1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lí luận, lịch sử điện ảnh truyền hình: Âm nhạc trong phim Trần Anh Hùng

97 6 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Âm nhạc trong phim Trần Anh Hùng
Tác giả Vũ Minh Nghĩa
Người hướng dẫn PGS. TS. NGƯT Phan Thị Bích Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lí luận, lịch sử điện ảnh truyền hình
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 21,97 MB

Cấu trúc

  • 4. Phuong phap nghién na ..dầˆcoo.' (0)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.......................---2-©2¿cs+ccz+cxczzerxerreees 13 6. Cấu trúc của luận văn...................--- --kcSk+St+EEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEETEEEEEEETETLErkrrkrree 14 CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC BIEU ĐẠT CUA AM NHẠC TRONG PHIM /):108477Ẽ5Ẽ55 (18)
    • 1.1 Âm nhạc và các loại hình nghệ thuật khác ..............................-------s- 2s ssess<s<essee 15 (0)
      • 1.1.1 Tính nhạc trong nghệ thuật tạo hình - hội họa - kiến trúc - điêu khắc (20)
      • 1.1.2 Âm nhạc và thi Ca...............-s:-25+t 22v 2E E2 2E Treo 20 (0)
      • 1.1.3 Âm nhạc trong Múa và Sân khấu...............------- 5s c1SEE2E1E211271021127121171211 1121k rrk. 22 (27)
    • 1.2 Nhạc phim.................................- œ5 5< 6< 5ê 99 9990009090009 00 90090096090096004 080 24 (29)
      • 1.2.1 Nhạc phim qua các thời Kỳ..........................- - --- - << 11193112 111930119119 1H Hệ 24 (29)
      • 1.2.2 Phõn loại — Tớnh chất và chức năng của nhạc phim................................- --ôôôô++Ê+see+sxx+ 26 (0)
      • 1.2.3 Các phong cách nhạc phim. ................................- --- -- + + 1E E399 E#k* gng nưkp 31 (0)
    • 1.3 Đạo diễn Trần Anh Hiing........c.sccsssssscsssssscsscssessscssscsnecsscsncesscenccascensesscenccsseensesses 35 (41)
      • 1.3.1 Quan điểm nghệ thuật ...................... ¿2 2 2 E£SESE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE1211211211711 211111 ty 35 (41)
      • 1.3.2 Chức năng của nhạc phlIm.......................... .- - -- << E931 1 931K 91119 ng kt 36 TIỂU KẾT CHƯNG l..............................s<-s<°s°+9©EE+9eEEE+eEEEA4EEAA19AA109A1entkterroe 38 CHƯƠNG 2: SỰ GIAO THOA GIỮA ÂM NHẠC TRUYÈN THÓNG VÀ PHƯƠNG TAY QUA CHUM BA BO PHIM VE VIỆT NAM (42)
    • 2.1 Hiệu quả kế chuyện của âm nhac trong phim (Diegetic MUSIC) (0)
      • 3.1.2 Tác phẩm Z8 (0)
      • 3.1.3 Nghệ thuật phân cảnh bằng âm nhạc ...........................- 2-2-2 ©5¿+++2E£+E++£E++zxtzxeerxerreees 58 (63)
    • 3.2 Vĩnh Cửu — Thời gian va sự ngan YATIE................................. <5 << 55s S9 9 9 593995505869 584.8 63 (68)
    • 3.3 Cách làm việc với nhạc sĩ và xử lý âm nhạc trong giai đoạn hậu kỳ của Trần (73)

Nội dung

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . -2-©2¿cs+ccz+cxczzerxerreees 13 6 Cấu trúc của luận văn - kcSk+St+EEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEETEEEEEEETETLErkrrkrree 14 CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC BIEU ĐẠT CUA AM NHẠC TRONG PHIM /):108477Ẽ5Ẽ55

Nhạc phim .- œ5 5< 6< 5ê 99 9990009090009 00 90090096090096004 080 24

1.2.1 Nhạc phim qua các thời kỳ

Lịch sử điện ảnh được chia làm hai thời kỳ: Phim câm và phim có âm thanh Vì vậy nhạc phim cũng được chia làm hai giai đoạn chính đó là: âm nhạc trong phim câm và âm nhạc trong phim có âm thanh Trong giai đoạn đầu âm nhạc không được hình thành trong quá trình sản xuất phim mà chỉ được ghép vào khi trình chiếu Ngay từ thưở ban dau trong buôi công chiếu bộ phim của anh em nhà Lumier ngày 28 tháng 12 năm 1895

24 họ đã sử dụng một cây đàn dương cầm diễn tau, hòa âm cùng hình ảnh vừa dé at đi tiếng ồn của máy chiếu phim, vừa để nâng cao hiệu quả hình ảnh được trình chiếu Mỗi khi có buổi chiếu phim, những nhac công sẽ chơi nhạc cụ trực tiếp phụ họa cho hình anh, thông thường họ sẽ chơi piano hoặc violin, đôi khi sẽ có cả dàn nhac giao hưởng hoặc các nhóm hát đồng ca Các bản nhạc thời kỳ này thường là các tác phẩm cô điển hoặc dân gian quen thuộc, đôi khi các nghệ sĩ Jazz sẽ chơi ngẫu hứng, ứng tác theo hình ảnh Với những cảnh phim hành động các nhạc sĩ thường chơi các đoạn

Etude “tốc độ cao dồn dập, hay với những đoạn phim chậm rai buồn bã các nhạc sĩ thường chơi các bản Romance”7 hoặc Serenade”Ÿ với nhịp điệu vừa phải chậm rãi.

Chính điều này đã tạo nên tính minh họa cụ thé khá gần gui và sát với ý nghĩa, nội dung bộ phim, tuy nhiên việc sử dụng những bản nhạc và khuôn mẫu quen thuộc đã tạo nên sự rập khuôn, lối mòn trong sáng tạo ngôn ngữ điện ảnh Nhận thức được điều này, trong kỉ nguyên phim câm đã có những đạo diễn kết hợp với nhạc sĩ cùng sáng tác những bản nhạc dành riêng cho bộ phim của họ.

