1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnhquảng nam 2010 2015

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo Tỉnh Quảng Nam 2010 - 2015
Tác giả Nguyễn Văn An, Trần Thị Kim Thoa, Trương Hoàng Trân, Châu Nguyễn Ngọc Kỳ Duyên, Nguyễn Cao Cường
Người hướng dẫn Nguyễn Thành Long
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,09 MB

Cấu trúc

  • I. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (4)
    • 1. Khái niệm nghèo đói (4)
    • 2. Nguyên nhân của đói nghèo (6)
    • 3. Khái niệm về chính sách xóa đói giảm nghèo (7)
    • 4. Đối tượng áp dụng chính sách (7)
  • CHƯƠNG II: NỘI DUNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH QUẢNG NAM (7)
    • II. Nội dung chính xóa đói giảm nghèo (7)
    • III. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở TỈNH QUẢNG NAM (10)
      • 1. Thực trạng hộ nghèo, hộ thoát nghèo (10)
    • IV. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH QUẢNG (12)
    • NAM 12 1. Mục tiêu tổng quát (0)
      • 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và 2020 (12)
      • V. NGUYÊN NHÂN (13)
      • VI. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỤ THỂ (13)
        • 6.1. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội......................................................................................14 6.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù từ nguồn ngân sách tỉnh đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (13)
        • 6.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hoạt động giảm nghèo đến với mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm làm chuyển biến nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo. Thực hiện hỗ trợ truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức (thiết kế website giảm nghèo của tỉnh, tổ chức hội thi cán bộ giảm nghèo, đối thoại chính sách giảm nghèo với người dân,...) để đưa chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống (18)
        • 6.4. Hàng năm tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình khó khăn; điều tra, rà soát phân loại thôn nghèo, xã nghèo, đặc biệt khó khăn để làm cơ sở thực hiện các chính sách giảm nghèo. Đảm bảo các chính sách, chế độ hỗ trợ đúng đối tượng, không thất thoát ngân sách, đúng mục tiêu giảm nghèo (18)
        • 6.5. Tăng cường và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình (18)
        • 6.6. Đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành thống nhất chương trình (18)
        • 6.7. Hàng năm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ theo dõi chương trình, đủ sức tham mưu triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phương (19)
        • 6.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở các cấp theo đúng thẩm quyền và quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (19)
      • VII. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TỈNH QUẢNG NAM (19)
      • VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN (25)
      • IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (25)
      • X. ĐÁNH GIÁ CHUNG CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TỈNH QUẢNG NAM (28)
        • 10.1. Mặt đạt được (28)
        • 10.2. Mặt tồn tại (30)
        • 10.3. Hạn chế (31)
        • 10.4. Nguyên nhân (31)

Nội dung

Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.Quan điểm hiện nay:Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã đượchiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hi

KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Khái niệm nghèo đói

Đói là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe Nghèo được định nghĩa là sự bần cùng hóa về phúc lợi Nói cách khác nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.

Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.

Ngày nay, dưới sự phát triển của kinh tế thế giới, quan niệm về nghèo đói đã được hiểu rộng và sâu hơn, đồng thời cũng có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.

Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

 Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.

Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của World Bank đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.

Bảng tiêu chuẩn nghèo đối của World Bank

Khu vực Mức thu nhập tối thiểu (USD/người/ngày)

Các nước đang phát triển khác 1 USD hoặc 360 USD/năm

Châu Mỹ Latinh vá Caribe 2 Đông Âu 4

Các nước phát triển 14,4 your phone? Save to read later on your computer

Mỗi quốc gia cũng xác định mức thu nhập tối thiểu riêng của nước mình dựa vào điều kiện cụ thể về kinh tế trong từng giai đoạn phát triển nhất định, do đó mức thu nhập tối thiểu được thay đổi và nâng dần lên.

 Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng

Như vậy, nghèo tương đối được xác định tổng mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người Luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, do đó nghèo tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển nào.

Bên cạnh đó, còn có nghèo kinh niên:

Nghèo cùng cực kéo dài (năm, nhiều thế hệ)

Nghèo nhiều mặt (kinh tế, vốn nhân lực, kinh tế xã hội,…)

 Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế.

 Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng.

- Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo.

 Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng và được nuôi dưỡng tạm đủ.

 Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu.

 +Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu.

 Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác.

Quan niệm của Việt Nam:

Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội Page 5/32

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất cho rằng: Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt.

 Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

 Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).

Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”

Nguyên nhân của đói nghèo

Nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:

 Nhóm nguyên nhân khách quan: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.

 Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro

 Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,lâm,ngư,chính sách trong giáo dục đào tạo, ytế, giải quyết đất đai, định canh định cư,kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Liên hệ ở Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo của các hộ dân.Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2004, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam do các nguyên nhân chủ yếu sau: Thiếu vốn sản xuất (79%); thiếu kiến thức sản xuất (70%); thiếu thông tin thị trường (35%); ốm đau bệnh tật (32%); không có đất sản xuất (29%); đông con (24%); không tìm được việc làm (24%); rủi ro bất thường trong cuộc sống (5,9%); gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (1%).

Khái niệm về chính sách xóa đói giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghèo là một hệ thống các chính sách, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo của một quốc gia Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Đối tượng áp dụng chính sách

Các đối tượng đạt chuẩn nghèo đói ở Việt Nam

NỘI DUNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH QUẢNG NAM

Nội dung chính xóa đói giảm nghèo

a) Chương trình về thủy lợi, giao thông

Phát triển thủy lợi theo định hướng hiện đại hoá, tăng dần mức đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ , đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo

Chủ động phòng ngừa, ứng phó và giảm thiểu tác động của thiên tai là điều cần thiết Chúng ta cần cải thiện hệ thống thoát nước, chống ngập lụt, bảo vệ môi trường sinh thái để thích nghi với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao.

Bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thủy lợi các vùng, lưu vực sông đáp ứng đa nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu nước biển dâng Tăng cường điều tra cơ bản phục vụ quản lý.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Xây dựng Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật về xây dựng, khai thác và bảo vệ CTTL, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xã hội hóa công tác cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng, kinh

Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội Page 7/32 tế thủy lợi, huy động vốn, giá nước cấp cho công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ chính sách hỗ trợ nông dân tham gia quản lý CTTL nhỏ b) Chương trình định canh định cư

Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương c) Chương trình giải quyết việc làm

Chương trình việc làm bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu tạo việc làm mới, các chính sách, nguồn lực, hệ thống tổ chức và các biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình việc làm quốc gia do Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội đệ trình Chính phủ quyết định Chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch hằng năm và 5 năm do Bộ kế hoaüch và đầu tư chủ trì cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan xây dựng đệ trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra và báo cáo chính phủ kết quả Chỉ tiêu thực hiện tạo việc làm mới (hằng năm và 5 năm) và Chương trình việc làm quốc gia Lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác (trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài; của các đơn vị và cá nhân trong nước hỗ trợ giải quyết việc làm) d) Chương trình tín dụng

Các chính sách hỗ trợ tín dụng trong xóa đói, giảm nghèo đã được chú trọng và triển khai liên tục trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Ngay từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951), chính sách này đã được thực hiện và trở thành công cụ xóa đói, giảm nghèo bền vững Năm 1995, Chính phủ ban hành Quyết định 525/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đánh dấu một bước phát triển mới trong chính sách hỗ trợ tín dụng cho đối tượng này.

Ngân hàng Phục vụ người nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn toàn qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Tính đến tháng 9/2016, với 20 chương trình tín dụng, tổng nguồn vốn củaNHCSXH đạt hơn 157.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt hơn 150.000 tỷ đồng, góp phần giúp hơn 28,8 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; hơn 4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo e) Chương trình giáo dục

Quan tâm ưu tiên cho công tác giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, như: Chính sách ưu đãi đối với cán bộ quản lý và nhà giáo công tác ở vùng dân tộc theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ; Chính sách ưu đãi đối với học sinh dân tộc thiểu số được thực hiện theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giáo dục với chương trình kiên cố hóa trường, lớp học Ngoài ra còn có các Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo (Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn); Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở Trang thiết bị giáo dục cũng được ưu tiên đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số, như trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập (máy vi tính, dụng cụ thí nghiệm, sách tham khảo ), cấp sách giáo khoa, hỗ trợ học phẩm tối thiểu cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số Đối với loại hình giáo dục đào tạo có tính chất chuyên biệt có chính sách riêng, như chính sách đối với trường phổ thông dân tộc nội trú… Các chính sách đó đã góp phần động viên đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến; tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số đến trường, nâng cao chất lượng học tập. f) Chương trình y tế

Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 được triển khai nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường bảo đảm sức khỏe cộng đồng Đồng thời, Chương trình góp phần nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu, phòng chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học; khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Chương trình được triển khai nhằm duy trì mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tăng cường công tác kết hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vùng biên giới, biển đảo và vùng trọng điểm an ninh quốc phòng…

Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội Page 9/32 Đồng thời, Chương trình sẽ tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 26 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn và một số dự án khởi công mới phù hợp với định hướng phát triển của ngành, ưu tiên các tỉnh có khó khăn, các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. g) Chương trình bảo vệ môi trường

