1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

276 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang(Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG THỊ HIỀN

DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 8140101

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG THỊ HIỀN

DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 8140101

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG THỊ KIM OANH

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2020

Người nghiên cứu

Hoàng Thị Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua suốt quá trình học tập lớp Cao học Giáo dục học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ những lời tri ân đến: Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Giáo dục học khóa 2019A trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, những người đã giảng dạy và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa đào tạo sau đại học Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Dương Thị Kim Oanh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn, đã tạo điều kiện, quan tâm sâu sắc, chu đáo, nhiệt tâm chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và Quý Thầy Cô, học sinh tại trường Đại học Tiền Giang, trường Cao đẳng Tiền Giang, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiên cứu của tôi và tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, đánh giá và thực nghiệm sư phạm

Ngoài ra, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã tạo mọi điều kiện, quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn

TP.HCM, ngày 30 tháng 9 năm 2020

Trang 5

TÓM TẮT

Trên thế giới và ở Việt Nam, dạy học tích hợp từ lâu đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định trong chương trình giáo dục nghề nghiệp Là hình thức dạy học kết hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ trong một kỹ năng modun của chương trình, dạy học kết hợp lý thuyết và thực hành được tổ chức trong cùng một không gian và thời gian lớp học Dạy học tích hợp giúp người học biết cách sử dụng kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống thực tiễn với mục đích phát triển năng lực người học Ngoài ra, dạy học tích hợp còn tạo nên mối liên hệ giữa kiến thức và kỹ năng của các modun nghề khác nhau giúp cho học sinh phát huy có hiệu quả năng lực của mình trong việc giải quyết các tình huống tích hợp cụ thể

Thiết kế rập công nghiệp là một modun trong chương trình đào tạo nghề May thời trang hệ Trung cấp tại trường Cao đẳng Tiền Giang Modun có vai trò cung cấp những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cần thiết về thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu Đây là những kỹ năng cơ bản và quan trọng của người công nhân ngành May thời trang Sau khi học xong modun học sinh có khả năng đáp ứng được những công việc thực tế trong các xí nghiệp may liên quan đến thiết kế mẫu, may mẫu và xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng sản xuất

Hiện nay, việc dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang chủ yếu được thực hiện theo phương pháp diễn trình làm mẫu nên kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu của HS vẫn còn hạn chế Mặt khác, bản thân HS học tập modun khá thụ động trong việc tự chiếm lĩnh tri thức, các em chưa thật sự phối hợp với GV để cùng trao đổi, học tập nhằm phát huy các kỹ năng nghề cần thiết Để góp phần giúp HS phát triển các kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu và phát huy được khả năng học tập, nâng cao chất lượng

Trang 6

dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài nghiên cứu: “Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang” là cần thiết

Luận văn gồm có:

Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công

nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Chương 1 phân tích tổng quan nghiên cứu DHTH trong giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam Chương 1 cũng xác định các khái niệm cơ bản, đặc điểm về dạy học tích hợp, phân loại dạy học tích hợp, mục đích và nội dung dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, phương pháp dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, các hình thức tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, quy trình tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, đánh giá trong dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp

Chương 2: Thực trạng dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại

trường Cao đẳng Tiền Giang

Chương 2 phân tích thực trạng hoạt động dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang của các giáo viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương pháp mà GV áp dụng trong dạy học tích hợp chưa đa dạng, quy trình tổ chức DHTH và việc biên soạn giáo án của GV chưa thực hiện đúng theo hướng dẫn theo công văn 1610/TCDN – GV ngày 15/9/2010 V/v hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp của Tổng cục dạy nghề Chương 2 cũng phân tích thực trạng các hoạt động học tập tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang của học sinh lớp Trung cấp May thời trang Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hành động học tập tích cực và kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu, số lượng các bài thực hành của học sinh ở mức độ yếu – kém còn rất nhiều Học sinh không có hứng thú học tập, thời gian học tập bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân Điều này có một phần do phương pháp dạy học của giáo viên chưa tạo được sự đa dạng, chưa có sự đổi mới giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành rèn luyện kỹ năng

Trang 7

Chương 3: Tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại

trường Cao đẳng Tiền Giang

Chương 3 đưa ra các nguyên tắc dạy học tích hợp, đề xuất quy trình dạy học tích hợp bài học Thiết kế rập mẫu, Lắp ráp hoàn chỉnh mẫu; Nhảy size; thiết kế giáo án tích hợp 3 bài học cũng như xây dựng các bảng Rubrics đánh giá kỹ năng thiết kế rập công nghiệp, lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và nhảy size cho sản phẩm mẫu tương ứng với các bài học trong modun

Đề tài thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp thật sự giúp học sinh hứng thú, thái độ học tập tích cực hơn, kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu được cải thiện hơn

Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu ra: “Kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu của học sinh sẽ được cải thiện khi giáo viên tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp theo đúng hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề tại trường Cao đẳng Tiền Giang”

Trang 8

ABSTRACT

In the word and in Vietnam, integrated teaching has long become a modern pedagogical trend Teaching integrated in vocational training has been specified by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in the vocational education program Integrated teaching is a form of teaching that combines knowledge, skills and attitudes in one programmatic skill, teaching combining theory and practice organized in the same space and time of the class

Integrated teaching helps learners know how to use their knowledge and skills to solve and apply in specific situation, and for the purpose of developing learners’ competencies

In addition, integrated teaching also creates a relationship between the knowledge and skills of different vocational modules to ensure effectively promote their knowledge and ability in solving problems specific integration situations

The Industrial Arab Design Module is an optional module in the vocational training program of Intermediate School of Fashion and Garment at Tiên Giang College The module has the role of providing knowledge and training necessary skills in pattern design, sample complete assembly skills, and size dance skiils for sample products

These skills are the basic and important skills of the workers of the fashion industry After completing the module, students are capable of meeting practical jobs in garment factories related to designing patterns, sewing patterns and developing technical documents for production codes

Currently, the integrated teaching of the Industrial Arabic Design module at Tien Giang College is conducted according to the demonstration method of modeling, so the quality of training is not high, skills in pattern design, complete assembly skills, sample adjustment, size dance skills for sample products or students are limited

Trang 9

On the order hand, the students themselves learn the module quite passively in self-acpuiring knowledge, they have not really cooperated with teachers to exchange and study together to promote necessary occupational skills To help students develop pattern design skills, sample complete assembly skills, size jump skills for sample products and promote their learning abilities, improve the quality of teaching of the Desing module Industrial Arabs, research topic: “Teaching modular industrial desing integration at Tien Giang College” is necessary

The thesis includes:

Chapter 1: Theroretical foundations of integrated teaching in the world and

in Vietnam

Chapter 1 analyzes an overview of integrated teaching research in general education programs in general and vocational training in particular in the world and in Vietnam Chapter 1 also adentifies basic concepts, features of integrated teaching, classification of integrated teaching, purpose and content of integrated teaching module Industrial design, integrated teaching methodology Industrial Arabic Design, Modular Integrated Teaching Forms, Industrial Arabic Design, Modular Integrated Teaching Process of Industrial Arabic Design, Evaluation in Modular Integrated Teaching Industrial Arabic Design