Người đi đầu trong việc này là nhac sĩ Pháp Saint Saens với 76 khúc dan dây,

Piano và Phylharmonika” sáng tác cho bộ phim Hành thích công tước Deguise (1908) của Charles le Bargy hay đạo diễn D.W.Griffith kết hợp với nhạc sĩ J.C.Breil sáng tác một ban nhạc nền cho bộ phim The birth of Nation (1915), tác pham này đã trở thành tiền đề cho một truyền thống nhạc nền của phim sau này Một trong những đỉnh cao của nhạc phim thời kì này đó là bộ phim Chiến ham Potemkin (1926) của đạo diễn Sergei Eisenstein với phan am nhạc được soạn bởi nhac sĩ Đức Edmund Meisel, trong đó âm nhạc không chỉ minh họa mà nó là một tác phẩm gần như độc lập thê hiện tối đa kịch tính cũng như ý tưởng ngầm, dành cho ngôn ngữ riêng của bộ phim.

Việc sử dụng dan nhạc chơi trực tiếp cho các bộ phim dan tới chi phí quá cao và bat tiện trong quá trình sản xuất Các nhà làm phim đã tính đến việc thay thế các nhạc công băng những thiết bị thu âm Năm 1926 hãng Warner Bros phát hành phim Don Joan sử dụng máy quay hiệu Vitaphone, trong quá trình sử dụng họ đã ghi âm cả tiếng động và nhạc nền tạo nên sự đồng bộ về âm thanh cho bộ phim Quá trình nay đã đặt dấu chấm

25 hết cho kỉ nguyên phim câm mở ra thời dai phim có tiếng Năm 1927 bộ phim Ca sĩ nhạc Jazz với kỹ thuật thu âm đồng bộ đã mở ra thời kì mới cho điện ảnh với những bộ phim âm nhạc, phim ballet sinh động cả về hình và tiếng Những bộ phim đã được đầu tư nhiều hơn về âm nhạc, các hãng phim lớn đều có các Studio lớn dành riêng cho việc thu nhạc và hòa âm bộ phim, nhiều nhạc sĩ tên tuổi như Max Steiner, Frank

Waxman, Dimitri Tiomkin được mời cộng tác với các hãng phim lớn tạo ra các tác phẩm nhac phim xuất sắc Phải ké đến nhac phim của Max Steiner trong Cuốn theo chiều gió (1939) hay Casablanca (1943).

Từ những năm 50 trở di, nhạc phim đã được phát hành độc lập thành các đĩa nhạc được bày bán rộng rãi nhằm quảng bá cho các bộ phim Âm nhạc trong phim không chỉ gói gọn là những đoạn nhạc nền mà nó đã được phát triển với việc các ca khúc độc lập được sử dụng trong phim Điển hình bài hat Rock around the clock của Bill Haley được sử dụng trong phim Blackboard Jungle (1955) đã trở thành một ban Hit thời đó nhưng mười năm sau những bài hát chủ đạo trong phim Easy Rider (1969) hay The Graduate

(1967) mới thực sự là những bài hát nhạc phim được đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc thương mại chính thống.

Từ những năm 70 trở đi, cùng với sự phát triển của các trào lưu điện ảnh trước đó với những ngôn ngữ điện ảnh mới ra đời, điện ảnh đã trở thành một nền công nghiệp lớn kéo theo quyền lực của những nhà làm phim Nhạc phim đã trở thành một thành tố quan trọng bậc nhất cùng với hình ảnh trong điện ảnh VỊ thế của những nhà soạn nhạc trong phim đã rất cao Nhiều bộ phim kinh điển được công chúng biết đến qua những ban nhạc, bài hát nổi tiếng của chúng Phải kể đến John Barry với nhạc phim James Bond Khiéu vũ với bẩy sói (1990) đã nhận giải Oscar thứ 3 trong sự nghiệp của mình. Nhiều nhạc sĩ lừng danh trong qua khứ được truy tặng danh hiệu với những đóng góp của họ như Rachmanhinov, Mailer hay Mozart Đạo diễn Stanley Kubrich đã sử dụng ban Danube xanh của Johann Strauss trong bộ phim 2001 (1968) hay Giao hưởng số 9 của Bethoveen trong Clockwork Orange (1971) của mình.

Ngày nay, những bản nhạc phim danh tiếng cùng tên tuổi lẫy lừng của những nhà soạn nhạc đã đi cùng tên tuổi với những bộ phim kinh điển Ngoài những bộ phim nhac kịch hay dé tài âm nhạc, có những bộ phim thuộc thé loại khác cũng nồi tiếng hoặc ăn khách chính bởi phần âm nhạc trong phim.Thé giới nhắc tới tên tuổi đạo diễn lừng danh Federico Fellini thì không thé không nhac tới nhà soạn nhac Nino Rota, nhắc tới Sergio Leone thì không thể không nhắc tới Ennio Morricone, hay John William và

Steven Spierberg, Hans Zimmer và Christopher Nolan.

1.2.2 Phan loại - Tinh chat và chức năng của nhac phim

Nhạc phim được chia làm 2 loại chính dựa theo nguồn âm cụ thể như sau:

- Nhạc trong phim (Diegetic music)

Là những bản nhạc, đoạn nhạc hoặc âm thanh cuộc sông có tính nhạc có nguôn âm hiên thị trên màn hình hoặc không trên màn hình nhưng có nguôn được ngụ ý xuât hiện trong bôi cảnh như âm nhạc phát ra từ loa công cộng từ xa, radio, tivi, dan âm thanh hoặc có người đang biéu diễn trong phạm vi hiện thực của bộ phim.

- Nhạc ngoài phim (Nondiegetic music)

Là nhạc hoặc hiệu ứng âm thanh mang tính nhạc có nguồn âm không hiển thị trên man hình cũng như không được ngụ ý là có trong bối cảnh Đó có thé là hiệu ứng âm thanh mang tính nhạc tạo ấn tượng (Như một nốt nhạc hay khúc nhạc ngắn) hoặc một đoạn nhạc thể hiện tâm trạng của nhân vật, không khí của cảnh phim mang tính chất căng thăng, lãng mạn, hài hước hoặc nguy hiểm Âm nhạc này xuất phát từ một nguồn âm bên ngoài không gian hiện thực ké chuyện của bộ phim Nó có thé đến từ bên trong nhân vật hoặc từ một nguồn âm mơ hồ nào đó, nhạc ngoai phim được soạn va thu âm san bao gôm.

