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho ai?. Quyết định của Tòa án: Bu
Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao? I1 2.3 Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Xe máy, ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ Bởi vì theo khoản 1 Điều 601 BLDS năm 2015 thì: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” Và theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”
Như vậy, xe máy, xe ô tô được xem là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 Căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xác định là một trong các nguồn nguy hiểm cao độ
2.3 Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi của con người gây ra? Vì sao?
Xét Quyết định số 23, ta thấy ở đây, anh Bình là người có lỗi khi đã điều khiển xe lấn hai làn đường cho xe cơ giới, đồng thời ông Dũng và anh Khoa đã không làm chủ được tốc độ dẫn đến gây thiệt hại Do đó, thiệt hại trong trường hợp này là do hành vi con người gây ra
Xét Quyết định số 30, ta thấy ở đây, Nguyễn Văn Giang điều khiển xe mô tô gây ra tai nạn cho bà Giỏi đang đi bộ qua đường làm bà bị chấn thương sọ não và chết trên đường Xe mô tô trong trường hợp này là phương tiện mà người điều khiển sử dụng gây ra thiệt hại Do đó, thiệt hại trong trường hợp này là do hành vi con người gây ra
2.4 Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? Đoạn cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là:
14 Đối với Quyết định số 23: “Mặt khác, như đã phân tích trên, trong vụ án này anh Khoa cũng có một phần lỗi Tòa án cấp phúc thẩm buộc chủ trương phương tiện là ông Vũ Hồng Khánh bồi thường cho anh Bình là đúng, nhưng lại áp dụng khoản 3 Điều 627 là không chính xác mà phải áp dụng khoản 2 Điều 627 Bộ luật Dân sự mới đúng” Đối với Quyết định số 30: “Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục Ill Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì: “Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”
2.5 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trong cả hai vụ việc tại Quyết định số 23/GĐT-DS và Quyết định số 30/2006/HS-GĐT, xe máy, xe ô tô được xem là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Mà theo Bộ luật Dân sự, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xác định là một trong các nguồn nguy hiểm cao độ Nên khi loại phương tiện này gây ra thiệt hại, Tòa án áp dụng chế định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý Đối với Quyết định số 23 Về phần ông Dũng (điều khiển xe máy): Ông Dũng là người điều khiển xe, do không làm chủ được tay lái nên đã gây ra thiệt hại nên Tòa án buộc ông phải có nghĩa vụ bồi thường là hợp lý
Về phần anh Bình (điều khiển xe đạp): Mặc dù là người bị thiệt hại nhưng nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn là do anh Bình đã điều khiển xe đạp di chuyển giữa hai làn xe cơ giới Căn cứ theo quy định tại Điều 621 BLDS 1995 (khoản 4 Điều 585 BLDS 2015) thì người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường đối với phần lỗi do mình gây ra Qua đó, có cơ sở để xác định hướng giải quyết của Tòa giám đốc khi buộc Tòa án các cấp trong quá trình giải quyết vụ án phải xét đến trách nhiệm của anh Bình là thỏa đáng và phù hợp với các nguyên tắc chung của bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự
Về phần anh Khoa va ông Khánh: Nếu dựa theo khoản 2 Điều 617 BLDS 1995 (khoản 2 Điều 601 BLDS 2015) để xác định ông Khánh (chủ sở hữu xe ô tô) là người chịu trách nhiệm bồi thường là không hợp lý Bởi lẽ, theo quy định này, khi chủ sở hữu giao tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác sử dụng, chiếm giữ thì chính người chiếm hữu, sử dụng phải chịu trách nhiệm bồi thường Chỉ khi giữa ông Khánh và anh Khoa (người lái xe gây ra thiệt hại) có thỏa thuận rằng ông Khánh phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc ông Khánh có lỗi trong việc giao xe cho anh Khoa điều khiển dù đó là hành vi trái pháp luật theo khoản 4 Điều này thì khi đó, nếu có thiệt hại, Tòa án mới có thể buộc ông Khánh là chủ sở hữu xe phải bồi thường Nhưng nội dung của Quyết định số 23 lại không có dữ kiện cho vấn đề này Vì vậy, cần thêm thông tin chỉ tiết để xác định liệu ông Khánh có là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với nghĩa vụ bồi thường trong vụ việc này hay không Đối với Quyết định số 30 Về phần ông Mướt: Mặc dù là đồng sở hữu xe máy nhưng không có căn cứ để xác định ông Mướt có lỗi trong việc giao xe cho người chưa thành niên điều khiển Vậy nên Tòa giám đốc thẩm cho rằng việc ông Mướt phải liên đới bồi thường như trong Quyết định sơ thẩm và phúc thẩm không đủ cơ sở vững chắc là có căn cứ