Chapter 2: Teaching status of integrated industial design module at Tien

Giang College

Chapter 2 analyzes the current status of teaching activities in integrated industrial design module at Tien Giang College of teachers The research results show that the methods that teachers apply in integrated teaching are not diversified, the process of organizing mathematical teaching and the compilation of teachers’ lesson plans has not followed the instructions according to Official Letter 1610/TCDN-GV on September 15, 2010 for instructions on the compilation of lesson plans and integrated teaching organization of the General Department of Vocational Training Chapter 2 aslo analyzes the current situation of the industrial

Trang 10

design module integratd learning activities at Tien Giang College of Fashion Garment Intermediate Class students

The research results also showed that students’positive learning actions and pattern design skills, sample assembly skills and sample size jumping skills of students did not meet the requirements, the number of students The practical exercises of the students at the level of Weak – Poor are many

Students do not have interest in learning, learning times is dominated by many reasons This is partly because the teacher’s teaching method has not creared diversity, there is no innovation to help students apply the knowledge they have learnerd in practicing skills

Chapter 3: Teaching integrated industial design module at Tien Giang

College Chapter 3 introduces principle of integrated teaching, proposes teaching processes with integrated lessons, modeling design, Model complete assembly and Size jump, and design of integrated lessons plans with 3 lessons as well as the Rubrics table evaluates industrial pattern design, sample complete assembly and sample size jump skills corresponding to lessons in the module,

Experimental theme of pedagogical organization teaching integrated industrial design module at Tien Giang College

The experimental results show that the organization of integrated teaching with the Industrial Arabic Design module really helps students enjoy, more positive learning attitude, pattern design skills, and complete sample assembly skills, skills to jump size for sample products are improved

Results of pedagogical experiment initially proved the correctness of the scientific hypothesis that the dissertation raised: “Skills of pattern design, ability to assemble the complete sample, to jump size for sample products, students will be improved when teachers organize teaching with integrated industrial design module in accordance with the guidance of the General Department of Vocational Training at Tien Giang College”

Trang 11

4 Đối tượng nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giả thiết nghiên cứu .4

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Phương pháp nghiên cứu .5

9 Cấu trúc luận văn .7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu về dạy học tích hợp và dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam 8

1.1.1 Trên thế giới 8

1.1.2 Tại Việt Nam 14

1.2 Các khái niệm cơ bản 19

Trang 12

1.3.2 Dạy học tích hợp định hướng đầu ra 28

1.3.3 Dạy và học các năng lực thực hiện 29

1.4 Mục đích dạy học tích hợp .31

1.5 Quan điểm dạy học tích hợp 34

1.6 Phương pháp dạy học tích hợp 36

1.6.1 Phương pháp dạy học theo nhóm 36

1.6.2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 38

1.6.3 Phương pháp dạy học diễn trình 39

1.7 Hình thức tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp 42

1.8 Tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp .44

1.9 Đánh giá trong dạy học tích hợp Modun Thiết kế rập công nghiệp .50

2.1.2 Cơ cấu tổ chức trường Cao Đẳng Tiền Giang 60

2.1.3 Cơ sở vật chất của trường Cao Đẳng Tiền Giang .61

2.1.4 Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường Cao đẳng Tiền Giang .61

2.1.5 Các ngành nghề đào tạo tại trường Cao đẳng Tiền Giang 62

2.2 Chương trình Modun Thiết kế rập công nghiệp trong chương trình khung đào tạo Trung cấp May công nghiệp của trường Cao đẳng Tiền Giang 63

2.2.1 Mục tiêu chương trình 63

2.2.2 Cấu trúc nội dung chương trình 63

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp trường Cao đẳng Tiền Giang 68

2.3.1 Nhận thức về mục tiêu dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp của giáo viên Bộ môn May thời trang trường Cao đẳng Tiền Giang 68

Trang 13

2.3.2 Nhận thức của giáo viên về đặc điểm của dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 72 2.3.3 Hành động dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 75 2.3.4 Hình thức tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 77 2.3.5 Phương pháp dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 80 2.3.6 Phương tiện dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 87 2.3.7 Thực trạng tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 89 2.3.8 Kiểm tra – Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng của học sinh ở modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 95 2.4 Thực trạng hoạt động học tập Modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 100

2.4.1 Nhận thức về mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang 100 2.4.2 Mức độ đạt được mục tiêu modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang 103 2.4.3 Thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang 105 2.4.4 Hành động học tập modun modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang 107 2.4.5 Kết quả rèn luyện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu của học sinh khi học modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang 112 2.4.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện kỹ năng của học sinh lớp Trung cấp May thời trang tại trường Cao đẳng Tiền Giang 125

Trang 14

3.2 Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học tích hợp bài học “Thiết kế rập mẫu” 134

3.2.1 Giai đoạn 1: Thiết kế dạy học tích hợp 134

3.2.2 Giai đoạn 2: Thực hiện tổ chức dạy học tích hợp 152

3.3 Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học tích hợp bài học “May hoàn chỉnh mẫu” 154 3.3.1 Giai đoạn 1: Thiết kế dạy học tích hợp 154

3.3.2 Giai đoạn 2: Thực hiện tổ chức dạy học tích hợp 155

3.4 Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học tích hợp bài học “Thực hiện nhảy mẫu” 158

3.4.1 Giai đoạn 1: Thiết kế dạy học tích hợp 158

3.4.2 Giai đoạn 2: Thực hiện tổ chức dạy học tích hợp 159

3.5 Thực nghiệm sư phạm 162

3.5.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 162

3.5.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 162

3.5.3 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 163

3.5.4 Thời gian thực nghiệm sư phạm 164

3.5.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 164

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 181

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 182

TÀI LIỆU THAM KHẢO 187

PHỤ LỤC 192

Trang 15

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

1 AUN - QA ASEAN University Network –

Quality Assurance

Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN

28 UNESCO United Nations Educational

Scientific and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Trang 16

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các mức độ tham gia của giáo viên và học sinh trong dạy học giải quyết

vấn đề 38

Bảng 1.2 Bảng Rubrics kỹ năng thiết kế rập mẫu 53

Bảng 1.3 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu 54

Bảng 1.4 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu 55

Bảng 2.1 Phân phối chương trình dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp 64

Bảng 2.2 Nhận thức về mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp tại Trường Cao đẳng Tiền Giang 101

Bảng 2.3 Mức độ đạt được mục tiêu modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh lớp Trung cấp May thời trạng tại trường Cao đẳng Tiền Giang 103

Bảng 2.4 Hành động học tập của học sinh lớp Trung cấp May thời trang tại trường Cao đẳng Tiển Giang 108

Bảng 2.5 Hành động học tập ngoài giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh lớp Trung cấp May thời trang, trường Cao đẳng Tiền Giang 110