Bed: Nhạc nên ân dưới thoại, mêm mại.

Library: Nhạc mẫu tir truyền hình, phóng sự, du lịch.

Mickey Mouse: Nhạc trùng khớp với từng cử động nhằm minh họa, nhẫn mạnh cho hành động của nhân vật.

Bridges: Nhạc dẫn dắt cảm xúc trong phim, xuất hiện trước những sự kiện hay báo hiệu một phản ứng của nhân vật gọi là nhạc tình huống.

Pedal Point: Những nốt nhạc ngân dài, âm vang làm nhiệm vụ dẫn dắt từ cảnh này sang cảnh khác dé chuyền không gian, thời gian.

- Đặc điểm - Tính chất của nhạc phim

Nhạc phim thừa hưởng những tính chất của âm nhạc độc lập nhưng có cải tổ.

In chết vào phim, âm thanh khi xem phim phong phú hơn âm nhạc độc lập chơi trong khán phòng Cách thưởng thức khác nhạc thông thường khi có hai lựa chọn với kết quả khác nhau: Xem phim hoặc nghe album soundtrack riêng biệt.

- Phụ thuộc vào kịch tính của bộ phim

Nhạc phim là một thành tố quan trọng kết hợp với hình ảnh nhằm tạo ra nội dung và ý nghĩa của bộ phim Mặc dù ngày nay những Album Soundtrack của các bộ phim đã được sản xuất và phát hành như một sản phẩm âm nhạc độc lập, nhưng về cơ bản nhạc phim được sáng tác và xây dựng dựa trên kịch bản cũng như cấu trúc của bộ phim vì vậy sự xuất hiện của nó trong phim không có tính liên tục về thời gian và cấu trúc như một tác phẩm âm nhạc tự thân Theo Phan Thị Bích Hà “Trong phim, thời lượng nhạc diễn biến chỉ diễn ra ở từng phân đoạn trường đoạn theo một trật tự được tính toán Sự thống nhất của nội dung phim đã chỉ phối tới phương cách thể hiện của âm nhạc, nhằm tạo nên sự hoàn chỉnh của chỉnh thể tác phẩm điện ảnh” (Phan Thi Bich Ha (18/3/2015), Yếu tố âm nhạc trong tác phẩm phím truyện, http://skdahcm.edu.vn/?p00).

- Nhất quán về phương thức biểu hiện va thé loại

Đạo diễn Trần Anh Hiing c.sccsssssscsssssscsscssessscssscsnecsscsncesscenccascensesscenccsseensesses 35

Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, năm 13 tuổi Trần Anh Hùng di cư sang Pháp sống. Được hấp thụ cả nền văn hóa truyền thống Việt Nam đậm đặc Nho Giáo và cả phương Tây, đặc biệt là Pháp, các bộ phim của ông mang một màu sắc đặc biệt Chúng tiếp thu và hấp thụ các nền văn hóa khác nhau dé tạo nên một bản sắc riêng cho điện ảnh Tuy nhiên theo T.A.H, ban sắc văn hóa của từng quốc gia, vùng miền chỉ là chất liệu cầu thành nên tác phẩm nghệ thuật Một tác phầm nghệ thuật nói chung hay một bộ phim nói riêng hoàn toan không có ban sắc cụ thể Quốc tịch của một bộ phim chính là Quốc tịch Điện ảnh.

Trong trùm ba phim về Việt Nam: Mui du đủ xanh (1993), Xích lô (1995), Mùa hè chiêu thắng đứng (2000) Nho giáo là thứ được hiện diện và áp đặt phần lớn Âm nhạc trong ba bộ phim này được Trần Anh Hùng sử dụng đa phần là chất liệu dân ca, các điệu hò hay hát ru, các bài hát của Trịnh Công Sơn, Phú Quang, thơ Trần Dần với nhiều ân dụ Triết học, âm nhạc cổ điển lãng mạn của Chopin và một số ca khúc Pop Rock Anh, Mĩ điểm xuyết được cấu trúc hài hòa trên nền âm nhạc thể nghiệm đương đại của nhạc sĩ Tôn Thất Tiết (Cũng là một nhạc sĩ Việt Kiều với góc nhìn về văn hóa Việt Nam tương tự như Trần Anh Hùng) Điều này cho thấy cái nhìn về Sài Gòn những năm 60, hay Hà Nội những năm 90 của Trần Anh Hùng là những hoài niệm về quê hương, nó là những cảm thức day tính riêng tư của ông, một người Việt Nam lưu vong mà ông mang đến cho mọi người Nó không phải Việt Nam của Đặng Nhật Minh, của Tran Dan hay của Nguyễn Huy Thiệp mà nó là một Việt Nam day khác lạ mang màu sắc quốc tế hóa được xây dựng với ngôn ngữ điện ảnh hoàn toàn phương Tây Điều này cho ta thấy có một chiều kích khác cũng không kém phần quan trọng đó là việc cách thức mà Trân Anh Hùng đã đưa ra cái nhìn mới mẻ của mình vê Việt Nam, vê Nho

Giáo, về người phụ nữ Việt Nam Các giá tri văn hoá đã được ông tái diễn dịch, sáng tạo lại một cách mới mẻ. Ở ba bộ phim sau của Trần Anh Hùng: Và anh đến trong cơn mưa (2006), Rừng Na

Uy (2010) và Vinh Cửu (2016) là những tác phẩm xuất phát từ văn học Phương Tây, văn học Nhật Bản với văn hóa đặc thù của Nhật, Pháp hay MI Âm nhạc trong các bộ phim này cũng tương ứng khi ông sử dụng âm nhạc điện tử cua Tool, nhạc Rock thể nghiệm của Radiohead mang màu sắc Âu Mĩ, âm nhạc điện tử được nhạc sĩ Thom

York sáng tác lại hoàn toàn dựa trên các thang âm của nhạc ngũ cung Nhật Ban trong

Rừng Na Ủy (2010), thậm chí âm nhạc An tuong đầu thé ki của Debussy trong Vinh Cửu (2016) cũng được Tran Anh Hùng khai thác triệt dé kết hop với hội hoa ấn tượng tạo nên một không khí văn hóa Pháp đặc thù.

