Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương.
Trang 1PHAN THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN
‘AI TRUONG CAO DANG SU PHAM TRUNG UONG ên ngành: Khoa học thư viện : 60 32 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HQC THU’ VIEN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
'TSKH Nguyễn Thị Đông
Trang 2Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và khoa Sau Đại học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Ban Giám hiệu và Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, các thầy cô giáo giảng dạy của khóa Cao học thư viện 2008 - 201 1 đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong suốt chặng đường học tập và nghiên cứu khoa học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TSKH Nguyễn Thị Đông về những định hướng nghiên cứu khoa học quan trọng và sự tận tình giúp đỡ của cô trong quá trình hoàn thiện bản luận văn
Tôi xin ghi nhận và biết ơn sâu sắc những tình cảm mà gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên khích lệ, tạo điều kiện cho tơi
hồn thành bản luận văn này
Mặc dù tác giả đã cố gắng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn học viên và các anh chị em đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2011 Tác giả
Trang 3DANH MỤC CAC BANG BIEU DANH MUC CAC SO DO, BIEU DO DANH MUC CAC TU VIET TAT
MO DAU
CHUONG 1: NGUOI DUNG TIN TRONG HOAT DONG THONG TIN - 'THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẢNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG 16
1.1 KHAI QUAT VE TRUONG CAO DANG SU’ PHAM TRUNG ƯƠNG 16 4 6 7 8 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16
1.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 20
12 HOẠT BONG THONG TIN ~ THU VIEN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẦNG SƯ
PHAM TRUNG UONG B
12.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương 23
1.2.2 Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương trong đáp ứng nhu cầu tin 35 13 ĐẶC ĐIÊM NGƯỜI DỪNG TIN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẢNG SƯ PHẠM
TRUNG UONG 40
1.3.1 Đặc điểm chung 40
1.3.2 Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm
Trung ương, 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CÀU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU
CAU TIN TẠI TRUONG CAO DANG SU PHAM TRUNG UONG 46
2.1 DAC DIEM NOI DUNG NHU CAU TIN 46
2.1.1, Nhu edu tin theo lĩnh vực khoa học 46
2.1.2 Nhu cầu tin theo loại hình tài liệu 49
2.1.3 Nhu cau tin theo ngôn ngữ tài liệu 52
2.2 TAP QUAN SU DUNG THONG TIN 54
Trang 4
2.3.MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CÀU TIN 68
2.3.1 Mức độ đáp ứng của nguồn lực thông tin 68
2.3.2 Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 71
2.3.3 Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ 75
2.3.4 Mức độ đáp ứng về nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bi, 77 2.4 MOT SO NHAN XET 81 2.4.1 Ưu điểm 81
2.4.2 Han ché 82
2.4.3 Nguyên nhân 85
'CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP KÍCH THICH NHU CAU TIN TAI TRUONG
CAO DANG SU PHAM TRUNG UONG -88
3.1 QUAN TAM PHAT TRIEN NHU CAU TIN CUA NGUOI DUNG TIN 88
3.1.1, Tao điều kiện thuận lợi cho người dùng tin sử dụng thư viện 88
3.1.2 Tăng cường hoạt động tuyên truyền và phổ biến tin 89
3.1.3 Quan tâm công tác đảo tạo, hướng dẫn người ding tin 89 3.2 NANG CAO HIEU QUA PHUC VU THONG TIN - THU VIEN, %
3.2.1 Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin 92
3.2.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
~ thư viện 9%
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin — thư viện 102
3.2.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động thông tin
~ thư viện 103
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC LUAN VA!
106 109
Trang 5
Bang 1 Trình độ của cán bộ thư viện tại Trung tâm 26 Bảng 2 Độ tuổi của cán bộ thư viện tại Trung tâm 2 Bảng 3 Các loại hình nguồn lực thông tin tại Trung tâm 29 Bảng 4 Thống kê giáo trình thuộc các ngành đào tạo tại Trung tâm 30 Bảng 5 Thống kê tài liệu theo ngôn ngữ tại Trung tâm 32 Bảng 6 Kinh phí cho phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm 33 Bảng 7 Lượt phục vụ bạn đọc tại Trung tâm từ năm 2005 ~ 2010 34
Bảng 8 Cơ cấu người dùng tin tại Trung tâm 4
Bảng 9 Nhu cầu tin theo lĩnh vực khoa 46
Bảng 10 Nhu cầu tin theo loại hình tài liệu 48
Bảng 11 Mức độ sử dụng các loại hình tải liệu 50 Bảng 12 Nhu cầu sử dụng tài liệu theo ngôn ngữ SI Bảng 13 Thời gian dành cho nghiên cứu tư liệu và thu thập thông 33 Bảng 14 Các nguồn khai thác thông tin của người ding tin tai Trung tâm 55 Bang 15 Tinh hình sử dụng các sản phẩm thông tin — thư viện 58 Bảng6 Số lượng biểu ghi trong các cơ sở dữ liệu của Trung tâm 60 Bang 17 Tình hình sử dụng các dịch vụ thông tin — thư viện 6 Bang 18 Đánh giá của người dùng tin về mức độ đầy đủ của vốn tài liệu 67 Bảng 19 Hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm 69 Bảng 20 Đánh giá của người dùng tin về chất lượng các sản phẩm thông tỉn - thư
viện 70
Bảng 21 Đánh giá của người dùng tin về chất lượng các dịch vụ thông tin — thr
Trang 6Bảng 24 Đánh giá của người ding tin về tinh than, thái độ phục vụ của cán bộ thư
viện T1
Bảng 25 Tác động của cán bộ thư viện tới việc phát triển hứng thú và nhu cầu tin
của người dùng tin 78
Bảng 26 Đánh giá của người dùng tin về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất 79 Bảng 27 Khả năng tìm kiếm tài liệu của người dùng tin tai Trung tâm 85 Bảng 28 Nhu cầu của người dùng tin về sự trợ giúp của cán bộ thư viện khi tìm tài liệu và tham gia lớp hướng dẫn người dùng tin 86
Trang 7Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương 24
Trang 8CD- ROM CĐSP CSDL KH&CN NDT NCT TT-TV Trung tâm Compact Disk Read Only Memory Cao đẳng Sư phạm Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ Người dùng tin
Nhu cau tin
Thông tin — thư viện
Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm
Trang 9
1, TINH CAP THIET CUA DE TÀI
