TÀI LIỆU THAM KHẢO...53 DANH SÁCH HÌNH ẢNHHình 1: Man Nương Phật MẫuHình 2: Thạch Quang Phật là một hòn đáHình 3: Dòng chảy của sự du nhập của phật giáo vào Việt NamHình 4: Thiền sư Hình
Văn hóa chùa chiền tại Việt Nam
Văn hóa chùa chiền ở Việt Nam có nhiều nét đặc trưng, thể hiện sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Khi đến chùa, du khách nên ăn mặc lịch sự, kín đáo Nam giới nên mặc quần dài, áo sơ mi hoặc áo phông tay dài Nữ giới nên mặc váy dài hoặc quần dài, áo kín cổ, không nên mặc quần áo quá ngắn, quá bó sát hoặc hở hang
Hình 14: Trang phục truyền thống
Các ngày lễ lớn của Phật giáo ở Việt Nam bao gồm:
Lễ Phật đản (mùng 8 tháng 4 âm lịch): Đây là ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch): Đây là ngày lễ báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Lễ Thất Tịch (15 tháng 7 âm lịch): Đây là ngày lễ cầu duyên, cầu tình yêu.
Lễ Trung thu (rằm tháng 8 âm lịch): Đây là ngày lễ hội của trẻ em, với các hoạt động như rước đèn, phá cỗ, múa lân,
Hình 15: Lễ Phật đản Hình 16: Lễ Vu Lan
NHỮNG NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG Ở TP HỒ CHÍ MINH
Chùa Vĩnh Nghiêm
Số 339 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Chùa được xây dựng từ năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hòa về san lấp mặt bằng Chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm vào năm 1971, cơ sở dành cho hoạt động xã hội Về sau, chùa xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v
Cổng Tam Quan được xây dựng khá đồ sộ, với thiết kế hình mái đỏ uốn cong như những ngôi chùa truyền thống khác Hai bên cổng có hai câu đối, ở giữa là tên chùa “Chùa Vĩnh Nghiêm”.
Hình 18: Cổng Tam Quan chùa Vĩnh Nghiêm
Khuôn viên chùa rộng Phía trong của khuôn viên là nơi làm nhà thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma.
Hình 19: Khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm
Tòa nhà trung tâm bao gồm một tầng trệt và một tầng lầu Trong đó, tầng trệt bao gồm: Phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,2m Phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,2m Không gian của tầng trệt cũng được chia làm nhiều khu vực như: nhà thờ tổ, giảng đường, thư viện…
Tháp Quan Thế Âm với tòa tháp cao hơn 40m với 7 tần Trên đỉnh tháp có 9 bánh xe tròn Người ta gọi những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu.
Tháp đá Vĩnh Nghiêm ở bên phải tính từ cổng Tam quan vào Tháp đá được xây dựng vào năm 2013 Đây là công trình tháp đá lớn nhất Việt Nam với độ cao lên đến 14m.
Tháp Xá Lợi cộng đồng nằm ở bên trái tính từ cổng Tam quan vào Xá Lợi là nơi lưu giữ tro gửi tại chùa, đặt di cốt của các chư phật tử
Hình 20: Tháp Xá Lợi chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi lưu giữ kho mộc bản với 3.050 bản ván khắc, trong đó hầu hết là kinh, sách, luật giới nhà Phật, trước tác của Tam thế tổ và một số vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử (thơ, phú, nhật ký ) Bộ mộc bản được khắc bằng chữ án và chữ Nôm không chỉ là tác phẩm thư pháp nghệ thuật tuyệt mỹ mà còn hàm chứa những giá trị tư tưởng, giáo lý sâu sắc của Phật phái Trúc Lâm.
Ngày 16/5/2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là một trong di sản tư liệu thế giới cấp quốc gia thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ngoài ra chùa Vĩnh Nghiêm còn được biết đến bởi các giá trị điêu khắc tinh tế, điêu luyện thể hiện qua hệ thống tượngPhật sắp xếp bài bản ở 3 khối nhà chính
Chùa Pháp Hoa
Số 870 Đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Chùa Pháp Hoa được hòa thượng Đạo Hạ Thanh xây dựng vào năm 1982 Ban đầu, chùa được xây đơn giản Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, chùa được trùng tu nhiều lần vào các năm 1932, 1965, 1990
Là ngôi chùa có lịch sử gần 100 năm, Pháp Hoa hấp dẫn trước tiên bởi kiến trúc độc đáo Đứng trên cầu Lê Văn Sỹ, có thể nhìn thấy chùa uy nghi, bên cạnh con kênh Nhiêu Lộc thơ mộng
Kiến trúc lối vào trong chùa: Lối vào chùa trồng nhiều cây xanh, có nhiều lẵng phong lan khoe sắc Con kênh Nhiêu Lộc hiền hòa uốn lượn cho cảm giác bình yên, thanh tịnh.
