8 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .... Một số biện pháp xóa đói giảm nghèo và đạt đến sự
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ KHOA QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
“PHÁT TRIỂN HỌC”
“Bình đẳng giới - Nền tảng cho sự phát triển bền
vững và xóa đói giảm nghèo tại khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long ”
Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Phương Vỹ
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Bích Phương
Mã số sinh viên : 23I1010048
Lớp học : K4 Quan hệ quốc tế
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Thuyết minh về sự cầp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
6 Cấu trúc của đề tài 3
CHƯƠNG I: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1 Cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm của “phát triển bền vững” và nguyên nhân dẫn đến “nghèo đói” ,“bất bình đẳng” 4
1.1 Khái niệm, đặc điểm “phát triển bền vững” và mối liên hệ giữa lý thuyết phát triển với bất bình đẳng giới trong xóa đói giảm nghèo 4
1.3 Khái niệm của bất bình đẳng giới 8
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 10
2.1.1 Đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long 10
2.2 Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long 12
CHƯƠNG III : NHỮNG KHÓ KHĂN NHẤT ĐỊNH TRONG CÔNG CUỘC ĐẠT ĐƯỢC BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ XÓA NGHÈO ĐÓI CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 15
3.1.1 Nền tảng kinh tế - xã hội 15
3.1.2 Tình trạng di cư 15
3.1.3 Văn hóa và quan điểm xã hội 15
3.1.4 Hệ thống chính sách và pháp luật còn nhiều hạn chế, quản lý chưa hiệu quả 16
3.2 Một số biện pháp xóa đói giảm nghèo và đạt đến sự bình đẳng giới trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Thuyết minh về sự cầp thiết của đề tài
Nghèo đói – Vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu luôn len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, dù bất kể các quốc gia với nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới hay các quốc gia kém phát triển cùng với nền kinh tế còn lạc hậu Việt Nam cũng không ngoại lệ Tuy đã đạt được những thành tựu to lớn đáng kể trong công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế nhưng xóa đói giảm nghèo vẫn luôn là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả chính phủ cũng như cả cộng đồng trong quốc gia
Kể từ năm 1986, Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến vượt bậc về kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% trong giai đoạn 1990 – 2007, tuy có chững lại do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn duy trì mức cao trên 5% sau năm 2012
Sự tăng trưởng kinh tế ổn định đã thực sự trở thành một yếu tố quan trọng để đạt được một số mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo,…Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo của Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, mặc dù đây là một vùng vựa lúa lớn nhất cả nước nhưng đây cũng là một trong những nơi có tỷ lệ người nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ, là vựa lúa lớn nhất cả nước cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình thấp và bằng phẳng được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều
và tình trạng xâm nhập mặn mỗi năm Có ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo và sản xuất lúa lớn nhất cả nước cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ nhưng lại có tỷ lệ nghèo cao hơn mức trung bình cả nước ( 12.6% so với 9,2% vào năm
2020 ) với hơn 2 triệu dân số thuộc hộ nghèo, cận nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn
Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của khu vực này ngày càng gia tăng như biến đổi khí hậu, thiên tai, xâm nhập mặn, thiếu việc làm, kinh tế bấp bênh,… thì tình trạng bất bình đẳng giới đã và đang luôn là một vấn đề đáng lo ngại ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, ảnh hưởng sâu sắc đến sự chênh lệch về mức độ
Trang 4Bất bình đẳng xã hội đang ngày càng trở thành mối quan tâm xã hội hàng đầu của Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng Tình trạng bất bình đẳng