Năm 2019, Tổng cục sẽ huy động các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về các lĩnh vực về luật, môi trường, đầu tư, xây dựng tham gia phân tích, đánh giá, đề xuất các nội dung, giải pháp khắc phục các chồng chéo, vướng mắc, bất cập của Luật BVMT hiện hành, những xung đột với các đạo luật có liên quan Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý môi trường mới để thể chế hóa trong dự án Luật, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tăng cường xã hội hóa huy động sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào công tác BVMT (BVMT). Đặc biệt, sẽ rà soát những quy định trong Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật BVMT, Bộ Luật hình sự sửa đổi để đề xuất sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý hành chính trong Nghị định số 155/2016/NĐ-CP bảo đảm sự tương thích

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở TỈNH QUẢNG NAM

1 Thực trạng hộ nghèo, hộ thoát nghèo

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 của các huyện, thành phố (chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015), được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 08/02/2013, thực trạng đói nghèo của tỉnh như sau: a) Hộ nghèo và hộ cận nghèo: Toàn tỉnh có 69.344 hộ nghèo/232.857 khẩu nghèo chiếm tỷ lệ 17,93% so với tổng số dân toàn tỉnh, giảm 2,97% so với năm 2011, có 50.933 hộ cận nghèo/192.445 khẩu cận nghèo, chiếm tỷ lệ 13,8%, giảm 0,88% so với năm 2011. b) Số hộ thoát nghèo năm 2012 so với năm 2011: 11109 hộ

Số hộ thoát nghèo lên diện hộ cận nghèo; 8753 hộ

Số hộ thoát nghèo vượt qua cận nghèo: 2356 hộ a Phân loại thôn theo tỷ lệ hộ nghèo và số thôn nghèo a) Phân loại thôn, khối thôn theo tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo

Tỉnh có 199 thôn tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo dưới 10%; 363 thôn tỷ lệ từ 10-20%; 291 thôn tỷ lệ từ 20-30%; 169 thôn từ 40-50%; 573 thôn tỷ lệ trên 50% Tỉnh có 25 thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của trung ương và đang được hỗ trợ đầu tư Trong giai đoạn 2012-2022, tỉnh đã rà soát các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II, III.

2015 trên địa bàn thuộc vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2013

Số thôn ĐBKK: 463/786 thôn (58,9%); trong đó có 44 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II (hiện nay đang được đầu tư theo quy định) b Phân loại xã , phường, thị trấn theo tỷ lệ hộ nghèo và số xã nghèo, xã nghèo có tỷ lệ cao a) Phân loại xã theo tỷ lệ hộ nghèo

Trong tổng số xã 244 xã, phường, thị trấn có: 30 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, 43 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 5 - dưới 10%, 31 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10 – dưới 15%, 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15 – dưới 20%, 27 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20 – dưới 30%, 84 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên b) Số lượng xã có tỷ lệ nghèo cao và số xã nghèo theo quy định của Trung ương

- Số xã có tỷ lệ nghèo cao (từ 25% trở lên): 90 xã/244 xã

- Số xã nghèo (theo quy định của TW): 83 xã ,gồm:

+ 64 xã đặc biệt khó khăn khu vực miền núi thuộc diện hỗ trợ đầu thư theo chương trình 135

+ 19 xã nghèo đặc biệt khó khăn khu vực bãi ngang ven biển

- Số xã thoát nghèo năm 2011-2012:

+ Xã đặc biệt khó khăn khu vực miền núi thuộc diễn hỗ trợ đầu tư theo chương trình 135: 0

Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội Page 11/32

Kết quả rà soát phân loại xã thuộc khu vực I, II, III giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2013 chỉ ra rằng có 02 xã thuộc xã nghèo đặc biệt khó khăn khu vực bãi ngang ven biển thuộc diện hỗ trợ đầu tư theo chương trình 257 và quyết định 1489.

- Số xã thuộc khu vực III: 84/123 xã, trong đó có 21 xã khu vực III phát sinh tăng (giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh có 64/123 xã khu vực III

- Số xã khu vực II: 19/123 xã, trong đó có 8 xã, thị trấn phát sinh tăng (giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh có 46/123 khu vực II)

- Số xã khu vực I: 20/123 xã (giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh có 13/123 xã khu vực I) d Huyện nghèo và huyện có tỷ lệ nghèo cao a) Số huyện nghèo đầu tư theo chương trình Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP: 03 huyện nghèo gồm: Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My b) Số huyện có tỷ lệ nghèo cao được hưởng 70% cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của cáo huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP: 03 huyện, gồm: HuyệnBắc Trà My, huyện Nam Giang Huyện Đông Giang

1 Mục tiêu tổng quát

c Kết quả rà soát phân loại xã thuộc khu vực I,II, III giai đoặn 2012-2015 trên địa bàn vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2013