Bảng 2.6 Bảng thông số kích thước thành phẩm của sản phẩm áo sơ mi nam tay dài

113

Bảng 2.7 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng thiết kế rập mẫu 114

Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra kỹ năng thiết kế rập mẫu của học sinh lớp Trung cấp May thời trang trường Cao đẳng Tiền Giang 115

Bảng 2.9 Hướng dẫn chuẩn bị bán thành phẩm sản phẩm áo sơ mi nam tay dài 117

Bảng 2.10 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu 118

Bảng 2.11 Kết quả kiểm tra kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu của học sinh lớp Trung cấp May thời trang, trường Cao đẳng Tiền Giang 119

Bảng 2.12 Bảng thông số kích thước của các size sản phẩm áo sơ mi nam tay dài.121 Bảng 2.13 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu 122

Bảng 2.14 Kết quả kiểm tra nhảy size của học sinh lớp Trung cấp May thời trang, trường Cao đẳng Tiền Giang 123

Trang 17

Bảng 2.15 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh lớp Trung cấp May thời trang tại trường Cao đẳng Tiền Giang

125

Bảng 3.1 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng thiết kế rập mẫu 153

Bảng 3.2 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu 157

Bảng 3.3 Bảng Rubrics đánh giá kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu 161

Bảng 3.4 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 163

Bảng 3.5 Thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh thuộc lớp Đối chứng và lớp Thực nghiệm 164

Bảng 3.6 Hành động học tập của học sinh thuộc lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trong giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp 166

Bảng 3.7 Kỹ năng thiết kế rập mẫu của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 169

Bảng 3.8 Kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 173

Bảng 3.9 Kỹ năng nhảy mẫu cho sản phẩm may của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 176

Trang 18

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Trường Cao đẳng Tiền Giang 57

Hình 3.1 Hình ảnh áo sơ mi nam tay dài ở mặt trước và mặt sau 168

Hình 3.2 Sản phẩm thiết kế rập đạt điểm Giỏi của học sinh lớp thực nghiệm 169

Hình 3.3 Sản phẩm thiết kế rập đạt điểm Trung bình của học sinh lớp Đối chứng 170

Hình 3.4 Sản phẩm thiết kế rập đạt điểm Yếu của học sinh lớp Đối chứng 171

Hình 3.5 Sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh đạt điểm Giỏi của học sinh lớp Thực nghiệm 173

Hình 3.6 Sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh đạt điểm Trung bình của học sinh lớp Đối chứng 174

Hình 3.7 Bản nhảy size hoàn chỉnh đạt điểm Giỏi của học sinh lớp Thực nghiệm 177

Hình 3.8 Bản nhảy size hoàn chỉnh đạt điểm Yếu của học sinh lớp Đối chứng 177

Hình 3.9 Học sinh lớp thực nghiệm báo cáo bài tập nhóm 180

Hình 3.10 Học sinh lớp thực nghiệm thực hành lắp ráp hoàn chỉnh mẫu 180

Trang 19

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình chung cấu trúc năng lực 24

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cấu thành năng lực thực hiện 26

Sơ đồ 1.3 Mục đích của dạy học tích hợp 33

Sơ đồ 1.4 Mô hình tích hợp đa môn 34

Sơ đồ 1.5 Biểu diễn tích hợp liên môn 35

Sơ đồ 1.6 Biểu diễn tích hợp xuyên môn 35

Sơ đồ 1.7 Các cấp độ tích hợp về khung chương trình giáo dục Stem 36

Sơ đồ 1.8 Quy trình thực hiện nhóm 37

Sơ đồ 1.9 Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước 38

Sơ đồ 1.10 Quy trình thiết kế giáo án tích hợp 45

Sơ đồ 1.11 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp 48

Sơ đồ 1.12 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp theo Tổng cục nghề nghiệp 49

Sơ đồ 1.13 Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá theo năng lực 51

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức trường Cao đẳng Tiền Giang 60

Sơ đồ 3.1 Vị trí bài trình giảng “Thiết kế rập mẫu” 134

Sơ đồ 3.2 Vị trí bài trình giảng “May hoàn chỉnh sản phẩm” 154

Sơ đồ 3.3 Vị trí bài trình giảng “Thực hiện nhảy mẫu” 158

Trang 20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh lớp

Trung cấp May thời trang tại trường Cao đẳng Tiền Giang 105

Biểu đồ 2.2 Kết quả kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu của học sinh lớp Trung cấp

May thời trang tại trường Cao đẳng Tiền Giang 120

Trang 21

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Hiện nay, thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 4.0 làm cho tri thức nhân loại ngày một tăng lên với tốc độ chóng mặt Kiến thức ngày hôm nay thì hôm sau đã có thể trở nên lạc hậu Để có thể đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng như vậy, thì vấn đề đặt ra cho nền giáo dục các nước là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế thế giới đã có những biến đổi to lớn về cơ cấu, loại hình, phương thức hoạt động, sản phẩm v.v Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng đã làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội Con đường từ khoa học đến công nghệ và sản xuất ngày càng rút ngắn, công nghệ càng cao thì hàm lượng tri thức càng lớn Khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, xã hội Trong một xã hội như vậy, đòi hỏi con người phải có đủ trình độ, kỹ năng để có thể làm chủ được khoa học, biến khoa học và công nghệ phục vụ lại cho đời sống của con người

Mục tiêu chung phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay là nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và phát triển toàn diện con người về chính trị, trí tuệ, đạo đức, ý chí và thể lực v.v hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu trình độ, ngành nghề và khu vực lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đem lại giá trị cao cho nền kinh tế quốc dân

Dạy nghề với chức năng đào tạo người lao động cung cấp cho xã hội Mục tiêu của GDNN là: “GDNN nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đảm bảo nâng cao năng suất, chất

Trang 22

lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn” [3]

Để dạy nghề có thể đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo lao động kỹ thuật trong quá trình hội nhập quốc tế cần có những nghiên cứu phát triển dạy nghề theo quan điểm mới, mô hình dạy nghề phải được thay đổi Giáo dục nghề nghiệp phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là con người toàn diện, tự chủ, hội nhập quốc tế, thích ứng được với sự đổi thay của xã hội

Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo ngày 14 tháng 01 năm 2013 nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Giáo dục nghề nghiệp được xây dựng dựa trên hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.” [1]

DHTH đã được Bộ Lao động thương binh và xã hội và Tổng cục dạy nghề quan tâm chỉ đạo cho các cơ sở dạy nghề thực hiện từ năm 2006 Năm 2008, Bộ đã ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng, trung cấp cho các nghề đào tạo khác nhau Đây là cơ sở pháp lý để các trường dạy nghề trong toàn quốc thực hiện chuyển đổi quá trình đào tạo nghề từ phương thức truyền thống niên chế sang phương thức đào tạo mới Theo đó các môn học chung tạo cơ sở lý thuyết để học tập mođun các NLTH Chủ trương này nhằm cho quá trình đào tạo nghề gắn liền với thực tế sản xuất, không ngừng đáp ứng nhu cầu của xã hội về chất lượng của nguồn nhân lực, trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Dạy học tích hợp là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học lý thuyết và dạy học thực hành để dạy cho người học hình thành một năng lực nào đó nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun [3] Sự kết hợp lý thuyết và thực hành được thực hiện trong một tiết học, một bài học trong cùng một không gian và thời gian giúp

