1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học

107 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu thuyết Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học
Tác giả Nguyễn Thị Thủy Tiến
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Khỏnh Thành
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 26,53 MB

Cấu trúc

  • 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Phương pháp nghiên CỨU...........................- --- <6 c2 SE E SE Eikskkrrkeskrrkerke 10 5. Cấu trúc của luận văn...................---¿- + kSk+kEEk#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEErkrkrrkee 12 Chương 1: TONG QUAN VE LÍ THUYET DIA VAN HỌC VA HANH (14)
    • 1.1. Sự hình thành và phát triển của lí thuyết dia văn học (17)
      • 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của lí thuyết địa văn học ở phương Tây (17)
      • 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của lí thuyết địa văn học ở phương Đông 17 1.2. Cỏc van đề cơ bản của lớ thuyết địa văn học........................-..-------s-sô- 20 1.2.1. Môi trường dia lí và nhà văn.........................-- - ¿+ + + + E*vE+sEEseeeersreeeerseree 20 1.2.2. Mụi trường dia lớ và văn bản văn NOC ...........................-.-----ô++-sx++sccssexsess 23 1.2.3. Môi trường dia lí và đỘC g1ả.........................-- --- c2 St S*ESEikirrrkkrrkrreree 31 1.3. Hanh trỡnh sỏng tỏc của Nguyễn Vĩnh Nguyờn...........................------ô- 33 (21)
      • 1.3.1. Nguyễn Vĩnh Nguyên với tư cách một nhà biên khảo (37)
      • 1.3.2. Nguyễn Vĩnh Nguyên với tư cách một nhà văn (39)
      • 2.2.1. Đà Lạt: vùng địa văn học hoài niệm của sự biên khảo (0)
      • 2.2.2. Da Lạt: vùng địa lí hoài niệm của ki ỨC........................ - --- +5 +++-s+++s>+ses+sss2 54 Chương 3: NGHỆ THUẬT KIEN TAO DIA VĂN HỌC ĐÀ LAT (0)
    • 3.1. Nghệ thuật kiến tạo dia van hoc trong không gian liên văn bản (0)
      • 3.1.1. Liên văn bản với các văn bản ngôn từ ........................ .- -- +55 ++<xssxsseeseeexe 62 3.1.2. Liên văn bản với các văn ban phi ngôn từ .......................... - --- 55+ +5s<++s++ 75 3.2. Nghệ thuật kiến tạo dia văn học trong cấu trúc trần thuật ................ 82 3.2.1. Điểm nhìn trần thuật .......................-¿- - - SE +E#E£EEEE+E+EEEEEEEEEEEEESEEEEkrkerererrsvee 82 3.2.2. CỐC tTuyỆn...............----- + te SE E9E121121711111111 1151111111. 11E 1111111 11 xe 86 3.2.3. Ngôn ngữ trần thuật .....................- -- 2 2 2+SE+EE+EE£EEEEEEEE2EE2E1271271 21 EEerxe 90 00000575 —..................,ÔỎ 95 TÀI LIEU THAM KHAO ............................--- 2° << ©ssssesseEssevsserssersserssee 99 (66)

Nội dung

Hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội vàonăm 2001 cùng hàng loạt các công trình nghiên cứu sau đó về tự sự học nhưTự sự học — Một số van d

Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Ký ức của ký ức của

Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học.

Luận văn giới hạn sự nghiên cứu ở các phương diện: cau trúc địa văn học và nghệ thuật kiến tạo địa văn học.

Khảo sát trên văn bản tiếng Việt Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nhà xuất bản Phụ nữ, ấn hành năm 2019.

3.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

— Vận dụng lí thuyết địa văn học để nghiên cứu một trường hợp cụ thể trong văn học Việt Nam đương đại nham làm sáng tỏ hơn triển vọng của hướng nghiên cứu mới mẻ này.

