Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Một phần của tài liệu bài tập tháng thứ hai hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 33 - 41)

Hướng của Tòa án địa phương không được Toà án nhân dân tối cao chấp nhận. Đoạn 2 và đoạn 3 của phần xét thấy:

“Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu không thực hiện theo cam kết tại Hợp đồng nguyên tắc số 007 thì phải thanh toán cho Công ty Hồng Hà Bình Dương tiền phạt theo thoả thuận hợp đồng là 290.000USD*5% = 14.500USD. Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng.

Ngoài ra, trong vụ án này, nguyên đơn và bị đơn tranh chấp “Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009”. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại xác định là tranh chấp “Hợp đồng mua

32

bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất” là không đúng. Mặt khác, nguyên đơn và bị đơn trong vụ án này là hai doanh nghiệp đều có đăng ký kinh doanh thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 về việc chuyển nhượng tài sản và nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất, mục đích nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, nên xác định đây là vụ án kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005.”.

4.3. Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Toà án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên là bởi vì cả trước và trong quá trình thực hiện vụ án thì bên bị đơn đã từ chối thực hiện hợp đồng và đồng ý chịu phạt 5% theo thỏa thuận hợp đồng. Trong khi đó, phía Tòa địa phương lại muốn nguyên đơn và bị đơn tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng.

Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng. Vì vậy Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”.

4.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.

Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý. Vì bên bị đơn đã từ chối thực hiện hợp đồng và đồng ý bồi thường cho bên nguyên đơn theo như hợp đồng mà cả 2 đã thoả thuận từ trước.

Theo Điều 352 BLDS 2015 thì trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng chỉ xảy ra khi mà bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Mà công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương không yêu cầu công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng mà chỉ khởi kiện để đòi công ty VINA thanh toán tiền phạt hợp đồng thôi. Hơn nữa, công ty VINA cũng đã đồng ý bồi thường mức phạt là 5% giá trị hợp đồng. Mức phạt này cũng phù hợp với Điều 301 Luật Thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”. Vậy nên thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng này có hiệu lực.

33

Do đó, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là không bắt buộc công ty Hồng Hà Bình Dương và công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc số 007 là hoàn toàn hợp lý.

4.5. Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?

Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư.

Theo Điều 352 BLDS 2015 thì: “Khí bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”.

Vì ông V, bà T đã thanh toán tiền mua căn hộ cho Công ty K theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, đến ngày 24/12/2015 Công ty K mới bàn giao căn hộ cho ông V, bà T và từ đó đến nay, Công ty K không tiến hành làm các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V, bà T. Mà theo Hợp đồng mua bán, tại mục 5.7 Điều 5: “Bên A (Công ty K) có nghĩa vụ hướng dẫn bên B (nguyên đơn) thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu căn hộ. Sau khi hoàn thành công trình bên A (Công ty K) phải bàn giao Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho bên B (nguyên đơn) ngay khi được cơ quan chức năng cấp”. Do đó, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho ông V, bà T là hoàn toàn hợp lý.

4.6. Nghĩa vụ làm thủ tục trên đã bị vi phạm chưa và Tòa án có buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?

Nghĩa vụ làm thủ tục trên bị vi phạm.

Tòa án có buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư. Trong Bản án đã nêu rõ: “Ngày 24/12/2015 Công ty K đã bàn giao căn hộ cho ông V, bà T nhưng cho đến nay Công ty K vẫn không tiến hành các thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho nguyên đơn.

Như vậy Công ty K đã vi phạm quy định tại mục 5.7 Điều 5 của Hợp đồng mua bán nói trên. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản như sau: “Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công

34

trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”. Xét, tại thời điểm Công ty K bàn giao căn hộ cho nguyên đơn đến nay đã quá 50 ngày và nguyên đơn không có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ nhưng Công ty K vẫn chưa làm thủ tục để cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho nguyên đơn là Công ty K vi phạm quy định nói trên của Luật kinh doanh bất động sản”.

Từ đó, ta thấy Công ty K đã vi phạm nghĩa vụ làm thủ tục trên bởi vì sau khi bàn giao nhà, Công ty K không tiến hành các thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho ông V, bà T cho nên việc Tòa án “buộc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc K có nghĩa vụ làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nguyên đơn” là hợp lý và có cơ sở.

4.7. Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.

Cơ sở pháp lý: Điều 352 BLDS 2015, khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản.

Trên cơ sở văn bản, có quy định cho phép Tòa án buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư. Cơ sở pháp lý được quy định tại Điều 352 BLDS 2015, cụ thể như sau:

“Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. ”.

