1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long

245 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 5. Đóng góp của nghiên cứu (18)
  • 6. Cấu trúc của luận án (20)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài (0)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu về nhận thức, thái độ, ý định sử dụng (22)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA (27)
      • 1.1.3. Các nghiên cứu về sử dụng EMA (36)
    • 1.2. Các nghiên cứu trong nước (39)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu về sự nhận thức, thái độ, ý định sử dụng (39)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA (41)
      • 1.2.3. Các nghiên cứu về sử dụng EMA (43)
    • 1.3. Nhận xét (45)
      • 1.3.1. Các loại nghiên cứu liên quan đến EMA (45)
      • 1.3.2. Các lý thuyết sử dụng (47)
      • 1.3.3. Quốc gia thực hiện và đối tượng khảo sát (48)
      • 1.3.4. Kết quả nghiên cứu (49)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (51)
    • 1.5. Định hướng nghiên cứu của tác giả (53)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (56)
    • 2.1. Các khái niệm có liên quan (56)
      • 2.1.1. Khái niệm EMA, sử dụng EMA (56)
        • 2.1.1.1. Khái niệm EMA (56)
        • 2.1.1.2. Khái niệm sử dụng EMA (57)
      • 2.1.2. Thái độ, kiểm soát hành vi, ý định sử dụng EMA (63)
      • 2.1.3. Áp lực các bên có liên quan (65)
      • 2.1.4. Nhân tố ngẫu nhiên (66)
        • 2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu (71)
      • 2.2.2. Lý thuyết các bên liên quan (72)
        • 2.2.2.1. Nội dung lý thuyết (72)
        • 2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu (74)
      • 2.2.3. Lý thuyết ngẫu nhiên (77)
        • 2.2.3.1. Nội dung lý thuyết (77)
        • 2.2.3.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu (78)
    • 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (81)
      • 2.3.1. Thái độ đối với việc sử dụng EMA và Ý định sử dụng EMA (0)
      • 2.3.2. Các biến ngẫu nhiên với thái độ và ý định sử dụng EMA (82)
      • 2.3.3. Áp lực các bên liên quan đến Thái độ và Ý định sử dụng EMA (89)
      • 2.3.4. Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA với Ý định sử dụng EMA (93)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (96)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (101)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (101)
      • 3.1.1. Tiếp cận phương pháp nghiên cứu (101)
      • 3.1.2. Biện luận cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu (102)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (103)
    • 3.3. Nghiên cứu định tính (105)
      • 3.3.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu (105)
      • 3.3.2. Phân tích dữ liệu (113)
    • 3.4. Nghiên cứu định lượng (114)
      • 3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (114)
        • 3.4.1.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu (114)
        • 3.4.1.2. Phân tích dữ liệu (115)
      • 3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức (115)
        • 3.4.2.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu (115)
        • 3.4.2.3. Phân tích dữ liệu (119)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (123)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính (123)
      • 4.1.1. Thang đo Ý định sử dụng EMA (124)
      • 4.1.2. Thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA (0)
      • 4.1.6. Thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao (130)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng (131)
      • 4.2.1 Kết quả định lượng sơ bộ (131)
        • 4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy (132)
        • 4.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá (135)
      • 4.2.2 Kết quả định lượng chính thức (138)
        • 4.2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu (138)
        • 4.2.2.2. Kết quả kiểm định mô hình đo lường (142)
        • 4.2.2.3. Kết quả kiểm định mô hình đường dẫn (giả thuyết nghiên cứu) (146)
        • 4.2.2.4. Kết quả kiểm định bổ sung (152)
        • 4.2.2.5. Bàn luận kết quả (154)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (163)
    • 5.1. Kết luận (163)
    • 5.2. Hàm ý (164)
      • 5.2.1. Hàm ý lý thuyết (164)
      • 5.2.2. Hàm ý quản trị (166)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai (170)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (175)

Nội dung

ế giới, ViệtM c tiêu c a nghiên c u này là xác đ nh và đo lủa các vấn đề môi trường trên thế giới, Việt ứu này là xác định và đo lường tác động của các nhân tố ịnh và đo lường tác động c

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến thái độ và ý định sử dụng EMA của KTT các DN tại khu vực ĐBSCL Với kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý hàm ý cho việc phát triển EMA tại Việt Nam trong tương lai.

- Mục tiêu 1: Xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến thái độ của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL.

- Mục tiêu 2: Xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL.

- Mục tiêu 3: Xác định và đo lường tác động trung gian, điều tiết của các nhân tố trong mối quan hệ của thái độ và ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL. Để các mục tiêu được giải quyết, các câu hỏi tương ứng sau được đặt ra:

- Câu hỏi 1: Các nhân tố nào có tác động đến thái độ của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL? Mức độ tác động như thế nào?

- Câu hỏi 2: Các nhân tố nào có tác động đến ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL? Mức độ tác động như thế nào?

- Câu hỏi 3: Các nhân tố nào có tác động gián tiếp, điều tiết trong mối quan hệ của thái độ và ý định của KTT đối với việc sử dụng EMA tại các DN vùng ĐBSCL.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính (NCĐT) và nghiên cứu định lượng (NCĐL) NCĐT được sử dụng để khám phá và xem xét lại mức độ phù hợp của thang đo các biến khi sử dụng ở một không gian nghiên cứu mới.

NCĐL được dùng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc, từ đó giải quyết mục tiêu nghiên cứu Quy trình nghiên cứu thực hiện qua các bước như sau:

- Bước 1: Thực hiện tổng quan, hệ thống các công trình trong và ngoài nước để đúc kết khe hổng và định hướng nghiên cứu.

- Bước 2: Thông qua công cụ thảo luận cá nhân của phương pháp NCĐT, tác giả thiết lập dàn bài để trao đổi với chuyên gia về lĩnh vực môi trường, kế toán, EMA Mục đích việc này là để đảm bảo mức độ hoàn thiện thang đo trước khi thu thập, xử lý dữ liệu chính thức Với quan điểm của Corbin và Strauss (2008), tác giả xác định số lượng chuyên gia tối thiểu tham gia phỏng vấn là 5 với các tiêu chí cụ thể như: (1) am hiểu về kế toán, kiểm toán; (2) những người đã và đang tham gia trực tiếp, có kinh nghiệm điều hành, quản lý hoặc phụ trách công tác kế toán; (3) và những người có kinh nghiệm đối với quá trình thực hành, tuân thủ chế độ kế toán và các vấn đề môi trường Số lượng thực tế phỏng vấn khi dữ liệu bão hòa là 8, đặc điểm của các chuyên gia và kết quả phỏng vấn được trình bày ở Chương 4 và các Phụ lục 3, 4, 5.

- Bước 3: NCĐL sơ bộ và chính thức được triển khai Các kỹ thuật NCĐL sử dụng: thu thập, xử lý dữ liệu với Excel, SPSS, SmartPLS Đây là bước đo lường, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị và mức độ tác động của các nhân tố đến ý định thực hiện EMA tại các DN ở ĐBSCL Dựa vào các lý thuyết liên quan của Hair, Black, và cộng sự (2019), Barcelay và cộng sự (1995), Kock và Hadaya (2018), Hair Jr và cộng sự (2021), tác giả xác định cỡ mẫu của NCĐL sơ bộ và chính thức lần lượt là 165 và 200, KTT của các DN sẽ là đối tượng cung cấp dữ liệu cho các đợt khảo sát này Đây là các đối tượng có vai trò chủ động trong vận hành công tác kế toán tại DN, những hiểu biết và kinh nghiệm của các đối tượng này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và tin cậy cho bài nghiên cứu.

- Bước 4: Thực hiện phân tích kết quả và viết báo cáo Kết quả từ phầnNCĐL sẽ được phân tích, so sánh, thảo luận Từ đó đúc kết hàm ý lý thuyết, quản trị.

Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết: Đầu tiên, nghiên cứu sẽ mở rộng tri thức về EMA khi đây là lĩnh vực có thể nói là rất mới đối với hầu hết các DN tại Việt Nam cũng như ĐBSCL ĐBSCL là một khu vực kinh tế quan trọng, tốc độ tăng trưởng ổn định và mang lại nhiều giá trị Tuy nhiên, môi trường lại trở thành một chủ đề rất nóng trong giai đoạn gần đây.

Và khi tất cả các bên, từ nội bộ đến bên ngoài, từ chủ sở hữu, các cơ quan hữu quan đến khách hàng và các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhiều hơn đến môi trường thì bất kỳ sự hiểu biết nào liên quan đến bất kỳ công cụ đều vừa đảm bảo hướng đến các lợi ích kinh tế, vừa phục vụ cho môi trường, cho sự PTBV của DN, của khu vực thì cũng ít nhiều tạo ra giá trị nhất định.

Thứ hai, nghiên cứu sẽ góp phần giải thích sự hình thành, phát triển của EMA, mà cụ thể là thái độ và ý định sử dụng EMA dưới góc độ lý thuyết Đây là điều được nhiều nhà nghiên cứu khuyến khích, bởi EMA là một lĩnh vực mới, khi đa số các nghiên cứu tập trung khảo sát tình hình ứng dụng, thực tiễn tại một công ty, một ngành thì rất ít các nghiên cứu giải thích EMA dưới góc độ lý thuyết Kết quả này tái khẳng định sự phù hợp của nhóm các lý thuyết nền tảng xã hội trong việc nghiên cứu EMA.

Thứ ba, nghiên cứu góp phần khám phá thêm về nhóm nhân tố nền trong TPB Fishbein và Ajzen (2011) đã lập luận rằng trong mô hình hành động hợp lý thì yếu tố lòng tin là cơ sở để hình thành thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi (KSHV) Và việc một lòng tin có bị tác động hay không bởi một nhân tố nền cần phải được kiểm chứng trong thực tế Nên kết quả tác động của các nhân tố ngẫu nhiên và áp lực các bên đến thái độ trong luận án này là một đóng góp theo khuyến khích của Fishbein và Ajzen (2011) Mặt khác, việc vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên và các bên liên quan làm nền tảng xác định nhân tố nền thúc đẩy ngày càng nhiều nghiên cứu trong việc vận dụng, lồng ghép các lý thuyết, qua đó hình thành cơ sở vững chắc hơn khi lựa chọn các nhân tố nền.

Về mặt thực tiễn Đầu tiên, nghiên cứu giúp các nhà quản lý có kế hoạch cụ thể, rõ ràng hơn trong quá trình thiết lập, ứng dụng EMA vào HTTT kế toán của đơn vị Các DN không thể tồn tại nếu đứng ngoài xu thế PTBV Bài nghiên cứu này chỉ xét ở góc độ nhỏ trong PTBV nhưng việc nắm bắt và hiểu được các yếu tố tác động đến thái độ cũng như ý định sử dụng EMA sẽ là căn cứ để các nhà quản lý có những ứng xử phù hợp trong thiết lập, vận hành bộ máy kế toán tại các DN ĐBSCL Nhất là khi DN ở khu vực này có quy mô và năng lực tổ chức sản xuất còn khiêm tốn so với các khu vực khác Chính vì vậy, đây là cơ sở góp phần định hướng, hoạch định chiến lược môi trường, chiến lược hội nhập, phát triển của DN tại ĐBSCL.

Thứ hai, bài nghiên cứu có ý nghĩa nhất định cho quá trình hình thành chính sách Như đã phân tích phía trên, vấn đề PTBV chỉ thật sự nóng lên gần đây ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt nam Việc kiểm định mối quan hệ của một số yếu tố đến thái độ, ý định sử dụng EMA kỳ vọng là một mảnh ghép nhỏ cho các cơ quan quản lý có cơ sở trong việc điều hành bức tranh tổng thể về kinh tế gắn với môi trường ở khu vực ĐBSCL Mà cụ thể là đánh giá, nhìn nhận, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động nhằm ứng dụngEMA, đảm bảo kế toán là một hệ thống vừa cung cấp thông tin tài chính, vừa đảm bảo công cuộc hội nhập Và nhất là đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu PTBV tại ĐBSCL, khu vực đang phải gánh chịu rất nhiều thách thức môi trường trong những năm trở lại đây.

Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, Luận án được tổ chức thành 5 chương

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương này bàn về các nghiên cứu liên quan đến EMA ở thế giới cũng như tại Việt Nam Tác giả sẽ nhận xét, đưa ra quan điểm về kết quả của các nghiên cứu này, từ đó nhìn nhận các khe hổng, các vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết Ở chương này tác giả nghiên cứu các lý thuyết phục vụ cho việc làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là hệ thống hóa các lý thuyết nền phục vụ cho việc lập luận xác định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả của chương này là khung phân tích hay mô hình nghiên cứu đề xuất.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Tác giả thực hiện mô tả chi tiết các bước, công đoạn trong quá trình thu thập, mô tả, phân tích, đánh giá dữ liệu phục vụ cho NCĐT và NCĐL.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích, đánh giá, từ đó có các thảo luận đối với các kết quả đó.

Chương 5: Kết luận và hàm ý Tác giả tổng kết lại kết quả đạt được của nghiên cứu Từ đó đưa ra quan điểm, đề xuất hàm ý lý thuyết, quản trị phục vụ cho mục tiêu đưa EMA vào thực tiễn tại Việt Nam, xa hơn là định hướng PTBV, hội nhập quốc tế Cuối cùng là hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu trong nước

Tương tự nước ngoài, một số nghiên cứu liên quan đến việc chấp nhận (nhận thức, ý định) cũng được thực hiện Với việc vận dụng linh hoạt các lý thuyết, các tác giả khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định, nhận thức cho việc sử dụng EMA (Lâm Thị Trúc Linh, 2019; Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016; Trinh Huu Luc &

Nguyen Thi Thu, 2019) Sự đa dạng trong trong lựa chọn chủ đề nghiên cứu luôn được khuyến khích trong bất cứ lĩnh vực nào và bất kỳ kết quả nào của các bài nghiên cứu này cũng mở rộng thêm sự hiểu biết của các bên đối với EMA

Cụ thể, Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016) thực hiện nghiên cứu về ý định sử dụng EMA của các DN sản xuất (khu vực phía Nam) Công cụ được sử dụng là khảo sát Kết quả đã chứng minh được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụngEMA bao gồm: nhận thức sự hữu ích EMA, nhận thức về rào cản khi áp dụngEMA, áp lực tuân thủ quy chuẩn, áp lực cưỡng chế Tuy nhiên theo kết quả thì các nhân tố này chỉ mới giải thích được 56,9%, như vậy vẫn còn một số nhân tố tác động khác chưa phát hiện Do các rào cản trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát,nên độ tin cậy nghiên cứu chưa đạt được như mục tiêu đề ra Tác giả cũng đề cập hướng nghiên cứu tiếp theo Cụ thể là mở rộng đối tượng và phạm vi, đề xuất thêm các nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA tại các DN Việt Nam Cùng với đó là việc mở rộng nghiên cứu sang các công cụ kỹ thuật của EMA để phù hợp với thực tiễn Việt Nam và làm tài liệu hướng dẫn áp dụng cho các DN. Ở một góc độ khác, Trinh Huu Luc và Nguyen Thi Thu (2019) dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên để tìm hiểu sự tác động của 4 nhân tố Quy mô, Ngành hoạt động, Chiến lược môi trường và Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao đối với nhận thức của người làm kế toán về vai trò của EMA ở 210 DN Kết quả cho thấy ngoài nhân tố chiến lược môi trường, các nhân tố còn lại đều đạt mức ý nghĩa Điểm mới của bài viết này là tiếp cận vấn đề ở góc độ nhận thức của người tổ chức công tác kế toán. Đây là điều cần được quan tâm hơn góp phần nâng cao nhận thức đối với EMA ở Việt Nam Dù vậy, nhóm mẫu tác giả khảo sát chỉ tập trung ở 3 tỉnh khu vực ĐBSCL, điều này tác động đến tính khái quát của kết quả Hay số lượng các biến ngẫu nhiên được lập luận lựa chọn từ lý thuyết còn quá ít so với những đặc điểm, điều kiện hoạt động của DN trên thực tế, nghĩa là khoảng trống của kết quả cần được khám phá ở đây là không nhỏ.

Sau 2 năm, Trịnh Hữu Lực và cộng sự (2021) tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng EMA tại các DN thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu Sử dụng SEM, nghiên cứu cho thấy các tác động tích cực đến ý định sử dụng EMA bao gồm thái độ, KSHV và áp lực từ các bên liên quan Đặc biệt, KSHV có tác động tích cực đến thái độ và áp lực các bên liên quan đến ý định sử dụng EMA của bộ phận kế toán Mặc dù đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho EMA, nhưng phạm vi khảo sát vẫn còn hạn chế, chỉ tập trung ở một tỉnh.

Như vậy, qua các nghiên cứu trên có thể thấy các lý thuyết dựa trên nền tảng xã hội vẫn là lựa chọn chủ yếu để nghiên cứu EMA, dù ko đi sâu vào nội hàm các thực hành EMA Kết quả thể hiện Quy mô, Thời gian, Ngành hoạt động thường được các tác giả chú ý Các vấn đề về cỡ mẫu, hay phạm vi mẫu cũng như số lượng biến được các tác giả nhìn nhận là hạn chế Dù đây là một hướng nghiên cứu mà theo Christ và Burritt (2013) sẽ giải quyết được khoảng vênh giữa nhu cầu trên lý thuyết với tình hình sử dụng EMA của các DN trên thực tế, nhưng vẫn chưa được nhiều tác giả thực hiện trên thực tế.

1.2.2 Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA

Kể từ khi EMA được nhìn nhận là một công cụ để kiểm soát tác động của các hoạt động kinh doanh đến môi trường, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm phân tích các nhân tố tác động đến việc tổ chức EMA (Ferreira và cộng sự, 2010; Jamil và cộng sự, 2015; Latan và cộng sự, 2018) Dù vậy, tại Việt Nam loại nghiên cứu này chỉ mới xuất hiện gần đây Một cách tổng quát, các lý thuyết khác nhau được sử dụng để lập luận biến và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng EMA (Huỳnh Lê Phi Yến, 2019; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019; Nguyễn Thị Minh Cẩm, 2018; Nguyễn Thị Mỹ Hằng, 2018;

Nguyễn Thị Nga, 2017) Tuy tồn tại sự khác nhau, nhưng kết quả mang nhiều ý nghĩa, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển EMA Một số nghiên cứu cụ thể như sau: Đầu tiên, thông qua nhóm các lý thuyết lan truyền sự đổi mới, lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế, Nguyễn Thị Nga (2017) đã kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT chi phí môi trường trong các DN sản xuất thép.

Kết quả cho thấy các DNSX thép tại Việt Nam cần xây dựng định mức, lập dự phòng và xây dựng báo cáo kế toán chi phí quản trị môi trường Cùng với đó, tác giả đã khám phá được 4 nhân tố có tác động đến việc áp dụng KTQT chi phí môi trường là áp lực cưỡng chế, nhận thức của lãnh đạo, vai trò của bộ phận KTQT và truyền thông nội bộ Tuy vậy, tác giả cho rằng lượng thông tin thu thập được rất hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng Ngoài ra, việc không thể kiểm định chất lượng thang đo đối với nhân tố vai trò của bộ phận KTQT với 2 biến quan sát cũng là 1 trong các hạn chế của nghiên cứu.

Tiếp đến, Nguyễn Thị Minh Cẩm (2018) dùng nhóm lý thuyết hợp pháp, các bên liên quan, sự phụ thuộc nguồn lực, thể chế và ngẫu nhiên để đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến việc sử dụng EMA (DN xây dựng ở TP.HCM) Kết quả hồi quy cho thấy chỉ 2/6 biến có ảnh hưởng đến việc sử dụng EMA (Áp lực bên ngoài và Nhận thức của lãnh đạo) Mức độ giải thích chỉ ở mức 49% là hạn chế của đề tài Tác giả khuyến khích các biến và phạm vi nên được mở rộng trong tương lai.

Tiếp cận ở góc độ khác, bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2018) tìm hiểu sự tác động của Phong cách lãnh đạo đối với mức độ sử dụng EMA tại các DN trên địa bàn TPHCM Bằng việc sử dụng đan xen nội dung của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết hành vi lãnh đạo, tác giả thực hiện lập luận hình thành các giả thuyết trên SEM Kết quả kết luận tồn tại mối tương quan của cả phong cách lãnh đạo chuyển đổi và chuyển giao với mức độ sử dụng EMA Qua đó, tác giả mở rộng thêm sự hiểu biết về EMA qua việc thiết lập và bổ sung một nhân tố mới Dù vậy, tác giả vẫn cho rằng, trong tương lai các nghiên cứu về EMA nên thu thập số lượng mẫu nhiều hơn, mở rộng xem xét nhiều cách tiếp cận hơn về phong cách lãnh đạo

Một nghiên cứu nữa xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng EMA tại các DN sản xuất thép khu vực phía Nam Việt Nam của Huỳnh Lê Phi Yến (2019) Với phương pháp hỗn hợp và nhóm lý thuyết thể chế, các bên liên quan, hợp pháp, ngẫu nhiên trong lập luận biến, kết quả hồi quy công nhận sự tác động của các nhân tố: áp lực từ các bên, cảm nhận về lợi ích của EMA, quy chuẩn pháp lý, nhận thức của lãnh đạo, nhu cầu công bố thông tin và khó khăn khi sử dụng EMA Tác giả cho rằng vẫn còn hạn chế một số tồn tại, tiêu biểu là vấn đề lựa chọn biến cho nghiên cứu, thực tế vẫn còn nhiều biến chưa được xem xét, đặc biệt một số lựa chọn biến còn mang tính chủ quan Cuối cùng, việc giới hạn mẫu trong lĩnh vực sản xuất thép khu vực phía nam phần nào làm giảm tính đại diện trong mẫu của nghiên cứu này.

Cũng với lý thuyết ngẫu nhiên, Nguyễn Thị Hằng Nga (2019) kết hợp với lý thuyết thể chế để phát triển các giả thuyết tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố đến việc sử dụng EMA tại các DN sản xuất phía Nam Với sự kết hợp chặt chẽ giữa các bước của 2 phương pháp NCĐT và định lượng, tác giả cung cấp một kết quả tin cậy và nhiều góc độ, đặc biệt là sự xuất hiện các mối quan hệ gián tiếp càng mở rộng hơn sự hiểu biết về EMA Cụ thể, kết quả thể hiện việc dùng EMA ở mức độ vừa phải và đơn giản, nghĩa là mới ghi chép thông tin mà chưa phân tích, đánh giá hiệu quả về môi trường Ngoài ra, tất cả các mối quan hệ của các nhân tố (Áp lực cưỡng ép, Áp lực quy chuẩn, Áp lực mô phỏng, Chiến lược môi trường, Môi trường kinh doanh, Sự phức tạp của nhiệm vụ) đều có ý nghĩa Tác giả gợi ý trong tương lai các nghiên cứu nên mở rộng các đối tượng khảo sát và xem xét dữ liệu ở nhiều thời điểm để tăng cường độ khái quát của kết quả.

Cuối cùng, một nhóm các lý thuyết khác nhau (ngẫu nhiên, xã hội học, quan hệ lợi ích – chi phí, lập quy kinh tế, thể chế, nguồn lực DN, đại diện) được Phan Đức Dũng và Lê Thị Diệu Linh (2019) vận dụng để xem xét về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng EMA (DN sản xuất, miền Trung) Kết quả khẳng định sự tương thích của 5 nhân tố gồm đặc điểm DN, chi phí để tổ chức EMA, năng lực của kế toán viên, nhận thức của nhà quản lý và áp lực thể chế.

Cơ bản, các bài nghiên cứu trên đã vận dụng được nhiều lý thuyết để lập luận, kiểm định sự ảnh hưởng đến việc dùng EMA, bước đầu tạo ra nhiều góc độ tiếp cận khác nhau từ các vấn đề nhận thức của lãnh đạo, các loại áp lực khác nhau cho đến các vấn đề truyền thông, phong cách lãnh đạo Một số tồn tại vẫn còn xoay quanh số lượng biến, quan hệ các biến, số mẫu khảo sát còn hạn chế, và dữ liệu khảo sát chỉ được thu thập trong một ngành duy nhất, không mang tính đại diện. Đặc biệt, kết quả của cùng một biến không thống nhất ở các bài nghiên cứu Các vấn đề này là khoảng trống để các tác giả trong tương lai xem xét khi thực hiện nghiên cứu hướng các nhân tố tác động.

1.2.3 Các nghiên cứu về sử dụng EMA

Khi phần lớn DN Việt Nam chưa áp dụng kế toán môi trường do nhiều rào cản khác nhau như hệ thống pháp luật, nguồn lực và nhận thức của nhà quản trị(Huỳnh Đức Lộng, 2015a), các nghiên cứu về việc sử dụng EMA cũng gặp nhiều hạn chế Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào thu thập và đánh giá thông tin về thực trạng sử dụng EMA tại một đơn vị hoặc lĩnh vực cụ thể, từ đó đề xuất giải pháp để áp dụng công cụ này hiệu quả hơn Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, những nghiên cứu này đã mang lại cái nhìn trực quan hơn về cách tiếp cận EMA cho các bên liên quan như nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý DN Một số nghiên cứu điển hình bao gồm: Đầu tiên, khi khảo sát 87 DN sản xuất, Trịnh Hiệp Thiện (2010) cho thấy các DN sản xuất Việt Nam có quan tâm đến môi trường, mô hình quản lý có đặc điểm của EMA, nhưng mức độ hiểu biết và sử dụng còn rất thấp, chất lượng thông tin môi trường rất hạn chế Nguyên nhân của vấn đề này được cho là xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm trong tổ chức KTQT cũng như mức độ hiểu biết hạn hẹp về EMA của các nhà quản lý cấp cao Từ đó, các giải pháp được tác giả đề xuất để tổ chức sử dụng EMA vào các DN sản xuất Việt Nam trong tương lai, nổi bật là việc ứng dụng kỹ thuật phân tích chi phí môi trường theo mức độ hoạt động và kỹ thuật phân tích chu kỳ sống (LCA) để xem xét mức độ tác động đến môi trường.

Nguyễn Thị Tiền (2014) thực hiện nghiên cứu về EMA tại Vicem Hải Vân.

Kết quả thể hiện chi phí môi trường được ghi nhận, phản ánh trên sổ sách kế toán.

Nhận xét

Kể từ sự xuất hiện của bản báo cáo Brundtland năm 1987, EMA đã có hơn20 năm ra đời và phát triển (Qian & Burritt, 2009) Kể từ đó đến nay, PTBV thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các bên, các nhà nghiên cứu là một trong số đó Điều này dẫn đến sự không ngừng tăng lên của số lượng các nghiên cứu về EMA Nhất là sự phong phú trong góc độ và phương pháp tiếp cận đã và đang tạo ra sự hiểu biết đa chiều đối với công cụ phục vụ PTBV nói chung, EMA nói riêng Ở giai đoạn ban đầu, đó là các nghiên cứu phân loại, hướng dẫn, giải thích EMA (IFAC, 2005;

Phạm Đức Hiếu, 2010; UNDSD, 2001), đây được xem là các nghiên cứu đặt nền móng để EMA phát triển (Burritt, 2004) Tiếp đó là chứng kiến sự xuất hiện của các nghiên cứu vận dụng EMA vào DN để xem xét sự tồn tại, các thuận lợi cũng như rào cản mà các DN gặp phải (Burritt và cộng sự, 2009; Koefoed, 2008; Nguyễn Thị Tiền, 2014) Ngoài ra, để nhận định rõ ràng hơn về động lực thúc đẩy cũng như rào cản xoay quanh việc đưa lý thuyết EMA vào thực tế, rất nhiều lý thuyết khác nhau được vận dụng để lập luận và kiểm định các nhân tố (Kisher, 2013; Mokhtar và cộng sự, 2016; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019; Phan và cộng sự, 2017) Dù có sự khác biệt, nhưng các nghiên cứu này đóng góp rất lớn vào sự hiểu biết EMA.

Cuối cùng, có một hướng nghiên cứu trong đó EMA được tiếp cận ở một góc độ và phạm vi rộng hơn Thứ nhất, thay vì xem xét trực tiếp vào hành vi, các đối tượng phi hành vi sẽ được đi sâu tìm hiểu Thứ hai, thay vì chỉ bó hẹp vào EMA, các tác giả mở rộng phạm vi bằng các báo cáo bền vững, các thực hành môi trường Việc này có thể được xem là phù hợp vì xét về bản chất, mục tiêu cuối cùng mà các thực hành, công cụ này hướng đến thông tin môi trường phục vụ PTBV Cụ thể, các tác giả cũng vận dụng lý thuyết khác nhau để nhìn nhận các nhân tố tác động đến nhận thức, thái độ, ý định của một số bên đến việc sử dụng EMA, các thực hành môi trường và hành vi lập, công bố các thông tin phục vụ PTBV (Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016; Tashakor và cộng sự, 2019; Thoradeniya và cộng sự, 2015).

Thực tế qua các nghiên cứu lược khảo phía trên đã minh chứng cho sự tồn tại ở Việt Nam của hầu hết các dạng nghiên cứu về EMA, ngoại trừ các nghiên cứu chuyên sâu bàn luận, đúc kết mô hình hay khung lý thuyết của EMA (Burritt và cộng sự, 2002; Schaltegger & Burritt, 2000) Có nghĩa là nếu xét ở góc độ tiếp cận vấn đề nghiên cứu, bức tranh EMA tại Việt Nam được xem xét, phân tích khá toàn diện Tuy nhiên, thời gian xuất hiện của các nghiên cứu có độ trễ nhất định nếu so với nghiên cứu nước ngoài cùng loại và số lượng tương đối hạn chế, chưa thỏa mãn nhu cầu hiểu biết đối với công cụ này.

1.3.2 Các lý thuyết sử dụng

Tương tự như các nghiên cứu ở các lĩnh vực khác, lý thuyết có vai trò rất lớn trong suốt quá trình khám phá, phân tích về EMA Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chúng ta không thấy sự xuất hiện của lý thuyết, vì các nghiên cứu EMA ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào tình huống để nói về nguyên lý, khái niệm, nội dung cũng như các công cụ để vận hành EMA (Bennett & James, 1998) Giai đoạn sau đó, các lý thuyết bắt đầu được dùng nhiều hơn để lý giải việc chấp nhận sử dụng EMA Dù không có bất cứ một lý thuyết chuyên biệt nhưng Christ và Burritt (2013) gợi ý nên dựa vào nhóm các lý thuyết nền tảng xã hội (Social system based theories) để phân tích sâu hơn về thực hành EMA Trên thực tế, nhiều nghiên cứu trước đây đều sử dụng nhóm lý thuyết này (nếu có) Cụ thể, rất nhiều tác giả sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên, hợp pháp, thể chế và các bên liên quan để kiểm định các nhân tố tác động đến EMA (Huỳnh Lê Phi Yến, 2019; Jamil và cộng sự, 2015;

Mokhtar và cộng sự, 2016; Nguyễn Thị Minh Cẩm, 2018; Nguyễn Thị Nga, 2017;

Qian và cộng sự, 2015) Đó có thể được xem là nhóm lý thuyết xuất hiện nhiều nhất trong các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thực hành EMA Thời gian gần đây, khi nhiều hướng nghiên cứu đi sâu hơn về phạm vi và đối tượng, các lý thuyết khác ngoài nhóm trên như lý thuyết hành vi lãnh đạo, lý thuyết quan điểm dựa trên nguồn lực, TPB bắt đầu được sử dụng (Latan và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị MỹHằng, 2018; Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016; Tashakor và cộng sự, 2019) Với nét riêng biệt trong nội dung, các lý thuyết khác nhau có vai trò lớn trong lập luận hình thành các nhân tố ở nhiều góc nhìn khác nhau Có khi đó là các nhân tố liên quan đến bối cảnh hoạt động của đơn vị xuất phát từ lý thuyết ngẫu nhiên, có khi lại là các nhân tố về các loại áp lực của lý thuyết thể chế và các bên liên quan Chính vì vậy, khi EMA còn quá mới ở Việt Nam, việc tiếp tục tìm hiểu, giải thích EMA dưới khía cạnh lý thuyết là điều nên được duy trì trong tương lai

1.3.3 Quốc gia thực hiện và đối tượng khảo sát

Cho đến thời điểm này, khi tất cả mọi vấn đề bàn luận đều đặt trong phạm vi PTBV, số lượng các nghiên cứu nói chung dù không thể thống kê một cách chính xác nhưng cũng được xem là đủ nhiều để hiểu về EMA Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu có sự khác biệt giữa các quốc gia Trong khi rất nhiều DN ở các nước phát triển từ lâu đã ý thức trong vấn đề về môi trường (Burritt và cộng sự, 2002; K.

H Lee, 2011), với rất nhiều các nghiên cứu có thể tìm thấy từ rất sớm (Bailey &

Soyka, 1996; Deegan, 2003; Schaltegger & Burritt, 2000; Schaltegger và cộng sự, 1996) Phần đông các nước đang phát triển còn chậm chạp khi triển khai các nội dung EMA (Xiaomei, 2004), các nghiên cứu về EMA mới xuất hiện chỉ trong 10 năm trở lại đây với số lượng và mức độ chuyên sâu còn hạn chế Việt Nam là một điển hình, EMA được giới thiệu nhiều vào đầu những năm 2010 cho đến nay và trong giai đoạn đầu chủ yếu tồn tại dưới các hình thức nhận định về thực trạng, về xu thế phát triển hay bài học kinh nghiệm về EMA của các nước (Huỳnh Đức Lộng, 2015b; Phạm Đức Hiếu, 2010; Trần Thị Hồng Mai, 2012; Võ Văn Nhị & Nguyễn Thị Đức Loan, 2013) Gần đây, các nghiên cứu bắt đầu chuyên sâu hơn, tìm hiểu cũng như phân tích nhiều khía cạnh hơn về EMA (Huỳnh Lê Phi Yến, 2019; Lâm Thị Trúc Linh, 2019; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019) Dù vậy, số lượng này vẫn là quá ít so với kỳ vọng.

Ngoài ra, khi khảo sát, đa số tác giả ưu tiên lựa chọn nhà quản lý là đối tượng cung cấp dữ liệu Chẳng hạn như khi khám phá quan hệ của đặc điểm DN và việc sử dụng EMA, Mokhtar và cộng sự (2016) chọn CFO của các DN ở Malaysia.

Tương tự, Phan và cộng sự (2017) cũng lựa chọn CEO, CFO là những người cung cấp dữ liệu Và nhóm 2 đối tượng này tiếp tục được Latan và cộng sự (2018) chọn để đánh giá vai trò gián tiếp của EMA đối với quan hệ giữa một số nhân tố ngẫu nhiên đến thành tích môi trường Tại Việt Nam, nhóm đối tượng có vai trò quản lý cũng ưu tiên được lựa chọn cho các các nghiên cứu tương tự (Lâm Thị Trúc Linh,2019; Nguyễn Thị Minh Cẩm, 2018; Nguyễn Thị Mỹ Hằng, 2018) Thực tế, nếu dựa vào vai trò của các cấp quản lý thì sự lựa chọn này của các tác giả là điều có thể giải thích được Tuy vậy, bộ máy kế toán mới là bộ phận chủ đạo vận hành công tác kế toán, đây là những người cung cấp thông tin để phân tích kết quả hoạt động của DN (Çalişkan, 2014) Nói cách khác, bộ phận này phải cung cấp các thông tin tin cậy, kịp thời để dẫn dắt, định hướng và bảo vệ lợi ích các bên (Aras & Crowther, 2009a, 2009b) Cho nên thông tin từ nhóm đối tượng này sẽ hữu dụng cho việc nghiên cứu về một hệ thống kế toán chuyên xử lý, phân tích dữ liệu môi trường Và việc loại đối tượng này khi thu thập thông tin có thể làm mất đi tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu.

Là một vấn đề nhận được sự chú ý trong lĩnh vực khoa học xã hội, EMA được các tác giả tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ, cách tiếp cận và nhiều lý thuyết như đã nói ở các phần nhận xét phía trên Tuy nhiên, việc kết quả tồn tại không thống nhất, đặc biệt là đối với các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thực hành EMA hay rộng hơn là các thực hành liên quan đến PTBV Trên cơ sở các lý thuyết được sử dụng ở trên, tác giả minh họa bằng một số dẫn chứng sau: Đối với lý thuyết ngẫu nhiên, tồn tại sự khác nhau của các kết quả xoay quanh các biến thường được nghiên cứu như Quy mô, Ngành, Chiến lược, Sự bất định của môi trường… Nếu Frost và Seamer (2002), Henriques và Sadorsky (2007) và Henri và Journeault (2008) cho rằng Quy mô là yếu tố tác động đến việc thực hành EMA thì Ferreira và cộng sự (2010), Mokhtar và cộng sự (2016) lại phủ định mối quan hệ này Hay khi một số tác giả khẳng định mức độ nhạy cảm của Ngành hoạt động có tác động đến mức độ sử dụng EMA của DN (Davey & Coombes,1996; Frost & Seamer, 2002) thì cũng có tác giả chứng minh kết quả ngược lại(Mokhtar và cộng sự, 2016), hoặc cho thấy rằng Ngành hoạt động chỉ ảnh hưởng đến việc lập báo cáo môi trường mà không có bất cứ tác động nào đến các hoạt động của EMA (Frost & Wilmshurst, 2000) Tương tự cho biến Chiến lược và Sự bất định của môi trường, tồn tại một bên là các nghiên cứu ủng hộ (Bouma & van der Veen, 2002; Latan và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019), một bên là không ủng hộ (Ferreira và cộng sự, 2010; Pondeville và cộng sự, 2013).

Các tác giả xem xét những nhân tố từ lý thuyết thể chế cũng cho thấy điều tương tự Các áp lực khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau tạo ra các kết quả không giống nhau (Bảng 1.2)

Bảng 1.2: Kết quả các nghiên cứu sử dụng lý thuyết thể chế

Các loại Áp lực Có ý nghĩa Không có ý nghĩa Áp lực Mô phỏng Qian và cộng sự (2015);

Nguyễn Thị Minh Cẩm (2018); S Wang và cộng sự (2019) Áp lực Quy chuẩn Huỳnh Lê Phi Yến (2019);

Nguyễn Thị Hằng Nga (2019); S Wang và cộng sự (2019)

Qian và cộng sự (2015); Jamil và cộng sự (2015) Áp lực Cưỡng ép Qian và cộng sự (2015); Jamil và cộng sự (2015); Nguyễn Thị Nga (2017); Nguyễn Thị Hằng Nga (2019); S Wang và cộng sự (2019)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Và ngay cả khi mở rộng đối tượng và phạm vi như đề cập ở trên, các kết quả cũng đa dạng, tạo ra góc nhìn đa chiều cho cùng một vấn đề Chẳng hạn như Thoradeniya và cộng sự (2015) chứng minh rằng ý định lập báo cáo PTBV của các DN niêm yết bị tác động bởi 3 nhân tố Thái độ, Sự cảm nhận áp lực các bên và KSHV Tuy nhiên, cũng với đối tượng là ý định thực hiện loại báo cáo bền vững này, kết quả của Kwakye và cộng sự (2018) duy nhất chứng minh quan hệ của nhân tố Chuẩn chủ quan và KSHV, còn Thái độ thì không Mặc dù trong lý thuyết của mình, Fishbein và Ajzen (1975) xác định Thái độ là nhân tố then chốt để dự đoán hành vi Đặc biệt còn có cả nghiên cứu phủ định mối quan hệ của cả 3 nhân tố này với ý định thực hành môi trường của DN (Chan và cộng sự, 2020).

Như vậy, dù vận dụng cùng một lý thuyết để nghiên cứu cùng một chủ đề,vẫn tồn tại khác nhau trong kết quả tạo ra Tuy nhiên chúng ta chấp nhận sự khác nhau này, vì sự vận hành các DN trong thị trường có nền kinh tế, văn hóa khác nhau sẽ khác nhau Với lẽ đó, việc nghiên cứu ở các thị trường khác nhau nên được khuyến khích thực hiện, chính điều này sẽ góp phần mở rộng hơn sự hiểu biết vềEMA.

Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi lược khảo nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam, kết hợp với những nhận xét đối với các vấn đề liên quan, tác giả nhìn nhận vẫn còn những khoảng trống nhất định trong các nghiên cứu về EMA Cụ thể như sau: Đầu tiên, nhiều năm tới Việt Nam sẽ đương đầu với rất nhiều khó khăn liên quan đến môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021), chẳng hạn như biến đổi khí hậu Môi trường đang chịu áp lực lớn phía sau sự phát triển Kinh tế, xã hội, các nguồn ô nhiễm môi trường đang tăng nhanh về số lượng, quy mô và mức độ tác động; kinh tế tuần hoàn nổi lên như một phương thức để phát triển kinh tế xanh, các nước phát triển đã hướng tới một nền kinh tế không rác thải vào 2050 Dù vậy, dù là công cụ hiệu quả trong việc thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin liên quan đến môi trường nhưng khoảng cách trên con đường tiếp cận EMA của Việt Nam với các nước đang phát triển là ngày càng lớn Nhìn lại các nghiên cứu phía trên, xuất phát điểm của Việt Nam là khá muộn, có thể nói sau năm 2010 thì các vấn đề về EMA mới được các tác giả quan tâm Tuy vậy sau gần 10 năm kể từ thời điểm đó, tình hình đưa EMA từ lý thuyết vào thực tiễn vẫn còn nhiều thách thức Ở góc độ lý luận, số lượng các nghiên cứu dù có tăng nhưng vẫn còn hạn chế, nhu cầu về sự hiểu biết đối với EMA của các bên liên quan cũng như tính khái quát của kết quả chưa đáp ứng Trong xu hướng PTBV chung của toàn cầu, cộng với những bất định mà ta không thể lường trước trong tương lai, nếu cứ chậm như vậy thì Việt Nam sẽ bị bỏ lại trên con đường đi tìm những công cụ phục vụ PTBV nói chung, làm chủ EMA nói riêng.

Hai là việc giải thích, khám phá EMA dưới góc độ lý thuyết chưa được thực hiện một cách đầy đủ Ở giai đoạn mà các tác giả bắt đầu phân tích các tác động đến thực hành EMA tại DN thì các loại lý thuyết khác nhau cũng được vận dụng để biện luận các nhân tố trong mô hình Tuy nhiên, theo một số tác giả thì còn rất nhiều biến hoặc chưa được đưa vào mô hình (Frost & Wilmshurst, 2000; Nguyễn Thị Nga, 2017; Phan và cộng sự, 2017), hoặc quan hệ các biến chưa được kiểm định (Nguyễn Thị Hằng Nga, 2019; S Wang và cộng sự, 2019) Điều này ít nhiều tạo ra sự hạn chế trong mức độ hiểu biết về EMA của các bên Do vậy, việc tiếp tục quan tâm và chú trọng vận dụng các loại lý thuyết khi nghiên cứu về EMA là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại.

Ba là sự đa dạng, không thống nhất của kết quả nghiên cứu Đây được coi là vấn đề đặc trưng của lĩnh vực khoa học xã hội khi mà kết quả của một nghiên cứu bị tác động bởi duy nhất một yếu tố Đặc điểm thị trường và dữ liệu vẫn cần được xem xét Chính điều này tạo ra những kết quả khác nhau dù các biến trong mô hình xuất phát từ một lý thuyết Mặc dù điều này làm đa dạng hóa sự hiểu biết của ta về EMA, nhưng mục đích cuối cùng mà bất kỳ nghiên cứu, trong bất kỳ lĩnh vực nào, là đúc kết lại quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng Điều này lý giải tại sao các nghiên cứu về EMA, ở bất cứ góc độ nào, vẫn được khuyến khích lặp lại (Christ

& Burritt, 2013), đặc biệt là ở nơi mà EMA vẫn đang được nhìn nhận là mới mẻ

Thứ tư là vai trò cung cấp thông tin của bộ phận kế toán chưa được các tác giả cân nhắc đầy đủ, dù đây là những người trực tiếp vận hành công tác kế toán củaDN Điều này thể hiện qua việc các tác giả của phần lớn các nghiên cứu, cả trong lẫn ngoài nước, đều ưu tiên dữ liệu từ cấp quản lý và ít quan tâm đến các thông tin từ bộ phận này Lý do cho sự lựa chọn có thể xuất phát từ thẩm quyền ra quyết định(ít nhất là đối với cam kết phân bổ nguồn lực cho các vấn đề liên quan đến thực hành EMA tại DN) Tuy nhiên trên thực tế, vai trò bộ phận đối với vấn đề PTBV là không nhỏ Cụ thể khẳng định những người làm kế toán có đủ năng lực để xây dựng, vận hành HTTT, hỗ trợ kiểm soát, cải thiện quá trình ra quyết định tạo ra các giá trị lâu dài (Aras & Crowther, 2009b; Sisaye, 2011) Như vậy, các thông tin từ bộ phận này hoàn toàn có ý nghĩa trong tiến trình tìm hiểu, nghiên cứu về EMA.

Thứ năm là dù ở Việt Nam tồn tại gần như đủ các loại nghiên cứu liên quan đến EMA nhưng chủ yếu tập trung nhiều vào loại nghiên cứu sử dụng và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng EMA (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2014;

Huỳnh Lê Phi Yến, 2019; Nguyễn Thị Hằng Nga, 2020) Hiện tại, số lượng các nghiên cứu giải thích một cách có hệ thống các nhân tố (liên quan đến DN – organisational factors) tác động đến việc chấp nhận EMA là rất ít Và theo Christ vàBurritt (2013), đây là khoảng trống lớn mà các nhà nghiên cứu cần chú ý và cũng là nhu cầu để mở rộng thêm sự hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thànhEMA tại DN.

Định hướng nghiên cứu của tác giả

Một là thay vì nhắm vào các vấn đề thực hành, tác giả lựa chọn Thái độ và Ý định sử dụng EMA làm đối tượng cho bài nghiên cứu Việc nghiên cứu nhóm đối tượng phi hành vi (ý định, thái độ, nhận thức…) cũng là một định hướng mới gần đây, số lượng các nghiên cứu hiện tại rất ít mà theo Christ và Burritt (2013) thì đây là khoảng trống cần được quan tâm Ngoài ra, khi KTQT chưa phát triển như mong đợi tại Việt Nam (Đỗ Thị Dung, 2019; Huỳnh Lợi, 2008) thì lựa chọn này được xem là phù hợp, bởi EMA đã được chứng minh không tồn tại tách biệt mà là một phần tích hợp trong KTQT (Jasch, 2003)

Hai là tiếp tục sử dụng các nhóm lý thuyết nền tảng xã hội phục vụ cho quá trình lập luận biến, cụ thể là lý thuyết ngẫu nhiên, các bên liên quan và dự đoán hành vi Trong khi TPB được dùng để nghiên cứu Ý định vừa đề cập ở trên thì kết quả một số nghiên cứu từ lý thuyết ngẫu nhiên chưa mang tính khái quát, được các tác giả khuyến khích đưa vào mô hình để xem xét, đánh giá dưới nhiều phạm vi khác nhau Cùng với đó, khi vấn đề PTBV được các bên quan tâm, DN hoạt động trong nền kinh tế phải chịu nhiều sức ép khác nhau, việc sử dụng lý thuyết các bên liên quan tạo ra sự hòa hợp giữa bối cảnh thực tế và nghiên cứu.

Ba là một mặt kiểm định lại các biến kế thừa, mặt khác mở rộng tìm hiểu các biến thông qua việc thiết lập giả thuyết về các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đầu tiên, việc kiểm định lại các biến là cách ta tăng cường mức độ khái quát của kết quả đối với biến đó, nhất là tại Việt Nam Qua đó đảm bảo tính ứng dụng vào thực tiễn của EMA tại các thị trường có đặc điểm khác nhau Ngoài ra, khi các tác giả trong nước trước đây được cho là chưa chú trọng hay bỏ sót việc xem xét mối quan hệ giữa các biến với nhau thì việc ta mở rộng tìm hiểu các mối quan hệ này có thể được xem là sự đóng góp mang tính mới của bài nghiên cứu đối với sự hiểu biết chung về EMA.

Cuối cùng, khi hầu hết các tác giả trước đây bỏ qua vai trò của bộ phận kế toán thì bài nghiên cứu này xác định thông tin được cung cấp từ bộ phận này là loại dữ liệu chính cần thu thập phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, việc tìm hiểu một hệ thống (ở đây là HTTT kế toán) mà bỏ qua vai trò của người vận hành, sử dụng hệ thống đó ít nhiều làm mất đi tính toàn diện, cốt lõi của vấn đề nghiên cứu Nên đây có thể được xem là định hướng góp phần lấp đầy khoảng trống mà các tác giả trước để lại khi đa số chỉ tập trung vào ý kiến những người quản lý.

Nói tóm lại, với hiện trạng phát triển của KTQT ở Việt Nam, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Ý định” thay cho “Thực hành” Các nhóm lý thuyết nền tảng xã hội được sử dụng để lập luận, lựa chọn các biến, thiết lập các giả thuyết nghiên cứu giữa các biến đến “Ý đinh” và giữa các biến với nhau Và dữ liệu phục vụ kiểm định các giả thuyết chủ yếu đến từ nhóm đối tượng tham gia vận hành HTTT kế toán tại DN.

Việc khái lược các dòng nghiên cứu về EMA trên thế giới và Việt Nam đã cho ta thấy tình hình tổng quan về EMA, từ các nghiên cứu ban đầu về lý thuyết,mô hình, cách thức vận dụng cho đến các nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố ủng hộ, cản trở sự phát triển của EMA tại các DN Trên cơ sở các mặt làm được cũng như các tồn tại, tác giả nhìn nhận, phân tích khoảng trống và rút ra định hướng, mục tiêu cần giải quyết trong luận án này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm có liên quan

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC, 2005), EMA là quá trình mà thông qua việc tích hợp và ứng dụng HTTT kế toán vào các hoạt động có liên quan làm cho hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trường được quản lý Báo cáo và kiểm toán có thể nằm trong hoạt động quản lý tại một số công ty, tuy nhiên EMA thường tập trung vào các vấn đề phân tích chi phí chu kỳ sống, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phân tích chi phí – lợi ích và xây dựng chiến lược để phục vụ hoạt động quản lý liên quan đến môi trường

Theo ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD, 2001), EMA hỗ trợ quá trình ra quyết định của DN bằng cách tính toán, đo lường, tích hợp các thông tin về chi phí và thu nhập môi trường vào hoạt động sản xuất của DN

Theo Jasch (2003); Herzig và cộng sự (2012), EMA là một tập hợp các công cụ kế toán kết hợp dữ liệu từ KTTC, kế toán chi phí và cân bằng lưu lượng vật liệu để tăng hiệu quả vật chất, hạn chế tác động môi trường và giảm chi phí bảo vệ môi trường

Theo Bennett và James (1998), EMA là việc các loại thông tin khác nhau (ở dạng đơn vị tiền tệ và đơn vị vật chất) được sử dụng để tối ưu hóa các thành quả kinh tế và môi trường của DN và đạt được sự PTBV

Như vậy, EMA là một công cụ toàn diện để phát hiện, phân tích các thông tin (hình thái tiền tệ và vật chất) để hỗ trợ quá trình ra quyết định của DN đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như môi trường.

2.1.1.2 Khái niệm sử dụng EMA

Các nghiên cứu trước nhận định sử dụng EMA là việc vận dụng các công cụ khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau (Burritt và cộng sự, 2002; Christ &

Burritt, 2013) Cụ thể, việc vận dụng đơn lẻ hoặc tích hợp các công cụ (hạch toán dòng nguyên vật liệu, phân tích chu kỳ sống, kế toán chi phí môi trường…) sẽ tạo ra các thông tin (đơn vị tiền tệ hoặc vật chất) liên quan đến môi trường như năng lượng, nguyên vật liệu Các thông tin này được dùng để ra quyết định hay kiểm soát Dưới đây là sơ lược về các loại thông tin cũng như các công cụ thường được sử dụng khi sử dụng EMA.

Các loại thông tin của EMA

Theo UNDSD (2001), EMA sử dụng 2 loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ đó là thông tin vật chất và tiền tệ

EMA tiền tệ (MEMA): Tập trung vào tác động của DN với môi trường thể hiện dưới dạng đơn vị tiền tệ (Burritt và cộng sự, 2002) MEAM phát hiện và xử lý các chi phí phát sinh do các hoạt động của tổ chức liên quan đến môi trường như phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước, nguồn năng lượng, … và các loại chi phí thanh toán cho việc kiểm soát các vấn đề môi trường

EMA vật chất (PEMA): Thông tin về tác động gây ra đối với môi trường thể hiện dưới dạng đơn vị vật chất như kg (Burritt và cộng sự, 2002) Những tác động đến môi trường được định lượng theo các đơn vị vật lý và được định mức giá trị cụ thể chứ không định giá bằng đơn vị tiền tệ Tất cả các nguồn đầu vào vật lý như nước, vật liệu, năng lượng cuối cùng sẽ trở thành kết quả đầu ra như sản phẩm, chất thải, khí thải, và được đảm bảo rằng đầu vào vật lý và đầu ra phải được theo dõi để không có một lượng đáng kể nào thất thoát (IFAC, 2005) Các thông tin vật chất sẽ được dùng để hình thành các chỉ số hoạt động môi trường (EPI), qua đó hỗ trợ lập kế hoạch cho các mục tiêu về môi trường.

Khung mô hình và các công cụ EMA

Burritt và cộng sự (2002) phát triển khung mô hình cho EMA trong đó phân loại nhiều công cụ khác nhau như Đánh giá khoản đầu tư liên quan, Kế toán chi phí môi trường, Chi phí vòng đời sản phẩm dựa trên tình huống ra quyết định của nhà quản lý Mô hình này là cơ sở để các bên liên quan lựa chọn công cụ phù hợp

Bảng 2.1: Mô hình tổng hợp EMA

Tiền tệ (MEMA) Vật chất (PEMA)

Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn

Quá khứ (Past oriented) Thông tin thường xuyên(Routinely)

Kế toán CP môi trường

Chi phí, thu nhập liên quan đến môi trường.

Kế toán NVL và năng lượng

Kiểm soát tác động môi trường

Thông tin đột xuất (Ad-hoc) Đánh giá lại quyết định liên quan đến chi phí môi trường.

[3] Đánh giá chi phí vòng đời sản phẩm (Life cycle costing).

Phân tích tác động môi trường (ngắn hạn)

Phân tích vòng đời sản phẩm hoặc dự án qua các thông tin vật chất (Life cycle assessment)

Tương lai Thông tin Dự toán, phân bổ chi phí cho hoạt động môi trường (hình thức tiền tệ)

Các kế hoạch dài hạn góc độ tài chính liên quan đến môi trường

Dự toán, phân bổ chi phí cho hoạt động môi trường (hình thức vật chất)

Các kế hoạch dài hạn hình thức vật chất liên quan đến môi trường

(future oriented) thường xuyên(Routinely) [5]

Thông tin đột xuất (Ad-hoc) Các chi phí ước tính liên quan đến môi trường.

(đơn đặt hàng trong tương lai).

Nhận định, đánh giá môi trường trong tương lai để cân đối chi phí và lợi ích.

Công cụ dự đoán các tác động môi trường liên quan để đưa các giải pháp trong tương lai.

Nhận định, đánh giá góc độ môi trường trong tương lai để cân đối chi phí và lợi ích.

(Nguồn: theo đề xuất của Schaltegger, Hahn và Burritt 2000)

Bảng 2.1 phân loại hệ thống các công cụ EMA dựa trên 2 phương diện chính như đã bàn ở phần phân loại thông tin môi trường: (1) phương diện tiền tệ và (2) phương diện vật chất Ngoài ra, 3 yếu tố khác cũng được xem xét trong mô hình:

Một là yếu tố thời gian: xem xét việc ra quyết định yêu cầu thông tin trong quá khứ (các bút toán về nguyên vật liệu tiêu thụ tháng trước) hay thông tin trong tương lai (dự báo mức chi phí tiết kiệm được bởi một phương thức khác).

Hai là độ dài của thời gian: xem xét, đề cập đến thông tin dài hạn (trong một vài năm, chủ yếu tập trung đến chiến lược) hay ngắn hạn (vài tháng, vài tuần hay chỉ vài ngày, tập trung vào các hoạt động thường xuyên).

Ba là mức độ thường xuyên của thông tin: xem xét việc tập hợp thông tin là thường xuyên hay đột xuất cho từng trường hợp phát sinh riêng lẻ. Để ghi nhận các thông tin trong khung mô hình trên, theo đề xuất của UNDSD (2001) và Xiaomei (2004) thì các công cụ sau đây thường được sử dụng.

Trên thực tế, đây là các kỹ thuật đã được sử dụng bởi hệ thống KTQT Cụ thể:

Một là, hạch toán dòng nguyên vật liệu (Material Flow Accounting – MFA)

MFA là một công cụ để mô tả quá trình chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành giá trị kinh tế (đầu ra), đây là công cụ cung cấp dữ liệu một cách chi tiết và tổng quát về dòng nguyên vật liệu ra và vào hệ thống chuyển đổi giá trị (Krausmann và cộng sự, 2017) Các thông tin này được sử dụng để kiểm soát quá trình phát triển của giá trị kinh tế dưới dạng vật chất trong mối quan hệ với dòng tiền, đồng thời hỗ trợ chiến lược trong việc đo lường các nguồn lực Nói một cách đơn giản hơn, MFA sẽ làm cho quá trình phân tích chu trình sản phẩm hiệu quả hơn, gia tăng năng lực sản xuất sạch hơn, kiểm soát chất thải tốt hơn, từ đó tối thiểu hóa tác động lên môi trường.

Hai là, phân tích chu kỳ sống (Life Cycle Analysis – LCA)

LCA – phân tích chu kỳ sống hay phân tích chu kỳ sống môi trường là một công cụ mang tính hệ thống nhằm phân tích tác động của môi trường đến một đối tượng cụ thể (Ciambrone, 2018) Cụm từ “chu kỳ sống” được hiểu đơn giản là một quá trình mà ở đó các nguyên liệu đầu vào (năng lượng, nguyên vật liệu) và đầu ra (sản phẩm, phế liệu…) được tính toán chi tiết từng bước một Việc vận dụng, phối hợp các quy trình và thực hành xuyên suốt các công đoạn từ quản lý, thiết kế, cho đến sản xuất với mục tiêu hạn chế chất thải, từ đó tạo ra một sản phẩm thân thiện hơn, cạnh tranh hơn.

Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Như đã lập luận phía trên, TPB của Fishbein và Ajzen (2011) cho phép chúng ta sử dụng ý định để dự đoán được hành vi của con người trong nhiều lĩnh vực Trong đó biến Thái độ phản ánh mức độ đánh giá tổng thể của một người đối với một vấn đề và được xem là tiền đề quan trọng tạo nên ý định thực hiện hành động (Weidman và cộng sự, 2010) Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên bởi Fishbein và Ajzen (1975), mối quan hệ của thái độ và ý định đã được vận dụng rộng rãi, trong đó có lĩnh vực môi trường và PTBV

Sự tồn tại của mối liên hệ có ý nghĩa giữa thái độ và ý định hành vi của con người đã được chứng minh trước đây Ví dụ, Cordano và Frieze (2000) chỉ ra rằng ý định ngăn chặn ô nhiễm và giảm tiêu thụ tài nguyên của các nhà quản lý có mối quan hệ tích cực với thái độ của họ Tương tự, trong các báo cáo của DN tại Mỹ,

Weidman và cộng sự (2010) tìm thấy mối tương quan giữa thái độ của giám đốc điều hành và ý định công bố thông tin môi trường Tương tự, tồn tại mối quan hệ giữa thái độ của các nhà quản lý ở Sri Lanka với ý định thực hiện báo cáo kế toán bền vững cũng như thái độ với ý định bảo tồn các nguồn năng lượng của sinh viên kế toán ở Malaysia (Farzana và cộng sự, 2015; Thoradeniya và cộng sự, 2015) Dù vậy, số lượng nghiên cứu sâu hơn về EMA là còn hạn chế Gần đây nhất, Tashakor và cộng sự (2019) đã chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ và ý định chấp nhận sử dụng EMA của nông dân Trước đó, vào năm 2016, một nghiên cứu về ý định áp dụng EMA đã kết hợp hai mô hình TRA và TPB, nhưng không xem xét đến biến thái độ (Nguyễn Thị Ngọc Oanh, 2016) Do đó, việc mở rộng tri thức về mối tương quan của hai biến này trong bối cảnh EMA là cần thiết Ta có giả thuyết:

H1: Thái độ sử dụng EMA tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

2.3.2 Các biến ngẫu nhiên với thái độ và ý định sử dụng EMA Sự bất định của môi trường (Environmental Uncertainty)

Khi sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên để nghiên cứu về hệ thống KTQT hay hành vi của các DN, ngoài các biến phổ biến như quy mô, chiến lược, thị trường, công nghệ sản xuất thì sự bất định của môi trường (Environmental Uncertainties) là biến thu hút được sự quan tâm nhiều nhất (Abdel-Kader & Luther, 2008; Chenhall, 2003;

Otley, 2016) Điều này xuất phát từ một số lý do như kết quả nghiên cứu đạt được khả quan khi sử dụng biến này, sự trỗi dậy của vấn đề toàn cầu hóa làm tăng các yếu tố mơ hồ, bất định hay biến này có thể dễ dàng đo lường được (Otley, 2016).

Chính sự trỗi dậy của vấn đề quốc tế hóa kinh tế thế giới bắt buộc các DN phải phản ứng nhanh để thích nghi (Mokhtar và cộng sự, 2016), đây là lý do cho việc các DN tích hợp, chuyển đổi dần từ hệ thống KTQT truyền thống đến một hệ thống tiến bộ và tổng quát hơn mà trong đó EMA là một trong những kết quả của sự tiến bộ trên.

Và theo Osborn (2005) thì sự bất định về môi trường có thể xem là một biến ngẫu nhiên (Contingency variable) dẫn đến việc thực thi EMA Theo đó, khi DN cảm nhận sự bất định của vấn đề môi trường càng lớn thì càng thúc đẩy những DN này phải linh hoạt hơn, thay đổi nhiều hơn trong chiến lược môi trường và thực hành kế toán tại đơn vị để có thể đương đầu khi các tình huống không mong muốn xảy ra trong thực tế (Lewis & Harvey, 2001; Otley, 2016) Nói cách khác, khi thông tin môi trường khó dự đoán thì những người ra quyết định có xu hướng xử lý thông tin nhiều hơn để giảm bớt rủi ro phát sinh từ sự bất định này (Gordon & Narayanan, 1984).

Như ta đã nói phía trên, lý thuyết ngẫu nhiên được xem như là một lý thuyết trọng tâm trong việc nghiên cứu KTQT từ những năm 1960 (Mokhtar và cộng sự, 2016) và cách đây 30 năm thì Parker (1997) là người đầu tiên tiếp cận EMA theo hướng lý thuyết này Tính từ thời điểm đó đến nay, một số tác giả cũng tiếp cận theo hướng này để tiếp cận việc sử dụng cũng như thúc đẩy EMA tại các DN Dù vậy, các biến ngẫu nhiên được chọn thường chủ yếu tập trung vào một số biến như ngành hoạt động, quy mô, chiến lược môi trường, cấu trúc DN, tình trạng sở hữu, tổ chức hệ thống kiểm soát môi trường (Christ & Burritt, 2013; Ferreira và cộng sự, 2010; Frost & Wilmshurst, 2000; Mokhtar và cộng sự, 2016; Parker, 1997; Phan và cộng sự, 2017; Qian và cộng sự, 2011) Điều đó có nghĩa là dù biến sự bất định môi trường được nghiên cứu nhiều trong KTQT (Abdel-Kader & Luther, 2008;

Chenhall, 2003; Hoque, 2004) nhưng khi đi vào lĩnh vực EMA thì biến này dường như chưa được khám phá nhiều (Qian và cộng sự, 2011) Thêm vào đó, việc không giống nhau về kết quả như Pondeville và cộng sự (2013) cho thấy sự bất định của môi trường chẳng có tác động đến hành vi sử dụng hệ thống kiểm soát quản trị môi trường, trong khi Latan và cộng sự (2018) chứng minh được nhân tố sự bất định môi trường thúc đẩy các DN chấp nhận EMA Cho nên việc mở rộng nghiên cứu biến sự bất định về môi trường là điều cần thiết Đồng tình với Latan và cộng sự(2018), tác động trực tiếp của biến sự bất định của môi trường với thái độ, ý định của người làm công tác kế toán đối với việc sử dụng EMA được tác giả kỳ vọng tồn tại với giả thuyết sau:

H2a: Sự bất định của môi trường tác động thuận chiều đến Thái độ sử dụng EMA.

H3a: Sự bất định của môi trường tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

Ngành hoạt động của một DN cũng là nhân tố được nghiên cứu nhiều trong KTQT nhiều năm trước đây, chủ yếu nói về tác động của nó đối với sự thiết kế của hệ thống Từng ngành khác nhau, các quy định, sự kỳ vọng của xã hội sẽ khác nhau, chính điều này làm việc định hình hệ thống KTQT cũng khác nhau (Abdel-Kader &

Luther, 2008; Hoque, 2004) Xét dưới góc độ ảnh hưởng đến môi trường, ngành hoạt động của DN có thể chia thành 2 loại, nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm với môi trường Trong đó nhóm ngành nhạy cảm với môi trường là các ngành dễ dàng tạo ra tác động mạnh đến môi trường Và nhóm ngành ngược lại với điều này sẽ được xếp vào loại ít nhạy cảm với môi trường (Mokhtar và cộng sự, 2016) Theo kết quả trước đây, các ngành được xếp vào nhóm nhạy cảm là công nghiệp hóa học, xây dựng, giao thông, khai thác mỏ và tài nguyên, dầu khí, các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp … (Deegan & Gordon, 1996; Frost & Wilmshurst, 2000) Trên thực tế, các ngành khác nhau sẽ chịu các áp lực khác nhau liên quan đến môi trường (IFAC, 2005) Cho nên sẽ là hợp lý khi Frost và Wilmshurst (2000) giả định rằng các DN hoạt động trong ngành bán lẻ sẽ có quy trình và chính sách quản lý môi trường khác với DN ngành khai khoáng hay hóa học Và cũng chính vì sự khác nhau này mà Ferreira và cộng sự (2010) sử dụng biến ngành hoạt động với vai trò kiểm soát đối với việc thực hành EMA, bởi dù không kiểm định biến này với vai trò như biến độc lập tác động vào việc sử dụng EMA nhưng tác giả vẫn lo ngại kết quả của bài có thể bị thay đổi do sự tác động của biến này

Kể từ lúc nhân tố này được vận dụng để nghiên cứu về EMA, vẫn luôn tồn tại những kết quả không đồng nhất Một số bài nghiên cứu cho thấy các hoạt động kế toán môi trường (gồm cả EMA) sẽ được sử dụng nhiều trong các ngành nhạy cảm với môi trường (Davey & Coombes, 1996; Wilmshurst & Frost, 2000) Frost và Seamer (2002) cho rằng các ngành trong lĩnh vực nhạy cảm với môi trường có xu hướng dễ dàng chấp nhận, phát triển việc thực hành quản lý môi trường để định hướng các bên liên quan đối với thành quả môi trường của công ty và các hoạt động kế toán môi trường bao gồm EMA sẽ được DN hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với môi trường ứng dụng nhiều hơn Nhiều năm sau đó, các kết quả này tiếp tục được ủng hộ khi Ferreira và cộng sự (2010) minh chứng ngành hoạt động là yếu tố duy nhất tác động vào việc thực hành EMA và vấn đề đổi mới Tuy nhiên, Frost và Wilmshurst (2000) lại cho rằng ngành hoạt động tác động đến việc lập các báo cáo môi trường mà không có bất cứ ảnh hưởng nào đến các hoạt động của EMA Tương tự, Mokhtar và cộng sự (2016) kết luận không có sự khác nhau trong việc ứng dụng EMA tại các DN trong ngành nhạy cảm và ít nhạy cảm Như vậy, việc không thống nhất giữa kết quả của các nghiên cứu khi đặt ngành hoạt động như là một biến ngẫu nhiên trong mối quan hệ với vấn đề sử dụng cũng như thực hành EMA tại các DN trong thực tế Cho nên sẽ là cần thiết để lập lại một nghiên cứu như vậy nhằm hiểu biết nhiều hơn đối với ngành hoạt động Hai giả thuyết sau được đưa ra:

H2b: Ngành hoạt động tác động thuận chiều đến Thái độ sử dụng EMA.

H3b: Ngành hoạt động tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

Quy mô doanh nghiệp (Size)

Cùng với biến ngành hoạt động, quy mô DN cũng được xem xét, phân tích nhiều trong lĩnh vực KTQT Kết quả cho thấy các DN với quy mô lớn thường dễ dàng chấp nhận hệ thống kiểm soát quản lý đạt chuẩn và các kỹ thuật KTQT phức tạp hơn các DN có quy mô nhỏ (Cadez & Guilding, 2008; Chenhall, 2003; Ferreira và cộng sự, 2010) Điều này là do chuyển từ những kỹ thuật đơn giản sang những kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có nguồn lực và chuyên gia – là những điều mà chỉ có những DN quy mô lớn mới có thể đáp ứng (Abdel-Kader & Luther, 2008) Việc tổ chức và ghi nhận các thông tin liên quan môi trường được xem là một kỹ thuật phức tạp và DN sẽ phải tốn kém rất nhiều để sử dụng kỹ thuật này Cụ thể DN sẽ chi một khoản tiền lớn để thiết lập một hệ thống mới, việc này sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề bắt buộc phải làm như đào tạo nhân viên, thuê mướn chuyên gia để vận hành hệ thống này (Mokhtar và cộng sự, 2016) Có thể thấy rõ ràng điều này qua việc Henriques và Sadorsky (2007) minh chứng được quan hệ của việc áp dụng các thực hành môi trường và quy mô của DN Marshall và Brown (2003), Henri và Journeault (2008) cũng kết luận rằng với quy mô lớn thì DN sẽ tự tin hơn, đủ nguồn lực hơn về con người cũng như tài chính để cam kết cho việc đưa EMA vào thực hành trong thực tế

Ngược lại các DN với quy mô nhỏ thường đối mặt với các rào cản về nguồn lực phục vụ cho việc đào tạo tiếp thu công nghệ mới Chính việc thiếu nguồn lực này mà đôi khi các DN không sở hữu một hệ thống KTQT thực sự, kéo theo việc không mặn mà hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc chấp nhận tích hợp một hệ thống EMA (Phan và cộng sự, 2017) Một vấn đề nữa là thái độ cũng như ý thức về môi trường ở các DN nhỏ thường rất hạn chế, điều này có thể xuất phát từ việc các DN ở quy mô này không cảm nhận được rõ ràng các lợi ích đạt được (cải thiện sứ mệnh, tầm nhìn, mở rộng thị trường) khi chấp nhận ứng dụng EMA (Venturelli &

Pilisi, 2005) Như vậy, sự không giống nhau trong việc cảm nhận lợi ích và chi phí giữa hai loại hình DN quy mô khác nhau có thể là cơ sở để chúng ta giả định rằng hoạt động EMA diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau ở các DN có quy mô khác nhau.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tác động trực tiếp Tác động điều tiết

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Sự bất định của môi trường

Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao

Thái độ đối với việc sử dụng EMA Ý định sử dụng EMA Áp lực của các bên liên quan

Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA H1 (+) H2a (+)

Bảng 2.2.: Bảng tổng hợp các giả thuyết

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

H1 Thái độ đối với việc sử dụng EMA tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

H2a Sự bất định của môi trường tác động thuận chiều đến Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H2b Ngành hoạt động tác động thuận chiều đến Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H2c Quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều đến Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H2d Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao tác động thuận chiều đến Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H3a Sự bất định của môi trường tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

H3b Ngành hoạt động tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng

H3c Quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

H3d Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

Tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ Sự bất định của môi trường (a), Ngành hoạt động (b), Quy mô doanh nghiệp (c), Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao (d) đến Ý định sử dụng EMA thông qua Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H5a Áp lực các bên liên quan tác động thuận chiều đến Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H5b Áp lực các bên liên quan tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

H6 Tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ Áp lực các bên liên quan đến Ý định sử dụng EMA thông qua Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H7 Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA có tác động điều tiết mối quan hệ giữa Thái độ đối với việc sử dụng EMA và Ý định sử dụng EMA, và mối quan hệ giữa Áp lực của các bên liên quan và Ý định sử dụng EMA.

H9 Quy mô doanh nghiệp (a), Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao (b) tác động thuận chiều đến Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất là mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp của 8 biến tiềm ẩn, và là kết quả tổng hợp của tác giả trên nền tảng các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các biến tiềm ẩn Biến tiềm ẩn Nội dung đo lường Cơ sở thang đo

Thái độ sử dụng EMA

Lòng tin của đối tượng về các kết quả mong đợi khi ứng dụng EMA

KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA

Cảm nhận của đối tượng về các kiến thức, kỹ năng, thời gian cũng như các điều kiện đối với việc sử dụng EMA

(Tashakor và cộng sự, 2019) Ý định sử dụng EMA Ý định sử dụng EMA trong tương lai về khả năng thực hiện các hoạt động liên quan đến EMA trong 5 năm tới

(Frost & Wilmshurst, 2000)*; Tashakor và cộng sự (2019)

Sự bất định của môi trường Tính có thể đoán được của các nhân tố bất định

(Pondeville và cộng sự, 2013); (Latan và cộng sự, 2018)

Quy mô của doanh nghiệp (Christ & Burritt, 2013)

Ngành hoạt động Mức độ nhạy cảm của ngành

(lĩnh vực) mà doanh nghiệp đang hoạt động

Wilmshurst, 2000) Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao Mức độ hỗ trợ của quản lý cấp cao

(Krumwiede, 1998); (Baird và cộng sự, 2007); (Phan và cộng sự, 2017) Áp lực các bên liên quan

Mức độ áp lực cảm nhận được từ các bên cho việc sử dụng EMA

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ngoài việc biện luận cụ thể cho việc hình thành từng mối quan hệ để hình thành giả thuyết nghiên cứu Tác giả xin được phép lý giải những mối quan hệ chủ yếu được hình thành trong mô hình nghiên cứu như sau: Đầu tiên là mối quan hệ trực tiếp từ các biến ngẫu nhiên đến thái độ, ý định và KSHV khi sử dụng EMA Để xác lập các mối tương quan này, dựa vào mô hình lý thuyết ngẫu nhiên, đây là lý thuyết được khẳng định là phù hợp để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chấp nhận EMA Cụ thể, hướng tiếp cận lựa chọn (selection) của Drazin và Van de Ven (1985) được vận dụng Theo đó, các bài nghiên cứu theo góc độ này xác lập và phân tích mối liên hệ giữa các biến ngẫu nhiên và hoạt động tương ứng của DN (liên quan đến hệ thống kiểm soát hoặc kế toán) mà không cần quan tâm đến kết quả của mối quan hệ này (Chenhall, 2003)

Thứ hai là các mối tương quan trực tiếp xoay quanh các biến thái độ, KSHV,áp lực các bên và ý định Giả thuyết H1, và H7 được lập luận từ mô hình được lập luận từ mô hình hành động hợp lý ở Hình 2.1 (Fishbein & Ajzen, 2011), nghĩa là sự mong đợi về kết quả của việc sử dụng EMA và những cảm nhận về yếu tố thúc đẩy hoặc ngăn cản việc dùng EMA sẽ hình thành ý định sử dụng EMA Riêng giả thuyếtH7, tác giả không sử dụng lại nội hàm Chuẩn chủ quan của lý thuyết TPB mà dùng nhân tố áp lực của lý thuyết các bên liên quan Lý do chính là vì nguyên bản lý thuyết này tập trung đào sâu khía cạnh điều chỉnh hành vi để phù hợp với đạo đức kinh doanh từ áp lực của các bên (Freeman, 1984), nghĩa là các áp lực hay sức ép lúc này được xem xét dưới góc độ hành vi của đơn vị hơn là cá nhân.

Tác giả trình bày các khái niệm, lý thuyết nền được sử dụng trong luận án, đồng thời đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.

Cụ thể các khái niệm, công cụ liên quan đến EMA, nội hàm khái niệm các yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan, KSHV cảm nhận, Áp lực các bên được làm rõ song song với nội dung cũng như việc ứng dụng các lý thuyết (Dự đoán hành vi, Áp lực các bên và Ngẫu nhiên) vào bài nghiên cứu.

Cuối chương là phần tác giả vận dụng các nền tảng lý thuyết cùng với lược khảo các nghiên cứu trước để lập luận các giả thuyết Tác giả đề xuất mô hình với các mối quan hệ được thiết lập để giải quyết mục tiêu mà luận án đề ra Tổng cộng có 9 giả thuyết được đề ra với các mối tương quan gián tiếp, trực tiếp và điều tiết.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Để giải quyết một vấn đề nghiên cứu nào đó trong lĩnh vực khoa học xã hội, Creswell và Creswell (2017) đề xuất 3 phương pháp, đó là phương pháp NCĐT, phương pháp NCĐL và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp Cụ thể:

NCĐT là cách tiếp cận để khám phá và hiểu về bản chất của các cá nhân, nhóm người hay một vấn đề nào đó trong xã hội Theo đó, quy trình gồm câu hỏi gợi mở, thu thập, phân tích dữ liệu quy nạp đi từ cái riêng đến cái chung để đi đến mục tiêu cuối cùng là những đánh giá, kết luận về bản chất vấn đề của các nhà nghiên cứu Thông thường không có một cấu trúc nhất định cho báo cáo của dạng nghiên cứu này.

NCĐL là phương pháp sử dụng các lý thuyết để lập luận các giả thuyết nghiên cứu, sau đó kiểm định với các công cụ khác nhau Nói cách khác, việc khảo sát, kết luận tương quan giữa các biến của mô hình cũng là mục tiêu của hướng tiếp cận này Tuy nhiên sự khác nhau ở đây là các biến này có thể được đo lường (bằng các biến quan sát) và dữ liệu có thể được định lượng dựa vào các kỹ thuật thống kê.

Khác với hướng NCĐT, dạng báo cáo trong NCĐL thường có một cấu trúc thống nhất và thường bao gồm các phần như Giới thiệu vấn đề, lý thuyết nền, phương pháp thực hiện, kết quả và hàm ý.

Cuối cùng, phương pháp hỗn hợp kết hợp cả dữ liệu định tính và định lượng.

Các thiết kế nghiên cứu khác nhau dùng để khám phá, phát hiện, hoặc kiểm định vấn đề dựa trên các giả định hoặc lý thuyết Mục tiêu cuối cùng này là tận dụng ưu điểm của cả hai loại dữ liệu để đánh giá toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu.

3.1.2 Biện luận cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu Để có phương pháp thích hợp, điều đầu tiên cần phải xem xét là mục tiêu nghiên cứu Cụ thể, khi đề xuất thực hiện, và trước khi đưa ra các hàm ý, kết quả của bài nghiên cứu kỳ vọng sẽ giải quyết được:

(1) Đầu tiên là xác định các yếu tố có khả năng tác động đến Ý định sử dụng EMA bằng việc xem xét hệ thống các cơ sở lý thuyết Mục tiêu của việc này là tạo ra cơ sở vững chắc cho các quan hệ trong mô hình.

(2) Hai là khẳng định có hay không mối tương quan giữa các nhân tố xác định được ở vấn đề thứ nhất với Ý định sử dụng EMA, giữa các nhân tố này với nhau và mức độ tác động ra sao

Vấn đề thứ nhất là xem xét các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến ý định sử dụng EMA, sẽ được giải quyết qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây và nội dung của hệ thống các cơ sở lý thuyết Ngược lại, để xử lý vấn đề thứ hai, tức là kiểm định sự tồn tại của các mối quan hệ giữa các nhân tố đã xác định, chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu thống kê định lượng Dữ liệu này mang lại cơ sở đáng tin cậy để chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết đã đặt ra Việc thu thập dữ liệu và xây dựng thang đo các biến đóng vai trò quan trọng trong quá trình này Tuy nhiên, việc tiếp thu thang đo cần được thực hiện một cách thận trọng, bởi mỗi thị trường nghiên cứu có những đặc thù riêng, bao gồm đặc điểm đối tượng khảo sát, môi trường pháp lý và văn hóa DN Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia, những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu, để thang đo phù hợp và chính xác hơn.

Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp NCĐT nhằm khám phá, xây dựng thang đo với ý kiến đóng góp của các chuyên gia Dù vậy, phạm vi sẽ không mở rộng đến việc sử dụng dữ liệu định tính để đánh giá hay phát hiện một lý thuyết mới.

Tóm lại, với mục tiêu cũng như cách ứng xử đối với vấn đề nghiên cứu của từng phương pháp vừa trình bày, có thể thấy rằng việc chọn phương pháp hỗn hợp ở bài nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp Cụ thể, NCĐT giúp xác định các nhân tố có sự tác động đến Ý định sử dụng EMA và việc khẳng định có hay không sự tồn tại các mối quan hệ giữa các nhân tố với Ý định sử dụng EMA sẽ căn cứ trên kết quả, dữ liệu định lượng.

Quy trình nghiên cứu

Theo Creswell và Creswell (2017) có ba dạng thiết kế trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, dạng hội tụ (Convergent design), giải thích (Explanatory Sequential design) và khám phá (Exploratory Sequential design) Trong đó, dạng cuối cùng – Khám phá – còn được gọi là kiểu thiết kế 3 bước sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này, với các bước cụ thể trong sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1: Các bước thiết kế nghiên cứu hỗn hợp dạng khám phá

Nguyễn Đình Thọ (2013) chỉ ra rằng, trong thiết kế nghiên cứu hỗn hợp theo hướng khám phá, NCĐT đóng vai trò tiên phong, đi sâu tìm hiểu bản chất hiện tượng, trong khi NCĐL tập trung vào việc kiểm chứng và củng cố những phát hiện từ định tính Quá trình này thường bắt đầu bằng việc sử dụng định tính để thiết lập giả thuyết, sau đó sử dụng định lượng để kiểm tra tính xác thực của chúng.

Do đó, khi EMA còn quá mới tại Việt Nam, việc áp dụng thiết kế hỗn hợp theo hướng khám phá là hoàn toàn phù hợp Quy trình thực hiện chi tiết như sau:

Bước 1 : Thực hiện nghiên cứu tổng quan, lược khảo có hệ thống các công trình trước đây Từ đó hệ thống lại các nội dung xoay quanh chủ đề nghiên cứu, các

Thu thập và phân tích dữ liệu định tính

Nhận dạng các đặc tính để kiểm định

Kiểm định bằng dữ liệu định lượng Đánh giá kết quả nghiên cứu

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 mặt làm được, chưa làm được cũng như đúc kết khe hổng, mục tiêu để tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án này.

Bước 2 : Trên cơ sở của Bước 1, hình thành dàn bài cơ bản để xin ý kiến chuyên gia (những người am hiểu về lĩnh vực Môi trường, Kế toán, EMA…) nhằm khám phá thang đo của các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến Ý định sử dụng EMA Tác giả dựa vào đây để đề xuất mô hình nghiên cứu.

Bước 3 : Tiến hành kiểm định với thang đo đã hiệu chỉnh ở Bước 2 Theo

Nguyễn Đình Thọ (2013), dữ liệu thu thập ở bước này không chỉ dùng cho kiểm định thang đo mà còn kiểm định giả thuyết trong mô hình Ở bước này, hai giai đoạn sơ bộ và chính thức được thực hiện Trong đó, định lượng sơ bộ được dùng để xem xét độ tin cậy và độ giá trị của thang đo trước khi kiểm định các giả thuyết ở giai đoạn chính thức.

Bước 4 : Thực hiện phân tích kết quả từ nghiên cứu chính thức và viết báo cáo Đặc biệt chú trọng đánh giá, xem xét nguyên nhân của kết quả nghiên cứu.

Cuối cùng là đúc kết hàm ý trong tương lai.

Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu Bướ c Định tính Định lượng Kết quả mong đợi

Nghiên cứu tổng quan, có hệ thống các công trình trước đây cả trong và ngoài nước. Đúc kết kết quả, các mặt được và chưa được, khe hổng nghiên cứu

2 Thảo luận chuyên gia (những người am hiểu về lĩnh vực Môi trường, Kế toán, EMA…).

- Các nhân tố và thang đo được khám phá;

- Mô hình nghiên cứu dự kiến.

3 NCĐL sơ bộ Xem xét độ độ giá trị, tin cậy.

- Kết quả về độ giá trị, tin cậy.

NCĐL chính thức Kiểm định thang đo, kiểm định

- Kết quả kiểm định mô hình. mô hình lý thuyết và các giả thuyết

4 Đánh giá kết quả và viết báo cáo

- Nguyên nhân kết quả nghiên cứu.

- Hàm ý quản trị và chính sách.

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất.

Nghiên cứu định tính

Với lý do thang đo các biến sử dụng trong bài đã được dùng nhiều trong các nghiên cứu ở các phạm vi khác nhau nên mục tiêu của phần NCĐT trong bài này chủ yếu là khám phá và xem xét lại mức độ phù hợp của nhóm thang đo khi sử dụng ở một không gian nghiên cứu mới, cụ thể là Việt Nam Mặc dù đặc điểm cũng như mục tiêu trong việc lựa chọn định tính thường rõ ràng, nhưng để lựa chọn một cách tiếp cận phù hợp là điều không dễ dàng (Creswell & Poth, 2016) Dù tất cả đều xuất phát từ các lĩnh vực nghiên cứu thuộc khoa học xã hội, nhưng mỗi cách tiếp cận lại gồm đối tượng nghiên cứu, quy trình thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu khác nhau.

Phần này tác giả tập trung vào phương pháp và công cụ được lựa chọn.

3.3.1 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thảo luận cá nhân sẽ được chọn để thu thập dữ liệu định tính Trong phạm vi 4 công cụ có thể được lựa chọn (Creswell & Creswell, 2017), thảo luận cá nhân được xem là phương án phù hợp nhất Tiêu chí lựa chọn là vừa đảm bảo thu thập được dữ liệu, vừa đảm bảo có thể triển khai với nguồn lực hạn chế (thời gian,chi phí) Có thể thấy các công cụ còn lại nếu lựa chọn dù vẫn sẽ đảm bảo tiêu chí về dữ liệu nhưng sẽ có những cản trở nhất định Chẳng hạn nếu Quan sát(Observations) là công cụ được chọn thì chúng ta sẽ gặp rắc rối về vấn đề thời gian để tham gia, chưa kể đến khó khăn liên quan đến vấn đề quan hệ để được tham gia quan sát Nếu thu thập thông qua các tài liệu (Qualitative documents) thì cũng không khả quan khi EMA là kỹ thuật rất mới ở Việt Nam, lúc đó chúng ta sẽ không thuận lợi trong việc tìm, tiếp cận các nguồn tài liệu Cuối cùng là công cụ số hoặc các sản phẩm nghe nhìn (Audiovisual and Digital materials) dù mang tính trực quan nhưng cũng sẽ đối diện với việc thiếu nguồn dữ liệu xuất phát từ hạn chế của EMA ở Việt Nam Do vậy, việc lựa chọn và thu thập dữ liệu từ đội ngũ chuyên gia của công cụ thảo luận (Interview) có thể được xem là một phương án phù hợp trong hoàn cảnh này, vừa giúp chúng ta có được dữ liệu từ những người có hiểu biết trong lĩnh vực, vừa đảm bảo tính chủ động, hạn chế hao tổn của các nguồn lực.

Khác với NCĐL, NCĐT không có một quy tắc nào trong việc xác định số lượng mẫu (Patton, 1990) Vì lý do này nên mẫu không được chọn theo phương pháp xác suất mà được chọn theo mục đích khám phá, xem xét mức độ phù hợp của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Với phương pháp này, các đối tượng sẽ lần lượt được chọn cho đến khi không còn sự khác biệt nào nữa Cụ thể, đối tượng đầu tiên sẽ được chọn để thu thập dữ liệu, tiếp tục là đối tượng thứ hai, thứ ba, thứ tư được chọn và cung cấp dữ liệu cần thiết cho đến khi nào dữ liệu được cung cấp bởi đối tượng sau còn có ý nghĩa cho nghiên cứu, nghĩa là còn sự khác biệt Và ở hai phần tử liên tiếp nào đó nếu thông tin cung cấp không có gì mới thì ta sẽ dừng lại, đó sẽ là điểm bão hòa Ngay tại đây, số lượng mẫu sẽ được ấn định Với quan điểm của Corbin và Strauss (2008) rằng thông tin sẽ lặp lại và không cung cấp thêm dữ liệu mới có ý nghĩa khi thực hiện 5-6 cuộc phỏng vấn nên tác giả xác định số lượng chuyên gia tối thiểu được phỏng vấn là 5.

Lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận

Phần NCĐT này khám phá và xác định thang đo của các nhân tố trong mô hình Do đó, việc lựa chọn mẫu tham gia nghiên cứu là vô cùng quan trọng, đảm bảo họ có sự tương tác trực tiếp với hiện tượng nghiên cứu, đảm bảo thông tin được cung cấp là sâu sắc và gần với bản chất vấn đề (Creswell & Creswell, 2017) Căn cứ vào nội hàm các nhân tố, các đối tượng được mời tham gia thảo luận cần đáp ứng những tiêu chí sau:

- Là những người am hiểu về Kế toán, Kiểm toán, đặc biệt là EMA Dữ liệu này sẽ hữu ích trong việc khám phá nội dung của EMA.

- Những người đã và đang tham gia trực tiếp, có kinh nghiệm quản lý, hoặc kinh nghiệm trong việc đảm trách vai trò KTT, phụ trách kế toán Dữ liệu ở góc độ này giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề nhiều chiều hơn trên quan điểm của những người từ thực tế công việc.

- Những người có kinh nghiệm đối với quá trình thực hành, tuân thủ chế độ kế toán và các vấn đề về môi trường Với những kinh nghiệm quản lý, dữ liệu từ các đối tượng này sẽ cho ta một góc nhìn khác về thái độ, hành vi, cách ứng xử của DN với các khía cạnh liên quan đến EMA.

Với những tiêu chí như vậy, để dễ dàng trong việc khoanh vùng phạm vi các đối tượng có thể được lựa chọn, ta sẽ thống nhất cách hiểu thế nào là am hiểu và có kinh nghiệm Về vấn đề am hiểu, đó là những người được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nhất định, đã và đang thực hiện công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu Về kinh nghiệm, tác giả đồng ý với quan điểm của Nguyễn Thị Hằng Nga (2019), phải là những người cọ xát, làm việc trong một lĩnh vực từ 10 năm trở lên.

Tóm lại, nhóm đối tượng được lựa chọn để thảo luận bao gồm: (1) Giảng viên, nghiên cứu viên lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán tại các trường đại học, viện nghiên cứu; (2) Phụ trách tài chính hoặc KTT doanh nghiệp; (3) Chuyên viên cơ quan thuế, cơ quan quản lý môi trường.

Xác định các câu hỏi đưa ra thảo luận

Mục đích của thảo luận là các dữ liệu được cung cấp sau đó phục vụ khám phá nên các câu hỏi đưa ra thảo luận đặc biệt quan trọng Và theo Weber (1990) thì đây là công việc phải được thực hiện đầu tiên Các câu hỏi phục vụ cho mục tiêu khám phá nội hàm các thang đo các biến Cụ thể, các biến và cách thức để đo chúng như sau:

- Ý định thực hiện EMA: được kế thừa từ Tashakor và cộng sự (2019), Frost và Wilmshurst (2000), Ferreira và cộng sự (2010) trong đó có điều chỉnh lại hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh của bài nghiên cứu.

- Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao : Tác giả tiếp thu lại thang đo Likert 5 điểm với 4 biến quan sát từ Phan và cộng sự (2017), trong đó người được khảo sát sẽ được hỏi để cảm nhận về mức độ mà cấp trên cung cấp sự hỗ trợ chủ động, cung cấp các nguồn lực cần thiết, mức độ tương tác, giao tiếp hiệu quả và mức độ sử dụng quyền lực để hỗ trợ hoạt động kế toán Tuy nhiên tác giả có điều chỉnh thành thang đo 7 điểm với 1 tương ứng “Không có sự hỗ trợ” và 7 tương ứng “Hỗ trợ rất nhiều”, việc tăng số điểm cho thang đo sẽ giúp thang đo tăng độ tin cậy, tất nhiên số này không được vượt quá 7 (Alwin & Krosnick, 1991).

- Sự bất định của môi trường: chấp nhận thang đo với 7 biến quan sát

Likert của Latan và cộng sự (2018), Pondeville và cộng sự (2013) liên quan đến luật, chính sách môi trường của nhà nước, các yêu cầu về sản phẩm hàng hóa đối với môi trường, và cạnh tranh Tương tự như trên, tác giả cũng thực hiện điều chỉnh từ thang đo 5 điểm lên 7 điểm, với 1 tương ứng với “Rất dễ đoán” và 7 tương ứng với “Rất khó đoán”.

- Áp lực các bên liên quan: được đo lường bằng thang đo Liker 7 điểm với

4 biến quan sát của Sarkis và cộng sự (2010), nhưng do tác giả có giới hạn phạm vi các bên nằm ngoài DN như lập luận phía trên, cho nên khi khảo sát về áp lực phải chịu từ các bên thì tác giả không đưa vào bên “Người lao động” và “Người nắm giữ cổ phần” Ngược lại, tác giả sẽ thêm vào bên liên quan “Nhà cung cấp”, cùng với 3 bên nữa là “Khách hàng”, “Chính phủ” và “Xã hội”.

- Thái độ sử dụng EMA : được đo lường bằng thang đo Likert 7 điểm (1: hoàn toàn không đồng ý; 7: hoàn toàn đồng ý) tiếp thu từ Tashakor và cộng sự(2019), gồm 4 biến hỏi về thái độ, nghĩa là đánh giá lòng tin của đối tượng về các kết quả mong đợi khi sử dụng EMA tại DN.

- KSHV cảm nhận đối với sử dụng EMA : được đo lường bằng thang

Likert 7 điểm (1: hoàn toàn khụng đồng ý; 7: hoàn toàn đồng ý) tiếp thu từ Lọpple và Kelley (2013) và Tashakor và cộng sự (2019) Trong đó các biến sẽ thu thập dữ liệu trong cảm nhận của đối tượng về các kỹ năng, kiến thức, thời gian cũng như các điều kiện tại DN đối với việc sử dụng EMA.

Nghiên cứu định lượng

Dữ liệu của bước này sử dụng để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị (hội tụ, phân biệt) của các thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha và phân tích EFA.

3.4.1.1 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này tập trung vào các KTT tại các DN, được lựa chọn thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện Căn cứ theo khuyến nghị của Hair, Black và cộng sự (2019), với 33 biến quan sát, cỡ mẫu cần thiết cho phân tích EFA là 165,đảm bảo tỷ lệ 5 quan sát trên mỗi biến đo lường Phiếu khảo sát được phân phối thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân của tác giả và các kênh giới thiệu mở rộng từ đó.

3.4.1.2 Phân tích dữ liệu Độ tin cậy, độ giá trị của thang đo được kiểm định thông qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, EFA trên SPSS 25 Bảng 3.3 trình bày các tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá thang đo.

Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá Độ tin cậy

Giá trị hội tụ và phân biệt

 Hệ số tải nhân tố ở mức 0,5

3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Công đoạn này được tiến hành để thu thập dữ liệu từ các đối tượng khảo sát nhằm phân tích, xử lý, làm cơ sở để kết luận các giả thuyết Kết quả của phần nghiên cứu này cũng là nền tảng để tác giả đề xuất các hàm ý trong tương lai xoay quanh kỹ thuật EMA ở Việt Nam.

3.4.2.1 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng thu thập dữ liệu và đối tượng khảo sát Đối tượng được xác định để thu thập dữ liệu là các DN tại ĐBSCL Và trong các DN này, những người đảm nhận, phụ trách công tác kế toán là những người sẽ cung cấp thông tin Nói cách khác, đối tượng khảo sát là KTT Như đã lập luận ở Chương 1, Việc lựa chọn KTT là đối tượng cung cấp dữ liệu xuất phát từ 2 lý do. Đó là khẳng định lại vai trò của bộ phận kế toán đối với công tác PTBV, đây là bộ phận tham mưu quan trọng cho hầu hết các vấn đề tài chính cho lãnh đạo với năng lực và kỹ năng trong việc thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp các thông tin (cả hình thức tiền tệ và vật chất) tin cậy cho các bên (Aras & Crowther, 2009b; Sisaye,

2011) Ngoài ra, việc lựa chọn này cũng là cách để lấp lại khoảng trống nghiên cứu tồn tại khi mà trước đây đa số tác giả lựa chọn các nhà quản lý là đối tượng cung cấp dữ liệu Kết quả sẽ là một góc nhìn mới cho các nghiên cứu về chủ đề EMA.

Phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu Để có được dữ liệu, một trong hai phương pháp của NCĐL có thể được lựa chọn là khảo sát và thử nghiệm Ở đây, khảo sát sẽ được lựa chọn để phục vụ phân tích Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong NCĐL bởi tính đa dạng của dữ liệu thu thập.

Về công cụ, bảng hỏi chi tiết sẽ được sử dụng với các câu hỏi ở dạng đóng, các câu trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng Thêm vào đó, tác giả sử dụng chủ yếu hình thức phỏng vấn gián tiếp (qua thư điện tử) nên các từ ngữ sử dụng trên bảng hỏi phải chính xác, đơn giản, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn với các từ đa nghĩa Cụ thể với bài nghiên cứu này, từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả sẽ tập hợp thông tin các DN thuộc đối tượng thu thập dữ liệu Tiếp đó, tác giả gửi bảng hỏi cho các đối tượng này.

Kích thước mẫu Để xác định số lượng mẫu là không dễ dàng và phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Các nghiên cứu cho thấy phân tích PLS-SEM (phương pháp PLS trong ước lượng mô hình SEM) là một lựa chọn lý tưởng cho các nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ (Reinartz và cộng sự,2009) hay Goodhue và cộng sự (2012) và Marcoulides và Saunders (2006) tin rằngPLS-SEM tin rằng việc tiếp cận theo PLS-SEM cho phép họ thực hiện với những cỡ mẫu rất nhỏ (ít hơn 100) để đạt được kết quả mang tính đại diện cho tổng thể mẫu lên đến vài triệu đơn vị hoặc cá nhân Tuy vậy, Barcelay và cộng sự (1995) lại cho rằng các nhà nghiên cứu khi sử dụng PLS-SEM – cũng như bao kỹ thuật thống kê khác – cần phải xem xét cỡ mẫu với nguyên tắc 10 lần (10 times rule) Với nguyên tắc này, cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 10 lần số các đường dẫn (arrowheads) hướng vào bất kỳ biến tiềm ẩn nào trong mô hình Dựa trên mô hình, số lượng đường dẫn hướng vào các biến là 14, nghĩa là cỡ mẫu tối thiểu là 14 x 10 = 140 Để đảm bảo độ tin cậy hơn, Hair Jr và cộng sự (2021) đề nghị dùng căn bậc hai nghịch đảo của Kock và Hadaya (2018) Theo đó, các khoảng giá trị kỳ vọng của tác động (hệ số đường dẫn) với mẫu tới thiểu và mức ý nghĩa tương ứng trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Mẫu tối thiểu dựa trên hệ số đường dẫn nhỏ nhất (p min ) và mức ý nghĩa p min Mức ý nghĩa

Nguồn: Hair Jr và cộng sự (2021)

Căn cứ vào đó, kỳ vọng hệ số đường dẫn của mô hình nghiên cứu sẽ rơi vào khoảng 0,11 đến 0,20 với ý nghĩa 5% thì số quan sát cần thiết là 155 Đây là mức yêu cầu tối thiểu, nếu số mẫu cao hơn thì sẽ tăng mức phù hợp của các ước lượng PLS-SEM (Hair Jr và cộng sự, 2021) Căn cứ vào các nguồn lực liên quan, tác giả xác định số mẫu tối thiểu thu thập cho NCĐL chính thức là 200.

Phi xác suất là phương pháp được sử dụng để chọn mẫu Mặc dù tính tổng quát hóa không cao bằng phương pháp xác suất nhưng vẫn là một phương pháp phù hợp Cụ thể, thuận tiện, phát triển mầm, kết hợp định mức được sử dụng để chọn mẫu Theo đó, việc chọn mẫu sẽ được bắt đầu với những đối tượng dễ dàng tiếp cận, như thông qua quan hệ cá nhân hoặc sự giới thiệu của các tổ chức, hội nhà nghề Tiếp đến là sự giới thiệu của chính những đối tượng này đến các DN kế tiếp.

Cuối cùng, để đảm bảo tính đại diện của mẫu, phương pháp định mức cũng được áp dụng với đặc tính kiểm soát tỷ trọng GDP đóng góp của các DN hoạt động trong các khu vực Con số cụ thể lần lượt của nhóm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ tương ứng là 17%, 38% và 45% Đây cũng chính là tỷ trọng đóng góp vào GDP trung bình 2 năm 2018, 2019 của nhóm ngành vào cơ cấu kinh tế Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2020) Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) về mặt lý thuyết thì các phương pháp chọn mẫu phi xác suất thì không đại diện cho đám đông nhưng các phần tử được chọn theo định mức tham gia vào mẫu của từng nhóm xét vẫn đại diện cho đám đông.

So với việc thiết kế bảng hỏi, công đoạn khảo sát cũng đóng một vai trò quan trọng và là một mắc xích quyết định đến rất nhiều vấn đề liên quan đến dữ liệu thu thập được Dù các phương pháp được lựa chọn, nhưng thuận tiện vẫn là chủ đạo nên tác giả xác định việc kết nối các mối quan hệ đến các đối tượng khảo sát ảnh hưởng lớn đến công tác khảo sát thu thập dữ liệu Đặc biệt, việc làm này sẽ phần nào làm giảm tâm lý không sẵn sàng tham gia nghiên cứu chuyên sâu của các DN Khi đó, tác giả kỳ vọng tỷ lệ phản hồi sẽ tích cực, nhanh chóng hơn, các phiếu không hợp lệ sẽ giảm xuống mức tối thiểu. Đầu tiên, bằng các mối quan hệ cá nhân, tác giả lập danh sách, liên hệ trực tiếp với DN để gửi phiếu khảo sát Và cũng với phương pháp phát triển mầm, tác giả đề nghị tiếp tục được giới thiệu đến các DN khác Có tất cả 191 phiếu được phát ra, tỷ lệ phản hồi ở mức 41%, tương ứng 78 phiếu được thu về

Ngoài ra, 382 phiếu khảo sát được gửi đến 382 DN thông qua sự giới thiệu của một số cán bộ ở các cục, chi cục thuế, các ngân hàng Kết quả có 143 phiếu thu về, tỷ lệ tương đương 37%.

Một đặc điểm cần phải lưu ý là ngoài sự thuận tiện cũng như phát triển mầm qua các mối quan hệ trong việc thu thập dữ liệu khảo sát, tác giả có sự tính toán trong việc phân bổ số lượng các đối tượng ở địa bàn các tỉnh, thành phố Việc này được kiểm soát trong suốt quá trình lựa chọn đơn vị để gửi phiếu Như vậy, với tổng cộng 221 phiếu thu về, loại 6 phiếu không hợp lệ, nghĩa là có 215/221 phiếu có dữ liệu thu về hợp lệ cho phân tích Con số 215 thỏa mãn mục tiêu mẫu tối thiểu ban đầu mà tác giả đã phân tích ở nội dung kích thước mẫu Dù tỷ lệ phản hồi chung là

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu định tính

NCĐT là công đoạn giúp khám phá và xem xét lại tính phù hợp của nhóm thang đo các nhân tố, bao gồm Ý định sử dụng EMA và các biến tác động Các chuyên gia phỏng vấn được mã hóa từ CG01 đến CG08 Sau phỏng vấn tác giả gửi lại kết quả điều chỉnh cuối cùng để xác nhận phần nội dung phỏng vấn của chính chuyên gia đó.

Bảng 4.1 Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn (mã hóa)

Chuyên gia Chức vụ Số năm kinh nghiệm

CG01 Phó trưởng Bộ môn Kế toán 14 năm

CG02 Trưởng khoa Kế toán > 10 năm

CG03 Chi cục phó 18 năm

CG04 Kế toán trưởng 21 năm

CG05 Trưởng ban Kiểm soát 20 năm

CG07 Kế toán trưởng 11 năm

CG08 Trưởng bộ môn Kế toán 11 năm

Nguồn: Tác giả tổng hợp Điểm bão hòa dữ liệu của phần NCĐT là 8, liên tiếp 3 chuyên gia CG06,CG07 và CG08 không có ý kiến nên tác giả quyết định dừng lại Dưới đây tác giả trình bày ngắn gọn kết quả cuối cùng của phần NCĐT và thang đo cuối cùng được lựa chọn để sử dụng.

4.1.1 Thang đo Ý định sử dụng EMA Được tiếp thu từ các nghiên cứu trước (Ferreira và cộng sự, 2010; Frost &

Wilmshurst, 2000; Tashakor và cộng sự, 2019), thang đo Ý định sử dụng EMA bao gồm các biến quan sát phản ánh các hoạt động của EMA dưới 2 góc độ tiền tệ và vật chất Qua kết quả phỏng vấn, 100% chuyên gia đồng tình với 8 biến quan sát, riêng biến quan sát INT9 nhận được đề nghị loại ra của chuyên gia CG03 Và các chuyên gia cũng góp ý trong việc điều chỉnh nhỏ về từ ngữ để các phát biểu trong phiếu khảo sát hoàn thiện hơn Các góp ý cụ thể như sau:

- Đối với biến quan sát INT1: nên chú thích thêm loại chất thải để rõ ràng hơn (CG01).

- Đối với biến quan sát INT4: nên chú thích thêm trách nhiệm môi trường có thể phát sinh là gì (CG01)

- Đối với biến quan sát INT5: nên chú thích thêm các chi phí liên quan đến môi trường là gì (CG01).

- Đối với biến quan sát INT8: nên chú thích thêm để người đọc hiểu rõ nhận dạng mức độ ô nhiễm của đối tượng nào (CG01).

- Đối với biến quan sát INT9: CG03 (đang làm thực tiễn quản lý môi trương của các DN) cho rằng nên loại biến này vì dựa trên tình hình thực tế, sẽ còn rất lâu KPIs liên quan đến môi trường mới được phát triển và vận dụng.

Bên cạnh đó các biến quan sát nên bổ sung thêm chủ ngữ “Công ty” để câu được rõ nghĩa hơn (CG02) Kết quả tổng hợp thang đo Ý định sử dụng EMA gồm 8 biến quan sát như sau:

Bảng 4.2: Thang đo Ý định sử dụng EMA

Mã hóa Nội dung thang đo

Anh/Chị hãy ước tính khả năng xảy ra của các hoạt động sau của công ty INT1 Công ty sẽ Nhận dạng chất thải (nước, rắn, khí) trong 5 năm tới.

INT2 Công ty sẽ Đo lường tiêu chuẩn chất thải thải ra môi trường trong 5 năm tới.

INT3 Công ty sẽ Đo lường năng lượng sử dụng trong 5 năm tới.

INT4 Công ty sẽ Ước tính trách nhiệm môi trường có thể phát sinh (các khoản phạt…) trong 5 năm tới.

INT5 Công ty sẽ Nhận dạng các chi phí liên quan đến môi trường (khấu hao hệ thống xử lý chất thải, chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải, chi phí cải tạo, phục hồi môi trường) trong 5 năm tới.

INT6 Công ty sẽ Phân loại các chi phí liên quan đến môi trường trong 5 năm tới.

INT7 Công ty sẽ Tính toán, phân bổ các chi phí liên quan đến môi trường

(theo hoạt động hoặc bộ phận) trong 5 năm tới.

INT8 Công ty sẽ Nhận dạng mức độ ô nhiễm (đất, nước, không khí) trong 5 năm tới.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.1.2 Thang đo Thái độ sử dụng EMA

Thang đo Thái độ sử dụng EMA được tiếp thu từ nghiên cứu của Tashakor và cộng sự (2019) và Lọpple và Kelley (2013) Qua thảo luận, cỏc chuyờn gia đều đồng tình với các biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước và không có bổ sung gì thêm Dù vậy, để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, một số góp ý liên quan đến từ ngữ và cách diễn đạt được các chuyên gia gợi ý Cụ thể:

- Các phát biểu nên thay “thực hành” bằng “chính sách” Chuyên gia CG05 cho rằng chữ “thực hành” sẽ gây khó hiểu cho nội dung của câu.

- Xem xét phát biểu câu dưới dạng câu điều kiện, bổ sung thêm chủ ngữ Ví dụ “Khi công ty áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường trong kinh doanh thì giá sản phẩm, hàng hóa sẽ cao hơn bình thường” Lúc này các biến ATT2, ATT3 và ATT4 sẽ bổ sung, điều chỉnh lại (CG02).

- Xem xét bổ sung chú thích thêm để người đọc hình dung rõ hơn nghĩa của cụm từ “thực hành thân thiện với môi trường” Do đây là từ khóa của các phát biểu nên phải rõ ràng, tránh thu thập thông tin sai lệch Tuy nhiên, có thể chỉ chú thích ở phát biểu đầu tiên Ngoài ra, biến ATT4 bỏ cụm “bởi sự thân thiện với môi trường của chúng” vì nội dung này thực tế đã được nêu ở câu trước đó (CG01).

Kết quả tổng hợp thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA gồm 4 biến quan sát như sau:

Bảng 4.3: Thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA

Mã hóa Nội dung thang đo

Anh/Chị hãy chỉ ra mức độ đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu sau ATT1 Khi công ty áp dụng các chính sách thân thiện với môi trường trong kinh doanh thì giá sản phẩm, hàng hóa sẽ cao hơn bình thường

ATT2 Khi công ty áp dụng các chính sách thân thiện với môi trường trong kinh doanh thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng.

ATT3 Khi công ty áp dụng các chính sách thân thiện với môi trường trong kinh doanh thì sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển.

ATT4 Khi công ty áp dụng các chính sách thân thiện với môi trường trong kinh doanh thì sẽ góp phần tạo ra các sản phẩm, hàng hóa mà khách hàng rất thích mua.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.1.3 Thang đo Áp lực các bên liên quan

Thang đo Áp lực các bên liên quan được tiếp thu từ Sarkis và cộng sự (2010) Kết quả thảo luận cho thấy các chuyên gia thống nhất với các biến quan sát kế thừa từ nghiên cứu trước, và có đề xuất bổ sung thêm 1 biến Ngoài ra, có chuyên gia đề nghị điều chỉnh về mặt từ ngữ Cụ thể như sau:

- Đối với biến quan sát STA2, chuyên gia CG02 cho rằng nên thay từ “xã hội” bằng “cộng đồng”, lý do được đưa ra là cần giới hạn, thu hẹp phạm vi không gian, nghĩa là thực tế DN chỉ bị tác động bởi nhóm những người sống tại khu vực mà DN đang hoạt động Tuy nhiên, sau khi xem xét, tác giả không tiếp thu ý kiến này vì trong kỷ nguyên số của cuộc cách mạng công nghiệp ngày nay, ranh giới và tốc độ lan truyền của thông tin là không giới hạn, vì lẽ đó áp lực mà DN phải chịu là của toàn xã hội Tác giả có trao đổi lại ý kiến này với chuyên gia và được chấp nhận.

- Chuyên gia CG01 có đề xuất bổ sung thêm “Nhà đầu tư đang giữ cổ phần”.

Lý do vì chuyên gia cho rằng đây là những cá nhân làm chủ DN, họ luôn mong muốn DN có sức cạnh tranh tốt hơn và tạo ra cho xã hội nhiều giá trị hơn, nên ít nhiều những người này sẽ gây áp lực để DN thực hiện các chiến lược, công cụ thân thiện với môi trường Dù vậy, như khi lập luận ở phần lý thuyết, tác giả thu hẹp phạm vi các bên liên quan nằm ngoài DN nên trên thực tế bên liên quan “Người nắm giữ cổ phần” trong thang đo gốc đã tồn tại nhưng không được đưa vào Tác giả có trình bày với chuyên gia về lý do này và chuyên gia đã chấp nhận.

Kết quả tổng hợp thang đo Áp lực các bên liên quan gồm 4 biến như sau:

Bảng 4.4: Thang đo Áp lực các bên liên quan

Mã hóa Nội dung thang đo

Anh/Chị hãy chỉ ra mức độ áp lực mà các Anh/Chị cảm nhận từ các bên dưới đây cho việc sử dụng EMA.

STA1 Áp lực từ Chính phủ STA2 Áp lực từ Xã hội STA3 Áp lực từ Nhà cung cấp STA4 Áp lực từ Khách hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.1.4 Thang đo KSHV cảm nhận

Kết quả nghiên cứu định lượng

Mẫu NCĐL sơ bộ được chọn theo phương pháp thuận tiện nên số lượng DN tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Dẫu vậy, đặc điểm mẫu vẫn có sự đa dạng trong ngành nghề, quy mô DN, loại hình DN Bảng 4.7 mô tả các đặc điểm này.

Bảng 4.8: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ Đặc điểm Số lượn g

Tỷ lệ Đặc điểm Số lượn g

Số lượng lao động thường xuyên

Nhỏ hơn 10 52 31 Trách nhiệm hữu hạn 105

Từ 11 đến 100 65 39 Doanh nghiệp Nhà nước 5 3

Từ 101 đến 200 45 30 Công ty cổ phần 45 27

Lớn hơn 200 5 Công ty Hợp danh 0 0

Nông nghiệp 50 30 Ngành hoạt động 167 100

Công nghiệp, xây dựng 74 44 Nhạy cảm với môi trường 62 37

Thương mại, dịch 43 26 Ít nhạy cảm với môi trường 105 63 vụ

Nguồn: Tác giả thống kê & tổng hợp 4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy

Các biến trong bài tiếp thu thang đo từ các nghiên cứu trước đây, qua bước NCĐT có những điều chỉnh về từ ngữ, nên trước khi thực hiện thu thập dữ liệu chính thức, thang đo phải được đảm bảo được độ tin cậy Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng.

Thang đo Thái độ sử dụng EMA

Thang đo Thái độ gồm 4 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức 0,716, các hệ số tương quan > 0,3 Nên độ tin cậy các biến này được đảm bảo và tiếp tục tham gia phân tích EFA.

Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Thái độ sử dụng EMA

Trung bình thang đo (loại biến

Phương sai thang đo (loại biến)

Hệ số Alpha 0,716 Số biến 4

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25

Thang đo Áp lực các bên liên quan

Thang đo Áp lực các bên liên quan bao gồm 4 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức 0,707 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng đều > 0,3.

Như vậy, thang đo Áp lực các bên liên quan đảm bảo độ tin cậy và các biên này được giữ lại để tiếp tục phân tích EFA.

Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Áp lực các bên liên quan

Hệ số Alpha 0,707 Số biến 4

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25

Thang đo KSHV cảm nhận

Thang đo KSHV cảm nhận bao gồm 5 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức 0,736 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Như vậy, thang đo biến này đảm bảo độ tin cậy và các biên này được giữ lại để tiếp tục phân tích EFA.

Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy của thang đo KSHV cảm nhận

Hệ số Alpha 0,736 Số biến 5

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25

Thang đo Sự bất định của môi trường

Thang đo Sự bất định của môi trường bao gồm 6 biến quan sát Hệ sốCronbach’s Alpha đạt mức 0,851 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Như vậy, thang đo biến này đảm bảo độ tin cậy và các biên này được giữ lại để tiếp tục phân tích EFA.

Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự bất định của môi trường

Hệ số Alpha 0,851 Số biến 6

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25

Thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao

Thang đo Sự hỗ trợ của lãnh đạo bao gồm 4 biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức 0,840 > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Như vậy, thang đo biến này đảm bảo độ tin cậy và được giữ lại để tiếp tục phân tích EFA.

Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao

Hệ số Alpha 0,840 Số biến 4

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25

Thang đo Ý định sử dụng EMA

Thang đo Ý định bao gồm 8 biến quan sát Hệ số Alpha đạt mức 0,860 > 0,6 và các hệ số tương quan đều lớn hơn 0,3 Như vậy, thang đo biến này đảm bảo độ tin cậy và các biên này được giữ lại để tiếp tục phân tích EFA.

Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Ý định sử dụng EMA

Hệ số Alpha 0,860 Số biến 8

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25 4.2.1.2 Phân tích nhân tố khám phá

Các biến tác động đến Ý định

Bảng 4.14 trình bày kết quả EFA của thang đo các biến ảnh hưởng đến Ý định sử dụng EMA Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0,777 (>0,5) với giá trị Sig 0,000 ( 1 với tổng phương sai trích là 57,083 (>50%) Ngoài ra, tất cả hệ số tải của các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện (> 0,5) Như vậy, kết luận thang đo các biến đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt.

Bảng 4.15: Kết quả phân tích EFA thang đo các biến tác động đến Ý định sử dụng EMA

Biến quan sát Hệ số tải

Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5

Phương sai trích lũy kế

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 25

Thái độ sử dụng EMA

Bảng 4.15 cho thấy phân tích EFA trích ra được 1 nhân tố đại diện cho 4 biến quan sát trong các thang đo với giá trị Eigenvalues là 2,164 lớn hơn 1 Giá trị tổng phương sai trích được là 54,103, điều đó thể hiện 1 nhân tố đại diện được trích ra từ phân tích EFA giải thích được 54,1% phương sai của 4 biến quan sát trong thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA Ngoài ra, các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5, có thể kết luận rằng thang đo đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích EFA thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA

Biến quan sát Hệ số tải

Phương sai trích lũy kế 54,103

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ý định sử dụng EMA

Bảng 4.16 cho thấy phân tích EFA trích ra được 1 nhân tố đại diện cho 8 biến quan sát trong các thang đo với giá trị Eigenvalues là 3,674 lớn hơn 1 Bên cạnh đó, tổng phương sai trích được là 45,930, tức là 1 nhân tố đại diện được trích ra từ phân tích EFA giải thích được 45,93% phương sai của 8 biến quan sát trong thang đo Ý định sử dụng EMA Cùng với đó, mỗi biến quan sát đều có hệ số tải >

0,5 Nên thang đo Ý định sử dụng EMA đảm bảo giá trị hội tụ và phân biệt.

Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA thang đo Ý định sử dụng EMA

Biến quan sát Hệ số tải

Phương sai trích lũy kế 45,930

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.2.2 Kết quả định lượng chính thức

Tác giả sử dụng phần mềm SmartPLS 3.2.9 ở phần nghiên cứu này Các giá trị từ phần mềm phục vụ cho 2 mục tiêu: Kiểm định thang đo và Kiểm định giả thuyết Một ưu điểm của SmartPLS là việc xử lý dữ liệu gọn nhẹ, chỉ qua một bước duy nhất là đưa dữ liệu đầu vào và thiết lập các tùy chọn xử lý Tuy nhiên, việc kiểm định thang đo là tiền đề, là điều kiện để kiểm định giả thuyết Chính vì vậy, nếu độ tin cậy và giá trị của thang đo không đảm bảo theo lý thuyết của Hair, Risher, và cộng sự (2019) thì việc phân tích sẽ dừng lại Chi tiết kết quả như sau:

4.2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Về mặt tổng thể, ĐBSCL là vùng nông nghiệp lớn nhất cả nước, điều này tạo ra cả thuận lợi và khó khăn nhất định đối với công tác bảo vệ môi trường Thuận lợi là khi chưa có nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp thì môi trường đất, nước, không khí sẽ “sạch” hơn Tuy nhiên, mô hình kinh tế khai thác nông nghiệp, thủy sản, cát làm giảm diện tích rừng, gây sụt lún, sạt lở bờ, đe dọa đến đa dạng sinh học, việc tiếp cận với các phương thức canh tác mới với mật độ cao, năng suất lớn làm gia tăng nhanh chóng việc tiêu thụ năng lượng, chế phẩm hóa học, hệ sinh thái có nguy cơ mất cân bằng Khi công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng cũng tạo ra những hệ quả với môi trường Nhiều nhà máy công nghiệp hoạt động với công suất cao, làm quá tải hệ thống xử lý chất thải chưa được đầu tư bài bản hoặc công nghệ quá cũ, tạo ra khói bui, ô nhiễm nước và không khí Theo một báo cáo đến năm 2019, chỉ có 17/52 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung (33%), nghĩa là một lượng lớn nước thải không đạt chuẩn vẫn xả ra môi trường. Ở góc độ ứng dụng KTQT - nền tảng để sử dụng EMA, việc tiếp cận các công cụ, kỹ thuật phục vụ ra các quyết định quản lý của các DN ở ĐBSCL rất hạn chế Lý do cũng đến từ đặc điểm vừa phân tích, với đặc thù là kinh tế nông nghiệp,quy mô DN ở mức nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số, nên nguồn lực dành cho bộ máy kế toán chủ yếu để đảm bảo đúng theo quy định chứ không chú trọng nhiều đến các yêu cầu khác Về công tác KTQT ở các DN thủy sản trên địa bàn, Tăng Thành

Phước (2015) xác nhận tỷ lệ DN tổ chức công tác này rất thấp, và chỉ phát hiện một vài công cụ đơn giản ở một số DN có quy mô thuộc top đầu trong ngành

Dưới đây, tác giả thực hiện thống kê những đặc tính cơ bản của đối tượng khảo sát và mẫu các DN tham gia vào bài nghiên cứu Thông qua đây, bức tranh về mẫu tham gia nghiên cứu được khái quát trước khi đi sâu vào phân tích dữ liệu định lượng Các đặc tính được thống kê là thâm niên công tác và vị trí làm việc Đối với DN tham gia khảo sát là thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu Ngoài ra có 2 đặc tính có tham gia vào biến của mô hình là Quy mô (qua số lượng nhân viên tham gia BHXH) và Ngành hoạt động

Bảng 4.18a: Đặc điểm doanh nghiệp và đối tượng tham gia khảo sát Đặc điểm Số lượn g

Tỷ lệ Đặc điểm Số lượng

215 100 Loại hình sở hữu của doanh nghiệp

Nông nghiệp 41 19 Công ty Trách nhiệm hữu hạn 181 84,2

Thương mại, dịch vụ 94 45 Công ty cổ phần 23 10,7

Ngành hoạt động 215 100 Công ty Hợp danh 0 0,0 Nhạy cảm với môi trường 110 51 Doanh nghiệp tư nhân 10 4,7 Ít nhạy cảm với môi trường

105 49 Số lượng lao động thường xuyên

Giám đốc tài chính 4 2 Độ tuổi 215 100

Phụ trách tài chính 2 1 Từ 22 – 27 tuổi 45 21

Học vị 215 100 Từ 28 – 35 tuổi 95 44 Đại học 176 82 Từ 35 – 45 tuổi 56 26

Sau đại học 39 Trên 45 tuổi 19 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về vị trí việc làm, có đến 97% các đối tượng là KTT, chỉ có 3% là Giám đốc tài chính và Phụ trách tài chính ở đơn vị Con số này là phù hợp khi đối tượng gửi khảo sát của tác giả là KTT Ở khía cạnh thâm niên làm việc, chủ yếu các đối tượng khảo sát tập trung ở nhóm có thâm niên từ 5 – 10 năm với số lượng 155, chiếm tỷ lệ 72% và nhóm từ 10 – 20 năm với số lượng 54, chiếm tỷ lệ 25% Điều này chứng tỏ các đối tượng tham gia khảo sát có đủ kiến thức và kinh nghiệm để cung cấp thông tin cho nghiên cứu.

Ngày đăng: 11/09/2024, 15:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng EMA Tác giả - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng EMA Tác giả (Trang 34)
Bảng 1.2: Kết quả các nghiên cứu sử dụng lý thuyết thể chế - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 1.2 Kết quả các nghiên cứu sử dụng lý thuyết thể chế (Trang 50)
Bảng 2.1: Mô hình tổng hợp EMA - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.1 Mô hình tổng hợp EMA (Trang 58)
Bảng 2.1 phân loại hệ thống các công cụ EMA dựa trên 2 phương diện chính như đã bàn ở phần phân loại thông tin môi trường: (1) phương diện tiền tệ và (2) phương diện vật chất - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.1 phân loại hệ thống các công cụ EMA dựa trên 2 phương diện chính như đã bàn ở phần phân loại thông tin môi trường: (1) phương diện tiền tệ và (2) phương diện vật chất (Trang 59)
Hình 2.1: Mô hình các bên liên quan - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Hình 2.1 Mô hình các bên liên quan (Trang 66)
Hình 2.2: Mô hình hành động hợp lý - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Hình 2.2 Mô hình hành động hợp lý (Trang 69)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu (Trang 96)
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các biến tiềm ẩn Biến tiềm ẩn Nội dung đo lường Cơ sở thang đo - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các biến tiềm ẩn Biến tiềm ẩn Nội dung đo lường Cơ sở thang đo (Trang 98)
Bước 2: Trên cơ sở của Bước 1, hình thành dàn bài cơ bản để xin ý kiến - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
c 2: Trên cơ sở của Bước 1, hình thành dàn bài cơ bản để xin ý kiến (Trang 104)
Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá Độ tin cậy - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.3 Tiêu chí đánh giá Độ tin cậy (Trang 115)
Bảng 3.4: Mẫu tối thiểu dựa trên hệ số đường dẫn nhỏ nhất (p min ) và mức ý nghĩa - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 3.4 Mẫu tối thiểu dựa trên hệ số đường dẫn nhỏ nhất (p min ) và mức ý nghĩa (Trang 117)
Bảng 4.2: Thang đo Ý định sử dụng EMA - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.2 Thang đo Ý định sử dụng EMA (Trang 125)
Bảng 4.7: Thang đo Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.7 Thang đo Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao (Trang 131)
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Thái độ sử dụng EMA - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Thái độ sử dụng EMA (Trang 132)
Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy của thang đo KSHV cảm nhận - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy của thang đo KSHV cảm nhận (Trang 133)
Bảng 4.13: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.13 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao (Trang 134)
Bảng 4.14 trình bày kết quả EFA của thang đo các biến ảnh hưởng đến Ý định sử dụng EMA - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.14 trình bày kết quả EFA của thang đo các biến ảnh hưởng đến Ý định sử dụng EMA (Trang 135)
Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA thang đo Ý định sử dụng EMA - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.17 Kết quả phân tích EFA thang đo Ý định sử dụng EMA (Trang 137)
Bảng 4.18a: Đặc điểm doanh nghiệp và đối tượng tham gia khảo sát - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.18a Đặc điểm doanh nghiệp và đối tượng tham gia khảo sát (Trang 139)
Hình 4.1: Biểu đồ phân bổ mẫu khảo sát - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Hình 4.1 Biểu đồ phân bổ mẫu khảo sát (Trang 141)
Bảng 4.18b: Mô tả các biến quan sát Biến Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.18b Mô tả các biến quan sát Biến Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn (Trang 142)
Bảng 4.19: Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.19 Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị (Trang 143)
Bảng 4.19: Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.19 Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị (Trang 144)
Bảng 4.19: Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.19 Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị (Trang 145)
Bảng 4.20: Ma trận tương quan Heterotrait-Monotrait - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.20 Ma trận tương quan Heterotrait-Monotrait (Trang 146)
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định mô hình - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định mô hình (Trang 148)
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định T-test Nhóm N Trung bình Leneve’s test T-test - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
Bảng 4.24 Kết quả kiểm định T-test Nhóm N Trung bình Leneve’s test T-test (Trang 152)
PHỤ LỤC 2: BẢNG TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (TRONG NƯỚC) - các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long
2 BẢNG TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (TRONG NƯỚC) (Trang 196)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w