Hình 22: Chính điện chùa Pháp Hoa
Kiến trúc chính điện: Tòa chính điện chùa Pháp Hoa được chia thành nhiều gian,các gian thờ các vị phật khác nhau Các pho tượng trong chùa được chạm khắc bằng gỗ mít có hương thơm dễ chịu Bên cạnh chính điện còn có hai dãy nhà 3 tầng Đây là nơi lưu giữ sổ sách và nơi hội họp, phòng nghỉ của các vị tăng ni, Phật tử trong chùa.
Chùa Pháp Hoa là ngôi chùa mang đậm kiến trúc xưa với phong cách Bắc Tông rất độc đáo Chùa được lấy ý tưởng từ Văn Miêu Quốc Tử Giám Có mái ngói và trụ đỏ tinh xảo Kiến trúc gồm cổng tam quan, sân chùa, chánh điện và hành lang, tượng Phật được làm từ gỗ mít Hai bên chính điện là dãy nhà ba tầng, nơi sinh hoạt của tăng ni, phật tử và nơi lưu giữu sổ sách.
Bước vào chùa là không khí thanh tịnh khác xa bên ngoài, cổng tam quan được trang trí bằng rất nhiều cây cỏ đủ màu sắc, mùi nhang trong không trung thư thái và an lạc.
Chùa Phổ Quang
Số 21 Đường Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Chùa được xây dựng lần đầu do Nguyễn Viết Tạo khởi công vào năm 1951 Tuy nhiên vào lúc đó, ngôi chùa có lối kiến trúc tương đối đơn giản và truyền thống Cho đến khoảng năm 1961-1999, chùa có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng Năm 1999, dưới sự quản lý của ban Tri sự Phật Giáo Hồ Chí Minh, ngôi chùa được trùng tu toàn diện và khuôn viên được mở rộng hơn Từ đó chùa Phổ Quang có một diện mạo hoàn toàn mới, khang trang, thanh tịnh hơn như ngày hôm nay.
Hình 24: Khuôn viên chùa Phổ Quang
Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Phổ Quang đã được xây dựng theo hơi hướng khá hiện đại Tuy nhiên, phần lớn bên trong chùa vẫn giữ được nét cổ kính và trang nghiêm với lối thiết kế những trụ cột đồ sộ, chấm phá bằng những chi tiết chạm trổ tinh tế từ thời nhà Lý.
Mái chùa được điểm nhấn bằng hình rồng trên những chóp mái uốn cong giống như những ngôi chùa truyền thống khác của Việt Nam
Toà đại điện của chùa cao 3 tầng và 12 mái, phía đằng sau có lầu tháp nho nhỏ
Khuôn viên của chùa đặc biệt rộng lớn, nhờ trồng nhiều cây xanh mà khiến cho không gian của chùa đã thanh tịnh nay còn thêm thoáng đãng, bình yên hơn
Kiến trúc độc đáo: Chùa Phổ Quang được thiết kế theo phong cách truyền thống của Việt Nam, với các cột cờ và cầu thang đẹp mắt Ngôi chùa này tỏa sáng với những màu sắc chói lọi và các chi tiết trang trí tinh tế.
Hình 25: Cổng Việt Nam Quốc Tự
Hiện nay, Chùa Việt Nam Quốc tự là trụ sở mới của Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trụ sở cũ là Chùa Ấn Quang) Chùa được quản lý bởi trụ trì là Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng Ông là Chủ tịch Hội Đồng Giám luật thuộc Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đương thời.
Số 244 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Chùa Việt Nam Quốc Tự Sài Gòn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất xây dựng từ năm 1964, trên nền diện tích hơn 4ha Sau năm 1975, khi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ thì chùa Việt Nam Quốc Tự bắt đầu được trưng dụng để xây dựng nhà hát Hòa Bình và khu vui chơi Kỳ Hòa.
Năm 1988, sư trụ trì Việt Nam Quốc Tự cũ là hòa thượng Từ Nhơn đã nộp đơn xin lại quyền sở hữu Tuy nhiên, mãi đến năm 1993 thì lá đơn mới được giải quyết, diện tích của chùa lúc này bị thu hẹp còn 3.712m2, ngôi tháp được xây dựng từ ban đầu cũng vẫn đang còn dở dang.