Trong thời kỳ bùng nỗ thông tin, việc sở hữu những thông tin nhanh, mới và có giá trị đang được xem là lợi thế so sánh của từng quốc gia trong chiến lược phát triển toàn diện Ở góc độ vi mô, tiếp cận thông tin trở thành nhu cầu cơ bản, thiết yếu của mỗi con người trong cuộc sống hàng ngày Quảng bá quốc gia, đưa văn hóa, lịch sử đến với thế giới được từng nước chuyển tải bằng nhiều hình thức khác nhau Nói khác đi, nắm bắt và chuyển
tải thông tin đang trở thành ưu thế trong chiến lược phát triển của từng địa phương, của mỗi quốc gia trong cuộc đua phát triển mang tính toàn cầu
Đặc biệt, trong môi trường giáo dục và đào tạo, nhu cầu thông tin trở thành đòi hỏi thiết yếu, cắp thiết nhằm mục đích chuyền tải một cách kịp thời, hiệu quả và có cơ sở khoa học cao nhất cho mục đích giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương ra đời góp phần quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực sư phạm cho giáo dục mằm non và trình độ cao đẳng sư phạm, có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo của xã hội hiện đại Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đòi
hỏi Nhà trường phải tạo điều kiện thuận lợi để đưa thông tin phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách có hiệu quả
“Trung tâm Thông tin ~ Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm) ra đời với nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin cho toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên của Trường Từ một Trung tâm với
nhiều thiếu thốn, được sự quan tâm sâu sát của các thế hệ lãnh đạo, đến nay đã
Trang 10Trung tâm vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò và chức năng của mình Hoạt
động thông tin — thư viện còn mang nặng tính thủ công, truyền thống dẫn đến
hạn chế hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Trường Đổi mới hoạt động thông tin — thư viện đã trở thành yêu cầu bức thiết của Trung tâm khi Nhà trường đang đặt trọng tâm vào công cuộc đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo, chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, lấy người học là trung tâm
Từ những đòi hỏi trên, để thực hiện tốt vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường, Trung tâm cần tiền hành điều tra, nghiên cứu và phân tích nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin cụ thể trong Trường, để từ đó đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin của họ Trên cơ sở này, đưa ra các định hướng đúng đắn cho công tác phát triển nguồn lực thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ người dùng tin
Vì những lý đo nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu như cầu tin tai Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” nhằm làm rõ nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Trường cũng như đánh giá thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của họ, để đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phục vụ thông tin — thư viện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay
2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
Người dùng tin là một trong những yếu tố quan trọng trong cầu thành
thư viện Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của hoạt động thông,
tin ~ thư viện
Trang 11trong hoạt động thông tin - thư viện, có nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học, các bài viết được đăng tải trên kỷ yếu, tạp chí về vấn đề này với mức độ và phạm vi khác nhau như: Hội nghị khoa học sinh viên chuyên ngành Thư viện tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2008 với bài viết “Nhu cầu thông tin của sinh viên được đảo tạo theo phương thức tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” của Nguyễn Thị Vân Anh với nội dung phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu tin của sinh viên khi Nhà trường chuyển đổi sang hình thức đào tạo mới va tình hình đáp ứng nhu cầu tin đối với nhóm người dùng tin là sinh viên này Bài viết “Một số kỹ năng và yêu cầu trao đổi cá biệt với người dùng tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam của Trương Đại Lượng (2007) đã đề cập đến các kỹ năng và yêu cầu trong việc phục vụ người dùng tin nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu tin của họ Bài viết *Nhu cầu tin và các phương pháp điều tra nhu cầu tin” của Nguyễn Đức Tiến, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Hà Nội, (2003) đã đưa ra các phương pháp điều tra khác nhau để đánh giá một cách chính xác nhu cầu tin của các nhóm người ding tin trong cơ quan thông tin ~ thư viện
Ngoài ra, còn có nhiều luận văn thạc sĩ chuyên ngành thư viện cũng
quan tâm nghiên cứu về vấn đề này như:
“Nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động thông tin của Ban Thông tin ~ Tư liệu và Thư viện tại Viện Chiến Lược và Chính sách khoa học và công nghệ” của Nguyễn Ngọc Dung (năm 2005) Luận văn đã làm rõ nhu cầu tin của người dùng tin và hoạt động thông tin phục vụ người dùng tin tại Viện Chiến Lược và Chính sách khoa học và công nghệ Qua đó, đưa ra kiến nghị, giải pháp hồn thiện, phát triển cơng tác nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động
Trang 12“Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa
học xã hội” của Phạm Thanh Huyền (năm 2007) Luận văn đã xác định những
nhu cầu tin cơ bản cùng thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin ở 'Viện Thông tin Khoa học - Xã hội, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm kích thích phát triển đúng hướng và có hiệu quả nhu cầu tin trong giai
đoạn tiếp theo
“Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng
tin của Thư viện tỉnh Thái Nguyên, của Quản Thị Hoa (năm 2008) Luận văn
đã khảo sát để làm rõ nhu cầu tin và đánh giá mức độ đáp ứng thông tin của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên Từ đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ thông tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên
“Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin ~ Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới” của