1.3.2 Chức năng của nhạc phim

Các chức năng của nhạc phim theo Trần Anh Hùng

- Dé gieo, chuân bi cho một cảm xúc sẽ đên của bộ phim hay chuân bị tâm hồn cho nhân vật sắp đón nhận một sự kiện, trạng thái.

VD: Trong cảnh mở đầu của bộ phim Ragging Bull (1980) Martin Scorsese Đạo diễn đã dùng hình ảnh khung tĩnh với chuyên động quay chậm rat ít của nhân vật bé nhỏ trên san dam box dé sự tập trung cao độ của khán giả vào phan nhạc phim Ban nhạc Opera Intermezzo của nhạc sĩ người Y Pietro Mascagni (1863 — 1945) du dương, trang trọng đầy lãng mạn cất lên dường như trái ngược với hình ảnh đã tạo cho bộ phim có một dự đoán về một thế giới không bình thường Nó nói lên thế giới của những người

Mĩ gốc Ý ở NewYork, với âm nhạc Y là thứ mà đạo diễn đã nghe từ nhỏ ở những khu phố của cộng đồng này Một bản nhạc chất lượng, cao cả và đẹp tuyệt cho khán giả một tâm thế chuẩn bị cho một bộ phim duy mĩ, cao cả.

- Xác nhận, gat hái một cảm xúc hay một sự kiện Những đoạn nhạc nay thường xuat hiện ở cuôi moi phân đoạn hoặc cuôi phim Nó thường là đoạn nhac mở dau, gieo nhưng được phối khi khác đi dé tao trang thái khác.

VD: Trong bộ phim The God Father (1972) — Francis F Coppola cảnh mờ đầu là đám cưới con gái út gia đình Corleone, bản nhạc xuất hiện với không khí vui tươi, rộn rã của ngày hội, được coi như bản nhạc gieo đi xuyên suốt cả trường đoạn giới thiệu đại gia đình Mafia Coleone với đầy đủ nhân vật và tính chất xã hội đen của họ Trong cảnh tay chủ hãng phim ngủ dậy bên cạnh chiếc đầu ngựa bị chặt đầy máu, bản nhạc này xuất hiện lại lần nữa nhưng được phối khí chỉ với violin và cello mang âm hưởng u ám, đen tối Với vai trò là nhạc gặt hái, nó đã xác nhận sự tàn bạo, tính chất xã hội đen của gia đình Coleone khi nó đại diện cho chữ kí cua gia đình Mafia này gởi thông điệp đe dọa tới tay chủ hãng phim.

- Dé nuôi dưỡng Đối với những bộ phim thông thường, những đoạn nhac phim làm nền đôi khi chi dé nhấn mạnh và tạo không khí cho cảnh phim, nhưng nếu sử dụng một cách tinh vi thì những đoạn nhạc này có vai trò nuôi dưỡng cho cảm xúc và dién biến câu chuyện Mỗi lần nhạc xuất hiện ở giữa bộ phim, nó sẽ góp phần giữ gìn và thúc đây dần cho câu chuyện Thông thường trong một bộ phim, ngoài các phần nhạc minh họa cho cảnh, sẽ có những đoạn nhạc được lặp đi lặp lại với phối khí khác nhau Vì vậy cần hiểu cách phối khí, giọng điệu, sắc thái của nó trong cảnh phim để xác định chức năng của nó là:

Nhạc chuan bị, nuôi dưỡng hay xác nhận.

Việc xây dựng cơ sở lý thuyết để phục vụ cho việc lý luận, phê bình và phân tích chỉ tiết nội dung đề tài Am nhạc trong phim Tran Anh Hàng là một thao tac quan trọng. Đặc biệt việc được tham gia hai khóa học do đạo diễn Trần Anh Hùng trực tiếp giảng dậy như: Lớp đạo diễn Ngôn ngữ chuyên biệt của Điện ảnh diễn ra 9 ngày trong khuôn khổ sự kiện điện ảnh quốc tế thường niên Gặp gỡ mùa thu (Autumn Meeting) được tô chức vào tháng 10 năm 2018 tại Hội An; Lớp Nghệ thuật sử dụng âm nhạc trong phim do Toong và Mzung Space đồng tô chức vào tháng 12 năm 2020 tại Tp Hồ Chí Minh là những cơ hội bồ ích cho tôi được tiếp xúc, học hỏi trao đồi trực tiếp từ tác giả, đạo diễn Trần Anh Hùng về những tác phẩm của ông.

Ngoài ra trong khuôn khổ chương 1 tôi đã tìm kiếm thông tin từ các nguồn tải liệu có uy tín trong và ngoài nước, các tạp chí, bài báo chuyên ngành đã được xác thực nhất có thé dé phục vụ cho việc nghiên cứu và triển khai luận văn này Thông qua tìm hiểu vai trò của âm nhạc trong một số loại hình nghệ thuật, tính chất đặc điểm và vai trò của nhạc phim cũng như làm việc trực tiếp với tác giả đạo diễn Trần Anh Hùng về các bộ phim của ông Tôi đã có một cơ sở lý thuyết vững chắc đề triển khai đề tài, phân tích cụ thê các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: SU GIAO THOA GIỮA ÂM NHẠC TRUYEN THONG VÀ