xã hội ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đang ngày một gia tăng trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay Những dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục – nền tảng chính của sự phát triển con người đang trở nên ngày càng đắt đỏ, nhiều phụ nữ không
có đủ điều kiện để tiếp cận giáo dục, có việc làm hoặc thu nhập bình quân của phụ nữ thấp hơn đàn ông, Chính vì sự thiếu sót trong những dịch vụ xã hội quan trọng trong đời sống cũng như những định kiến, phong tục tập quán nên tình trạng bất bình đẳng giới trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng gia tăng
Đứng trước những khó khăn về tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng cùng với
sự bất bình đẳng giới tồn tại trong xã hội, điều này đã đem lại nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung Đồng bằng Sông Cửu Long dù đã cố gắng thực hiện những chính sách cấp bách để xóa đói giảm nghèo và nâng cao bình đẳng giới trong khu vực nhưng kết quả vẫn chưa đáng kể cùng với một
số khó khăn cần tháo gỡ như : Chưa giải quyết được vấn đề việc làm, chưa nâng cao dân trí xã hội , phát triển nền kinh tế chưa hiệu quả và chưa thể cung cấp những dịch vụ xã hội cần thiết đến phụ nữ và những người có hoàn cảnh khó khăn
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn của khu vực và những kiến thức đã học , tôi
đã chọn tên đề tài là : “Bình đẳng giới – Nền tảng cho sự phát triển bền vững và xóa
đói giảm nghèo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long” Nhằm tìm hiểu sâu hơn về
tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng giới tại đồng bằng sông Cửu Long, xác định các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và bất bình đẳng ở khu vực này, đề xuất các biện pháp thích hợp thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần vào sự phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Tiểu luận này sẽ nhằm cung cấp thông tin, phân tích vấn đề và tập trung trả lời cho
câu hỏi chính là : “ Tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn trong việc đạt được bình đẳng giới so với vùng vựa lúa lớn tương tự như đồng bằng sông Hồng ? ”
2 Mục đích nghiên cứu
- Phân tích khái niệm của “nghèo đói” ,“bất bình đẳng” và “phát triển bền vững”
- Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng ở khu vực
Trang 5- Đánh giá thực trạng nghèo đói và bất bình đẳng giới của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
- Nêu rõ ảnh hưởng của nghèo đói và bất bình đẳng đến sự phát triển bền vững của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Giải thích tại sao bình đẳng giới là nền tảng để xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng ở đồng bằng sông Cửu Long
- Giải quyết câu hỏi chính là tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được bình đẳng giới so với vùng vựa lúa lớn tương tự như đồng bằng sông Hồng
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
- Phương pháp thu nhập số liệu
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Các hộ gia đình nghèo, người nghèo, phụ nữ và trẻ em bị đối xử bất bình đẳng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng
Phạm vi: Vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng
5 Hạn chế của đề tài
Do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em sẽ không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong sẽ nhận được những đóng góp ý kiến chân thành từ giảng viên để có thể có thêm kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau
6 Cấu trúc của đề tài
Có 3 Chương :
+ Chương 1: Nội dung nghiên cứu
+ Chương 2 : Thực trạng bất bình đẳng giới trong việc xóa đói giảm nghèo ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long
+ Chương 3: Những khó khăn nhất định trong công cuộc đạt được bình đẳng giới
và xóa nghèo đói ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trang 6
CHƯƠNG I: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm của “phát triển bền vững” và nguyên nhân dẫn đến “nghèo đói” ,“bất bình đẳng”
1.1 Khái niệm, đặc điểm “phát triển bền vững” và mối liên hệ giữa lý thuyết phát triển với bất bình đẳng giới trong xóa đói giảm nghèo
a) Khái niệm
Phát triễn bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
b) Nội dung đặc điểm của “phát triển bền vững”
