Luận văn Nghiên cứu nhu cầu tin tại thư viện trường Đại học Y Hà Nội nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu tin, vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện; khái quát về trường Đại học Y Hà Nội và thư viện Trường Đại học Y Hà Nội và đặc điểm người dùng tin tại thư viện... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOA HA NOL
NGUYEN THI THU THUY
NGHIÊN CỨU NHU CAU TIN
TAIL THU VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: §320203
LUẬN VĂN THẠC SI KHOA HOC THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VŨ VĂN NHẬT
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Văn Nhật Những nội dung trình bày trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi,
đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội ngày tháng _ năm 2018 Tac giá luận văn
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤ 3
DANH MUC CHU CAI VIET TAT 5
DANH MỤC CÁC BANG, SO DO, BIEU DO 6
MO DAU 8
Chương 1: CO SO LY LUAN VE NHU CAU TIN VA KHAI QUAT VE ¬ ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
5
1.1 Những khái niệm cơ bản 15
1.1.1 Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin 15 1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin 17
1.1.3 Vai trd của người dùng tin và nhu cẫu tin trong hoạt động Thông tin - Thu vign20
1.2 Khái quát về Trường Đại học Y Hà nội và Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội21
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Y Hà Nội 21 1.2.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 22 1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội.30
1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý 32
1.3.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 33
1.3.3 Nhóm học viên sau đại học 33
1.3.4 Nhóm sinh viên 34
ẩu kết 35
Chương 2: THỰC TRẠNG NHU CAU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CAU TIN TAI THU’ VIEN
TRUONG DAT HQC Y HÀ NỘI 35
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện 35
2.1.1 Nội dung nhu cầu tin của người dùng tin tai Thư viện 35 2.1.2 Tập quán sử dụng thông tin của người ding tin tai Thu viện 47 2.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện 58
2.2.1 Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin 58
2.2.2 Khả năng đáp ứng sản phẩm và dịch vụ thông tin 66
2.2.3 Khả năng đáp ứng về nhân lực và cơ sở vật chất 69
2.3 Nhận xét chung 74
2.3.1 Ưu điểm 75
Trang 4
Tiểu kết 71
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG DAP UNG NHU CAU TIN TAL
THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 79
3.1 Các giải pháp phát triển nhu cầu tin 79
3.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin tại Thư viện 79
3.1.2 Đây mạnh công tác hướng dẫn và đào tạo người dùng tin 81
3.1.3 Mỡ rộng quan hệ hợp tác, chia sé thong tin 84
3.1.4 Day mạnh hoạt động truyền thông Marketing trong Thư viện 85
3.2 Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin 87
3.2.1 Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin 87
3.2.2 Nâng cao chất lượng va da dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin 89
Trang 5L Tiếng việt
DANH MUC CHU CAI VIET TAT
STT — Chir viét tit Chữ viết đầy đủ
1 CBLĐQL Cán bộ lãnh đạo quảnlý 2 CBNCGD Cán bộ nghiên cứu giảng dạy
3 CSDL Cơ sở dữ liệu
4 ĐHYHN Đại học Y Hà Nội
5 NCKH Nghiên cứu khoa học
6 NCT Nhu cau tin
7 NDT Người dùng tin
8 NLTT Nguồn lực thông tin
9 SP&DVTT Sản phẩm và dịch vụ thôngtin 10 TTTT-TV Trung tâmthôngtin- Thư viện
II TT-TV Thông tin- Thư viện
II Tiếng Anh
1 ADB
2 CD-ROM
3 OPAC
Trang 6DANH MỤC CÁC BANG, SO DO, BIEU DO
STT 'Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 26
Bang 1.2: Thống kê số lượng tài liệu tại Thư viện
Bảng 1.3: Thống kê cơ sở dữ liệu tại Thư viện
Bang 1.4: Thống kê số lượng nhóm người dùng tin
Bảng 1.5: Trình độ của cán bộ giảng dạy Trường Đại học Y Hà Nội
Bảng 2.1: Nhu cầu tin theo lĩnh vực khoa học Bảng 2.2: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Bảng 2.3: Nhu cầu về loại hình tài liệu
Bảng 2.4: Nhu cầu về thời gian xuất bản tài liệu Bảng 2.5: Nguồn khai thác thông tin
Bảng 2.6: Mức độ sử dụng Thư viện của người dùng tin
Bảng 2.7: Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày của người dùng tin Bảng 2.8: Hiện trạng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin
Bảng 2.9: Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của người dùng tin
Bảng 2.10: Lý do người dùng tin không tiếp cận được tài liệu
Bảng 2.11: Thư viện cần bổ sung lĩnh vực khoa học trong thời gian tới
Bảng 2.12: Nguồn lực thông tin và nhu cầu về loại hình tài liệu Bảng 2.13: Nguồn lực thông tin và nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Trang 7Bảng 2.15: Đánh giá của người dùng tin về chất lượng sản phẩm và dịch vu thong tin 68
Bảng 2.16: Chính sách mượn tài liệu của Thư viện 70
Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá về cơ sở vật chất hiện tại của Thư viện 71 Bang 2.18: Khả năng đáp ứng về thời gian phục vụ 73
Bảng 2.19: Mức độ hải lòng về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện 74
Bảng 2.20: Khả năng ảnh hưởng của cán bộ thư viện tới hứng thú và nhu cầu tin.75
DANH MỤC SƠ ĐÒ, BIÊU ĐÒ
STT Tén biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức Thư viện Đại học Y Hà Nội 24
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tòa nhà thư viện 29
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các nhóm người dùng tin 32
Biều đồ 2.1: Nhu cầu về lĩnh vực khoa học 37
Biều đồ 2.2: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 4I
Biểu đồ 2.3: Nguồn khai thác thông tin 49
Biều đồ 2.4: Thời gian thu thập thông tin mỗi ngày tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội _ 53
Trang 8“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đây là định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong nên kinh tế trí thức hiện nay Bởi lẽ đầu ra của hệ thống này là đội ngũ tri thức-nguồn nhân lực chất
lượng cao trong tương lai, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong đó, một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết
định chất lượng đảo tạo và nghiên cứu khoa học là khả năng cung cấp nguồn thông tin để thúc đầy việc tự học, tự nghiên cứu Đây chính là nhiệm vụ hàng đầu của các trung tâm thông tỉn - thư viện trong các trường đại học Vì vậy quá trình đổi mới các trung tâm thông tin - thư viện (TTTT-TV)
trường đại học là nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin cho người dùng tin (NDT),
Nhu cầu tin (NCT) vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của hoạt động thông tin - thư viện Xuất phát từ sự ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan của con người nên nhu
cầu tin của họ ngày càng cao và việc đáp ứng nhu cầu đó ngày càng trở nên cấp thiết Cập nhật được thông tin trong thế giới không ngừng thay đổi đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để tích lũy, trau dồi, nâng cao kiến thức về nhiều mặt của mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các
trường đại học, cao đẳng trong đó có trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN),
Trường Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch sử 115 năm hình thành và phát triển, có nhiệm vụ và chức trách vô cùng quan trọng trong việc đảo tạo
nguồn nhân lực y tế và nghiên cứu khoa học y tế chất lượng cao cho đất nước Vì vậy, việc cung cấp thông tin cho các đối tượng này là vô cùng cần thiết, đa dạng, phức tạp và chuyên sâu Trong
