1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lý luận, Lịch sử điện ảnh - truyền hình: Kịch tính trong phim tài liệu của Thierry Michel

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kịch tính trong phim tài liệu của Thierry Michel
Tác giả Đỗ Thị Hồng
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thành Hưng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử điện ảnh - Truyền hình
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 32,47 MB

Nội dung

Việc so sánh và lựa chọn giữa phim truyện và phim tài liệu là xem cái nào, ưu tiên chọn cái nào hơn đối với khán giả không nằm ở chỗ trong một loại có cácngôi sao đóng vai gì và thể hiện

QUAN NIỆM VỀ KICH TÍNH TRONG PHIM TÀI LIEU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP NGHỆ THUAT CUA ĐẠO DIEN THIERRY MICHEL

1.1 Xây dựng kịch tính trong các loại hình nghệ thuật

Từ “kịch tính” được sử dụng thông thường là một tính từ chỉ tình huống trạng thái căng thăng, có mâu thuẫn, dễ xung đột Từ kịch tính tất nhiên có gốc xuất phát từ đặc tính của một loại hình nghệ thuật sân khấu là Kịch.

Kịch là một trong ba phương thức phản ánh hoặc ba kiểu nghệ thuật: Trữ tình (lyric poetry), Tự sự (Epic poetry) và Kịch (drama) Kịch trong hình thái xuất hiện xa xưa nhất đã như một hình thức kê chuyện bằng đối thoại, độc thoại và động tác của diễn viên Trong tiếng Hy Lạp, kịch có nghĩa nguyên thủy là

„hành động“ Thời cổ Hy Lạp — La Mã, Kịch là từ chỉ điệu múa của các diễn viên (satyr) hóa thân vào thé hiện một tích truyện hay một huyền thoại nào đó (như thân phận bi kịch của thần Rượu nho Dyonizot chang hạn) Vào thé kỷ thứ IV trước công nguyên, nhà bình luận kịch La Mã Terentia Donatus đã đề xuất lý

18 thuyết kịch ba màn; Giao đãi — That nút — Mở nút Khi nghệ thuật biểu diễn và sân khấu ra đời, phát triển, những nguyên tắc lý thuyết kịch, đặc biệt là Bi kịch, đã được khái quát qua công trình Nghệ thuật thi ca (Poetika) của Aristoteles.

Horaxơ (Horatius; thế kỷ I trước CN) đã khởi thảo nguyên tắc kết cấu kịch năm cảnh diễn Theo nhà nghiên cứu và kịch tác gia Đức Gustav Freytag (1816-1895) kịch được cấu trúc 5 màn, tương ứng với 5 giai đoạn phát triển: Khai mào (expozice ) — Mau thuẫn xuất hiện (kolize ) — Khủng hoảng (krize )— Tan vỡ - (peripetie ) — Thảm họa - đồ vỡ (catastrofa).

Hành động kịch được phát triển và biểu hiện chủ yếu bằng lời nói - ngôn ngữ trực tiếp Chủ đề cơ bản đặc trưng của kịch là những xung đột, mâu thuẫn trong đời sông hiện thực Không chi đối với bi kịch, mà ngay cả hài kịch cũng xây dựng trên nguyên tắc khai thác các mâu thuẫn, đối lập Thi pháp nghệ thuật đặc thù của kịch là thi pháp diễn viên Thông qua diễn xuất của diễn viên, kịch đưa người xem tiếp xúc gần hơn với hiện thực — một hiện thực gần như cụ thể, trực tiếp và sống động Cùng với nhiếp ảnh, kịch chính là loại hình nghệ thuật chuẩn bị tiền đề điều kiện thuận lợi nhất cho điện ảnh ra đời.

Cho đến nay kịch đã phát triển qua nhiều trường phái và thể loại phong phú, đa dang, từ kịch cổ điển đến các thé kịch hiện đại, như kịch phi lý, kịch tự sự, kịch thơ Lịch sử phát triển của kịch cũng đồng hành với quá trình ảnh hưởng thâm nhập và tương tác của kịch vào các loại hình nghệ thuật khác, trong đó có điện ảnh Tính kịch có trong tiêu thuyết, truyện ngắn và các thể văn xuôi tự sự khác là chuyện đương nhiên, vì cả hai đều có bản chất tự sự Thậm chí ngay cả trong thơ trữ tình, vẫn có thé nhận ra những yếu tố nội dung và thi pháp của kịch Khi một nhà nghệ thuật học bình luận rằng, trong thơ có kịch và trong kịch có thơ điều đó hoàn toàn dễ hiểu.

