1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC

22 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ưu Điểm Và Khuyết Điểm Của Con Người Việt Nam Dưới Góc Nhìn Văn Hóa Nông Nghiệp Lúa Nước
Tác giả Huỳnh Hoàng Anh, Khổng Hoàng Phương Anh, Dương Hoàng Châu, Nguyễn Thị Trung Giang, Tô Thái Nguyệt, Bạch Thị Kim Nhi, Huỳnh Thị Phi Nhung, Lê Thị Thanh Thùy, Nguyễn Thị Kim Thương
Người hướng dẫn Hoàng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 188,73 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTừ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thờicũng trở thành tên gọi cho một nền văn hóa – nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.. Câylúa không chỉ m

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬNMÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC

Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp học phần: SOC301_232_1_D02 Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Tuyền

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Tp HCM, ngày … tháng 3 năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

I Cơ sở hình thành nền nông nghiệp lúa nước 1

1 Điều kiện tự nhiên 1

2 Vị trí 1

3 Hoàn cảnh địa lý và khí hậu 1

II Những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp 3

1 Ứng xử với môi trường tự nhiên nhiên 3

2 Lối nhận thức, tư duy 3

3 Tổ chức cộng đồng 4

4 Ứng xử với môi trường xã hội 8

KẾT LUẬN ii

TÀI LIỆU THAM KHẢO iii

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thờicũng trở thành tên gọi cho một nền văn hóa – nền văn hóa nông nghiệp lúa nước Câylúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoátinh thần của người Việt Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màukhông thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi saunày Do đó, nền văn hóa nông nghiệp lúa nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnviệc hình thành và phát triển con người Việt Nam

Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước đốivới con người Việt Nam, nhóm em đã chọn đề tài “Ưu điểm và khuyết điểm của conngười Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa nông nghiệp lúa nước” cho bài tiểu luận củamình Qua đề tài này chúng em mong muốn có thể tổng hợp và phân tích được một sốnhững đặc trưng nổi bật làm nên nét đẹp của con người Việt Nam Đề tài này rất rộng,tuy nhiên hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên bài tiểu luận có thể còn thiếu sót Dovậy nhóm chúng em rất mong nhận được những nhận xét, góp ý, sửa đổi của cô để bàitiểu luận được hoàn thiện hơn và có thể rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

I Cơ sở hình thành nền nông nghiệp lúa nước

1 Điều kiện tự nhiên

Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông - Nam Châu Á nên Việt Nam thuộcloại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình Tất cả những đặc trưng củaloại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặctrưng văn hóa Việt Nam

1.1 Vị trí

- Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trungtâm của khu vực Đông Nam Á Tiếp giáp với nhiều nước cả trên đất liền và biểnkhi phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp Lào và Campuchia,phía Đông giáp biển Đông

- Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo

- Có 4000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa

- Việt Nam từ xưa đã là cầu nối giữa Châu Á và Thái Bình Dương giữaĐông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo Nằm ở ngã tư đường hàng hải nêngiao thông thuận lợi Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với cácnước trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Có nhiềuthuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không vớicác nước trên thế giới Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triểnnhiều ngành kinh tế biển Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho cácnước Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc

- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợptác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng

và các nước trong khu vực Đông Nam Á Là điểm nút giao thông của nhiều nềnvăn hóa, văn minh trên thế giới

1.2 Hoàn cảnh địa lý và khí hậu

Đặc điểm nổi bật nhất của Việt Nam về điều kiện tự nhiên là tính chất nhiệt đớigió mùa nóng ẩm, mưa nhiều Việt Nam là một trong những nơi có độ ẩm cao nhất

Trang 7

thế giới Khí hậu biển cũng là một đặc điểm tự nhiên quan trọng Đường bờ biểndài là nguyên nhân gây ra mưa nhiều và khiến cho lượng hơi nước luôn luôn dưthừa trên đất liền với lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm, vàoloại cao nhất thế giới.

Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung Hai sônglớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn vàphì nhiêu Các sông ở Việt Nam nhiều nước, dòng chảy trên mặt có lưu lượng lớn,hàm lượng phù sa cao, tạo nên các vùng châu thổ rộng lớn, màu mỡ Sông nước đã

để lại dấu ấn rất quan trọng trong tinh thần văn hóa khu vực này Sông ngòi nước

ta có hàm lượng phù sa lớn chính đó là nguồn phân bón tự nhiên rất tốt bồi đắpcho đồng bằng càng thêm màu mỡ: Nếu có 1 lớp phù sa dày khoảng 5 cm phủ trênmặt ruộng thì có thể làm tăng năng suất lúa liên tục 400 kg thóc/vụ/ha Đồng thờiphù sa sông ngòi còn có giá trị bồi đắp cho đồng bằng làm cho đồng bằng ngàycàng mở rộng thêm về phía biển Nhờ vậy mà nhân dân ta có thể tiến hành quai đêlấn biển mở rộng thêm diện tích trồng trọt Đây là một hằng số địa lí quan trọng,chính nó tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước

Ở Việt Nam, địa hình đồng bằng chiếm gần 1/4 diện tích trên lục địa và bị đồinúi chia cắt thành nhiều khu vực Phần lớn đồng bằng ở Việt Nam là dạng đồngbằng châu thổ có đất đai màu mỡ và đồng bằng bồi tích ven biển được mở rộng raphía biển Bề mặt các đồng bằng khá bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25 m, bịmạng lưới sông ngòi chia cắt mạnh, ngoài ra còn có một số nơi thấp trũng, lầy thụt(U Minh Thượng, U Minh Hạ) Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nôngnghiệp lúa nước Nổi bật nhất là hai đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằngSông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vựa lúa chính của Việt Nam

Bên cạnh những ưu đãi thiên nhiên cũng đặt ra cho con người Việt Nam, dântộc Việt Nam với không ít những khó khăn, thách thức bằng những thiên tai bấtngờ, khí hậu bất thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người,gia súc, mùa màng Cuộc đấu tranh kiên cường, chống chọi hàng nghìn năm củanhững cuộc chiến tranh xâm lược chống chế độ thực dân phong kiến, đế quốc, taysai và các tổ chức phản động

Trang 8

2 Nghề nghiệp chính của người Việt

2.1 Nghề nông nghiệp

Người Việt Nam là người lao động trung thực, yêu lao động và sống bằngthành quả lao động của đôi tay mình Từ việc chỉ biết săn bắn, hái lượm theo mùahoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, người Việt đã chuyển sang trồng trọt và chănnuôi từ rất sớm Từ việc chỉ sử dụng nhiều công cụ thô sơ như ngọn lao, viên đánhọn, người Việt đã biết sáng tạo ra những công cụ lao động mới phục vụ quátrình sản xuất nông nghiệp Lao động sản xuất luôn là trung tâm của đời sống củamỗi cá nhân và cộng đồng

2.2 Tác động

Vùng rừng sâu núi thẳm luôn là nơi “rừng thiêng, nước độc” chứa đầy nhữngcạm bẫy và thú dữ Biển cả là nơi phát sinh những trận bão kinh hoàng luôn gây ranhững thiệt hại lớn về người và của, đồng thời phá hoại môi trường Thuỷ triều ởcác sông lớn luôn là mối đe doạ đối với những người làm nông nghiệp Khí hậucũng luôn thất thường, khi thì mưa kéo dài xói mòn hết đất trồng, khi thì hạn hánnắng như đổ lửa thiêu cháy đồng ruộng, hoa màu và cây cỏ Nhiều loại dịch tễ, sâubệnh luôn phát sinh, phá hoại mùa màng, cản trở quá trình sản xuất Thiên nhiên

đã buộc con người Việt Nam phải thích ứng với những ưu điểm và với sự khắcnghiệt, sự phá hoại lao động của nó

2.3 Ưu điểm

2.3.1 Sự cần cù chịu khó

Lao động của người dân, đặc biệt là lao động nông nghiệp trồng lúa nước cũnglại là loại lao động hết sức nặng nhọc và vất vả, phải trải qua nhiều công đoạn,nhiều thời kỳ, nhiều đòi hỏi của kỹ thuật cây trồng Tất cả các khâu trồng cấy đềuđòi hỏi một chuỗi những nguyên tắc nghiêm ngặt, từ chọn giống, gieo mạ, cấy hái,làm cỏ, bón phân, điều hòa nước tưới đến khi gặt hái, phơi phóng, xay, giã Lơilỏng một chút kỹ thuật đều có thể gây nên thất thu, kéo theo là mất mùa, đói kém

Để làm ra được hạt gạo, người ta đã phải chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ và hysinh, phải đổ biết bao nhiêu công sức, mồ hôi và nước mắt

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn vàn

Trang 9

Những công việc đắp đập, đào mương, làm thuỷ lợi, khai hoang, lấn biển, đắp

đê phòng chống bão lụt không chỉ thể hiện sự gian khổ, sự cần cù, chịu khó tronglao động, mà nó còn thể hiện sự đối chọi gay gắt giữa con người với thiên nhiên.Con người Việt Nam đã tự khẳng định sự tồn tại của mình đối với thiên nhiênbằng sự lao động cần cù và dũng cảm