giai đoạn phát triển hiện nay, thông tin nói chung và thông tin y học nói riêng phát triển vô cùng
nhanh chóng Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, hoạt động của Thư viện ĐHYHN vẫn còn nhiều
hạn chế, khả năng đáp ứng thông tin, tài liệu còn thấp, nhất là các thông tin chuyên sâu Công tác nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu tin y học của người dùng tin (NDT) tại Thư viện trường ĐHYHN còn bỏ ngỏ khi
bùng nỗ thông tin cũng gây không ít khó khăn cho việc cập nhật, lựa chọn, bổ sung, xử lý thông tiềm lực thông tin chưa phát huy đầy đủ và chưa sử dụng một cách hiệu quả nhất Sự
Trang 9khoa học tại Trường ĐHYHN Vì vậy, việc xác định cụ thể đặc điểm người dùng tin, nội dung nhu
cầu tin và tập quán sử dụng các loại hình thông tin của người dùng tin là một trong những vấn đề rất quan trong trong hoạt động thông tin- thư viện tại trường ĐHYHN hiện nay Trên cơ sở đó tìm những giải pháp, định hướng cho hoạt động thông tin theo đúng hướng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong hoạt động của Thư viện ĐHYHN
Xuất phát từ tình hình thực tế đó và thầy rõ được tầm quan trọng của việc nắm bắt nhu cầu tin của người dùng tin, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu như câu tìn tại Thư viện trường Đại học
ên Với hy vọng làm rõ nhu cầu tin của
Y Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ ngành Khoa học Thư
người dùng tin và thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho người ding tin tai trường ĐHYHN góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ thông tin của Thư viện Trường ĐHYHN trong bối cảnh
đổi mới của đất nước và công cuộc cách mạng công nghệ 4.0
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu e Các luận văn thạc sĩ về nhu câu tin
Hiện nay, việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin trong hoạt động thư viện đang được các cơ quan thông tin thư viện rất quan tâm, là một trong những vấn đề quan trọng để đưa ra định hướng cẩn thiết cho các cơ quan thông tin thư viện hoạt động tốt hơn Điều đó được thể
hiện qua một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nhu cầu tin đã được tiến hành như:
~ “Nghiên cứu nhụ câu tin của người dùng tin tại Thư viện Quân đội ° [30 tác giả Linh Thị Tham
~ “Nghiên cứu nhu câu tin tại Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên ” [32] tác giả Lê Thị Thanh Thủy
~ *Nghiên cứu nhụ câu tin tại Thư viện Tạ Quang Bứu- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ” [36] tác giả Phạm Thị Ngọc Yến
Trang 10~*Nhụ câu tin và khả năng đáp ứng của Trung tâm thông tin khoa học và tr liệu giáo khoa Học viện An ninh Nhân dân” [10] tác giả Phạm Thị Hương
-*Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Trung ương” [1] tác giả Vũ Thị Lan Anh
Các công trình trên đề cập tới một số khía cạnh của nhu cầu tin như nội dung nhu cầu tin,
tập quán, thói quen khai thác thông tin của các nhóm người dùng tỉn trong từng thời gian và địa
điểm nhất định, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm đảm bảo thông tin và thỏa mãn nhu cầu tin
của người dùng tin Nhưng những luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu các khía cạnh mang tính
chất đặc thù về nhu cầu tin của cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác Trong khi mỗi cơ quan thông tin thư viện lại có những đặc thù riêng, điều kiện riêng và mỗi người có một cách giải quyết vấn
đề riêng Nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội có những nét
đặc thù, khác biệt thể hiện ở nhu cầu về lĩnh vực y học, nhu cầu về loại hình tài liệu, về ngôn
ngữ, về thời gian thu thập thông tin, về nguồn khai thác thông tin, cũng như thói quen sử dụng
các sản phẩm và dịch vụ thông tin, Do vậy, cần có cách tiếp cận và giải quyết khác phù hợp với lĩnh vực y tế và đào tạo chuyên gia y tế như Trường ĐHYHN
+ Bài báo khoa học
“Người dùng tin và nhu câu tin” [21] tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, là công trình nghiên
cứu bản chất, đặc điểm nhu cầu tin, nhu cầu đọc và các nhân tố ảnh hưởng đến tới sự hình thành
và phát triển của các nhu cầu tin Công trình cũng dé cập khá toàn diện về các lớp người dùng tin
khác nhau với nhu cầu tin và những cách thức để thỏa mãn nhu cầu tin của họ
“Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học”, [3] của tác giả Trần Trọng Bảy, đề cập đến việc phân nhóm người dùng tin, khảo sát nhu cầu tin và thiết lập các mối quan hệ hai chiều đối với người dùng tin để nắm vững nhu cầu tin của họ và phục vụ họ một cách tốt nhất
Trang 11giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện theo hướng phù hợp
với nhu cầu, tâm lý, tập quán sử dụng thông tin của người dùng tin
Các bài báo trên nêu lên những quan điểm, nhận định riêng của các tác giả về nhu cầu tin
và các khía cạnh liên quan Tuy nhiên với dung lượng của bài báo khoa học, các vấn đề mới chỉ
được các tác giả đề cấp ở mức độ khái quát Vì vậy, các vấn đề về nhu cầu tin chưa được phân
tích sâu và việc đưa ra giải pháp khắc phục cũng ít được đề cập đến
+ Các luận văn thạc sĩ về hoạt động của Thư viện Trường ĐHVHN
Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội đã có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành thông tin thư viện như:
“Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác nguôn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin -
Thư viện trường Đại học Y Hà Nội” [19] tác giả Nguyễn Thị Cảm Nhung
“Tổ chức và khai thác hệ thống tra cứu thông tin tại Thư viện trường Đại học Y Hà Nộ [12], tác giả Vương Ngọc Mai
*Sản phẩm và dịch vụ Thông tin - Thư viện tại trường Đại học Y Hà Nội,” [T], tác giả Phi Thị Lê Hằng
“Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện trường Đại học Y Hà Nội” [14], tác giả Vũ Thay Nga
Những luận văn trên đã nghiên cứu một số khía cạnh về hoạt động của Thư viện trường Đại học Y Hà Nội như tổ chức khai thác nguồn lực, tổ chức khai thác hệ thống tra cứu, sản phẩm và dịch vụ, xử lý nội dung tài liệu Như vậy, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một
cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống về nhu cầu tin của Thư viện Trường ĐHYHN
Bởi những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu như câu tin tại thư viện trường Đại học Y Hà Noi” la mot đề tài mới, không bị trùng lặp, chưa có tác giả nào nghiên cứu
Trang 12Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin trường
Đại học Y Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng và phát triển nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu tin và vai trò của nhu cầu tin trong
hoạt động thông tin thur viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin của người ding tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
~ Khảo sát mức độ thỏa mãn nhu cầu tin tai Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội ~ Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Trường Đại học Y Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin và phát triển nhu cầu tin
cho người dùng tin tại Trường
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin và khả
năng đáp ứng NCT tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, giáo dục và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng
Đề tài còn dựa trên các văn kiện, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục
dao tao và công tác hoạt động thông tin- thư viện 5.2 Phương pháp cụ thể - Phương pháp thu thập, xử lý phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp thống kê - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp quan sát, phỏng vấn 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận về người
dùng tin và nhu cầu tin trong Thư viện
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Thư viện nắm
bắt được nhu cầu tin của từng đối tượng người dùng tin trong Trường, từ đó có cơ sở xây dựng, tô chức và điều chỉnh nguồn lực thông tin và cách thức phục vụ cho phù hợp với NCT của từng nhóm NDT, có các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của họ ; Góp phần tích cực vào việc cải
tiến các phương thức, nâng cao chất lượng phục vụ thông tin, xây dựng chính sách phát trién hoat động Thông tin- Thư viện tại Thư viện nhằm đạt hiệu quả cao hơn, vì sự nghiệp giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và học tập, đào tạo đội ngũ y bác sĩ của Nhà trường cho đắt nước
Trang 14Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu tin và khái quát về Trường Đại học Y Hà Nội
- Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường
Đại học Y Hà Nội
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NHU CAU TIN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUONG DAI HQC Y HA NOI
1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin * Khái niệm người dùng tin
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm người dùng tỉn (NDT)
Trước hết NDT là con người cụ thể trong xã hội, có nhu cầu sử dụng thông tin để phục vụ cho các hoạt động khác nhau của mình
*Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình” [22, tr.20] Theo TCVN 5453-2009: “NDT là cá nhân hay tập thé, có nhu cầu và sử dụng thông tin trong hoạt động thực tiễn” [27]
NDT là một trong bốn yếu tố cấu thành cơ quan Thông tin -Thư viện NDT là yếu tố cơ
bản của mọi hệ thống thông tin, là đối tượng phục vụ của các cơ quan Thông tin -Thư viện hay nói khác: NDT là đối tượng chính, vừa là người sử dụng thông tin (trong trường hợp này họ là đối tượng phục vụ), đồng thời họ cũng chính là người tạo ra những thông tin mới (khi đó họ lại
đóng vai trò sáng tạo ra tri thức thể hiện trong các tài liệu - đối tượng hoạt động của thư viện)
NDT giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống TT-TV, NDT là yếu tố tương tác
hai chiều với các đơn vị thông tin Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:
„ NDT là cơ sở để các cơ quan TT-TV định hướng cho hoạt động của mình
„ NDT gan chat với hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin Họ biết các nguồn tin, tìm đọc các thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các thông tin ấy Ý kiến phản hồi của
NDT giúp cho cơ quan TT-TV hoàn thiện nguồn tin và phương thức phục vụ của mình Khi các
Trang 16Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu tỉnh thần, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm nhu cầu tin (NCT)
Theo TCVN 5453-2009: “NCT là nhu cầu khách quan của NDT về những thông tin cần thiết cho công việc cụ thể của mình” [27]
Theo quan điểm tâm lý học Mác xí “NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với
việc thiết tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình Khi đòi hỏi về thông tin của con người trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện” [22, tr32]
Theo quan điểm của các nhà thông tin học hiện đại: NCT là loại nhu cầu tỉnh thần đặc biệt,
là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng xã hội) đối với sự tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người [23, tr.4]
NCT là nhu cầu hiểu biết thế giới khách quan bao gồm tự nhiên, xã hội và tư duy để con
người có thể tồn tại và phát triển với tư cách là một con người thực sự và làm tròn chức năng,
nhiệm vụ mà xã hội phân công
NCT là một dạng nhu cầu bậc cao của con người, NCT nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người NCT thay đổi tùy theo công việc và nhiệm vụ mà NDT
phải thực hiện Càng tham gia nhiều hoạt động khác nhau thì NCT của con người càng trở nên phong phú, đa dạng hơn Các hoạt động càng phức tạp thì NCT càng trở nên sâu sắc và phát triển
hơn
Bắt kỳ hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin chính xác, đầy đủ Hoạt động càng phức tạp thì nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao, xã hội càng
Trang 17Trong hoạt động giảng day, học tập, nghiên cứu, NCT là sự thể hiện mong muốn có thêm nhiều kiến thức để giúp NDT hoàn thành và đạt hiệu quả cao nhất đối với các hoạt động mà họ đang theo đuổi
Như vậy, có thể thấy NCT là loại nhu cầu quan trọng, nhu cầu bậc cao của con người Đồ
với cơ quan TT-TV thì NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin và là nguồn gốc tạo ra hoạt động Thông tin - Thư viện
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tim
NCT là loại nhu cầu của con người, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm tâm lý, điều kiện sống và hoạt động chính của NDT đó Mang tính xã hội cao, NCT luôn biến đổi dưới tác động
của các nhân tố khách quan: môi trường hoạt động, nghề nghiệp đặc biệt trực tiếp bị chỉ phối
bởi khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu đó Và nhân tố chủ quan như trình độ học vắn, nhân cách của NDT
* Nhân tố khách quan
- Nhân tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Môi trường tự nhiên: có ảnh hưởng lớn tới đời sống con người Những vùng đất khác nhau
sẽ có những dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu hướng hoạt động của con người sinh sống tại
đó Để duy trì và phát triển con người luôn có ý thức hòa nhập với thiên nhiên NCT và nhu cầu đọc nằm trong hệ thống nhu câu rất đa dạng và phong phú của mỗi con người nói riêng và xã hội
nói chung, do đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của môi trường tự nhiên Con người sống trong, môi trường tự nhiên và xã hội như thế nào thì sẽ xuất hiện những mong muốn, nhu cầu tương thích phù hợp với xã hội ấy
Môi trường xã hội: là hoàn cảnh xã hội ma trong đó con người sinh ra và trưởng thành Môi
trường xã hội bao gồm nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo Môi trường xã hội có
ảnh hưởng lớn đến NCT của con người Khi đời sống kinh tế ổn định, con người đã có đủ cái ăn, cái
Trang 18dạng, phong phú Những thông tin này được chuyển tải bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể
bảo quản và lưu truyền cho các thế hệ sau NCT nếu được thỏa mãn sẽ bền vững và sâu sắc hơn Trong môi trường xã hội phát triển, mỗi người đều có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Chất lượng cuộc sống cũng là nhân tố thúc đây nhu cầu tin phát triển Điều kiện
vat chất đầy đủ giúp cho con người có cơ hội tiếp cận với những thông tin mới bằng nhiều thức và phương pháp Chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng của các nguồn thông tin
Khi đời sống vật chất, tỉnh thần được nâng cao sẽ tạo điều kiện cho NCT phát triển Khi con người được thỏa mãn về nhu cầu vật chất thì nhu cầu tỉnh thần của họ sẽ phát triển
- Nhân tố khoa học và công nghệ
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ đang tạo nên những biến
đổi sâu sắc và làm thay đổi tận gốc các mặt của đời sống Trong vòng chuyển động đó, việc ứng
dụng khoa học- kỹ thuật công nghệ cao trong y học tại Việt Nam đã góp phần quan trọng nâng
cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Với sự phát triển như vũ bão
của khoa học công nghệ và sự bùng nỗ thông tin, NCT ngày càng trở nên phong phú và đa dạng
và đòi hỏi phải được đáp ứng ở mức độ cao hơn cả về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó
ngành giáo dục Việt Nam đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra những chính sách hợp lý cho sự phát triển của mình, đòi hỏi các cán bộ làm công tác nghiên cứu giảng dạy đưa ra những cái mới, phương pháp giảng dạy mới hướng cho người học phát triển tính sáng tạo và độc lập, học viên và sinh viên chủ động trong học tập Chương trình và phương pháp giảng dạy mới là yếu tố chính trong việc thay đổi cách thức học tập và thu thập thông tin của các đối tượng NDT Từ những thông tin có sẵn NDT phải biết lựa
chọn, phân tích, tổng hợp đề tại ra những thông tin mới đáp ứng cho nhu cầu của mình Phuong pháp dạy và học này sẽ đưa đến một nền giáo dục có tính sưu tầm, nghiên cứu, phát minh và sáng
tạo Những yếu tố đó tác động mạnh mẽ đến NCT của NDT trong Trường
~ Hình thức và phương thức thỏa mãn thông tin
Day cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phát triển NCT của NDT Các nhà tim
Trang 19mãn nhu cầu Nhưng xét đến cùng thì các phương tiện và phương thức thỏa mãn nhu cầu là biểu
hiện cụ thể nhất sự tác động của điều kiện kinh tế Và sự phát triển NCT của NDT khơng nằm ngồi quy luật đó
Từ trước tới nay, phương tiện tra cứu thông tin vẫn được xem như cánh cổng để NDT tiếp
cận thông tin, là cầu nối giữa NDT với nguồn tỉn của cơ quan TT-TV Do vậy công cụ tra cứu tin
hợp lý, đảm bảo khoa học sẽ đem lại hiệu qua cao cho NDT Trong những năm trở lại đây, thư viện các trường đại học đã sử dụng công cụ tra cứu tin hiện đại: các cơ sở dữ liệu và mạng máy
tính, dần thay thế các phương tiện tra cứu tin truyền thống như tủ mục lục chữ cái, mục lục phân
loại, mục lục chủ đề
“Trước đây, muốn tìm tài liệu NDT phải đến Thư viện tra cứu tại tủ mục lục và điều này nhiều khi gây mắt nhiều thời gian, độ chính xác không cao Hiện nay, Thư viện đã được mua va
sử dụng phần mềm ILIB (4.0 ) năm 2016 được nâng cấp 6.0 và tích hợp phần t:
cứu của NDT đã được cải thiện nhiều Trang Web của Thư viện đã được đưa lên trang Web của Nhà trường nên NDT có thể tra cứu thông tin ở mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt có thể đặt trước tài liệu mình cần
Hiện nay, Thư viện đã được đầu tư và đưa vào phục vụ phòng phục vụ đa năng, với khoảng 40 máy tính có kết nối mạng, máy tự mượn trả, máy scan Mặc dù hình thức này đang thu hút
nhiều sinh viên sử dụng và khai thác * Nhân tố chủ quan
-_ Nghề nghiệp: là nhân tố cơ bản quyết định sự hình thành, biến đổi và phát triển NCT của
NDT Ngành học sẽ quyết định việc NDT cần những thông tin gì? Thuộc lĩnh vực nào? ở đây chủ
thể của quá trình thông tin là các nhóm NDT thuộc lĩnh vực y hoc, thông tin, tri thức họ cần chủ yếu
là những thông tin thuộc lĩnh vực y học Đó là nhưng thành tựu y học tiên tiền, những kỹ thuật y học
n tiến NDT có thé áp dụng những thành tựu kỹ thuật mới vào những công trình nghiên cứu khám chữa bệnh cho nhân dân NDT các trường trong khối y
có tính thực tiễn, góp phần vào
Trang 20~_ Trình độ văn hóa, tri thức: Có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tỉnh thần của con người Là một trong những nhu cầu tỉnh thần, NCT cũng bị chỉ phối bởi trình độ văn hóa, tri thức của
con người
NDT có trình độ văn hóa cao thường có nhu cầu hiểu biết, nhu cầu thông tin sâu rộng đồng
thời có khả năng tiếp cận tới các nguồn thông tin hiện đại Còn những NDT có trình độ văn hóa,
trí thức chưa cao, họ chủ yếu tìm kiếm thông tin phổ cấp qua các phương tiện thông tin đại
chúng Trình độ văn hóa, tri thức là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới nhu cầu tin,
hứng thú đọc và cũng thẻ hiện rõ ở nội dung và cách thức thỏa mãn NCT,
Khi nói đến trình độ văn hóa, tri thức thì cũng cần chú ý đến hai mặt: trình độ văn hóa nói
chung và trình độ hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực khoa học nói riêng Điều này có ảnh hưởng đến bề rộng và độ sâu của NCT
Trình độ văn hóa của NDT tại Thư viện Trường ĐHYHN khá cao, trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số Nhu cầu tin của họ khá đa dạng, phong phú trong lĩnh vực y học
~_ Nhân cách, tâm lý: là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy định
hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ Nhân cách tồn tại và phát triển được thể hiện ra ngồi thơng qua các hoạt động của con người Nhu cầu là một bộ phận cấu thành xu hướng- một thuộc
tính quan trọng của nhân cách con người Nhân cách càng phát triển, dẫn đến hoạt động càng
phong phú, NCT sẽ ngày càng cao, càng nhạy cảm Những nét đặc trưng trong nhân cách mỗi
NDT sẽ quy định hành vi, thái độ và tâm lý của họ đối với quá trình tìm kiếm, n, truy cập và tập quán khai thác thông tin
1.13 Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tìn trong hoạt động Thông tin - Thư viện NDT là người trực tiếp sử dụng thông tin và những sản phẩm và dịch vụ thông tin
(SP&DVTT) nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Vì vậy, NDT vừa là đối tác, vừa là khách hang
Trang 21NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin Vì vậy có thể coi NCT là nguồn gốc làm nảy sinh hoạt động thông tin
Cơ quan TT-TV là một trong những bộ phận đảm bảo thông tin và đáp ứng các yêu cầu của quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường ĐHYHN NDT và NCT của Trường
là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động thông tin tại Thư viện NDT là đối tượng,
phục vụ, là khách hàng, là người tiêu thụ các SP&DVTT của Thư viện Ngày nay cùng với sự
phát triển, NCT ngày càng trở nên phức tạp hơn Để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu của NDT thì đòi hỏi người cán bộ thư viện phải nắm bắt được NCT của NDT, qua đó định hướng cho hoạt động thư viện của mình như việc phục vụ, bổ sung, hoàn thiện các chu trình hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của thư viện cho phủ hợp với
nhu cầu của NDT
Như vậy có thể nói, NDT đóng vai trò là khách hàng quan trọng và tác động trực tiếp tới hoạt động cũng như sự phát triển của Thư viện
1.2 Khái quát về Trường Đại học Y Hà nội và Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 1.2.1 Khái quát về Trường Đại học V Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập từ ngày 8 tháng 11 năm 1902 tại Hà Nội Trong suốt chặng đường 115 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành và hội nhập, Trường đã không
ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, cho sự nghiệp
chăm sóc sức khỏe nhân đân Trường cũng là một trung tâm chuyên sâu trong nghiên cứu, ứng
dụng, chuẩn hóa và chuyển giao các kỹ thuật y học tiên tiến trong cả nước
Hiện nay tính đến tháng 5/2018 toàn trường có 1826 cán bộ viên chức Về vị trí việc làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 1255, khác 571 Về chức danh khoa học: Giáo sư 16, Phó giáo sư
151 Về học vị: tiến sĩ 268, bác sĩ chuyên khoa cấp II là 9, thạc sĩ và bác sĩ nội trú 455, bác sĩ chuyên khoa cấp I là 02, đại học 520, cao đẳng và hệ khác 572
Về cơ cấu tổ chức của trường gồm có 01 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 01 phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa, 03 Viện đào tạo (Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Viện Đào tạo
Trang 22Dao tao Dich vu theo nhu cầu xã hội, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học, 07
Trung tâm khác, 03 Khoa (khoa Y học cổ truyền, khoa Điều dưỡng - Hộ sinh, khoa Kỹ thuật y học ), 21 Phòng ban, 19 Bộ môn khoa học cơ bản và y học cơ sở, 24 Bộ môn Y học lâm sàng
Với sứ mệnh là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn một
trăm năm, không ngừng phắn đấu vì sức khỏe con người, với nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế và cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành Y tế Trường Đại học Y Hà Nội phấn đấu trở thành Đại học sức khỏe đa ngành, đào tạo cán bộ y tế có năng lực, học tập vươn n tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ở mọi lúc mọi nơi 1.2.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội * Quá trình hình thành và phát triển
Thư viện trường Đại học Y Hà Nội là đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu trường được thành lập từ năm 1903 Trải qua 115 năm hoạt động, Thư viện đã từng bước xây dựng và phát triển để thực hiện nhiệm vụ chung của trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học Thư viện là địa chỉ đáng tin cậy để các thé hé giảng viên, học viên, sinh viên trong toàn trường đến học tập và nghiên cứu
Tiền thân của Thư viện trường ĐHYHN là Thư viện Đại học Y- Dược khoa Việt Nam Có
nhiệm vụ phục vụ cho đào tạo bác sĩ, được sĩ và các chuyên gia về y học, được học cho nên y tế
Việt Nam và Đông Dương Địa điểm ban đầu là số nhà 13 Lê Thánh Tông, Hà Nội
Năm 1962 Thư viện trường ĐHYHN được tách ra Một phần cơ sở vật chất và nhân lực
chuyển sang Thư viện Y học Trung ương Phần còn lại là Thư viện ĐHYHN
Năm 1980 Thư viện trường ĐHYHN được chuyển vẻ địa điểm số 1 phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
Tới nay sau nhiều lần chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà kia, đến tháng 3 năm 2017 Thư viện được chuyển về khu kí túc xá 15 tầng với diện tích 2304m2 được dự án Giáo dục Đại học,
Trang 23sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ ngày càng lớn mạnh cả về lượng và chất; nguồn tài liệu ngày càng đa
dạng phong phú (tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử); hệ thống tra cứu điện tử sử dụng phần mềm IIIB6.0, quản lý tài liệu, người dùng tin trên thẻ từ và đầu đọc mã vạch
* Chức năng
Thư viện Trường ĐHYHN là trung tâm thông tin, văn hóa của Trường có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn trường Ngoài ra Thư viện còn có chức năng quản lý công tác thông tin
thư viện, thu thập, xử lý, bảo quản và cung cấp nguồn tài liệu bằng nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học trong toàn trường Đồng thời, Thư viện cũng là đầu mối trong hợp tác trao đổi chia sẻ với các thư viện cùng ngành, với các cá nhân và tổ chức y tế
nước ngoài
* Nhiệm vụ
'Thư viện trường ĐHYHN có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng, quản lý, tổ chức tốt hoạt động của thư viện nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu
ngày càng cao của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong toàn Trường
- Xây dựng kế hoạch bổ sung thường xuyên các tài liệu sách báo tạp chí và từng bước số
hóa tài liệu Tổ chức chặt chẽ theo đúng nội quy, quy chế của thư viện các tài liệu hiện có Thư viện phối hợp với các Viện, Khoa, Bộ môn trong việc lựa chọn bổ sung kịp thời tài liệu liệu phục vụ giảng dạy học tập Thu nhận, lưu trữ các tài liệu nội sinh trong Trường Thường xuyên liên kết với các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước cùng lĩnh vực để xin nguồn viện trợ tai
liệu nhằm phát huy hiệu quả, phục vụ tốt cho mục tiêu đào tạo của Trường,
~ Xử lý tất cả các tài liệu bổ sung vào Thư viện Ứng dụng các chuẩn nghiệp vụ thư viện
tiên tiến vào công tác nghiệp vụ Tổ chức hệ thống tra cứu đáp ứng nhu cầu của người dùng tin Quản lý và phát triển các dịch vụ TT-TV Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản, kiểm kê định kì vốn tài
Trang 24hợp với phòng Công tác học sinh- sinh viên, phòng Đào tạo đại học trong công tác cấp thẻ và quản lý bạn đọc
in hành, kiểm kê định kì các trang thiết bị, khai thác và quản lý phần mềm thư
~ Quản lý,
viện, xây dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động thư viện Phục vụ, hướng dẫn người dùng tin khai thác, tìm kiếm, sử dụng các nguồn tài
liệu, các sản phẩm và dịch vụ TT-TV
~ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học cho đội ngũ cán bộ thư viện nhằm phát tiền nguồn nhân lực có chất lượng nâng cao hiệu quả công
tác
~ Hàng năm tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội nghị bạn đọc, đối thoại sinh viên, các lớp đào tạo người dùng tin nhất là các lớp sinh viên, học viên mới nhập trường
* Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi cơ quan, tổ chức nhằm hoạt
động, thực hiện tốt, có hiệu quả các chức năng nhiệm vụ được giao
Trang 25
- Ban lãnh đạo: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng Ban lãnh đạo có nhiệm vụ tổ
chức, quản lý nhân sự và điều hành mọi hoạt động của Thư viện Chịu trách nhiệm trước Ban giám
hiệu về các hoạt động của Thư viện
~ Phòng biên mục: Có nhiệm vụ xây dựng, thu nhận, bổ sung, xử lý tài liệu theo đúng quy trình, tổ chức hệ thống tra cứu, nhập thẻ quản lý người dùng tin, số hóa tài liệu Hàng năm cùng với Ban lãnh đạo lên kế hoạch tổ chức các buổi hội nghị bạn đọc, đảo tạo người dùng tin, nói
chuyện chuyên đề
- Các phòng phục vụ người dùng tin: Gồm có phòng đa năng, phòng đọc mở, phòng giáo trình Có nhiệm vụ là hướng dẫn NDT tìm kiếm tài liệu trên giá sách Cung cắp các dịch vụ, đáp
ứng yêu cầu sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Lên kế hoạch và tổ chức mượn trả sách theo đúng,
qui trình Tổ chức kiểm kê kho sách theo đúng qui định, bảo quản tu sửa phục chế tài liệu hư
hỏng, rách nát trong quá trình sử dụng
+ Phòng máy - cử nhân tiên tiến (phòng đa năng): Bao gồm các phòng như 01 phòng hội thảo, 02 phòng học nhóm, phòng máy tính Không gian chung để đọc sách Pháp ngữ và chương
trình tiên tiến Lên kế hoạch và tổ chức cho NDT có nhu cầu sử dụng phòng hội thảo, phòng học
nhóm Hướng dẫn NDT tra cứu các sách Pháp ngữ và chương trình tiên tiến bằng máy tự mượn
trả
~ Phòng máy tính (tra cứu và đọc tài liệu điện tử) Có nhiệm vụ phục vụ tra cứu tài liệu trên máy, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, quản trị mạng, bảo dưỡng máy tính Kết hợp với phòng công nghệ thông tin quản lý máy chủ và đảm bảo hệ
thống mạng luôn được thông suốt
* Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động
của bắt kỳ cơ quan tổ chức nào Hiện nay Thư viện trường ĐHYHN có 13 cán bộ trong đó có 2
Trang 26Với trình độ từ đại học trở lên trong đó có 02 thạc sĩ chuyên ngành thư viện, 08 cử nhân chuyên ngành thư viện, 01 cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin, 01 cử nhân chuyên ngành khác, 01 nhân viên vụ phục vụ Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự theo trình độ tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Trình độ Số lượng (người )[_ Tỷ lệ (% Thạc sĩ thư viện 02 154
Cử nhân thư viện 08 62
Cử nhân công nghệ thông tin 01 T6 Cử nhân chuyên ngành khác 01 76
Nhân viên phục vụ 01 76
Tổng số 13 100
Hiện nay cán bộ Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội đa số có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ TT-TV Hầu hết các cán bộ đã có trình độ tin học cơ bản, biết sử dụng máy tính, phần mềm trong chuyên môn của mình Các cán bộ thư viện cũng không ngừng phần đấu, học tập và rèn
luyện chuyên môn (hiện có 02 cán bộ đang theo học thạc sĩ chuyên ngành khoa học thư viện, 01
thạc sĩ chuyên ngành khác), tin học, ngoại ngữ đề đáp ứng yêu cầu mới của thời đại Đó cũng là nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ thư viện đẻ phục vụ nhu cầu của NDT một cách tốt nhất
* Nguôn lực thông tin
Nguồn lực thông tin (NLTT) là yếu tố quan trọng, quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của hoạt động TT-TV NLTT là cơ sở đề phát triển các SP&DVTT_ nhằm thỏa mãn nhu cầu
thông tin của người dùng tin Với chức năng cung cấp tài liệu phục vụ hoạt động giảng dạy, học
nghiên cứu khoa học Bắt cứ cơ quan TT-TV nào thì nhiệm vụ hàng đầu cũng phải xây dựng NLTT
Thư viện các trường đại học khi phát triển NLTT của mình phải đáp ứng phù hợp với mục tiêu đảo tạo của trường, phù hợp với nhu cầu và tập quán sử dụng của NDT trong trường và
hướng đến nhu cầu đòi hỏi của xã hội
Thư viện trường ĐHYHN đã xây dựng cho mình nguồn lực thông tin khá phong phú từ nhiều nguồn bổ sung khác nhau như: mua, tặng biếu, tài liệu nội sinh với nhiều ngôn ngữ khác
nhau như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp Hàng năm Thư viện được nhà trường cấp cho một
Trang 27ngành y học dưới hình thức đặt mua tại nhà xuất bản Y học, Tổng hội Y học Việt Nam, nhà xuất
bản Giáo dục Đại học
Thư viện cũng thường xuyên nhận được sách báo tạp chí y học tặng biếu từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước như Quỹ Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức Y tế Thế giới, đại sứ
quan
Thư viện luôn chú trọng đến việc thu thập và phát triển nguồn tài liệu nội sinh bao gồm các kết quả nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, tạp chí nghiên cứu y học
Do đặc thù là thư viện chuyên ngành về y học, nên hầu hết các tài liệu đều thuộc chuyên
ngành y và một số sách chính trị, sách kinh điển, tài liệu tra cứu phục vụ cho mục đích giảng
dạy và học tập
NLTT của Thư việ
bao gồm sách giáo trình, sách tham khảo (tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Pháp), luận văn, luận án, báo tạp, chí Theo số liệu thống kê của Thư viện (tháng 05/2018), sách giáo trình có 372 đầu (tương đương với 29944 cuốn), sách tham khảo tiếng Việt có 6134 đầu (tương đương với 9657 cuốn), sách thao khảo tiếng nước ngoài có có 4942 đầu (tương đương với 5321 cuốn), luận văn, luận án có 14497 cuón), báo, tạp chí có 41 đầu (tương đương với 2357 cuốn), sách điện tử có 494 cuốn, tài liệu tra cứu có 443 đầu (tương đương với 889 cuốn) Bang 1.2 Thống kê số lượng tài liệu tại Thư viện Loại tài liệu Số đầu Số bản Tỷ lệ (% ) Sách giáo trình 372 29944 44.9
Sách tham khảo tiếng Việt 6134 9657 14.7
Sách tham khảo ngoại văn 4942 5321 §
Luận văn, luận án 14497 14497 217
Tạp chí tiếng Việt 4I 2357 35
Tài liệu tra cứu 443 889 13
Tài liệu điện tử 4058 4058 6.1
Tổng số 26429 66723 100
Trang 28Ngoài ra Thư viện còn xây dựng được các cơ sở dữ liệu (CSDL) như sau CSDL thư mục
(sách, luận văn, luận án, bài trích báo tạp chí, CSDL quản lý bạn đọc) Thống kê đến tháng
05/2018 CSDL của Thư viện như sau:
Bảng 1.3 Thống kê cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu (Biéu ghi) Số lượng | 15 16 (%) CSDL thư mục sách giáo trình 29944 249 CSDL thư mục sách tham khảo tiếng Việt và| — 13190 1
tiếng nước ngoài
CSDL thư mục bài trích báo, tạp chí 42861 35.6 CSDL thư mục luận văn, luận án 14497 12 CSDL quan ly ban doc 6742 5.6 CSDL toàn văn luận văn, luận án trên đĩa CD-|_ 13097 đĩa 109 ROM
Tổng số 120331 100
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Việc xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật động bộ, hiện đại là yêu cầu cần thiết
hiện nay đối với các cơ quan TT-TV nói chung và đối với Thư viện Trường ĐHYHN nói riêng Từ tháng 3/2016 Thư viện được chuyền về kí túc xá 15 tầng Tuy không được xây dựng ở khu riêng biệt nhưng Thư viện cũng được Nhà trường dành toàn bộ tầng 2 và 1⁄ tầng 3 với diện tích
khá rộng rãi với diện tích 2304 mê, khang trang, thoáng mát, các phòng đều được trang bị điều hòa tng, dim bảo điều kiện cho hoạt động thư viện Thư viện được trang bị hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết như: hệ thống bàn ghế, tủ kệ, quạt, điện, điều hòa, máy chủ, máy tính, máy
quét thẻ, máy scan, máy số hóa, camera, công từ, hệ thống 3M, máy in, máy photo Các phòng làm việc của Thư viện được bố trí sắp xếp như sau:
- Phòng trưởng phòng ~ Phòng phó trưởng phòng ~ Phòng biên mục
Trang 29-Phong gido trình
-Phong may - cir nhn tiên tiến
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tòa nhà Thư viện Tắng2: Đan P207 Tings muse hc 1 vội P02
Phan mém thư viện: Năm 2004, trién khai Dự án giáo dục ADB, Thư viện đã ứng dụng phần mềm thư viện ILIB 4.0 của công ty CMC Phần mềm ILIB hay còn gọi là
hợp bao gồm nhiều modul khác nhau, nhưng hiện Thư
iện đã sử dụng một số modul nhu: 1 Modul bổ sung, 2 Modul quản lý bạn doc, 3 Modul thống kê lượt bạn đọc, 4 Modul kho, 5 Modul quan hệ thống, 6 Modul bổ sung, 7 Modul biên muc Mỗi modul đều có chức năng riêng song nó có
sự liên kết với nhau Phần mềm này đã được ứng dụng trong hoạt động nghiệp vụ và công tác phục
vụ NDT của Thư viện
Năm 2016, triển khai dự án tiếp theo Thư viện lại được đầu tư thêm phần mèn thư viện số được tích hợp cùng với phần mềm thư viện và được nâng cấp 6.0 Hiện nay Thư viện đang dần tiến hành số hóa tài liệu để phục vụ NDT phần đọc tài liệu toàn văn
* Các sản phẩm và dịch vụ thông tin
Trang 30lý, kiểm soát tốt nguồn tin của mình và cung cấp chúng một cách hiệu quả tới NDT Sy phát triển của SP&DVTT phụ thuộc vào nguồn lực và định hướng phát triển của Thư viện
'Việc cung cấp các SP&DVTT một cách nhanh nhất với chất lượng tốt, hỗ trợ tối đa cho
nhu cầu của NDT là mục tiêu hướng đến của Thư viện Trường ĐHYHN Hiện nay, các SP&DVTT của Thư việ
gồm:
+ Hệ thống mục lục phiếu
+ Thư mục thông báo sách mới + Doc tai liệu tại chỗ
+ Muon tài liệu về nhà
+ Sao chụp tải liệu + Tra cứu OPAC
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu
+ Trao đồi thông tin (hội nghị bạn đọc, nói chuyện chuyên đề
+ Hướng dẫn người dùng tin
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
Người dùng tin là một trong các yếu tố cấu thành cơ quan TT-TV, đồng thời là đối tượng
chính của hoạt động thông tin, là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình Nhu cầu thông tin của NDT chính là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động của cơ quan TT-TV Nắm vững được NCT và đáp ứng kịp thời đầy đủ, chính xác NCT của NDT là nhiệm vụ hàng đầu, là
mục tiêu của cơ quan TT-TV nói riêng và Thư viện Trường ĐHYHN nói riêng
Trang 31NDT tai Thư viện Trường ĐHYHN gồm nhiều đối tượng khác nhau Với từng nhóm đối
tượng cần đi sâu nghiên cứu những đặc trưng cơ bản để nhận biết được nhu cầu tin của họ
Trường ĐHYHN hiện nay có 7679 sinh viên, 3493 học viên sau đại học, 1255 cán bộ giảng viên, nghiên cứu, 190 cán bộ lãnh đạo quản lý Tuy nhiên do đặc điểm tính chất công việc
khác, có thể chia NDT
¡ Trường ĐHYHN thành các nhóm như sau:
+ Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý + Nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu + Nhóm học viên sau đại học
+ Nhóm sinh viên
Các nhóm NDT trên có những đặc điểm tâm lý và hoạt động nghề nghiệp đặc thù khác
dung, mức độ
nhau, vì thế nhu cầu thông tin của họ cũng khơng hồn tồn giống nhau về nị
chuyên sâu, cũng như nhu cầu về SP&DVTT, Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ đặc điểm và NCT của từng nhóm đối tượng NDT để có chiến lược phục vụ thông tin tốt nhất cho họ Bảng 1.4 Số lượng người dùng tin tại Trường Đại học Y Hà Nội Nhóm NDT Số lượng ( người ) Tỷ lệ (%) Cán bộ lãnh đạo, quân lý, 190 15 Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 1255 99 Hộọc viên sau đại học 3493 217
Sinh viên 7679 60.9
Tổng số 12617 100
Trang 32Tỉ lệ (%) theo nhóm người dùng tin
;y
= Can bộ lãnh đạo, quản lý = Can bộ nghiên cứu, giảng dạy
* Học viên = sinh viên
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu các nhóm người dùng tin
1.3.1 Nhóm cán bộ lãnh đạo, quân lý
Nhóm này bao gồm cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý và kiêm nhiệm giảng dạy, nghiên cứu như: Ban giám hiệu, trưởng phó các khoa, phòng, ban, bộ môn, trung tâm của Trường Nhóm
này có 190 người (1.5%) tổng số NDT Tuy chiết
lớn trong hoạt động của Trường Họ vừa quản lý, điều hành các hoạt động theo chiến lược đề ra, vừa
tỉ lệ nhỏ, nhưng đây là những người có vai trò rất vạch ra hướng phát triển của Trường, vừa tham gia giảng dạy
Nhu cầu thông tin của nhóm này là những thông tin mang tích chất chỉ đạo, điều hành, những thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các ban ngành đề ra Đồng, thời nhu cầu tin của họ cũng cần được mở rộng thêm ở lĩnh vực giảng dạy chuyên môn Họ cũng,
chính là đối tượng NDT có khả năng sản sinh ra những thông tin mới có giá trị Nội dung thông tin họ cần là những thông tin cô đọng súc tích Hình thức phục vụ thường là những bản tin nhanh, các
Trang 33học, có quá trình công tác thực tiễn tại các cơ quan bệnh viện trong cả nước Họ thường có nhu cầu
đề chuyên sâu mà họ được đào tạo Tuy
p thu nhanh các kỹ thuật mới, nên việc tra cứu thông tin thường nhanh NCT của nhóm NDT này tương đối đa dạng,
sử dụng những nguồn thông tỉn liên quan trực tiếp đến
kinh nghiệm và khả năng tìm kiếm sử dụng thông tin chưa nhiều, nhưng họ lại trẻ,
phong phú, mang tính chuyên sâu, chủ yếu là các luận văn luận án, bài báo tạp chí, tài liệu tham khảo
Nhóm NDT này cần các SP&DVTT như thư mục thông báo sách mới hệ thống tra cứu tin,
các dịch vụ mượn về nhà, đọc tại chỗ, sao chụp tài liệu, cung cấp thông tin theo yêu cầu
1.3.4 Nhóm sinh viên
Nhóm này chiếm tỷ lệ rất đông bao gồm sinh viên tất cả các khóa từ năm thứ nhất đến
năm thứ sáu và các hệ đào tạo như hệ vừa học vừa làm, hệ liên thông Số lượng tính đến tháng 05/2018 khoảng 7679 sinh viên Nhóm NDT này có quỹ thời gian tương đối lớn phụ thuộc vào chương trình đào tạo và thời khóa biểu do Nhà trường quy định Đa số NDT nhóm này chưa có khả năng khai thác thông tin, khái quát tổng hợp và sử dụng tài liệu hiệu quả NCT của nhóm
NDT tin này bao gồm các tài liệu mang tính chất giáo khoa, giáo trình phục vụ cho học tập trên
lớp và thực hành ở bệnh viện Sinh viên từ năm thứ nhát đến năm thứ ba NCT của học chủ yếu là
sách giáo trình về các môn chung như toán, vật lý, triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh và các môn
y học cơ sở như mô phôi, giải phẫu, sinh lý Từ sinh viên năm thứ tư đến năm thứ sáu họ sẽ học
chuyên sâu về các môn y học lâm sàng như nội, ngoại, sản, nhỉ và gắn liền với thực hành tại
các bệnh viện
Hình thức phục vụ nhóm NDT này chủ yếu là các SP&DVTT như hệ thống tra cứu tỉn, dịch vụ đọc tại chỗ, dịch vụ mượn về nhà, dịch vụ sao chụp tài liệu
Hàng năm khi sinh viên năm thứ nhất nhập học, thư viện thường tổ chức các buổi đảo tạo, hướng dẫn họ cách sử dụng, tra cứu và cơ chế hoạt động của Thư viện, giới thiệu các SP&DVTT thư viện hiện có
Trang 34vững NCT của các nhóm NDT cụ thể đề từ đó có những phương hướng, biện pháp nhằm đáp ứng phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm đối tượng NDT
u kết
NDT trước hết là người có NCT, là chủ thể của NCT Các cơ quan TT-TV mà không có
NDT sé mắt đi mục đích tồn tại hoạt động của mình
NCT là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tỉn Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu về thông tin của con người không ngừng tăng lên, đòi hỏi phải được
cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác
Trong hoạt động quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và học tập thì NCT là sự thể hiện mong
muốn có thêm nhiều kiến thức để giúp cho NDT hoàn thành và đạt hiệu quả cao trong hoạt động,
và lĩnh vực mà họ đang theo đuổi Với mỗi đối tượng sẽ có một NCT riêng nhưng tựu chung lại
thì đó đều là những nhu cầu hướng tới sự phát triển NCT còn là yếu tố quan trọng tạo nên động,
cơ của hoạt động thông tin Vì vậy, nghiên cứu NCT của NDT là nhiệm vụ quan trọng của mỗi
cơ quan TT-TV trong đó có Thư viện Trường ĐHYHN
Những cơ sở lý luận về NCT và khái quát về T Trường ĐHYHN được trình bày ở chương l
ién dé quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng NCT và khả năng đáp ứng NCT tại
là cơ sở,
Thư viện Trường ĐHYHN sẽ được trình bày cụ thê ở chương 2 Chương 2
NHU CÀU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP Ú!
NHU CAU TIN TAI THU VIỆN TRUONG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Thư viện
2.1.1 Nội dung nhu cầu tin của người dùng tìn tại Thư viện
2.1.1.1 Nhu câu tin theo lĩnh vực khoa học
Trường Đại học Y Hà Nội là trường đầu ngành về lĩnh vực y học, phấn đấu xây dựng để
trở thành Đại học sức khỏe đa ngành, đa cấp, đảo tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên,
Trang 35Hiện nay, Trường ĐHYHN đào tạo các chuyên ngành đại học như bác sĩ đa khoa, cử nhân (cử
nhân điều dưỡng, cử nhân kĩ thuật y học, cử nhân khúc xạ nhãn khoa ), bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ
răng hàm mặt, Y tế công cộng, Y học dự phòng , 15 chuyên ngành đào tạo cao học, I1 chuyên
ngành đào tạo tiến sĩ
Cùng với sự gia tăng về số lượng NDT, NCT về các lĩnh vực khoa học tại Trường cũng đang phát triển và ngày càng đa dạng phong phú ở mức độ chuyên sâu và tầm bao quát khác
nhau
Kết quả điều tra cho thấy NCT của NDT tập trung vào các lĩnh vực khoa học mà nhà trường đào tạo Tuy nhiên với đặc điểm của từng nhóm NDT khác nhau nên NCT về lĩnh vực
khoa học của từng nhóm NDT cũng không giống nhau và mức độ chuyên sâu, bao quát đối với
từng lĩnh vực cũng có sự phân cấp Cụ thẻ, kết quả điều tra NCT về lĩnh vực khoa học như sau: Bảng 2.1: Nhu cầu tin theo lĩnh vực khoa học Tổng phiếu | CBLĐQL | CBNCGD | Họcviên | Sinhviên Lĩnh vực khoa
=] Tile Tiệ| Số TTIỆ| Số [Tile| So [Tike
Trang 36
Tổng phiểu | CBLĐQL | CBNCGD | Họcviên | Sinhviên Lĩnh vực khoa
học
Tilệ | Số |Tilệ| Số [Tilệ| Số [Tile] Số |Tilệ Tong} (0%) | phiếu | (%) | phiếu | (%) | phiếu | (%) | phiếu | (%) Chuyên khoalẻ | 7§ | 24.8 4 143| 14 30 § 98 52 |329 Chính trị triệt học | 41 | 13.0 1 3.6 4 9 4 48 32 | 203 Linh vực khác 44 | 140 3 107| 9 19 7 85 25 | 158 ; : : : : ;
- lui [tui | „ ÏIllIllIIlI [ÌIllIllllll lllu CBLĐQL CBNCGD Học viên Sinh viên [Ml
mDitududng #Yhoccbtuyễn Rang him mit EYtếcông công mYhọceơsở — mKhoa hoe corbin mChuyén khoa em Chinh tri triét hoe
'# Triết học
Biểu đồ 2.1: Nhu cầu về lĩnh vực khoa học
~ Nhóm CBLĐỌL: NDT nhóm này quan tâm nhiều về các lĩnh vực khoa học như Nội khoa
25%, ngoại khoa 21.4%, điều dưỡng I§%, sản phụ khoa 17.9% Số liệu trên cho thấy đối với
những người làm công tác quản lý, lãnh đạo ngồi cơng tác chuyên môn chính, các lĩnh vực ngoại
Trang 37vực như nhỉ khoa, chuyên khoa lẻ, lĩnh vực khoa học khác, y tế công cộng, y học cơ sở có nhu cầu ít hơn Điều đó phản ánh thực tế chỉ những CBLĐQL kiêm nhiệm công tác giảng dạy mới hay quan tâm đến các lĩnh vực đó để phục vụ việc giảng dạy cũng như công tác chuyên môn của mình do họ còn kiêm nhiệm tại các bệnh viện hoặc các khoa, bộ môn trong trường
~ Nhóm CBNCGD: CBNCGD đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực khoa học như ngoại khoa 40.4%, nội khoa 31.9%, răng hàm mặt 30%, chuyên khoa lẻ 30%, y tế công cộng 23% Một số lĩnh vực có tỷ lệ khá như lĩnh vực khác 19%, y học cơ sở 17%, khoa học cơ bản 13% sản phụ khoa 12% điều dưỡng 10.6%, nhỉ khoa 10.6%, Ngoài ra một số lĩnh vực có tỷ lệ thấp hơn như y học cổ truyền 6%, chính trị triết hoc 9%
Các lĩnh vực ngoại khoa, nội khoa cũng được các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu quân tâm, Đây là những chuyên khoa được nhà trường tập trung nghiên cứu cũng như nhu cầu của xã hội
cao
Các lĩnh vực khoa học khác có tỷ lệ cao thấp khác nhau phụ thuộc vào số lượng giảng
viên và số tín chỉ được giảng dạy về lĩnh vực khoa học đó ở các ngành học trong Trường Những, lĩnh vực là thế mạnh đào tạo của Trường như hệ bác sĩ đa khoa và có số lượng giảng viên lớn thì
mức độ sử dụng cao hơn và ngược lại
~ Nhóm học viên: Với nhóm này nhu cầu về một số lĩnh vực được học viên rất quan tâm là
nội khoa 22%, ngoại khoa 20.7%, y tế công cộng 17% Sở dĩ nhóm học viên quan tâm đến các
lĩnh vực trên vì đây chính là những chuyên ngành mà chính nhu cầu nơi họ công tác cần, đòi hỏi
họ phải cần được học tập, nghiên cứu đề nâng cao trình độ cho bản thân để phục vụ cho công tác
chuyên môn của mình Đồng thời đó cũng là lĩnh vực đào tao thế mạnh của Trường
Một số lĩnh vực có tỷ lệ thấp hơn như điều dưỡng, răng hàm mặt, sản phụ khoa, nhỉ khoa chiếm tỷ lệ trên dưới 10% Các lĩnh vực này có tỷ lệ NDT thấp hơn vì nhu cầu của đơn vị
nơi học viên công tác chưa cần đến các lĩnh vực khoa học đó nên họ không có nhu cầu đào tạo
Trang 38~ Nhóm sinh viên: Trường ĐHYHN đào tạo bác sĩ đa khoa chiếm khoảng 70-80% số sinh
viên đầu vào vì vậy họ sẽ phải học và nghiên cứu hầu hết tất cả các lĩnh vực khoa học trong,
trường từ sinh viên năm thứ nhất đến sinh viên năm thứ sáu Tuy nhiên đến cuối năm thứ 5,6 họ sé di sâu vào nghiên cứu về một dé tài nào đó thì họ sẽ nghiên cứu sâu vào một lĩnh vực khoa học Các lĩnh vực như nội khoa 65.2%, sản phụ khoa 60.1%, ngoại khoa 53.2% được các sinh viên năm thứ 5,6 quan tâm nhiều hơn do họ tập trung vào lĩnh vực họ nghiên cứu Lĩnh vực điều dưỡng 54.4%, y tế công cộng được các sinh viên năm thứ 4 quan tâm nghiên cứu vì đây chính là chuyên ngành mà họ được đào tạo Lĩnh vực khoa học cơ sở 62%, y học cơ bản 20.9, chính trị, triết học 20.3 được các sinh viên năm thứ 1,2 3 quan tâm nghiên cứu vi đây hiện là các môn mà
các bạn đang được học tại trường Tuy nhiên trong suốt 6 năm học đối với hệ bác sĩ và 4 năm đối
với hệ cử nhân thì họ đều được học hầu hết tắt cả các môn học và học, nghiên cứu chuyên sâu
theo từng hệ thì cũng cần nghiên cứu các lĩnh vực khoa học theo tỷ lệ khác nhau
Như vậy, với đặc thù của một trường chuyên ngành y thì nhu cầu của NDT tại Thư viện Trường ĐHYHN tập trung đến các lĩnh vực như nội khoa, ngoại khoa, răng hàm mặt, điều dưỡng, y học cơ sở Thư viện cần bổ sung tài liệu tập trung vào những lĩnh vực trên đặc biệt là các tài liệu tham khảo để đáp ứng NCT của NDT
2.1.1.2 Như cầu tin về ngôn ngữ tài liệu
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, dé chuyển tải thong tin, tiếp cận trí thức trong xã hội Ngôn ngữ cũng chính là cha khóa cho mọi hoạt động mở rộng hợp tác, giao lưu giữa cá nhân và tập thể
Ngày nay, nước ta đang hội nhập và phát triển đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội và
thách thức mới Để hội nhập với thế giới cần phải có trình độ về ngoại ngữ cao Ngoại ngữ là
công cụ, phương tiện quan trọng đối với các nhà khoa học, học viên, sinh viên nước ta trong việc tiếp cận trí thức khoa học tiên tiến thế giới Chính vì vậy ngoài những tài liệu tiếng Việt, các thư
viện cũng luôn chú trọng đến bổ sung các tài liệu ngoại văn
Trang 39we CBLDQL | CBNCGD | Học viên | Sinh viên Ngôn ngữ | Pheu
tài liệu Tne) He Tiiệ| Số [Tilệ| Số [Tile] sé [Tilệ
8) (%) (%) | phiéu | (%) | phiếu | (%) | phiếu | (%) Tổng | 315 | 100] 28 | 100} 47 | 100 82 | 100 | 158 | 100 Viet Tieng 177 |562| 22 |786| 34 | 72 | 45 |459| 76 |481 Anh Tieng 27 |§8| 5 |J179| 5 |16| 2 |24| 15 | os Pháp =CBLDQL =CBNCGD #Họcviên Esinh viên 120 100 80 60 40 20 | 0 £ ‘ ‘
Tiếgviệ — tiếnganh — tiếng pháp
Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Qua kết quả điều tra cho thấy 100% NDT tại Trường có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh chiếm tỷ lệ khá cao 56.2%, tiếng Pháp chiểm tỷ lệ 8.8%
Với 100% NDT có nhu cầu sử dụng tiếng Vi: để khai thác thông tin vì mọi đối tượng NDT sir dung thành thạo, thường xuyên và tiếng Việt cũng là ngôn ngữ chứa đựng các loại thông
tin ma NDT quan tim tìm kiếm nhiều nhất Tài liệu tiếng Việt tại Thư viện khá đa dạng, phong,
Trang 40Ngoài tiếng Việt thì tiếng Anh là ngôn ngữ được tắt cả các nhóm NDT quan tâm sử dụng
thứ hai chiếm tỷ lệ 56.2% Cụ thể nhóm CBLĐQL 78.6%, CBNCGD 72%, Học viên 45.9%, sinh viên 48.1% Ngôn ngữ tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao vì hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, được nhà trường chú trọng đưa vào chương trình đào tạo, cũng như các chương trình đào tạo cử
nhân tiên tiền
Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ngoài việc phải có trình độ chuyên môn tốt Họ phải không ngừng trau dồi ngoại ngữ đề có
thể tham khảo các tài liệu của nước ngoài, tham gia các cuộc hội thảo chuyên môn do người nước ngoài giảng dạy, liên kết các chương trình đào tạo Hiện nay, Trường ĐHYHN đang đào tạo chương trình dạy bằng tiếng Anh từ 20-40% tổng số môn học là chương trình đào tạo cử nhân tiên tiến Trường cũng liên kết đào tạo hệ đại học và thạc sĩ cho du học sinh như Lào, Thái Lan, Campuchia, một số nước Châu Phi Ngoài ra họ còn tìm kiếm cơ hội học bồng và đi du học tại
các quốc gia có nền y học phát triển
Tiếng Pháp chiếm tỷ lệ nhỏ 8.8%, hiện nay, trong hợp tác quốc tế Trường đã hợp tác với
Chính phủ Pháp và hàng năm được hỗ trợ đảo tạo theo chương trình đào tạo bác sĩ tài năng hệ
pháp ngữ, sinh viên học 20-40% bằng tiếng Pháp và luận văn tốt nghiệp cũng làm bằng tiếng
Pháp, mỗi năm một khóa khoảng 40-50 sinh viên Việc bổ sung sách tiếng Pháp cho Thư viện
hoàn toàn do phòng Hợp tác quốc tế chuyền cho Thư viện
Như vậy, NCT về ngôn ngữ tài liệu tại Thư viện Trường ĐHYHN chủ yếu là tiếng Việt
Day cũng là nguồn tài liệu phổ biến và phù hợp với mọi đối tượng NDT Vì vậy việc bồ sung tài
liệu tiếng Việt là chính và được lãnh đạo Thư viện quan tâm Đối với các tài liệu ngoại văn thì ưu tiên bổ sung sách tiếng Anh vì đây là ngôn ngữ thông dụng trong chương trình đào tạo của
trường và được nhiều NDT quan tâm Tiếng Pháp chiếm tỷ lệ nhỏ nên Thư viện cũng cân nhắc bổ sung hoặc có những đề nghị với phòng hợp tác quốc tế để bổ sung về số lượng và lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của NDT
2.1.1.3 Nhu câu về loại hình tài liệu