Sau nhiều năm tôn tạo, chùa Việt Nam Quốc Tự được trùng tu nhiều hạng mục vào năm 1993 và đến năm 2014 thì ngôi chùa này được xây dựng mới hoàn toàn, lễ khánh thành được tổ chức vào tháng 11/2017.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc thiết kế chùa cổ miền Bắc với màu vàng làm chủ chủ đạo và mái ngói vảy màu đỏ nâu Mái chùa xây dựng nhiều tầng, đầu mái công vuốt hình đầu đao, được điêu khắc đầu rồng rất tinh xảo.
Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự trên khuôn viên 3.700 m2 bao gồm cổng tam quan, ngôi Chính điện, Tháp bảo 13 tầng, viện Đại học Phương Nam, cô nhi viện Quách Thị Trang và các điện thờ, tượng Phật trong khuôn viên sân chùa.
Chùa Việt Nam Quốc Tự là một công trình kiến trúc tôn giáo lớn, được đầu tư xây dựng bài bản Các hạng mục kiến trúc lớn nhỏ đều được xây dựng kiên cố,chạm trổ tinh vi thể hiện bản sắc phong cách chùa cổ Việt Nam.
Hình 26: Khuôn viên Việt Nam Quốc Tự
Khi bước vào khuôn viên chùa, ta có thể chiêm ngưỡng một không gian kiến trúc mang đậm sắc màu của Phật giáo Bắc Tông Chùa trở nên nổi bật giữa khoảng không rộng lớn với thiết kế tinh tế cùng phần mái hiên màu vàng vô cùng thu hút.
Bên trong chính điện Chùa Việt Nam Quốc Tự được bày trí một cách thanh tao, nhã nhặn Không gian bên trong khá đủ ánh sáng với hệ thống đèn được bày trí theo lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang đậm giá trị truyền thống Mỗi hộc đèn có hình ảnh hoa sen gắn liền với sự an nhiên, thanh tịnh và lan tỏa của Phật giáo.
Việt Nam Quốc Tự được biết đến là tòa bảo tháp cao nhất lên đến 13 tầng, cao63m Nó được xem như là biểu tượng của sự thống nhất 13 tổ chức trong Phật giáo Đây còn là nơi cất giữ và tôn thờ xá lợi trái tim của hòa thượng ThíchQuảng Đức Bảo tháp trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự được khởi công xây dựng vào ngày 3/8/2015, với hạng mục bảo tháp gồm 13 tầng và 63 mét Đỉnh tháp được đúc bằng đồng nguyên khối do nhóm thợ làng đúc đồng huyện ÝYên, Nam Định thực hiện Tháp có chiều cao 63 mét và có 13 tầng vì đây là công trình tôn giáo kỷ niệm cuộc đấu tranh bất bạo động đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo diễn ra năm 1963 Bảo tháp 13 tầng có ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc tranh đấu bất bạo động của Phật giáo năm 1963 Bảo tháp sau khi hoàn thành sẽ là nơi trưng bày tư liệu về cuộc đấu tranh lịch sử đó Một điều thu hút sự quan tâm của nhiều người là dự kiến sau khi hoàn thành, bảo tháp sẽ là nơi tôn trí xá lợi trái tim của hòa thượng Thích Quảng Đức Vào ngày 11.6.1963, tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu- Cách mạng tháng Tám TP.HCM), hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm Sau đó thi hài hòa thượng Thích Quảng Đức được đưa về hỏa thiêu lần nữa trong lò thiêu nhiệt độ 4.000 độ C nhưng trái tim vẫn không cháy Theo báo Giác Ngộ, Cơ quan Ngôn luận của Giáo hội Phật giáo VN TP.HCM, tại cuộc họp thường kỳ, thảo luận một số Phật sự quan trọng tại trụ sở Ban Trị sự (hiện đặt tại Việt Nam Quốc Tự ) vào sáng 12.3, chư tôn đức dự kiến sẽ xin phép các cơ quan hữu quan cung thỉnh xá lợi trái tim hòa thượng Thích Quảng Đức về tôn trí tại bảo tháp vào dịp Đại lễ Phật đản trong năm nay.
Hình 27: Bảo tháp 13 tầng Việt Nam Quốc Tự
Có quả chuông cao 2.9m và nặng 3 tấn đây là quả chuông lớn nhất tại ViệtNam Đến với Chùa Việt Nam Quốc Tự bạn không chỉ được hòa mình vào không gian tâm linh, mà còn chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật.