— Phân tích, đánh giá hệ thong cấu trúc dia văn hoc Đà Lạt cũng như nghệ thuật kiến tạo địa văn học Đà Lạt trong tiểu thuyết Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên như một phương diện đặc thù tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

— Khái quát sự hình thành và phát triển, các vấn đề cơ bản của lí thuyết địa văn học.

— Phân loại và phân tích cấu trúc địa văn học Đà Lạt trong tiêu thuyết

Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên.

— Phân tích nghệ thuật kiến tạo địa văn học Đà Lạt trong tiểu thuyết

Ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Phương pháp nghiên CỨU - - <6 c2 SE E SE Eikskkrrkeskrrkerke 10 5 Cấu trúc của luận văn -¿- + kSk+kEEk#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEErkrkrrkee 12 Chương 1: TONG QUAN VE LÍ THUYET DIA VAN HỌC VA HANH

Sự hình thành và phát triển của lí thuyết dia văn học

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của lí thuyết địa văn học ở phương Tay Ở phương Tây, lĩnh vực địa lí lần đầu tiên bước chân vào nghiên cứu văn học dân gian từ thế kỉ XIX với sự xuất hiện của trường phái lịch sử — địa

13 lí Phần Lan Trường phái lịch sử — địa lí (historic — geographic school) bat đầu với sự khởi xướng của Julius Leopold Fredrik Krohn, giáo sư văn học Trường Đại hoc Helsinki, Phần Lan Trường phái lich sử — địa lí tiến hành nghiên cứu truyện kế dân gian với mục đích nhằm tái tạo, định vị và xác định niên đại cho hình thức bản gốc của một truyện kế thông qua việc so sánh có hệ thống tất cả các dị bản thành văn và truyền miệng của nó Trong quá trình nghiên cứu so sánh, phân tích này, các nhà folklore phát hiện ra được con đường truyền bá của truyện kể theo thời gian, qua các khu vực địa lí khác nhau và thiết lập nên những phân dạng của nó Sau đó, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, bản đồ kĩ thuật số được đưa vào áp dụng trong xu hướng số hoá tài liệu các bản truyện kề dân gian theo bảng tra cứu type va motif của

Aarne-Thompson hay Aarne-Thompson-Uther.

Từ giữa thé ki XX, các công trình nghiên cứu về vai trò của trí tưởng tượng trong lĩnh vực địa lí, về địa văn học khu vực như vùng Wessex trong sáng tác của Thomas Hardy và Quận Yoknapatawpha trong sáng tác của

William Faulkner đã chính thức đánh dấu sự hình thành của lí thuyết địa văn học ở phương Tây Trong giai đoạn này, địa văn học chủ yếu quan tâm đến việc miêu tả bối cảnh trong tiểu thuyết và các mối quan hệ giữa hư cấu và khu vực sông Hai công trình có ảnh hưởng quan trọng đối với địa văn học ra đời trong thời kì này là nghiên cứu của Mikhail Mikhailovits Bakhtin về sự liên kết giữa thời gian và không gian văn học; và sự giới thiệu của Joseph Frank về khái niệm hình thức không gian Trong khi Bakhtin quan tâm đến cách các cau trúc không — thời gian văn học cụ thể được định hình và biéu thị đặc điểm thé loại như thé nào, thi Frank chú ý đến cấu trúc phi tuyến tính của tác phẩm văn học, trong đó tự sự được phân bồ theo không gian trong toàn bộ văn bản.