2.3.2 Tinh thần kiên cường, bất khuất

Từ đời này qua đời khác, nếu mỗi lần sông Hồng dâng nước lên cao, thì ngườidân lại đắp đê cao hơn nữa, xóm làng được bảo vệ và con người đã chiến thắngthiên nhiên giống như chàng Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh Để có được một bộmặt “kinh thành nguy nga tráng lệ”, người Thăng Long Hà Nội đã phải lao độngchuyên cần, vất vả Bên cạnh những anh hùng chống ngoại xâm bảo vệ kinh thành,Thăng Long Hà Nội còn là quê hương đã sản sinh ra biết bao nhiêu tấm gươngtuổi trẻ tài cao trong lao động sản xuất, sáng tạo ra của cải vật chất, xây dựng vàphát triển thủ đô Họ là những người dân, những chàng trai cô gái bình dị đầy tàinăng và nhiệt huyết trong lao động sáng tạo, từ đời này sang đời khác, xây đắp và

tô điểm lên vẻ đẹp phồn hoa của Thăng Long và của đất nước

II Những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp

1 Cách sống

1.1 Cơ sở hình thành

Trong thực tế, khi nói đến văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt, chúng ta khôngthể không nhắc đến văn hóa phương Đông, nơi mà điều kiện khí hậu nóng ẩm vàmưa nhiều đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nghề trồngtrọt Những con sông lớn, những vùng đồng bằng phong phú và màu mỡ là nơi mànghề trồng trọt đã từng bước trở thành trung tâm của đời sống và nền văn hóa.Tuy nghề trồng trọt đã đem lại nguồn sống cho con người, nhưng cũng buộc họphải sống định cư và xây dựng cuộc sống vững chắc hơn Sự ổn định và trọng tĩnh

là hai đặc điểm quan trọng của cộng đồng dân cư trong vùng này Họ không thích

di chuyển nhiều, mà thích ổn định và tập trung vào việc phát triển và bảo vệ môitrường sống của mình Hơn nữa, việc sống phụ thuộc vào thiên nhiên đã khiến choviệc định cư trở thành một sự lựa chọn tất yếu Cư dân của vùng này phải chờ đợi

Trang 10

cây cối lớn lên, hoa nở và kết trái trước khi thu hoạch, điều này yêu cầu họ phải ổnđịnh tại một địa điểm trong thời gian dài.

1.2 Ưu điểm và nhược điểm của người Việt Nam qua lối sống định cư

1.2.1 Ưu điểm

1.2.1.1 Tinh thần cộng đồng

Lối sống định cư của người dân nông nghiệp không chỉ là một cách tồntại, mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa đặc trưng Qua việc tạo ramột mạng lưới chặt chẽ của sự gắn kết và ổn định, lối sống này đã trở thànhmột nét thống nhất, là nền tảng cho sự phát triển của một cộng đồng vữngmạnh Tính ý thức cộng đồng là nền móng của văn hóa, đồng thời là điểm mấuchốt để thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc, một giá trị tinh thần quý báu củadân tộc Việt Nam Từ ý thức cộng đồng này, một lối sống dân chủ, bình đẳng

và xã hội hóa đã được xây dựng lên Người dân không chỉ sống trong sự đoànkết, mà còn chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau Bằng cách tạo ra một môi trườngyêu thương và đồng cảm, văn hóa này đã trở thành nét đẹp tinh thần của ngườiViệt Nam Sự ứng xử dựa trên tình yêu thương, lòng nhân ái và sự đoàn kết lànhững đặc điểm đặc trưng của nền văn hóa này Đó không chỉ là cách hành xửcủa mỗi người, mà còn là một phần không thể thiếu của bức tranh văn hóa đadạng và phong phú của quốc gia

1.2.1.2 Sự kiên nhẫn và kiên trì

Phong cách sống định cư của người Việt Nam là biểu hiện rõ ràng của sự

ưu tiên cho một cuộc sống ổn định và bền vững Điều này phản ánh tinh thầnkiên nhẫn và sự kiên trì trong công việc, đặc biệt là trong việc canh tác và trồngtrọt, một hoạt động gắn bó với nền nông nghiệp lâu đời của quốc gia này.Người Việt Nam không ngừng làm việc chăm chỉ và chăm sóc đất đai, tạo nênmột nền tảng vững chắc cho cuộc sống của họ Họ đánh giá cao giá trị của côngviệc ổn định, không chỉ vì sự ổn định kinh tế mà còn vì sự an yên và hài lòngtrong tâm hồn Thông qua sự kiên nhẫn và tình yêu nghề, người Việt Nam đãxây dựng một môi trường sống ấm cúng và hạnh phúc, nơi mà công việc không

Trang 11

chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là nguồn cảm hứng và niềm vui Họ tinrằng bằng lòng nhiệt huyết và kiên trì, mọi khó khăn đều có thể vượt qua vàmọi nỗ lực sẽ được đền đáp bằng thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với lao động và niềm tin vững chắc vào khảnăng tự chủ và xây dựng một tương lai tươi sáng cho cả gia đình và cộng đồng.Đây không chỉ là một phần của nền văn hóa, mà còn là tinh thần sống mãnh liệtcủa người dân Việt Nam, vẫn hiện hữu và phát triển qua các thế hệ.

