I.Lý do chọn đề tàiNgành sữa tại thị trường Việt Nam mang tiềm năng lớn nhưng dù có những biến độnglớn về dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn có một ngành công nghiệp phát triển đóng vaitrò khô
Những doanh nghiệp trong ngành
Thị trường toàn cầu
Sự tăng trưởng nhanh của sữa thực vật đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp thực phẩm và giới khoa học Các loại sữa thay thế có nguồn gốc từ thực vật được làm từ sữa đậu nành, hạnh nhân, dừa, yến mạch và gạo ngày càng phổ biến Tuy nhiên, sữa từ thực vật vẫn chưa thể thay thế sữa bò.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành sữa Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp trong ngành đang không ngừng xây dựng, cải tiến, đổi mới nhà máy và thiết bị, ứng dụng công nghệ có trình độ tự động hóa cao ngang tầm khu vực và thế giới nhằm cải thiện chất lượng nguồn sữa cung cấp ra thị trường.
Theo Euromonitor, báo cáo ngành sữa thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt 135 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 (+8,3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống Doanh thu ngành sữa Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 4,4 tỷ USD năm 2017 lên 8,4 tỷ USD năm 2021, trong đó sản xuất trong nước đáp ứng chưa đến một nửa nhu cầu Giá trị các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 là 11,8 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ Báo cáo thị trường của Research and
Ngoài phụ thuộc vào sữa tươi nhập khẩu, Việt Nam còn nhập khẩu bò, các sản phẩm dinh dưỡng chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi Để duy trì tính cạnh tranh,các công ty địa phương đang tìm kiếm các giải pháp quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, trong khi các công ty lớn hơn đang đầu tư vào công nghệ Công nghiệp 4.0 vàR&D
Trong báo cáo ngành sữa mới nhất, nhóm phân tích SSI cho rằng, dịch Covid-19 đã tác động đến các nhà máy sản xuất sữa toàn cầu, khiến giá sữa nguyên liệu ở mức thấp trong năm 2021, đặc biệt là giá chất béo khan Anhydrous (-23% so với cùng kỳ) Ngoài ra, giá dầu thấp giúp giảm chi phí đóng gói và vận chuyển Các yếu tố này hỗ trợ tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà máy sản xuất sữa (X, 2022).
Biểu đồ 2 : Doanh thu ngành sữa tại Việt Nam năm 2018 - 2022
Nguồn : Dữ liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê và tạp chí kinh tế (Hương, 2023)
Theo biểu đồ biểu thị doanh thu đối với ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam bao gồm sữa bột và sữa nước thì doanh thu tăng đều qua các năm và đặc biệt là năm 2020 và 2021 khi đại dịch Covid xảy ra nhưng ngành hàng này vẫn tăng đều không bị giảm doanh thu, qua đó cho chúng ta thấy rằng ngành này đang trên đà phát triển Theo nhận định của chuyên gia và hiệp hội sữa Việt Nam thì trong giai đoạn 2023-2027 ngành dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh do nhu cầu càng tăng cộng thêm dân số ngày càng tăng, hành vi tiêu dùng ngày càng chú trọng vào sức khỏe và công nghệ phát triển cùng với hoạt động Logistics phát triển thì điều này hoàn toàn khả thi (Hương, 2023)
Theo nhận định dựa theo số liệu thống kê của SISS, các sản phẩm sữa sẽ tăng cao tại thị trường Việt Nam từ 2022-2031, với nhiều cơ hội thị trường hơn cho các nhà đầu tư Các sản phẩm sữa hữu cơ, sữa tươi tự nhiên và thực phẩm tốt cho sức khỏe có chứa sữa tại Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm tới.
Bảng 2: Ngành công nghiệp sữa trong GDP dịch vụ tiêu dùng và GDP cả nước
Năm Ngành sữa/ GDP dịch vụ GDP dịch vụ/GDP cả nước
Nguồn: Tổng hợp số liệu tại Tổng cục thống kê (Hương, 2023)
Theo Tổng cục thống kê, ngành công nghiệp sữa đóng góp vào doanh thu bán lẻ hàng hoá, dịch vụ và tiêu dùng chiếm khoảng 8%, với doanh thu 17.805 tỷ đồng, đóng góp GDP trong phân khúc dịch vụ hàng tiêu dùng là 6,79%, tăng 10% so với quý I 2022 của GDP dịch vụ là 43,65% cơ cấu GDP quý I 2023 Cụ thể trong năm 2022 đã đóng góp vào ngành dich hàng hóa và tiêu dùng là 75.47 tỷ đồng và chiếm 7% GDP của ngành dịch vụ và GDP ngành dịch vụ cho cả nước là 41.33%
Quy mô thị trường sản phẩm sữa toàn cầu được định giá 481,08 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 2,5% từ năm
2022 đến năm 2027 Theo Imarcgroup, thị trường sữa toàn cầu ước tính đạt 893 tỷ USD vào năm 2022 và họ mong đợi thị trường toàn cầu sẽ tăng với tốc độ CAGR 5.79% trong năm 2023-2028 Việc tiêu thụ các sản phẩm sữa ngày càng tăng và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng từ thịt sang các sản phẩm từ sữa để làm giàu protein là những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng của thị trường này Sự sẵn có dễ dàng của các sản phẩm sữa do các cơ sở bán lẻ hiện đại và hậu cần chuỗi cung ứng lạnh tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thị trường Hơn nữa, doanh số bán sản phẩm đáng kể thông qua các kênh phân phối trực tuyến trong đại dịch Covid-19 cũng hỗ trợ tăng trưởng thị trường.
Dự đoán của World Bank dự báo rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động của một giai đoạn suy thoái kéo dài từ đầu năm 2023, ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới. Mức thu nhập bị giảm do lạm phát và mất giá tiền tệ Nhiều quốc gia đang trải qua mức lạm phát hai chữ số trong nhiều tháng, làm tăng chi phí sinh hoạt và hạn chế sức mua. Ảnh hưởng chính nhất đến chi phí thực phẩm và năng lượng Đặc biệt là iá sữa trên thếg giới tăng 18% vào năm 2022, đạt mức cao kỷ lục với giá trung bình hàng năm là 53,3 USD/100kg sữa, và đạt đỉnh cao vào tháng 4 với 63 USD Sự tăng này là kết quả của sự mất cân đối giữa cung và cầu, đặc biệt là vào đầu năm Cung cấp sữa không đủ ở nhiều quốc gia do nhiều nguyên nhân như ràng buộc về thời tiết, chi phí đầu vào cao cho nông dân và không chắc chắn về quy định pháp luật Việc giảm nguồn cung sữa tươi này đặc biệt đáng chú ý ở các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sữa lớn như Liên minh châu Âu (EU), New Zealand (NZ) hoặc Brazil Ngược lại, nhu cầu vẫn mạnh mẽ vào đầu năm, được hỗ trợ bởi việc mua hàng từ Trung Quốc Tuy nhiên, với suy thoái kinh tế đang đến gần, sự tăng lạm phát và giá cả kỷ lục, nhu cầu đã giảm đi, vượt qua sự mất cân đối cung cầu trong nửa sau của năm Ở cấp độ khu vực, thị trường đã được phân loại thành Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Vương quốc Anh, Ý, Tây Ban Nha, Úc, New Zealand, Canada, Brazil, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Ấn Độ hiện đang thống trị thị trường toàn cầu Một số công ty lớn trong thị trường sữa toàn cầu bao gồm Nestle, Fonterra, FriesandCampina, Arla Foods, Danone, Lactalis, v.v
2.3 Các ông lớn trong thị trường
Châu Á - Thái Bình Dương là phân khúc địa lý lớn nhất của thị trường sữa toàn cầu. Nguyên nhân điều này là do dân số khổng lồ của khu vực này Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa hơn, điều này tác động tích cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và sinh kế của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng Không có nghi ngờ rằng sữa nước là sản phẩm sữa phổ biến nhất và được tiêu thụ nhiều nhất trong khu vực này.Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Ấn Độ là nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới, với 22% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Pakistan
Hình 1 : Thể hiện mức độ thị trường của ngành sữa thế giới ở các quốc gia
Nguồn: Tài liệu từ SISS và STATIC
Thị trường sữa Việt Nam chủ yếu do các ông lớn như Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood, Frieslandcampina và Tập đoàn TH thống lĩnh Đàn bò của Việt Nam sẽ tăng từ 330.000 con năm 2019 lên 700.000 con vào năm 2030.
Theo bảng xếp hạng ở bảng đồ phía dưới, thì tập đoàn Nestle dẫn đầu với doanh thu từ sữa là
25 tỷ USD với 447 nhà máy trên khắp thế giới tại 197 quốc gia, Vị trí thứ hai thuộc về Lactais của Pháp với doanh thu 18.3 tỷ USD và Fonterra của New Zealand là 13.1 tỷ USD cùng vớiDairy Farmers của Australia 13.8 tỷ USD FrieslandCampina công ty sữa top 6 thế giới với doanh thu 12.3 tỷ USD, Đan Mạch với Arla 10.5 tỷ USD, Canada với Saputo 8.6 tỷ USD và hai hãng cuối là Dean Food của Mỹ và Yili của Trung Quốc lần lượt là 8 tỷ USD và 7.8 tỷ USD.
Các ông lớn trong thị trường
Châu Á - Thái Bình Dương là phân khúc địa lý lớn nhất của thị trường sữa toàn cầu. Nguyên nhân điều này là do dân số khổng lồ của khu vực này Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa hơn, điều này tác động tích cực đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và sinh kế của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng Không có nghi ngờ rằng sữa nước là sản phẩm sữa phổ biến nhất và được tiêu thụ nhiều nhất trong khu vực này.Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Ấn Độ là nhà sản xuất sữa lớn nhất thế giới, với 22% tổng sản lượng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Pakistan
Hình 1 : Thể hiện mức độ thị trường của ngành sữa thế giới ở các quốc gia
Nguồn: Tài liệu từ SISS và STATIC
Thị trường sữa Việt Nam chủ yếu do các ông lớn như Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood, Frieslandcampina và Tập đoàn TH thống lĩnh Đàn bò của Việt Nam sẽ tăng từ 330.000 con năm 2019 lên 700.000 con vào năm 2030.
Theo bảng xếp hạng ở bảng đồ phía dưới, thì tập đoàn Nestle dẫn đầu với doanh thu từ sữa là
25 tỷ USD với 447 nhà máy trên khắp thế giới tại 197 quốc gia, Vị trí thứ hai thuộc về Lactais của Pháp với doanh thu 18.3 tỷ USD và Fonterra của New Zealand là 13.1 tỷ USD cùng vớiDairy Farmers của Australia 13.8 tỷ USD FrieslandCampina công ty sữa top 6 thế giới với doanh thu 12.3 tỷ USD, Đan Mạch với Arla 10.5 tỷ USD, Canada với Saputo 8.6 tỷ USD và hai hãng cuối là Dean Food của Mỹ và Yili của Trung Quốc lần lượt là 8 tỷ USD và 7.8 tỷ USD.
Từ kết quả theo rank xếp hạng của tập đoàn ngân hàng RaboBank tại Hà Lan công bố có thể thấy được các ông lớn trong ngành sữa thế giới đều đến từ Châu Âu và tiếp theo là Mỹ cũng dễ hiểu khi kết quả như vậy chúng ta có thể thấy rằng ở các quốc gia ấy họ có truyền thống uống sữa và nhu cầu sử dụng, chế biến các sản phẩm từ sữa rất lớn nên kết quả cũng không quá bất ngờ.
Biểu đồ 3: Các Hãng sữa lớn trên thị trường thế giới do Rabobank Hà Lan công bố
Nguồn: Công bố của RaboBank của Hà Lan
Bên cạnh các ông lớn trên thị trường thế giới thị tại Việt Nam với nhu cầu ngày càng sử dụng sữa cũng tăng theo nhờ vào thu nhập tăng và đời sống cải thiện cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 giúp cho ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam cũng phát triển theo ít phụ thuộc vào nhập khẩu hơn thông qua việc ngày càng tăng cao thị phần của các doanh nghiệp trong nước cụ thể thông qua thị phần của doanh nghiệp trong nước chiếm đa phần giảm bớt từ các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Việt Nam thông qua thị phần của Vinamilk dẫn đầu với 44% phủ khắp cả nước và sang các thị trường Trung Quốc Campuchia và Các quốc gia khác cho thấy vị thế của ngành sữa của Việt Nam đang đà phát triển Với TH True milk mặc dù mới thành lạp gần một thập kỷ qua những thị phần ngày càng tăng khẳng đingj vị thế của mình với thị phần 14% đứng thứ hai trong bảng thị phần Nutifood và Vinasoy là 6% Abbot và FriesLand Campina hai doanh nghiệp nước ngoài cũng chiếm thị phần tương đối lớn khoảng 14% cụ thể là 9% cho Frieslandcampina và 5% cho Abbott cùng với 14.1% với nhiều Brand khác nhập khẩu từ
Fr ie sl an dC am pi na Ar la
De an F oo ds Yi li
Doanh Thu Hãng Sữa Lớn Trên
Tỷ USD nước ngoài đa phần là sữa bột là chủ yếu bởi vì ngành sữa bột ở Việt Nam còn hạn chế nên mới xuất hiện con số tương đối trong thị phần
Biểu đồ 4 : thể hiện thị phần của các doanh nghiệp ngành sữa tại Việt Nam
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam (Hương, 2023) (Nam, 2022)
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố báo cáo tài chính quý 1-2023 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 13.954 tỉ đồng, cùng với đó là sự vươn lên của tập đoàn TH True Milk với báo cáo doanh thu quy 1-2023 ước tính rơi vào khoản 10.650 tỉ đồng vươn lên vị trí thứ hai so với các doanh nghiệp khác, song song đó là doanh thu của Friesland Campia Việt Nam là 8.327 tỉ đồng bao gồm Duchlady và Friesland Campina Hà Nam Vinasoy ghi nhận doanh thu đầu quý 1-
2023 giảm hơn so với các năm với doanh thu là 1.810 tỷ đồng Mộc Châu milk với báo cáo doanh thu từ báo cáo tài chính là 734 tỷ đồng, NutiFood với doanh thu khoảng 2.751 tỷ đồng và Abbott Nutrion ghi nhận doanh thu cao khoảng 9.747 tỷ đồng đa phần đến từ sữa bột là chủ yếu nhìn chung thì quý 1 -2023 các ông lớn trong ngành đa số doanh thu rất cao và tăng trưởng đều.
Bảng 3: Doanh thu quý 1-2023 của các hãng sữa
14% thị phần các ông lớn trong ngành tại
Vinamilk Friesland campina TH True Milk Abbott Nutifood
Moc Chau Mlik Vinasoy Khác
Các động lực của ngành
Cạnh tranh trong ngành
Các doanh nghiệp sữa đang cạnh tranh trực tiếp với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Vinamilk, Nestlé, TH True Milk và các công ty khác là những đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành Họ cung cấp sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa đa dạng, và cạnh tranh trong việc tạo ra giá trị và khối lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.
Với Vinamilk thị phần liên tục chiếm top 1 trong ngành sữa việt nam khi thị phần 38.% tác động mạnh mẽ đến áp lực cạnh tranh trong ngành khi hình bóng ông lớn quá lớn với doanh thu liên tục tăng đều qua các năm và vị trí thứ hai khi hai ông TH True milk là 14.8% và Frieslandcampina 15.2% cũng gây sức ảnh hưởng không hề nhỏ trong thị phần và tác động đến cạnh tranh trong ngành tương đối cao Tương tự Nutifood và Abbott và Vinasoy, Mộc Châu mlik cũng chiếm khoảng 24% thị phần Thông qua thị phần của các ông lớn ta có thể thấy được cạnh tranh trong ngành là khá cao khi các doanh nghiệp họ đều có thị phần tương đối ổn trên thị trường mặc dù đứng đầu là Vinamilk nhưng qua các ông khác họ không quá chênh nhau về thị phần quá lớn.
Biều đồ 5: Thị phần ngành sữa Quý 2- 2023
Nguồn: Báo cáo số liệu ngành sữa của SSI Rearch (Nam, 2022)
Vinamilk: Vinamilk là một trong những công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam Họ đã đạt được vị thế mạnh trong thị trường nội địa và mở rộng cạnh tranh ra các thị trường quốc tế. Vinamilk cung cấp một loạt các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa, và đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để cung cấp sản phẩm chất lượng cao Nestlé cạnh tranh bằng việc tận dụng tầm ảnh hưởng và quy mô toàn cầu của mình để tiếp cận các thị trường khác nhau và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng TH True Milk cạnh tranh bằng việc tạo ra một chuỗi giá trị tích hợp từ sản xuất nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm sữa.
Ngoài ra, còn có nhiều công ty sữa khác như Dutch Lady, Nutifood, và các công ty địa phương khác đang cạnh tranh trong ngành sữa, cung cấp các sản phẩm sữa và thực phẩm từ sữa đa dạng để thu hút và giữ chân khách hàng Các doanh nghiệp này cạnh tranh với nhau trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu và quảng bá, cải thiện quy trình sản xuất và phân phối, và tìm cách đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Biểu đồ 6: Doanh thu các doanh nghiệp ngành sữa trong nước năm 2018-2022
Doanh thu các doanh nghiệp
Vinamilk Mộc Châu Mlik Nestle Việt Nam FrieslandCampina Việt Nam Vinasoy
Ngoài ra doanh thu trong vòng 5 năm từ 2018-2022 của các doanh nghiệp nhìn chung đều tăng qua các năm Vinamilk dẫn đâu thị phần lẫn doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong ngành sữa Việt Nam với doanh thu qua các năm 2018 là 52.629 tỷ, 2022 60.751 tỷ tăng trưởng 15% Mộc Châu Milk và Nestle Việt Nam tăng trưởng lần lượt 27% và 28% Vinasoy tăng trưởng khoảng 3% một mức không đáng kể và FrieslandCampina Việt Nam tăng trưởng 18% Nhìn chung với mức độ tăng trưởng đều doanh thu qua các năm của các doanh nghiệp trong ngành sữa ngày càng tăng chứng tỏ rằng họ đang ngày càng cạnh tranh gay gắt để tranh dành thị phần trong ngày “ béo bở” này có thể thấy thông qua hai biểu đồ thị phần
2021 và Quý 1 2022 đã đề cập ở trên.
Qua đó cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao khi có rất nhiều nhà ông lớn trong ngành tranh dành thị phần của nhau để chiếm lĩnh thị trường.
Đối thủ tiềm năng
Hiện nay sự phát triển của ngành sữa ở Việt Nam ngày càng phát triển cũng do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, muốn nâng cao sức khỏe của mình nhưng để gia nhập vào ngành sữa rất khó khăn do đối thủ tiềm năng gia nhập ngành rất khó bởi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Giá để đầu tư vào máy móc trong quy trình chế biến sữa rất cao có thể lên đến 4000 tỷ. Để xây dựng một nhà máy sản xuất sữa cần đầu tư rất nhiều máy móc Ngoài ra còn cần
15 đầu tư hệ thống quản lý bằng máy móc và robot để giảm thiểu nhân lực , giúp chuỗi hoạt động sản xuất được diễn ra nhanh chóng.
Giá xây trang trại bò sữa cũng rất cao vì nhu cầu tiêu thụ sữa hiện đang nên các công ty sữa lớn như Vinamilk, TH true MILK hàng năm phải nhập khẩu hơn 2000 con bò sữa để có đủ lượng sữa đáp ứng cho người tiêu dùng mà giá thành của một con bò sữa trung bình từ 15-23tr/con.Ngoài ra con phải bỏ tiền ra mua thức ăn cho bò và thuê chuyên gia chăm sóc Và ngoài ra cũng cần phải chọn lựa giống bò sữa thích hợp có thể chăn nuôi ở Việt Nam để tránh việc khi nhập về bò sữa không thích nghi được với khí hậu sẽ dẫn đến không cho ra được chất lượng sữa tốt nhất Do đó cần phải chọn lọc những giống bò sữa phù hợp đồng thời cũng phải xem xét giá thành của bò sữa có thích hợp với điều kiện chi trả hay không.
Tiền thuê mặt bằng để xây trang trại, nhà kho, xưởng sản xuất cũng gây cản trở lớn vì phải kiếm được mặt bằng gần nhau để giảm chí phí vận tải Cần chọn các địa điểm thích hợp để xây dựng nhà xưởng để có thể rút ngắn được đoạn đường vận chuyển đến các nơi phân phối hay nhà kho để giảm thiểu chi phí vận tải , ngoài ra chọn các địa điểm thuận lợi cho xe tải ra vào để chở hàng mà không gặp trở ngại về giao thông hoặc vấn đề ngập đường do thời tiết xấu.
Ngoài ra chi phí bán hàng sẽ rất tốn kém đối với các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành vì để có thể giành được thị phần mà các ông lớn như TH true MILK hay Vinamilk đang nắm giữ sẽ rất khó vì là sản phẩm mới trong ngành cần phải chi một lượng tiền rất lớn cho chi phí marketing, khuyến mãi, các ưu đãi cho khách hàng mới thu hút được khách hàng.
-> Tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp có khả năng gia nhập vào ngành: Thị trường nước giải khát Việt Nam được đánh giá là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo, một khi đại dịch Covid 19 đi qua Ngành nước giải khát hiện nay đang phát triển mạnh mẻ với doanh thu tăng từ 5,4 tỷ đồng năm 2020 lên 7,1 tỷ đồng năm 2022 Do độ tuổi từ 15 đến 50 tuổi chiếm 63% nhu cầu về việc sử dụng các loại nước giải khát có ga đi kèm đá lạnh để uống trong thời tiết nóng bức giúp thỏa mãn người sử dụng trong ngày hè.
Biểu đồ 7: Doanh thu ngành nước giải khát tại Việt Nam
Doanh thu ngành nước giải khát 3 năm gần nhất tại
Thêm vào đó là thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu.Doanh thu tăng ổn định từ 88,1 tỷ đồng năm 2020 lên đến 108,1 tỷ đồng vào năm 2022.Người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà các yếu tố như an toàn sử dụng, sản phẩm tươi ngon, thông tin về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc - xuất xứ là các yếu tố rất được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt đối với sản phẩm nhóm ngành thực phẩm, đồ uống. Đây là ví dụ về doanh nghiệp có tiềm năng tham gia vào ngành sữa:
Pepsico có tiềm năng gia nhập vào ngành sữa vì đó là một thương hiệu nước giải khát lâu đời , khi tiến vào thị trường sữa không cần phải mất quá nhiều thời gian vì thương hiệu đã nổi tiếng sẵn có , không cần chạy quảng cáo quá nhiều , không mất thời gian và tiền bạc cho mảng quảng cáo Vốn điều lệ không cần chuẩn bị quá nhiều vì có thể huy động vốn 1 cách linh động giữa các mảng khác nhau Đã có sự tin tưởng từ khách hàng vì là thương hiệu lâu năm, ra sản phẩm mới sẽ được nhiều người biết đến và ủng hộ. Công ty CP Masan Group (Masan): Masan là một tập đoàn đa ngành với sự tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và nhu yếu phẩm Masan đã đầu tư vào ngành công nghiệp sữa thông qua việc sáp nhập với công ty sữa Vinamilk và tạo ra Masan MEATLife, một công ty con chuyên sản xuất thực phẩm từ thịt và sữa Masan có tiềm năng mở rộng hoạt động sản xuất sữa và phát triển thêm các sản phẩm sữa đa dạng.
=> Cạnh tranh của đối tiềm năng sẽ rất thấp do chi phí gia nhập ngành lớn đồng thời sẽ phải cạnh tranh với các ông lớn hiện có trong ngành với thị phần rất lớn và mức độ cạnh trnah cao đã đề cập ở trên.
Đe doạ từ các sản phẩm thay thế
Khoa học xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao chính vì vậy người dân ngày càng có nhiều sự đòi hỏi mới về tiêu dùng Sau đại dịch COVID-19, người dân ngàng càng có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình Các sản phẩm đồ ăn thức uống giàu dinh dưỡng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mọi người ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề về sức khỏe để bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đáp thích nghi với sự biến đổi về dịch bệnh, môi trường, Sữa chính là sản phẩm có dinh dưỡng cao như protein, vitamin, chất béo, Đặc biệt sữa giúp phát triển chiều cao, tăng cường sức khỏe
Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng loại bỏ các sản phẩm chức lactose từ sữa động vật khỏi chế độ ăn uống của họ Điều này là do những tác động tiêu cực của lactose đối với sức khỏe, như dị ứng, khó tiêu, tăng cân và các vấn đề về hệ miễn dịch, và càng ngày càng nhiều người trở nên nhạy cảm với sữa Việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa từ các nguồn thực vật đang được nhiều người quan tâm và sử dụng để tăng tính đa dạng cho chế độ ăn uống của họ Các sản phẩm này có giá trị dinh dưỡng tương đương với sữa động vật, đồng thời ít chất béo và calo hơn, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất sữa đậu nành, một sản phẩm ít calo và nhiều chất xơ, có thể làm tăng cảm giác no, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu, cải thiện khả năng dung nạp glucose và cải thiện các bệnh tim mạch Bên cạnh các yếu tố về sức khỏe,người tiêu dùng còn chú ý đến các vấn đề như bảo vệ môi trường, quyền lợi động vật… kéo theo đó là xu hướng ăn uống thuần chay Sữa thực vật vì thế cũng trở thành giải pháp thay thế hữu hiệu cho sữa động vật được nhiều người yêu thích Báo cáo của Research andMarket cho thấy, sữa thực vật được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 10,18% và doanh thu khoảng 21.52 tỷ đô la vào năm 2024 Không khó nhận ra sự thay đổi đa dạng các dòng sữa thực vật mới trên kệ sữa tại các siêu thị lớn ở Việt Nam Thêm vào đó, tiêu dùng sữa trên đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp 27 lít/người/năm, so với mức 35 lít/người/năm và
45 lít/người/năm tại Thái Lan và Singapore trong 2021 Danh tiếng của loại thực phẩm này bị đe doạ từ những lo ngại về thuốc kháng sinh, ngược đãi động vật và tác động to lớn đến môi trường Trong sự suy thoái nhưng vẫn hùng mạnh của ngành công nghiệp bơ sữa, sữa thực vật lại đang trở thành một làn sóng mới Vì vậy, sự ra đời của cách sản phẩm thay thế là một điều tất yếu xảy ra Sự phát triển của nền khoa học đã giúp tạo ra nhiều sản phẩm thay thế.
=> Đe doạ từ các sản phẩm thay thế đối với các sản phẩm sữa là tương đối cao, tuỳ theo nhu cầu của người tiêu dùng mà sản phẩm sữa có thể bị thay thế.
Quyền đàm phán của khách hàng
Khách hàng cuối cùng có khả năng gây áp lực cho các doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm sữa Sự cạnh tranh trong ngành sữa rất lớn, dẫn đến giá cả trên thị trường sữa không quá chênh lệch
Bảng 4: Giá sữa bán lẻ trên thị trường Việt Nam
Stt Tên cty Sản phẩm sữa đặc trưng
1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
Sữa Tươi Tiệt Trùng Vinamilk hộp 180ml
2 Công ty cổ phần thực phẩm sữa
Sữa Tươi Tiệt Trùng TH True MILK hộp 180ml
3 Công ty cổ phần sữa cô Gái Hà Lan – Dutch Lady sữa tươi tiệt trùng Dutch Lady 180ml 33,500vnđ/4 hộp
Sữa lúa mạch Nestlé MILO
5 Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood
Sữa Dinh Dưỡng Pha Sẵn NutiFood Grow Plus Đỏ 180ml
6 Công ty cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam
Sữa Bột Pha Sẵn CALOKID GOLD 180ml.
7 Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy
Sữa Đậu Nành Fami Nguyên Chất 200ml
8 Thương hiệu sữa Dalat Milk sữa tươi tiệt trùng DALATMILK có đường 180ml
9 Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP sữa tươi tiệt trùng có đường Kun 180ml
=> Qua bảng giá trên có thể thấy chi phí chuyển đổi giữa các sản phẩm sữa của các thương hiệu với nhau tương đối thấp Chính vì vậy, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng nhiều thương hiệu sữa khác nhau khi có nhu cầu thay đổi hương vị hoặc muốn thử một thương hiệu khác Khả năng thương lượng của khách hàng khi mua tại các cửa hàng nhỏ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến giá bán ra Vinamilk, Th true milk hay Friesland campina…
Thay vào đó, các khách hàng là đại lý phân phối, mua hàng với số lượng lớn sẽ có quyền thương lượng giá thành, đặc biệt là khi ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp ngành sữa cạnh tranh với nhau Vì chính những đại lý có thể tác động trực tiếp đến quyết định mua sản phẩm sữa của khách hàng mua lẻ hoặc cuối cùng thông qua cách tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
Quyền đàm phán của nhà cung cấp
Đối với ngành sữa tại thị trường Việt Nam còn khá là hạn chế do thị trường sữa tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và gặp nhiều thách thức như giá cả không ổn định, cạnh tranh với các nhà sản xuất sữa lớn, vẫn phải nhập các nguyên liệu từ nước ngoài về như: giống bò, các phương pháp chăn nuôi, bao bì,…
Các nhà nhâ —p khẩu sữa: sữa nhập khẩu hiện chiếm 80% tổng lượng sữa tiêu thụ tại Việt Nam, bao gồm sữa bột nguyên liệu và sữa thành phẩm Mead Johnson, Abbotts và Frieslandcampina là 3 nhà nhập khẩu sữa chính, chiếm 67% lượng sữa bột trên thị trường. Thêm vào đó tổng số lượng đàn bò nhập khẩu từ các nước có ngành chăn nuôi hàng đầu thế giới như: Mỹ, New Zealand để phục vụ cho ngành sữa ở Việt Nam từ 330.000 con năm
2019 và dự báo sẽ lên 700.000 con vào năm 2030.
Tính đến năm 2022 theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp trong ngành sữa tại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất nhiều về nguồn nguyên liệu bao gồm giống bò và máy móc sản xuất được nhập khẩu về để sản xuất với số liệu năm 10/12/2022, đàn bò được nhập về khoảng 700.000 ngàn con / năm và máy móc từ New Zealand và Hà Lan chủ yếu với chi phí khoảng gần 1 tỷ USD/ Năm Áp dụng hệ thống quản trị sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới như quy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại sử dụng hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến Afimilk (Israel); quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; hệ thống phần mềm kiểm soát phối trộn, lập khẩu phần thức ăn (1-One, DNS); quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan;
Theo Hiệp hội Bao bì Việt Nam, bao bì ngành sữa Việt Nam đang bị phụ thuộc vào nước ngoài với khoảng 66% giá trị xuất khẩu của ngành nhựa xuất phát từ bao bì Theo số liệu nhập khẩu hạt nhựa từ Tổng cục Hải quan, năm 2012, đạt 6,2 tỷ USD, trong đó, mảng bao bì nhựa chiếm 39%, tức chiếm khoảng 2,4 tỷ USD Cũng theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, 5 năm gần đây, ngành bao bì nhựa phát triển khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là trên 25%
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2020 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 82,6 triệu USD, giảm 17,3% so với tháng 12/2019 nhưng tăng 26,5% so với tháng 1/2019 (Sữa và sản phẩm sữa nhập khẩu từ Newzealand và Mỹ chiếm 56,7% (agro.gov.vn)
Bảng 5: Nhà cung cấp nguyên vật liệu trong ngành sữa tại Việt Nam
New Zealand và Thụy Sĩ, Mỹ
Cung cấp giống Bò sữa
- Goodam Fielder New Zealand Limited
- Dairy Farmers of America (DFA)
Cung Cấp máy móc và bao bì
- Fonterra Co-operative Group Limited
=> Qua số liệu trên ta có thể nhận định rằng quyền đàm phán của nhà cung cấp chỉ ở mức trung bình do có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khác và còn phụ thuộc vào họ rất nhiều về nhập khẩu bò sữa và bao bì sữa Tuy nhiên các nhà cung cấp bò thì do có sự đa dạng về số lượng nên có thể thay đổi nhà cung cấp nếu không thống nhất về điều kiện thỏa thuận giữa các bên.
Tính bền vững trong ngành
Yếu tố con người
Cộng đồng và xã hội
Các doanh nghiệp trong ngành sữa đang này càng tăng trách nhiệm đối với xã hội Chương trình Sữa học đường - Vì tầm vóc Việt được phát động và hưởng ứng mạnh mẽ Năm 2020 đầy khó khăn do tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp sữa vẫn giữ vị trí top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam Với nỗ lực “Không ai bị bỏ lại phía sau” các doanh nghiệp sữa cần nỗ lực triển khai và bảo đảm các vấn đề an toàn phòng dịch để chương trình Sữa học đường đến với hơn 3,3 triệu học sinh mầm non và tiểu học tại 23 tỉnh thành trên cả nước
Với những lợi ích thiết thực đó, chương trình đã nhận được đông đảo sự ủng hộ từ cộng đồng và phụ huynh học sinh Ngoài việc yên tâm khi chất lượng sữa đến từ thương hiệu uy tín, phụ huynh còn hài lòng khi con trẻ được uống sữa đều đặn, có thêm niềm vui đến lớp.
Các doanh nghiệp cũng có đóng góp lớn vào các quỹ để hỗ trợ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những chương trình về an sinh xã hội.
Bảng 6 Dự án cộng đồng trong ngành sữa tại Việt Nam
Doanh Nghiệp Chương trình vì cộng đồng Đóng góp cho cộng đồng
- Hỗ trợ 10 tỷ đồng để mua thiết bị y tế giúp phát hiện nhanh virus SARS-COV-2 và ủng hộ gần 15 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng.
- 8 tỷ đồng cho Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, trong đó trao tặng 50.000 bộ lấy mẫu xét nghiệm
Quỹ sữa vươn cao Việt Nam
Hơn 15 năm với đóng góp 40.6 triệu/ly sữa với 63 tỉnh giá trị 190 tỷ đồng
Năm 2022 1.9 triệu ly sữa cho trẻ em khó khăn 30 tỉnh, thành
Chương trình sữa học đường
26 tỉnh cho 4 triệu trẻ em đóng góp 54 tỷ đồng
TH true milk Việt Nam ước mong Năm 2022 1.250 thùng sữa
Quỹ hy vọng ủng hộ 500 triệu đồng nhằm hỗ trợ bệnh nhi ung thư khó khăn23
Quỹ Vì tầm vóc Việt Ủng hộ bữa ăn bán trú và xây trường cho trẻ em vùng cao, hỗ trợ sữa tươi và bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, bệnh nhi
Xây trường Đèn Đom Đóm
Trao hơn 25.000 suất học bổng, xây dựng
Covid- 19 đóng góp gần hai tỷ đồng, bao gồm một tỷ đồng tiền mặt và 300.000 hộp sữa tươi nhằm hỗ trợ tuyến đầu thầm lặng đang ngày đêm vượt gian khó để bảo vệ sức khỏe cho người dân trong cuộc chiến chống dịch.
Nestle Milo Năng Động Việt Nam hơn 11 tỷ ly MILO đã được cung cấp và hơn 2,5 triệu em nhỏ trên khắp đất nước
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo chương trình cộng dồng Việt Nam
Vấn đề về người lao động
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết của môi trường làm việc tốt Các doanh nghiệp không ngừng xây dựng và cơ sở vật chất và môi trường văn hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa lực lượng lao động của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề sức khỏe của người lao động: khám sức khỏe định kỳ, đóng bảo hiểm xã hội, Trợ cấp và khen thưởng cũng được các doanh nghiệp quan tâm. Xây dựng môi trường làm việc đảm bảo an toàn và chăm lo sức khỏe Nhân viên
• Tôn trọng trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt đối xử, tôn trọng nhân quyền và lắng nghe tiếng nói của Người lao động
• Phát triển tích cực và lành mạnh, vun đắp nhân tài thông qua các hoạt động đào tạo và thăng tiến, đảm bảo thu nhập và phúc lợi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động Cộng đồng, cân bằng cuộc sống và công việc
Trang bị đầy đủ công cụ bảo hộ lao động và những biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc Thỏa ước lao động tập thể được áp dụng cho toàn bộ nhân viên.Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
• Tổ chức các chương trình hướng dẫn và đào tạo an toàn thường niên cho người lao động.
• Xây dựng hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tại tất cả các trụ sở, địa điểm hoạt động và đảm bảo 100% người lao động được huấn luyện về phòng cháy chữa cháy mỗi năm một lần Đóng bảo hiểm xã hội, tổ chức hoạt động công đoàn và các chế độ khác theo quy định của pháp luật cho người lao động.
• Có chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động 24/24.
• Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe Ngoài bảo hiểm sức khỏe theo pháp luật, người lao động còn được cung cấp những gói khám sức khỏe toàn diện, bảo hiểm tai nạn Mọi quyền lợi của người lao động theo Bộ Luật Lao động đều được đảm bảo
Tạo công ăn việc làm
Ngành sữa đã tạo công ăn việc làm cho hơn 25.890 ngàn nhân viên và lao động tại Việt Nam với hơn 200.000 trang trại chăn nuôi từ các hộ gia đình và doanh nghiệp bên cạnh đó thúc đẩy thêm sản lượng nông sản kéo theo với 890.856 tấn/ năm sản lượng sinh khối để chăn nuôi bò Ngoài ra còn thu mua đảm bảo đầu ra cho các hộ gia đình có liên kết với doanh nghiệp với sản lượng 772.459 tấn/ năm ( theo báo cáo của tổng cục thống kê).
Chuyển hướng nông nghiệp ở những vùng có điều kiện khó khăn Đồng hành cùng bà con địa phương, đã thúc đẩy việc chuyển đổi trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng bắp thông qua hoạt động thu mua thức ăn thô (bắp sinh khối) của người dân địa phương trong suốt 8 năm qua (từ năm 2015 đến nay) Sản lượng thu mua ngày một tăng, các năm gần đây sản lượng thu mua ở mức hơn gần 890.856 nghìn tấn/năm Song song đó, cũng hỗ trợ hộ dân đánh giá vùng đất trước khi gieo trồng, trao đổi trực tiếp phương thức sản xuất mang lại năng suất, chất lượng tốt nhất cho cây trồng, giới thiệu các dịch vụ thu hoạch nếu hộ dân gặp khó khăn về thuê công lao động thu cắt.
Yếu tố môi trường, trái đất
25 Đi đầu trong phát triển bền vững xanh thì có một số ứng dụng sáng kiến: máy sấy khăn và quần áo bảo hộ lao động với năng lượng từ khí ga sinh học đã cắt giảm được lượng điện lớn điện năng khoản hơn 140.000 kwh/năm Ngoài ra sáng kiến: máy sấy cỏ với năng lượng từ biogas máy sấy được khoảng 2.100 tấn cỏ tươi/ năm tương đương 462 tấn cỏ khô/ năm đảm bảo tận dụng hiệu quả được nguồn tài nguyên và năng lượng xanh sẵn có từ đó hạn chế phát thải khí nhà kính, hướng đến không chỉ các mục tiêu về khí hậu mà còn cả thiên nhiên, sức khỏe và sinh kế Ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và sản xuất theo hướng bền vững; gia tăng năng lượng tái tạo và trồng cây xanh để trung hòa khí nhà kính, hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Trồng cây – tiên phong trong giải pháp hấp thụ carbon để giảm nhanh khí thải gây hiệu ứng nhà kính Với sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, ngoài việc tạo thêm mảng xanh cho đất nước, chương trình đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa ý nghĩa của việc trồng cây, phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho đất nước, nâng cao đời sống của người dân
Các doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời trên mái chuồng trại chăn nuôi, giúp sản xuất 6,281 MWh/năm và ước tính giảm 2100 tấn khí thải CO2 Họ cũng đã đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất 1200m3, tạo ra lượng khí sinh học 4600m3/ngày đêm, vận hành nhà máy xử lý nước thải không tiêu thụ năng lượng từ lưới điện giảm được từ 130 đến 260 tấn rác thải nhựa ra môi trường hàng năm, trong bối cảnh hàng năm thế giới phát sinh tới 8,3 tỷ tấn rác thải từ nhựa dùng một lần, gây ô nhiễm môi trường (số liệu năm 2018 của Hiệp hội Nghiên cứu biển Hoa Kỳ)
Chạy theo xu hướng phát triển bền vững hiện nay, các ông lớn trong ngành sữa đang tích cực đầu tư vào dây chuyền sản xuất cũng như vào trang trại, sản phẩm thân thiện với môi trường Các doanh nghiệp dần chú trọng hơn về việc xử lý nước thải sản xuất sữa, thay đổi bao bì sản phẩm thành vật liệu thân thiện với môi trường, cải tiến quy trình chăn nuôi gia súc hợp lý để tận dụng các chất thải,…
Yếu tố kinh tế
Đóng góp phát triển kinh tế
Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm làm từ sữa của Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự phát triển tích cực, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu trong nước Hiện nay ngành sữa đang từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
Ngành sữa của Việt Nam mặc dù đã trải qua đợt dịch Covid-19 đầy biến động ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng sữa cả Việt Nam lẫn toàn cầu.Tuy nhiên theo báo cáo thị trường của Research and Markets cho biết, Doanh thu ngành sữa Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 4,4 tỷ USD năm 2017 lên 8,4 tỷ USD năm 2021, theo thống kê của Tổng cục thống kê cho biết được sản lượng sữa của cả nước năm 2021 ước đặt hơn 770 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020 Trong hai năm 2020-2021, mặc dù vẫn còn khó khăn từ dịch bệnh, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng.
Xuất khẩu sữa của Việt Nam đang từng bước phát triển tại các thị trường Trung Đông, Đông Nam Á, châu Âu, kể cả Mỹ và Trung Quốc Dư địa của ngành sữa Việt Nam trong và ngoài nước được đánh giá còn rất lớn Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu từ trong nước nên phải nhập khẩu một lượng sữa lớn từ các nước khác Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và sản phẩm sữa các loại của cả nước đạt gần 405,67 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm
2020 Riêng tháng 4/2021 nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 120,18 triệu USD, tăng 6,5% so với tháng 3/2021 và tăng 37,6% so với tháng 4/2020.
Dù nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa nhiều và trong giai đoạn căng thẳng về tình hình sau khi dịch bệnh đã qua nhưng bất chấp tình hình kinh tế hậu Covid còn nhiều khó khăn, phức tạp, để mở rộng doanh thu và đạt được mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2022 – 2026, Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài như Driftwood (Mỹ),
Phân tích mối quan hệ giữa các tổ chức trong ngành
Hỗ trợ chính phủ đối với ngành sữa
a Đối với chính sách tài chính:
Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT cho biết, áp dụng Quyết định số 167/2001 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2001-
2010, người chăn nuôi sẽ được cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi (Liên, 2018)
Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng sữa từ 2 - 5% nhằm góp phần giảm giá sữa, tạo điều kiện mọi đối tượng có thể mua những sản phẩm liên quan tới sữa, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh
Những năm gần đây khi đã qua giai đoạn hậu Covid nhưng mới đây 24/6/2023 Theo Bộ Tài chính, do mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa thuộc nhóm hàng cắt giảm thuế quan theo cam kết, hiện đang áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp (cơ bản là 0%) nên việc giảm thuế suất MFN đối với các nhóm mặt hàng này cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến tác động giảm thu ngân sách. b Hỗ trợ đầu tư
Chính sách ưu đãi của ngành sữa mà chính phủ đề ra là Bộ Tài chính vừa có công văn tiếp tục gửi xin ý kiến các bộ, ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có các mặt hàng sữa
Bên cạnh đó, Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị giảm thuế nhập khẩu mặt hàng sữa bột (mã
HS 04.02) từ 5% xuống 3% vì sẽ góp phần giảm giá sữa, tạo điều kiện mọi đối tượng nâng cao sức khỏe, cải thiện tầm vóc Việt, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ (HS 2106.90.81, 2106.90.89) và sản phẩm dinh dưỡng y tế khác mã
HS 2106.90.96, do đây là mặt hàng thiết yếu phục vụ đối tượng trẻ em, người già và người bệnh, giảm bớt áp lực, chi phí chăm sóc, điều trị…
Mặt hàng sữa công thức cho trẻ em, sản phẩm dinh dưỡng y tế: giảm thuế suất MFN từ 10% xuống 7%; chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: giảm thuế suất ưu đãi MFN từ 15% xuống 10%; sản phẩm dinh dưỡng y tế khác, giảm thuế suất MFN từ 10% xuống
Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu ( Thư viện pháp luật Việt Nam)
=> Qua những dẫn chứng trên ta có thể thấy được rằng chính phủ nước ta luôn tạo điều kiện và đưa ra những chính sách ưu đãi cho ngành sữa để liên tục phát triển
Liên kết tồn tại giữa các doanh nghiệp trong ngành và các tổ chức
Các doanh nghiệp thuộc ngành sữa tại Việt Nam ngoài việc tập trung vào phát triển các chiến lược kinh doanh, tìm cách để đạt doanh thu cao nhất có thể thì những doanh nghiệp này còn liên kết hoạt động với những tổ chức chính phủ, hiệp hội và các trường đại học. a Đối với chính phủ
Qua những năm gần đây, sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp ngành sữa diễn ra thường xuyên và với các chính sách hỗ trợ mà chính phủ ban hành ra như đã đề cập trên,
29 giúp cho ngành sữa luôn có lợi thế nhất định trên thị trường tiêu thụ sữa tại Việt Nam, qua đó đồng thời tạo điều kiện cho người Việt dễ dàng lựa chọn giữa các sản phẩm sữa trên nhiều kênh phân phối khác nhau, dần dần mối liên kết giữa các doanh nghiệp ngành sữa ngày càng được củng cố.
Một ví dụ tiêu biểu là tại trang trại bò sữa TH, Tập đoàn TH đang triển khai quy trình sản xuất tuần hoàn, sản xuất xanh với những cách làm điển hình như: Lắp đặt điện mặt trời trên các mái trang trại, nhà máy TH nhằm cung cấp năng lượng sạch; Xây dựng Nhà máy chế biến phân vi sinh sạch tiêu chuẩn quốc tế từ chất thải trang trại bò sữa TH, Nhà máy xử lý nước thải… Với việc sử dụng năng lượng xanh, việc triển khai dự án này cho thấy tập đoàn TH đang chung tay với chính phủ việc cam kết rác thải ròng bằng 0 năm 2050 như thủ tướng đã cam kết tại COP26. (Thy, 2022) b Đối với các trường đại học
Lâu nay, các doanh nghiệp nước ngoài coi đầu tư về con người là một trong những chiến lược hàng đầu mang lại sự thành công, phát triển cho doanh nghiệp Thấy được hiệu quả đó, hiện nay, một số doanh nghiệp sữa trong nước cũng đã mạnh dạn chọn hướng phát triển này và thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc tìm ra nguồn nhân lực tiềm tăng này thông qua việc liên kết đào tạo giữa các trường đại học ở Việt Nam.
Vừa qua 14/6 sinh viên trường đại học Hutech chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vừa có chuyến đi tham quan nhà máy sữa Vinamilk ở Bình Dương trải nghiệm dây chuyền sản xuất- cung ứng hiện đại Với chuyến đi đến nhà máy Vinamilk, sinh viên Logistics HUTECH đã được ‘mục sở thị’ về các hoạt động trong ngành, từ đó thêm hiểu thực tế công việc Logistics và có định hướng cụ thể con đường sự nghiệp trong tương lai Những chuyến đi tham quan thực tế là mục tiêu của hoạt động để sinh viên hiểu rõ thực tế ngành nghề, môi trường làm việc và cả yêu cầu nhân lực từ doanh nghiệp được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao khi phỏng vấn chọn nhân sự đồng hành (Hà T., 2023)
Không những vậy, Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tạiTPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài Nhờ những chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Vinamilk đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư chuyên ngành sữa giỏi. c Đối với các hiệp hội
Bảng 7: Các hiệp hội trong ngành sữa
Tên hiệp hội sữa Sơ lược về hiệp hội Hoạt động tiêu biểu gần đây
Hiệp hội sữa Việt Nam
Là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người và doanh nghiệp, tổ chức làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất chế biến và kinh doanh sữa và sản phẩm sữa tại Việt Nam Hiệp hội có tên giao dịch tiếng Anh là
Vietnam Dairy Association, viết tắt là VDA.
Tổ chức triển lãm 201919 ở thành phố Hồ Chí Minh Các doanh nghiệp ngành sữa ở Việt Nam và trên thế tụ họp lại để trình bày sản phẩm, công nghệ của mình.
Nhiệm kỳ 2022-2027, Hiệp hội Sữa Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành Hiệp hội mạnh, quy tụ được phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh của Việt Nam; phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ tri thức khoa học và công nghệ; đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên… Qua đó góp phần tích cực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm, phát triển công nghệ thực phẩm của đất nước.
Hiệp hội Thực phẩm Sữa
IDFA là tiếng nói thống nhất cho ngành sữa, với cơ cấu quản trị toàn diện đại diện và thu hút sự tham gia của tất cả các phân khúc trong ngành sữa đang phát triển mang lại lợi tức đầu tư ấn tượng cho các thành viên của mình bằng
Chiến dịch Dairy Innovates làm sống động những câu chuyện về sự đổi mới, tính bền vững và tăng trưởng thông minh xảy ra trong toàn bộ chuỗi cung ứng sữa nhờ các nhà lãnh đạo ngành và
31 cách triển khai kết hợp vận động chính sách, giáo dục và xây dựng mạng lưới để tạo ra sự khác biệt tích cực cho ngành sữa. những nhà tư tưởng lớn.
OPELIKA, Ala., Ngày 9 tháng 6 năm 2023— Một chương trình khuyến khích dinh dưỡng giúp các gia đình có thu nhập thấp mua các sản phẩm sữa lỏng tốt cho sức khỏe đang được mở rộng trên khắp Alabama.
Liên đoàn Sữa Quốc tế (IDF)
Là cơ quan quốc tế được công nhận trong việc phát triển các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở khoa học cho ngành sữa, IDF có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chính sách, tiêu chuẩn, thông lệ và quy định phù hợp được áp dụng để đảm bảo các sản phẩm sữa của thế giới dược an toàn và bền vững Với hơn 1200 chuyên gia có trình độ cao tại
Chương trình phát triển ngành
Tại Việt Nam, có một số chương trình phát triển ngành sữa đang được cung cấp để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của ngành.
Chương trình phát triển ngành sữa quốc gia, chương trình này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành tập trung vào phát triển ngành sữa thông qua nhiều biện pháp như cải thiện chăn nuôi bò, nâng cao năng lực chế biến sữa và thúc đẩy thực hành chăn nuôi bò sữa Nó nhằm mục đích tăng sản lượng sữa trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu
Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững: dự án này được hỗ trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á, tập trung vào việc thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp bền vững, bao gồm cả ngành sữa Nhằm mục đích nâng cao năng suất, an toàn thực phẩm và bền vững môi trường Dự án đã hỗ trợ việc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, cải thiện quản lý sức khỏe động vật và tăng cường năng lực của các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa.
Chương trình Phát triển Hợp tác xã ngành Sữa: Chương trình này do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì nhằm củng cố các hợp tác xã sữa và nâng cao vai trò của họ trong chuỗi cung ứng Chương trình này cung cấp đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và kết nối thị trường cho các hợp tác các xã, giúp công nhân cải thiện việc thu gom, chế biến và tiếp thị sữa Chương trình này đã góp phần tăng hiệu quả, nâng cao năng lực thương lượng cho nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm.
=> Hiện tại có nhiều chương trình phát triển ngành sữa đã đang và sẽ được triển khai để ngành sữa tiếp tục được phát triển và duy trì vị thế của mình trong nền công nghiệp.
Các hiệp hội ngành và trọng tâm của họ trong chuỗi cung ứng
Như đã đề cập ở mục V, có rất nhiều hiệp hội liên quan đến ngành sữa đang hoạt động như Hiệp hội sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Thực phẩm Sữa Quốc tế (IDFA),… a Đối với Hiệp hội sữa Việt Nam
Hiệp hội sữa Việt Nam hiện đang tập trung vào việc phát triển chuỗi cung ứng ngành sữa bằng cách thúc đẩy các hoạt động sau:
Tăng cường năng lực sản xuất: Hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong việc nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ sản xuất Điều này giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam trên thị trường.
Phát triển hệ thống phân phối: Hiệp hội sữa Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành viên trong việc xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước Điều này giúp đưa sản phẩm sữa đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Hiệp hội sữa Việt Nam đảm bảo rằng các doanh nghiệp thành viên tuân thủ các quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm Điều này bao gồm việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sữa tươi chất lượng, quy trình sản xuất và đóng gói đạt tiêu chuẩn.
=> Về tổng quan, Hiệp hội sữa Việt Nam đang làm việc để xây dựng một chuỗi cung ứng ngành sữa bền vững và phát triển, từ việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đến việc tăng cường tiếp thị và quảng bá. b Đối với các Hiệp hội sữa ngành quốc tế:
Hiệp hội Sữa Quốc tế (IDF): IDF tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải tiến trong ngành công nghiệp sữa toàn cầu IDF thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng sữa, tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình, và chia sẻ kiến thức và thông tin liên quan đến ngành sữa.
Hiệp hội Sữa châu Âu (EDA): EDA tập trung vào việc đại diện và bảo vệ lợi ích của ngành công nghiệp sữa châu Âu Trọng tâm chính của EDA là thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong ngành sữa, tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, và đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Hiệp hội Sữa và Sản phẩm từ Sữa Hoa Kỳ(IDFA): IDFA tập trung vào việc đại diện cho lợi ích của các công ty sản xuất và chế biến sữa và sản phẩm từ sữa tại Hoa Kỳ Trọng tâm chính của IDFA là thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của ngành công nghiệp sữa, đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm và khuyến khích hợp tác trong chuỗi cung ứng sữa.
=> Nói chung các hiệp hội sữa quốc tế cũng đang tạo ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành sữa thông qua chuỗi cung ứng
VI VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM
1 Giới thiệu về sản phẩm
Sữa tươi Vinamilk 100% Organic được sản xuất từ nguồn sữa của những cô bò organic được chăn thả tự nhiên trên những đồi cỏ rộng lớn của vùng đất Đà Lạt Hiểu rằng môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn sữa tươi organic, Vinamilk đã chọn Đà Lạt là nơi lý tưởng phát triển trang trại bò sữa organic Nơi đây có không khí trong lành, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, thiên nhiên ưu ái cho nơi đây những đồng cỏ tự nhiên trải dài tươi tốt Với điều kiện tự nhiên có nhiều điểm tương đồng với Châu Âu, Đà Lạt thực sự là thiên đường của những cô bò sữa ưa khí hậu ôn đới và là miền đất lý tưởng cho đàn bò hữu cơ sinh sống và phát triển.
Sữa tươi Vinamilk 100% Organic được cho ra đời vào năm 2016 Vinamilk đã tiên phong cho ra đời dòng sản phẩm Sữa tươi Vinamilk 100% Organic cao cấp theo tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu lần đầu tiên được sản xuất ngay tại Việt Nam Tất cả quy trình chăm sóc đàn bò và sản xuất sữa nguyên liệu đều đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ "3 Không” của tiêu chuẩn organic Châu Âu:
Không sử dụng hormone tăng trưởng cho bò: Quy trình chăm sóc đàn bò đảm bảo không chịu sự can thiệp của các loại hóa chất trong thời gian ít nhất là 1 năm, đặc biệt hoàn toàn không sử dụng hormone tăng trưởng cho bò.
Không dư lượng thuốc kháng sinh: Đàn bò được chăn thả trên đồng cỏ hữu cơ hoàn toàn tự nhiên quanh năm, không chịu sự can thiệp của các loại hóa chất, đảm bảo không có dư lượng thuốc kháng sinh trong sữa.
Không sử dụng thuốc trừ sâu: Đàn bò được ăn thức ăn theo chuẩn organic, không có thuốc trừ sâu cũng như phân bón hóa học và các chất biến đổi gen
Sữa được sản xuất bằng công nghệ tiệt trùng UTH tiên tiến, đảm bảo giữ được dưỡng chất và hương vị thơm ngon đồng thời tốt cho sức khỏe.
Giá bán của sản phẩm: 12.000 đồng/hộp 180 ml
Bảng 8: giá trị dinh dưỡng
Các vitamin và khoáng chất có sẵn trong sữa tươi
2 Phân khúc khách hàng của sữa tươi Vinamilk 100% Organic
Người tiêu dùng thông thường Đây là phân khúc chủ yếu của người tiêu dùng hàng ngày Họ thích sử dụng sữa tươi tiệt trùng như một nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung canxi và protein cho cơ thể.
Người tiêu dùng chú trọng đến sức khỏe
Họ có thể tìm kiếm các sản phẩm sữa hữu cơ, không chứa hormone tăng trưởng và không có chất bảo quản Nhóm này chú ý đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn.
Người tiêu dùng có nhu cầu chuyên biệt
Một số phân khúc thị trường có nhu cầu đặc biệt, chẳng hạn như người tiêu dùng lactose intolerant (bị rối loạn tiêu hóa lactose) có thể tìm kiếm các sản phẩm sữa không lactose Hoặc người tiêu dùng muốn giảm cân, có thể tìm kiếm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng ít béo hoặc không béo.
Người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc và bền vững