Đào Thị Thanh Xuân (năm 2007) đã làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm
nhu cầu tin cũng như tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin trong
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội Từ đó, luận văn đã đưa ra giải pháp cụ thê, khả thi cho việc thỏa mãn
nhu cầu tin ngày càng cao cho người dùng tin, góp phần nâng cao chất lượng, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường
“Nghiên cứu nhu cầu tin tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, của 'Nguyễn Thị Nga (năm 2009) đã xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu tin va dua ra các giải pháp thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tỉn tại Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp
ứng nhu cầu thông tin cho cán bộ và bạn đọc tại Viện
Trang 13và đưa ra cách thức nhận dạng bản chất nhu cầu tin khoa học công nghệ nói chung và nhu cầu tin khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm gần đây, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, với mong muốn đưa ra những ý kiến đóng góp cho hoạt động thông tin - thư viện ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin trong Nhà trường, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ của các cán bộ, giảng viên trong Trường như: Đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình kho mở tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” của Đinh Thị Thu Huyền (năm 2009) Đề tài đã khảo
sát việc tô chức kho mở hiện nay tại một số thư viện tiêu biểu trên địa bàn
thành phố Hà Nội Nghiên cứu cách thức tổ chức, sắp xếp kho tại Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, từ đó xây dựng mô hình tổ chức kho mở tại Thư viện Trường Đề tài khoa học: “Nâng cao, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin — thư viện tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương của Đặng Thị Thu Hiền (năm 2010) Đề tài đã nêu lên nhu cầu phát
triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Thông tin
~ Thư viện Trường Cao đẳ-ng Sư phạm Trung ương Qua đó, đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện và đưa ra các giải pháp nâng cao, đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện Trường Ngoài ra, trong luận văn thạc sĩ: “Hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” của Lê Thị Minh Phương (năm 2010) cũng đã nêu lên vai trò của Thư viện Trường trong tiến trình phát triển và đổi mới, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo của Trường Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện Trường nhằm góp phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ kịp thời nhu cầu của xã hội trong giai đoạn
Trang 14Kết quả nghiên cứu của các đề tài, luận văn này mặc dù chưa được ứng dụng triển khai một cách đầy đủ, nhưng đã phần nào thay đổi hoạt động của “Trung tâm theo chiều hướng tích cực
Đặc biệt, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Nghiên cứu nhu cầu tin của sinh viên Khoa Công nghệ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương” của Kiều Kim Ánh, năm 2008 Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin là
sinh viên trong một khoa của Trường
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện và có hệ thống về nhu cầu tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Đề tài luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên tiếp cận một cách có hệ thống và toàn điện đến vấn đề này
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU
* Mục đích
Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin — Thư viện “Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
* Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn tập trung vào giải quyết các
nhiệm vụ chính sau:
Trang 15- Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại
Trường Cao đăng Sư phạm Trung ương
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nhu cầu tin và nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
4 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CUU
'Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU (về thời gian và không gian)
Nhu cau tin của người dùng tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương từ năm 2006 đến nay
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác —
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối đổi mới trong công
tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tỉn - thư viện * Phương pháp cụ thể
- Phân tích, tổng hợp tài liệu; - Quan sát;
- Điều tra bằng bảng hỏi;
1 Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Các kết quả nghiên cứu, các đề xuất giải pháp được đưa ra trong luận
văn có thể được xem xét và áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đáp
ứng nhu cầu tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Ngoài ra, có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ và giảng viên ngành thông
Trang 168 KET CAU CỦA LUẬN VĂN
Ngoai phan mé dau, két luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1 Người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện tại “Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Chương 2 Thực trạng nhu cầu tin và đáp ứng nhu cầu tin tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Trang 17CHUONG 1
NGUOI DUNG TIN TRONG HOAT DONG THONG TIN - THU’ VIEN TAI TRUONG CAO DANG SU’ PHAM TRUNG UO!
1.1 KHÁI QUÁT VE TRUONG CAO DANG SU PHAM TRUNG ƯƠNG 1.1.1 Quá trình hình thành và phát trién
Theo Nghị định 93/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Ngày 28 thang 5 nam 1988 Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I được thành lập trên cở sở sát nhập giữa Trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương Hà Nam (1964 - 1988) và Trường Trung cấp nuôi dạy trẻ Trung ương (1972 - 1988) Trường được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mẫu giáo với trình độ cao đẳng và nghiên cứu khoa học giáo dục trước tuổi đến trường phổ thông
Hơn hai mươi năm qua là một chặng đường quan trọng trong lịch sử phát triển của một trường Cao đẳng Sư phạm - chặng đường đổi mới, phát triển liên tục và luôn giữ vững vai trò là một Trường trọng điểm số
một trong khối các trường Sư phạm Mầm non của cả nước
Công tác đảo tạo luôn được Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mọi hoạt động trong công tác đảo tạo luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế Từ 2003 trở về trước, Nhà trường chuyên đào tạo giáo viên mầm non, với quy mô ngày càng lớn và luôn có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, thực hành, thực tập Do vậy, chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày cảng nâng cao, sinh viên tốt nghiệp ra trường có tay nghề vững vàng, đáp ứng yêu cầu của ngành và được xã hội chấp nhận, đánh giá cao Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc
Trang 18Tir nam học 2003 - 2004, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và tiềm
lực của Nhà trường, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã dần chuyền thành Trường đảo tạo đa ngành bằng việc mở thêm nhiều ngành đào tạo mới như: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Công nghệ, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục công dân, Thông tin - Thư
viện, Tin học, Công tác xã hội, Văn thư lưu trữ, Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng Đến nay, Nhà trường đã có 16 ngành đào tạo ở trình độ cao dang và trung cấp chuyên nghiệp
Trên cơ sở này, cuối năm 2005 Trường đã xây dựng Đề án đổi tên Trường Ngày 26/01/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số
509/QĐ-BGD&ĐT đổi tên Trường từ Cao đăng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu
giáo Trung ương 1 thành Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Những năm gần đây, do các mã ngành đào tạo tăng lên cùng với uy tín của Trường nên lượng thí sinh đăng ký thi vào Trường ngày càng đông và quy mô đảo tạo của Trường ngày càng mở rộng Hàng năm, Nhà trường tuyển gin 5000 thi sinh cho các hệ cao đẳng và trung cắp chuyên nghiệp
Việc xây dựng chương trình đào tạo cũng luôn được Nhà trường chú trọng và chỉ đạo triển khai có hiệu quả Đến nay, chương trình khung và chương trình chỉ tiết của các ngành đảo tạo đều đã được hoàn thành, trong đó, có chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt trình độ cao đẳng đã được Bộ trưởng phê chuẩn dùng cho các
trường đào tạo giáo viên mầm non trong cả nước
Trang 19Cán bộ Cơng đồn Giao thơng - Vận tải, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm, Những năm qua, Nhà trường đã và đang hợp tác với một số trường đại học để mở các lớp đảo tạo liên thông lên đại học cho các ngành Giáo dục mầm non, Quản lý giáo dục, Giáo dục công dân,
Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật v.v
Bên cạnh việc mở rộng quy mô đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương còn đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, xem đây là những kênh quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của Nhà trường
Hoạt động nghiên cứu khoa học trong Nhà trường ngày cảng được tăng cường Trong những năm qua, cán bộ của Nhà trường đã chủ trì thực hiện 65 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Bộ và hàng trăm đề tài nghiên cứu cấp Trường Trong đó có 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 04 đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Bộ, 06 đề tài nghiên cứu khoa học về giáo dục bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giáo dục mầm non Hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu đều được đánh giá loại tốt và kết quả nghiên cứu đã được triển khai, ứng dụng trong công tác đào tạo, trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được quan tâm, phát triển và
đóng góp to lớn vào việc nâng cao chất lượng đào tạo
Trang 20giáo viên mầm non và đội ngũ giáo viên các trường mầm non, cán bộ quản lý giáo dục mầm non của trên 50 tỉnh thành với sự tham gia giảng dạy của nhiều chuyên gia nước ngoài Các hội thảo khoa học và các lớp bồi dưỡng đều được
Bộ và các đơn vị cơ sở đánh giá cao
Đồng thời, Nhà trường đã mở rộng quan hệ với nhiều nước như Singapore, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Lào trong việc trao đổi, giao lưu, học tập và mời chuyên gia ở các nước đó giảng dạy cho sinh viên một số ngành như: giáo dục mằm non, giáo dục đặc biệt
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược cán bộ, trong nhiều năm qua Ban Giám hiệu Nhà trường đã quán triệt sâu
sắc và thực hiện tốt từ công tác tuyển dụng, đến công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ về mọi mặt Do đó đội ngũ cán bộ của Nhà trường đặc biệt là cán bộ giảng dạy ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng Đến nay, trong tổng số cán bộ của Trường có 01 phó giáo sư; 10 tiến sỹ, 08 nghiên cứu sinh; 85 thạc sỹ, 45 cao học, 31 giảng viên chính Riêng đội ngũ cán bộ giảng dạy có gần 50% đạt trình độ trên đại học
Ngành nghề dần được mở rộng, thích ứng với nhu cầu của xã hội, không ngừng đổi mới đảo tạo, với đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã tạo được sức hấp dẫn với người học và trở thành địa chỉ đáng tin cậy có nhiều đóng góp to lớn trong việc đảo tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước
Trang 211.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ * Cơ cầu tổ chức BAN GIAM HI U HI NGKHOAH CVA oT O CÁCT CHC CÁCT CHC CH CN NG DNG VÀD CHV NGHIẤNC U NG || PHCV À0TO
Phũng „ Khoa H tr phattri n ‘Trung tom
T che- Am nh © Giỏod e cbỉL | |Thụngtin-Th vi n Phũng Nghiờn c uvà ng| [fr ngMNTh c hành| Qu nlý àoto đ ngPPGD tr em | | HoaThu Tiờn I I I
Phang Phũng Thanh tra | [Tr ng MNTh chành|
Trang 22Cơ cấu tổ chức của Trường như sau: dưới Ban Giám hiệu có: 09 phòng chức năng phục vụ công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Truong (Xem sơ đô 1)
- Phòng Tổ chức - Cán bộ - Phòng Quản lý Đào tạo
- Phòng Hành chính - Tổng hợp
- Phong Quan ly nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế - Phong Thanh tra Giáo dục
- Phòng Kế hoạch - Tài chính - Phong Quan tri - Thiết bị - Phong Céng tac sinh vién - Phong Bao vé
Bên cạnh các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý chung, Trường còn có các bộ phận đào tạo, thực hiện nhiệm vụ chính là giảng dạy, nghiên cứu Bộ phận này gồm: 09 khoa đào tạo, 02 tổ chức nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ, 04 tổ chức phục vụ đào tạo Cụ thể: Các khoa đào tạo: ~ Khoa Âm nhạc - Khoa Công nghệ - Khoa Co ban
- Khoa Giáo dục đặc biệt ~ Khoa Giáo dục mầm non - Khoa Mỹ thuật
Trang 23- Khoa Xã hội ~ Nhân văn
Các tổ chức Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ: - Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục đặc biệt
- Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng phương pháp giáo dục trẻ em Các tổ chức phục vụ đào tạo:
- Trung tâm Thông tin ~ Thư viện
- Trường Mầm non Thực hành Hoa Thủy Tiên - Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng - Trường Mầm non Thực hành Hoa Sen
Theo đó, Trung tâm Thông tin — Thư viện là một trong bốn đơn vị thuộc tổ chức phục vụ đào tạo Với vị trí hiện tại như vậy, phần nào đã phản ánh đúng vai trò của Trung tâm trong tổ chức các dịch vụ nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và
sinh viên trong Trường * Chức năng, nhiệm vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ cao đẳng cho giáo dục mầm non và các trường chuyên biệt;
~ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn một số chuyên ngành khác: Nghệ thuật, Xã hội và Nhân văn, Thông tin — 'Thư viện, Dịch vu xã hội, Quản lý giáo dục ;
~ Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ~ Thiết lập quan hệ và hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
- Tổ chức dịch vụ tư vấn, can thiệp sớm, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp giáo dục cho các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục trẻ
Trang 241.2 HOAT DONG THONG TIN - THU’ VIEN TAI TRUONG CAO DANG SU PHAM TRUNG UONG
1.2.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương
Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin ~ Thư viện Trường gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Từ khi thành lập năm 1988 đến năm 2002, Trung tâm trực thuộc phòng Đào tạo, công việc tại Trung tâm bị phân tán vì vừa phải đảm nhiệm công tác đào tạo trong Trường, vừa phải thực hiện nhiệm vụ của thư viện Bên cạnh đó, do điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, vốn tài
liệu thiếu thốn Chính vì vậy, Trung tâm đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và chưa đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người dùng tin
Với sự phát triển của Nhà trường, cũng như đề thực hiện tốt vai trò,
chức năng và nhiệm vụ cụ thể của mình, tháng 4 năm 2002, theo quyết định
462/QĐTC, Trung tâm đã được tách riêng và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban Giám hiệu Trong quá trình phát triển, Trung tâm đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của
cán bộ và sinh viên Nhà trường
* Chức năng, m
Trang 25
~ Chức năng:
Là đơn vị tham mưu giúp Hiệu trưởng về công tác thư viện, có chức năng bảo quản, lưu trữ và cung cắp các loại tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong Nhà trường
~ Nhiệm vụ
'Thực hiện chức năng trên, Trung tâm có những nhiệm vụ cụ thé sau: + Quản lý và tổ chức mọi hoạt động của Trung tâm theo chuẩn nghiệp vụ của ngành Văn hóa ~ Thông tỉn
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm theo từng năm học, trình ban Giám hiệu duyệt
+ Xây dựng kế hoạch phát triển Trung tâm trước mắt cũng như lâu dài về quy mô, phương thức hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của Trường cũng như của ngành, trên cơ sở từng bước hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện
+ Tổ chức, chỉ đạo triển khai tốt các hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho cán bộ, sinh viên trước mắt cũng như lâu dài
+ Lập kế hoạch bổ sung, tổ chức mua sắm, bảo quản, khai thác có hiệu quả các trang thiết bị, sách báo, tạp chí, tài liệu và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên
+ Tổ chức, triển khai thường xuyên công tác thong tin, thư mục, tư liệu giúp cán bộ, sinh viên tiếp cận kịp thời với thông tin khoa học mới
+ Thu thập, bổ sung, trao đổi, phân tích, xử lý tài liệu và các tư liệu thông tin cần thiết, tiến hành xử lý phiếu trên máy, cập nhật dữ liệu, xây dựng bộ máy tra cứu thông tin truyền thống và hiện đại
Trang 26+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, vật tư, tài sản được Nhà trường trang bị cho thư viện
* Cơ cấu tổ chức
Trung tâm có cơ cấu tổ chức như sau: Dưới Phó Giám đốc có 2 bộ phận là bộ phận chuyên môn và bộ phận phục vụ bạn đọc Trong đó, bộ phận chuyên môn gồm có phòng Bổ sung và phòng Nghiệp vụ, bộ phận phục vụ bạn đọc gồm có phòng Mượn và phòng Đọc (Yem sơ đồ 2) B PHN B PHN CHUYSN MEN PH CV BN C PHENG PHENG PHENG PHENG B SUNG NGHỊ P c MN Y
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin - Thư viện
“Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
- Ban Giám đốc không có giám đốc, chỉ có 01 Phó Giám đốc vừa phụ trách chung vừa phụ trách chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về tồn bộ cơng tác của Trung tâm, trực tiếp chỉ đạo công tác; xây dựng chủ trương, kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện, phân công kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá
Trang 27- Bộ phận chuyên môn gồm:
-+ Phòng Bổ sung: Có nhiệm vụ tìm kiếm, lên kế hoạch bổ sung tài liệu giáo trình, tham khảo phục vụ cho các chương trình học của Nhà trường Phối hợp với các khoa lựa chọn tài liệu, nắm nhu cầu, tổng hợp nhu cầu, lập danh mục trình lãnh đạo trung tâm xem xét để có kế hoạch mua sắm Thu nhận tải liệu nội sinh của Nhà trường như: luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu do cán bộ, giảng viên trong Trường biên soạn, dịch, tạp chí nội bộ của Nhà trường, các tổng kết trong các hội thảo trong và ngoài nước của Nhà trường
+ Phòng Nghiệp vụ: Có nhiệm vụ xử lý tài liệu về mặt hình thức và nội dung (mô tả, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, đăng ký cá biệt, đóng dấu, dán nhãn, phân kho ), xử lý biểu ghi tiền nhập máy, nhập cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ máy tra cứu (in phích mục lục, biên soạn thư mục ), hướng dẫn tra cứu thông tin, làm thẻ thư viện và quản lý bạn đọc trong suốt quá trình sử dụng tải liệu tại Trung tâm
- Bộ phận phục vụ bạn đọc
+ Phòng Mượn: Được tổ chức theo hình thức kho đóng, tài liệu được sắp xếp theo ngôn ngữ, khổ cỡ và trình tự số đăng ký cá biệt Phòng có nhiệm vụ phục vụ bạn đọc mượn tài liệu tham khảo, giáo trình về nhà
+ Phòng Đọc: được chia làm 2 kho: Kho đóng (đối với tài liệu là sách) và kho mở (đối với tài liệu là báo tạp chí) Sách được sắp xếp theo ngôn ngữ, khổ cỡ và trình tự số đăng ký cá biệt Báo, tạp chí được sắp xếp theo tên báo, tap chi va theo thời gian xuất bản Phòng đọc có nhiệm vụ phục vụ đọc tại chỗ sềm giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, luận án, luận văn, kết quả
nghiên cứu khoa học
Trang 28* Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào Trong các cơ quan thông tin — thư viện, vai trò của người cán bộ thư viện chiếm một vị trí vô cùng quan trọng Năng lực, trình độ của cán bộ thư viện quyết định tới chất lượng của hoạt động thông tin — thư viện Vì vậy, việc tổ chức, phân công lao động và đào tạo đội ngũ cán bộ sao cho khoa học, hợp lý nhằm phát huy mọi năng lực vốn có của tắt cả các cá nhân là yêu cầu cấp thiết đặt ra
cho công tác cán bộ trong mỗi cơ quan thông tin - thư viện
'Về trình độ và khả năng thực tế, cán bộ Trung tâm có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ của công việc Tuy nhiên, với đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động thông tin — thư viện, cán bộ tại Trung tâm phải nỗ lực và học hỏi không
ngừng để đáp ứng chất lượng của công việc
“Trung tâm hiện có 09 cán bộ Họ hầu hết đều là những cán bộ có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu,
nhiệm vụ phát triển của Trung tâm Trong đó:
3 trinh độ: Tắt cả cán bộ thư viện tại Trung tâm đều có trình độ cao đẳng trở lên Trong đó có: 06 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện, 01 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thư viện, 02 cán bộ tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác Hiện nay, có 02 cán bộ đang theo học thạc sĩ thư viện tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (em bảng J)
Bảng 1 Trình độ của cán bộ thư viện tại Trung tâm Trình độ pet Oe N
Cao đẳng chuyên ngành thư viện 01 H1
Đại học chuyên ngành thư viện 06 66,7
Đại học chuyên ngành khác 02 222
Trang 29Mặc dù được đào tạo ở các lĩnh vực khoa học khác nhau, song các cán bộ tại Trung tâm đều có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện Hầu hết cán bộ Trung tâm có trình độ tin học cơ bản, biết sử dụng máy tính trong công việc chuyên mơn của mình Ngồi ra, các cán bộ của Trung tâm cũng không ngừng phần đấu, học tập về nghiệp vụ thư viện, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu của thời đại mới Đây là những nỗ lực rất lớn của cán bộ Trung tâm để có thể đa dạng hoá các loại hình tài liệu và các dịch vụ tốt nhất phục vụ người dùng tin,
⁄Ê độ tuổi
Đội ngũ cán bộ tại Trung tâm hiện nay đa số là cán bộ trẻ, đầy năng động và nhiệt huyết
Bảng 2 Độ tuổi của cán bộ thư viện tại Trung tâm Độ tuôi Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) Từ 25 - 30, 0 445 Từ 31 ~40, 03 333 Tren 40, 02 222 Tổng số 09 100%
Qua bang, ta thấy lực lượng cán bộ trẻ có độ tuôi dưới 40 chiếm phần lớn trong Trung tâm (77,8%) Đây là những cán bộ thường xuyên được đào tạo về trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ Họ nhanh chóng nắm bắt được những kiến thức mới và biết áp dụng trong công việc chuyên môn Đây chính là lực lượng kế cận và là nòng cốt cho sự phát triển của Trung tâm theo
hướng hiện đại hoa
Các cán bộ ở độ tuổi trung niên chiếm 22,2% Đây là những người đã có bề dày kinh nghiệm và nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc
Trang 30nhiên, việc phân bổ cán bộ về các phòng chưa được hợp lý cho nên chưa đảm bảo chất lượng công việc
* Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin - thư viện
~ Diện tích sử dụng: Toàn bộ khu làm việc của Trung tâm là tòa nhà 03
tầng với diện tích sử dụng là 750m Trong đó chia ra: 01 phòng Nghiệp vụ: Có diện tích 130m 01 phòng Bồ sung: Có điện tích 120mê
01 phòng Đọc: Có điện tích 150m2, với 80 chỗ ngồi
01 phòng Mượn: Có diện tích 350m
- Trang thiết bị: Trung tâm được Nhà trường trang bị điều kiện cở sở vật chất như: 04 máy tính (02 máy dùng cho hoạt động nghiệp vụ, 02 máy dùng phục vụ người dùng tin tra tìm tài liệu), 02 máy in, hệ thống điều hòa, chiếu sáng, bàn ghế, giá kệ, tủ dung dé giúp cán bộ làm việc và người dùng,
tin sử dụng một cách thuận tiện
* Nguân lực thông tin
“Nguồn lực thông tin gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo quy ước và không, theo quy ước các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng” [10, tr 240]
Đối với mỗi cơ quan thông tin - thư viện, nguồn lực thông tin là yếu tố
quan trọng cấu thành nên mọi hoạt động của thư viện Là cơ sở để từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin Với ý nghĩa đó nguồn lực thông tin tại Trung tâm gồm có tài liệu
Trang 31Bảng 3 Các loại hình tài liệu tại Trung tâm Tên tàiliệu | Số lượng bản STT SL [Tye] St | Tye (tén) | (%) | (ban) | (%) 1 |Giáo trình 1181 | 97 | 60000 | 539 2 _ | Sách tham khảo 10.479 | 86,1 | 47930 | 43,0
3._| Bao, tap chi 116 | 10 | 126 | 01
4 _ | Luận văn, luận án 137 | 11 182 | 02
5 _ | Báo cáo, đề tai NCKH 61 05 62 0,1
6 | Tranh anh mim non 28 | 02 | 2738 | 25 7 | Tai ligu điện tử (băng, đĩa) 61 05 l1 | 01
8 | Tài liệu tra cứu 103 | 08 | 232 | 02
Tổng 12.166 | 100 | 111337 | 100
Tài liệu dạng sách: Gồm giáo trình và sách tham khảo Trong đó, giáo trình mặc dù có số đầu tên sách nhỏ (chỉ có 1.181 tên, chiếm 9,7%) nhưng số lượng bản lại khá lớn (60.000 bản, chiếm 53,9%) Ngược lại, sách tham khảo lại có số đầu tên sách lớn, nhưng số lượng bản lại nhỏ hơn so với giáo trình (10.479 tên, chiếm 86,1%) (47.930 bản và có tỷ lệ 43%) trong tổng vốn tài liệu thuộc Trung tâm
Trang 32
lượng tài liệu về lĩnh vực này chiém wu thé cao hơn Còn lại các tài liệu giáo trình của các ngành khác chưa nhiều, đặc biệt là các ngành dao tao mới chỉ từ 12 tên sách đến 45 tên sách cho mỗi ngành với số bản từ khoảng 600 bản đến hơn 1.700 bản Bảng 4 Thống kê o trình thuộc các ngành đào tạo tại Trung tâm STT Nội dung ven a _— a 1 [Mam non 120 | 2857 | 20600 | 3433 2 | Mithuat 36 857 | 1735 | 289 3 |Âm nhạc 45 1071 | 3200 | 533 4 | Cong nghé 30 1.14 640 1,06 5 _ | Giáo dục công dân 28 667 | 3330 | S55 6 | Giáo dục đặc biệt 18 429 | 6500 | 1083 7 |Tinhọc 26 619 | 3300 55 8 |Thưyiện B 3 670 112 9 | Quan tri van phòng 18 429 | 4500 15 10 | Thư kí văn phòng 18 429 | 4325 | 721 11 | Công tác xã hội 2 286 | 1450 | 241
12 | Thiết kế thời trang 2 2,86 600 L0
13 | Quản lí văn hóa 3 31 700 116
14 | Lí luận chính trị 31 738 | 8450 | 140
Tông số 420 100 | 60000 | 100
Luận văn, luận án: Đây là tài liệu nội sinh do cán bộ, giảng viên và sinh
viên trong Trường sau khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nộp lại cho Trung tâm, bao gồm 137 tên, chiếm tỷ lệ 1,1%
Trang 3361 tên, chiếm tỷ lệ 0,5% Đây là nguồn tài liệu nội sinh rat quan trọng của Nhà trường, tuy nhiên so với số lượng tài liệu tại Trung tâm thì nguồn tải liệu dạng này chỉ chiếm gần 2%
Báo, tạp chí: gồm báo, tạp chí tiếng Việt và tạp chí ngoại văn bao gồm 116 tên, chiếm tỷ lệ 1%
Báo, tạp chí tiếng Việt: gồm 114 loại, bao gồm các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học giáo dục, văn hóa xã hội, phần lớn là các tạp chí chuyên ngành: giáo dục học, giáo dục mầm non, mỹ thuật, công nghệ, tin học
Báo, tạp chí ngoại văn (Tiếng Nga): gồm 02 loại, tập trung vào các lĩnh vực như: giáo dục mầm non, giáo dục trẻ em Đây là tài liệu rất hữu ích đối với các cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa mầm non - một khoa đào tạo quan trọng và truyền thống của Nhà trường Tuy nhiên, so với số
lượng người biết sử dụng tiếng Nga trong Nhà trường rất ít (chiếm 3%),
chủ yếu là cán bộ, giảng viên đã từng học tập tại Nga Còn lại phần lớn người dùng tin tại Trường đều có nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong việc tham khảo các tài liệu chuyên ngành Bên cạnh đó, hiện nay Nhà trường, ngoài ngành học chính là giáo dục mầm non còn có thêm 17 ngành học mới Chính vì vậy, Trung tâm nên xem xét bổ sung thêm các loại báo tạp chí tiếng Anh về tất cả các chuyên ngành mà Nhà trường đang đào tạo
Tranh, ảnh mâm non: bao gồm tranh, ảnh, lô tô dạy trẻ em ở các độ tudi theo các chủ đề, chủ điểm, gồm 28 tên, chiếm tỷ lệ 0,2% với 2.738 bản Số lượng tranh mẫu giáo tại Trung tâm rất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu cho sinh viên khoa mầm non trong Trường Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm vẫn chưa tiến hành xây dựng CSDL cho tranh ảnh cho nên việc quản lý và khai thác nguồn tài liệu này chưa thực sự có hiệu quả
Trang 34học, y học Hiện nay, Trung tâm có 183 tên, chiếm tỷ lệ 0,8% Việc tổ chức khai thác loại hình tài liệu này vẫn chưa hiệu quả Trung tâm chưa xây dựng được phòng tra cứu riêng, vẫn sử dụng chung ở phòng đọc và phòng mượn, tài
liệu tra cứu được xếp chung với các tài liệu tham khảo và giáo trình khác
Tài liệu điện tử (Băng catset, đĩa CD ~ ROM): gồm óI tên, chiếm tỷ lệ 0,5% Hiện nay, vì chưa có thiết bị phục vụ nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu này, nên Trung tâm không tiến hành bổ sung dạng tài liệu này Tuy nhiên, nguồn bổ sung tài liệu dạng này là băng, đĩa được đính kèm trong các sách do Quỹ Châu Á tài trợ trong những năm gần đây Chính vì vậy, mặc dù được lưu trữ tại phòng đọc nhưng khi người dùng tin có nhu cầu, Trung tâm vẫn cho mượn về nhà
Tai Trung tâm, sách Tiếng Việt chiếm phần lớn trong tổng số 12.166 tên sách: có 11.886 tên chiếm tỷ lệ 95%, với 111.337 bản chiếm ty lệ 98,1%
Sách ngoại văn quá ít: Sách tiếng Anh có 336 tên chiếm tỷ lệ 2,8% với 1.643 bản chiếm tỷ lệ 1,5% Đây chủ yếu la sich do Quy Chau A tai trợ với nội dung về các ngành học trong Trường Tuy nhiên, mức độ cập nhật thông tin trong những sách này không cao Sách tiếng Nga có 226 tên chiếm tỷ lệ 2,2%, với 466 bản chiếm tỷ lệ 0,4%; Sách thuộc ngôn ngữ khác (Pháp, Đức) chỉ có 3 bản, 2 tên Đây là những tài liệu cũ hầu như không còn giá trị khoa học nên không phủ hợp với nhu cầu tin của người dùng tỉn trong Trường Bảng 5 Thống kê t theo ngôn ngữ tại Trung tâm
Tên tài liệu (Tên sách) Số lượng bản
Trang 35* Kinh phí phát triển nguồn lực thông tìn: Nguồn kinh phí dành cho việc phát triển nguồn lực thông tin tài liệu của Trung tâm hoàn toàn do Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cấp Những năm trước, nguồn kinh phí của Trường cấp cho Trung tâm từ 70 triệu đến 100 triệu đồng/năm Chính vì vậy, vốn tài liệu của Trung tâm tăng lên đáng kể Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, kinh phí dành cho bổ sung tài liệu có hạn chế hơn dẫn đến lượng sách được bổ sung hàng năm cũng giảm đi đáng kể, trong khi số ngành đào tạo không ngừng tăng lên Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút người dùng tin sử dụng thư viện cũng như ảnh hưởng tới chất lượng học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường
Trang 36Lượng kinh phí bổ sung được phân bổ thành các hạng mục chỉ tiêu như sau: Giáo trình chuyên ngành của các khoa đang được đảo tạo trong Trường, sách tham khảo cho các ngành đảo tạo nói trên Trong đó, kinh phí dành để
mua giáo trình chiếm tới 80% - 90% so với mua tài liệu tham khảo
* Tổ chức vốn tài liệu tại Trung tâm
Phòng Đọc: được tô chức theo cả hai loại hình kho đóng và kho mỡ
Kho đóng Trung tâm lưu trữ khoảng 11.535 cuốn sách, 244 cuốn luận án,
luận văn, kết quả nghiên cứu khoa học, 121 băng casset, dia CD — ROM Kho
mở lưu trữ 116 loại báo, tạp chí tiếng Việt
Phòng Mượn: được tổ chức theo hình thức kho đóng với 96.573 cuốn
sách, 2.738 tranh, ảnh mầm non
số lượng người dùng tin