Trang 23

cho cả hai phần này không tách rời nhau mà bổ trợ cho nhau, người học dể hiểu nội dung lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào thực hành kỹ năng một cách có hiệu quả

Để có thể dạy học tích hợp, chương trình đào tạo phải được xây dựng theo

định hướng “tiếp cận theo kỹ năng” trên cơ sở tổ chức các năng lực cần thiết của

thực tiễn sản xuất tức là chương trình phải được cấu trúc theo các môđun năng lực

thực hiện nhằm hình thành các kỹ năng hành nghề cho người học [36]

Trường Cao đẳng Tiền Giang là đơn vị đào tạo lực lượng lao động lớn cho tỉnh Tiền Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung Trong những năm qua, trường đang từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các ngành học để xứng đáng là trường trọng điểm đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh nhà

Các ngành nghề đào tạo của trường hiện nay đều đào tạo theo chương trình GDNN và trường cũng thuộc hệ thống quản lý của Bộ LĐTB & XH DHTH được bắt buộc triển khai và đã được thực hiện ở tất cả các ngành học nói chung và ngành May thời trang nói riêng từ khi có văn bản chỉ đạo của Bộ LĐTB và XH Do đó, việc DHTH tại trường Cao đẳng Tiền Giang có nhiều thuận lợi Tuy nhiên, trong thực tế DHTH, phần lớn GV tại trường vẫn chưa thực hiện đúng theo hướng dẫn công văn 1610/TCDN – GV ngày 15/9/2010 V/v hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp của Tổng cục dạy nghề, quy trình dạy học vẫn thực hiện theo lối tiếp cận nội dung chưa chú trọng phát triển NLTH cho người học, các PPDH mà GV sử dụng chủ yếu là phương pháp truyền thống: truyền thụ một chiều, dạy học thuyết trình, giảng giải, dạy lý thuyết và thực hành rời rạc nhau, ít chú ý đến phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi, tư duy độc lập, rèn luyện kỹ năng tay nghề cho HS

Mặt khác, bản thân HS cũng khá thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức mà chỉ học tập thông qua việc ghi nhớ, tiếp nhận những kiến thức có sẵn do GV cung cấp cho chứ không tích cực nghiên cứu, tự tìm hiểu và tự học Điều này dẫn đến kết quả học tập của người học không cao, người học lúng túng khi vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, kỹ năng của người học không đáp ứng yêu cầu của môn học Do đó chất lượng đào tạo của nhà trường chưa được đảm bảo, chưa thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực người học Hơn nữa, đối với những kỹ năng chuyên môn

Trang 24

của một người công nhân kỹ thuật như thiết kế rập mẫu, lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và nhảy mẫu sản phẩm may của người học còn rất hạn chế, khi vận dụng vào trong thực tiễn công việc còn nhiều sai sót, chưa đáp ứng được mong đợi của GV

Như vậy, xuất phát từ nhu cầu xã hội và nhu cầu nâng cao chất lượng giảng

dạy, nghiên cứu đề tài “Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao

2 Mục tiêu nghiên cứu

Rèn luyện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng thực hiện phương pháp nhảy mẫu sản phẩm may cho học sinh qua tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp - Nghiên cứu thực trạng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

- Tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

6 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang chưa thực hiện đúng hướng dẫn theo công văn 1610 của Tổng cục dạy nghề về cách thức biên soạn giáo án và tổ chức DHTH nên kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS còn hạn chế

Kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS sẽ được cải thiện khi GV tổ chức DHTH modun Thiết

Trang 25

kế rập công nghiệp theo đúng hướng dẫn của công văn 1610 của Tổng cục dạy nghề tại trường Cao đẳng Tiền Giang

7 Phạm vi nghiên cứu 7.1 Về nội dung

Đề tài tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp các nội dung sau: - Thiết kế rập mẫu

- May hoàn chỉnh mẫu - Nhảy mẫu

7.2 Khách thể khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 05 giáo viên dạy modun Thiết kế rập công nghiệp và 110 học sinh lớp Trung cấp May thời trang tại Bộ môn May thời trang, khoa Cơ bản trường Cao đẳng Tiền Giang

8 Phương pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa các tài liệu nghiên cứu về PPDH, đổi mới PPDH, DHTH, DHTH trong đào tạo nghề, giáo án tích hợp, tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp Kết quả nghiên cứu tài liệu là cơ sở khoa học để xây dựng các vấn đề lý luận về tổ chức DHTH modunThiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau:

8.2.1 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng hoạt động học tập modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang Bên cạnh đó, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi còn được sử dụng để tìm hiểu sự thay đổi về kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS sau khi tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện trên 110 học sinh lớp Trung cấp may tại trường Cao đẳng Tiền Giang Bảng hỏi cho HS gồm các nội dung

Trang 26

sau: Nhận thức của HS về vai trò của modun Thiết kế rập công nghiệp đối với thực tiễn nghề nghiệp; thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của HS; tính tích cực học tập của HS trong và ngoài giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp; mức độ kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may mà HS đạt được; yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hình thành kỹ năng của HS

Nội dung phỏng vấn học sinh: Nhận thức của học sinh về vai trò của modun Thiết kế rập công nghiệp đối với thực tiễn nghề nghiệp; thái độ học tập của học sinh khi học tập modun Thiết kế rập công nghiệp; việc vận dụng kiến thức modun Thiết kế rập công nghiệp để hình thành kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của học sinh

8.2.3 Phương pháp quan sát

Vận dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin định tính về thực trạng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang PP này còn được sử dụng để thu thập các thông tin về kết quả DHTH trong đào tạo nghề, về mức độ hình thành kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS khi học modun Thiết kế rập công nghiệp theo hướng tích hợp tại Trường Cao đẳng Tiền Giang

Trang 27

Đề tài quan sát hoạt động dạy của giáo viên qua vận dụng các PPDH, hình thức tổ chức dạy học, giáo án DHTH Đề tài cũng quan sát thái độ, hoạt động và hành động học của học sinh khi học tập modun Thiết kế rập công nghiệp

8.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục để nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, giáo án của GV, đồng thời nghiên cứu các sản phẩm hoạt động cụ thể của HS trong suốt quá trình tham gia học tập để có thể nhận xét, đánh giá sự phát triển kỹ năng của học sinh

8.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học: “Kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS sẽ được cải thiện khi tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp đúng theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề tại Trường Cao đẳng Tiền Giang”

8.3 Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm excel và thống kê để xác định kết quả xử lý số liệu về thực trạng dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, về dữ liệu phỏng vấn tại Trường Cao đẳng Tiền Giang