Trong những năm 1970, địa văn học xuất hiện với tư cách như một lĩnh vực phụ trong địa lí nhân văn Nó phát triển trong bối cảnh con người

14 ngày càng quan tâm về môi trường, về nơi chốn có ý nghĩa văn hóa và sinh quyền cá nhân Địa văn học nhân văn có xu hướng tìm kiếm các văn bản văn học và các nhà văn mô tả về địa điểm, phong cảnh như một dạng chứng cứ địa lí Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu văn học, “phong cảnh trong văn học”

(landscape in literature) hay “phong cảnh văn học” (literary landscapes) van là một chủ đề được quan tâm Những năm 1970 và 1980 cũng chứng kiến sự khởi đầu của việc đưa bản đồ vào các tác phẩm văn học và sử dụng tiểu thuyết trong nghiên cứu dia lí, các cuộc tranh luận về mức độ mà các văn bản văn học có thé được hiểu dé tạo thành dữ liệu dia lí, các nghiên cứu tiên phong bắt đầu xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà về sau trở thành chủ đề chính cho địa văn học: du lịch văn học, khoa học viễn tưởng, địa lí của trẻ em, chủ nghĩa khu vực.

Năm 1994, sự xuất hiện của bài viết “Văn học địa lí? (Geography’s literature) trên tập san học thuật Tiến trình Địa li Nhân văn (Progress in Human Geography) của Marc Brosseau đã đánh dau một cột mốc quan trong trong su phat triển của địa văn hoc Brosseau dé xuất một phương pháp luận địa văn học được xây dựng dựa trên các đặc trưng của kĩ thuật đọc kĩ trong nghiên cứu văn học, chuyển hướng sự chú ý đến cách mà văn bản văn học hình thành “các phương thức đọc cụ thé tạo ra một loại địa lí cụ thể”, bố sung sự tập trung vào các khía cạnh tạo lập không gian của tự sự như một hướng nghiên cứu chính thứ hai trong địa văn học địa lí (geographical literary geography) Một dòng nghiên cứu mới khác về dia văn học địa lí bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990 nhấn mạnh bối cảnh xã hội, văn hóa và chính trị của quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học Trong khi đó, nghiên cứu về du lịch văn học, khoa học viễn tưởng tiếp tục phát triển, cũng như nghiên cứu về việc mô tả hư cấu các địa điểm lịch sử, văn học dành cho trẻ em và việc lập bản đô các bôi cảnh văn học Các chủ đê chính trong địa lí nhân văn trong

15 thời kì này có ảnh hưởng đến nghiên cứu địa văn học bao gồm địa lí hậu thuộc địa, nữ quyền và địa lí về bản dang và sự định vi.

Ngoài lĩnh vực địa lí, cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã chứng kiến sự gia tăng của các công trình kết hợp nghiên cứu văn học với địa lí và lí thuyết không gian trong các lĩnh vực liên ngành đã được thiết lập.

Mặc dù các nghiên cứu nay không được trình bày chính thức như là nghiên cứu “địa văn học”, nhưng các chủ đề và phương pháp luận của nó tương thích với nghiên cứu địa lí đối với các văn bản văn học đang xuất hiện để đáp ứng với địa lí văn hóa mới Công trình Tập bản đồ của tiểu thuyết châu Âu (Atlas of the European Novel) (1998) của Franco Moretti đã mang đến một ý niệm hoàn toàn khác về địa văn học: địa văn học liên quan đến việc xác định các đặc điểm văn bản thích hợp, thu thập dit liệu, định dạng lại ban đồ của dữ liệu đó và cuối cùng là sử dụng các bản đồ thành quả thu được ấy dé tạo ra những hiểu biết mới về lịch sử văn học Với sự phát triển của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và sự thúc đây hợp nhất các phương pháp định tính và định lượng trong địa văn học, hướng nghiên cứu này ngày nay là một yếu tố quan trọng trong lĩnh vực địa văn học.

Bước ngoặt văn hóa trong nghiên cứu địa lí vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã tạo ra sự gia tăng trong trao đổi liên ngành Chăng hạn, bài báo “Địa lí văn hóa và nơi chốn của văn học” (Cultural Geography and the Place of the Literary) (1998) cua Sara Blair, đăng trên tap chí Lich sw văn học Mỹ (American Literary History), đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa địa lí và văn bản văn học Năm 2004, một hội nghị của Hiệp hội ĐỊa lí

Hoang gia do các nhà địa lí Anh tổ chức bao gồm một phiên họp liên ngành quan trọng về Những không gian văn bản, những văn bản không gian

(Textual Spaces, Spatial Texts) tập hợp các nhà dia lí và nhà phê bình văn hoc, sau đó các báo cáo được xuât bản trên tập san học thuật New Formations vào

16 năm 2005 Bên cạnh phiên họp hội nghị và sự xuất bản sau đó đại diện cho một bước tiễn mới đối với tính liên ngành trong địa văn học, những đóng góp nghiên cứu đã chỉ ra cách thức xuất hiện của các chuyền biến mới của địa văn học cũng như duy trì các ranh giới nghiêm ngặt giữa các chuyên ngành. Đến nay, ở phương Tây, địa văn học được chia ra thành hai hướng nghiên cứu chính Một hướng nghiên cứu thiên về văn học có xu hướng tập trung vào các cách thức mà những phương pháp địa lí và lí thuyết không gian dé đọc hiểu văn bản văn học Trong khi hướng nghiên cứu thứ hai thiên về địa lí có xu hướng tập trung vào phân tích dữ liệu ban đồ dé nghiên cứu về không gian và địa lí của việc sáng tác và tiếp nhận văn hoc Mặc dù vẫn còn tổn tai những khác biệt về mục đích và vấn đề tập trung nghiên cứu, nhưng điều đó đã chứng minh cho sự gia tăng đáng kể về tính liên ngành của địa văn học trong thập kỉ qua.

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của lí thuyết địa văn học ở phương Đông

Nghiên cứu văn học theo khu vực địa lí đã xuất hiện ở Trung Hoa từ hơn 2500 năm trước Ngay từ thời Xuân Thu, các học giả đã bắt đầu việc thu thập và phân loại “quốc văn” theo các khu vực địa lí, điều này đã phần nào phan ánh ý thức về địa văn học Các học giả như Ban Cố thời Đông Hán, Lưu Hiệp thời Nam Triều, Ngụy Chinh thời Đường, Chu Hi thời Nam Tống đều từng dé cập đến một vài từ ngữ liên quan về dia văn học Kê từ thời nhà Tống, một số lượng lớn các trường phái văn học hình thành theo khu vực địa lí đã xuất hiện Kết quả là các tuyển tập tác phẩm theo khu vực địa lí lần lượt được xuất bản và các học giả dần dần hình thành ý niệm rõ ràng hơn về địa văn học.

Nghệ thuật kiến tạo dia van hoc trong không gian liên văn bản

NGHỆ THUẬT KIÊN TẠO ĐỊA VĂN HỌC ĐÀ LẠT

TRONG KÝ ÚC CỦA KÝ ÚC CỦA NGUYÊN VĨNH NGUYÊN

Chia sẻ về quá trình sáng tác tiểu thuyết Ký ức cua ký ức, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã từng nói rằng: “Tôi viết cuốn này trong vòng 6 tháng Sau đó tôi bỏ thêm 2 tháng nằm ở Đà Lạt dé rút gọn nó lại thành một cuốn tiêu thuyết có màu sắc hậu hiện đại và liên văn bản” [27] Điều này chứng tỏ nhà văn có một ý thức kiến tạo địa văn học Đà Lạt trong nghệ thuật liên văn bản và tự sự mang màu sắc hậu hiện đại Có thé kết hợp phê bình địa văn học với liên văn bản và tự sự học là một hướng nghiên cứu nhiều hứa hẹn để khai phá về phương tiện nghệ thuật của tác phẩm một cách toàn diện và hoàn chỉnh Cấu trúc địa văn học Đà Lạt trong tiêu thuyết Ký ức của ký ức vừa được trình hiện trong không gian liên văn bản vừa được tạo ra trong cấu trúc trần thuật.

3.1 Nghệ thuật kiến tạo địa văn học trong không gian liên văn bản

3.1.1 Liên văn bản với các văn bản ngôn từ

Liên văn bản/tính liên văn bản (intertextuality) là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất nhưng đồng thời cũng khó xác định nội hàm ý nghĩa nhất trong dòng chảy mạnh mẽ của trào lưu hậu hiện đại vào khoảng nửa sau thế ki XX Liên văn ban đã từng xuất hiện trong nghiên cứu văn học từ những năm 20, 30 của thế ki XX dưới các tên gọi khác nhau như đối thoại, liên ý thức, tiếp xúc văn bản, ngữ cảnh, tiêu biểu là trong những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học, về thi pháp học và phương pháp luận xã hội học của M Bakhtin và N Voloshilov Tuy nhiên, thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được J Kristeva sử dụng trong một tham luận về sáng tác của M.M Bakhtin đọc tại một hội thảo do R Barthes chủ trì vào mùa thu năm 1966 Mùa xuân năm 1967, tham luận được công bố dưới dạng

62 một bài báo có nhan đề “Từ, đối thoại và tiểu thuyết” (Word, Dialogue and Novel) Trong bài báo này, Kristeva đã đặt ra thuật ngữ tính liên văn bản dé thay thế cho quan niệm về tính đối thoại/tính liên chủ thể (subjectivity/ intersubjectivity) của Bakhtin Kristeva cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng được cấu trúc như một bức khảm các trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hap thụ và biến đôi các văn bản khác” [39, tr 37] Khái niệm liên văn ban nảy sinh từ tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại về vai trò tích cực của môi trường văn hóa xã hội trong quá trình khám phá và tri nhận thế giới (trong trường hợp này là thế giới nghệ thuật của nhà văn) Theo đó, “mỗi văn bản đều là một phức hợp “ghép nối” (Jacques Derrida); “một tam vải đặc biệt, mới mẻ, được dệt nên từ những đoạn trích dẫn cũ”, “những trích dẫn không năm trong dấu ngoặc kép”, “một quần thể những sự chồng xếp các văn bản khác nhau” (M Riffater), “được tạo nên nhờ sự xâm nhập của nó vào những văn bản khác, mã khác, ký hiệu khác” (R Barthes); mỗi văn bản hiểu theo nghĩa rộng, như là palimpsest (gốc Latin, có nghĩa bản viết trên da cừu), được viết trên bề mặt của những văn bản khác, tất yếu thâm thấu qua ngữ nghĩa của nó (G Genette), đều “có sự liên hội với nhiều ngôn từ (văn bản) khác”, “có sự đối thoại giữa các dạng phong cách ngôn từ khác nhau — phong cách của chính nhà văn, của người đọc (hoặc nhân vật) và phong cách được tạo nên bởi môi trường văn hóa đương thời hoặc trước đó” (J Kristeva)” [11, tr 38] Như vậy, tính liên văn bản cho phép văn bản văn học trở thành “kho chứa văn bản” với khả năng sinh nghĩa luôn ở dạng tiềm năng, được kích hoạt bởi hoạt động tiếp nhận của độc giả băng việc định hình ý nghĩa thông qua mối liên hệ tác động qua lại giữa văn bản văn học với những văn bản khác (có thể là/không là văn bản văn học) hoặc với bối cảnh (context) văn hóa — lịch sử nói chung.

Sự kết hợp giữa các ý niệm về môi trường địa lí và tính hư cấu văn học “hội tụ trong một lĩnh vực nghiên cứu địa văn học xem văn bản là những sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác không gian xã hội và liên văn bản”

[34 tr 11] Trong đó, nơi chốn địa lí là yếu tố năng động luôn luôn san sinh ý nghĩa được cung cấp bởi tính liên văn bản trong một văn bản văn học Trong khi liên văn bản được tiếp cận dưới lăng kính thiên về phương pháp văn học dé đi sâu vao việc diễn giải văn bản từ các góc độ như thi pháp học, tự sự học thì liên văn bản được tiếp cận dưới lăng kính thiên về phương pháp địa lí học chủ yêu quan tâm đến việc lí giải và trình bày tính liên văn bản đã tạo ra các loại môi trường địa lí như thế nào trong văn bản văn học Dia văn hoc cho rằng văn bản là “một không gian đa chiều”, trong đó không chỉ có nhiều loại văn bản mà còn có nhiều địa lí hòa trộn và xung đột Theo cách hiểu này, nó mở rộng không gian đa chiều của tính liên văn bản trong văn học của Barthes thành một tính liên văn bản bao trùm hơn, bác bỏ quan niệm về mặt văn học xem văn bản như một vật chứa, đồng thời bác bỏ quan niệm về mặt địa lí xem không gian có thể được định nghĩa một cách đầy đủ như một chiếc hộp mà trong đó mọi thứ xảy ra và các địa điểm có thé định vị Tính liên văn bản khiến môi trường địa lí trở thành một tổ hợp của một “thư viện bat tận” được tạo thành từ “các mối quan hệ ở giữa nhất thiết phải gắn liền với các thực tiễn vật chất cần phải được thực hiện”, do đó “luôn trong quá trình được thực hiện không bao giờ kết thúc; không bao giờ đóng” [37, tr 9].

Khang định tiểu thuyết là những tiếng nói xã hội khác nhau, M.

Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn, những bài thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói ) lẫn những thê loại phi nghệ thuật (các thê văn đời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học, tôn giáo, )” [1, tr 146] Bước vào thế giới tiêu thuyết Ký ức của ký ức

64 của Nguyễn Vĩnh Nguyên, cau trúc địa văn học Đà Lạt được hiện lên trong một quá trình liên văn bản, tồn tại trong sự liên hệ với các loại văn bản ngôn từ khác nhau, từ văn bản nghệ thuật (tiêu thuyết, tùy bút, thơ, ca từ trong tác pham âm nhạc) đến văn bản phi nghệ thuật (thông tin trên bao đựng ảnh, quảng cáo trên trang báo, tiểu luận, báo cáo kinh tế, tài liệu an ninh, tờ phiếu trình, bài giảng tôn giáo) An chứa trong tiểu thuyết Ký ức của ký ức là một Đà Lạt được khắc họa trong những mạch ngầm văn bản ngôn từ, trong sự tương giao, nới rộng chiều kích của các loại hình văn bản.

Xem Đà Lạt là một hiện thực lớn trong tính chất liên văn bản, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã mở rộng dung lượng phản ánh bằng cách lồng ghép, ám gợi với các tác phâm văn chương khác Từng là một đô thị nghỉ dưỡng của người

Pháp từ thập niên 1910, Đà Lạt được mệnh danh là “Paris thu nhỏ” của Đông

Dương Chính vì thế, trong Ký ức của ký ức, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã kết nối địa văn học Đà Lạt với thành phố Paris trong tiểu thuyết Sleep of Memory (Giấc ngủ của kí ức) của đại văn hào người Pháp Patrick Modiano — người từng được trao giải Nobel Văn học năm 2014 Trong cuốn tiểu thuyết này, người kề chuyện đã 70 tuổi nhớ lại những con người và sự kiện trong quá khứ của minh— một lãnh thé quen thuộc của Modiano với niềm đam mê bắt tận đối với những mảnh kí ức xáo trộn xuất hiện từ quá khứ Chính sự hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong tiêu thuyết Sleep of Memory về một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mình thông qua các mối quan hệ với một số người phụ nữ bí ân như Geneviève Dalame, Madeleine Péraud, Martine Hayward ; trong quá trình khám pha mối quan hệ rắc rối với cha mẹ thời thơ ấu; trong những năm tháng tuôi trẻ đầy bất an và lạc lõng khi trốn tránh nghĩa vụ quân sự ở Algeria đã khiến nhân vật “tôi” trong tiêu thuyết Ký ức của ký ức băn khoăn rằng: “Có một nhịp ráp nối nào đó của những cuộc đời trong tiểu thuyết ông ta với hiện thực mà tôi dang trải qua?” [17, tr 49] Nhân vật “tôiA599

65 trong tác pham của Nguyễn Vĩnh Nguyên cũng ôn lại và truy xuất những khoảnh khắc trong quá khứ qua cuộc gặp gỡ bất giác trở nên mờ ảo với các nhân vật nữ bí ân như Thụy, người chị bạn của anh Phước, cô gái ¢.; cũng trải qua một thời tudi trẻ trốn chạy chiến tranh day lo âu và hoang mang Tam thảm kí ức ấy đều được thêu đệt từ những đặc điểm địa lí của hai thành phố: một Paris trong Sleep of Memory và một Da Lat trong Ký ức cua ky ức.

Những mê cung và sự mo hé của kí ức được Modiano khám phá, nắm bắt qua các chỉ tiết địa chí ở đô thành Paris: “Đôi khi tôi đường như nhớ lại quán cà phê đã được đặt tên là Bar Vert; vào những lúc khác, kí ức này mờ dần, giống như những lời bạn vừa nghe thấy trong một giấc mơ lân tránh bạn khi bạn tinh giấc” [38, tr 15] Sự nghiệp văn chương của ông dường như chỉ viết một cuốn sách duy nhất trong một cuộc đời mang tên Paris với những mảnh vỡ kí ức được nhiều tập nhỏ khác nhau Patrick Modiano và Nguyễn Vĩnh Nguyên đều xem Paris hay Đà Lạt là một địa lí phức tạp được nối với trung tâm thần kinh của con người, để từ đó khơi gợi lên các manh mối của quá khứ đang dần bị tan rã, tạo nên sự kết nối giữa hai cấu trúc địa văn học này: “Liệu có một Paris nào đó bước ra từ sương khói của trang sách, thật loanh quanh như trò trén tìm ngớ ngân ngày qua ngày dưới những bờ tường đồ bóng bệ rac, phủ lên một Đà Lạt, đứa con hoang nơi xứ Đông Dương, trong một kỷ nguyên của sự tàn khốc, nguội lạnh và quên lãng?” [17, tr 49]. Đưa vào trong tác phẩm của mình, bên cạnh Patrick Modiano, Nguyễn Vĩnh Nguyên còn nhắc đến một văn hào Pháp khởi thuỷ cho nền tiểu thuyết hiện đại ở thế ki XX: Marcel Proust Không gọi tên cụ thé một tác phẩm văn chương nào của Marcel Proust, nhưng thông qua hình ảnh miếng bánh madeleine huyền thoại, người đọc dé dàng liên tưởng đến chi tiết mau bánh madeleine trong Bên phía nhà Swann — tập đầu tiên trong bộ tiêu thuyết đồ sộ

Di tim thời gian đã mát của ông: “Rôi đột nhiên ký ức đó hiện ra Mùi vi ay

66 chính là mùi vi mau bánh madeleine mà mỗi sáng Chủ nhật ở Combray (vi ngày hôm ấy tôi không ra khỏi nhà trước giờ lễ mi xa), cô Léonie lại cho tôi sau khi đã chấm vào trà hoặc nước lá bồ đề [ ] Nhưng khi, của một thời quá vãng đã chăng còn lại một chút gì, khi người đã chết, sự vật đã bị hủy diệt, thì duy nhất vẫn còn lại đó, mỏng manh nhưng dai dăng, không hình hài nhưng bền vững thủy chung, hương và vị vẫn còn ở đó rất lâu, như những linh hôn, để tưởng nhớ, chờ đợi và hy vọng, giữa cái hoang tàn của tất cả, và không hề nao núng, để mang trên cái giọt mong manh của chúng, cả dinh thự mênh mông của hoài niệm” [20, tr 65] Cũng giống như hương vị của mau bánh madeleine khêu gợi và làm xáo động kí ức về thời thơ ấu của nhân vật “tôi” trong Bên phía nhà Swamn, những chiếc bánh madeleine huyền thoại trong Ký ức của ký ức cũng trở thành một hoài niệm vị giác ở tầng vỉa tiềm thức, làm day lên từ tận đáy sâu tâm hồn nhân vật “tôi” một “cảm giác như thé màu và mùi thành phố nghẹn ứ ở trong mình Tôi trào nước mắt không rõ vì điều gì”

[17, tr 94] Đó là cảm giác nuối tiếc và bat lực trước những kí ức về Đà Lạt một thời vàng son đã qua với những mùi vị bánh mì Pháp mang cốt cách âm thực lãng mạn và lịch thiệp. Đà Lạt của những năm 1960 còn lưu giữ ở nơi góc café Tùng, vang lên qua những trang tùy bút được ghi trên bao thuốc lá góc cửa số này, chiếc bàn nhỏ này của Phạm Công Thiện và những vần thơ của Bùi Giáng cũng như các thi sĩ miền Nam khác từng neo đậu chốn này Gợi nhắc đến những tác phẩm của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng , Nguyễn Vĩnh Nguyên muốn đồng hiện Đà Lạt trên trang văn của mình như một không gian sáng tạo nghệ thuật ngập tràn thơ mộng và trở thành nguồn mạch văn chương của giới nghệ sĩ. Đúng như lời dẫn của Phạm Công Thiện ở đầu chương năm trong Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (Luận về ý thức mới sau mười năm lang bạt) tái bản năm 1970: “Chương này được viết ra trong giai đoạn thơ mộng nhất của

67 tôi ở Đà Lạt cách đây đúng mười năm, tức là năm 1960 Dạo đó, tôi dạy sinh ngữ ở trường Việt Anh tại Đà Lạt, tôi ở trọ dưới ham nha của một biệt thự số

14 đường Yagut Phòng tôi nhỏ hẹp, nhưng có một cánh cửa lớn mở ra, khu vườn day hoa hồng và bướm Tối đến, có những con bướm nhỏ bay lạc vào phòng tôi (bây giờ, không biết những con bướm ấy ở đâu? Chắc chúng đã chết từ lâu và chỉ còn tôi ở lại với những gian phòng đóng cửa) Những buổi sáng sớm, tôi năm ngó ra vườn day sương mù và thấy rằng minh đang sống thơ mộng, yêu đời, mênh mang, lòng tôi lúc ấy cất lên tiếng hát ngọt ngào như tiếng chim vừa mới thức dậy trong vườn Ngày này kéo đi đến ngày khác, tôi sống từ cơn mộng này đến cơn mộng khác Mộng mị tuôn chảy đêm ngày trong gian phòng rộng cửa mở ra đón tiếng chim và cánh bướm Đôi khi có vài con ong say mật bay lảo đảo vào phòng tôi Cánh cửa số phòng tôi không phải vẫn mở luôn luôn, vì tôi vẫn đi vắng gần như thường xuyên Sau những giờ day là tôi đi lang thang suốt đêm khắp mọi đường phố Đà Lạt Cả ban ngày tôi vẫn bước đi khắp đồi núi Đà Lạt, cả những ngày mưa, tôi cũng đi trong mưa và dường như không thấy ướt” [15, tr 141-142].

Không chỉ đan xen, tích hợp những tác phâm văn chương của các tác giả có thật trong hiện thực, Nguyễn Vĩnh Nguyên còn mở rộng liên văn bản

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Sơ đồ trại cưa Ngọc Dung [17, tr. 65] - Luận văn thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học
Hình 3.1. Sơ đồ trại cưa Ngọc Dung [17, tr. 65] (Trang 80)
Hình 3.6. Nội that 2 [17, tr. 153] - Luận văn thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết ký ức của ký ức của Nguyễn Vĩnh Nguyên tiếp cận từ lí thuyết địa văn học
Hình 3.6. Nội that 2 [17, tr. 153] (Trang 84)
w