đến Trung tâm đã tăng lên đáng kể, từ gần 31.000 lượt người năm học 2005 — 2006, tăng lên gần 34.000 lượt người năm học 2009 2010 Điều này cho thấy, Trung tâm đã ngày càng thu hút người dùng tin sử dụng thư viện cho
mục đích học tập, nghiên cứu, giảng dạy của mình
Bảng 7 Lượt phục vụ bạn đọc tại Trung tâm từ năm 2005 - 2010 Năm học Lượt phục vụ 2005 — 2006 30.950 2006 — 2007 31.500 2007 — 2008 33.450 2008 — 2009 33.650 2009 — 2010 33.890
1.2.2 Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương trong đáp ứng nhu cầu tin
* Vai trò cung cấp thông tìn phục vụ quá trình đỗi mới toàn diện giáo dục đào tạo của Trường
Trang 37nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo của Trường, ngoài việc tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phát triển đội ngũ, đầu tư cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học, còn có một y hông thể thiếu là mạng lưới cung cấp thông tin khoa học có giá tri, chất lượng cao cho cán bộ giảng đay, các nhà quản lý và sinh viên song hành trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu
“Trong những năm qua, hoạt động của Trung tâm đã đóng một vai trò tích cực, quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường Cùng với sự phát triển của Nhà trường, số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Trường ngày càng tăng lên một cách đáng kẻ Đề đáp ứng kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin trong thời gian qua Trung tâm đã có những thay đổi trong cách tổ chức và hoạt động cả về chất va lượng Cùng với sự đầu tư để có cơ sở vật chất ngày một khang trang, đầy đủ và hiện đại hơn, các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện cũng ngày một phong phú và đa dạng hơn Trung tâm luôn lấy người dùng tin làm trung tâm, đặt mục tiêu nâng cao mức độ đáp ứng người dùng tin và kích thích phát triển nhu cầu tin của họ là một
trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của mình
Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đang từng bước chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang học chế tín chỉ, đòi hỏi phải thay đổi căn bản phương thức đảo tạo Dạy và học theo phương pháp tích cực giảm số giờ
Trang 38
“Chất lượng của hoạt động thông tin trong trường thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên, giáo viên, đồng thời cũng là yếu tố kích thích nhu cầu tin của họ ngày càng sâu sắc và phong phú hơn Đó là điều kiện quan trọng đề hình thành tính tích cực trong học tập và giảng, dạy của sinh viên cũng như của giáo viên, yếu tố hàng đầu đảm bảo chất lượng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ [16, tr 2]
Một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng
đào tạo theo học chế tín chỉ là hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện Vai trò của Trung tâm trở nên ngày càng lớn hơn trong quá trình đào tạo chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ, giảng viên và sinh viên sẽ
được tạo điều kiện tốt hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu theo yêu
cầu môn học, giúp hình thành tính tích cực trong học tập của sinh viên cũng như khả năng cập nhật thông tin trong bài giảng của giáo viên Cụ thể:
'Với giảng viên, họ phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với sinh viên Chính vì vậy, giảng viên phải soạn thảo, chế biến tài liệu
khoa học và chuyển tải tài liệu đó đến với sinh viên trên cơ sở tổ chức, tác
Trang 39quyết định hàng đầu và họ phải không ngừng bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin trí thức đa dạng, phong phú và chuyên sâu, để từ đó soạn ra các bài giảng, biên soạn các giáo trình phù hợp Muốn vậy, ngoài nguồn tri
thức và vốn tài liệu sẵn có, họ phải đến các trung tâm cung cấp tin và thư
viện là một đơn vị cung cấp thông tin hiệu quả và đầy đủ nhất Quán triệt tỉnh thần này, Trung tâm đã và đang từng bước xác định chính xác nhu cầu tin và đáp ứng nhu cầu tin bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho họ sử dụng thư viện và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp
với yêu cầu của họ
Sinh viên là chủ thể trong học tập và tu dưỡng Chủ thể phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập Sinh viên ngoài thời gian lên lớp, phải tự học, tự nghiên cứu bằng cách tự tìm kiếm tài liệu Và thư viện là nơi tạo ra môi trường tự học tốt nhất cho sinh viên Tại đây, vừa có thẻ là giảng đường, vừa là nơi tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu Để đáp ứng
nhu cầu của đối tượng người dùng tin này và thực hiện tốt vai trò “giảng
đường — thư viện” của mình, Trung tâm luôn chú trọng nghiên cứu nhu cầu tin của nhóm này để làm cơ sở đưa ra các cách thức cung cấp thông tin một cách hiệu quả như tăng thời gian phục vụ, bỗ sung tài liệu theo yêu cầu
Trang 40* Vai trò của Trung tâm trong hướng dẫn, đào tạo người dùng tin Hiện nay, nguồn thông tin tại Trung tâm ngày một nhiều và da dạng về loại hình sản phẩm, dịch vụ Trong khi không phải người dùng tin nào cũng có thể biết cách khai thác hiệu quả, nếu người dùng tin không biết cách khai thác sử dụng thư viện thì sẽ không tìm đúng được tải liệu mà mình cần và sẽ ngại đến thư viện, điều này góp phần làm giảm di nhu cầu tin của người dùng tin Vì vậy, tổ chức đào tạo kỹ năng tra cứu thông tin cho người dùng tin tại Trung tâm là một việc làm thiết thực, hữu ích, tạo điều kiện để người dùng tin sử dụng các cách tìm kiếm thông tin một cách độc lập, nhanh chóng và hiệu quả hơn
Trong nhiều năm qua, vào đầu các khóa mới, Trung tâm đã mở các
lớp đào tạo người dùng tin là sinh viên mới nhập học về kiến thức và kỳ năng xác định, tìm kiếm, lựa chọn và đánh giá thông tin, giúp người dùng tin nắm bắt kịp thời các nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin có tại Trung tâm và các cách để tìm được nguồn tài liệu hữu ích một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất Đến nay, Trung tâm đã tổ chức được khoảng 20 buổi lên lớp cho sinh viên khóa mới Qua buổi học đó, sinh viên mới nhập học có thể hình dung tổng quát về thư viện, về nội