Đánh giá một số yếu số liên quan đến kết quả chăm sóc phục hồi cho người bệnh sau phẫu thuật .... Hiện nay phuật nội soi khớp gối là bước tiến vượt bậc của chuyên ngành chấn thương chỉnh
TỔNG QUAN
Giải phẫu dây chằng chéo trước khớp gối
DCCT nằm hoàn toàn trong hố gian lồi cầu của đầu dưới xương đùi và vì thế không tiếp xúc với bao khớp Nó được bao quanh bởi lớp mô liên kết, từ đó có mạch máu cung cấp cho DCCT, xuất phát từ động mạch gối giữa [57], [62], [63]
Hình 1.1: Vị trí DCCT trong hố gian lồi cầu
Chiều dài trung bình của DCCT là 38mm, và bề rộng là 11mm [57] Điểm qua các nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy chiều dài có sự chênh lệch nhau giữa các nghiên cứu trên phẫu tích xác và nghiên cứu trên hình ảnh học [62], [63]
❖ Sự phân bó của DCCT
Girgis và cộng sự đã chia DCCT thành 2 bó: bó trước trong nhỏ hơn và bó sau ngoài lớn hơn [62]
Anikar Chhabra và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên tử thi cũng thấy rằng DCCT chia ra hai bó là bó trước trong và sau ngoài [45]
Khi khớp gối VĐ gấp từ 0 0 đến 90 0 , bó trước trong sẽ căng dần và bó sau ngoài sẽ bị chùng lại Khi khớp gối VĐ, các bó sợi của DCCT sẽ có độ căng rất khác nhau Điều này giải thích tại sao trong chấn thương có những trường hợp đứt bán phần hoặc đứt không hoàn toàn DCCT [63]
Thư viện ĐH Thăng Long
Chẩn đoán đứt DCCT
Hình 1.2: Biến đổi của DCCT khi gấp 90 0 và duỗi gối [63]
Giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước so với lồi cầu đùi Chức năng này là quan trọng nhất [62].Kiểm soát sự chuyển động của bao khớp phía bên ngoài ở tư thế duỗi gối cùng với sự phối hợp của DCBN và DCCS [57] Phối hợp cùng với bao khớp, DCBT, DCCS giới hạn sự chuyển động ra ngoài của xương chày khi ở tư thế gấp gối Kiểm soát động tác xoay ngoài, xoay trong của xương chày ở tư thế duỗi gối khi phối hợp với DCBN, DCBT và DCCS Giữ cho khớp gối không gấp quá mức khi phối hợp với DCCS, lồi cầu đùi và hai sụn chêm Phối hợp với DCCS, bao khớp phía sau, hai dây chằng bên, dây chằng khoeo chéo, lồi cầu đùi và hai sụn chêm có tác dụng giữ cho khớp gối không duỗi quá mức Cùng với DCCS bắt chéo nhau tạo thành trục kiểm soát chuyển động xoay, chuyển động trước sau của mâm chày so với lồi cầu đùi đồng thời giữ chặt hai mặt khớp [57],[63]
1.2 Chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước 1.2.1 Lâm sàng của đứt DCCT
Dựa trên các test (dấu hiệu) thăm khám lâm sàng [64]
Là dấu hiệu chẩn đoán sớm tổn thương DCCT [65]
NB nằm ngửa: Hai chân của BN duỗi, người khám đứng bên cạnh chân được khám, một tay nắm chặt 1/3 dưới đùi và tay kia nắm chặt 1/3 trên cẳng chân Dùng lực nâng mạnh cẳng chân ra trước, đồng thời đẩy xương đùi ra phía sau ở tư thế khớp gối gấp khoảng 20 0 - 30 0 Dấu hiệu này được tính khi có hiện tượng xương chày trượt ra trước xương đùi lớn hơn so với bên đối diện và được chia thành 4 độ
+ Độ 0: Xương chày trượt ra trước dưới 3 mm
+ Độ I: Xương chày trượt ra trước từ 3 - 5 mm
+ Độ II: Xương chày trượt ra trước từ 6 - 10 mm