- Số xã thuộc khu vực III: 84/123 xã, trong đó có 21 xã khu vực III phát sinh tăng (giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh có 64/123 xã khu vực III

- Số xã khu vực II: 19/123 xã, trong đó có 8 xã, thị trấn phát sinh tăng (giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh có 46/123 khu vực II)

- Số xã khu vực I: 20/123 xã (giai đoạn 2005-2010 toàn tỉnh có 13/123 xã khu vực I) d Huyện nghèo và huyện có tỷ lệ nghèo cao a) Số huyện nghèo đầu tư theo chương trình Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP: 03 huyện nghèo gồm: Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My b) Số huyện có tỷ lệ nghèo cao được hưởng 70% cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng của cáo huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP: 03 huyện, gồm: Huyện Bắc Trà My, huyện Nam Giang Huyện Đông Giang

IV MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH QUẢNG NAM

Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, cận nghèo tự vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thụ hưởng các chính sách xã hội nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, trước hết là ở khu vực miền núi, nông thôn; tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền trên địa bàn tỉnh.

2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và 2020 Đến năm 2015

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2,5 - 3%, các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân 4%/năm Đến năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 12%;

- Giảm tỷ lệ hộ cận nghèo còn dưới 5% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm2%;

- Tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được vay vốn, hộ cận nghèo được hỗ trợ lãi suất phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động; 9.000 hộ được đào tạo, tập huấn và định hướng nghề nghiệp; 5.000 hộ có lao động nhưng không có việc làm được ưu tiên dạy nghề, giới thiệu việc làm;

Trong quá trình phát triển, Chính phủ ưu tiên hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ mục đích sản xuất và đời sống của người dân tại các vùng khó khăn, bao gồm các huyện nghèo, xã nghèo và xã đặc biệt khó khăn Các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao sẽ được tập trung hỗ trợ triển khai các dự án đảm bảo dân sinh và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn dưới 5% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015);

- Tiếp tục duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh mỗi năm từ 2,5 - 3%, các huyện nghèo, xã nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 2%/năm Đến năm 2020, không còn huyện nghèo theo tiêu chí quy định;

Tiếp tục hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Nguyên nhân nghèo đa dạng, phức tạp,trong đó nhóm nguyên nhân do ốm đau nặng, mắc tệ nạn xã hội: 21.173 hộ, chiếm 23.5% (cao nhất) Các nguyên nhân nghèo chính là do thiếu vốn (17.680 hộ, chiếm 19.62%), do thiếu lao động(13.761 hộ, chiếm 15.27%), do đông người ăn theo (9.698 hộ, chiếm 10.76%) và do không biết cách làm ăn, không có tay nghề (9.006 hộ, chiếm 9.99%).

- Ngoài ra, do thiếu đất canh tác có 5.940 hộ, chiếm 6.59%, do gia đình có lao động nhưng không có việc làm 5.063 hộ, chiếm 5.62% cũng cần được quan tâm giải quyết.

VI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỤ THỂ

6.1 Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội

6.1.1 Hỗ trợ tạo điều kiện để hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; tăng cường công tác cán bộ và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ tại các huyện nghèo Ngoài ra, hàng năm dành một khoản kinh phí từ nguồn vượt thu của ngân sách

Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội Page 13/32 tỉnh để hỗ trợ giảm nghèo đối với các huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao (gồm: Đông Giang, Nam Giang, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn).

- Thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ người nghèo thông qua dạy nghề miễn phí theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách đào tạo nghề và việc làm với chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; giữa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chương trình mục tiêu về việc làm theo Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 với các chính sách hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư từ các cơ chế, chính sách trong hai Chương trình này.

- Triển khai đồng bộ các nội dung Nghị quyết 05/NQ/TU về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tăng cường công tác khuyến nông - lâm - ngư miễn phí cho người nghèo làm nông nghiệp ở nông thôn thông qua bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp có năng xuất và thu nhập cao; về kiến thức kinh doanh trong kinh tế hộ gia đình; trước hết là kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán thu - chi, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm … để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

- Tiếp tục cung cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo có khả năng lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, thoát nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Hằng năm, ngân sách tỉnh cấp bổ sung cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh từ 8 -12 tỷ đồng để hỗ trợ cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các thôn nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, vùng miền núi, vùng sâu và vùng xa và các huyện nghèo Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2010-2015 theo Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009, đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu và kiên cố kênh mương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết số 160/2010/NQ-HĐND ngày 22/4/2010 của HĐND tỉnh.

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tiêu chuẩn nghèo đối của World Bank - tiểu luận chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnhquảng nam 2010 2015
Bảng ti êu chuẩn nghèo đối của World Bank (Trang 4)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w