9 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có các phần sau: - Mở đầu

- Chương 1: Cơ sở lý luận về DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp - Chương 2: Thực trạng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

- Chương 3: Tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

- Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục

Trang 28

Tích hợp là một xu hướng của lý luận dạy học được nhiều nước trên thế giới quan tâm và đã thực hiện ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX như ở Mỹ, Anh, Nga, Đức, Pháp, v.v Cách tiếp cận tích hợp lần đầu tiên ở Mỹ và Anh dưới hình thức một thuật ngữ khác là PP dự án, chúng được áp dụng trước hết ở các trường trung học nghề, cao đẳng và đại học Dần dần, chương trình tích hợp được chuyển xuống các bậc học thấp hơn Tư tưởng tích hợp đã gắn chặt với các khái niệm hoạt động và xã hội hóa nhà trường, nhằm đẩy việc học tập của nhà trường gần gũi hơn nữa với cuộc sống xã hội, hạn chế tính hàn lâm sách vở và lối giáo dục nhồi nhét

Vào những năm 1980 – 1990 của thế kỉ XX, dạy học tích hợp trở thành một tư tưởng, một trào lưu bắt đầu được đề cập và đưa vào trường học phổ thông và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới Hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng đã sử dụng các chương trình khoa học tích hợp để dạy các kiến thức về tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học và THCS Vào giai đoạn này, giáo dục ở nhiều nước bị

Trang 29

phê phán là đã không chuẩn bị cho học sinh trở thành những công dân hữu ích, đáp ứng được yêu cầu của thế kỉ XXI Một phần nguyên nhân người ta cho là chương trình dạy học chưa phù hợp Học sinh không thích học do chúng không tìm thấy ý nghĩa cá nhân trong các môn học Bên cạnh đó, các nghiên cứu về não bộ cho thấy, quá trình nhận thức có hiệu quả hơn khi có sự kết nối với nhau và cách tiếp cận tích hợp cho phép làm giảm đến mức thấp nhất những trùng lắp giữa các lĩnh vực bộ môn Sự phát triển của Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến dạy học tích hợp Lượng kiến thức thông tin đa dạng, phong phú trên Internet và các phương tiện truyền thông khác sẽ không cho phép chúng ta có thể dạy mọi thứ được, mà thay vào đó là nghiên cứu các khái niệm theo chiều sâu, đa chiều thay cho theo chiều rộng [8]

Dạy học tích hợp cũng được nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới nghiên cứu và phát hiện ra rằng áp dụng tích hợp trong dạy học có thể dẫn đến sự tò mò trí tuệ cho học sinh nhiều hơn, cải thiện thái độ của học sinh đối với việc học, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, và gặt hái được thành tích học tập ở trường cao hơn

Cũng nghiên cứu về vấn đề dạy học tích hợp, R.J Todd cho rằng: “Dạy học tích hợp có sự liên hệ giữa kiến thức và kĩ năng của các chuyên ngành hoặc các môn học khác nhau để bảo đảm cho học sinh phát huy có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình trong việc giải quyết các tình huống tích hợp cụ thể Các nhà nghiên cứu đưa ra các tiêu chí quan trọng của dạy học tích hợp, bao gồm: việc học và nghiên cứu các môn học khác nhau, có thời khóa biểu linh động, giáo viên giảng dạy theo nhóm, quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, có sự tương tác về trình độ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh và giáo viên, và giữa các giáo viên với nhau [51, tr.148]

Wraga đã nhấn mạnh rằng dạy học tích hợp làm cho việc học có nhiều ý nghĩa hơn khi xét theo góc độ liên kết giữa học sinh và học sinh, học sinh và giáo viên, liên kết các môn học Trên bình diện của học sinh, học sinh cảm thấy hứng thú hơn vì được thể hiện năng lực của chính mình [52, tr.4 – 11]

Trang 30

Fan trong bài báo cáo trình bày tại diễn đàn về giáo dục tích hợp và cải cách giáo dục được tài trợ bởi Hội đồng Giáo dục Tích hợp Toàn cầu ở Santa Cruz đã đưa ra quan điểm: “Khái niệm giáo dục tích hợp nhấn mạnh các phương pháp trong đó tập trung xem các sinh viên như một đoàn thể Mục tiêu không phải làm thế nào để tìm thấy một công việc tốt hoặc kiếm thật nhiều tiền, mà là phát triển một con người toàn diện Mỗi phần của cá nhân – tâm trí, cơ thể, cảm xúc và tinh thần, nên được phát triển cùng một lúc và được hòa nhập vào toàn bộ con người Hơn nữa, ý tưởng về giáo dục tích hợp không chỉ là về cách làm cho một người thông minh mà để phát triển con người hoàn chỉnh hơn Giáo dục tích hợp không chỉ cung cấp cho mọi người kiến thức mà còn giúp đỡ họ để kiến thức sẽ trở thành trí tuệ thực sự của họ Với giáo dục tích hợp, không có sự phân chia giữa trường học và xã hội, học tập và cuộc sống của con người, kiến thức và trí tuệ [46]

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, hai tổ chức quốc tế UNESCO và ILO không chỉ khuyến khích mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm modun trong đào tạo nghề Tại Paris, các chuyên gia khi nghiên cứu về tích

hợp đã cho rằng, sử dụng modun “là thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo, đặc biệt cho giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và trong việc phổ biến kỹ thuật mới” và khuyến cáo các nước đang phát triển khi đầu tư tổng thể cho giáo dục còn

đang hạn chế thì nên quan tâm đến hình thức đào tạo đang được áp dụng trên thế giới, không nên “sa đà” vào việc gây tranh cãi, duy danh thuật ngữ mà nên triển khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm [15]

Từ đào tạo theo modun kỹ năng thực hành nghề (Modules of employable skills – MES) đến đào tạo theo modun năng lực thực hiện (MEQ): Đề cương năm 1973 của tổ chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phương thức đào tạo theo modun (MES = phương thức đào tạo nghề theo công việc/ kỹ năng hành nghề) Phương thức đào tạo này bị phê phán là hẹp, thiển cận không đủ đáp ứng về trình độ, những yếu tố lý thuyết của phương thức đào tạo theo modun chỉ dừng lại ở mức thấp không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn đề Do vậy, đề cương năm 1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình độ, chương trình đào

Trang 31

tạo này đã đáp ứng được mong muốn của xã hội và mang lại rất nhiều ưu điểm hơn

so với các phương thức đào tạo trước đó [16]