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bao gồm :
+ Phát triển kinh tế
+ Phát triển xã hội
+ Bảo vệ môi trường
Trang 7c) Mối quan hệ giữa lý thuyết phát triển con người (1990s) và vấn đề bình đẳng giới trong công tác xóa đói giảm nghèo
- Nội dung của lý thuyết phát triển con người :
Lý thuyết phát triển con người được ra đời vào năm 1990 do nhà kinh tế học người
Ấn Độ Amartya Sen đề xướng Lý thuyết này tập trung vào con người như trung tâm của quá trình phát triển, thay vì chỉ chú trọng vào tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết phát triển con người dùng để đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo
ba tiêu chí sau :
+ Sức khỏe : Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình + Trí thức: Được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục + Thu nhập : Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người
- Đặc trưng của quan điểm phát triển con người
+ Con người là trung tâm của sự phát triển
+ Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển
+ Việc nâng cao vị thế của người dân ( bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến ) + Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt : tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tính
+ Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về kinh tế- chính trị - xã hội, văn hóa,…
- Mối liên hệ giữa lý thuyết phát triển con người và vấn đề bình đẳng giới trong việc xóa đói giảm nghèo
Dựa trên lý thuyết phát triển con người, lý thuyết tập trung vào con người như trung tâm của quá trình phát triển nhưng thay vì chỉ chú trọng vào tăng trưởng kinh tế,
lý thuyết cũng tập trung vào mở rộng sự lựa chọn của con người, giúp cuộc sống con người trở nên đầy đủ hơn
Bình đẳng giới có thể là nền tảng quan trọng trong lý thuyết phát triển con người thể hiện sự công bằng trong quyền lợi và cơ hội mà nam và nữ có thể đạt được, giúp nâng cao năng lực, kĩ năng và giáo dục của cả đàn ông và phụ nữ, thúc đẩy tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực và phân bố lao động, phát triển kinh tế hiệu quả , giảm nghèo bền vững bởi phụ nữ có thể có thu nhập và tự chủ về tài chính như nam giới, giúp cải thiện đời sống cho gia đình, xã hội
Trang 8-Lý thuyết phát triển con người và bình đẳng giới có mối liên hệ mật thiết trong việc xóa đói giảm nghèo
+ Bình đẳng giới là điều kiện kiên quyết để đạt được lý thuyết phát triển con người Khi phụ nữ không được đối xử bình đẳng, họ sẽ bị hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội cơ bản, dẫn đến tình trạng không thể phát triển bền vững của cá nhân, trong xã hội nên gây ra nghèo đói và sự thiếu thốn + Lý thuyết phát triển con người tạo điều kiện cho bình đẳng giới : Trong lý thuyết phát triển của con người, con người là trung tâm của sự phát triển vậy nên việc giúp con người được phát triển đầy đủ và tốt đẹp hơn thì họ sẽ có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng về quyền lợi và cơ hội của mỗi giới, nâng cao vai trò của bình đẳng giới và tăng khả năng đấu tranh cho quyền lợi của mỗi cá nhân
+ Cả lý thuyết phát triển con người và bình đẳng giới đều hướng đến mục tiêu chung là chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng sự lựa chọn , sự công bằng cho cuộc sống cả hai giới và xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ cho con người 1.2 Khái niệm của nghèo đói
Không có một khái niệm nào duy nhất và nhất định về nghèo đói, và do đó không
có một phương pháp hoàn hảo để đo lường được nó Theo Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu
Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok – Thái Lan vào tháng 9 năm 1993
đã nhận định rằng: “ Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu ấy đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
Nghèo là một trạng thái thiếu các nguồn lực, thường là nguồn lực vật chất nhưng đôi khi cả nguồn lực văn hóa, tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, các dịch vụ
xã hội cơ bản, thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị thốn thương trong những đột biến bất lợi,
ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, không được người khác tôn trọng, đó là những khía cạnh của sự nghèo đói
- Nghèo được chia làm ba loại :