Trên tinh thần ấy, có thể nhận ra tính kịch trong tác phẩm điện ảnh, và ngược lại, cũng như tính điện ảnh trong thơ, trong truyện kế và trong kịch Vì sự tương tác, thâm nhập, giao thoa của các thé loại và loại hình nghệ thuật khác nhau là quy luật tất yếu trong môi trường công nghệ truyền thông đa phương tiện.

Kịch tính trong phim truyện là đặc điểm dé nhận thay trong quá trình sáng tao từ kịch bản, dàn dựng — diễn xuất đến quá trình thưởng thức tiếp nhận của khán giả điện ảnh Vấn đề con bỏ ngỏ cho luận văn chúng tôi có thê tiếp cận, giải quyết là kịch tính trong phim tài liệu.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, kịch tính trong cách dùng từ thông thường, hang ngày, thường chỉ giới hạn trong nghĩa: sự căng thang, gay can, dễ xung đột Khái nệm kịch tinh trong luận văn này được sử dụng với nội ham cua khái niệm “tính kịch” (dramatic character), đồng nghĩa với các đặc điểm cả về nội dung lẫn hình thức của loại hình nghệ thuật kịch.

Các loại hình nghệ thuật như: Hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, đối tượng phản ánh của các loại hình nghệ thuật này là tập trung trong một khoảnh khắc nhất định Nên chúng được xếp vào các khu vực “nghệ thuật không gian” mà chủ yếu là nghệ thuật tĩnh, phản ánh thế giới sự vật trong trạng thái tĩnh Còn với âm nhạc hay thơ trữ tình thì đối tượng phản ánh chính là tâm trạng tình cảm của con người trước một sự kiện nào đó Ở nghệ thuật sân khấu hay nghệ thuật điện ảnh bao giờ cũng phản ánh cuộc sống trong một quá trình nhất định, với tính chất như vậy nên phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung của tác phẩm, có nghĩa là ở một tác phẩm sân khấu hay tác phẩm điện ảnh phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động của nó Mà khi đã nói đến sư vận động thì không thé không nói tới mâu thuẫn Nhà triết học Friedrich Engels đã từng viết

“Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; Ngay như sự di động một cách máy

20 móc va đơn giản mà sở di có thé thực hiện được cũng là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó” Quy luật này đã được hiện thực hóa trên màn ảnh, trên sân khấu thông qua những bộ phim, những vở kịch cụ thể Ở đó, cuộc sống được phản ánh qua những mâu thuẫn xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo tính chất mâu thuẫn đó là mâu thuẫn đối kháng hay mâu thuẫn nội tại Ví dụ như trong những vở tuồng cổ như Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Dao tam xuân loạn trào hay những vở chèo cô như Quan âm Thị Kính, Xuý Vân v.v chúng ta đều thay nỗi bật tính chất xung đột của những mâu thuẫn gay gắt không thé điều hoà được trong xã hội cũ và được phản ánh khá tập trung trong những hình tượng đối lập nhau dữ dội đến mức một mat một còn.

Tuy nhiên cần phân biệt tính chất riêng biệt của những mâu thuẫn trong nghệ thuật và mâu thuẫn nói chung Mâu thuẫn tồn tại và phô biến trong vạn vật nhưng không phải bất kỳ mâu thuẫn nào trong xã hội hoặc trong tự nhiên cũng đều trở thành cơ sở nội dung của nghệ thuật Những mâu thuẫn của hiện thực khách quan chỉ trở thành nội dung của nghệ thuật khi những mâu thuẫn đó có ý nghĩa xã hội rộng lớn trong đời sống con người và thông qua những mâu thuẫn đó người nghệ sĩ có thé trình bày cho ta thấy rõ những mặt bản chất của đời sống, qua đó góp phần vào việc cải tạo xã hội Còn những mâu thuẫn khác không thê trở thành cơ sở nội dung của nghệ thuật: Ví dụ như những mâu thuẫn trong các hiện tượng tự nhiên hoặc có những mâu thuẫn cũng được sử dụng trong nghệ thuật nhưng chỉ là một trong những yếu tố cau thành hình thức nghệ thuật chứ không thé là cơ sở của nội dung tác phâm nghệ thuật.