Ở Mỹ, các trường THPT của bang Illinois đã kết hợp các nghiên cứu về toàn cầu hóa vào trong chương trình của nhà trường Điều này sẽ giúp cho HS hiểu sâu hơn các vấn đề của thế giới từ nhiều góc nhìn khác nhau Hoặc ở một trường học khác của bang New Jersey, nhà trường cho rằng các yếu tố xã hội và xúc cảm là những yếu tố quan trọng nhất đối với đời sống của đứa trẻ Chính vì thế, ở từng khía cạnh nhận thức của nhà trường được thiết kế để chỉ rõ cho HS biết là người lớn quan tâm đến chúng Nhà trường đã sử dụng chương trình học về xã hội và xúc cảm để hướng dẫn sự kết hợp Hiệu trưởng chỉ đạo các cuộc họp với cha mẹ, với HS và GV để thảo luận và cam kết thực hiện chương trình trên Từng HS được cảm nhận và trải nghiệm chương trình đó hàng ngày HS bắt đầu một ngày với công việc dành cho phát triển cộng đồng Chúng thuộc về các tổ/nhóm và có cơ hội tiếp cận với tổ nhóm GV của mình càng nhiều càng tốt Cha mẹ được khuyến khích tham gia càng nhiều càng tốt như là những đối tác, và có một Trung tâm cha mẹ trong nhà trường Có chương trình truyền hình phục vụ cộng đồng là sản phẩm của HS lớp 8 được phát hàng ngày, trong đó nói về những tin tức của HS và những điểm nóng phục vụ công cộng Những điểm nóng này được rút ra từ chính những nghiên cứu của HS và nội dung thường tác động đến những chủ đề hình thành nhân cách v.v

Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Mỹ đã sớm sử dụng chương trình Modun trong đào tạo công nhân làm việc trong các nhà máy sản xuất ôto của các hảng General Motor và Fofd vào những năm XX của thế kỷ XIX Để đáp ứng yêu cầu sản suất theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân được đào tạo khóa học cấp tốc trong thời gian chỉ từ 2 đến 3 ngày Học viên được làm quen với mục tiêu công việc và đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm nhận được công việc cụ thể trong dây chuyền Phương pháp và hình thức đào tạo nay đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng

Trang 32

rộng rãi ở Anh và một số nước Tây Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo [16]

Chương trình dạy học tích hợp đã được Australia áp dụng vào trường học từ những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI [44] Tại nước này, DHTH được xem là phướng pháp then chốt của nền GD phổ thông Các nhà hoạch định chính sách giáo dục đã đưa ra tiêu chí DHTH bao gồm việc học và nghiên cứu các môn học khác nhau, GV dạy theo nhóm, quá trình học lấy HS làm trung tâm

Australia là quốc gia phát triển, dân số đông, GD luôn được xem là quốc sách hàng đầu Cho đến nay quốc gia này trở thành một trong những nước đi đầu danh sách về phát triển toàn diện GD Mục tiêu của chương trình giáo dục tích hợp cho giáo dục phổ thông Australia được xác định rõ ràng Trong đó, chương trình giáo dục tích hợp là hệ thống giảng dạy tích hợp đa ngành, trong hệ thống đó tầm quan trọng của việc phát triển và ứng dụng kỹ năng được chú trọng, quá trình dạy học tích hợp này bao gồm việc dạy, học và kiểm tra đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức cũng như ứng dụng của học sinh phổ thông [52]

Các nhà giáo dục ở Australia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí quan trọng của dạy học tích hợp, bao gồm: việc học và nghiên cứu các môn học khác nhau, có thời khóa biểu linh động, giáo viên (GV) giảng dạy theo nhóm, quá trình học lấy HS làm trung tâm, có sự tương tác về trình độ giữa HS với HS, giữa HS và GV, và giữa GV với nhau [49]

Hiện nay tại hầu hết các trường phổ thông của Australia, chương trình giảng dạy tích hợp đã được thiết kế và thường xuyên thay đổi cho phù hợp Tuy nhiên, chính quyền liên bang đặc biệt ưu tiên và nhấn mạnh tầm quan trọng của giảng dạy tích hợp với các loại trường phổ thông đặc thù: đó là các trường ở khu vực nông thôn, xa thành thị; kế đến là các trường dành cho HS con em của thổ dân ở Australia (Aboriginal schools) và các trường dành riêng cho HS khuyết tật [41]

Trong đào tạo nghề, vào cuối thập kỷ 80 Australia đã bắt đầu một cuộc cải cách mang tính hiện đại và góp phần to lớn trong việc hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh học nghề Đó là việc thiết lập một hệ thống đào tạo dựa

Trang 33

trên năng lực thực hiện, các tác giả như Roger Harris, Hugh Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg đã nghiên cứu khá toàn diện về giáo dục và đào tạo dựa trên năng lực thực hiện ở Australia, đặc biệt nhấn mạnh đến tiêu chuẩn năng lực thực hiện, phát triển chương trình, đánh giá người học trong hệ thống đào tạo dựa trên năng lực thực hiện [6] Trong đào tạo nghề ở nước này, Australia rất chú trọng đào tạo kết hợp lý thuyết và thực hành, phương thức đào tạo theo modul tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề có nội dung đào tạo định hướng rõ ràng về các kỹ năng làm việc thực tế mà thị trường lao động đòi hỏi

Nghiên cứu cách thực kết nối kiến thức lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp cho học viên học nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Australia, Sarojni Choy đã chỉ ra giá trị của sự gắn kết hoạt động học tập trong trường nghề với các tình huống nghề nghiệp thực tiễn tại nơi làm việc Sự gắn kết này không chỉ giúp học sinh học nghề không chỉ lĩnh hội nền tảng lý thuyết vững chắc mà còn có nhiều cơ hội thực tập kiến thức lý thuyết vào thực tiễn công việc và áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào hoạt động nghề nghiệp [50]

Để phát triển năng lực nghề nghiệp và năng lực cá nhân cho học sinh học nghề tại Phần Lan, Laura Pylväs, Heta Rintala và Petri Nokelainen (2018) đã nghiên cứu cách thức tích hợp kiến thức và kỹ năng vào các tình huống nghề nghiệp tại nơi làm việc Nghiên cứu được thực hiện tại 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ, chăm sóc sức khoẻ và xã hội cho thấy, sự tích hợp lý thuyết, kỹ năng nghề với các tình huống nghề nghiệp thực tiễn tại doanh nghiệp không chỉ giảm bớt tình trạng bỏ học của học sinh học nghề mà còn góp phần phát triển toàn diện năng lực cá nhân và nghề nghiệp của học sinh [45]

Như vậy, dạy học tích hợp trên thế giới đã được triển khai sâu rộng ở nhiều quốc gia, trong nhiều lĩnh vực và nhiều môn học khác nhau từ dạy học phổ thông đến dạy học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Dạy học tích hợp trên thế giới là cơ sở, là nền tảng cho định hướng giáo dục theo phương thức phát triển năng lực người học của Việt Nam giai đoạn hiện nay

Trang 34

1.1.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số môn ở trường tiểu học Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng các môn theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện

Trong những năm 90 của thế kỷ XX, quan điểm tích hợp đã ảnh hưởng tới nền giáo dục của Việt Nam, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau đã được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng Chủ yếu áp dụng để dạy học đặc biệt là ở cấp tiểu học, trường phổ thông và trung học cơ sở