Hình 28: Cổng chùa Giác Lâm
Chùa Xá Lợi
Số 89 Đường Bà Huyện Thanh Quan, Phường 7, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 và hoàn thành vào ngày 2 tháng 5 năm 1958, tới nay đã hơn 50 năm tuổi.
Hình 33: Khuôn viên chùa Xá Lợi
Được xây dựng theo lối kiến trúc mới hiện đại:
- Với phong cách kiến trúc hiện đại nhưng chùa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống dân tộc
- Ngôi chùa lầu đầu tiên ở Sài Gòn mở đầu cho lối kiến trúc mới của Phật giáo: Trên Bái đường, dưới Giảng đường Đồng thời trên nóc Chính điện là những đầu mái uốn cong đậm nét truyền thống.
- Kiến trúc chùa gồm có: cổng tam quan, giảng đường, ngôi chính điện, tháp chuông 7 tầng, thư viện, phòng phát hành kinh sách, phòng Ban quản trị, khu tăng phòng, nhà trai, phòng khách, đoàn quán gia đình Phật tử, nhà vãng sinh và các vườn cảnh.
Mặt trước chùa là cổng Tam quan chính:
- Phía trong cổng Tam quan chính, bên trái là tháp Chuông 7 tầng cao khoảng
- Trong tháp được treo Đại hồng chung - Đã phải đúc lại 2 lần: Lần đầu đúc ngày 01/03/1961 do bị hư hại; Lần 2 đúc ngày 15 tháng 04 năm 1961, cân nặng 2 tấn, đường kính 1.2 mét, cao 1.6 mét, rót đồng tại Phường Đúc Huế và được làm theo mẫu của Đại hồng chung chùa Thiên Mụ Đại hồng chung được treo lên tháp ngày 17/10/1961
- Với chiều cao khoảng 32 mét, tính tới nay thì đây đang là tháp chuông cao nhất Việt Nam.
- Cấu trúc của mỗi tầng tháp chuông sẽ thờ một vị phật khác nhau Trên tầng cao nhất của tháp có chứa Đại Hồng Chung - Được gọi là cổ lầu đúc bằng đồng với chiều cao tầm 1.6 mét, đường kính 1.2 mét và nặng khoảng 2 tấn.
Hình 33: Tháp chuông chùa Xá Lợi
- Xung quanh tường ở Chính điện có 14 bộ tranh - Miêu tả lịch sử cuộc đời của đức Phật từ lúc Đản sanh đến khi nhập Niết bàn Tranh vẽ bằng chất liệu bột màu, tạo sự sinh động, trông vào như đắp nổi Đây là tác phẩm đặc sắc của chùa có giá trị nghệ thuật về phong cách họa tiết.
- Pho kinh bối diệp cổ được ghi bằng chữ Pali trên lá Muôn, có liên đại cách đây trên 1000 năm Chiều dài 45 cm, ngang 6 cm và hai đầu có khe hở để xỏ chỉ xâu lại, bìa làm bằng gỗ sơn son thếp vàng trang trí hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ và được bọc trong một khăn lụa ngũ sắc.
- Tượng thờ tại chùa rất đơn giản - Chỉ thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca trên chính điện Pho tượng Phật Thích Ca duy nhất thờ trên Chính điện chùa Xá Lợi hiện nay là do cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã đặt họa sĩ - điêu khắc gia của trường Mỹ Thuật Biên Hòa Lê Văn Mậu tạc.
- Tượng được làm từ chất liệu đá cẩm thạch hồng Tượng cao khoảng 6.5 mét, tòa sen cao 1.36 mét, ngang gối 3.62 mét, bệ cao 2 tấc, đường kính tòa sen 3.62 x 2.64 mét.
- Pho tượng sau khi được trường Mỹ Thuật Biên Hòa lên cốt, một phái đoàn của Giáo hội và Hội, có sự góp ý của một giáo sư hội họa, đến xem, phê bình và bắt sửa chữa lại những chỗ khiếm khuyết, sau đó thợ đã bắt đầu làm khuôn vào ngày 10/12/1957 Như vậy, pho tượng Phật ngày nay đã được tạc rất kỹ lưỡng và công phu Tượng Phật của chùa Xá Lợi được đánh giá là một tác phẩm điêu khắc có đường nét hài hòa, cân đối, mang đậm chất của Phật giáo Việt Nam Không chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, chùa Xá Lợi là khuôn mẫu tiêu biểu cho nhiều tượng Phật được thực hiện sau này.
Cách bài trí tượng Phật duy nhất, tôn nghiêm kết hợp với giá trị nghệ thuật của pho tượng đã góp phần làm nên nét đặc trưng riêng của chùa Xá Lợi.
Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đặc biệt không có câu đối, nhưng bù lại chùa có những pháp khí qúy giá khác:
- Phật bảo: Là một tháp bằng vàng chứa đựng báu vật là Ngọc xá lợi của Phật tổ, do ngài Narada Mahathera - Một vị Tăng Phật giáo Tích Lan đã mang sang tặng để làm chứng tích Phật bảo thường trụ tại nơi quốc độ Việt Nam
- Pháp bảo: Là một pho kinh bối diệp cổ được chép bằng chữ Pali trên láMuôn cách đây trên 1000 năm, dài khoảng 45 cm, ngang 6 cm, hai đầu có khe hở để xỏ chỉ xâu lại, bìa làm từ gỗ sơn son thếp vàng hoa văn tinh xảo và được bọc trong một khăn lụa ngũ sắc.
Chùa Bà Thiên Hậu
Hình 34: Chùa Bà Thiên Hậu
Số 710 Đường Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh.
Tuổi đời: Ước tính chùa được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII), đến nay chùa đã hơn 262 tuổi.
Kiến trúc theo đặc trưng của người Hoa:
- Kiến trúc có 4 ngôi nhà liên kết với nhau, tạo thành mặt bằng hình chữ khẩu
“ 口” hay hình chữ quốc “国”
- Tam quan của chùa được xây với lối cách điệu cửa vào ở chính giữa và hai hành lang ở hai bên.
- Chùa Bà khi lần lượt đi qua ba khu nhà gồm có: tiền điện, trung điện, và hậu điện Các khu nhà được nối với nhau bởi thiên tỉnh, tức là giếng trời, giúp không gian chùa thêm phần thoáng đãng, và đủ ánh sáng cho gian nhà.
Hình 35: Thiên tỉnh chùa Bà Thiên Hậu
Phần Tiền điện Chùa Bà Thiên Hậu:
- Là nơi đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh Thần ở phía bên phải và Môn QuanVương Tả ở phía bên trái
Hình 36: Chính điện chùa Bà Thiên Hậu
Phần Hậu điện (chính điện) Chùa Bà Thiên Hậu:
- Hậu điện, hay Chính điện, chính là khu Thiên Hậu Cung, gồm có ba gian: gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, gian phải thờ Kim Hoa Nương Nương, và gian trái thờ Long Mẫu Nương Nương.
- Tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được làm bằng gỗ nguyên khối tinh khiết cao khoảng 1 mét Tượng vốn đã có trước khi xây chùa và được thờ phụng ởBiên Hòa mãi đến năm 1836 mới chuyển về Thiên Hậu Thánh Mẫu được xem như vị thần bảo hộ cho ngư dân và người làng biển Bà Thiên Hậu được tôn kính đặc biệt trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á.
- Hai gian phụ ở chính điện bày trí tượng các thần như: Quan Thánh, Thần Tài và Địa Tạng.
- Tất cả các pho tượng đều được khoác áo thêu dệt các hoa văn rất lộng lẫy như: tượng Đức Thánh Mẫu Thiên Hậu, Long mẫu Nương Nương, Kim Hoa Nương Nương, Quan Thánh, Địa Tạng,
- Hiện nay, chùa Bà còn lưu giữ khoảng hơn 400 cổ vật cùng với các bức tranh đắp nổi hình tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng
- Còn có bộ Phù điêu "Ngũ Long Bích" dạng hoa văn "Ngũ long phún thủy" (Năm rồng phun nước) tạo nên thế "Minh đường tụ thủy" chuẩn mực trong phong thủy
- Trong tủ kính lớn ở chùa có trưng bày tượng Bát Tiên và tướng lệnh của Thống đốc D'Ariès cấm binh sĩ Pháp được phá phách khi xưa.
- Trên mái hiên chùa và các vách tường có gắn tượng cùng với các bức phù điêu bằng gốm nung dựa theo các điển tích của người Hoa.
- Ngoài ra, tại đây còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư hương quý giá Cực kỳ ấn tượng và mãn nhãn với 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chuông nhỏ,
41 tranh nổi, 23 câu đối,… Tất cả đều được chạm khắc kỳ công và họa vẽ một cách tinh xảo nhất.
Hình 37: Bộ lư phát lam chùa Bà Thiên Hậu
Bảng công đức đầy mang nét đẹp hoài cổ kết hợp với nhang vòng - Mang lại những ước nguyện đi vào hư không: viết nguyện ước vào giấy, treo cùng nhang vòng Đây chính là phong tục riêng của chùa Bà.
Là nơi cầu nguyện và xin xăm “linh thiêng”:
- Chùa Bà được đánh giá cao là một ngôi chùa khá “linh thiêng”, vậy nên mỗi năm đều có hàng nghìn du khách từ khắp mọi phương về đây để cầu nguyện. Nếu muốn cầu may mắn, cầu bình an khi đến chùa, ta phải học văn khấn hoặc có thể ghi lại ước nguyện của mình lên giấy, sau đó treo cùng với vòng nhang.
Nơi đây là lễ hội “vía bà” náo nhiệt nhất tại Sài Gòn.
- Bạn có thể đến viếng thăm chùa vào tất cả các mùa trong năm, thế nhưng vào các ngày 22-24/3 âm lịch hằng năm, nơi đây rất náo nhiệt Lễ vía bà Chùa Thiên Hậu diễn ra thu hút đông đảo du khách người Hoa lẫn Việt đến tham gia cúng bái
- Khi diễn ra lễ hội, có các hoạt động sôi động luôn được tiến hành như múa lân, múa sư tử, múa rồng, kết hợp với những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc do các đội nhạc công thực hiện càng thêm hoành tráng hơn.
Đây là địa điểm “check-in” mang nét hoài cổ cực đẹp.
- Chùa Bà không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh, mà nhờ vào vẻ đẹp hoài cổ riêng của chùa, nơi đây đã trở thành điểm đến chụp ảnh lý tưởng, mang đậm màu sắc hoài cổ dành cho các tín đồ mê chụp ảnh.
Chùa Quan Thế Âm
Số 90 đường Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.
Chùa được ước tính xây dựng vào năm 1740 và đã có hơn 300 tuổi đời.
Hình 38: Khuôn viên chùa Quan Thế Âm
Chùa có kiến trúc theo phong cách Trung Hoa:
- Với Phong cách cổ điển: Mái ngói đỏ, cột gỗ trắng, tường vây bằng gạch và nhiều họa tiết hoa văn trang trí tỉ mỉ, công phu Chùa bao gồm ba gian chính: Tiền đường, chính điện và hậu điện.
- Là nơi thờ các vị thần tiên theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa như Tề Thiên Đại Thánh, 18 vị La Hán, Bao Công Văn Xương Đế Quân, Thiên Phụ GiaGia, Địa mẫu Nương Nương,…
Hình 39: Chính điện chùa Quan Thế Âm
- Là nơi thờ cúng các vị thần khác như: Ngọc Hoàng Đế Quân, Thái Bạch Kim Tinh, Thái Sư Trần Hưng Đạo,… Ngoài ra, chùa còn có miếu Ngũ Hành thờ Ngũ Hành Nương Nương và Chúa Sinh Nương Nương - vị thần chuyên lo giúp việc sinh đẻ.
Chùa Quan Âm không chỉ có kiến trúc bắt mắt, mà chùa còn có không khí trang nghiêm, thanh tịnh và thiêng liêng Chùa được bao xung quanh bởi cây xanh và hồ sen, tạo nên một không gian bình yên giữa lòng thành phố tấp nập, nhộn nhiệt, sầm uất.
Nơi đây là ngôi chùa có giá trị văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh cao Không chỉ là nơi để người dân cầu nguyện và thờ phụng các vị thần linh, chùa Quan Âm còn là điểm đến để du khách và người dân khám phá và chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo của người Hoa tại Sài Gòn Hiện nay, chùa đang tiếp tục trùng tu, mở rộng ngôi bảo điện ở tầng lầu.
Ngoài ra, Chùa Quán Thế Âm được đánh giá là một danh lam thắng cảnh cổ kính và đặc sắc ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Tượng Bồ tát Quảng Đức được làm bằng đồng cao khoảng 1.82 mét và nặng khoảng 1 tấn, do điêu khắc gia Thụy Lam tạo mẫu cùng với nghệ nhân Nguyễn Văn Kim tạc bằng đồng năm 1999 và tượng đã được an vị tại bảo tháp.
- Còn có Tượng Bồ tát làm từ đá hoa cương hồng, cao khoảng 3.20 mét và nặng tới 5 tấn, do điêu khắc gia Lý Dũng cùng với những thợ điêu khắc chuyên nghiệp thực hiện tròn một năm.
Chùa còn có ngôi bảo tháp chính điện bát giác 7 tầng cao khoảng 28 mét Trên đỉnh tháp là bàn tay Pháp Ấn cao tầm 2 mét Mái tháp được lợp ngói hình trăng khuyết và trông giống vẩy rồng Nóc tháp nở 40 cánh hoa ưu đàm.
Tượng đức Phật Thích Ca ở chính điện được làm bằng đồng Đây là thành tựu giữa giờ phút đêm giao thừa kỷ nguyên (1999 – 2000) do điêu khắc gia Thụy Lam tạo mẫu cùng với nghệ nhân Nguyễn Văn Kim thực hiện tại Gò Vấp. Tượng cao khoảng 2.80 mét nặng tới 4 tấn, kết hợp cùng tòa sen bằng đồng cao 0.7 mét và nặng 1.1 tấn Dáng tượng ngồi tựa lưng vào núi, tượng trưng cho núi Linh Sơn Gương mặt đức Phật thể hiện nét đẹp của người Việt Nam – hiền hậu và chất phác nhưng vẫn uy nghiêm, tay kiết ấn theo kiểu Xuất Địa ấn.
- Chùa có tác phẩm Bồ tát Quảng Đức tự thiêu cao 2 mét và rộng 1 mét, được vẽ bằng máu của chư Tăng Ni, Phật tử, do họa sĩ Trọng Nội vẽ vào năm 1963 giữa mùa pháp nạn, tôn trí tại phòng Khánh tiết.
Chùa được biết đến là nơi lưu dấu cuối cùng của hòa thượng Thích Quảng Đức trước khi ngài vị pháp thiêu thân 60 năm trước và mang giá trị thiên liêng làm nên ngôi chùa lịch sử:
- Sau khi HT.Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân tại ngã tư Lê Văn Duyệt -Phan Đình Phùng (nay là Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu), đến ký BTS PG Q.Phú Nhuận, trụ trì chùa hiện nay, cho biết: “Nơi đây là di tích sau cùng của Bồ-tát Thích Quảng Đức; bên cạnh đó, chùa cũng là nơi nuôi dưỡng và che giấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước; HT.Thích Thông Bửu, vị kế thế trụ trì, đã mở nhà máy in Phổ Đà Sơn với ấn phẩm tạp chí An Lạc xuất bản từ năm 1966 đến năm 1975 Bên cạnh đó, ở đây còn là nơi in ấn tài liệu chống chiến tranh, vận động hòa bình cho đến ngày đất nước hoàn toàn độc lập”.
- Hướng sắp tới, chùa mong muốn mua lại 100m2 đất phía bên phải đã bị chiếm dụng từ nhiều năm nay, để hoàn thành mặt tiền, tạo nên mỹ quan của ngôi chùa lịch sử Đây là niềm trăn trở của cố Hòa thượng trụ trì Thích Thông Bửu, cũng như tâm nguyện của Thượng tọa trụ trì hiện tại cùng Tăng
Ni, Phật tử các giới Vì thế, cho đến nay, hơn 40 năm trùng tu mà chùa vẫn chưa tổ chức khánh thành, bởi tâm nguyện vẫn đang còn dang dở chưa thực hiện được.
Chùa Hoằng Pháp
Số 96 Ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ Chùa Hoằng Pháp thuộc hệ phái Bắc tông, do cố Hòa thượng Thích Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi Sau hai năm khai phá, năm 1959 ông mới bắt đầu thành lập bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa quay về hướng Tây Bắc.
Hình 40: Khuôn viên chùa Hoằng Pháp
Kiến trúc theo lối chữ "công".
Tuy hình thức có mới nhưng vẫn giữ vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút và 02 tầng mái ngói màu đỏ
Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bêtông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước
Nền lót gạch granite nhập từ Tây Ban Nha
Toàn bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ tinh vi.
Điểm nổi bật: Điểm nổi bật ở Chùa Hoằng Pháp là tháp Nhị Nghiêm, nơi an trí nhục thân cố HòaThượng Ngộ Chân Tử, nằm bên trái chánh điện Tháp có móng tròn rộng, cao ba bậc, càng lên cao thì vòng càng thu hẹp lại Đỉnh tháp có chữ “Vạn”, mang ý nghĩa công đức vô lượng, vĩnh hằng cùng vũ trụ.