+ Độ III: Xương chày trượt ra trước trên 10 mm
❖ Dấu hiệu bán trật xoay ra trướ c (nghiệm pháp Pivot shift): Đây cũng là dấu hiệu để phát hiện sớm những trường hợp đứt DCCT Cách khám: NB nằm ngửa, khớp gối duỗi, thả lỏng cơ Người khám đứng bên cạnh chân cần khám, một tay nắm chắc bàn chân, tay kia nắm ở mặt ngoài 1/3 trên cẳng chân Tiến hành gấp dần khớp gối, đồng thời vừa xoay trong cẳng chân Dấu hiệu này dương tính khi ở độ gấp 20 0 - 30 0 có hiện tượng bán trật mâm chày trong so với lồi cầu trong, đến độ gấp 40 0 mâm chày lại trở về vị trí bình thường và cũng được chia làm 4 độ:
+ Độ l: Âm tính + Độ 2 : Trượt nhẹ mâm chày + Độ 3: Trượt mâm chày rõ ràng hơn + Độ 4 : Tiếng lục khục thô
❖ Dấu hiệu ngăn kéo trước
Cách khám: NB nằm ngửa, khớp gối gấp 90 0 Người khám ngồi đè lên bàn chân được khám, hai tay nắm chặt vào 1/3 trên cẳng chân và kéo mạnh ra trước
Dấu hiệu này dương tính khi xương chày trượt ra trước lớn hơn so với khớp gối bên lành trên 5 mm Ngăn kéo trước chia 4 độ di lệch
- Độ 2: 8 – 10 mm - Độ 3: trên 10 mm
Thư viện ĐH Thăng Long
Hình 1.4 Dấu hiệu ngăn kéo trước Nguồn:
❖ Dấu hiệu đánh giá các tổn thương khác kèm theo
❖ Các d ấ u hi ệ u t ổn thương sụ n chêm:
Nghiệm pháp Mc Murrey: NB nằm ngửa, gối và háng gấp 90 0 Người khám một tay nắm gối NB Ngón tay cái và ngón giữa đặt vào khe khớp, một tay nắm lấy cổ chân NB Lúc này cho gối duỗi từ từ kết hợp xoay trong và ngoài cẳng chân Khi sụn chêm bị tổn thương thì nghe tiếng lục cục trong khớp hoặc có thể cảm nhận qua các ngón tay giữ gối của NB, đó là dấu hiệu Mc Murray dương tính
Nghiệm pháp Apley: NB nằm sấp, gối gấp 90 0 , dùng lực ép xuống gót chân, làm xương chày ép vào xương đùi Sau đó xoay trong và xoay ngoài cẳng chân trên đùi Nếu NB đau, nghiệm pháp dương tính
1.2.2 Các dấu hiệu cận lâm sàng
Hai tiêu chuẩn cận lâm sàng có giá trị nhất trong chẩn đoán tổn thương dây chằng chéo là trên nội soi (tiêu chuẩn vàng) và trên hình ảnh cộng hưởng từ khớp gối
❖ Các dấu hiệu tổn thương dây chằng chéo trên cộng hưởng từ:
- Hình dạng DCCT không rõ, DCCT chỉ còn có đoạn dưới và nằm ngang, hình ảnh vết đứt rời, phù nề, DCCT có bờ không đều, DCCT chùng
Hình 1.5 Hình ảnh đứt dây chằng chéo trên cộng hưởng từ gối của NB Bùi Văn N 27 tuổi tại BVTWQĐ 108
❖ Những hình ảnh đứt DCCT trên nội soi
❖ Không thấy DCCT do DCCT bị tiêu mất, DCCT đứt tại vị trí lồi cầu đùi,
DCCT đứt tại vị trí mâm chày, DCCT đứt 1/3 giữa DCCT hình ảnh vẫn còn nhưng bị chùng không có chức năng (đứt trong bao của DCCT)
Hình 1.6 : Hình ảnh đứt DCCT trên nội soi NB Nguyễn Văn N 27 tuổi tại BVTWQĐ 108
- Chụp XQ gối thẳng nghiêng thường qui
Hình 1.7 Tư thế chụp XQ có treo tạ
1.3 Các vấn đề chính cần chăm sóc người bệnh phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
QUY TRÌNH ĐD GỒM 5 BƯỚC
Thư viện ĐH Thăng Long
Các vấn đề chính cần CS NB PT nội soi tạo hình DCCT khớp gối
vực ĐD để thực hiện CS NB có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: Nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng Quy trình ĐD gồm 5 bước có mối liên quan mật thiết với nhau [42]