DHTH trong các trường phổ thông được nghiên cứu và triển khai sâu rộng trong hệ thống giáo dục của nước ta, rất nhiều tác giả cũng rất quan tâm và nghiên cứu nhiều về vấn đề này

Nguyễn Thị Kim Dung trong bài báo tham luận ở Hội thảo Kỷ yếu về dạy học tích hợp của Viện nghiên cứu Giáo dục thuộc trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh đã nêu ra các khái niệm về tích hợp, dạy học tích hợp, các mức độ tích

hợp và đưa ra nhận xét: “Dạy học tích hợp là một khái niệm còn tương đối mới, đang được cụ thể hóa ở nhiều cấp độ khác nhau trong các chương trình giáo dục Tùy theo vấn đề, nội dung cũng như nhu cầu thực tế và trình độ của GV mà mức độ tích hợp trong giảng dạy là khác nhau Có những nội dung chỉ tích hợp trong một môn học theo chủ đề; có những nội dung được tích hợp đa môn hoặc xuyên môn như dạy học theo dự án chẳng hạn Tích hợp như thế nào trong chương trình để tránh sự lồng ghép "cơ học", để tiếp cận vấn đề được tự nhiên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu và khoa học” [8]

Hà Thị Lan Hương đã thể hiện quan điểm: “DHTH là phương thức dạy học duy nhất có thể đạt được mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực cho người học để nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động Để dạy học tích hợp thành công nhà giáo dục phải biết vận dụng quan điểm tích hợp từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến khâu tổ chức dạy học (nhất là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học)

Trang 35

đưa học sinh vào trong những tình huống thực để học sinh tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho các em” [18]

Dạy học tích hợp gần đây đã được áp dụng vào trong việc thiết kế chương trình, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo ở lĩnh vực chuyên nghiệp trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề với chương trình môn học hay còn được gọi là Modun với mục tiêu dạy học được xây dựng theo năng lực đáp ứng chuẩn đầu ra cho người học

Từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, chương trình dạy học theo modun đã được nghiên cứu, triển khai, áp dụng ở Việt Nam thông qua sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các dự án dạy nghề trong và ngoài nước Tuy nhiên, thời kì đó việc áp dụng các chương trình dạy nghề theo modun mới chỉ thực hiện ở một số chương trình dạy nghề ngắn hạn và mang tính thí điểm Từ khi có Luật Dạy nghề (năm 2006 đến nay), modun được chính thức đưa vào các chương trình dạy nghề ở cả ba cấp trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng Theo số liệu của Tổng cục dạy nghề, tính đến tháng 12/2010 đã ban hành được 194 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng, trung cấp, được xây dựng theo hướng tích hợp giữa môn học và modun, trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc theo phương pháp tiên tiến của thế giới (phương pháp DACUM), gắn với vị trí làm việc của người lao động hoặc dựa vào tiêu chuẩn kĩ năng nghề [1]

Trong giai đoạn năm 2011 – 2015 tổng cục Dạy nghề đã phối hợp với các tổ chức quốc tế (EBG, APPE, City&Guilds, Hội đồng Anh, v.v) và các cơ sở dạy nghề trong nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho nhà giáo dạy các nghề trọng điểm quốc gia; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, nghiệp vụ sư phạm quốc tế; hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy nghề theo hướng tích hợp cho các nhà giáo [17]

Ngày nay, nhận thấy được tầm quan trọng của dạy học tích hợp trong đào tạo ở các bậc học nói chung và trong đào tạo nghề nói riêng, vấn đề dạy học tích hợp được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu sâu rộng

Trang 36

Ngô Phan Anh Tuấn trong bài tham luận cho Tạp chí khoa học của trường Đại học Đồng Nai đã đề cập đến việc kết hợp ưu điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và học tập trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động hướng nghiệp qua các môn học và hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa trong dạy học tích hợp

Trong bài viết này tác giả đã nhấn mạnh: “Dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới giáo dục, là một bước chuyển từ dạy học theo cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người năng động, sáng tạo, có năng lực vận dụng kiến thức khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống” [29]

Trần Văn Xuyên trong nghiên cứu của mình về dạy học tích hợp trong đào tạo nghề cũng đã đưa ra quan điểm: “DHTH trong đào tạo nghề cũng không khác dạy học theo lối truyền thống đó chính là dạy học xuất phát từ mục tiêu bài học Tuy nhiên, con đường dẫn đến mục tiêu, phương pháp dạy học và cách đánh giá sẽ khác nhau Do đó bắt buộc phải có sự thay đổi về các yếu tố của quá trình dạy học như: chương trình và học liệu, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, quản lý và đánh giá bài giảng tích hợp Điều kiện để dạy học tích hợp là chương trình được cấu trúc theo các modun; mỗi modun thích ứng với yêu cầu của năng lực thực hiện của một hoặc nhóm công việc theo các tiêu chí đặt trước của công nghiệp Vì vậy, các nhà thiết kế chương trình cần phải xem xét tỉ mỉ mỗi modun có đóng góp như thế nào tới việc đạt mục tiêu đào tạo khóa học Chương trình đào tạo cần nêu rõ chủ đề được dạy và mức độ chi tiết từng nội dung [41]

Nghiên cứu một số vấn đề về dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp, Hồ Ngọc Vinh đã làm rõ khái niệm tích hợp, dạy học tích hợp, các kiểu chương trình tích hợp (đa môn, liên môn, xuyên môn), dạy học tích hợp trong đào tạo nghề để từ đó đưa ra nhận xét: “Dạy học tích hợp trong đào tạo nghề là quá trình sư phạm đảm bảo liên kết giữa nội dung môn học/ modun, sự gắn kết giữa dạy học lý thuyết chuyên môn ứng dụng với hướng dẫn thực hành và luyện tập của HS nhằm hình thành năng lực hoạt động nghề nhất định, nhiệm vụ học tập trên cơ sở giải quyết các dự án” [40]

Trang 37

Dạy học tích hợp cũng được những học viên cao học lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình, sau đây là một số tên đề tài của các tác giả mà người nghiên cứu đã tìm hiểu:

Phan Gia Phước với đề tài: “Tổ chức dạy học môn Acess theo hướng tích hợp tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức”, đề tài được triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đã tìm hiểu về cơ sở lý luận của dạy học tích hợp, khảo sát thực trạng dạy học tích hợp và tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu tại trường, công trình nghiên cứu của tác giả đã khẳng định vai trò và lợi ích của dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, góp phần nâng cao khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh Tuy nhiên đề tài vẫn chưa vận dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá theo năng lực người học để đánh giá trong suốt quá trình thực nghiệm của đề tài [24]

Trong lĩnh vực ngành nghề Chế biến gỗ, Nguyễn Hữu Quý với đề tài: “Triển khai dạy học tích hợp modun Gia công thanh nghề sản xuất ván ghép thanh hệ sơ cấp tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ” đã phân tích, tổng hợp các cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, khảo sát thực trạng dạy học, xây dựng

quy trình dạy học tích hợp cho modun Gia công thanh truyền sản xuất ván ép hệ sơ cấp trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Nam Bộ [26]