PHƯƠNG TAY QUA CHUM BA BO PHIM VE VIỆT NAM

2.1 Hiệu quả kế chuyện của âm nhạc trong phim (Diegetic Music)

2.1.1 Âm nhạc và văn hóa Việt Nam Âm nhạc trong phim là những đoạn nhạc có nguồn âm trong cảnh quay hoặc nằm ngoài khung hình nhưng có ngụ ý nằm trong thế giới hiện thực của phim Đó có thể là bài hát hay bản nhạc được ca sĩ, nhạc công biểu diễn hay phát ra loa dai, tivi, thiét bi nghe nhạc Trong các bộ phim lấy bối cảnh Việt Nam của Trần Anh Hùng đạo diễn thường cho các nhân vật biểu diễn trực tiếp hoặc bật máy nghe nhạc phát bản nhạc đó, nó thê hiện tâm tư, tình cảm cũng như định danh nhân vật một cách trực tiếp và ấn tượng Đạo diễn đã xử lý rất tinh tế giữa âm nhạc và hình anh dé tạo ra sự sinh động của đời sống, không gian sinh hoạt, bối cảnh xã hội và văn hóa được khắc họa đầy màu sac và nhạc điệu. Ở bộ phim “Mùi đu đủ xanh” năm 1993, âm nhạc truyền thống Việt Nam được kết hợp nhuan nhuyễn với âm nhạc cô điển đương đại phương Tây do nhạc sĩ Tôn That Tiết biên soạn Các đoạn nhạc trong phim này được nhân vật trình tấu là kí hiệu học

40 nghệ thuật, và được coi như chữ ky hay đại diện của nhân vật, âm nhac được xuất hiện đê báo hiệu và đại diện cho nhân vật đó.

Trong cảnh mở đầu của bộ phim, sau âm thanh gõ cửa của Mùi được xử lý khá to tạo sự tương phản như một sự mở đầu khi nhân vật mở cánh cửa bước vào thế giới mới. Điệu hò Huế từ cây đàn Nguyệt của ông chủ nhà chơi là âm nhạc để gieo, giới thiệu thế giới ma Mùi bước vào, nó định danh cho gia chủ là một người Sai Gòn sốc Huế, với văn hóa truyền thống kinh đô cũ Những người đàn ông bao gồm người cha chơi đàn Nguyệt, người con trai cả chơi sáo trong tâm thế trang nhã và người phụ nữ lo lắng công việc trong nhà đưa bộ phim vào một không khí, môi trường lễ giáo phong kiến khi người đàn ông là chủ gia đình Lé thói phong kiến cộng hưởng với âm thanh nhịp điệu đều đặn phát ra từ bộ mõ và chuông của người bà trên gác đang niệm Phật mang tính nhạc Tôn giáo đã xác nhận không gian văn hóa của bộ phim Đó là Nho Giáo và Phật giáo đậm đặc trong câu chuyện.

Không gian văn hóa này được nuôi dưỡng liên tục trong những cảnh phim sau đó.

Mỗi cảnh người chồng chơi đàn Nguyệt, người vợ luôn luôn đang tất bật với công việc buôn bán vải cũng như lo toan những việc dậy bảo con cái hay chăm nom mẹ chồng trong từng bữa com Am nhạc đó kết hợp với âm thanh của mõ chuông luôn ẩn hiện trong phim báo hiệu những sự xuất hiện hay có mặt thường trực của nhân vật người chồng, người mẹ chồng như một mã về văn hóa, phong kiến, Nho giáo luôn bám riết với bộ phim, nó áp đặt, điều khiển và ám ảnh những người phụ nữ như người vợ, người mẹ, người con gái và người ở trong gia đình. Ở cảnh người chồng trở về và được thầy thuốc châm cứu, Nhã nhạc cung đình Huế đã được sử dụng với ban nhạc chơi trực tiếp gợi cảnh tượng sa hoa của Vua chúa thời phong kiến Hình thức nhạc này được sử dung trong các buổi Yến tiệc, nghi lễ của Triều Đình, nó vừa hoa mĩ nhưng cũng vừa bi ai khi kết thúc là cái chết của người chồng, cộng với tiếng chuông và mõ của bà mẹ chong, có thé nói Nhã nhac ở đây được sử dụng như nhạc Ma chay, cái chết của một tầng lớp cũ, tàn dư của phong kiến.

Vĩnh Cửu — Thời gian va sự ngan YATIE <5 << 55s S9 9 9 593995505869 584.8 63

Vĩnh Cửu 2016 do Pháp sản xuất cũng có kịch bản cải biên từ tiểu thuyết Nét duyên góa phụ của nhà van Alice Ferney Bộ phim quy tụ những minh tinh hang đầu của

Pháp hiện nay đó là Andrey Tautou, Berenice Bejo và Melanie Laurent, Iren Jacob va dac biét Jeremie Renier

Câu chuyện được bắt dau theo lối cổ điển bang lời dẫn chuyện của người kể chuyện ngoài hình do Tran Nữ Yên Khê - giám đốc thiết kế mỹ thuật và là vợ của đạo diễn thé hiện Ông ba Arthur va Julie Bourgeois có năm người con gái Hai trong số đó chết trẻ.

Ba người còn lại là Heslene, Henriette và Valentine đều cưới hỏi đàng hoàng Từ đây họ đã sinh ra mười tám người cháu, bốn mươi ba người chắt, một trăm năm mươi tư người thuộc thé hệ thứ ba ” Phần mở dau nguyên văn như trong truyện đưa người” xem trở về nước Pháp cuối thé ky thứ 19 Valentine kết hôn với Jules khi vừa tròn đôi mươi Henry con trai của Valentine yêu và lấy Mathilde, Mathilde lại thân với Gabrielle — người kết hôn với Charles trong một cuộc hôn nhân sắp dat Ba người phụ nữ đó đã cùng nhau đón nhận hạnh phúc, tình yêu, những đứa trẻ ra đời rồi khổ đau khi chúng mat đi Thời gian trôi qua với những bi kịch rồi lại hạnh phúc tiếp nối nhau như một vòng tuần hoàn không hồi kết.

