1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi kết thúc học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đề bài thầy cô hãy trình bày tiêu chí để đánh giá một bài thyết trình

16 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiêu chí để đánh giá một bài thuyết trình
Tác giả Võ Huyền Trang
Trường học THPT Tiếng Anh-TC
Chuyên ngành Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Thể loại Bài thu hoạch môn chung
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 836,7 KB

Nội dung

Đây là một số tiêu chí trong khâu chuẩn bị cho bài thuyết trình: Lựa chọn vấn đề thuyết trình: Khi thuyết trình một vấn đề nào đó cũng cần cân nhắc xem vấn đề hấp dẫn, thiết thực, có ích

Trang 1

LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM BÀI THU HOẠCH MÔN CHUNG

HỌC PHẦN: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

K4.2023 THPT Tiếng Anh-TC

Họ và tên: Võ Huyền TrangNgày sinh: 23/11/2001

Nơi Sinh: Hà NộiSBD: 75

Hà Nội, 8/5/2024

Trang 2

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN: RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

ĐỀ BÀI: THẦY CÔ HÃY TRÌNH BÀY TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT

BÀI THYẾT TRÌNH?

MỤC LỤC

1.1 Định nghĩa về thuyết trình 3

1.2 Mục tiêu của thuyết trình 3

1.3 Cấu trúc của một bài thuyết trình 4

CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH 5

2.1 Phương diện đánh giá 5

2.1.1 Chuẩn bị bài thuyết trình 5

2.1.2 Trình bày bài thuyết trình 7

2.2 Tiêu chí cụ thể đánh giá một bài thuyết trình 8

2.2.1 Nội dung thuyết trình 8

2.2.2 Kỹ thuật thuyết trình 8

Trang 4

trình bày thông tin, mà còn bao gồm việc tổ chức nội dung một cách có logic, hấp dẫn và dễ hiểu Người trình bày cần phải chọn lọc và sắp xếp thông tin sao cho nó phù hợp với mục tiêu của thuyết trình và sự hiểu biết của khán giả Sự sáng tạo và khả năng tương tác với khán giả cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thuyết trình.

Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày, diễn đạt, truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, logic và thuyết phục trước đám đông hoặc khán giả Kỹ năng thuyết trình tốt bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố: sự hiểu biết về chủ đề, tổ chức nội dung, giao tiếp xuất sắc, kỹ thuật thuyết trình, tương tác với khán giả,tự tin và thích nghi với tình huống

1.2 Mục tiêu của thuyết trình

Mục tiêu chính của thuyết trình là truyền đạt thông tin, giải thích một khái niệm phức tạp, thuyết phục người nghe về một ý kiến hoặc mục tiêu, giáo dục, thúc đẩy sự thảo luận hoặc thậm chí giải quyết vấn đề

Một bài thuyết trình thường bao gồm một số mục tiêu cơ bản như sau:

Không làm mất thời gian của người nghe.

Trang 5

Cấu trúc bài thuyết trình cụ thể, logic và hợp lý.Kỹ năng thuyết trình hấp dẫn và lôi cuốn.

Nhấn mạnh được các trọng điểm.Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe.

1.3 Cấu trúc của một bài thuyết trình

Nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia thành 3 phần: Mở đầu, phần thân và phần kết luận

1.3.1 Phần mở bài

Phần mở đầu thường gồm giới thiệu về chủ đề chuẩn bị trình bày Đây là phần rất quan trọng để thu hút, khơi gợi sự hứng thú nhằm dẫn dụ người nghe theo dõi, chú ý và quan tâm đến bài thuyết trình của bạn

Trang 6

CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH

2.1 Phương diện đánh giá

Để đánh giá bài thuyết trình thành công, có hiệu quả cần xây dựng cụ thể các tiêu chí đánh giá một bài thuyết trình Tiêu chí đánh giá thể hiện trên hai phương diện: chuẩn bị bài thuyết trình và trình bày bài thuyết trình

Trang 7

2.1.1 Chuẩn bị bài thuyết trình

Để có thể có bài thuyết trình thành công đều phải có sự chuẩn bị chu đáo Đây là một số tiêu chí trong khâu chuẩn bị cho bài thuyết trình:

Lựa chọn vấn đề thuyết trình: Khi thuyết trình một vấn đề nào đó cũng cần cân nhắc xem vấn đề hấp dẫn, thiết thực, có ích và phù hợp với người nghe hay không?Người nghe được trang bị những kiến thức nào trước khi nghe thuyết trình? Nên việc chọn lựa chủ đề hoặc tiêu đề cho một bài thuyết trình là khá khó khăn khi phảicân nhắc đến các yếu tố Khi đã có những ý tưởng cho chủ đề sẽ tiến hành lựa chọnvà đặt tên cho đề tài Để đảm bảo cho chất lượng bài thuyết trình, đề tài phải: Có ý nghĩa khoa học, có giá trị thực tiễn, có tính khả thi và phù hợp với sở thích, sở trường của người thuyết trình Việc đặt tên đề tài rất quan trọng vì tên đề tài phải chỉ rõ đối tượng và phạm vi trình bày Đối tượng sẽ trả lời cho câu hỏi thuyết trình cái gì, còn phạm vi sẽ chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề cần trình bày

Thông tin thuyết trình có phong phú, chính xác và gây hấp dẫn với người nghe; có phù hợp với đối tượng, có giá trị thuyết phục: Bài thuyết trình được xây dựng xungquanh người nghe, lấy người nghe làm trung tâm Cùng một vấn đề nhưng thuyết trình cho các đối tượng khác nhau thì cách xây dựng bài nói, chọn lựa thông tin

Trang 8

cho bài nói cũng khác nhau Vì vậy cần tìm hiểu người nghe là những ai, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tín ngưỡng,… để chuẩn bị bài nói chuyện cho phù hợp Để nội dung của bài thuyết trình được chính xác, minh bạch và cụ thể thì người thuyết trình phải thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề thuyết trình của mình, đồng thời đảm bảo sự tự tin và đầy đủ kiến thức khi được các thính giả đặt câu hỏi.

Đề cương mạch lạc, logic đảm bảo chuyển tải được nội dung và phù hợp có mục đích buổi thuyết trình: Đề cương hay cũng chính là dàn ý của một bài thuyết trình, cần phải đầy đủ các yếu tố mở bài, thân bài và kết bài

Phần mở bài: Nêu được chủ đề của bài thuyết trình đồng thời tạo ấn tượng

sâu sắc (tạo bầu không khí) cho thính giả để thu hút sự tập trung và hứng thú

Phần thân (Nội dung chính): Thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm

của người nghe, thời gian và bối cảnh của hội trường Bài thuyết trình cần phải có thông tin chọn lọc, hình ảnh minh họa, bằng chứng cụ thể để tăng sức thuyết phục Một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quádài là không phù hợp Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian quá ngắn cũng không phù hợp Vì vậy, muốn

Trang 9

có bài thuyết trình hay, cần có một độ dài và nội dung phù hợp với người nghe.

Phần kết luận: Tóm tắt lại một cách ngắn gọn và sâu sắc về những nội dung

đã trình bày và kết thúc bài thuyết trình bằng những nhận xét tích cực Thi thoảng sau phần kết sẽ có thêm phần mở rộng để tăng thêm sự hiểu biết và cách hình dung về chủ đề cho thánh giả

Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, luận chứng hợp lí: Bài viết cần được chuẩn bị một cách chu đáo Người thuyết trình có thể soạn thảo sẵn nội dung trình bày dưới hình thức một bản đề cương chi tiết các ý cần phải trình bày và những dẫn chứng, những số liệu để minh họa

Chuẩn bị kỹ càng những công cụ trợ hỗ trợ (nếu cần): Thường thì đi kèm với một bài thuyết trình là rất nhiều công cụ hỗ trợ như máy tính để hỗ trợ trình chiếu slide,máy chiếu, các video làm ví dụ minh họa, bảng, phấn,…