Trong đào tạo nghề May thời trang, việc thiết kế, áp dụng PPDH tích hợp, tổ chức DHTH các modun chuyên môn nghề là rất cần thiết Vì khi gắn kết giữa dạy học lý thuyết chuyên môn ứng dụng ngay vào thực hành, luyện tập sẽ giúp người học hình thành năng lực nghề nghiệp vững vàng Qua đó hình thành ở người học năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn và có thể huy động kiến thức, kỹ năng giải quyết các tình huống khó khăn trong thực tế sản xuất ngành May một cách hữu ích

Các tác giả nghiên cứu dạy học tích hợp để đào tạo các modun trong lĩnh vực May thời trang cũng rất là nhiều, các đề tài khi nghiên cứu cũng đã góp phần giúp cho việc dạy học tích hợp trong lĩnh vực May thời trang đi theo đúng quy định của Bộ LĐTB & XH Điều này góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình đào tạo nghề May thời trang hiện nay

Trang 38

Đào Thị Hồng Vân với đề tài: “Áp dụng dạy học theo hướng tích hợp cho môn Giác sơ đồ trên máy tính” đã nghiên cứu các phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như PPDH dự án, PPDH nêu và giải quyết vấn đề; phân tích hoạt động tích hợp và vận dụng vào tổ chức DHTH môn học Giác sơ đồ trên máy tính nhằm mục đích nâng cao khả năng học tập của HS và chất lượng giảng dạy của GV [39]

Trần Thị Đan Thanh với đề tài: “DHTH modun Công nghệ sản xuất nghề May thời trang hệ Trung cấp trường Cao đẳng nghề Đồng Nai” đã đưa ra các cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, khảo sát thực trạng DHTH và hoạt động học tập tích hợp modun Công nghệ sản xuất và tổ chức DHTH modun Công nghệ sản xuất nghề May thời trang hệ trung cấp tại trường Cao đẳng nghề Đồng Nai Đề tài đã tìm hiểu, phân tích, tổng kết những mặt mạnh và hạn chế của dạy học tích hợp và đề xuất các biện pháp xây dựng bài giảng tích hợp Tuy nhiên đề tài chưa vận dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá

theo năng lực người học để đánh giá năng lực của người học [38]

Trên cơ sở phân tích một số nghiên cứu về dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, đề tài xác định các kết luận sau:

- DHTH từ lâu đã trở thành một hình thức dạy học mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề và chương trình dạy học ở các cấp bậc học khác nhau đều có thể sử dụng trong dạy học DHTH là hình thức dạy học kích thích GV tư duy và không ngừng trao dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và HS hứng thú với giờ học, dể hiểu và hiểu sâu nội dung bài học HS có sự chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

- DHTH đã trở thành một tư tưởng sư phạm hiện đại được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam Việc áp dụng DHTH là cần thiết và đúng đắn Những nước phát triển trên thế giới đã đi trước Việt Nam trong việc triển khai những quan niệm về DHTH Họ đã có những nghiên cứu thấu đáo và cách nhìn toàn diện khi tiến hành đổi mới và vận dụng DHTH trong GD

- DHTH là cơ sở cho các chính sách quan trọng cho các quốc gia trong việc nghiên cứu phân tích để vận dụng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước

Trang 39

- DHTH đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới Các nghiên cứu này đã làm sáng tỏ bản chất, vai trò và tầm quan trọng của DHTH trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

- DHTH tuy mới xuất hiện trong chương trình giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay tuy nhiên đã được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng và cơ quan chức năng đặc biệt là BLĐTB & XH Bộ đã đưa ra rất nhiều hướng dẫn chỉ đạo giúp cho việc vận dụng DHTH và ứng dụng dạy học theo phương thức đào tạo theo modun trong GDNN được thuận lợi

- Cũng như các mọi ngành nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ngành May thời trang cũng vận dụng các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học tích hợp vào dạy chương trình modun của nghề

Tuy nhiên, việc DHTH trong hệ thống GDNN ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và việc vận dụng vẫn còn mang tính nhỏ lẻ Các công trình nghiên cứu trên chưa tập trung nghiên cứu đầy đủ về DHTH Modun Thiết kế rập công nghiệp nhưng đã thể hiện những quan điểm, nội dung và cách thức trong DHTH Từ đó giúp người nghiên cứu thấy rằng, DHTH là việc kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành nhằm giúp người học hình thành năng lực nghề nghiệp, đáp ứng công việc sau khi ra trường Việc kết hợp này phải mang tính hòa quyện, linh hoạt, sáng tạo và sử dụng nhiều PPDH theo mô hình phát triển năng lực người học Vì vậy, nghiên cứu việc gắn kết dạy học lý thuyết và thực hành dựa trên sự phối hợp các PPDH và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong cùng một không gian và thời gian trong dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Cao đẳng Tiền Giang có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.2 Các khái niệm cơ bản

Để dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài sử dụng các khái niệm công cụ sau:

1.2.1 Dạy học

Theo sách Giáo dục học của trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ

Chí Minh (2012): “Dạy học là hoạt động đặc thù của xã hội loài người, trong đó

Trang 40

thế hệ trước truyền đạt lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử - xã hội nhằm tái tạo lại ở những thế hệ trẻ những năng lực thích ứng và năng lực sáng tạo trước sự phát triển của xã hội” [36, tr.143]

Theo Trần Anh Tuấn (chủ biên), Ngô Thu Dung, Mai Quang Huy (2001):

“Dạy học/quá trình dạy hoc, là một hộ phận của quá trình giáo dục (nghĩa rộng), là quá trình tác động qua lại một cách có tổ chức giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp người học nám vững một liệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xào v.v đã được quy định bởi một kế hoạch, chương trình nhất định, hình thành một trình độ học vấn hay một trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phát triển những năng lực và phẩm chất của người học theo yêu cầu của một mục tiêu giáo dục cụ thể” [35, tr 43]

Dạy học là con đường chủ yếu để đạt được mục đích giáo dục và đào tạo Dạy học có nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn (kiến thức, kỹ năng, phương pháp), trên cơ sở đó giúp hình thành phẩm chất nhân cách và phát triển trí tuệ cho người học Trong quá trình dạy học đều có sự phối hợp của hai chủ thể, người dạy và người học, người dạy đóng vai trò chủ đạo và người học đóng vai trò chủ động [15]

Như vậy, dạy học là quá trình tương tác (hợp tác) giữa thầy và trò, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo như: tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh, còn trò giữ vai trò chủ động: tự giác, tích cực thông qua việc tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học Có thể nói dạy học là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc phát triển hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của người học

1.2.2 Phương pháp dạy học

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Methodos” – nguyên

văn là con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tượng đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích [32, tr.70]

Phương pháp dạy học theo Nguyễn Ngọc Quang là “cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học v.v” [25]

Ngày đăng: 07/09/2024, 06:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN