1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Bình Phước với vấn đề dân nguyện

148 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo chí Bình Phước với vấn đề dân nguyện
Tác giả Nguyen Ngoc Dung
Người hướng dẫn TS. Le Thanh Kim
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bình Phước
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 40,47 MB

Nội dung

Cũng qua báo chí, các cơ quan Nhà nước nắm bắt những vấn đề dư luận, người dân đang quan tâm, những ý kiến, nguyện vọng, quan điểm của các tầng lớp Nhân dân, từ đó giúp cho mối quan hệ g

PHAN NỘI DUNG

Chương 1: CO SỞ LÝ THUYET & THUC TIEN BAO CHÍ VE VAN DE DÂN

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tai

1.1.1 Khái niệm “báo chí”, “thông tin” và “thông tin báo chi”

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về “báo chí” Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2005 của Viện Ngôn ngữ học: “Báo chí” là báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ Hiểu một cách khái quát là những xuất bản định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nồi bật mà xã hội cần quan tâm.

Khái niệm báo chí có thé định nghĩa trên 3 phương diện: “báo chí là một trong những hệ thống xã hội” (định danh); “báo chí là một hoạt động chính trị xã hội” (định tính); “báo chí là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chính trị, tác động vào xã hội dé tạo ra sự can thiệp gián tiếp vào đời sống chính tri, tham gia vào việc tập hợp lực lượng, giáo dục ý thức và góp phần tích cực vào sự hình thành các khuynh hướng, các phong trào chính tri - xã hội” (mục đích) [41, tr.40].

Theo quan niệm truyền thống, báo chí được coi là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải những thông tin thời sự mang tính định kỳ đến đông đảo công chúng Đặc điểm nỗi bật của báo chi là tính công khai, trung thực, chính xác, và sự lan tỏa nhanh chóng rộng khắp Báo chí gắn liền với thông tin thời sự; những vấn dé, sự kiện hàng ngày, hàng giờ cần có sự phản ánh, phân tích m6 xẻ của báo chí nhằm rộng đường dư luận, định hướng dư luận; những thông tin kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, cơ hội việc làm cho nhiều người.

Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng cho các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí và các hoạt động (có thể là chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp) của báo chí Trong xã hội hiện đại, báo chí là công cụ cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng Tuy nhiên, báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh Tính định kỳ của báo chí được xác định theo từng loại hình báo chí: báo

16 in, báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử; qua đó phục vụ sự theo dõi của công chúng.

Như vậy, có khá nhiều cách hiểu (định nghĩa) khác nhau về khái niệm báo chí Dé phục vụ cho nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu, luận văn chọn theo cách định nghĩa của Luật Báo chí năm 2016: “Báo chi là sản phẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử” [24, Điều 3].

Thể loại báo chí liên quan đến đề tài công tác dân nguyện thường được sử dụng là chính luận Từ điển Bách khoa Toản thư Việt Nam định nghĩa: “Chính luận là thể văn nghị luận dé phân tích, bình luận về các vấn dé chính trị - xã hội, văn hoá nồi bật trong từng thời gian nhất định Chính luận có ý nghĩa rất quan trọng đổi với vai trò tuyên truyền và cổ động của báo chi" Đây là loại tác phẩm báo chí có tính nghị luận cao, phản ánh đời sống chủ yếu bằng cách lý giải, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhận thức và suy nghĩ, trình bày theo kiểu tư duy logic, với thành phần lời văn, lời bình là những câu phan đoán, khái quát, trừu tượng, lập luận logic, có cơ sở khoa học.

“Thông tin” là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều hiện nay, nhất là trong hoạt động báo chí truyền thông “Thông tin” cũng là từ Hán Việt, nghĩa là truyền đi tin tức “Thông tin” là sự truyền đạt, sự phản ảnh tri thức dưới các hình thức khác nhau cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó.

Thông tin là những gì con người thu nhận được từ thế giới xung quanh như sự vật, sự kiện, hiện tượng Thông tin đem lại nhiều kiến thức, sự hiểu biết cho con người.

Về mặt truyền thông, thông tin được thé hiện dưới dang nội dung thông qua sự quan sát trực tiếp hoặc quan sát gián tiếp và được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Ở dạng chung nhất, thông tin luôn được hiểu như các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nhất định nào đó cho đối tượng tiếp nhận thông tin.

Theo các tài liệu báo chí nước ngoài, chữ Thông tin (information) xuất phát từ một chữ trong triết học cô Hy Lạp infometio (tiếng La tinh) là gốc của từ

17 information Nó có 2 hướng nghĩa: Thứ nhất là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dang (form), thứ hai là nói VỀ sự truyễn dat một y tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng [41, tr.52] Thông tin dùng dé chỉ ra những yếu tô có thé giúp cho sự hiểu biết của con người và thế giới xung quanh đang tồn tại dưới một hình thái nhất định Như vậy, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí luôn lay hiện thực khách quan làm đối tượng dé phan ánh.

Theo quan điểm triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất Nội dung của những thông tin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật hiện tượng được bộc lộ, thê hiện ra.

Thông tin cũng có thể được mã hóa thành nhiều dạng khác nhau để truyền và lưu trữ, gọi là thông tin SỐ Thông tin số ở nước ta bắt đầu được định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin

(Luật số 67/2006/QH11): Sản phẩm nội dung thông tin số gom các văn bản, dữ liệu, hình anh, âm thanh được thé hiện dưới dạng thông tin số, được lưu giữ, truyén trên môi trường mạng.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2005: Thông tin với nghĩa động từ là truyền tin cho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao) Như vậy, thông tin được hiểu theo hai nghĩa: (1) là nội dung thông tin; (2) là phương tiện thông báo, báo tin Trong lịch sử tồn tại và phát triển của minh, con người thường xuyên cần đến thông tin Thông tin làm tăng thêm hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức Thông tin về một đối tượng chính là một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết và hiểu được đối tượng Hiện nay, khi khoa học và công nghệ phát triển đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học, thuật ngữ “thông tin” cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dung trong từng ngành nghé, lĩnh vực.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w