Chuẩn bị trước tình huống có thể xảy ra: Việc chuẩn bị trước câu trả lời cho một sốcâu hỏi là điều cần thiết Điều này yêu cầu người thuyết trình phải nắm rõ chi tiết và sự hiểu biết chuyên sâu về chủ đề mà mình thuyết trình Đồng thời cần chuẩn bịtrước một số kỹ năng và đồ dùng dự phòng khi xảy ra sự cố về lỗi kỹ thuật,… để tránh trường hợp bản thân bị lúng túng hay hoảng sợ, căng thẳng và mắc lỗi

Trang 10

2.1.2 Trình bày bài thuyết trình

Khi tiến hành thuyết trình, điều quan trọng là kiểm soát, làm chủ được nội dung đang trình bày Tránh tình trạng vì một số yếu tố khách quan bên ngoài tác động làm quên mất đi trình tự hay nội dung đang thuyết trình

Để có được bài thuyết trình hay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến những yếu tố sau:

Ngôn ngữ nói rõ ràng, biểu cảm, truyền đạt tốt những thông tin đến với người nghe: Bất cứ một thính giả nào cũng để ý đến cảm nhận của thính

giác khi nghe người thuyết trình phát biểu, chính vì vậy nên giọng nói phải truyền cảm, dễ nghe; biểu cảm hòa nhã, lịch sự và có sức gợi hình, gợi cảm

Tư thế, tác phong, điệu bộ, cử chỉ: thể hiện sự tự tin, văn minh, lịch sự và tinh tế

Trang phục nghiêm túc, lịch sự, phù hợp với tính chất buổi thuyết trình:

Tránh những bộ quần áo cầu kì, kiểu cách, xa lạ với người nghe Quần áo phù hợp sẽ làm cho người thuyết trình thêm sự tự tin Màu sắc của trang phục cũng là một điểm cần lưu ý bởi tùy vào chủ đề và quy định về trang phục của buổi thuyết trình mà màu sắc sẽ tạo thêm điểm nhấn cho người

Trang 11

thuyết trình Ngoài ra, dáng đi chững chạc cũng thể hiện sự đường hoàng, tự tin của người thuyết trình Khi bước ra chào, cần tiếp xúc bằng mắt và mỉm cười với người nghe

Kết hợp hài hòa, hợp lí và sáng tạo, sinh động, hấp dẫn việc sử dụng đa phương tiện khi thuyết trình: Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ như chương

trình trình chiếu Powerpoint, máy chiếu, máy tính xách tay, đèn chiếu laze,… một cách thành thạo và phù hợp sẽ tăng cảm giác hứng thú và dễ hiểu hơn cho thính giả

Khả năng dẫn dắt vấn đề, khả năng gây thiện cảm, khả năng xử lí tình huống có vấn đề,… đều là những điều kiện cần và đủ để trở thành một người

thuyết trình chuyên nghiệp và thông minh

2.2 Tiêu chí cụ thể đánh giá một bài thuyết trình

2.2.1 Nội dung thuyết trình

Đảm bảo tính khoa học: Bố cục của một bài thuyết trình cần phải khoa học, minh

bạch và được sắp xếp trật tự các đề mục một cách phù hợp

Trang 12

Đảm bảo tính giáo dục: Nội dung của bài thuyết trình phải đảm bảo có tính chất

giáo dục, không được mang tính cực đoan hay tiêu cực, võ đoán

Đảm bảo tính logic, tính thuyết phục, cân đối giữa các phần trong nội dung thuyết trình: Các phần nội dung phải được cân đối rõ ràng, kết nối với nhau tạo thành một

chuỗi, có trật tự logic chứ không được lặp đi lặp lại, lan man hay lạc đề

Nội dung một bài thuyết trình thường gồm có 3 phần chính (mở bài, thân bài, kết

luận), thi thoảng một bài thuyết trình sẽ có thêm phần mở rộng sau khi kết thúc nộidung

Đảm bảo tính thống nhất (trong việc sử dụng công cụ hỗ trợ thuyết trình): Các yếu

tố trực quan liên kết với nhau, bổ trợ cho nhau để làm nổi bật ý nghĩa của bài thuyết trình trong việc sử dụng trình chiếu Powerpoint như màu sắc, phông chữ, cách sắp xếp bố cục nội dung - hình ảnh - bảng biểu,

2.2.2 Kỹ thuật thuyết trình

Ngôn ngữ trong sáng, giọng nói truyền cảm mang tính thuyết phục cao: Nói với tốcđộ vừa đủ, không quá nhanh hay quá chậm, đặc biệt là lưu ý lúc nhấn mạnh thông tin quan trọng

Trang 13

Phong cách nói tự tin, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp tăng tính thuyết phục và tạo được sự hứng thú cho người nghe: Biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ hình thể tích cực, tự nhiên sẽ tạo sự tin tưởng và ấn tượng trong mắt thính giả.

Sử dụng các phương tiện hỗ trợ như các hình ảnh, bảng biểu, slide thuyết trình,… cho bài nói một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ

Không mắc những lỗi trong diễn đạt: phát âm, ngữ điệu giọng,… sẽ dễ dàng đạt thiện cảm hơn với người nghe

2.2.3 Hình thức thuyết trình

Trang phục và kiểu tóc cũng để lại ấn tượng sâu sắc đến người nghe nên việc chuẩn bị trang phục và kiểu tóc phải phù hợp, gọn gàng, chỉnh chu, lịch sự và khéoléo

Thời gian một buổi thuyết trình không được quá dài hay quá ngắn, tùy theo quy định của buổi thuyết trình để điều chỉnh nội dung nói một cách hiệu quả và hợp lý nhất

2.3 Mẫu đánh giá một bài thuyết trình

Trang 14

BẢNG ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG

Kém

Trungbình

Khá Tốt

Nội dungthuyết

trình

1 Bố cục bài thuyết trình cụ thể, rõ ràng, hợp lý

2 Nêu bật được chủ đề thuyết trình3 Nội dung có tính chất logic, tính giáo dục

4 Nội dung có sự thống nhất, liên kết5 Mở rộng thêm thông tin, dẫn chứng6 Biết chọn lọc nội dung

Kỹ thuậtthuyết

trình

7 Có sử dụng các công cụ hỗ trợ trìnhchiếu

8 Công cụ hỗ trợ có hình thức tốt, có sự thống nhất (hình ảnh rõ ràng, phông chữ phù hợp, màu sắc dễ nhìn, )

9 Phong thái thuyết trình (trang phục,đầu tóc, cách đi đứng, nét mặt)

10 Ngôn ngữ, cử chỉ, giọng nói

Trang 15

11 Khả năng trả lời câu hỏi12 Tính sáng tạo

13 Linh động trong xử lý tình huống (nếu có)

Hình thứcthuyết

trình

14 Mức độ kiểm soát thời gian15 Trang phục, đầu tóc gọn gàng, lịchsự, phù hợp

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Kỹ năng thuyết trình càng tốt thì bài thuyết trình đó càng trở nên hấp dẫn Kỹ năngnày cũng mang lại nhiều cơ hội hơn để tạo ra những tác động tích cực cho bản thântrên bước đường tiến tới thành công Chính vì vậy nên mỗi người đều phải luyện tập cho mình một kỹ năng thuyết trình thật tốt để tạo cho bản thân nhiều cơ hội để đạt được điều mình mong muốn trong sự nghiệp tương lai và tạo các mối quan hệ tốt đẹp

Trang 16

Để đánh giá một bài thuyết trình, chúng ta cần 3 yếu tố chính: Nội dung, yếu tố kỹ thuật và hình thức Tiêu chí đánh giá nội dung thuyết trình bao gồm cả khả năng tổ chức nội dung, mang tính giáo dục, khoa học và đảm bảo tính logic, tính thuyết phục, cân đối giữa các phần trong nội dung thuyết trình Bên cạnh đó, kỹ thuật thuyết trình cũng đóng vai trò then chốt, bao gồm kỹ năng giao tiếp, tổ chức, trình bày và khả năng trả lời câu hỏi một cách chuyên nghiệp Một bài thuyết trình thànhcông phải sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp, tạo sự tương tác với khán giả và sáng tạo trong việc trình bày thông tin Từ tất cả các yếu tố trên sẽ giúp người đánh giá đưa ra đánh giá toàn diện về bài thuyết trình.

Ngày đăng: 09/09/2024, 10:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w