Như vậy mâu thuẫn có vai trò quan trọng với tư cách là cơ sở nội dung của nghệ thuật nhưng nó lại chưa phải là xung đột Đứng về mặt hình thức mà xét thì mâu thuẫn mới chỉ là sự khác nhau của các mặt đối lập trong cùng một sự vật hiện tượng Mâu thuẫn trở thành đối lập khi hai mặt ấy tiếp xúc với nhau, va

21 chạm với nhau, đấu tranh quyết liệt với nhau trong một hoàn cảnh nhất định.

Nếu không có điều kiện này, hai mặt đối lập của mâu thuẫn vẫn có thé tổn tại, do đó mâu thuẫn cũng không phát triển để đi đến chỗ giải quyết Trong nghệ thuật sân khấu xung đột kịch tính có nghĩa là trạng thái mà hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển tới mức độ va chạm, đấu tranh với nhau dé tiến tới một quan hệ mới, ở mức độ cao hơn Vì vậy khi xét về mặt hiện thực khách quan, mâu thuẫn trong đời sống phải bao gồm những điều kiện sau đây mới có thé trở thành những xung đột, kịch tính.

NHỮNG XUNG ĐỘT CHÍNH TRI VA DOI UNG VĂN HÓA ĐƯỢC PHAN ANH TRONG PHIM TÀI LIEU CUA THIERRY MICHELL

Đạo diễn Thierry Michel quan niệm: Phim tài liệu nào cũng là một cách đọc thực tế, một cách đọc có tính cá nhân và chủ quan Không có cái gọi là đọc khách quan Hình ảnh khách quan luôn là một hình ảnh được mong đợi, một khuôn mẫu hoặc một hình ảnh trung lập, từ chối đứng về phía nào Dé làm một tác phẩm, Thierry Michel luôn phải xác định được quan điểm, cách nhìn Có thé nói, đạo diễn đã đọc thực tế cá nhân bằng cảm xúc, sự nhạy cảm và băng câu hỏi của chính ông.

Cách tiếp cận phim tài liệu của Thierry Michel là phải đặt câu hỏi về thực tế dé khám phá các vùng xám của sự vật, hiện tượng hay sự kiện và làm cho giọng của sự vật, sự kiện, hiện tượng bị bóp nghẹt đó được nghe thấy Nó phải bộc lộ cái vô thức của xã hội, phơi bày những mâu thuẫn của cái thực và khăng định sự mơ hồ của chúng Tuy nhiên, nó sẽ chỉ trở thành một bộ phim khi đạo diễn biết quản lý để kế một câu chuyện riêng, một câu chuyện về cơ thê, cử chỉ, khuôn mặt, giọng nói Từ đó sẽ khám phá ra vẫn đề cơ bản của bộ phim tài liệu va đạo diễn sẽ có thé tiếp cận một sự thật bên trong nhất định của con người, sự vật, hiện tượng, sự kiện mà đạo diễn muốn ghi hình Đó là một công việc giải mã, một cách vén bức màn che giấu một thực tế không phải lúc nào cũng rõ ràng Nhưng đối với đạo diễn, đó chính là một lựa chọn đạo đức trong mối quan hệ với những tình huông áp bức xã hội: được làm chứng cho việc tìm kiêm bản

56 sac và cho sự toàn vẹn của cá nhân khi đôi mặt với những tình huông phi nhân bản.

Những vấn đề chính trị,sự bê bối, tham nhũng luôn được đạo diễn Thierry Michel quan tâm và lựa chọn đưa vào trong những tác pham của ông Chính điều nay cũng cho chúng ta thấy được tai năng đa dang cũng như một cảm biến hết sức nhạy bén của đạo diễn Thierry Michel Trong những nguyên nhân dẫn đến bi kịch chính trị trong tác phẩm của Thierry Michel phải kể đến một nguyên nhân sâu xa, chủ yếu đó là xã hội và thời đại Sự biến đổi của thời đại đã tác động đến cảm biến của Thiery Michel Sự cảm biến xã hội của đạo diễn ở đây chính là việc phát huy sáng kiến, kiểm tra giám sát, nhận thức về xã hội, môi trường và chuyền tải thông tin thông qua tác phẩm của mình.