Theo các tình tiết của Bản án số 418, Công ty K đã không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã được thỏa thuận nên bên có quyền, ở đây là ông V, bà T hoàn toàn có thể yêu cầu Công ty K tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa được hoàn thành. Từ đó có cơ sở để Tòa án buộc Công ty K tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản:

“Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng

35

cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận”. Tại thời điểm Công ty K bàn giao căn hộ cho nguyên đơn đến nay đã quá 50 ngày và nguyên đơn không có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ nên Công ty K là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục để cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho nguyên đơn. Tuy nhiên, Công ty K vẫn chưa thực hiện dù đã quá thời hạn mà luật đã ấn định. Do đó, có thể xác định Công ty K đã vi phạm quy định nói trên và Tòa án hoàn toàn có thể buộc Công ty K thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

4.8. Cho biết những cơ chế để việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hiệu quả trong thực tế.

Khi nghĩa vụ không được thực hiện thì tùy vào trường hợp cụ thể mà bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể áp dụng những cơ chế sau để việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ một cách hiệu quả:

Thứ nhất, trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật tại Điều 356 BLDS 2015 được chia thành hai trường hợp. Nếu đó là vật đặc định, được phân biệt với các vật khác thông qua những đặc điểm riêng thì khi nghĩa vụ không được thực hiện, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó. Nếu vật bị hư hỏng hoặc không còn thì bên vi phạm phải thanh toán giá trị của vật. Tương tự với vật cùng loại, khi nghĩa vụ chuyển giao không được thực hiện, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu giao vật cùng loại khác, nếu không có thì thay thế bằng nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, khi nghĩa vụ chuyển giao vật không được thực hiện, quy định theo hướng ưu tiên dùng vật để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, chỉ khi vật không còn thì mới thay thế bằng nghĩa vụ thanh toán. Điều này buộc bên có nghĩa vụ giao vật phải thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận trước đó.

Thứ hai, đối với trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 357 BLDS 2015, nếu bên có nghĩa vụ chậm trễ trong việc thực hiện loại nghĩa vụ này thì sẽ phát sinh một khoản lãi gọi là lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Điều này nhằm gây áp lực

36

lên bên có nghĩa vụ phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ của minh, đồng thời phải chịu một khoản phạt do thực hiện không đúng về thời hạn trả tiền đã thỏa thuận.

Thứ ba, đối với trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc tại Điều 358 BLDS 2015, cụ thể như sau:

“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc ma mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chỉ phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, khi không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận, bên có nghĩa vụ sẽ phải thanh toán các chi phí hợp lý nếu nghĩa vụ đó được chỉ định cho một người khác thực hiện thay hoặc nếu đó là công việc không được thực hiện nhưng vẫn thực hiện thì bên có nghĩa vụ sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu vốn có trước khi thực hiện công việc. Nếu có thiệt hại xảy ra thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm, đảm bảo rằng công việc đó vẫn được thực hiện hoặc không được thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Đồng thời buộc bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Vấn đề 5: TÌM KIẾM TÀI LIỆU Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2020 đến nay (ít nhất 20 bài).

Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự như đã yêu trong buổi thảo luận thứ 3.

1. Phạm Quang Tiến, “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Nghề luật, Số 11/2022, tr. 24-30.

37

2. Nguyễn Phương Thảo, “Vai trò “người gác cổng” và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của tổ chức bảo lãnh phát hành”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số 3 (360)/2022.

3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cơ sở bán lẻ rượu bia với việc hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số 02 (37)/2020, tr. 41-46.

4. Dương Quỳnh Hoa, “Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Kiểm sát, Số 13/2020, tr. 36-43.

5. Nguyễn Đức Việt, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Luật, số 3/2019, tr. 84-100.

6. Đỗ Giang Nam, “Pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trước thách thức của trí tuệ nhân tạo và công nghệ số mới nổi”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 20 (468)/2022, tr. 3-13.

7. Đoàn Thị Ngọc Hải, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng”, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, Số 1+2/2020, tr. 38-42.

8. Hồ Bảo, “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác trong một số bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến”, Tạp chí Luật học, số 02/2020, tr. 3-10.

9. Đỗ Văn Đại - Nguyễn Tấn Hoàng Hải, “Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có việc xâm phạm quyền nhân thân của người khác trên mạng xã hội”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17/2020, tr. 20-28.

10. Hoàng Đình Dũng, “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật Dân sự năm 2015”, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, số 6/2020, tr. 3-5.

11. Đàm Hải Thao, “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tình thế cấp thiết”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 23/2020, tr.

24-27.

12. Nguyễn Hoàng Thái Hy, “Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh theo quy định của công ước Vienna năm 1980”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 05(135)/2020, tr. 49.

38

13. Nguyễn Viết Xuân, “Một số ý kiến về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra.”, Tạp chí điện tử Tòa án Nhân dân, số 21/2020, tr. 1-7.

14. Trần Thị Anh Thư, “Bàn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người làm công gây ra.”, Tạp chí điện tử Tòa án Nhân dân, 2022.

15. TS. Đặng Thị Thơm, “Bồi thường cho người bị thiệt hại trong các vụ án giao thông và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Tòa án, 2022.

16. Đào Kim Anh, “Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong nhượng quyền thương mại”, Tạp chí KTĐN, số 120/2020

17. Lưu Anh Tuấn, “Quy định BLDS năm 2015 về bồi thường thiệt hại do tính mạng, thi thể bị xâm phạm và thực tiễn xét xử”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2021, tr. 1-2.

18. Trần Thăng Long- Lê Ngọc Ngân Linh, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra”, Tạp chí Kiểm sát, số 20/2022, tr. 28-33.

19. Phùng Trung Tập, “Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra”, Tạp chí Kiểm sát, số 13/2022, tr. 25-31.

20. Phan Phi Long, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Công Thương, số 12/2020.

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.

Để có thể tìm kiếm những tài liệu trên, em đã tìm kiếm thông qua thư viện số Trường Đại học Luật Tp.HCM và các trang tạp chí: Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Kiểm sát,...

39

Một phần của tài liệu bài tập tháng thứ hai hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)