ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT MÔN KINH TẾ LAO ĐỘNG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI, DOANH NG
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
MÔN KINH TẾ LAO ĐỘNG
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VỀ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
Trang 31
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:
Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tầm ảnh hưởng lớn đến cầu lao động cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế quốc gia và thu hút đầu tư Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế biến động và nhu cầu thực tiễn thay đổi, chính sách này cần được hoàn thiện để phù hợp với thực tế Do nhận thấy chính sách này là một đề tài quan trọng và có tính thời sự cao, nhóm em đã quyết định chọn đề tài: “Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” để phân tích và đưa ra các kiến nghị cho chính sách trên
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nắm được quy luật hoạt động của chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và những ảnh hưởng tích cực cũng như mặt trái của chính sách này tác động đến cầu lao động, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp để hạn chế các tác động tiêu cực nhằm giúp chính sách hoàn thiện hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính sách ảnh hưởng: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi ảnh hưởng của chính sách trên đến cầu lao động
4 Dữ liệu liên quan
Số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam
Các giáo trình thị trường lao động, giáo trình quản trị nhân lực Các trang thông tin liên quan tới thị trường trên các trang báo điện tử
5 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào giáo trình, tìm kiếm và thu thập thông tin từ các website, báo chí; Được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp và phân tích thông tin và đưa ra nhận định, kiến nghị
Trang 42
1 Nội dung chính sách
Dòng chảy đầu tư nước ngoài đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng tầm vị thế quốc tế của Việt Nam Trong đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nổi bật như một công cụ đắc lực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam Dưới đây chính là nội dung của chính sách này được thay đổi qua các giai đoạn theo thời gian để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nước ta
Giai đoạn 1 (1987-1994), chính phủ triển khai công cuộc cải cách thuế giai đoạn 1 với mục tiêu tạo môi trường cho mọi thành phần kinh tế phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn này, đối với khu vực đầu tư nước ngoài, thuế suất phổ thông của thuế lợi tức là 25% Ngoài ra, còn có thuế suất ưu đãi thấp hơn là 10%, 15% hoặc 20% áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được miễn thuế lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 4 năm tiếp theo (tùy theo lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn hoạt động)
Giai đoạn 2 (1995-2000), Việt Nam thực hiện cải cách thuế giai đoạn 2 trong bối cảnh Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế và song phương Năm 1999, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã thay thế cho Luật Thuế lợi tức Theo đó, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép áp dụng nhiều ưu đãi để khuyến khích đầu tư như: Các cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% trong 2 năm tiếp theo Nếu đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư sẽ hưởng mức thuế suất thấp hơn các dự án khác Thời gian miễn giảm cao nhất là 13 năm (4 năm miễn, 9 năm giảm)
Giai đoạn 3 (2001-2010), trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển nhất định sau nhiều năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và áp dụng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết quốc tế đa phương và song phương dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu, vì
Too long to read onyour phone? Save
to read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 53
vậy để khuyến khích đầu tư trên cơ sở mà vẫn đảm bảo nguồn thu, công cuộc cải cách thuế giai đoạn 3 diễn ra với ba mục tiêu: đơn giản, công bằng, hiệu quả Các chính sách được Nhà nước áp dụng là giảm gánh nặng thuế qua việc giảm thuế suất, đơn giản hóa hệ thống thuế, mở rộng đối tượng chịu thuế, bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ năm 2003 Chính trong giai đoạn này, chính sách thuế đã góp phần hướng tới xóa bỏ sự phân biệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Giai đoạn 4 (2011 đến nay), ở giai đoạn này, bối cảnh kinh tế của đất nước có nhiều thay đổi, sau cuộc suy thoái kinh tế (economic recession) toàn thế giới năm 2008, cộng với sự tăng trưởng dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất lượng thấp, giá rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại Trong bối cảnh này, Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế với mục đích nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế Các chính sách được áp dụng trong giai đoạn này là giảm mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (28% ở giai đoạn 2004 2008, 25% ở giai đoạn 2009- -2013, 22% ở giai đoạn 2014-2015 và từ ngày 1/1/2016 đến hiện tại là 20%), việc quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao đối với một số lĩnh vực mũi nhọn cần khuyến khích đầu tư là cần thiết để góp phần thu hút đầu tư, khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tích lũy, tăng đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
Trang 64
2 Phân tích tác động của chính sách
2.1 Tác động tích cực
Mục tiêu của ưu đãi thuế TNDN (Thu nhập doanh nghiệp) là nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm cho người lao động hoặc để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách trước mắt về vốn cho doanh nghiệp và khuyến khích phát triển doanh nghiệp.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ lao động Theo Tổng cục Thống kê (2019), kết quả Điều tra Lao động - Việc làm quý 1/2019, khu vực doanh nghiệp FDI đã và đang tạo công ăn việc làm cho 3,8 triệu NLĐ (chiếm trên 7% trong tổng số 54 triệu lao động của nước ta) Con số này tương đương với 15% tổng số lao động làm công ăn lương (25,3 triệu NLĐ) ở Việt Nam Bên cạnh tạo việc làm trực tiếp, khu vực FDI cũng gián tiếp tạo việc làm cho rất nhiều lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ hay các doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho các doanh nghiệp FDI Tốc độ tăng lao động của khu vực này bình quân 7,72%/ năm giai đoạn 2005 - 2017, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác
Đồng thời, khu vực FDI cũng góp phần cải thiện nguồn nhân lực Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI, một đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, từng bước được hình thành và dần tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến Năng suất lao động có sự chuyển biến tích cực nhờ nguồn vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Theo giá hiện hành, năng suất lao động của doanh nghiệp FDI năm 2017 đạt 330,8 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,5 lần năng suất lao động chung của cả nước, cao hơn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói riêng
Trang 75
→ Nhờ vào việc thu hút đầu tư nước ngoài, một môi trường kinh doanh thuận lợi được tạo ra, kích thích sự mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp Từ đó dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu lao động, mở ra nhiều cơ hội mới cho người lao động địa phương
Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Ưu đãi thuế giúp các doanh nghiệp có nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh Chính sách không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mà còn tăng cơ hội cho người lao động tham gia vào các ngành công nghiệp mới Trong tình hình khó khăn, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì và phát triển nguồn lực lao động
Ngoài ra, với việc giảm bớt gánh nặng thuế, chính phủ có thể khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc này có thể bao gồm việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, hoặc mở rộng vào các thị trường mới Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đi kèm với nhu cầu tăng cường lực lượng lao động, qua đó tạo ra cơ hội việc làm mới và giúp cải thiện tình hình thị trường lao động
Điển hình nhất của việc thành công rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam chính là Samsung Bắt đầu thâm nhập thị trường từ những năm 2008 và đến 2023 thì Samsung đã mở tổng cộng 6 nhà máy điển hình như: Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC), Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) ở Thái Nguyên, Samsung Display Việt Nam (SDV) ở Bắc Ninh, Từ nguồn vốn ban đầu 670 triệu USD, sau 15 năm số vốn đầu tư đã lên đến con số xấp xỉ 20 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu tính riêng năm 2022 đạt 65 tỷ USD Điều này cho thấy đóng góp to lớn của doanh nghiệp này trong nền kinh tế Việt Nam Hơn thế nữa, việc mở rộng quy mô sản xuất tại nhiều nơi có thể thấy môi trường thể chế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi phù hợp để các doanh nghiệp nước ngoài phát triển (Nguyễn, 2023)
Trang 86
Giảm chi phí cho doanh nghiệp nước ngoài
Các ưu đãi thuế có thể được thiết kế để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương và tạo ra việc làm mới Bằng cách giảm chi phí lao động thông qua việc giảm thuế, các doanh nghiệp có thể có khả năng tăng cường nhân sự và đóng góp vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng Sự giảm bớt gánh nặng thuế có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài các nguồn lực cần thiết để mở rộng hoạt động của họ vào các thị trường mới, giúp tăng trưởng doanh số bán hàng và đa dạng hóa nguồn thu nhập Và nếu việc hoạt động kinh doanh thuận lợi thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất và tăng phúc lợi cho người lao động Từ đó, thu hút thêm nhiều người lao động hơn đến làm việc cho doanh nghiệp
Năng suất lao động ngày càng nâng cao
Các dự án đầu tư nước ngoài thường mang theo các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho lao động địa phương, từ đó nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường lao động Năng suất tăng dẫn đến sản phẩm biên và giá trị sản phẩm biên tăng, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tăng thêm nhiều lao động trình độ tay nghề cao, cầu lao động tăng Tuy nhiên nếu năng suất lao động tăng mà doanh nghiệp với quy mô và kế hoạch sản xuất không thay đổi thì có thể làm giảm cầu lao động cũng như không tối đa hóa được lợi nhuận