Mỗi một bộ phim của Thierry Michel đề cập đến một van dé, dé tài riêng.

Tuy nhiên ở các bộ phim của ông cho dù có đề cập đến những đề tài riêng, có khác nhau đi chăng nữa thì nó đều có chung một nguyên nhân dẫn đến những bi kịch chính trị đó là: xã hội và thời đại đang dung túng cho các giá trị vật chất, lợi ích kinh tế, đồng tiền phá nát luân thường đạo lý, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và lợi ích nhóm

Thierry Michel từng chia sẻ: “Bởi vì mọi cộng đồng đều có một diễn ngôn thống trị” Ví dụ, trong một nhà máy, diễn ngôn công đoàn sẽ chiếm ưu thế, diễn ngôn này thé hiện tính siêu dang của một tang lớp xã hội Nhưng dang sau diễn ngôn này, còn có tât cả những bực bội trong cuộc sông lao động, những giâc mơ

57 cá nhân bị chôn vùi, những nhiệm vụ hiện sinh, cuôi cùng là cả một vũ trụ thơ mộng và cá nhân, mà thường không thê được diễn ta và người làm phim tài liệu sẽ là bà đỡ một cách khéo léo cho nó ra đời”

Theo Thierry Michel, dòng chảy ngầm dưới diễn ngôn bi kịch chính trị là hệ vi mạch những đối kháng quyền lực nhằm tạo ra sự tồn tại cho thể chế Đạo diễn đã chỉ ra những nghịch lý khá thú vi mà bi kịch chính trị thực chất là tạo ra một cuộc chơi mà ở đây bản thân thê chế được chuyên nhượng những vai trò và vị trí mâu thuẫn khác nhau: vừa là phán quyết vừa là chữa trị, cứu giúp và chính điều này giúp đạo diễn bộc lộ thái độ dứt khoát, mạnh mẽ với thiết chế và đặc điểm chính trị đầy biến động được dé cập trong các tác phẩm của mình: nỗi ám ảnh thất bại, sự huỷ hoại của chiến tranh, sự nổi lên của các đảng phái chính trị khác nhau.

Bộ phim “Người đàn ông chữa lành cho phụ nữ - sư nổi giận của Hippocrate” - của đạo diễn Thierry Michel ra đời năm 2005 Bộ phim có thé được coi là một trong những phim xuất sắc nhất của ông khi dành được rất nhiều giải thưởng lớn từ những liên hoan phim uy tín cũng như nhận được nhiều lời khen ngợi của những nhà nghiên cứu, phê bình phim Vì vậy tác phẩm này có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp của Thierry Michel, nó giống như tuyên ngôn nghệ thuật chứa đựng nhiều thé nghiệm táo bạo của đạo diễn Người xem dễ dàng nhận ra bi kịch chính tri đóng vai trò trung tâm là tiền đề én định duy nhất trong những phép thử của ngôn ngữ phim Người xem có thé dé dàng nhận thay cau trúc nhân quả bị phá vỡ, và thay vào đó là những tình huống truy tìm bản chất của những bi kịch chính trị Hành trình này duoc xây dựng song song với cuộc nội chiến thuộc lĩnh vực chính trị, cuộc sống văn hóa đương đại của đất nước Congo Trong “Người đàn ông chữa lành cho phụ nữ - sư nổi giận của

Hippocrate” diễn ra cuộc tranh biện diễn ngôn bi kịch chính trị bằng phỏng vấn, những phỏng vấn được đặt kế tiếp nhau, tự do bày tỏ quan điểm về chính trị, về quyền lực về việc sử dụng tình dục như một công cụ huỷ hoại người phụ nữ, huỷ hoại xã hội thông qua phỏng van. Điện ảnh nói riêng hay văn học nghệ thuật nói chung không thê tách rời được kiêm duyệt chính trị của nhiều quốc gia Nhất là đối với các nhà nước độc tài, điều này là rõ ràng, được thừa nhận và tất nhiên là được thé chế hóa Chúng ta có thé chiến đẫu với nó một cách dễ dàng, nó có khuôn mặt, nó có tên Trong các xã hội dân chủ, có tất cả các hình thức kiểm duyệt khác: những hình thức kiểm duyệt mà có thể những người sáng tác không muốn công nhận vì lý do trang trí, đạo đức hoặc an ninh cá nhân Cũng có những điều mà chúng ta thậm chí không nhận thức được rang chúng ta có thé nói ra chúng, những điều đó đã ăn sâu vào thói quen và những điều cắm ky vô thức của chúng ta Chính vi vậy những bi kịch chính trị nếu được đưa vào trong tác phẩm một cách câm lặng sẽ dễ hơn nhiều khi đưa nó lên màn anh một cách 6n ào Rõ ràng xét từ góc độ mỹ học sự xuất hiện của âm thanh trong điện ảnh thể hiện sự khát khao con người hoàn chỉnh, sống động và dé gây xung đột cho khán giả Chính vì vậy mà dao diễn dé cho các nhân vật tỉ mi và công khai những bi kịch đó.

“Trong 15 năm, tôi đã chứng kiến hoàng loạt những hành động tàn bạo xâm phạm cơ thê phụ nữ, chống đối lại phụ nữ.

Tôi không thể đứng yên Trong những khu vực xung đột, những cuộc chiến đấu diễn ra trên cơ thé phụ nữ.Những vụ cưỡng hiếp vô cùng tàn bạo.Một loại vũ khí thực sự của chiến tranh, thậm chí có thể là một chiến lược chiến tranh, nó rất rẻ tiền nhưng đem lại hiệu quả đầy kinh khủng Co thé bị thương, trai tim tan nát, linh hồn bị hủy hoại của họ cần được chữa lành, an ủi và phục hồi Chúng tôi có hy vọng về tương

59 lai của nước Cộng hòa dân chủ Congo.Chúng tôi hy vọng rằng đất nước vĩ đại này sẽ trở thành một quốc gia của hòa bình và công lý Cảm ơn.” [0p:28’’- 1p38’’] (Trích phỏng van Bác sĩ Dennis Mukwege tại buổi trao giải Nobel thay thé năm

2013) Đạo diễn Thierry Michel đã tạo ra mức độ chân thực khách quan cho các đoạn phỏng vân, sự xuât hiện của đạo diễn trong phim đã ân đê cho tiêng nói của các nhân vật được tôn tại như câp độ “vật liệu sông” của phim Những đoạn phỏng van trong phim giống như đã trút bỏ được lớp áo ngụy trang của mình dé gia nhập vào đời thường và xóa bỏ được các đường biên giá trị thứ bậc Thierry

Michel đã cải tạo cấu trúc bất bình dang của diễn ngôn chính trị, cho phép nó hiện diện trong tất yếu đời thường Khan giả có thé bắt gặp diễn ngôn chính trị - khoa học (lời phỏng vấn các nhân vật — những nhà hoạt động xã hội) Diễn ngôn chính trị - đời thường (lời phỏng vấn của nhân vật đám đông đang phân tích) nối tiép trên màn ảnh

“Từ năm 1996 trở đi, Người Hutu đến lánh nạn nơi đây.

Chúng tôi chào đón họ như những người tị nạn chiến tranh.

Chúng tôi đưa cho họ thực phẩm để ăn và nhà để ở Chúng bắt đầu bắt cóc chúng tôi, cưỡng hiếp phụ nữ và dẫn họ vào trong rừng Khi chúng bắt lấy chúng tôi,chúng trói lại như những người nô lệ Chúng trải rộng chúng tôi ra như chúa Gié

Su trên cây thập tự giá.Chúng khủng bố, đe dọa chúng tôi.

Việc đó nó diễn ra trong tám tháng Nhưng một ngày nọ trong một cuộc tân công của những người lính thuộc Congo, chúng

60 tôi đã trốn thoát Chúng tôi được hỏi có bao nhiêu người đàn ông đã cưỡng hiếp chúng tôi Chúng tôi trả lời rằng tất cả bọn chúng ” [óp:02”ˆ- 7p52’’] (Trích phỏng những người phụ nữ ở Kaniola — Nam Kivu trong phim “Sự noi gian cua

NGHỆ THUẬT KIEN TẠO KỊCH TÍNH CUA ĐẠO DIỄN

3.1 Lựa chọn và kiến thiết hiện trường

Với mục đích dé khán giả thấy được tính biến đổi và những quy luật biến đổi, những khả năng có thé xảy ra dé thay đổi lịch sử, Thierry Michel đã dem những quan điểm, những dụng ý và những kỹ thuật của điện ảnh để mang lại hiệu quả ở tất cả các khâu trong quy trình sản xuất sáng tạo Từ việc chọn tư liệu, dt liệu, hình thành kịch bản, cách thức biên kịch, cách dàn cảnh trong cách lựa chọn và làm việc với nhân vật.

Phim tài liệu không chỉ đơn giản là ghi lại thực tế Phóng sự truyền hình được giao phó mục tiêu đó với các cuộc phỏng vấn, điều tra báo chí, số liệu thống kê, so sánh vĩ mô nhân khẩu học -xã hội học v.v Phim tài liệu có một vai trò và chức năng khác Phim tài liệu vẫn là nghệ thuật điện ảnh, cách tiếp cận và

S4 tìm tòi sáng tác từ điện ảnh Quy trình thiết kế, sản xuất và chỉnh sửa rất khác so với các công đoạn của phóng sự truyền hình Việc thiết kế, sản xuất và chỉnh sửa này cũng giống như khâu dan dựng ở sân khấu, bởi sân khấu không phải là kiểu tả thực mà nó là những thao tác và hành động ước lệ, gợi ý Sân khấu được trang trí không phải để tạo ra không gian sinh động mà để góp phần tường thuật cốt truyện Vì thế trên sân khấu luôn có những tam băng rôn ghi các tiêu đề ám thị, giải thích được thay đôi theo từng cảnh kịch cụ thé.

Lựa chọn và kiến thiết hiện trường được đạo diễn Thierry Michel áp dụng vào trong những bộ phim của mình: Hiện trường là nơi công việc thực sự của nhà làm phim tài liệu bat đầu, những người sẽ cố găng chia nhỏ những hình ảnh tham chiếu có phan quá thuận tiện này, dé lắng nghe thực tế trong tat cả sự đa dạng của nó, trong tất cả sự phong phú của nó bằng cách đi đắm mình vào hiện trường và có gang tiết lộ cái "không nói ra", mọi thứ thường bi che giấu, chỉ tồn tại trong vô thức chung của một cộng đồng.

Bước đầu tiên trong việc tiếp cận thực tế với đạo diễn Therry Michel là đăm mình trong tài liệu - phương tiện được quay trước khi phát triển một kịch bản, một dòng kịch bản, không cần máy quay Đó là sự hòa nhập vào một địa điểm, một tiêu cộng đồng, một khu phó, một gia đình Bạn phải khám phá bối cảnh, cách trang trí, sau đó là bối cảnh với nội dung và ngoại cảnh, lịch sử quá khứ, và cuối cùng là mọi thứ đều biết địa điểm, tình huống và nhân vật chúng tôi sắp quay phim Tat cả đều là công việc của sự ngâm tâm, giống như một miếng bọt biển sắp hút mọi độ ẩm.

Sau đó đạo diễn đã sắp xếp tat cả các luỗng tư liệu, thông tin, và trên hết là cảm xúc thu thập được và có khả năng cho phép xử lý điện ảnh Lựa chọn nhân vật, tình huống, van dé kịch tính, cảnh quan trọng, sự cô đọng của các sự kiện quá bé sung hoặc quá gần nhau dé làm phát sinh một số cảnh trong một chuỗi

85 duy nhất Đây rõ ràng là bước thiết yếu sẽ quyết định toàn bộ quá trình phát triển kịch bản của bộ phim Với thời điểm ban đầu đó, sự lựa chọn - của các nhân vật, điều mà trong điện ảnh viễn tưởng được gọi là sự lựa chọn.

Về cơ bản Thierry Michel sử dụng kĩ thuật quay “Raw” không có sự huyền ảo, sử dụng ánh sáng tự nhiên, các cảnh quay không cần thiết quá nhiều về mặt kĩ thuật điện ảnh Điều này thuận lợi cho việc gây cảm giác, gieo ấn tượng.

Khán giả có thể dễ dàng cảm nhận được những nét mặt, cảm xúc của nhận vật và tạo nên sự đồng cảm mỗi khi nhân vật xuất hiện trên màn hình [Xem hình 2.2] Đề đạt được hiệu ứng đưa vào trong phim những lời thuyết minh, giải thích hoặc sử dụng những hình ảnh minh hoạ từ phim truyện Chắng hạn trong phim “Dòng sông Công — Gô sau bóng tối” không chỉ kể về hành trình đi dọc con sông Congo với các nhân vật mà nó còn mở rộng không gian đến nước Mỹ băng cảnh bộ phim được trích từ “Stanley and Living stone” (bản quyền thuộc

“Cuộc thám hiêm được gui bởi The Globe đê tìm tiên sĩ

Living Stone vừa trở về từ châu Phi ” Ông sẽ lên đường đến Châu Phi, lục địa đen, nhiệt, sốt Một khu rừng phù hợp cho nửa nước Mỹ Trong số những người chinh phục vĩ đại như Alexandre, César, les pharaons, không một ai có thể khám phá và ở đâu đó có một tôi tớ của Chúa, người đã cống hiến cuộc đời mình cho lục địa này” [0p:03’’- 1p15’’] (Trích

Phim dòng sông Công — Gô sau bóng tối) Nếu theo luật tam duy nhất của chủ nghĩa cổ điển Pháp thì không gian ấy thật sự khó dé diễn ra và cũng không phải đơn giản dé bố trí trên phim Dé làm được điều đó Thierry Michel đã kể lại không gian bằng cách sử dụng kết hợp

86 yếu tố phim Truyện Không gian này cũng luôn được thay đổi và được giới thiệu rất rõ trong lời kế đầu mỗi phân cảnh, mỗi khi đổi cảnh hoặc đổi câu chuyện được đề cập trong phim [Xem hình 2.3 + hình 2.4]

3.2 Thi pháp tự sự hóa phim tài liệu

3.2.1 Sự kết hợp giữa những yếu to phim tài liệu và yếu tổ phim truyện

Một tác phẩm điện ảnh mang tính chat hư cấu không có nghĩa là tác phẩm đó hoàn toàn không có chút nào liên quan đến thực tế Bởi vì không phải mọi thứ được trình chiếu hay được truyền tải qua phim đều là sản phẩm của trí tưởng tượng Ví dụ có những tác phẩm phim truyện lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật trong lịch sử Tuy nhiên hệ thống nhân vật và hành động của các nhân vật mang tính chat hư cau và không gian được tái hiện trong tác phẩm là những yếu tố nhân tạo Ở những tác phẩm mang tính chất hư cấu có mối liên quan chặt chẽ với thực tế thông qua việc bày tỏ quan điểm đối với thế giới ngoài thông qua tác phẩm.

Ngược lại với các tác pham tài liệu, một khi cuộc điều tra đã được xác định cái thật, thì vấn đề là tổ chức nó, viết kịch bản cho nó, làm cho nó có xu hướng hư cấu, hay nói chính xác hơn, hướng tới hư cấu của nó Mỗi thực tế, mỗi nhân vật hoặc tình huống đều chứa đựng sự hư cầu của riêng nó, các vấn đề kịch tính của riêng nó, các lựa chọn của riêng nó để thực hiện Và đây là điều nhà làm phim phải tiết lộ Do đó, công việc biến hiện thực thành hư cấu này sẽ nhằm mục đích truyền tai sự thật của các nhân vật, dé truyền tải tốt hơn chiều kích kinh nghiệm sống Tại thời điểm này, một số phân cảnh nhất định đang được phát triển, đó là các kịch bản của các nhân vật hơn là một bản gốc thực sự Chúng ta sẽ xem xét điện ảnh thông qua cách cat, cách chọn khung hình, vi trí của các

87 nhân vật Điều đó cũng liên quan đến không gian, làm việc về âm thanh, lồng tiếng, V.V. Đạo diễn Thiery Michel nghĩ rằng nên xác định rõ hơn giai đoạn đó bằng cách nói rang đây là nơi xuất hiện sự thật điện ảnh Bởi vì nó không phải là dé phát minh, mà là việc tổ chức mọi thứ trong một kịch bản sao cho tốt nhất trước những gì chúng ta đã thấy và trải nghiệm Đặc biệt là vì trong bất kỳ chủ đề nào,

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:22