Hình 41: Tháp Nhị Nghiêm chùa Hoằng Pháp
Số 81 Đường Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Tuổi đời: Được xây dựng vào năm 1942, chùa còn có tên gọi khác là thiền viện Tổ Đình Bửu Long, là một ngôi chùa có kiến trúc Thái Lan nổi bật nhất nhì Sài Gòn Xa trung tâm
TP Hồ Chí Minh tầm 20km, chùa có lối kiến trúc độc đáo này là nơi tham quan, lễPhật yêu thích của người dân thành phố nơi đây và các vùng lân cận.
Hình 43: Kiến trúc chùa Bửu Long
Trải qua rất nhiều sự cố, chùa vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc độc đáo ban đầu của ngôi chùa cổ điển Hiện giờ, chùa có bao gồm các khu vực: khuôn viên, chánh điện, trai đường, tăng xá, am thất.v.v
Ở đây vẫn được người dân địa phương ưa gọi với cái tên thân quen là chùa Thái Lan bởi lối kiến trúc mang màu sắc xứ Chùa Vàng Ý tưởng thiết kế của chùa được sư thầy Viên Minh lên ý tưởng và dựa theo lối kiến trúc nguyên thủy nguồn gốc từ Ấn Độ Đặt chân đến nơi đây, du khách không khỏi sự chú ý bởi lối kiến trúc Phật giáo đặc sắc với sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và màu sắc của văn hóa Việt Nam.
Tuy có đỉnh tháp sơn vàng và cấu trúc của tòa giống với các ngôi chùa ở TháiLan nên nhiều người quen gọi chùa là chùa Thái Lan Ở đây luôn có sự thu hút một lượng khách khá lớn đến cầu bình an và thưởng thức không gian an nhiên,yên tĩnh.
Dọc theo lối đi là những hàng cây thẳng tắp cànghiện lên vẻ uy nghi, tráng lệ cho chùa Ở ngay giữa khuôn viên,hồ nước lớn màu xanh ngọc, vây quanh được bao bọc bởi đường viền khắc trạm cầu kỳ Mang thêm nét độc đáo cho khuôn viên rộng lớn là hình dáng thấp thoáng của ngọn đồi phía Tây bên nhánh sông Đồng Nai kỳ vĩ.
Ngoài đó ra, chùa còn mang dấu ấn văn hóa Việt Nam được thể hiện qua nét khắc trạm cùng với các bức tượng rồng.
Hình 44: Tượng rồng chùa Bửu Long
Giá trị văn hoá (Đạo lý, văn hoá và sinh hoạt đời thường)
Dù ở đâu chăng nữa, chùa cũng là nơi sinh hoạt văn hoá góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học.Học đời và học đạo Tiếp nối giá trị đó, hơn 10 năm qua, trung tâm dạy ngoại ngữ Thiện Nhơn thuộc chùa Lá (Gò Vấp, TP.HCM) luôn mở cửa chiêu sinh và dạy 6 ngoại ngữ miễn phí dành cho mọi người (Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp, Đức) Như thế ngoài chức năng tôn giáo chùa còn là cơ sở sinh hoạt văn hóa, giáo dục nhằm đáp ứng tinh thần hiếu học của con người Sài Thành nói riêng và con người Việt Nam nói chung Ngoài ra, hoạt động lễ hội còn giúp cho con người về mặt giải trí, có những kỉ niệm đẹp cùng với người thân và bạn bè
Giá trị tinh thần (Đức tin, lễ hội truyền thống)
Chùa chẳng những là nơi sinh hoạt tâm linh,tín ngưỡng, mà còn là nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng của con người trong cuộc sống Khi mà đức tin là một phần không thể thiếu trong cuộc sống Không những thế, nét đẹp tinh thần của ngôi chùa cũng được thể hiện qua các lễ hội Du xuân, vãn cảnh chùa đầu năm đã là một nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam Tuy nhiên, tại Sài gòn vẫn còn một số lễ hội đặc sắc như: Hội chùa Ông, Lễ hội Lăng Ông Bà Chiều, Lễ hội chùa Bà Thiên Mậu,…
Các lễ hội có thể đóng góp được về mặt kinh tế, phát triển thu lịch thêm sinh động,giữ gìn tốt các giá trị mà ông bà ta đã truyền qua bao năm qua
Ý nghĩa
Nói tóm lại, ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật với những đường nét hoa văn dân tộc tính ra, nó còn có chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và đóng góp xây dựng nếp sống đạo đức cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện Đồng thời, nó cũng còn đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng Do đó, văn hoá chùa chiềng mang đậm và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và Phật giáo, đồng thời trở thành một phần tất yếu của đời sống tinh thần của người dân.