+ Nghèo tuyệt đối ( nghèo cùng cực )
+ Nghèo tương đối
+ Nghèo đa chiều
Trang 9a) Đặc điểm về nghèo đói
1 Nghèo đói dẫn đến sự thiếu thốn về vật chất
2 Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử trong
xã hội
3 Nghèo đói có tính dai dẳng và khó xóa bỏ
4 Nghèo đói tác động tiêu cực đến đời sống con người
b) Các tác nhân dẫn đến sự nghèo đói
“ Nghèo đói thường do nhiều nguyên nhân kết hợp và tạo nên chứ không đơn thuần là chỉ bắt nguồn từ một nguyên nhân duy nhất” Bắt nguồn từ khái niệm trên,
ta có thể hiểu được nghèo đói là một vòng luẩn quẩn khó phá vỡ và thường truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề nghèo đói là do sự kết hợp của các yếu tố con người, yếu tố cơ cấu, yếu tố hệ thống
+ Yếu tố thiên nhiên: các yếu tố thiên nhiên bao gồm khí hậu thuận lợi hoặc bất
lợi, đất đai giàu dinh dưỡng hoặc đất xấu, vị trí địa lý giáp biển hoặc thiên tai, luôn là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành của nghèo đói trong một khu vực và quốc gia
+ Yếu tố cơ cấu : Thông qua việc các quốc gia và khu vực liệu có kí kết với những
quy tắc thương mại không công bằng, cơ sở hạ tầng liệu có đủ hiện đại hoặc nghèo nàn, tham nhũng, đã khiến cho tình trạng nghèo đói ngày càng thêm trầm trọng khi mang lại những hệ quả tổn thất về giá cả, đời sống, kinh tế, việc làm,…
+ Yếu tố hệ thống : Phụ thuộc vào các hệ thống chính sách như chính sách cải
cách, thuế có thể ảnh hưởng đến mức độ nghèo đói của một quốc gia Ví dụ, các chính sách khuyến khích đầu tư và tạo việc làm có thể giúp giảm nghèo, trong khi các chính sách thắt chặt chi tiêu có thể khiến nghèo đói thêm trầm trọng Đồng thời, phụ thuộc vào các hệ thống pháp luật như luật lao động, luật sở hữu đất đai và luật chống phân biệt đối
xử có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo vệ mà người nghèo nhận được và khả năng họ thoát khỏi cảnh nghèo đói hay không
+ Yếu tố con người : Bao gồm các vấn đề như sức khỏe kém, trình độ lao động
thấp, thiếu giáo dục, y tế, bất bình đẳng giới, là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự phân công lao động của một vùng, sự phát triển kinh tế, sự chênh lệch về khả năng tiếp cận giáo dục, y tế,
Trang 101.3 Khái niệm của bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và nữ giới tạo nên những
cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội
a) Đặc điểm của bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới hay còn gọi là sự phân biệt đối xử về giới tính là một hiện tượng
xã hội xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và được thể hiện qua sự chênh lệch về cơ hội, quyền lợi và vai trò giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến giáo dục, y tế, gia đình,…Bất bình đẳng giới không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ mà còn tác động đến sự phát triển chung của
xã hội
b) Bất bình đẳng giới được thể hiện ở các lĩnh vực bao gồm
- Kinh tế:
Phụ nữ thường có mức lương thấp hơn nam giới và thu nhập bình quân đầu người
ít hơn mặc dù cùng trong một công việc và môi trường làm việc, thậm chí có rất nhiều
nữ giới gặp khó khăn hơn nam giới trong việc thăng tiến lên các vị trí cao hơn, các vị trí lãnh đạo, trong khi đó nam giới thường có quyền truy cập vào các nguồn lực kinh tế dễ dàng hơn và có cơ hội thăng tiến cao hơn nên đã gây ra tình trạng bất bình đẳng giới trong quá trình phát triển kinh tế
- Chính trị:
Giữa nam giới và nữ giới, nữ giới thường chiếm tỷ lệ thấp trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng với tỷ lệ khá cao về việc bị gạt bỏ ý kiến cũng nhưng
bị gạt khỏi trong quá trình đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến chính trị
và luật pháp
- Chăm sóc sức khỏe và giáo dục
Bất bình đẳng giới dẫn đến sự khác biệt về việc nữ giới và nam giới tiếp cận đến chất lượng, số lượng về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác nhau Đồng thời, còn có sự khác nhau về tỷ lệ được nhập học và tiếp xúc với giáo dục Nam giới thường được có xu hướng đầu tư vào giáo dục nhiều hơn là nữ giới thông qua những định kiến về xã hội cho rằng phụ nữ sẽ phù hợp với việc nội trợ và chăm sóc gia đình, không cần thiết học cao, học nhiều, thạc sĩ và tiến sĩ, còn nam giới sẽ được đầu tư tốt hơn về giáo dục, dịch vụ xã hội,