Theo đạo diễn, một bộ phim được cải biên từ tác phẩm văn học không phải là việc chuyền thé từ ngôn ngữ văn học sang ngôn ngữ điện ảnh, theo ông: “Bộ phim là ấn tượng của đạo diễn khi anh ta đọc tác phẩm văn học đó, anh ta muốn dùng ngôn ngữ điện anh dé thể hiện cảm xúc, ấn tượng của mình với cuốn sách chứ không phải là sao chép cuốn sách” Đào Lê Na trong công trình nghiên cứu “Chân trời hình ảnh, từ văn chương đến điện ảnh qua trường hợp Kurosawa Akira” đã viết: “Thực tế trong lịch sử điện ánh, bắt kỳ bộ phim nào được làm dựa trên văn bản nguồn là tác phẩm văn học cũng đều có sự thay đổi, thé hiện một cách đọc của nhà làm phim đối với văn bản văn chương Trong thời đại ngày nay, nhiễu bộ phim dựa trên những câu chuyện nổi tiếng ma hau như ai cũng biết còn có sự thay đổi khác xa hơn so với văn ban văn chương để thể hiện một cách nhìn mới của nhà làm phim về một vài nhân vật quen thuộc nào đó hoặc thậm chí là quan điểm chống lại văn bản nguồn” (Đào Lê Na (2017), Chân trời của hình ảnh, từ văn chương đến điện ảnh qua trường hop Kurosawa Akira, NXB Dai hoc quéc gia Tp HCM tr 103).

64 Để chuyền tải được cảm thức về thời gian vĩnh cửu với sự song, cái chết luôn hiện diện cạnh nhau, xoay vòng Trần Anh Hùng đã lựa chọn một ngôn ngữ thé hiện khác hoàn toàn với những bộ phim trước đây của ông Từ cách xử lí hình ảnh, lối ké chuyện và âm nhạc đều đặc biệt Bộ phim được xây dựng giống như một ban nhạc kéo dai bằng hình ảnh, một video âm nhạc.

Cả bộ phim như những lát cắt kéo dài, hoàn toàn không có tình huống hay bất cứ một cảnh phim nào với đầy đủ các yếu tố cấu thành thông thường như dàn dựng, mâu thuẫn, diễn xuất, cao trào, giải quyết Các hình ảnh nối liền không có chức năng về mặt cấu trúc như gieo, gat, chuẩn bị thông thường mà chỉ là sự liên tiếp của các lát cắt đời sống Trong đó nhân vật được đưa vào bối cảnh, họ đi lại, cười nói, đàn hát, âu yếm nhau, sinh con đẻ cái, đau khổ và biến mat tựa như tập hợp những bức hình trong một cuốn album xưa cũ tuyệt đẹp dé khán giả ngắm nhìn Với cấu trúc bộ phim và ngôn ngữ hình ảnh như vậy, âm nhac cũng không thé sử dụng với các chức năng như ở các bộ phim thông thường Trần Anh Hùng cho biết: “Sau nhiều tháng dựng phim, tôi đã phát hiện ra âm nhạc ở đây sẽ như một tờ giấy trắng Nhạc không nhằm mục đích đưa thông tin xác nhận hay chuẩn bị tâm lý cho khán giả mà nó khơi gợi trí tưởng tượng của khán giả, giúp ho tự ké câu chuyện cho chính mình thông qua hệ thong hình ảnh như trên Hay nói một cách hoa mĩ, âm nhạc biến người xem trở thành nhà văn trong chính bộ phim này, họ sẽ tự lap day những khoảng trong giữa các lát cắt không được kể trong phim thông qua âm nhạc”.

Với câu chuyện cổ trang thé kỷ 19 của Pháp Kết hợp giữa hình ảnh và mau sắc với bố cục và tông màu như các tác pham của các danh hoa theo trường phái An tượng như

Esdouard Manet (1832 — 1883), Claude Monet (1840 — 1926), và đặc biệt Pierre —

Auguste Renoir (1841 — 1919), các khung hình hiện lên lung linh sắc vàng, sắc đỏ rực rỡ Nhưng đặc biệt, yếu tố mạnh mẽ và xuyên xuốt cũng như chiếm ưu thế trong bộ phim này chính là âm nhạc Âm nhạc được sử dụng trong phim trải dài theo lịch sử âm nhạc cô điển theo thứ tự thời gian như sau: Johann Sebastian Bach (1685 — 1750),

George Frideric Handel (1685 — 1759), Wolfgang Amadeus Mozart (1756 — 1791), Ludwig Van Beethoven (1770 — 1827), Frank Liszt (1811 — 1886), (Gustave

Charpentier (1860 — 1956), Claude DeBussy (1862 — 1918) Câu chuyện dàn trải với các nhân vật được ké như văn học, họ đều không giữ vai trò là nhân vật trung tâm hay nhân vật chính với tính cách, nội tâm và phát triển tâm lý trong một cốt chuyện cụ thể như các bộ phim thông thường Chính vì vậy âm nhạc chính là nhân vật xuyên suốt, dẫn dắt bộ phim Âm nhạc là yếu tố quan trọng nhất, nó đã viết nên kịch bản cho bộ phim.

Thời gian trong Vinh Cửu được mô tả tinh tế, trôi chảy thông qua cách sử dung hàng loạt các tác phẩm cổ điền nổi tiếng Mở đầu bộ phim, ban Concerto Pha thứ BMW

1056 dành cho Piano của J Bach với âm hưởng thánh ca nhà thờ đã dẫn dắt câu chuyện từ thế kỷ 18 với những quy tắc, lễ nghi trong gia đình và xã hội trong việc cưới vợ, gả chồng mô tả gốc gác của các nhân vật cụ thê là Valentine Từ lúc ấu thơ cho tới khi lấy chồng Chỉ bằng một bản nhạc nối liền các hình ảnh tĩnh lược thời gian, đạo diễn đã tóm tắt và vẽ nên một bức tranh lịch sử đầy đủ với màu sắc, không khí thời đại.

Cuộc đời cứ trôi đi như dong chảy với Valentine và người chồng, họ sinh con đẻ cái, vui đùa, hạnh phúc để rồi lại đón nhận những cái chết như sự tất yếu Sau mỗi sự mất mát, tiếng Guitar của người chồng lại như một sự lặp lại bước khởi đầu của vòng luân hồi sinh tử.