Về phần Trinh: Căn cứ tại điểm b khoản 2 Mục III Nghị quyết số 03/2006 đang có hiệu lực tại thời điểm đó, nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng không đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bà Trinh là chủ sở hữu xe và đồng thời là người giao xe cho Giang điều khiển Mà Giang là người chưa thành niên, tức không đáp ứng điều kiện về độ tuổi trong an toàn giao thông đường bộ Từ đó có căn cứ cho thấy Trinh có lỗi trong việc giao xe cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe theo quy định của pháp luật Vì vậy, bà phải bồi thường dựa theo cơ sở của điều khoản trên là hợp lý
Về phần Giang: Tòa giám đốc thẩm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu có lỗi trong việc giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng không đúng pháp luật, tức bà Trinh nên Giang không cần chịu trách nhiệm bồi thường Theo tôi như vậy là không hợp lý Bởi lẽ, Giang là người trực tiếp gây thiệt hại và Giang cũng
16 nhận thức rõ việc chiếm hữu, sử dụng xe này là không đúng với quy định của pháp luật theo Điều 604 BLDS 2005 Vậy nên, việc không xét đến trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của Giang là không hợp lý.
Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại? 1c n2 1211121211121 20 10211021101 re 14 2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt
Trong Quyết định số 30, đoạn 2 của phần xét thấy cho thấy Toà án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại: “ 7rính giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) cho Giang sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra Tòa án cấp sơ thấm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Giang (do cha, mẹ là ông Trường và Lài đại diện) bồi thường thiệt hại là không đúng”
2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại
Hướng giải quyết của Tòa án về việc buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại là chưa hợp lý
Căn cứ vào điểm b khoản 2 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì “trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại” Ở vụ việc này, xe gây thiệt hại “do ông Mướt đứng tên chủ sở hữu” mà ông Mướt và bà Trinh là vợ chồng, theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
“tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” và “trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung” Do vậy, bà Trinh cũng là chủ sở hữu của chiếc xe đó Đồng thời, bà Trinh giao nguồn nguy hiểm cao độ (xe mô tô) cho Giang sử dụng trái pháp luật, do đó Trinh là người có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra
Ngoài ra, chúng ta cần phải xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Giang trong vụ việc trên Theo khoản 1 mục I Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hội đủ các yếu tố: có thiệt hại thực tế xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và phải có lỗi
17 cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại Ở đây, thiệt hại xảy ra là bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu Đồng thời, Giang có hành vi trái pháp luật và có lỗi khi sử dụng xe mô tô (nguồn nguy hiểm cao độ) khi chưa đủ điều kiện và chính hành vi đó là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho bà Giỏi Căn cứ vào khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 thì “người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Vì vậy, trong trường hợp này Giang phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra Tuy nhiên, Tòa án không xác định cụ thể độ tuổi của Giang là bao nhiêu tuổi nhưng nếu Giang từ đủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi hoặc dưới mười lãm tuổi gây thiệt hại thì sẽ áp dụng theo khoản 2 Điều 606 BLDS 2005:
“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”
Như vậy, việc Tòa án chỉ buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại mà không xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Giang là có thiếu sót, không hợp lý, không đảm bảo quyền lợi cho bà Trinh Trong trường hợp này, theo suy nghĩ của tôi thì Tòa án nên xử theo hướng buộc Trinh và Giang phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Vồi theo quy định tại khoản 4 Điều 623 BLDS 2005
2.8 Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
Tại Điều 604 BLDS 2005, cụ thể tại khoản 1 quy định như sau:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Có thể thấy, có bốn căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường:
1 Hành vi trái pháp luật: Giang đã điều khiển xe máy khi chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi cũng như các quy định khác về Luật Giao thông đường bộ Sau đó, trong quá trình điều khiển xe đã đâm phải bà Giỏi, khiến bà tử vong trên đường đi cấp cứu Từ đó xâm phạm đến tính mạng của bà Giỏi
2 Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: Bà Giỏi bị chấn thương sọ não và chết trên đường đi cấp cứu
3 Giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trên thực tế có mối quan hệ nhân quả: Dù không đáp ứng các điều kiện về an toàn giao thông đường bộ, cụ thể là độ tuổi được phép điều khiển xe nhưng Giang vẫn lái xe, hậu quả dẫn đến là tai nạn đã xảy ra và gây ra thiệt hại đến tính mạng của bà Giỏi
4 Có lỗi nhận thức: Giang mặc dù biết rõ mình không đủ tuổi nhưng vẫn cố tình điều khiển xe máy
Như vậy, có căn cứ để xác định Giang có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại Vì Giang là người chưa thành niên nên cần xác định rõ Giang đã đủ 15 tuổi hay chưa Nếu đã đủ 15 tuổi thì Tòa án có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại, ngoài ra nếu tài sản của Giang không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì có thể yêu cầu cha, mẹ Giang liên đới bồi thường theo khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 Tuy nhiên nếu Giang chưa đủ 15 tuổi thì Tòa án chỉ có thể buộc cha, mẹ Giang bồi thường toàn bộ thiệt hại
Tại Điều 584 BLDS 2015, yếu tố lỗi không còn là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường Mặc dù vậy, dựa theo các phân tích ở trên (bỏ qua yếu tố lỗi) thì vẫn có cơ sở để Tòa án buộc Giang phải bồi thường nếu đã 15 tuổi Tuy nhiên nếu chưa đủ 15 tuổi thì Tòa án chỉ có thể buộc cha, mẹ Giang bồi thường toàn bộ thiệt hại (khoản 2 Điều 586 BLDS 2015)
Như vậy, trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005 và Điều 584 BLDS 2015, Tòa án chỉ có thể buộc Giang bồi thường thiệt hại nếu Giang đủ 15 tuổi
Còn nếu Giang chưa đủ 15 tuổi thì trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại sẽ thuộc về cha, mẹ Giang
2.9 Theo Nghị quyết số 03 và 02, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi thường không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định thì tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II: “Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền
19 mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chỉ phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ "
Theo Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định tại khoản 2 Điều 8:
“Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chỉ phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chỉ khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ”
Như vậy, theo Nghị quyết số 03 và 02, chi phí xây mộ là khoản không được bồi thường Còn với chi phí chụp ảnh, mặc dù pháp luật không cấm, tuy nhiên đây lại không phải là khoản chi phí phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung nên cũng không được xem la chi phi hop lý khác được bồi thường theo hai điều khoản trên
2.10 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh
Hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm là không đúng với quy định của pháp luật dân sự về xác định chi phí hợp lý cho việc mai táng
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 610 BLDS 2005, tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/HĐTP
Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường ldsleN-Ialaf>]l¿4NA.Ả
Theo em, Tòa án cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa anh Khoa và ông Khánh trong việc anh Khoa chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là xe ô tô của ông Khánh trước khi buộc ông Khánh bồi thường thiệt hại cho anh Bình Vì nếu căn cứ theo điểm đ tiểu mục 2 Phần III của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chẳng hạn như:
- Nếu anh Khoa chỉ được ông Khánh thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, điều đó có nghĩa là anh Khoa không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà ông Khánh vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, ông Khánh phải bồi thường thiệt hại
- Nếu anh Khoa được ông Khánh giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, điều có nghĩa là ông Khánh không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà anh Khoa mới là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, anh Khoa phải bồi thường thiệt hại.
Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lỜi? 5: 212121 112121212121112112111121211011221121 0121210 rey 18 2.16 Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình? 18 2.17 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm - 0 2212211221 112211221122112121111 21g e 19
Theo Tòa án giám đốc thẩm thì trong việc gây ra thiệt hại cho anh Bình thì anh Bình cũng có lỗi, cụ thể là anh Bình đã có hành vi là điều khiển xe đạp đi vào giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới
Tại đoạn thứ tư trong phần Xét thấy có câu trả lời: “Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định trong trường hợp này cả anh Bình, ông Dũng và anh Khoa cùng có lỗi gây ra vụ tai nạn trên và gây thiệt hại cho anh Bình (trong đó anh Bình có lỗi chính) là có cơ sở đúng pháp luật”
2.16 Doan nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?
Trong phần Xét thấy của Tòa án có thể hiện Tòa giám đốc không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình Điều này được thể hiện tại đoạn thứ [5]: “ Đồng thời cấp phúc thẩm xác định tổng số thiệt hại của anh Bình là 13.095.418 đồng là có căn cứ Nhưng lại buộc ông Dũng và ông Khánh bồi thường toàn bộ, mà không xem xét đến trách nhiệm của anh Bình là không chính xác” Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng và ông Khánh toàn bộ thiệt hại của anh Bình vì theo Tòa thì thiệt hại xảy ra có một phần là lỗi của anh Bình
2.17 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm
Hướng giải quyết của Tòa án là thuyết phục Tại Quyết định số 23/2005/GĐT-DS, Tòa án xác định cả anh Bình, ông Dũng và anh Khoa đều có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho anh Bình
- _ Anh Bình là người có lỗi chính khi điều khiển xe đạp đi giữa hai làn đường dành cho xe cơ giới
- _ Ông Dũng ông cũng có lỗi trong việc không làm chủ tốc độ và đảm bảo khoảng cách an toàn khi tránh vượt và không làm chủ được tay lái
- _ Anh Khoa có lỗi khi điều khiển ô tô nhưng không làm chủ tốc độ, tay lái
Chính vì thế, Tòa án đã áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại Nguồn nguy hiểm cao độ là ô tô và xe máy, anh Khoa tuy không phải chủ sở hữu xe ô tô nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 627 BLDS 1995 thì: “ nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”, nên trách nhiệm bồi thường lúc này sẽ là của ông Khánh - chủ sở hữu xe Còn đối với ông Dũng thì vì ông vừa là chủ sở hữu vừa là người gây ra thiệt hại nên ông sẽ tự chịu trách nhiệm Bồi thường thiệt hại
Ngoài ra, Tòa án còn xem xét thêm về trách nhiệm của anh Bình vì trong trường hợp này thì anh Bình cũng có lỗi gây ra thiệt hại, nên phải
23 xác định anh Bình có nghĩa vụ phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền bồi thường thiệt hại Và Tòa án có cho phép ông Khánh được quyền đòi anh Khoa bồi hoàn số tiền bồi thường mà ông đã trả cho anh Bình, vì thiệt hại xảy ra là do lỗi của anh Khoa khi không làm chủ được tốc độ, tay lái
Hướng giải quyết trên của Tòa án là vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của chủ tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ khi không có lỗi, vừa bảo vệ quyền lợi của các bên bằng cách xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.18 BLDS và Nghị quyết số 03 và 02 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không?