Các nhận định trên cho thấy chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không chỉ hỗ trợ phát triển kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội cho việc làm mới và cải thiện thị trường lao động Điều này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia
Trang 97
2.2 Tác động tiêu cực
Việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài là một con dao hai lưỡi Bên cạnh những tác động tích cực nó cũng có những mặt hạn chế nhất định
Đầu tiên, việc hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài khi mở doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ tạo sức ép lên các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay tình hình kinh tế đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay buộc phải cắt giảm nhân sự cũng như có nhiều doanh nghiệp phá sản Điều này dẫn đến công việc của người dân không được đảm bảo
Chỉ trong tháng 1 năm 2024, Việt Nam có 53.900 doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước: 43.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 7.798 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 2.165 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể Bên cạnh đó tình hình cắt giảm nhân sự cũng diễn ra như một xu hướng tất yếu Theo khảo sát được Navigos Group công bố, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam có hơn 68% doanh nghiệp chọn cắt giảm nhân sự để ứng phó trong giai đoạn kinh tế khó khăn này Điển hình như Thế Giới Di Động đã giảm hơn 5.600 nhân sự, VPBank cũng giảm bớt 4.400 nhân sự Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chọn cắt giảm nhân sự dưới 25%, tuy nhiên cũng có một số ngành cắt giảm lên đến 50 - 75% nhân sự trong ngành xây dựng/ bất động sản và dịch vụ tư vấn, khiến cho hàng trăm nghìn lao động buộc bị nghỉ giãn việc, thôi việc Tính đến 30/11/2023, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hơn 1 triệu người, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước
Ngoài ra, việc các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập vào quá nhiều cũng có thể khiến nền kinh tế nước ta bị phụ vào các quốc gia đầu tư Đối với doanh nghiệp mở các nhà xưởng chế xuất ở nước ta có thể tạo ra được vô số việc làm cho người lao động Tuy nhiên, họ cũng có thể chuyển các nhà xưởng chế xuất đó qua các quốc gia khác có nguồn nhân lực với mức giá rẻ hơn Việc này có thể tạo ra lượng người lao động bị thất nghiệp lớn Bên cạnh đó việc rút vốn đầu tư cũng khiến cho nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước khó lòng xoay sở được trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp như vậy
Trang 108
3 Kiến nghị chính sách
Thứ nhất, hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, Nhà nước
có thể liên kết với các ngân hàng nội địa các gói tài chính hỗ trợ như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu, hoặc bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài Đặc biệt, là các nước có mối quan hệ đối tác chiến lược hoặc trong cộng đồng chung Asean: Lào, Nga, Nhật Bản,
Thứ hai, hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực, nhằm hỗ trợ đào tạo nhân lực
chất lượng cao, giúp doanh nghiệp nước ngoài có nguồn nhân lực chuyên môn và kỹ năng phù hợp Có thể xem xét liên kết các trường đại học, các viện đào tạo nghiên cứu, mở các lớp khóa đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu, Do nhu cầu các doanh nghiệp đòi hỏi người lao động có trình độ ngày càng cao Đồng thời, có thể giải quyết phân nào đó thất nghiệp cơ cấu trong thị trường lao động
Thứ ba, nên thu hẹp diện ưu đãi thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN Mặc dù
chính sách ưu đãi thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được hưởng nhiều hơn từ chính sách ưu đãi: Tỷ trọng về số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số thuế TNDN được miễn giảm của DN cả nước là 76%; Tỷ lệ về số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm của DN có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng số thuế TNDN phải nộp tính theo thuế suất phổ thông là 48%, trong khi tỷ lệ này của DNNN là 4,6%, DN ngoài quốc doanh là 14% Sự gia tăng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm tăng áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Vì thế, chỉ nên tập trung ưu đãi thuế đối với một số ít ngành, lĩnh vực rất quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước, các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, lĩnh vực xã hội hóa, công nghệ, môi trường và liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Thứ tư, lựa chọn những hình thức ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn Ưu đãi thuế nên chuyển từ ưu đãi dựa trên lợi nhuận sang ưu đãi
thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng Ưu đãi thuế hiện nay đang dựa trên lợi nhuận doanh nghiệp đạt được, dẫn đến việc tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn, ít chú trọng đến đầu tư phát triển và tạo ra giá trị gia tăng lâu dài Cần chuyển sang ưu đãi thuế dựa trên hiệu quả đầu tư và giá trị gia tăng, khuyến khích doanh nghiệp tập