1.3.1 chăm sóc người bệnh trước mổ
➢ Nhận định triệu chứng lâm sàng
✓ Triệu chứng cơ năng : - Đau khớp không, vị trí, tính chất, mức độ đau, yếu tố tăng giảm
- Sưng khớp không, vị trí, tính chất, mức độ sưng, yếu tố tăng giảm - Lỏng gối, mức độ, yếu tố tăng giảm, kêu lục khục hay kẹt khớp, thời điểm xuất hiện nhiều, khó đi lên và xuống cầu thang, không thể trụ chân bị tổn thương, cứng khớp buổi sáng
✓ Triệu chứng thực thể - Tràn dịch khớp gối, teo cơ không, mức độ - Dấu hiệu ngăn kéo trước, Lachman, Pivot shift dương tính, mức độ - Biên độ VĐ khớp gối tổn thương, đánh giá Lysholm, theo IKDC
➢ Nhận định các triệu chứng cận lâm sàng Cộng hưởng từ (CHT) cho thấy rõ mức độ các tổn thương của khớp và tổn thương kèm theo: sụn chêm, xương, phần mềm khác Nội soi khớp, X Quang
Nhận định các vấn đề khác: Dinh dưỡng, VĐ, vệ sinh, kiến thức, tâm lý
➢ Khai thác tiền sử bệnh - Tiền sử bản thân NB: bệnh tim mạch, nội tiết, thai kỳ, PT - Tiền sử gia đình: các bệnh di truyền
- Sắp xếp buồng, giường cho NB, phát quân tư trang cho NB, HD nội quy khoa phòng, động viên NB yên tâm điều trị, tư vấn giáo dục sức khỏe, chuẩn bị hồ sơ, xét nghiệm:
+ Thủ tục hành chính: HD NB, người nhà hoàn thiện viện phí Kiểm tra các giấy tờ: giấy giới thiệu, chuyển BHYT, photto thẻ BHYT, duyệt BHYT HD NB, người nhà viết giấy cam đoan PT
+ Kiểm tra xét nghiệm máu: Công thức máu, MD/MC, tỷ lệ Prothrombin, Fibrinogen, APTT, sinh hóa, HIV, HbsAg, HCV, nhóm máu, Xét nghiệm nước tiểu, X Quang tim phổi, CT Scanner, MRI, điện tim, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng
+ Khám chuyên khoa liên quan
- Cởi bỏ tư trang NB: gửi tư trang của NB cho thân nhân và bàn giao cẩn thận trước khi nhập viện
- Tháo răng giả nếu có - Tóc dài thắt bím lại hay buộc tóc gọn gàng, tóc giả cần được lấy ra - Móng tay sơn: chùi sạch móng tay, móng chân
- Vệ sinh: HD NB tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ, tắm bằng dung dịch sát khuẩn Lifo-Scrup vào buổi tối trước ngày mổ Cạo lông chi mổ trong trường hợp chi vùng mổ NB nhiều lông
- HD chế độ dinh dưỡng: ăn nhẹ vào bữa tối, 21h đêm uống 1 hộp sữa delical , từ 22h dừng ăn dừng uống
- HD chế độ tập luyện cho NB:
+ Phát bài tập phục hồi chức năng cho NB
+ HD NB mua hai nạng / khung tập đi , giày đế kếp
+ HD NB tập trương lực cơ mông , cơ tứ đầu đùi
+ HD NB tập đi hai nạng nách hoặc khung tập đi và phương pháp đi 3 điểm + HD NB lên xuống giường bệnh , ngồi ghế , tự phục vụ các sinh hoạt hàng ngày như đi tất, mặc quần áo , vệ sinh cá nhân ……
+ Giải thích cho NB biết các động tác không tốt cho chi sau mổ cần phải tránh đó là: Không bắt chéo chân PT sang bên chân lành., không ngồi xổm, ngồi thấp, cúi người nhặt vật dưới đất khớp háng gấp >90 độ, không quay chi PT vào trong
- Tâm lý trước mổ: Động viên NB bớt lo âu, căng thẳng, cho NB gặp gỡ người nhà vào CS sau mổ, khuyên NB ngủ sớm, có thể thực hiện thuốc an thần cho NB mất ngủ đêm trước mổ
Thư viện ĐH Thăng Long
- HD NB tắm lại vào buổi sáng lúc 5h sáng bằng dung dịch sát khuẩn Lifo- Scrup Cởi đồ lót, thay quần áo mổ
- Đo mạch, nhiệt độ , huyết áp, nhip thở
- Cho uống một viên thuốc giảm đau, chống viêm trước giờ mổ 30 phút
- Đưa NB lên phòng mổ bằng xe đẩy hoặc cáng - Bàn giao thông tin NB: NB được đeo bảng tên, ghi rõ ràng cả họ tên, tuổi, khoa, chẩn đoán, phương pháp PT, bàn giao hồ sơ bệnh án, kết quả xét nghiệm cần thiết cho phòng mổ
Lifo- Scrup 100 ml x 1 lọ: tắm trước mổ, Vitamin 3 B extra x 2 viên: chia 2 lần sáng – chiều , Roticox 90mg x 1 viên : Uống sáng hôm mổ, Patamol 500mg x 1 viên: Uống sáng hôm mổ
1.3.2 Chăm sóc người bệnh sau mổ
❖ Chăm sóc người bệnh sau mổ tại phòng hồi sức PT
Mục tiêu CS của phòng hậu phẫu là CS NB cho đến khi hết thuốc mê, dấu chứng sinh tồn ổn định, NB không còn chảy máu, thường phòng hậu phẫu chỉ lưu NB trong 24 giờ sau mổ Nếu sau thời gian này tình trạng bệnh trở nặng thì NB sẽ được chuyển sang phòng hồi sức tích cực
❖ Chăm sóc người bệnh sau mổ tại khoa ngoại
+ Đau sau mổ: vị trí, tính chất, mức độ đau + Nôn/ buồn nôn : số lần, số lượng, tính chất, màu sắc dịch nôn + Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đau mỏi thắt lưng, tê bì vùng cẳng chân
- Triệu chứng toàn thân: Da, niêm mạc, thể trạng, tổ chức dưới da, hạch ngoại vi, tuyến giáp, dấu hiệu sinh tồn, nước tiểu 24h
- Triệu chứng thực thể + Hô hấp: NB tự thở, tình trạng da niêm
+ Tuần hoàn: huyết áp, mạch, da, niêm, dấu hiệu thiếu nước, tình trạng choáng, chảy máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP)
+ Thần kinh: tri giác, đồng tử, cảm giác Vết mổ: vị trí, kích thước, băng thấm máu, thấm dịch, chảy máu, đau, nhiễm trùng
+ Tê bì chi, vùng lấy gân
+ Tâm lý NB: lo lắng, thoải mái hay không, thuốc đang sử dụng, các vấn đề khác: dinh dưỡng, vận động, vệ sinh có đảm bảo không
➢ Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng
✓ NB có nguy cơ chảy máu, giảm khối lượng tuần hoàn liên quan đến sau phẫu thuật
- Kết quả mong đợi: Phòng nguy cơ chảy máu sau mổ, bù dịch - Can thiệp điều dưỡng:
Biến chứng sau mổ
- Toàn thân: PT nội soi khớp gối có thể gây biến chứng huyết tắc tĩnh mạch
Các biến chứng do vô cảm như: đau đầu, hội chứng tiền đình, đau vị trí chọc ống sống thắt lưng
- Tại chỗ: Biến chứng sớm có thể là nhiễm khuẩn tại vết mổ, nhiễm khuẩn khớp, máu tụ trong khớp, liệt thần kinh hông khoeo ngoài, tê bì cẳng chân Biến chứng muộn: Đau, dị cảm chỗ lấy gân, nhiễm khuẩn muộn khớp gối, viêm rò vị trí bắt vít, vít nhô cao dưới da, nang quanh vít, hạn chế VĐ khớp gối, teo cơ, thoái hóa khớp, đứt lại mảnh ghép và biến chứng khá phổ biến đó là lỏng khớp
Chăm sóc người bệnh khám lại
Tình trạng đau, cứng, khô khớp gối Khả năng phục hồi VĐ, đi lại sau khi ra viện Đánh giá theo thang điểm Lysholm, QoR-15, thang điểm IKDC.Vết mổ đã cắt chỉ, liền da, sự hài lòng của NB
Trấn an tâm lý cho NB Giải thích cho NB hiểu rõ về các tình trạng đang gặp phải, và quá trình phục hồi khớp gối Tư vấn cho NB chế độ tập luyện, VĐ, chế độ dinh dưỡng HD cho NB các dấu hiệu cần đi khám lại.
Chương trình tập luyện sau phẫu thuật
1.6.1 Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 6 tuần
❖ Mục tiêu cần đạt được Bảo vệ mảnh ghép được cố định tốt Giảm thiểu ảnh hưởng của sự bất động
Kiểm soát tình trạng viêm, duỗi gối phải tối đa, HD BN về quy trình tập luyện
❖ Nẹp gối 0-2 tuần:đeo nẹp kể cả khi đi lại và khi ngủ, 2-6 tuần: có thể bỏ ra khi đi ngủ
❖ Việc mang nạng, tỳ chân khi đi lại Không nên tỳ chân PT trong 2 tuần đầu (đi hai nạng), từ tuần 3-6 có thể tỳ chân một phần (đi một hoặc hai nạng) ,sau 6 tuần tỳ chân hoàn toàn (bỏ nạng)
Thư viện ĐH Thăng Long
❖ Chương trình tập luyện Day bánh chè, gấp duỗi cố chân ( hình a1) Tập nâng chân, duỗi và ép gối xuống giường( hình b1) Tập dạng, khép khớp háng( hình c1) Tập gấp gối thụ động( tự tập hoặc có người đỡ) đến 90 độ (hình d1) Mỗi động tác giữ trong 10 giây x 20 lần, ngày tập 3-5 đợt
Hình 1.9 Chương trình tập luyện giai đoạn 1 [43]
1.6.2 Giai đoạn 2: từ tuần 7 đến tuần 9
❖ Tiêu chuẩn để tập giai đoạn 2 là:
Cơ tứ đầu tốt, khỏe Có thể gấp háng khi nằm mà không mất duỗi gối Gấp gối đến 90 độ Duỗi gối tối đa Không có biểu hiện của viêm: không có tràn dịch, không đau, không nề
❖ Mục tiêu Phục hồi dáng đi bình thường Duy trì việc duỗi gối tối đa, đặc biệt là duỗi háng Bắt đầu tập các động tác mang tính chất liên hoàn
❖ Đeo nẹp và tỳ chân Bỏ nẹp nếu BN có thể gấp háng mà không mất duỗi gối BN phải loại bỏ ngay kiểu đi giảm đau, nếu cần có thể dùng một nạng hoặc batoong tới khi dáng đi bình thường
❖ Chương trình tập luyện Tập xuống tấn đến 45 độ, 2 tay vịn tường, giữ trong 10 giây sau đó đứng thẳng, có thể tập mang thêm tạ nhẹ khi đã thành thạo động tác( hình a2), ngày tập
3 lần, mỗi lần 10 - 15 lượt Tập kiễng mũi chân, ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 - 15 lượt, khi thuần thục có thể tập thêm với tạ nhẹ( hình b2) Tập duỗi chân có lực cản( gấp gối, từ từ duỗi ra có lực cản của người HD tập hoặc tập với tạ nhẹ), ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 - 15 lượt ( hình c2, d2)
Hình 1.10 Chương trình tập luyện giai đoạn 2 [43]
1.6.3 Giai đoạn 3: từ 10 tuần đến 6 tháng
Biên độ VĐ gối bình thường Tăng cường sức mạnh của các khối cơ để chuẩn bị cho hoạt động chức năng Tránh các động tác ảnh hưởng đến mảnh ghép Bảo vệ khớp bánh chè lồi cầu
❖ Chương trình tập luyện Tiếp tục các bài tập mềm dẻo: đi xe đạp Tập leo cầu thang, tránh duỗi gối quá mức Tập sức mạnh các khối cơ: ngồi xổm trên 1 chân, xuống tấn thấp, có mang thêm tạ nhẹ, tập bơi
1.6.4 Giai đoạn 4: Từ 6 đến 9 tháng
❖ Tiêu chuẩn để tiến hành tập giai đoạn 4:
Biên độ gấp duỗi gối bình thường, không đau Không có dấu hiệu bất thường của khớp bánh chè lồi cầu Cơ lực và trương lực cơ bằng khoảng 70% bên đối diện
❖ Mục tiêu Tăng cường sức mạnh cơ, tập các bài tập để trở lại các hoạt động chức năng
❖ Chương trình tập luyện Tiếp tục các bài tập mềm dẻo và tăng cường sức mạnh Tập tùy theo mục tiêu cụ thể của BN( chơi bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, …) Tập các bài chức năng mà
Thư viện ĐH Thăng Long
Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều trị PT nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
1.6.5 Giai đoạn 5: bắt đầu sau 9 tháng
❖ Tiêu chuẩn để chuyển sang giai đoạn 5:
Không bất thường về phần mềm hoặc khớp bánh chè lồi cầu Biên độ VĐ khớp bình thường, sức mạnh cơ bình thường để trở lại một cách an toàn đối với các hoạt động thể thao
❖ Mục tiêu BN trở lại với hoạt động thể thao một cách an toàn Duy trì sức mạnh, độ bền của cơ bắp, chi thể Giải thích BN nắm được nguy cơ và các động tác cần hạn chế để tránh ảnh hưởng đến dây chằng
❖ Nẹp gối NB sử dụng một băng gối chức năng để bảo vệ trong thời gian 1-2 năm
1.7 Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc phục hồi PT nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối
1.7.1 Nhiễm trùng sau mổ Đây là một biến chứng nặng sau PT khớp gối tuy nhiên ngày nay với công tác vô khuẩn ngày càng chặt chẽ tỉ lệ nhiễm trùng sau PT chỉ 0,14-1,8% rất khó để kết luận nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, làm mất niềm tin của BN vào điều trị [66] Vì thế, cần xem xét tới phương án PT lại cho BN sau PT lần đầu khoảng 6 tháng
Theo một nghiên cứu tại Mỹ hơn 80% người trên 55 tuổi có biểu hiện thoái hóa khớp trên phim chụp XQ, trong đó có 10-20% số người có triệu chứng hạn chế VĐ Đặc biệt hiện nay bệnh thoái hóa khớp gối rất hay gặp và có diễn biến xấu đi theo sự tăng lên của tuổi [67]
1.7.3 Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi PT
Thời gian kể từ khi NB gặp chấn thương tới khi PT cũng quyết định rất lớn tới kết quả PT Tình trạng chấn thương gối kéo dài nguy cơ xảy ra biến chứng kèm theo như: rách sụn chêm, thoái hóa khớp Do việc hạn chế VĐ chân tổn thương lâu ngày khiến cho sức căng cơ tứ đầu càng yếu, cơ càng teo nhẽo, khả năng phục hồi chức năng VĐ sau PT càng khó khăn Các tác giả cũng chủ trương PT sớm, V.M.F Jackson và cộng sự (2008) [51] cho rằng nên tiến hành PT vào tuần 2-3 sau chấn thương, khi mà tổn thương của bao khớp đã liền, PT sớm cho những NB tổn thương DCCS độ III
Công tác chăm sóc điều dưỡng
Quy trình ĐD được Hall đưa ra năm 1955, Johnson 1959, Orlando 1961 và Wiedenbach 1963 phát triển và xây dựng thành 5 bước Quy trình ĐD được coi là một công cụ mang tính chất khoa học để người ĐD đưa ra kế hoạch làm việc cho mình Hiện nay quy trình ĐD được sử dụng rộng rãi trong các trường ĐD để đào tạo và được áp dụng để thực hành trong bệnh viện của nhiều nước trên thế giới
1.8.1 Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng
CS ĐD là những CS chuyên môn của ĐD đối với NB kể từ khi NB nhập viện đến lúc ra viện Nội dung chăm chính của CS ĐD bao gồm các CS về thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch theo dõi và phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho NB, người CS NB CS ĐD được thực hiện từ lúc nhân viên y tế tiếp xúc với NB đến khám, vào viện điều trị cho đến khi NB ra viện hoặc tử vong Công tác CS ĐD trong bệnh viện được đảm bảo lấy NB làm trung tâm, các hoạt động CS, dịch vụ CS, điều trị dựa trên các đánh giá như cầu của NB và hướng tới NB để phục vụ
1.8.2 Một số học thuyết ĐD liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh
Hiện nay có rất nhiều học thuyết được áp dụng vào công tác CS NB: học thuyết Newman, học thuyết Orems, học thuyết Henderson, học thuyết Florence Nightingale, học thuyết Peplau, Trong nghiên cứu này CS NB PT nội soi DCCT khớp gối chúng tôi áp dụng một số học thuyết ĐD sau:
Betty Newmans (1995) xác định việc CS toàn diện cho con người Người ĐD nhận định, quản lí và đánh giá hệ thống khách hàng Con người là một phức hợp chức năng của các thành phần sinh lý học, xã hội học, phát triển - Hoạt động phòng bệnh của ĐD được chia thành 3 cấp độ:
Thư viện ĐH Thăng Long
CS cấp I: NB hoàn toàn không có khả năng tự CS, các hành động CS hàng ngày hoàn toàn do ĐD thực hiện
CS cấp II: NB tự CS một phần nào đó nhưng có những hạn chế
CS cấp III: NB hoàn toàn tự mình CS, ĐD HD để NB tự làm BN hoàn toàn tỉnh táo, ăn uống VĐ đi lại… bình thường
Học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho NB:
Bảng 1.1 Nhu cầu cơ bản của NB theo học thuyết Henderson [71]
1 Hô hấp bình thường 2 Ăn uống đầy đủ 3 CS bài tiết 4 Ngủ và nghỉ ngơi 5 VĐ và tư thế đúng 6 Mặc quần áo thích hợp 7 Duy trì nhiệt độ cơ thể 8 Vệ sinh các nhân 9 Tránh nguy hiểm ( được an toàn) 10 Được giao tiếp tốt
11 Tôn trọng tự do tín ngưỡng 12 Được tự CS, làm việc 13 Vui chơi và gi ải trí 14 Học tập có kiến thức cần thiết
Học thuyết của Bà xoay quanh 3 mối quan hệ chính:
- Môi trường và NB: môi trường độc hại là yếu tố chính dẫn đến bệnh tật ở NB
Môi trường tốt sẽ hỗ trợ cho việc ngăn ngừa bệnh tật
- ĐD và môi trường: ĐD có thể điều chỉnh môi trường bằng nhiều cách khác nhau để thúc đẩy sự phục hồi của NB
Tổng quan một số nghiên cứu về kết quả CSNB sau PTNS tái tạo DCCT khớp gối
1.9 Tổng quan một số nghiên cứu về kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tái tạo DCCT khớp gối
Kĩ thuật All inside được tác giả, Cerruli G giới thiệu và sau đó các tác giả như James H Lubowitz (2011) , Wilson AJ [55] báo cáo kết quả sau PT sử dụng mảnh ghép là gân hamstring, phương pháp này có ưu điểm: mảnh ghép được tăng cường về đường kính vì gân chập bốn, cố định hai đầu mảnh ghép vững chắc bằng vòng treo, vì vậy giúp gối đạt được độ vững cao, phục hồi tốt chức năng của khớp, kết quả phục hồi đạt tốt và rất tốt sau 2 năm theo dõi có tỉ lệ cao (≥95%)
Tháng 5 năm 2015, Seiji Watanabe báo cáo kết quả PT tái tạo DCCT theo phương pháp tất cả bên trong ở 24 BN Kết quả điểm số Lysholm thay đổi đáng kể (trước và sau mổ tương ứng là 56.3 và 95.5 điểm p