BLDS và Nghị quyết 03 cũng như 02 không có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử đã có Tòa án cho phép chủ sở hữu được quay lại yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn Điển hình là Bản án 285/2009/HSPT?:
Tóm tắt Bản án 285/2009/HSPT:
Bị hại: Trần Ngọc Hải Bị cáo: Cao Chí Hùng Bị đơn dân sự: Công ty TNHH vận tải Hoàng Long Nội dung:
Anh Hùng (có giấy phép lái xe ô tô hợp lệ) là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long Trong một lần điều khiển xe khách tham gia giao thông ở đoạn đường có vạch sơn liền nét, xe của anh đã lấn qua phần đường bên trái làm va chạm và gây ra tai nạn với xe mô tô đi ngược chiều của anh Hải khiến anh Hải tử vong
Nhận định của Tòa án: Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long nên theo quy định tại Điều 622 và 623 BLDS 2005 thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bị cáo gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu bị cáo là người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật
? Trường Đại học Luật Tp.HCM, Để cương bài tap tudn, tháng và lớn môn Pháp luật về hợp đồng và bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, 2023, tr.276-281
Quyết định của Tòa án: Buộc Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có nghĩa vụ bồi thường cho vợ của bị hại (đại diện hợp pháp của bị hại) đồng thời cấp dưỡng cho con của bị hại đến khi đủ 18 tuổi
2.19 Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời
Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại - 0S n1 21112111121 g rau 21
Theo em, việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là hợp lý Dù rằng trong Bộ luật Dân sự cũng như cả 2 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP và 03/2006/NQ-HĐTP đều không có quy định nào đề cập đến vấn đề người chủ sở hữu có thể yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại Tuy nhiên, trong thực tế, đã có trường hợp Tòa án cho phép chủ sở hữu được quyền yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn, cụ thể là tại Bản án
25 số 285/2009/HS-PT? và Bản án số 33/2012/DS-ST? Từ đó, có thể thấy việc cho phép chủ sở hữu yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại là hoàn toàn hợp lý vì vừa đáp ứng được nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng như vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu khi họ không phải là người trực tiếp sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và gây ra thiệt hại
Vấn đề 3: BỒI THƯỜNG THIET HAI TRONG HAY NGOÀI HỢP ĐỒNG Tóm tắt Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
Nguyên đơn: ông Đào Văn Nghinh Bị đơn: Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Đỗ - tỉnh Gia Lai
Nội dung: Ông Nghinh vay của Chỉ nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.000.000 đồng trong thời hạn 8 tháng và đã thế chấp căn nhà để đảm bảo cho việc trả nợ Ông đã trả cho Ngân hàng một tháng tiền lãi và sau đó không trả nữa Khi hết thời hạn vay, Ngân hàng đã chuyển số nợ của ông Nghinh sang nợ quá hạn và bán đấu giá ngôi nhà mà ông thế chấp để thu hồi nợ Ông Nghinh đã khởi kiện cho rằng Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Đỗ đã tự ý bán đấu giá căn nhà của ông mà không thông báo theo quy định của pháp luật
Xét thấy, Tòa giám đốc thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” là đúng giống Tòa sơ thẩm và Tòa cấp phúc thẩm xác định “Tranh chấp về hợp đồng dân sự” là sai
Quyết định của Tòa giám đốc thẩm: Hủy các Quyết định của Tòa sơ thẩm và phúc thẩm và yêu cầu xét xử lại vì Tòa án hai cấp này đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc xác định thời hiệu khởi kiện
Tóm tắt Bản án số 750/2008/DSPT ngày 17/07/2008 của Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Bà Võ Thị Yến Phi
3 Trường Đại học Luật Tp.HCM, Để cương bài tập trấn, tháng và lớn môn Pháp luật về hợp động và bỗi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, 2023, tr.276-281
* Đã Văn Đại, Luật bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức, 2022, tr.785-786
Bị đơn: Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Nội dung:
Bà Phi khởi kiện yêu cầu Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh bồi thường thiệt hại vì đã gây ra cái chết cho chồng bà (ông Trương Hoàng Bá) Tòa án xác định yêu cầu trên là yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tuy nhiên, các tài liệu hồ sơ cho thấy cái chết của ông Bá là do bị nhiễm trùng dẫn đến suy đa tạng không phải do lỗi của các bác sĩ và ê kíp phẫu thuật gây ra Vì vậy, Tòa án xác định hành vi phẫu thuật của bệnh viện không là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường do không trái pháp luật và không có lỗi với cái chết của ông Bá theo Điều 604 BLDS
Quyết định của Tòa án: Do không đủ các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Vì vậy không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị Yến Phi
3.1 Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng không phải khi nào các bên cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, chính vì vậy khi có một bên vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại Ngoài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng còn có thiệt hại bồi thường ngoài hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một bên vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền theo quy định trong hợp đồng Tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người có lỗi cố ý hay vô ý xâm
27 phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra
Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (BTTHTHĐ) và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTHNHĐ)
- BTTHTHĐ: Theo Điều 360 BLDS 2015 quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ Một là có hành vi vi phạm Hai là có tồn tại thiệt hại Ba là tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại
- BTTHNHĐ: Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 và khoản 1 Điều 2 NQ 02/2022/NQ-HĐTP Một, có hành vi xâm phạm đến quyền và_ lợi ích hợp pháp của người khác Hai, có thiệt hại xảy ra Ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm
@ Hành vi phát sinh trách nhiệm BTTH:
- BTTHTHĐ: Tại khoản 1 Điều 351: “Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ” và Điều 360: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ” BLDS 2015 Như vậy, trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm các nghĩa vụ, các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
- BTTHNHĐ: Tại điểm a khoản 1 Điều 2 NQ 02/2022 quy định chỉ cần có hành vi xâm phạm thì đã là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH Vì vậy, không chỉ có - con người mà tài sản cũng có thể gây thiệt hại và phát sinh trách nhiệm BTTH cho chủ sở hữu hoặc chủ thể có quyền khác đối với tài sản
+ Căn cứ theo Điều 360 BLDS 2015, Khi có phát sinh thiệt hại thực tế do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật khác quy định
+ Đối với trường hợp pháp luật có quy định khác thì thiệt hại được bồi thường theo quy định tại Điều 362, Điều 363 BLDS 2015 Theo hướng bên bị vi phạm có thiệt hại thì được bồi thường Đồng thời bên bị vi phạm phải tìm cách hạn chế thiệt hại Theo hướng khi bên bị thiệt hại có lỗi thì bên vi phạm không phải bồi thường
- BTTHNHĐ: Được quy định tại Điều 585 BLDS 2015 gồm + BTTH toàn bộ và kịp thời
+ Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức BTTH do lỗi vô ý hoặc không có lỗi
+ Được yêu cầu thay đổi mức BTTH khi không còn phù hợp
+ Phần thiệt hại xuất phát từ lỗi của người bị thiệt hại không được bồi thường
+ Bên bị thiệt hại có nghĩa vụ tích cực áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
3.2 Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng? Vì sao?
Trong Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011: Bên vay là ông Nghinh và bên cho vay là Chỉ nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Đỗ tồn tại hợp đồng vay có biện pháp bảo đảm bằng thế chấp và nội dung của hợp đồng là về vấn đề vay tiền giữa ông
Nghinh va ngan hang Ong Nghinh yéu cau béi thường thiệt hại do hành vi phát mãi không tuân theo quy định pháp luật không được quy định trong hợp đồng Thiệt hại trên là thiệt hại phát sinh do hành vi trái pháp luật và không nằm trong sự thỏa thuận của hai bên Nên tòa án đã sử dụng quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để giải quyết
Trong Bản án số 750/2008/DS-PT ngày 17/7/2008: Tòa án xét thấy luật sư của nguyên đơn không đưa ra các căn cứ để chứng minh được lỗi bên phía Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có lỗi và có các hành vi vi phạm trong quá trình phẫu thuật nên bệnh viện không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo yêu cầu Từ đó, tòa án đã sử dụng quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 để giải thích vụ việc trên không thỏa mãn căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Cuối cùng, Tòa án đã xác định quan hệ này là ngoài hợp đồng và yêu cầu của bên bị thiệt hại không được chấp nhận do không thỏa mãn đủ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên về vấn đề xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi thường giữa các bên - ST 11211211121 111 1a 25 Vấn đề 4: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Đối với Quyết định số 451/2011/DS-GĐT Tòa án xác định quan hệ pháp luật của vụ việc là “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Hướng xác định như vậy là chưa phù hợp vì vốn dĩ giữa các bên đã tồn tại hợp đồng là hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp Trong vụ việc trên, ông Nghinh không thực hiện đây đủ nghĩa vụ thanh toán lãi hàng tháng và khi đến hạn thì không thanh toán khoản vay Đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ, một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường trong quan hệ hợp đồng khi có thiệt hại xảy ra Vì vậy, nếu xác định đây là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có sự thỏa thuận giữa các bên là không hợp lý và thỏa đáng Đối với Bản án số 750/2008/DSPT Tòa án xác định đây là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều này được thể hiện thông qua việc Tòa án đã áp dụng Điều 604 BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong chương
“Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Hướng giải quyết như vậy là phù hợp Mặc dù có thể giữa người có tính mạng bị xâm phạm là ông Bá và Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM có hợp đồng dịch vụ y tế phẫu thuật và
30 trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân hoặc thân nhân của người bệnh luôn được yêu cầu phải ký vào Giấy cam kết phẫu thuật - thủ thuật nhằm xác nhận sự đồng ý, chấp thuận các rủi ro có thể có trong và sau quá trình phẫu thuật theo quy định của Bộ Y tế Tuy nhiên khi xét về yêu cầu khởi kiện của bà Phi là bồi thường thiệt hại vì gây ra cái chết của ông Bá, mà điều này không được hai bên thỏa thuận hay dự liệu trong hợp đồng Nên việc xác định yêu cầu bồi thường của bà Phi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hợp lý
Vấn đề 4: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ Tóm tắt Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao
Nguyên đơn: Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương
Bị đơn: Công ty TNHH DAMOOL VINA
Công ty Hồng Hà Bình Dương ký hợp đồng về chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất với Công ty VINA Các bên thỏa thuận hoàn thành các cam kết trong Hợp đồng nguyên tắc số 007 để làm cơ sở tiến hành thực hiện ký hợp đồng chính thức và nếu bên nào vi phạm sẽ phải bồi thường Tuy nhiên, trong thời gian đó Công ty VINA không ký hợp đồng chính thức mà chuyển nhượng cho Công ty Thế Giới Nhà
Quyết định của Tòa án: Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA không tiếp tục thực hiện hợp đồng và Công ty VINA phải bồi thường vi phạm hợp đồng theo như thỏa thuận
Tóm tắt Bản án số 418/2017/DS-ST ngày 29/9/2017 của Tòa án nhân dân quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Ông Trương Khắc V, bà Nguyễn Thị Thanh T
Bị đơn: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc K (Công ty K)
Giữa ông V, bà T và Công ty K có xác lập hợp đồng mua bán căn hộ chung cư Theo như nội dung hợp đồng, bên bán (Công ty K) có nghĩa vụ hướng dẫn bên mua (nguyên đơn) thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu căn hộ Tuy nhiên, sau khi đã bàn giao căn hộ, Công ty K lại không tiến hành các thủ tục để cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho nguyên đơn Các
31 nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Công ty K phải tiến hành làm các thủ tục để cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn chung cư Đồng thời yêu cầu Công ty K chịu chi phí thuê nhà và một khoản tiền lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ bàn giao căn chung cư Nhưng sau đó đã rút lại hai yêu cầu này, chỉ giữ lại yêu cầu về việc Công ty K phải thực hiện các thủ tục
Quyết định của Tòa án: Buộc Công ty K thực hiện các thủ tục để cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư cho nguyên đơn Không yêu cầu công ty K bồi thường tiền vi phạm hợp đồng vì nguyên đơn đã rút lại yêu cầu
4.1 Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng? Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn cho thấy Toà án địa phương đã buộc các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng là: “Buộc Công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số 007/09/DMYN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa Công ty TNHH Damool VINA với Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương”.
Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Hướng của Tòa án địa phương không được Toà án nhân dân tối cao chấp nhận Đoạn 2 và đoạn 3 của phần xét thấy:
“Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu không thực hiện theo cam kết tại Hợp đồng nguyên tắc số 007 thì phải thanh toán cho Công ty Hồng Hà Bình Dương tiền phạt theo thoả thuận hợp đồng là 290.000USD*5% = 14.500USD Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng
Ngoài ra, trong vụ án này, nguyên đơn và bị đơn tranh chấp “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009” Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là tranh chấp “Hợp đồng mua
32 bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là không đúng Mặt khác, nguyên đơn và bị đơn trong vụ án này là hai doanh nghiệp đều có đăng ký kinh doanh thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 về việc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất, mục đích nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, nên xác định đây là vụ án kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.”
4.3 Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên là bởi vì cả trước và trong quá trình thực hiện vụ án thì bên bị đơn đã từ chối thực hiện hợp đồng và đồng ý chịu phạt 5% theo thỏa thuận hợp đồng Trong khi đó, phía Tòa địa phương lại muốn nguyên đơn và bị đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”
4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao
Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý Vì bên bị đơn đã từ chối thực hiện hợp đồng và đồng ý bồi thường cho bên nguyên đơn theo như hợp đồng mà cả 2 đã thoả thuận từ trước
Theo Điều 352 BLDS 2015 thì trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng chỉ xảy ra khi mà bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ Mà công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương không yêu cầu công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng mà chỉ khởi kiện để đòi công ty VINA thanh toán tiền phạt hợp đồng thôi Hơn nữa, công ty VINA cũng đã đồng ý bồi thường mức phạt là 5% giá trị hợp đồng Mức phạt này cũng phù hợp với Điều 301 Luật Thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này” Vậy nên thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng này có hiệu lực
Do đó, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là không bắt buộc công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc số 007 là hoàn toàn hợp lý
4.5 Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao? Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư
Theo Điều 352 BLDS 2015 thì: “Khí bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”
Vì ông V, bà T đã thanh toán tiền mua căn hộ cho Công ty K theo đúng thỏa thuận Tuy nhiên, đến ngày 24/12/2015 Công ty K mới bàn giao căn hộ cho ông V, bà T và từ đó đến nay, Công ty K không tiến hành làm các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V, bà T Mà theo Hợp đồng mua bán, tại mục 5.7 Điều 5: “Bên A (Công ty K) có nghĩa vụ hướng dẫn bên B (nguyên đơn) thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu căn hộ Sau khi hoàn thành công trình bên A (Công ty K) phải bàn giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho bên B (nguyên đơn) ngay khi được cơ quan chức năng cấp” Do đó, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho ông V, bà T là hoàn toàn hợp lý
4.6 Nghĩa vụ làm thủ tục trên đã bị vi phạm chưa và Tòa án có buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?
Nghĩa vụ làm thủ tục trên bị vi phạm
Tòa án có buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư Trong Bản án đã nêu rõ: “Ngày 24/12/2015 Công ty K đã bàn giao căn hộ cho ông V, bà T nhưng cho đến nay Công ty K vẫn không tiến hành các thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho nguyên đơn
Như vậy Công ty K đã vi phạm quy định tại mục 5.7 Điều 5 của Hợp đồng mua bán nói trên Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản như sau: “Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công
34 trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận” Xét, tại thời điểm Công ty K bàn giao căn hộ cho nguyên đơn đến nay đã quá 50 ngày và nguyên đơn không có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ nhưng Công ty K vẫn chưa làm thủ tục để cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho nguyên đơn là Công ty K vi phạm quy định nói trên của Luật kinh doanh bất động sản”
Từ đó, ta thấy Công ty K đã vi phạm nghĩa vụ làm thủ tục trên bởi vì sau khi bàn giao nhà, Công ty K không tiến hành các thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V, bà T cho nên việc Tòa án “buộc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc K có nghĩa vụ làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nguyên đơn” là hợp lý và có cơ sở