Trong cảnh con gái Margaux quyết định đi tu, nguyện dâng hiến cuộc đời cho Chúa, người mẹ Valentine như lại mat đi một người con dưới hình thức khác Trên nên Piano dập đìu của nhạc Franz Lizt bà cắt đi lọn tóc của cô con gái, nhạc bỗng ngắt quãng chỉ để lại sự im lặng cùng tiếng kéo cắt lọn tóc sắc ngọt đến lạnh người Giống như Mozart đã nói “Sau âm nhạc, chính là âm nhạc” Khoảng lặng đó chính là sự ngân vang của số phận và cuộc đời một con người.

Sự xuất hiện và ra đi của một con người cũng được gói gọn, bao bọc bằng âm nhạc. Khi lần đầu Mathilde xuất hiện rạng ngời trước người chồng sắp cưới Henri bản nhạc Arabesque của Claude Debussy tươi sáng, lung linh như những tia nắng hay vẻ đẹp rạng ngời của cô Đề rồi trong bức thư lời trăn chối của khi Mathilde mắc bệnh, cũng lại âm nhạc của Debussy với ban Clare De Lune mô tả anh trăng dep và buôn bã Mặt

66 trời và mặt trăng, ánh sáng và bóng tối cũng như vòng sinh tử không thé thay đổi của con người Bản Opera của Gustave Chapentler cùng với hình ảnh lặp lại lần đầu của

Cách làm việc với nhạc sĩ và xử lý âm nhạc trong giai đoạn hậu kỳ của Trần

Với mỗi bộ phim T.A.H lại có một cách xử lý âm nhạc và làm việc với nhạc sĩ khác nhau Tuy nhiên ông có quan điểm cá nhân khi sử dụng nhạc phim đó là: Trong những bộ phim cô điển hoặc Hollywood âm nhạc thường được xử lý chính xác cùng với hình ảnh trong khâu thu âm Nhạc sĩ sẽ xem hình và chơi nhạc trực tiếp và thu âm lại, điều này sẽ giúp cho cảm xúc của nhân vật trùng khớp với độ lên xuống của nhạc, nếu một cảnh phim có cả thoại, âm nhạc đi theo hành động và bật hoặc tắt khi hành động xảy ra. Tuy nhiên cách làm này sẽ tạo ra cảm giác giả tạo và sắp đặt, T.A.H muốn việc sáng tác nhạc không chỉ minh hoạ cho hình ảnh mà nó phải là một tác phẩm với cảm xúc tách biệt.

T.A.H thường đưa cho nhạc sĩ xem bản phim chưa có âm thanh và nhạc trước, sau đó ông yêu cầu họ tự suy nghĩ với cảm nhận cá nhân của mình và sáng tác thu âm mà không nhìn hình ảnh Các đoạn nhạc này sẽ được gửi cho đạo diễn nghe sau đó chứ không có sự có mặt của đạo diễn khi nhạc sĩ thu âm Sau đó T.A.H sẽ lây những đoạn nhạc bất kì trong số đó và ghép vào những cảnh ông cho là phù hợp Băng cách này ông muốn âm nhạc và hình ảnh có một sự gặp gỡ tình cờ mà không có sự chuẩn bị sắp đặt trước của nhạc sĩ nhưng lại nằm trong sự tính toán kĩ lưỡng của đạo diễn.

68 Ở chùm ba bộ phim về Việt Nam, đạo diễn hợp tác với nhạc sĩ Tôn That Tiết Day là một nhạc sĩ cô điển, đương đại có phong cách thể nghiệm Các bản nhạc của ông thường được soạn trước rất kĩ lưỡng với tông phô cho dàn nhạc trình tấu Toàn bộ nhạc được dàn nhạc giao hưởng, các nhạc công thực sự trình tấu mà không dùng nhạc cụ điện tử T.A.H từ chối việc thu âm trực tiếp cùng giàn nhạc cùng với chiếu hình ảnh. Điều này sẽ có chi phí rất cao và không được như ý của đạo diễn Vì vậy ông đã tới xem dàn nhạc của Tôn That Tiết tập luyện ứng tác tại phòng thu mà không có hình ảnh. Trong khi dàn nhạc chơi, đạo diễn lắng nghe và đưa ra ý kiến của mình Thường là sau khi nghe xong T.A.H sẽ muốn bỏ đi một vài nhạc cụ hoặc một vài đoạn nhạc mà ông không thích có trong phim, dàn nhạc sẽ chơi và thu âm lại sau đó rồi gửi cho đạo diễn.

Trong Rung Na Ủy, T.A.H làm việc với Johnny Greenwood là tay guitar của ban nhạc nổi tiếng thé giới Radiohead Ong còn là một nhà soạn nhac cho nhiều bộ phim noi tiếng thé giới như các bộ phim của Paul Thomas Anderson bao gồm: Boogie Night

(1997), Magnolia (1999), The Master (2012), Inherent Vice (2014), va đặc biệt là

There will be blood (2007) hay Phantom Thread (2017) đều được đề cử Oscar cho nhac phim hay nhất Một vi du về cách sử dụng nhạc rất tỉnh tế của đạo diễn Paul Thomas Anderson trong There will be blood như sau: Trong cảnh mở dau, với hình ảnh những rặng núi trơ trụi, chỉ một đoạn nhạc tối giản được tạo ra bởi tiếng vĩ violin đầy nguy cơ, báo hiệu những điều khó khăn sắp xây đến Liền ngay sau đó là hình ảnh một người đàn ông đang đào những nhát cuốc nặng nhọc vào đá Cả một trường đoạn đài hơn 10 phút sau đó không có âm nhạc hay thoại, để đoạn nhạc đó trở lại khi bắt đầu có thoại và câu chuyện phát triển khi nhân vật chính đương đầu với những khó khăn Hay trong Phantom Thread âm nhạc được sử dụng tới 90% thời lượng các cảnh phim và tạo cho bộ phim một không khí kì lạ vừa cô điển vừa thé nghiệm Với vai trò nhạc sĩ cho các bộ phim Johnny Greenwood đã được đề cử và chiến thắng rất nhiều giải nhạc phim danh giá.

