Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn đến Bệnh viện Thanh Nhàn, những người đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu, cảm ơn các người bệnh đã giành thời gian đ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ người bệnh viêm quanh khớp vai đến khám, điều trị tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn trong thời gian nghiên cứu
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn người bệnh nghiên cứu
- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới và nghề nghiệp
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu
- Người bệnh được chẩn đoán xác định có viêm quanh khớp vai dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người bệnh mắc các bệnh lý nội khoa mạn tính nặng (suy gan, suy thận) hoặc người bệnh có mắc kèm theo bệnh lý ác tính (ung thư hoặc đang điều trị ung thư).
Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 năm 2023 đến hết tháng 10 năm 2023
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Thanh Nhàn.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu Đề tài được thiết kế theo phương pháp mô tả tiến cứu, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính
2.3.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu 2.3.2.1 Nghiên cứu định lượng
- Chọn mẫu: Phương pháp lấy mẫu toàn bộ người bệnh viêm quanh khớp vai đến khám và điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn theo đúng tiêu chuẩn chọn đối tượng và tiêu chuẩn loại trừ (mục 2.1)
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức ước tính cho một tỷ lệ: n =
Trong đó: n Cỡ mẫu nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
⁄ ) 2 Với độ tin cậy 95%, Z = 1,96 p Lấy kết quả chăm sóc người bệnh viêm khớp tại nghiên cứu của tác giả
Hồ Thị Vân Trang tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2021 cho kết quả tỷ lệ chăm sóc tốt là 78,4% [24], p=0,78 d là độ chính xác tuyệt đối mong muốn, với p đã ước lượng ở trên, chọn d=0,07
Thay số vào công thức trên, ước lượng 10% dự phòng mất mẫu Như vậy cỡ mẫu cần thu thập trong nghiên cứu là 150 người bệnh
Tiến hành 02 cuộc thảo luận nhóm, phương pháp chọn mẫu có chủ đích:
Cuộc TLN1: gồm 6 người bệnh viêm quanh khớp vai, 3 nam và 3 nữ
Cuộc TLN2: 01 điều dưỡng trưởng và 07 điều dưỡng viên có chăm sóc NB viêm quanh khớp vai
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.3.1 Nghiên cứu định lượng
Mỗi người bệnh được theo dõi liên tục từ khi được chẩn đoán và nhập viện điều trị cho đến khi ra viện Mỗi người bệnh được lập một bệnh án nghiên cứu riêng (phụ lục 1)
* Xây dựng bệnh án nghiên cứu
Tất cả các người bệnh trong nghiên cứu đều được theo dõi bằng một bệnh án thống nhất, bệnh án nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo bệnh án của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Thanh Nhàn (mẫu bệnh án của bệnh viện hiện đang được sử dụng hàng ngày trong ghi chép công tác chăm sóc điều trị người bệnh tại các khoa lâm sàng) và hai mục tiêu của nghiên cứu này
Tất cả người bệnh được chẩn đoán xác định viêm quanh khớp vai (dựa trên chẩn đoán tại các khoa lâm sàng của bác sĩ điều trị) được nghiên cứu viên gặp mặt, trực tiếp giải thích về nghiên cứu (quyền lợi, trách nhiệm) và được mời tham gia nghiên cứu
Những người bệnh chấp thuận được ký cam kết tình nguyện và tiến hành phỏng vấn, thăm khám, chẩn đoán điều dưỡng và ghi chép thông tin thu thập được vào bệnh án nghiên cứu Những người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu vẫn tiếp tục được chăm sóc
26 và điều trị tại khoa Không có bất cứ một sự phân biệt nào trong công tác chăm sóc điều dưỡng và công tác khám chữa bệnh và điều trị giữa hai nhóm đối tượng người bệnh trong nghiên cứu
Với người bệnh tình nguyện tham gia nghiên cứu, nghiên cứu viên tiến hành thu thập các thông tin hành chính, đồng thời tiến hành phỏng vấn các thông tin về bệnh lý của người bệnh như khai thác:
- Tiền sử - Bệnh sử - Phương pháp điều trị trước đây - Tình trạng lâm sàng hiện tại: đau, chức năng sinh hoạt, mức độ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống… dựa trên kết quả thăm khám của bác sĩ điều trị, nghiên cứu viên trực tiếp thăm khám, hỏi bệnh người bệnh và đưa ra chẩn đoán điều dưỡng
- Kết quả cận lâm sàng sau thăm khám: thu thập từ hồ sơ bệnh án dựa trên các chỉ định của bác sĩ trước, trong quá trình điều trị
- Phương pháp can thiệp được sử dụng lần nhập viện này: giảm đau, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
- Hoạt động chăm sóc người bệnh được theo dõi ở 3 thời điểm: Trước chăm sóc (ngày nhập viện) – N1, sau điều trị 5 ngày – N5 và sau điều trị 7 ngày – N7
- Một số rào cản trong chăm sóc: đánh giá trong toàn thời gian người bệnh nằm tại khoa lâm sàng điều trị (từ thời điểm nhập viện đến khi ra viện)
- Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc và kết quả chăm sóc: chia thành nhóm yếu tố thay đổi được và nhóm yếu tố không thể thay đổi được
2.3.4 Công cụ thu thập thông tin 2.3.4.1 Nghiên cứu định lượng
Bộ công cụ thu thập thông tin là bệnh án nghiên cứu được tham khảo từ ý kiến chuyên gia, dựa trên Thông tư 31/2021/TT-BYT hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện của Bộ Y tế gồm 3 phần [2]:
- Phần 1: Những thông tin hành chính chung của người bệnh được thu thập dựa trên hồ sơ bệnh án điều trị nội trú tại bệnh viện, có kèm phỏng vấn đối chiếu lại tính xác thực của thông tin thu thập được bao gồm: tên đầy đủ, tuổi, giới tính, nghề nghiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
- Phần 2: Những thông tin liên quan đến bệnh lý: tiền sử, điều trị… được ghi chép trong hồ sơ bệnh án và hỏi bệnh trên lâm sàng của nghiên cứu viên
- Phần 3: Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bằng khám và theo dõi người bệnh kết hợp thu thập thông tin theo hồ sơ bệnh án, có tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong khoa và điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh hàng ngày
Đạo đức nghiên cứu
- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực trong nghiên cứu, áp dụng những nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức trong nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu
- Người bệnh đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu và có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào
- Người bệnh được chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu, không biệt giới, tôn giáo, dân tộc
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người, không nhằm mục đích nào khác
- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng số 23051706/QĐ-ĐHTL về việc phê duyệt tên đề tài Luận văn Thạc sĩ ngành điều dưỡng – Khoá 10
Thư viện ĐH Thăng Long
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của ĐTNC (n0)
Thông tin Số lượng Tỷ lệ %
Cao đẳng/Trung cấp 27 18,0 Đại học/Sau đại học 29 19,3
36 Nhóm người bệnh từ 61-70 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 31,3%; chỉ 7,3% người bệnh dưới 40 tuổi Đa số người bệnh là nữ chiếm 73,3% Tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn hẳn nam giới (73,3%/26,7%) Tỷ lệ nữ/nam = 2,75/1
Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc bệnh càng tăng: Cụ thể: độ tuổi từ 41-50 tỉ lệ người bệnh chỉ chiếm 12% Độ tuổi từ 51-60 tăng dần lên đến 23,3% Và nhiều nhất là từ 61-70 tuổi, chiếm đến 31,3 % tổng số người mắc bệnh
Nhóm người bệnh nghiên cứu là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (26,7%), tiếp đến là nhóm nghề nghiệp văn phòng (24,7%), thấp nhất là nhóm khác (4,0%) Đa số người bệnh có trình độ trung học phổ thông (40,7%)
Bảng 3.2 Tiền sử bệnh của người bệnh nghiên cứu
Tiền sử Số lượng Tỷ lệ %
Bệnh lý nội khoa khác (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…) 10 6,7
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh mắc loãng xương cao nhất với 28,7%, chấn thương khớp vai là 19,3%
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.3 Lý do vào viện, vị trí vai bệnh, thời gian mắc bệnh của ĐTNC (n0) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Lý do vào viện Đau 129 86,0
Hạn chế chức năng sinh hoạt 14 9,3
Thời gian mắc bệnh viêm quanh khớp vai
Phương pháp điều trị đã sử dụng
Hầu hết người bệnh vào viện do đau (86%), chỉ có 9,3% người bệnh có hạn chế chức năng sinh hoạt Hạn chế vận động cũng chiếm tỉ lệ cao: 54% Tê bì chiếm tỉ lệ thấp: 18%
Phần lớn người bệnh đau khớp vai bên phải (59,3%), chỉ có 4,7% người bệnh đau ở cả hai bên Đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh là dưới 6 tháng (61,3%), chỉ có 6,0% người bệnh > 1 năm Có 38% đã điều trị vật lý trị liệu, 27,3% điều trị phục hồi chức năng
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4 Kết quả các dấu hiệu sinh tồn (n0)
Người bệnh viêm quanh khớp vai
Nhận xét: Sau 7 ngày điều trị đa số người bệnh chỉ số dấu hiệu sinh tồn ổn định (96,7% mạch bình thường, 100% không sốt, 97,3% huyết áp bình thường)
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.5 Trạng thái tinh thần của người bệnh (n0)
Người bệnh viêm quanh khớp vai
Nhận xét: Sự lo lắng của người bệnh giảm từ 93,3% xuống còn không còn người bệnh nào Giấc ngủ có sự cải thiện rõ rệt từ 76,7% ngủ ít do đau, sau 7 ngày điều trị 100% người bệnh có giấc ngủ bình thường
Bảng 3.6 Mức độ hạn chế vận động của người bệnh nghiên cứu (n0) Hạn chế vận động khớp vai
N 1 N 5 N 7 n % n % n % Đưa ra trước và lên trên 69 46,0 25 16,7 7 4,7
Dạng và đưa tay lên trên 57 38,0 28 18,7 11 7,3
Xoay trong cánh tay theo trục dọc cánh tay 75 50,0 42 28,0 16 10,7
Xoay ngoài cánh tay theo trục dọc cánh tay 80 53,3 37 24,7 13 8,7
Nhận xét: Đa số người bệnh có mức hạn chế vận động khớp vai tốt dần lên sau chăm sóc
Bảng 3.7 Mức độ đau theo thang VAS (n0)
Không đau (0 điểm) 21 14,0 75 50,0 96 64,0 Đau nhẹ (1-3 điểm) 28 18,7 46 30,7 42 28,0 Đau vừa (4-6 điểm) 80 53,3 29 19,3 12 8,0 Đau nặng và rất nặng (7-10 điểm) 21 14,0 0 0,0 0 0,0
Nhận xét: Đa số người bệnh đau vừa (53,3%) vào ngày đầu tiên Sau 7 ngày chăm sóc người bệnh không đau chiếm đa số (64%); chỉ còn 8,0% người bệnh đau vừa
Bảng 3.8 Hạn chế vận động của ĐTNC (n0)
Mức độ dạng của người bệnh Độ 0 93 62,0 122 81,3 139 92,7 Độ 1 6 4,0 16 10,7 7 4,7 Độ 2 46 30,7 11 7,3 4 2,6 Độ 3 5 3,3 1 0,7 0 0,0
Mức độ xoay trong của NB Độ 0 75 50,0 108 72,0 134 89,3 Độ 1 4 2,7 25 16,0 11 7,3 Độ 2 63 42,0 15 10,7 4 2,7 Độ 3 8 5,3 2 1,3 1 0,7
Thư viện ĐH Thăng Long
Mức độ xoay ngoài của NB Độ 0 70 46,7 113 76,7 137 91,3 Độ 1 4 2,7 20 12,0 9 6,0 Độ 2 69 46,0 16 10,7 4 2,7 Độ 3 7 4,6 1 0,6 0 0,0
Có 30,7% người bệnh hạn chế dạng mức độ 2 và chỉ 3,3% người bệnh hạn chế mức độ 3 Ngày thứ 7, chỉ còn 2,6% người bệnh hạn chế độ 2 Đa số (42,0%) người bệnh hạn chế xoay trong mức độ 2 và chỉ 5,3% người bệnh hạn chế mức độ 3 Ngày thứ 7, chỉ còn 0,7% người bệnh hạn chế độ 3
Có 46,0% người bệnh hạn chế xoay ngoài mức độ 2 và chỉ 4,6% người bệnh hạn chế mức độ 3 Ngày thứ 7, chỉ còn 2,7% người bệnh hạn chế độ 2
Bảng 3.9 Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày (n0)
Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hằng ngày
Nhận xét: Đa số (90,0%) người bệnh không gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ 1,3% khó khăn nhiều Sau 7 ngày chăm sóc chỉ còn 2,0% người bệnh khó khăn một ít trong sinh hoạt.
Các hoạt động theo dõi chăm sóc cho người bệnh
Bảng 3.10 Thực hiện đo các dấu hiệu sinh tồn
Không thực hiện 0 0 0 0 0 0 Đo nhiệt độ
Không thực hiện 0 0 0 0 0 0 Đo huyết áp
Nhận xét: 100% người bệnh được theo dõi mạch, huyết áp 2 lần/ngày Y lệnh đo nhiệt độ được thực hiện 2 lần/ngày ở 66,7% người bệnh Không có NB nào không thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn ư Bảng 3.11 Hướng dẫn tư vấn chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp vai (n0)
Hướng dẫn ăn đủ dinh dưỡng 138 92,0 75 50,0 41 27,3
Chăm sóc tinh thần Động viên NB an tâm điều trị 150 100,0 82 54,7 46 30,7
Thư viện ĐH Thăng Long
Hướng dẫn người bệnh các thủ tục hành chính và quy trình khám bệnh điều trị
Hướng dẫn người bệnh có kiến thức phát hiện triệu chứng bất thường
Khẩn trương, đúng thời gian 150 100,0 138 92,0 132 88,0
Nhận xét: Hầu hết ngày đầu vào viện người bệnh được chăm sóc dinh dưỡng (80-92%), chăm sóc tinh thần (100%), thực hiện PHCN (100%), thực hiện y lệnh khẩn trương, đúng thời gian Tại thời điểm ngày thứ 7, NB đã nắm được các chăm sóc cơ bản và thực hiện tốt
Bảng 3.12 Chăm sóc giảm đau cho người bệnh
Chăm sóc giảm đau N 1 N 5 N 7 n % n % n % Động viên an ủi 150 100 43 28,7 0 0
Can thiệp thuốc giảm đau khi đau nặng và rất nặng (Theo y lệnh) 45 30,0 23 15,3 0 0
Nhận xét: 100% NB được động viên ai ủi về tình trạng đau tại thời điểm nhập viện; có
30% NB được can thiệp thuốc giảm đau theo y lệnh và giảm xuống không còn NB nào phải dùng thuốc giảm đau vào ngày thứ 7
Bảng 3.13 Hoạt động chăm sóc tê bì bàn tay cho người bệnh của điều dưỡng (n0)
Chăm sóc tê bì bàn tay N 1 N 5 N 7 n % n % n %
Tập cho NB nắm bàn tay
Tập cho NB duỗi bàn tay
Nhận xét: Tỷ lệ được tập vận động nắm, duỗi bàn tay 30 phút tại ngày nhập viện là
100%, giảm dần qua các thời điểm chăm sóc
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.14 Đánh giá kết quả tập vận động cho NB của điều dưỡng (n0) Động tác Mức độ đạt
Tập cho NB Dạng Độ 0 93 62,0 122 81,3 139 92,7 Độ 1 6 4,0 16 10,7 7 4,7 Độ 2 46 30,7 11 7,3 4 2,6 Độ 3 5 3,3 1 0,7 0 0,0
Tập cho NB Xoay trong Độ 0 75 50,0 108 72,0 134 89,3 Độ 1 4 2,7 25 16,0 11 7,3 Độ 2 63 42,0 15 10,7 4 2,7 Độ 3 8 5,3 2 1,3 1 0,7
Tập cho NB Xoay ngoài Độ 0 70 46,7 113 76,7 137 91,3 Độ 1 4 2,7 20 12,0 9 6,0 Độ 2 69 46,0 16 10,7 4 2,7 Độ 3 7 4,6 1 0,6 0 0,0
Có 30,7% người bệnh hạn chế dạng mức độ 2 và chỉ 3,3% người bệnh hạn chế mức độ 3 Ngày thứ 7, chỉ còn 2,6% người bệnh hạn chế độ 2 Đa số (42,0%) người bệnh hạn chế xoay trong mức độ 2 và chỉ 5,3% người bệnh hạn chế mức độ 3 Ngày thứ 7, chỉ còn 0,7% người bệnh hạn chế độ 3
Có 46,0% người bệnh hạn chế xoay ngoài mức độ 2 và chỉ 4,6% người bệnh hạn chế mức độ 3 Ngày thứ 7, chỉ còn 2,7% người bệnh hạn chế độ 2
Bảng 3.15 Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày
Mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hằng ngày
Nhận xét: Đa số (90,0%) người bệnh không gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ 1,3% khó khăn nhiều Sau 7 ngày chăm sóc chỉ còn 2,0% người bệnh khó khăn một ít trong sinh hoạt
Bảng 3.16 Kết quả hoạt động chăm sóc viêm quanh khớp vai (n0) Kết quả hoạt động chăm sóc Số lượng Tỷ lệ
Nhận xét: Kết quả hoạt động chăm sóc đánh giá dựa trên 09 hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Sau 07 ngày điều trị có 70% người bệnh đạt hiệu quả chăm sóc tốt, 26,7% khá và 3,3% kém
Thư viện ĐH Thăng Long
Một số yếu tố liên quan và các rào cản trong chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp
3.4.1 Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc chung Bảng 3.17 Mối liên quan giữa đặc điểm chung của NB với kết quả chăm sóc (n0) Đặc điểm chung Kết quả chăm sóc OR
CSPH khá/kém CSPH tốt
Nhận xét: những người từ 60 tuổi trở lên có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người từ 60 tuổi trở xuống, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa đặc điểm xã hội của NB với kết quả chăm sóc (n0) Đặc điểm xã hội Kết quả chăm sóc OR
CSPH khá/kém CSPH tốt
Khác 37 (28,2%) 94 (72,8%) Trình độ văn hóa
Nhận xét: những người trình độ học vấn từ THPT trở xuống có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người trình độ học vấn trên THPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tiền sử bệnh với kết quả chăm sóc (n0)
Tiền sử bệnh Kết quả chăm sóc OR
CSPH khá/kém CSPH tốt
Những người tiền sử chấn thương khớp vai có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người không chấn thương khớp vai, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người loãng xương có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người không loãng xương, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa lý do vào viện với kết quả chăm sóc (n0)
Kết quả chăm sóc OR
CSPH khá/kém CSPH tốt Đau Có 41 (31,8%) 88 (68,2%) 1,98
Hạn chế chức năng sinh hoạt
Thư viện ĐH Thăng Long
49 Những người vào viện vì hạn chế vận động có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người không hạn chế vấn động, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Những người vào viện vì hạn chế chức năng sinh hoạt có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người không hạn chế chức năng sinh hoạt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa vai tổn thương với kết quả chăm sóc (n0)
Vai tổn thương Kết quả chăm sóc OR
CSPH khá/kém CSPH tốt
Nhận xét: những người tổn thương hai bên vai có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người tổn thương vai trái, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.22 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả chăm sóc (n0)
Thời gian mắc bệnh Kết quả chăm sóc OR
CSPH khá/kém CSPH tốt
Nhận xét: Những người mắc bệnh từ 6 tháng trở lên có khả năng kết quả chăm sóc phục hồi chức năng khá/kém cao hơn so với những người mắc bệnh dưới 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.4.2 Một số rào cản đến kết quả chăm sóc điều trị viêm quanh khớp vai
Qua kết quả định tính thảo luận nhóm, sự hài lòng về kết quả chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp của điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh Nhàn, kết quả là đạt tích cực rất cao, phần lớn người bệnh đều nhận định kết quả chăm sóc của điều dưỡng tại khoa lâm sàng đạt mức khá tốt đến mức rất tốt
3.4.2.1 Rào cản từ phía người bệnh
Thiếu kiến thức tự chăm sóc bệnh lý về các chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động sinh hoạt, thay đổi lối sống khiến người bệnh không chủ động trong chăm sóc sức khỏe tại nhà
“Tôi không biết gì nhiều về bệnh của tôi, cách chăm sóc và điều trị như thế nào Ở nhà cứ theo thói quen mà sinh hoạt thôi, lúc nào bệnh nặng thì đi viện, mấy năm nay thế rồi cũng không biết ở nhà cần tự chăm sóc thể nào” TLN_NB3
“Thực ra cũng có biết chút chút về bệnh này là phải tập vận động thể nào, ăn uống thế nào nhưng mà về nhà việc linh tinh hằng ngày nên không mấy khi thực hiện được đúng như ở trên viện ” TLN_NB6
Người bệnh không tuân thủ điều trị (điều trị tập phục hồi chức năng, điều trị thuốc uống hỗ trợ tại nhà) dẫn đến bệnh tái phát sớm hoặc hiệu quả điều trị kém
“Bình thường đi viện chúng tôi cũng được các cô ở đây dặn dò ăn uống thế nào, cần uống thuốc ở nhà thế nào nhưng về nhà khó nhớ quá, với lại thuốc điều trị nó nhiều loại nhiều giờ khó nhớ lắm” TLN_NB1
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm người bệnh từ 61-70 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 31,3%; chỉ 7,3% người bệnh dưới 40 tuổi, chiếm tỷ lệ thấp nhất Tuổi trung bình là
61,4±13,8 Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Nguyên (2013) trên 145 người bệnh viêm quanh khớp vai mạn tính, nhóm tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,6%, kế tiếp là nhóm 50-59 tuổi với 31,1% [30] Tuy nhiên, độ tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn khi so với một số nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quốc và Ngô Trọng Tục (2023) với tuổi trung bình các người bệnh trong nghiên cứu là 52,6±14,1(năm), trong đó nhóm tuổi từ 40 –59 mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (73,3%) [27]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Vinh Quốc (2023), tuổi trung bình các NB trong nghiên cứu là 54,2 ± 16,3 (năm), trong đó nhóm tuổi từ 40 – 59 mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao (70%) [19] hay nghiên cứu của Lê Thị Thu Thảo (2022) trên 50 nhóm người bệnh mắc viêm quanh khớp vai được chia thành hai nhóm điều trị với phác đồ khác nhau cũng đều có độ tuổi trung bình xung quanh 58 tuổi, độ tuổi trung bình của nhóm 1 là 58,13 (9,87%); nhóm 2 là 58,37
(9,28%) [13] Điều này cũng dễ hiểu do viêm quanh khớp vai là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở độ tuổi 40-60, chiếm 3-5% số người ở độ tuổi này [10] Các nghiên cứu đều cho rằng những người tuổi trên 50, do sự thoái hóa của các nhóm cơ xoay do hoạt động lâu dài và quá nhiều, đồng thời các vi chấn thương liên tiếp được tạo ra bởi sự tồn tại vùng cọ xát của mỏm cùng - quạ là yếu tố thuận lợi gây viêm quanh khớp vai, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long
Về giới : Đa số người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là nữ chiếm 73,3% Kết quả của chúng tôi có khác biệt với một số nghiên cứu khi có tỷ lệ về hai giới khá tương đồng, nghiên cứu của Phạm Thị Nguyên (2013) với tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 57,2% và 42,8%
[30]; nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quốc (2023) với tỷ lệ 46,7% và 53,3% [27]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2023) với tỷ lệ 53,3% và 46,7% [19]; nghiên cứu của Lê Thị Thu Thảo (2022) với tỷ lệ 43,3% và 56,7% [13] Tuy nhiên, thực tế, một số nghiên cứu nhận thấy viêm quanh khớp vai thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, điều này do quá trình lão hóa của phụ nữ tiến triển nhanh hơn nam giới do sự thay đổi hormon, đặc biệt sự thiếu hụt estrogen sau mãn kinh, mặt khác cũng có thể do phụ nữ có ý thức quan tâm tới sức khỏe bản thân hơn nên tới khám và điều trị ngay khi mới xuất hiện triệu chứng bệnh [22], [31], [13]
Viêm quanh khớp vai với biểu hiện là đau và hạn chế vận động khớp vai, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động à sinh hoạt của người bệnh, mặc dù không ảnh hưởng đến sinh mạng người bệnh, theo nghiên cứu viêm quanh khớp vai xuất hiện nhiều ở người lao động và công nhân viên chức [10] Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm người bệnh nghiên cứu là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất (26,7%), tiếp đến là nhóm nghề nghiệp văn phòng (24,7%), thấp nhất là nhóm khác (4,0%) Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thái thực hiện năm 2021 tại Khoa Y học cổ truyền bệnh viện đa khoa Hải Phòng, nghề nghiệp người bệnh trong nghiên cứu đa phần thuộc nhóm công nhân chiếm tỷ lệ 55,3% [15] Tuy nhiên, các nghề nghiệp như nông dân, công nhân và nhân viên văn phòng đều có điểm chung là các đối tượng thường xuyên lao động chân tay phải mang vác vật nặng hoặc thực hiện động tác sai tư thế gây ra các tổn thương cho khớp vai
Về trình độ học vấn : Đa số người bệnh có trình độ trung học phổ thông (40,7%) Kết quả này cũng khá phù hợp khi đa số người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là nông dân
4.1.2 Tiền sử bệnh của người bệnh nghiên cứu
Tiền sử bệnh lý người bệnh có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mắc viêm quanh khớp vai Tiền sử có chấn thương vùng khớp vai: ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền gây lực dồn lên khớp vai, các chấn thương phần mềm vùng khớp vai; tiền sử có gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai; tiền sử phẫu thuật vùng khớp vai, phẫu thuật hoặc nắn gãy xương các xương liên quan đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai; tiên sử phải bất động khớp vai một thời gian dài như sau đột quỵ, giai đoạn phục hồi sau các bệnh nặng, bất động do gãy xương cánh tay hay tiền sử mắc một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não, cơn đau thắt ngực, sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc viêm quang khớp vai Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số người bệnh có tiền sử viêm quanh khớp vai (45,3%), chỉ có 6,7% người bệnh có bệnh lý nội khoa khác Tiền sử loãng xương và chấn thương khớp vai cũng đáng kể với tỷ lệ lần lượt là 28,7% và 19,3%
4.1.3 Lý do vào viện của người bệnh nghiên cứu, vị trí đau khớp, thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết người bệnh vào viện do đau (86%) và hạn chế vận động (54%), chỉ có 9,3% người bệnh có hạn chế chức năng sinh hoạt Trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thái, tại thời điểm nhập viện 66,7% người bệnh có biểu hiện đau vừa (điểm VAS từ 4-6 điểm), và điểm VAS trung bình là 5,20 ± 1,40 [15] Tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quốc (2023), tại thời điểm nhập viện 66,6% người bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long
57 đau vừa, đánh giá theo bảng điểm chức năng khớp vai của Constant và Murley (1987), điểm đau trung bình là 3,3 ± 2,4 [27] Thực tế, viêm quanh khớp vai không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống làm việc và sinh hoạt của người bệnh, nên đa phần lý do vào viện của người bệnh là đau và hạn chế vận động
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người bệnh đau khớp vai bên phải (59,3%), chỉ có 4,7% người bệnh đau ở cả hai bên Viêm quanh khớp vai thường chỉ thấy ở một bên, tuy nhiên cũng có trường hợp cả hai bên cùng bị đặc biệt hay gặp ở người bệnh đái đường, bị bệnh lý khớp như viêm khớp dạng thấp Kết quả của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu, nghiên cứu của Vũ Thị Tâm (2017) cho thấy đa số NB tổn thương vai phải (53,3%), tổn thương vai trái ít hơn (45%) và tổn thương hai vai (1,7%) [37], hay nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quốc (2023), 96,7% người bệnh chỉ bị viêm quanh khớp vai 1 bên [27]; với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2023) tỷ lệ này là 93,3% [19] Các kết quả này có thể giải thích do đa số mọi người có thói quen sử dụng tay phải nhiều hơn tay trái, vậy nên viêm quanh khớp vai thường gặp ở bên phải hơn Cùng với đó, các kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận định của một số nghiên cứu trong nước, đau cả 2 vai chiếm tỉ lệ rất thấp [22], [13]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh là dưới 6 tháng (61,3%), chỉ có 6,0% người bệnh > 1 năm So sánh với một số nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian mắc bệnh của các đối tượng nghiên cứu có phần dài hơn Theo Nguyễn Vinh Quốc (2023), đa số người bệnh tới khám và điều trị có thời gian mắc bệnh từ 1 đến 3 tháng (70%), với thời gian mắc bệnh trung bình là 2,0 ± 1,5 tháng [27]; tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ (2023), thời gian mắc bệnh từ 1 đến 3 tháng (66,7%) với thời gian mắc bệnh trung bình 2,1 ± 1,7 (tháng) [19]
Nghiên cứu của Lê Thị Thu Thảo (2022) cũng cho thấy thời gian bị bệnh trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu nắm trong khoảng từ 1 - 3 tháng [13]
58 Nghiên cứu của Vũ Thị Tâm (2016) cho kết quả đối tượng nghiên cứu mắc bệnh từ 1 – 3 tháng chiếm đa số với tỷ lệ 41,7% Viêm quanh khớp vai có thể dẫn đến đau và giảm tầm vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc Do đó, một thời gian ngắn sau khi có các triệu chứng đau, người bệnh thường đến cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám và điều trị để giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt thường ngày Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh viêm quanh khớp vai tại Bệnh viện Thanh Nhàn tại thời điểm nghiên cứu chủ yếu là người đã có tiền sử mắc bệnh từ trước (chiếm 45,3%) Vì vậy, thời gian mắc bệnh của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng dài hơn so với các nghiên cứu khác trong nước
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên được công bố vào năm 2013 tại bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Hải Dương lại cho thấy hầu hết người bệnh bị bệnh mạn tính, trong đó thời gian mắc bệnh trên 3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (32,4%), tiế đến là 3 năm (26,2%), 2 năm (22,1%), 1 năm (11,7%) và thấp nhất là dưới 6 tháng (7,6%) [30] Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu, những năm gần đây khi đời sống người dân được nâng cao, dân trí cao, người dân dần có ý thức khám sức khỏe định ký và đến bệnh viện khi có biểu hiện bất thường, nên đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh ngắn, còn trong nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên được thực hiện vào năm 2011, khi mà ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân còn chưa cao, dẫn đến đa số người bệnh đã có biểu hiện bệnh từ rất lâu
Thực tế, trên thế giới và Việt Nam, để điều tị viêm quanh khớp vai, cần kết hợp các biện pháp khác nhau như điều trị nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau điều trị Các biện pháp điều trị nội khoa như: dùng thuốc giảm đau thông thường theo bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc theo chỉ định của bác sĩ chữa trị; dùng các thuốc chống viêm không steroid; tiêm corticoid tại chỗ, tiêm 1 lần duy nhất và tiêm nhắc sau 3-6 tháng nếu bị đau trở lại; Các biện pháp điều trị ngoại khoa: phẫu thuật nối gân bị đứt, được chỉ định với thể giả liệt khớp vai, đặc biệt đối với người trẻ
Thư viện ĐH Thăng Long
Các hoạt động theo dõi chăm sóc cho người bệnh
4.2.1 Thực hiện đo các dấu hiệu sinh tồn
100% người bệnh được đếm mạch và theo dõi huyết áp 2 lần/ngày trong suốt thời gian nằm viện Đo nhiệt độ được thực hiện 2 lần/ngày ở 66,7% đối tượng nghiên cứu
Bệnh lý viêm quanh khớp vai thuộc nhóm bệnh lý tổn thương tại chỗ tuy nhiên có thể dẫn đến các triệu chứng, hội chứng toàn than như hội chứng nhiễm trùng Việc theo dõi đánh giá các dấu hiệu sinh tồn (gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp) hằng ngày là quy trình chăm sóc điều trị người bệnh và là hoạt động nhằm đánh giá các biến chứng có thể
60 xuất hiện của người bệnh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cho thấy ở ngày đầu điều trị có 9,3% mạch nhanh, 6,0% sốt, 5,3% huyết áp cao Sau
7 ngày điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 3,3% mạch nhanh, 0% sốt, 2,0% huyết áp cao
Tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quốc và Ngô Trọng Tục (2023) [27]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Vinh Quốc (2023) [19], Lê Thị Thu Thảo (2022) [13] Với nhóm bệnh lý tổn thương viêm quanh khớp vai đa số không có các triệu chứng tổn thương toàn thân Do đó trong kết quả nghiên cứu tỷ lệ người bệnh có dấu hiệu mạch nhanh hoặc huyết áp cao không lớn Tuy nhiên có 6% người bệnh sốt ở ngày đầu điều trị, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng viêm, cần được theo dõi đánh giá nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân sốt từ đó điều trị phù hợp
4.2.2 Hoạt động tập vận động cho NB của điều dưỡng
Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất trong cơ thể, khớp vai có thể quay theo 3 trục thẳng góc với nhau tạo ra các động tác như dạng, xoay trong, xoay ngoài…
[10],[21] Các động tác này phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, liên tục ở điều kiện bình thường Khi có tổn thương xảy ra, người bệnh có thể bị hạn chế vận động ở một số động tác nhất định, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh
Vì vậy việc đánh giá điều trị thông qua đánh giá tầm vận động khớp là điều rất quan trọng Điều trị phục hồi chức năng nhằm giảm thiểu mức độ đau khi vận động và nâng cao tầm vận động thụ động, chủ động một cách tối đa từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh Trong phục hồi chức năng vai trò của người điều dưỡng vô cùng quan trọng trong các bài tập vận động, các hướng dẫn tuân thủ điều trị, tuân thủ chế độ vận động, thể thao hằng ngày
Theo Cailliet R, bất động mang đến tình trạng thiếu máu của tổ chức trong sâu, làm chậm chuyển hoá cơ bản và gây ra phù nề, trong khi những tổ chức quan trọng ở quanh khớp vai như tổ chức cơ, ở đó nếu tình trạng dinh d ưỡng bình th ường thì nó có
Thư viện ĐH Thăng Long
61 thể co lại, thư giãn, kéo dài ra hoặc đàn hồi rất tốt, bất động đã làm xuất hiện cơ chế khiếm khuyết Bất động kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng nặng nề như teo cơ, cứng khớp, mất chất khoáng đầu xương Do vậy, việc cải thiện tốt tầm vận động khớp vai có ý nghĩa rất quan trọng giúp cải thiện các hoạt động hàng ngày cũng như kéo theo cải thiện tốt năng lực khớp vai [42] Người bệnh cải thiện tốt tầm vận động có thể quay lại cuộc sống hằng ngày, hạn chế phụ thuộc nguồn trợ giúp của người khác Do đó phục hồi chức năng vận động vẫn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm quanh khớp vai Với đặc thù khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất trong cơ thể, do đó việc tập vận động khớp vai đòi hỏi đúng và đủ các bài tập
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động tập vận động được thực hiện đầy đủ cho người bệnh nghiên cứu, bao gồm các động tác đưa tay ra trước và lên trên, đưa tay ra sau, đưa tay lên trên, khép tay, xoay trong cánh tay theo trục dọc cánh tay Các hoạt động này giảm dần theo mức độ đáp ứng và tiến triển của NB Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy, hầu hết người bệnh có mức độ hạn chế vận động giảm dần sau 7 ngày chăm sóc Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Phạm Hồng Vân (2018) cho kết quả tỉ lệ hạn chế dạng khớp vai độ 2 là 83,3%, tỉ lệ hạn chế xoay trong và xoay ngoài khớp vai là 63,3%
Như vậy, đối với bệnh lý viêm quanh khớp vai thì tất cả người bệnh đều có hạn chế vận động chủ động khớp vai, biểu hiện ở các động tác dạng, xoay trong và xoay ngoài khớp vai Do ổ chảo xương bả vai nhỏ, trong khi đầu trên xương cánh tay lại lớn nên các thành phần như bao khớp, sụn viền, đặc biệt hệ thống gân cơ chóp xoay phải duy trì đảm bảo sự ổn định của khớp vai cũng như các hoạt động của khớp vai Các thành phần của ổ khớp liên quan chặt chẽ với nhau, do đó khi tổn thương một gân cơ nào cũng sẽ xuất hiện biểu hiện ảnh hưởng đến các gân cơ khác Do vậy biểu hiện hạn chế vận động các động tác của khớp vai th ường không đơn độc Hạn chế vận động khớp vai là triệu chứng bắt buộc người bệnh phải đến khám và điều trị tại bệnh viện
62 hoặc các phòng khám vật lí trị liệu, phục hồi chức năng Theo Cailliet R (1998), đau là triệu chứng đầu tiên th ường kết hợp với hạn chế vận động trong thực hiện các động tác, hạn chế vận động trong mọi động tác, thụ động hay chủ động đều là nguyên nhân gây đau ngày càng tăng, tạo thành vòng xoắn do người bệnh càng đau lại càng hạn chế vận động [42]
4.2.3 Hướng dẫn tư vấn chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp vai
Trong nghiên cứu, có 92% NB được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đặc biệt, do có kèm các bệnh lý kèm theo, có 80% NB được hướng dẫn ăn kiêng để ổn định tình trạng bệnh và các chỉ số cận lâm sàng Tỷ lệ này cũng giảm dần qua các thời điểm chăm sóc, đặc biệt giảm tốt vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 Điều này cho thấy, hiệu quả chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng cho hiệu quả tốt Về chăm sóc tinh thần, 100% NB được điều dưỡng động viên tinh thần, giúp họ an tâm điều trị 100% được hướng dẫn đầy đủ các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho NB trong quá trình điều trị tại bệnh viện Đối với PHCN, nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận 100% NB được tập PHCN đủ 30 phút/lần
Về tỷ lệ hoạt động chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp vai, công tác chăm sóc dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần giảm tương đối nhiều sau 7 ngày chăm sóc, công tác chăm sóc bệnh lý và chăm sóc sinh hoạt không giảm nhiều Có thể thấy sau 7 ngày, phần lớn người bệnh quen với chu trình dinh dưỡng cũng như có được sự cải thiện tinh thần nhất định Bệnh viêm khớp quanh vai là một bệnh mạn tính do đó việc chăm sóc và điều trị cần được theo dõi trong thời gian dài để phát hiện sự thải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như để người bệnh làm quen với các nghiệm pháp phục hồi và tuân thủ điều trị tốt
Thư viện ĐH Thăng Long
4.2.4 Chăm sóc giảm đau cho người bệnh
Viêm quanh khớp vai tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm sút khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh Bệnh lý này thường khởi phát với triệu chứng đau đơn thuần, mức độ đau nhẹ sau đó tăng dần Phần lớn NB trong nghiên cứu đều đến khám và điều trị khi đã đau nhiều Đau cũng là nguyên nhân chính gây hạn chế vận động khiến NB khó chịu và phải nhập viện điều trị Qua thăm khám chúng tôi nhận thấy đa số người bệnh đau vừa (53,3%) vào ngày đầu tiên Sau 7 ngày chăm sóc người bệnh không đau chiếm đa số (64%); chỉ còn 8,0% người bệnh đau vừa Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác Nguyễn Hữu Huyền và Lê Thị Kiều Hoa (2011), điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng nghẽn tắc bằng vật lý trị liệu kết hợp tập vận động cho kết quả 100% NB giảm đau, trong đó có 13,33% NB hết đau [16] Nguyễn Thị Hiển (2018), nghiên cứu trên 60 NB viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng “Cát căn gia truật ý dĩ nhân thang” kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt, đánh giá triệu chứng đau theo thang điểm VAS trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 6,20 ± 1,12 điểm, sau 20 ngày điều trị còn 1,20 ± 1,18 điểm [18] Phan Huy Quyết (2019) nghiên cứu trên 60 NB viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt và siêu âm trị liệu, sau 20 ngày điều trị điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 6,60 ± 1,04 điểm xuống còn 0,80 ± 0,41 điểm [32] Ucuncu và cộng sự (2009), nhóm nghiên cứu sau 6 tuần điều trị bằng tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm có hiệu suất giảm điểm đau là 4,0 ± 1,7 điểm
Một số yếu tố ảnh hưởng và rào cản liên quan đến chăm sóc người bệnh viêm quanh khớp vai
4.3.1 Yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc chung
Liên quan đến kết quả hoạt động chăm sóc chung, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa bao gồm yếu tố tuổi, trình độ văn hoá, tiền sử bệnh (chấn thương khớp vai, loãng xương), hạn chế vận động, tổn thương vai trái, thời gian mắc bệnh Tương tự với Nguyễn Vinh Quốc và Ngô Trọng Tục (2023) [27]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Vinh Quốc (2023) [19], Lê Thị Thu Thảo (2022) [13] Các tác giả cho biết có sự liên quan giữa bệnh lý xương khớp nói chung và bệnh lý viêm khớp với yếu tố tuổi tác, nghề nghiệp
Viêm quanh khớp vai là bệnh lí phần mềm quanh khớp vai bao gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp,… thường do quá trình thoái hóa, chấn thương, vi chấn thương kéo dài, do đè ép trực tiếp của các mỏm xương vào dây chằng, gân cơ khi thực hiện các động tác của khớp Khớp vai là khớp có độ linh hoạt, tầm vận động lớn nhất trong cơ thể, do đó người bệnh cần thực hiện các bài tập, chế độ vận động sinh hoạt và chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý Đòi hỏi vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, tư vấn, giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh lý cho người bệnh Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đánh giá một số đặc điểm cá nhân người bệnh như tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp… nhằm tìm ra một số yếu tố liên quan xuất phát từ người bệnh ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và quá trình chăm sóc của điều dưỡng Kết quả nghiên cứu sử dụng thang điểm đánh giá chức năng khớp vai theo Constant C.R và Murley A.H.G 1987, sau điều trị có 137 người bệnh điều trị kết quả tốt, khá chiếm 91,3%, liên quan đến đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu cho thấy xu hướng người ≥ 60 tuổi hiệu quả điều trị tốt, khá cao hơn so với nhóm