1.2.2 Nhược điểm

1.2.2.1 Tính tự trị

Phương thức sản xuất nông nghiệp trồng trọt ở định cư và nền kinh tếtiểu nông tự túc tự cấp là nguyên nhân tạo nên lối sống khép kín, tự trị, hướngnội của văn hóa Con người, với khả năng tự trị, tức là khả năng tự quyết định

và tự lo lắng cho mọi vấn đề một cách độc lập, đã tạo ra nền móng cho sự pháttriển và kiểm soát của cuộc sống, cũng như của cả đất nước Sự tự chủ và quyếtđoán này không chỉ giúp họ vượt qua những trở ngại và thách thức, mà cònđịnh hình cho con đường thành công của họ Tuy nhiên, trong một môi trườngthay đổi liên tục như thế giới hiện đại, sự linh hoạt là một yếu tố không thể phủnhận Thiếu sự linh hoạt có thể dẫn đến sự hạn chế trong khả năng thích ứng vàphản ứng trước những biến động, từ đó làm giảm khả năng phát triển cá nhân

Họ có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng tầm nhìn và học hỏi từ những ýkiến mới mẻ và phong phú từ xã hội xung quanh Vấn đề trở nên nghiêm trọnghơn khi con người không thể thích ứng với sự đa dạng và sự phức tạp của thếgiới hiện đại Trong một thế giới đầy biến động và không ngừng phát triển nhưhiện nay, sự linh hoạt trở thành một yếu tố then chốt giúp họ vượt qua nhữngthách thức, phá vỡ giới hạn và phát triển tài năng của bản thân một cách toàndiện Bằng cách chấp nhận và thích ứng với sự đa dạng và phức tạp, họ có thể

mở ra những cơ hội mới, tạo ra sự tiến bộ và phát triển không chỉ cho bản thân

mà còn cho cả cộng đồng

1.2.2.2 Khó khăn trong việc thích nghi và thiếu tự tin

Trang 12

Trong hành trình cuộc sống, việc thích nghi với những thay đổi khôngphải lúc nào cũng là điều dễ dàng Khi chúng ta đã quen với một môi trường cụthể trong thời gian dài, việc chuyển đổi có thể trở nên khó khăn hơn bao giờhết Môi trường quen thuộc mang lại sự ổn định và an toàn, và chúng ta thườngcảm thấy thoải mái và yên bình khi ở trong đó Tuy nhiên, khi bước vào mộtmôi trường mới, chúng ta phải đối mặt với việc rời xa vùng an toàn đã quenthuộc Sự không quen thuộc này có thể gây ra cảm giác ngần ngại và lo lắng, vìchúng ta phải đối mặt với những thách thức hoàn toàn mới mẻ, mà chúng tachưa từng trải qua trước đây Sự không chắc chắn và bất định trong môi trườngmới khiến cho lòng tự tin của chúng ta bị suy giảm, và có thể cảm thấy mất đi

sự tự tin ban đầu Những cảm xúc này khiến cho chúng ta trở nên e dè và do dựtrước những gì có thể xảy ra Chúng ta có thể không biết cách xử lý các tìnhhuống mới, và cảm thấy bị bỏ lại phía sau trong cuộc sống mới Sự thay đổi đôikhi có thể tạo ra một cảm giác mất kiểm soát, và chúng ta có thể cảm thấy bị lạclõng và bất an trong môi trường mới

2 Ứng xử với môi trường tự nhiên nhiên

Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sốngđịnh cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch Do sống phụ thuộc nhiềuvào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợpvới thiên nhiên Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời"

Con người muốn tồn tại cần phải có môi trương sống Một văn hóa muốn pháttriển không thể thiếu điều kiện tự nhiên – với cảnh quan và môi trường sinh thái…

Vì vậy trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra 2 khả năng: Những

gì có lợi thì con người hết sức tranh thủ tận dụng Còn những gì có hại thì phải rasức ứng phó Và điều đó thể hiện qua các hoạt động chủ yếu sau: ăn (tận dụng tựnhiên), mặc (đối phó tự nhiên), ở và đi lại (đối phó với tự nhiên) Vị trí địa lý, địahình, khí hậu, sinh thái và lối sản xuất đã quyết định và chi phối vấn đề 3 vấn đềsinh tồn này

3 Lối nhận thức, tư duy

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w