Là một người hâm mộ Radiohead, trong các bộ phim trước như Cyclo hay J come with the rain T.A.H đã sử dụng một số bài hát của ban nhạc này cho phim của mình.

69 Ấn tượng với các thử nghiệm điện tử và đương đại day tối giản và xuất sắc trong các tác phâm trên T.A.H đã mời J.Greenwood tay guitar của Radiohead hợp tác trong phim Rừng Na Uy Các cảnh phim được đạo diễn gửi và mô tả mong muốn của mình cho nhạc sĩ sau khi bộ phim đã được quay xong T.A.H liên lạc với Johnny tại Nhật Bản khi Radiohead đang lưu diễn tại đây Johnny đồng ý ở lại Nhật Ban dé làm việc với T.A.H trong một thời gian không dài Nhạc sĩ đã soạn nhạc với các thiết bị hiệu ứng điện tử và tự chơi guitar Johnny đề xuất với T.A.H sẽ sử dụng cây guitar Bồ Đào Nha cho một số cảnh phim quan trọng Âm thanh từ cây đàn này đặc biệt vì nó nằm giữa âm thanh của guitar cổ điển Tây Ban Cầm và tiếng guitar điện nhưng tram va đục hơn. Nhạc sĩ đã chơi ngẫu hứng các bản nhạc bằng rất nhiều cách khác nhau và thu âm lại. Anh đã thu từng đoạn và đánh dấu cho từng cảnh phim được sử dụng rồi gửi cho đạo diễn T.A.H không đọc những đánh dấu và phân loại đó của Johnny, ông đã mang nhạc về nghe tất cả, sau đó xáo trộn, đảo vị trí các đoạn nhạc sao cho phù hợp cảnh phim theo ý đồ của mình Theo ông “Như vậy, âm nhạc và hình ảnh sẽ được gặp gỡ và đồng điệu một cách tự nhiên. Điều đặc biệt là sau khi T.A.H hoàn thành bộ phim Rừng Na Uy và cho Haruki Murakami xem, đạo diễn mới biết nhà văn cũng là một khán giả hâm mộ nhạc Rock và rất yêu thích Radiohead cũng như Johnny Greenwood.

Trong bộ phim cuối cùng Vinh Cửu Tất cả các bản nhạc đều là nhạc cô điển có tuổi thọ hơn 70 năm, các tác giả đã qua đời vì vậy vấn đề bản quyền tác giả, kinh phí để mua các bản nhạc đó cũng như việc thuê dàn nhạc trình tấu, thu âm lại cũng không gặp nhiều khó khăn T.A.H đã quay các cảnh quay trước, ông chọn nhạc và sau đó mới dựng phim, một quy trình khá đặc biệt mà sau nhiều tháng trong phòng dựng, đạo diễn cho rằng “Chính âm nhạc cổ điển là người kể chuyện, giúp khán giả tự viết nên kịch ban cho riêng minh”.

Trong phân đoạn bữa tiệc gia đình gần cuối phim, các nhân vật đáng lẽ sẽ thoại nhiều hơn nhưng sau khi tìm nhiều cách dựng khác nhau, T.A.H đã quyết định chọn bản nhạc của Franz Liszt bao trùm cảnh phim và cắt đi những đoạn thoại mà ông cho

70 rằng không cần thiết Bằng cách xử lý này, âm nhạc đã ăn khớp với ánh mắt, phản ứng của nhân vật tạo nên một sắc thái tinh tê, ý vị cho cảnh phim. Ở bộ phim Và anh đến trong cơn mưa T.A.H gặp trục trặc với sản xuất trong khâu hậu kì Lịch làm việc và nhân sự bị thay đổi theo kế hoạch của nhà sản xuất và phát hành dẫn tới bản dựng phim cuối cùng cũng như việc hợp tác với nhac sĩ Gustavo Santaolla: từng thành công với phần âm nhạc cho các phim nổi tiếng của đạo diễn

Alejandro.G Inarrtu như Amores Perros (2000), 2ù Grams (2003), Babel (2006) không thành công T.A.H ông cho rằng đây là bộ phim that bại về mặt nghệ thuật Tuy nhiên đây là một bộ phim có ngôn ngữ đặc biệt và phần âm nhạc khá xuất sắc với nhạc của Radiohead trong nguyên album Jn Rainbow thời điểm đó vừa phát hành và nổi tiêng toàn câu.

Các ca khúc được sử dụng trong những bộ phim của Trần Anh Hùng đều được đạo diễn tính toán từ khi lên kịch bản Ngoài nhạc Việt Nam với các ca khúc của Trịnh

Công Sơn, Phú Quang được mua bản quyền với các ca sĩ trong nước thé hiện T.A.H còn có một danh sách các bài hát nhạc quốc tế mà ông muốn đưa vào phim trong giai đoạn sản xuất tiền kì Những ca khúc này thường đều rất nổi tiếng, được sở hữu với bản quyền được bán rất đắt Ví dụ các bài hát của những ban nhạc nổi tiếng: Nhóm

Grunge Nirvana, nhà sư điên nhạc Rock Lou Reed, Ban Rock ảo giác Velvet

Underground, Can, nhóm Industrie Rock Tool Và đặc biệt ban nhac Alternative

Radiohead với ban Creep là ca khúc nổi nhất trong album đầu tiên Paplo Honey đình đám các bản xếp hạng năm 1993, đã được T.A.H đưa vào phim Cyclo năm 1995 của ông.

Danh sách bài hát này rất dài và đắt, và các nhà sản xuất thường khó khăn trong tính toán chi phí, tuy nhiên T.A.H luôn giữ vững danh sách của mình trong quá trính san xuất Ông chia sẻ “Khi có những cảnh quay khó, yêu cầu thiết kế bối cảnh hoành tráng thì tôi sẽ yêu câu sản xuất chỉ cần gạch bớt một hoặc hai bài hát trong danh sách dự tinh là đủ kinh phí dé quay” Đây là một kinh nghiệm thú vị của đạo diễn trong việc thương lượng với sản xuất nhằm đạt mục đích nghệ thuậtcủa mình.

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN