Ngân hàng trung ương có trách nhiệm chính trongviệc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tién, quản lý ngoại tệ, vàng"."Sửađổi, bổ sung pháp lệnh về ngân hàng và nâng lên thành luật"
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
VŨ TUẤN NGHĨA
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
GOP PHAN DO! MI VÀ HOAN THIEN PHÁP LUAT NGAN HANG
TRONG DIEU KIEN NEN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG O VIỆT NAM
5“ 3u |
rH IÊN ah vie
JOO al PTS Luật học Võ Đình Toàn| Người hướng dẫn khoa hoc :
Trưởng bộ môn Luật tài chính - Ngân hàng
Trường đại học Luật Hà Nội.
Hà Nội - 1996
Trang 2MỤC LỤC
Chương Ï : Trang
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH 7
BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC QUAN HỆ PHÁP LÝ NGÂN HÀNG.
1/ Chủ thể hoạt động ngân hàng 7
I.Í Ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác 10
‘1.1.1 - Ngan hang thương mai 10{.1.2 - Các loại hình kinh doanh ngân hàng khác 13
1.1.3 - Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 14
1.2 Ngân hàng trung uong I5
2/ Sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ ngân hàng 19
2.1 - Các quan hệ ngân hàng 192.1.1 Cac quan hé kinh doanh ngan hang 19
2.1.2 Các quan hệ quan lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hang 2I2.2 - Nguồn quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ ngân hàng 24
Chương UXÂY DUNG LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 281/ Những đánh giá chủ yếu về pháp luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 28 +
1.1 - Vị trí pháp lý của Ngân hang Nhà nước Việt Nam 291.2 - Chức nang nhiệm vụ và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Viet Nam 32
1.3 - Tổ chức Ngân hang Nhà nước Việt Nam 49
1.4 - Vốn quỹ và quan lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước 53
2/ Xây dựng luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 552.1 - Pham vi điều chỉnh của luật Ngân hàng Nha nước Việt Nam 332.2 - Nội dung điều chỉnh cần qny định trong luật Ngân hàng Nhà nước Việt 55Nam
2.2.1 - Vi trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng 55Nhà nước Việt Nam
2.2.2 - Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 68
2.2.3 - Vốn quỹ và quản lý tài chính Ngan hàng Nha nước 74
Chương HI
XÂY ĐỰNG LUẬT NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG 71
L/ Những danh giá chủ yếu về phap luật Ngân hàng hop tác xã tín dụng 77
và công ty tài chính
Trang 31.1 - Vấn đề các loại hình tổ chức tín dụng theo pháp lệnh Ngân hàng , HTX
tín đụng và công ty tài chính
1.2- Điều kiện hoạt động của tổ chức tín dụng theo phấp lệnh Ngân hang,
HTX tín dung và công ty tài chính
1.3 - Các nguyên tac hoạt động của tổ chức tín dụng
1.3.1 Nhóm nguyên tac bảo đảm việc điều tiết lượng tiển trong lưuthông thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
1.3.2 Các nguyên tắc bảo dam an toàn Ngân hang
2/ Xây dụng Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
2.1 - Xác định phạm vi điều chỉnh của Luật ngân hang, tổ chức tín dụng
trong quá trình xây dựng
2.2 -Vấn đề phân loại các Tổ chức tín dụng
2.3 - Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần được xây đựng theo hướnghoàn thiện các nguyên tắc có tính đặc thù của pháp luật ngân hàng trongđiều kiện nền kinh tế thị trường
2.3.1 Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động
2.3.2 Các nguyên tac xác lập hệ số an toần
2.3.3 Nguyên tắc giới hạn các hoạt động đầu tư rủi ro
2.3.4 Nguyên tac tham gia bao bảo hiểm tiền gửi 4p dụng cho các tổchức nhận tiền gửi
2.3.5 Nguyên tắc giấm sát an toàn
2.3.6 Nguyên tac dam bảo thông tin và bảo mật cho khách hàng
2.4 - Các nguyên tắc áp đụng cho các Ngân hàng, Tổ chức tín đụng có vốn
2 106
108
109 110
[10
[13 [17
118
119 [21
[22
[26 127
Trang 4LOI NÓI ĐẦU
1- TÍNH CAP THIET CUA ĐỀ TÀI.
Ở tất cả các quốc gia hệ thống ngân hang, các trung gian tài chính có vai tròđặc biệt quan trọng Bởi vì sự tồn tại và phát triển của chúng có ảnh hưởng to lớn
đến mọi mặt của đời sống xã hội Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu mới giành
được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã giành sự quan tâm đặc biệt đến việc xâydựng hệ thống ngân hàng của chính quyền cách mạng
Hệ thống ngân hang ở mỗi quốc gia là sản phẩm của loại hình cơ chế kinh tế
ở quốc gia đó Đồng thời các Nhà nước còn sử dụng hệ thống ngân hàng như mộttrong số các công cụ có hiệu lực để xây dung, phát triển nền kinh tế theo cơ chế
kinh tế được xác định
Ở nước ta, hệ thống ngân hàng được thiết lập trong cơ chế kinh tế kế hoạch
hóa tập trung là hệ thống ngân hang I cấp và theo nguyên lý nhà nước xã hội chủ
nghĩa độc quyền về ngân hàng
Công cuộc đổi mới toàn điện đất nước, chính sách phát triển nên kinh tế hànghóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thựctrang hoạt động kèm hiệu quả của hệ thống ngân hàng và yêu cầu của sự vận hành
nền kinh tế theo cơ chế mới đã đặt ra nhiệm vụ cải cách hệ thống ngân hàng ở
nước ta vào năm đầu của thập kỷ 90 Để tạo lập cơ sở pháp lý cho việc đổi mới hệ
thống ngân hàng, ngày 23/5/1990 Hội đồng nhà nước đã ban hành hai pháp lệnh
về ngân hàng : Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng,Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính Hai pháp lệnh về ngân hàng cùng với cácvăn bản pháp luật do Chính phủ, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đãtạo thành cơ sở pháp luật cho quá trình xây dung và củng cố mô hình ngân hàng IIcấp, cho việc thực hiện chính sách đa sở hữu và đa dạng hóa hoạt động ngân hàng
ở nước ta trong những năm đầu của nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thitrường
Do ra đời trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế mang tính quá độ từ cơ
chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường nên hai pháp
lệnh về ngân hàng cũng mang nặng dấu ấn của thoi kỳ quá độ này Đến nay, bêncạnh những nhân tố tiên tiến có tác dụng tích cực, hat phấp lệnh về ngân hàng bộc
lộ những điểm hạn chế, thiếu sót, thiếu phù hợp, đòi hỏi cần được nghiên cứu đánh
x) a ng Ề , + z , a)
giá dé bố sung, hoàn thiện Chính vì vay Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toần
Trang 5quốc lần thứ VII của Dang cộng sản Việt Nam nêu rõ:"chuyển mạnh chính sáchtiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần ổn địnhsức mua của đồng Việt Nam Ngân hàng trung ương có trách nhiệm chính trongviệc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tién, quản lý ngoại tệ, vàng"."Sửa
đổi, bổ sung pháp lệnh về ngân hàng và nâng lên thành luật"
Thực trạng pháp luật, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vàđường lối của Đảng về ổn định, phát triển nền tài chính quốc gia, trong đó có nộidung tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ngân hàng, đặt ra nhiệm vụ cho khoa họcluật học là lam sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật vềngân hàng mà nội dung chủ yếu là xây dung và ban hành các luật về ngân hang
Sự diễn giải trên đây cho phép kết luận rằng dé tài nghiên cứu "một số vấn đề.góp phần xây đựng và hoàn thiện pháp luật về ngân hàng trong điều kiện nền kinh
tế thị trường ở nước ta” mang tính cấp thiết.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Kể từ khi hai pháp lệnh về ngân hàng được ban hành đến nay đã có một số
công trình chủ yếu của các nhà nghiên cứu kinh tế nghiên cứu quy định của hai
pháp lệnh này Các công trình này chủ yếu sử dụng các luận chứng kinh tế học nênmang tính kinh tế thuần túy Chẳng hạn: PTS Cao Sỹ Kiêm - Đổi mới chính sáchtiền tệ, tín đụng - ngân hàng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường ở nước
ta; PTS Nguyễn Thị Phương Lan - Một số vấn đề rủi ro ngân hàng trong điều kiệnnền kinh tế thị trường; PTS Dương Thu Hương - Tổng quan chung về 2 pháp lệnhNgân hàng - Nhìn từ góc độ tích cực
Có thể khẳng định rằng cho đến nay, đưới góc độ khoa học luật học chưa cómột công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn điện vấn đề xây dung và
hoàn thiện pháp luật về ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam.
3 PHAM VI VÀ MỤC DICH NGHIÊN COU CUA LUẬN AN:
3.1 Pham vi nghiên cứu của luận án
Pháp luật về ngân hàng là một khái niệm rộng dùng để chỉ các quy phạmpháp luật điều chỉnh các quan hệ ngân hàng (các quan hệ quản lý nhà nước vềngân hàng và các quan hệ kinh đoanh ngân hàng) Theo cách hiểu như vậy thì cácquy phạm thuộc về pháp luật ngân hàng chứa ở nhiều loại văn bản pháp luật do
nhà nước ban hành trong đó Luật ngân hàng giữ vi trí chủ đạo O nước ta hiện nay
hai pháp lệnh về ngân hàng : Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Pháp
Văn kiện đại hội đại biển toàn quốc lin thứ VINH của Đẳng cộng sản Việt Nam
Trang 6lệnh Ngân hàng , hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đóng vai trò điều chỉnh
của Luật Ngân hàng Do đó nghiên cứu xây dung các Luật Ngân hàng là nội dung
chủ yếu của việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ngân hàng ở
nước ta
Từ cách tiếp cận như vậy, trong khuôn khổ bản luận ấn cao học, công trình
nghiên cứu này không nghiên cứu toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật về ngân
hàng hiện hành mà phạm vi nghiên cứu được xác định là nghiên cứu, đánh giá cácquy phạm pháp luật ngân hàng chứa ở hai pháp lệnh về ngân hàng và nghiên cứuđưa ra đề án xây dựng các luật về ngân hàng ở nước ta
3.2 Mục dich nghiên cứu của luận án
Luận án nhằm nghiên cứu đánh giá tính hợp lý, tiên tiến và mặt hạn chế,thiếu hoàn thiện của hai pháp lệnh về ngân hàng để xây dựng đề án Luật Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và Luật Ngân hàng, tổ chức tín đụng
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU :
4.1 Đôi tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ ngân hàng chứa ở hai pháp lệnh về ngân hàng được ban hành năm 1990.Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của luận án còn bao gồm các văn kiện của Dangcộng sản Việt Nam , luật ngân hàng của một số nước (cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ,Hàn Quốc, Nhật Bản, Hung ga ry và một số nước khác), các tài liệu nghiên cứu vềngân hàng các bản báo cáo tổng kết về hoạt động ngân hàng ở Việt Nam , một sốbáo, tạp chí, kết quả khảo sát thực tế.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận đụng những quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lê Ninh, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Dang cộng sản Việt
Nam về quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng về sử dụng, phát triển hệthống ngân hàng, tổ chức tin dụng trong nên kinh tế thị trường Ngoài ra luận án
còn sử đụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân tích tổng hợp, lô gích lịch sử, so sánh khảo sát thực tiến
-5 DIEM MỚI VÀ GIÁ TRI LÝ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIẾN CUA LUẬN ÁN
Đây là luận án nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cácyếu tố trực tiếp chi phối cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ ngân
hàng, phân tích - đánh giá các quy phạm phát, tat điều chỉnh các quan hệ ngân
hang chủ yếu ở nước ta và xây dựng đề án hoàn thiện bộ phận pháp luật này
Điểm mới của luận án thể hiện ở những khía cạnh chu yếu sau :
Trang 7- Nghiên cứu làm sáng tỏ vé mat lý luận những yếu tố trực tiếp chi phối việcxác định cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ ngân hàng về chủthể hoạt động ngân hàng, các quan hệ ngân hang , loại nguồn quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ ngân hàng
- Bản luận án còn phân tích, đánh giá toàn điện các quy phạm chứa ở haipháp lệnh ngân hang ban hành năm 1990 trên cơ sở các luận chứng có cơ sở khoahọc và thực tiễn Các kết luận đưa ra là cơ sở cho việc xác định định hướng và đề
án hoàn thiện bộ phận pháp luật chủ yếu về ngân hàng ở nước ta
- Đề án đưa ra về nội dung điều chính cần có của luật Ngân hàng nhà nướcViệt Nam, luật ngân hàng và tổ chức tín dụng được luận chứng một cách khoa,được xây dựng trên cơ sở các kết luận về thực trạng pháp luật, căn cứ vào nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và so sánh với nhiều đạo luật ngân hàngcủa các nước có nền kinh tế thị trường phát triển , các nước có điều kiện kinh tế
tương đồng với Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á Tính khoa học
của các luận chứng bảo đảm giá trị khoa học của đề án xây dựng các luật ngânhàng ở Việt Nam và khẳng định điểm mới về mặt khoa học của công trình này
6 CƠ CẤU CUA LUẬN ÁN GOM:
Lời nói đầu, 3 chương, lời kết luận và đanh mục tài liệu tham khảo
Nội dung luận ấn được trình bày theo 3 chương ;
Chương I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC QUAN HỆ PHÁP LÝ NGÂN HÀNG.
Nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trong chương I là làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận cơ bản về ngân hàng và pháp luật về ngân hàng liên quan đến nhiệm vụ
nghiên cứu ở chương II và chương III và mục đích nghiên cứu của luận án
Chương I:
XÂY DỰNG LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Nhiệm vụ nghiên cứu là phân tích, đánh giá, kết luận về tính hợp lý, tiên tiến
và những điểm hạn chế, thiếu hoàn thiện của pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt
nam Trên cơ sở đó luận án luận chứng cho nội dung điều chỉnh cần có của Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà nhà nước cần ban hành.
Chương II :
XÂY DUNG LUAT NGÂN HANG, 'FỔ CHỨC TÍN DUNG
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, kết luận về tính hợp lý, tiên tiến và nhữngđiểm hạn chế, thiếu hoan thiện của pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dung và công ty
tài chính, luận án luận chứng cho nội dung điều chỉnh cần có của Luật ngân hàng,
tổ chức tín đụng mà Nhà nước cần ban hành
Trang 8Thuật ngữ "ngân hàng" được sử dụng từ rất lâu Người ta sử dụng nó để chỉ
một hoạt động dịch vụ, trong đó người tiến hành hoạt động này thực hiện việc thuthập, gom lại một thứ hàng hóa hoặc thông tin và cung cấp cho xã hội, dap ứng
các như cầu về hàng hóa và thông tin Đó là các "kiểu" Ngân hàng như: Ngân hàng
"Gien"; Ngân hàng "Mau"; Ngân hàng "Giống”; Ngân hàng "Dữ liệu" Tuy nhiên
thuật ngữ ngân hàng được sử dụng phổ biến nhất dùng để chỉ các tổ chức kinh doanh tiền tệ Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, thực thể xã hội do con
người tạo lập nhưng việc sử dụng nó để có các kết quả mong muốn không chỉ phụ thuộc ý chí chủ quan của con người mà còn phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện
kinh tế - xã hội mang tính khách quan
Hệ thống các ngân hàng ở các quốc gia ngày nay trên thế giới được tạo lập làsản phẩm của cả một quá trình phát triển lâu đài của lịch sử Mô hình các ngânhàng và pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng là sự phản ánh quá trình nhận
thức của nhân loại về thực thể ngân hàng Ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào chế độ
kinh tế - xã hội, hình thức tổ chức bộ máy Nhà nước và cơ chế thực hiện quyền lựcNhà nước nên mô hình ngân hàng và pháp luật điều chỉnh hoạt động của chúng cónhững nét riêng Tuy vậy, thực tiến đã chứng minh rằng Nhà nước không thể duy ýchí trong việc 4p đặt mô hình ngân hàng va pháp luật điều chỉnh hoạt động củachúng cho một nền kinh tế - xã hội Những thành công bước đầu trong tiến trìnhcải cách (đổi mới) hệ thống ngân hàng và pháp luật ngân hàng ở nước ta đã chứngmình điều đó
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và
quá trình phát triển của ngân hàng Tuy vậy để có nhận thức đúng đắn cho việc
kiến tạo mô hình ngân hàng và xây dựng pháp luật về ngân hàng cần thiết phải làm
sáng tỏ những cơ sở kinh tế - xã hội trực tiếp quyết định đến việc hình thành môhình ngân hàng trong lịch sử và bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động của
chúng
Trang 9Nghiên cứu làm sáng tỏ những dấu hiệu và đặc điểm mang tính chất phổ biếncủa mô hình ngân hàng và pháp luật về ngân hàng trên thế giới có ý nghĩa là sựxác định những chuẩn mực chung cho việc đánh giá mô hình ngân hàng và pháp
luật ngân hàng hiện hành, cho quá trình kiến tạo mô hình ngân hàng và pháp luật
ngân hàng trong quá trình tiếp tục đổi mới toàn điện hệ thống ngân hàng và cơ sởpháp luật cho hoạt động của chúng ở Việt Nam
Nghề kinh doanh tiền tệ ra đời do nhu cầu của thương mai.Trong thời cổ đại
khi xuất hiện việc giao lưu thương mại giữa các lãnh địa với các loại tiền khácnhau lưu hành cùng một lúc, thì nghề kinh doanh tiền tệ xuất hiện với hoạt độngchính là thực hiện nghiệp vụ đổi tiền Mác viết "Như vậy là việc buôn bán hàng
hóa tiền, trước hết là đo các quan hệ quốc tế mà có Một khi đã có tiền riêng của
Quốc gia khác nhau thì các thương nhân mua hàng ở nước ngoài đều buộc phải đổitiền của nước mình lấy tiền địa phương và ngược lại, hoặc nữa là họ buộc phải đổi
loại tiền khác nhau lấy bạc nén hay vàng nguyên chất được ding làm tiền quốc tế
Do đó, mà có nghề đối tiên và nghề người ta coi là một trong những nền tang phát
sinh một cách tự nhiên của nghề buôn bán tiền hiện thoi"!
Như vậy khi thương mại quốc tế phát triển với các hoạt động tiền khác nhaulàm xuất hiện nhu cầu đổi tiền và nghề kinh đoanh tiền tệ ra đời Những nghiệp vụđầu tiên của tổ chức kinh doanh tiền tệ bao gồm: Đổi tiền, nhận tiền và bảo quảntiền, cho vay và chuyển tiền Nghiệp vụ cho vay thời kỳ này là cho vay nặng lãi
Thời kỳ Phục hưng các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở
rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới như: chỉ trả bằng Thương phiếu, tổ chức thanhtoán bù trừ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Thời kỳ này các tổ chức kinh doanhtiền tệ đã có đặc trưng như ngân hàng
Thế kỷ {7 đã xuất hiện một tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn, thực hiện nhiềunghiệp vụ kinh đoanh tiền tệ và đặc biệt đã cho ra đời loại tín phiếu chứng nhận vềtiền gửi và được dùng vào việc giao địch (chi trả) gần giống như các giấy bạc ngânhàng ngày nay Đó là các tổ chức được coi là những ngân hàng đầu tiên, bao gồm:Ngân hang Amsterdam (Hà lan) thành lập năm 1609; Ngân hang Hamboury (Đức) 1619; Bank of England (Anh) 1694.
Trong giai đoạn này hoạt động của ngân hàng có hai đặc trưng:
- Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo ra một hệ thống, không chịu bịràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau
'KMac Tư bản quyển IH, tập 1, trang 526-563 nhà xuất bản sự thật Hà Nội 1978
Trang 10- Mỗi ngân hàng đều có những chức năng hoạt động như nhau, bao gồmnhận tiền gửi của khách hàng, chiết khấu và cho vay, phát hành giấy bạc ngân
hàng và lưu thông, thực hiện các dich vụ khác như: Đổi tiền, chuyển tiền
Đầu thế ky 18 lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về quy mô và phạm vt.Việc phát hành tiền của nhiều ngân hàng, một mặt gây can trở quá trình phát triển,mặt khác xuất hiện việc lừa đảo và do nguồn lợi phát hành lớn nên Nhà nước canthiệp nhằm hạn chế số lượng ngân hàng được phép phát hành tiền làm xuất hiệnhai loại ngân hàng: Các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là Ngân hàngPhát hành; Các ngân hàng không được phép phát hành tiền được gọi là Ngân hàng
Trung gian
Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở các nước Châu Âu, các Nhà nước đã ban
hành các đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất được phép phát hành tiền,còn lại các ngân hàng khác chuyển thành Ngân hàng Thương mại
Các ngân hàng đến giai đoạn này vẫn là các Ngân hàng tư nhân và Ngân
hàng cổ phần (kể cả Ngân hàng phát hành) Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929
-1933 đã buộc Nhà nước các nước Tư bản buộc phải can thiệp sâu vào kinh tế.Ngoài việc điều tiết kinh tế qua hệ thống luật pháp, chính sách thuế, các Nhà nước
đã nắm lấy phương tiện cơ bản của nền kinh tế thị trường - «f6 là tiền tệ nhằm giải
quyết những bất ổn về kinh tế Nhà nước nam lấy Ngân hàng Phát hành thông quaviệc quốc hữu hóa Ngân hàng Phát hành và giành lấy quyền bổ nhiệm cơ quan
quản lý ngân hàng này
Thời kỳ này khái niệm Ngân hàng Trung ương đã ra đời thay thế cho kháiniệm Ngân hàng Phát hành Đó không chỉ là sự thay đổi đơn giản về tên gọi màcòn thay đổi cả về chức năng hoạt động của ngân hàng Ngân hàng Trung ương
không chi phát hành giấy bạc lưu thông, mà còn là cơ quan thực hiện chức nangquản lý Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ
Cho đến nay mô hình ngân hàng phổ biến ở các nước kinh tế thị trường là hệ
thống ngân hàng hai cấp:
J Ngan hàng Trung ương: (còn gọi là ngân hàng Nhà nước) vừa làm chức
năng phát hành tiền, vừa làm chức năng quan lý Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng
2 Các Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính thực hiện kinh doanhtién tệ và địch vụ ngân hàng Trong đó có Ngân hàng Thuong mại chiếm số lượng
áp dao và giữ vai trò quan trong hơn ca.
9
Trang 111.1 Ngân hàng Thương mai và các trung gian tài chính khác
1.1.1 Ngân hàng Thương mai
Các nhà kinh tế và các luật gia đều thống nhất với nhau trên những nét tổngquát nhất về Ngân hàng Thương mại và cho rằng Ngân hàng Thương mại là một
trung gian tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ làm các thao tác thu
nhận tiền gửi từ công chúng, cho vay và thanh toán
Để phan biệt hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác ở các nước, luật
pháp thường nêu lên 2 loại thao tác:
- Thao tác giao dịch Ngân hàng (nghiệp vụ ngân hàng)
- Các thao tác giao địch phi ngân hàng (không phải là nghiệp vụ ngân hàng)
nhưng vì có liên quan đến hoạt động ngân hàng nên các ngân hàng được phép thực
hiện.
Các thao tác ngân hang chủ yếu là:
+Thu nhận tiền gửi của công chúng với nghĩa vụ hoàn trả
+ Cấp tín dụng đưới bất kỳ hình thức nào.
+Tổ chức cho khách hàng sử dung hoặc quản lý các phương tiện thanh toán
Thông thường pháp luật của các nước quy định: Bất kỳ một tổ chức nào tiếnhành một trong những thao tác ngân hàng đều được coi là hoạt động ngân hàng,mac dù chúng có tên gọi rất khác nhau, như : Ngân hàng Tín dụng; Công ty Ngân
hàng ; Quỹ tín dụng và phải chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng
Ngày nay đo kinh tế phát triển đã xuất hiện ngày càng nhiều các phương thứckinh doanh tiền tệ với các hình thức tổ chức đa đạng, mà thuật ngữ "Ngân hàng"
không bao hàm hết Do đó người ta thường dùng thuật ngữ trung gian tài chính(các Định chế tài chính) chứ không đơn giản dùng thuật ngữ "Ngân hang" Các
trung gian tài chính là khái niệm rộng hơn, bao gồm các ngân hàng và các Tổ chức
tài chính phi ngân hàng, thực hiện chức năng trung gian tài chính (Nghĩa là làm
chức năng chuyển vốn từ những người thừa vốn đến những người thiếu và cầnvốn.) Việc sử dụng thuật ngữ "các trung gian tài chính" cho phép khi phát triển hệthống các tổ chức tài chính, thừa nhận các tổ chức tài chính phi ngân hàng vẫn
phải chịu sự điều chỉnh, chỉ phối của luật ngân hàng, nhằm mục tiêu thực hiệnchính sách tiền tê
Các nhà kinh tế cho rằng Ngân hàng Thương mại có các chức năng chính sauday: Trung gian tài chính; Trung gian thanh toán và quan ly phương tiện thànhtoán; chuyển hóa tiền tệ; chuyển hóa các phương tiện tiền tệ; dich vụ tài chính và
các định vụ khác, tham gia thị trường
10
Trang 12Chức năng trung gian tài chính của Ngân hàng Thương mại thể hiện ở chỗ:
các ngân hàng thu nhận tiền từ những người có vốn nhưng không có cơ hội đầu tưsinh lợi, đem số tiền đó cho những người có cơ hội ấy nhưng thiếu vốn vay, nhờ đó
là tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn Ngoài ra các ngân hàng còn cho những ngườitiêu dùng vay để họ mua sắm tư liệu tiêu dùng
Sự hình thành chức năng trung gian tai chính của Ngân hàng Thuong mai làxuất phát từ "cung - cầu" vốn trong xã hội Trong đời sống dân cư và trong nềnkinh tế luôn có những bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi Những người có vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi thường có nhu cầu tạo thu nhập từ bộ phân vốn nhàn rỗinày Để tạo thu nhập người ta có thể trực tiếp bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh
doanh trực tiếp như lập doanh nghiệp và tự mình thực hiện hoạt động kinh doanh.Tuy vậy có một bộ phận dân cư vì nhiều lý do khác nhau họ không muốn thực
hiện việc đầu tư trực tiếp này Ở bộ phận dân cư này có nhu cầu chuyển giao vốn
cho người khác sử dụng để hưởng lợi tức Thực trạng đó của xã hội tạo ra "cung"
về vốn
Người có "cung" về vốn để được hưởng lợi tức có thể chuyển giao vốn chongười khác sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như đầu tư thông qua việcmua cổ phiếu, trái phiếu, cho các tổ chức tín dụng vay vốn
Tén tại song song với "cung" về vốn, xã hội tồn tại nhu cầu sử dụng vốn chokinh doanh của các doanh nghiệp, nhà kinh doanh và tiêu dùng của một bộ phậnđân cư
Trong thực tế các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, cá nhân đơn lẻ có "cung"
và "cau" về vốn không phải lúc nào cũng dé đàng gặp nhau để thỏa mãn nhu cầu
của mình Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính và các tổchức tín dung là nơi gặp gỡ giữa "cung" và "cầu" về vốn
Là người trung gian tài chính, ngân hàng, vừa đóng vai trò người di vay vàvừa đóng vai trò người cho vay Những người gửi tiền và những người vay tiền chỉ
quan hệ với ngân hàng mà không có quan hệ gì với nhau Vì thế các nhà lập phápxác định rằng: Đây là hành vi mà ngân nàng thực hiện cho chính mình Tức là, các
ngân hàng phải trả lãi cho những người gửi tiền và được sử dụng vốn của họ đểcho vay (hay sử dụng vào việc khác), trong thời gian đo hai bên thỏa thuận, cònngân hang cho ai vay và vay như thế nào là do họ tự quyết định và phai gánh chịu
hậu quả nếu lỗ và có lợi thì được hưởng
Vai trò trung gian còn được mở rộng ra khi ngân hàng đứng làm môi giới
trên thị trường: Ngân hàng đứng ra làm trung gian cho các công ty (khi phát hành
cổ phiếu) với những người đầu tư, bằng cách chuyển giao các mệnh lệnh trên thị
Trang 13trường chứng khoán,đảm nhận việc mua, bán chứng khoán cho khách hàng Trongtrường hợp này, các ngân hàng không hoạt động cho bản thân mình, họ chỉ làngười "môi giới” giữa hai bên có vốn và cần vốn gặp nhau và thiết lập quan hệpháp lý trực tiếp với nhau.
Nghiên cứu vai trò trung gian tài chính của các Ngân hàng Thương mại có
thể rút ra nhận xét là: Với chức năng trung gian tài chính các Ngân hàng Thươngmại đóng vai trò quan trọng trong tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế quốcdân Điều đó đặt ra yêu cầu là Nhà nước cần phải có thái độ đúng đắn và cơ chế
điều chỉnh pháp luật thích hợp để phát huy vai trò tin dụng của các Ngân hàng
Thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta.
Chức năng thanh toán của các Ngân hàng Thương mại vừa có tính độc lậptương đối vừa có mối quan hệ tác động qua lại với chức năng trung gian tài chính Thực hiện chức năng thanh toán, hoạt động của các Ngân hàng Thương mại
tạo ra sự vận động của vốn trong nền kinh tế Nghiên cứu về các Ngân hàngThương mại các nhà kinh tế học cho rằng thanh toán là một trong những chức
năng quan trọng của chúng' :
Sử dụng đồng tiền ghi sổ, thẻ ngân hàng,chuyển khoan,cung cấp các dịch vụ:giữ tài khoản, ngân quỹ, xử lý séc, chuyển nhượng thương phiếu , Khách hang gửitiền và séc, tạo khả nang để ngân hàng sử dụng tiền của họ không phải trả lãi hoặctrả lãi thấp Trong khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán và cho vay ngân
hàng có khả năng làm diễn ra một chu trình tạo tiền gửi và phát sinh bội số tínđụng rất phức tạp Điều này sẽ góp phần giải thích tại sao một trong những biện
pháp để thực hiện chính sách tiền tệ là: Kiểm soát tín dụng và các ngân hàng có
ảnh hưởng mạnh mé tới việc thực hiện chính sách tiền tệ
Về phương điện luật học, sự nhìn nhận chức năng thanh toán của Ngân hàngThương mại và mối liên hệ của nó với chức năng trung gian tài chính cho phép lý
giải hiện tượng phổ biến ở các nước là: Cùng với sự điều chỉnh các quan hệ trunggian tài chính, pháp luật ở các nước đều có các bộ phận quy phạm pháp luật điềuchỉnh các quan hệ thanh toán qua ngân hàng Chẳng hạn ở Anh có luật về kỳ phiếunăm 1882, luật về séc năm 1975 v.v
Thực hiện chuyển hóa các phương tiện tiền tệ là chức năng quan trọng của
các Ngân hàng Thương mại : Trong nền kinh tế các doanh nghiệp đều có vai trò
chuyển hóa những yếu tố sản xuất "đầu vào": Nguyên liệu, vật liệu để chuyểnthành sản phẩm tiêu thụ Ngân hang cũng có vai trò chuyển hóa "đầu vào" tương
' Edward W.Reed và Edward K Gill: "Ngân hàng Thương mại” Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
-1993 - trang 4
Trang 14tự như các doanh nghiệp khác, nhưng nét đặc thù của "nguyên liệu” của các ngânhàng là tiền tệ Khi sử dụng “nguyên liệu” này, ngân hàng làm thay đổi thời gian
sử dụng của đồng vốn (ví dụ: Vay ngắn han để cho vay dài hạn hoặc vay dai hạn
để cho vay ngắn hạn ) thay đổi tính nang khả dụng lãi xuất sự chuyển hóa trên
khác với sự chuyển hóa "đầu vào" của các doanh nghiệp khác: Khách hàng vừa là
người cung cấp "nguyên liệu" vừa là người sử dụng "sản phẩm" dịch vụ một cách
thường xuyên liên tục là tiền tệ Họ vừa là người gửi tiền vừa là người vay tiền, cómặt ở cả hai đầu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng
Làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác là hoạt động của các Ngân
hàng Thương mại gắn với các chức năng chính trong nền kinh tế thị trường, cácngân hàng thực hiện các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp như: Phát hành cổphiếu, Trái phiếu cho các công ty, doanh nghiệp, mua bán chứng khoán cho những
người đầu tư, thanh toán tiền lãi chứng khoán, trả tiền gốc các trái phiếu đến han,giữ các tài khoản cho các công ty, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ hối đoái, cho thuê tủ
két Các ngân hàng có đội ngũ chuyên gia lành nghề, thạo kinh doanh, trong
công việc cua mình họ có được những thông tin kinh tế có giá trị Do đó các ngân
hàng còn tiến hành các dịch vụ tư vấn quản lý tài sản cho các cá nhân, tổ chức
Sự tham gia thị trường" của các ngân hàng ngày càng có vi trí quan trọng
trong cơ cấu chủ thể tham gia thị trường tiên tệ và thị trường vốn Các ngân hangtham gia thị trường nhằm mục đích để cân bằng ngân quỹ và phòng rủi ro Cácngân hàng đều có thể thừa hay thiếu tiền mặt, thừa thiếu các phương tiện tài trợkhi hoạt động với tư cách trung gian Mặt khác khi kinh doanh tiền tệ thì kinh
doanh chênh lệch lãi suất là quan trọng và nhạy cảm nên đòi hỏi các ngân hàng
phải theo dõi sát thị trường, để có thể vay và cho vay (mua để rồi bán các công cụtài chính) khi có xuất hiện chênh lệch giữa các thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.Trên đây là các chức năng chính của Ngân hàng Thương mại , các chức năngnày thể hiện bản chất của chúng
Kết luận về bản chất của Ngân hàng Thương mại, C.Mac đã chỉ ra rằng Ngân
hàng Tư ban chủ nghĩa là xí nghiệp tư bản đặc biệt
Nhìn nhận đúng bản chất của Ngân hàng Thương mại có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật một cách đúng đắn đối với
hoạt động của chúng
1.1.2 Các loại hình kinh doanh ngân hàng khác
Các Ngân hàng Phát triển: Là hình thức được xây dựng để đảm nhận cung
ứng vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, được phát triển mạnh và phổ biến ở nhiều' Có tài liệu dùng thuật ngữ ” can thiệp thị trường”
13
Trang 15nước sau chiến tranh lần thứ 2 Các ngân hàng này thường không được phép nhậntiền gửi từ công chúng mà hoạt động chủ yếu bằng vốn riêng của Chính phủ hayvốn do phát hành trái phiếu Các ngân hàng này chỉ tập trung đầu tư trung và dàihạn theo chuyên ngành hẹp Tuy vậy, giờ đây các ngân hàng này có xu hướng đanăng hóa mo rộng nghiệp vụ như các Ngân hang Thương mại khác.
Cúc ngân hàng có quy chế chuyên mon hóa: Ở một số nước có những loại
ngân hàng không thể liệt kê vào loại ngân hàng Thương mại hay Ngân hàng Pháttriển Loại ngân hàng này cũng hướng vào mục đích kiếm lợi nhưng chỉ chuyên
sâu vào một số lính vực, phạm vi hoạt động rất hạn chế (Ngân hàng địa ốc, Ngân
hàng cầm cố bất động sản, Ngân hàng tài trợ riêng cho xuất khẩu, Ngân hàng tàitrợ chứng khoán ) Ngân hàng này không huy động tiền gửi mà hoạt động bằng
vốn riêng hoặc phát hành phiếu
Các ngân hàng có qui chế đặc biệt: Đó là ngân hàng được thành lập khôngnhằm mục đích kiếm lợi nhuận, mà nhằm nâng đỡ một số lĩnh vực hoặc tầng lớp
đân cư vì lý do xã hội Đặc trưng là tương tế hoặc hợp tác Loại hình này bao gồm:
Ngân hàng hợp tác xã, Tín dụng hợp tác xã Tín dụng bình dân khách hàng của các ngân hàng loại này khá đặc biệt Họ vừa là chủ nhân (xã viên, thành viên) vừa
là khách hàng ( tập trung ở các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn xí nghiệp vừa và
nhỏ )
1.1.3 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng:
Theo Edward W Reed và Edward K Gill thì tổ chức tài chính phi ngânhàng phân biệt với các ngân hàng thương mại bằng dấu hiệu nhận tiền gửi và cho
vay!
Một ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính nhận tién gửi theo yêu cầucủa các pháp nhân, thể nhân và cho vay thương mại Còn các tổ chức tài chính phingân hàng chỉ thực hiện một trong hai chức năng này của ngân hàng thương mại
Về mặt kỹ thuật các tổ chức tài chính phi ngân hàng không phải được điều hành vachịu sự kiểm soát của nhà nước bằng cơ chế như các ngân hàng thương mại
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm: Các tổ chức tiết kiệm theo hợp
đồng (các Công ty Bảo hiểm các loại) và các trung gian đầu tư (các Công ty tài
chính tương trợ ) Ngoài các Công ty Bảo hiểm, các tổ chức còn lại ra đời vàonhững năm 60 của thế kỷ này ở nhiều nước do nhiều lý do, song chủ yếu là: Do sự
hạn chế của luật ngân hàng không cho phép các ngân hàng đầu tư vào một số lĩnhvực trong khi đó như cầu đòi hỏi phải có các tổ chức tài chính thích hợp
lạc ` vP „ ee Ses
lidward W Reed va Edward K Gill - sách đã dẫn, trang 74.
14
Trang 16Mặc dù các tổ chức tài chính phi ngân hàng có tên gọi khác nhau như Hội tài
chính, Công ty tài chính, Công ty cầm đồ, Quỹ nhà ở quốc gia, Hiệp hội tiết kiệm
và cho vay các tổ chức này được thực hiện một số nghiệp vụ theo quy định của
luật từng nước, nhưng nói chung không bị điều hành chặt chế như các ngân hàng
1.2 Ngân hàng Trung ương:
Ngân hàng Trung ương ra đời trên cơ sở nhu cầu nhà nước cần phải nắm lấymột phương tiện quân trọng để can thiệp vào kinh tế, đó là tiền tệ Đến thế kỷ 20
các nước lần lượt đã tiến hành thành lập Ngân hàng phát hành do Nhà nước quản
lý, thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành tiền để thông qua ngânhàng nay, Nhà nước có thể chủ động việc kiểm soát phát hành tiền và điều tiếtlượng tiền cung ứng, phục vụ cho quản lý và phát triển kinh tế Đặc biệt từ sau đạikhủng khoảng kinh tế thế giới 1924-1933 và sau triến tranh thế giới lần thứ II,phần lớn các nước đều tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng phát hành chuyển thành
sở hữu nhà nước, nhằm trọn quyền nấm ngân hàng phát hành để qua đó điều tiết
các hoạt động kinh doanh kinh tế vi mô Đó là quá trình hình thành ngân hàng
phát hành và khi Nhà nước giao cho ngân hàng này chức năng quản lý Nhà nước
về mặt tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nó trở thành Ngân hàng Trung ương.
Như vậy sự ra đời của Ngân hàng Trung ương là hệ quả quá trình chuyển
hóa Ngân hàng Thương mại thành Ngân hàng Phát hành, Ngân hàng Phát hành
thành Ngân hàng Trung ương gắn liền với sự can thiệp của Nhà nước trên lĩnh vựctiền tệ tín dụng, ngân hàng Nó ra đời không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận, màxuất phát từ yêu cầu quan lý và điều tiết lưu thông tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ ổnđịnh tiền tệ, bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và cóhiệu quả, để phát triển kinh tế Dù tên gọi ở mỗi nước không giống nhau như:
Ngân hàng dự trữ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Quốc gia, Viện phát hành
Phổ biến chúng đều có vai trò là Ngân hàng Trung ương, ngân hàng của các ngân
hàng
Ngân hàng Trung ương nói chung có các chức năng cơ bản sau đây:Thứ nhất Ngân hàng Trung ương là cơ quan phát hành giấy bạc ngânhang và điều tiết lưu thông tiền tệ : Khi Ngân hang Trung ương ra đời và hoạtđộng thì toàn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào ngân hang Trung ương
theo chế độ Nhà nước độc quyền phát hành tiền Ngân hàng Trung ương trở thành
trung tâm phát hành tiền của một đất nước Tiền do Ngân hàng Trung ương pháthành có nội dung tiển tín dụng Nó thay thế cho tất cả các loại tiền tin dung Ngânhàng tư nhân trước đó Tất cả các loại tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành lànhững phương tiện thanh toán duy nhất thay thế cho tiển thật “tiền vàng, bạc” lam
Trang 17chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện lưu thông Do vậy việc Ngân
hàng Trung ương phát hành tiền tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ,
làm cho quan hệ tiền hang thay đổi, tác động đến giá cả Mối quan hệ đó đỏi hỏi
việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tac nghiêm ngặt, đồng thời phải
thực hiện theo một cơ chế phù hợp
Thứ hai Ngân hàng Trung ương là ngân hang của các ngân hàng : Chứcnăng của Ngân hàng Trung ương được thực hiện thông qua các cơ chế nghiệp vụ
sau đây:
Quản lý tài khoản và dự trữ tiền tệ trên tài khoản tiển gửi của các ngânhàng: Trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng phải mở tài khoản tiềngửi tại Ngân hàng Trung ương và tiền gửi vào tài khoản đó theo quy định của pháp
luật Thông thường có hai loại tiên gửi khác nhau:
- Tiên gửi thanh toán: Tất cả các ngân hàng kinh đoanh (bao gồm cả các tổ
chức tài chính kinh doanh tiền tệ) khi được phép hoạt động đều phải mở tài khoảnloại này tại Ngân hàng Trung ương và gửi tiền vào tài khoản đó theo quy định,trong quá trình hoạt động phải duy trì trên đó một mức dự trữ tiền tệ theo quy định
để dam bảo thỏa mãn nhu cầu chỉ tra
- Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Loại này 4p dụng đối với các tổ chức tài chính cóhuy động tiền gửi để kinh doanh Mức dự trữ bắt buộc được tính theo tỷ lệ trêntừng loại tiền gửi đã huy động thể hiện trên số dư, tỷ lệ này do Ngân hàng Trungương quy định theo từng thời kỳ.
- Cáp tín dụng cho các ngân hàng: Mục đích cấp-tín dụng của Ngân hàngTrung ương là nhằm cung ứng tiên tệ cho nên kinh tế theo nhịp điệu đã tăng
trưởng của từng thời kỳ, đồng thời sử dụng tín đụng và lãi suất, để điều tiết khối
lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của chính sách tiền tệ
Đối tượng cung cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương là các Ngân hàng
Thương mại Phương pháp cấp tín dụng chủ yếu bằng tái cấp vốn (tức là cho vay
tái chiết khấu và cho vay có thế chấp bằng chứng phiếu) Ngân hàng Trung ương
luôn là chủ nợ và là người cứu cánh cho vay cuối cùng đối với Ngân hàng Thương
mại Nghiệp vụ tái cấp vốn được cơi là một công cụ quan trọng, có tác dụng giúpcác ngân hàng nhận được vốn kip thời, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh
Nếu không có nguồn vốn này các ngân hàng có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc
có thể dẫn tới nguy cơ mất khả năng thanh toán Chính nhờ có quan hệ tín dụngnày đã tạo điều kiện để Ngân hàng Trung ương một mặt thực hiện việc cung ứngtiền tệ phù hợp với mục tiêu, đồng thời thực hiện vai trò điều tiết khối lượng tiền
tín dụng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ
Trang 18- Ngân hàng Trung ương là trung tâm thành toán của các ngân hàng: Gan
với nghiệp vụ phát hành tiền, nghiệp vụ tiền gửi và cho vay đốt với các ngân hàng,Ngân hàng Trung ương là đầu mối thanh toán liên hàng, giúp cho các ngân hàngthực hiện thống nhất trong quan hệ thanh toán với họ Ngân hàng Trung ương cómột mạng lưới thanh toán trong toàn quốc Ngày nay với sự trợ giúp của kỹ thuật
tin học điện tử làm cho việc thanh toán qua ngân hàng an toàn, nhanh chóng
Thứ ba Ngân hàng Trung tương là định chế tài chính công quyền:
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình Ngân hàng Trung ương: Mô hình
Ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước và mô hình Ngân hàng Trung ương
được thành lập đưới dạng Công ty cổ phần
Mô hình Ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước là loại mô hình phổbiến được áp dụng ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Việt Nam, Trung
Quốc, Malaysia Đối với mô hình Ngân hàng Trung ương loại này thì Nhà nước
là chủ sở hữu, là người cung cấp vốn để Ngân hàng Trung ương hoạt động và hoạt
động của nó do Nhà nước quyết định
Mô hình Ngân hàng Trung ương được thành lập theo hình thức Công ty cổphần được áp dụng ở một số nước như Hoa Kỳ (Hệ thống đự trữ liên bang), Hugari
(Ngan hàng quốc gia Hung ga ry) Đối với mô hình Ngân hang Trung ương loại
này hình thức pháp lý của nó được định rõ trong luật Chẳng hạn, Điều 54 đạo luật
LX năm 1991 về Ngâu hàng Quốc gia Hung ga ry (NBH) quy định: NBH là một tổ
chức pháp nhân hoạt động dưới dang một công ty cổ phần
Mặc dù hình thức sở hữu của các loại mô hình Ngân hàng Trung ương cókhác nhau nhưng luật Ngân hàng Trung ương của các nước đều xác định tư cáchpháp lý của nó là một định chế công quyền Tính chất công quyền này thể hiệntrong các quy định về quan hệ của nó đối với các cơ quan lập pháp, hành pháp,
nhiệm vụ quyền hạn quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng
Để thực hiện quản lý Nhà nước đối với các ngân hàng, Ngân hàng Trungương được pháp luật trao cho chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngânhàng gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Xét cấp giấy phép hoạt động
- Xây dựng các quy chế nghiệp vụ buộc các ngân hàng phải tuân thủ.
- Điều tiết các hoạt động kinh doanh ngân hàng trên cơ sở các biện pháp kinh
tế, hành chính được pháp luật trao cho
- Thanh tra, kiểm tra để đảm bảo sự hoạt động có trật tự, an toàn và ổn định,
bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và lợi ích chung của Quốc gia _ -¬
- Xử lý vi phạm của các ngân hàng | THƯỜNG Hệ Ke Cems” |
';HUVIỆN GIẢN VIỆT
409
Trang 19Mở tài khoản nhận và trả tiền gửi kho bạc Nhà nước
Tổ chức thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, trong quan hệ thanh toán liên
-hàng
- Bảo dam dự trữ vàng, bạc, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí của Nhà nước
- Tạm ứng cho ngân sách trong trường hợp cần thiết
- Cố vấn cho Nhà nước về kính tế, tài chính tiền tệ và đại điện cho Nhà nước
tại các tổ chức tài chính Quốc tế
Ngân hàng Trung ương được tổ chức theo mô hình có một trụ sở và các chỉ
nhánh trực thuộc đặt ở các đơn vị hành chính hoặc khu vực cần thiết
Ngân hang Trung ương có cơ chế điều hành, quan trị khác biệt so với các cơquan của Chính phủ Hầu hết các nước đều thực hiện theo cơ chế lãnh đạo, quantrị tập thể, dưới hình thức "một Hội đồng" Hội đồng này gồm những thành viên cótrình độ quản lý, trình độ chuyên môn cao, được Nhà nước bổ nhiệm Đứng đầuHội đồng là một vị Chủ tịch Hội đồng, tùy theo từng nước có thể là Thống đốcNgân hàng Trung ương hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính
Xem xét tổng quát mô hình phổ biến hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường trên thế giới cho thấy: mô hình phổ biến là tách chức năng quản lý Nhà
nước với chức năng quản trị kinh doanh thành hệ thống ngân hàng hai cấp Cácngân hàng được tổ chức theo nhiều loại hình nhưng chung quy lại đều có tính chấttách bạch giữa kinh doanh và tài trợ xã hội, cấp phát vốn Sự phát triển ngày càng
đa dang các tổ chức tài chính phi ngân hàng có các hoạt động ngân hàng Do đóđòi hỏi Nhà nước phải mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngân hàng khôngchỉ đối với hoạt động ngân hàng của các ngân hàng mà còn cả đối với hoạt độngngân hàng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng Sự mở rộng phạm vi điềuchỉnh này có ý nghĩa quan trọng trong sự bảo đảm quyền bình đẳng của các chủthể quan hệ pháp luật, sự thống nhất trong sự điều chỉnh của pháp luật là các hoạtđộng có cùng tính chất và đặc điểm cùng chịu sự điều chính của pháp luật côngquyền
Thuật ngữ "Ngân hang Thuong mai" vẫn được dùng để chỉ mọi tổ chức kinh
doanh tiền tệ phân biệt với Ngân hang Trung ương Thuật ngữ "Ngân hàng Pháttriển" được dùng để chỉ những tổ chức đặc biệt tài trợ cho các công trình đầu tư hạtầng
Ra đời và tồn tại trong các cơ chế kinh tế, ngân hang vừa là sản phẩm vừađóng vai trò là công cụ trong mỗi cơ chế kinh tế Điều này có thể nhận thấy khikhảo sát quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở các nước xã hội chủ nghĩa.Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô,
Trang 20Trung Quốc, Việt Nam đều xây dựng mô hình ngân hàng một cấp theo nguyên
lý độc quyền Nhà nước về ngân hàng
Nghiên cứu hệ thống ngân hàng, các trung gian tài chính khác và vai trò củachúng cho phép rút ra những kết luận tổng quát sau:
Thứ nhất, sự tồn tại hại loại hình ngân hàng (Ngân hàng Thương mại, Ngânhàng Trung ương) là cơ sở để phân định các quan hệ ngân hàng thành hai loại: Cácquan hệ quản lý Nhà nước và các quan hệ kinh doanh Mỗi loại hình ngân hàng có
vị trí và vai trò khác nhau đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Do đó Nhà nướcphải có phương thức điều chỉnh pháp luật thích ứng đối với hoạt động của mỗi loại
hình ngân hàng
Thứ hai, mô hình Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Thương mại, các tổchức tài chính phi ngân hàng phổ biến tồn tại ở các nước trong thời đại ngày nay làsản phẩm của quá trình phát triển mang tính chất quy luật
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ các mô hình này có ý nghĩa quan trọng đối với
quá trình hoàn thiện pháp luật về ngân hàng ở Việt Nam
2 SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC QUAN HỆ NGÂN HÀNG
2.1 Các quan hệ ngân hang
Sự tồn tại các loại chủ thể hoạt động ngân hàng đã tạo nên các loại quan hệ
xã hội trong lĩnh vực ngân hàng Căn cứ vào chủ thể hoạt động ngân hàng có thể
phân chúng làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là các quan hệ kinh doanh phát sinh trong hoạt động của cácNgân hàng Thương mại và các trung gian tài chính khác
Nhóm thứ hai là các quan hệ quản lý Nhà nước phát sinh do hoạt động quản
lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương
Do cơ cấu chủ thể và địa vị pháp lý của chúng mà trong mỗi nhóm quan hệtrên đây có những đặc điểm riêng chỉ phối cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật đốivới chúng.
2.1.1 Các quan hệ kinh doanh ngân hàng
Các quan hệ kinh doanh ngân hàng là loại quan hệ có những đặc điểm tínhchất riêng biệt so với các loại quan hệ kinh doanh khác Đó là tính chất kéo đài và
tính rủi ro cao của quan hệ kinh doanh
Hoạt động ngân hàng là hoạt động tiểm tàng nguy cơ rủi ro cao Nói chung,
các nghành kinh doanh đều có rủi ro do sự xuất hiện của biến cố không mong đợi,gây mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập của doanh nghiệp trong quá trình sẵn
19
Trang 21xuất kinh doanh Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng, có tính rủi ro cao hơn cả so vớicác nghành sân xuất kinh doanh khác.
Thứ nhất, rủi ro không thu hồi được các khoản cho vay: Các ngân hàng
thu thập tiền gửi rồi đem cho vay, nhưng người đi vay luôn luôn có khả năng
không hoàn trả nợ khi đến hạn do nhiều nguyên nhân như: Do họ cố dây dưa không trả nợ hoặc không có khả năng trả hoặc tạm thời có khó khăn về tài chính
do bị rủi 6 trong kinh doanh (như bị ứ đọng sản phẩm, hoặc bị chiếm dụng vốn,kinh doanh thua lỗ , phá san ) hoặc bị các rủi ro thuần túy như (hỏa hoạn, bãolụt, tham 6, lừa dao ).
Thứ hai, rủi ro về nguồn vốn: Rủi ro về nguồn vốn của ngân hàng có thểxẩy ra nếu các ngân hàng bị đọng vốn (rủi ro thừa vốn) hoặc thiếu vốn khả dụng.Các ngân hàng kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay để cho vay Các ngân hàng phảitra lãi cho các món vay mà ngân hàng là người di vay, phải bỏ ra chi phí nghiệp
vụ, chi phí quản lý số tiền đó nếu họ không đem cho vay để kiếm lời được, họ sẽ
lỗ Rủi ro do thiếu vốn khả dụng xẩy ra khi ngân hàng không đáp ứng được cácnhu cầu thanh toán của khách hàng do sự chuyển hoán các kỳ hạn sử dụng vốn vanguồn vốn của ngân hàng Thông thường các kỳ sử dụng vốn đài hơn kỳ hạn cácnguồn vốn nên các ngân hàng vấp phải hai trường hợp khó khăn: Không thể đápứng được các cam kết ngắn hạn của mình do nguồn vốn kỳ hạn ngày càng ngắn lại
trong khi kỳ hạn sử dụng vốn không đổi Hoặc có thể do ngân hàng đột ngột mất
lòng tin của công chúng hoặc vì một nguyên nhân nào đó mà cùng một lúc cónhiều khách hang 6 ạt đến rút tiền làm cho các ngân hàng không đủ tiền để thanh
toán (các khoản tiền đã được cho vay chưa đến kỳ hạn trả) Điều này dẫn tới cáckhả năng là ngân hàng bị lỗ vì phải thu hồi lại các khoản vay chưa đến kỳ hạn trả,phải di vay từ Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác và tốn thêm chỉ phí
cho các khoản vay đó (lỗ) Bởi vậy nếu ngân hàng không thể đối phó với việc rúttiền ra ồ ạt của khách hàng thì ngân hàng này có thể bị vỡ nợ
Thứ ba, rủi ro lãi suất: Lãi suất tín dụng trong cơ chế thị trường biến động
do nhiều nguyên nhân Biến động về lãi suất có thể đẩy các ngân hàng đến thua lỗ.Chẳng hạn, do huy động vốn với lãi suất "cao" sau đó lãi suất cho vay ra thấp hơn(giảm) làm cho chỉ phí cho nguồn vốn cao hơn lãi thu được
Thứ tư, rủi ro tỷ giá hối đoái: Các ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanhtiền tệ, họ đùng vốn để đầu tư vào chứng khoán và ngoại tệ Tỷ giá luôn biến động
có thể mang lợi nhuận cho các ngân hàng nhưng cũng có thể ngược lại gây ra lỗ
cho các ngân hàng.
2
Trang 22Thứ năm, rủi ro thuần túy: Các ngân hàng cũng chịu các rủi ro thuần túynhư thiên tai, hỏa hoạn hoặc do quản lý lỏng lẻo dẫn đến tham 6 lừa đảo, trộm cap
thiệt hai đến tài sản, thu nhập
Tất cả các loại rủi ro nói trên có thé dan đến tình trạng các ngân hàng không
có khả năng thanh toán và bị phá sản Một ngân hàng phá sản kéo theo các ngân
hàng khác phá sản trở thành những vụ hoảng loạn ngân hàng gây tổn thất và làm
kinh tế suy thoái, xã hội rối ren Thực tế sự đổ vỡ hàng loạt quỹ tín đụng của nước
ta cuối những năm 80 đầu thập kỷ 90 là ví dụ điển hình
Tính chất và đặc điểm của các quan hệ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàngchi phối nội dung điều chỉnh của các quy phạm pháp luật điều chỉnh chúng Sự chiphối đó thể hiện tập trung ở các mục tiêu điều chỉnh trong đó có mục chủ yếu làbao dam an toàn của hoạt động ngân hang trong nền kinh tế
2.1.2 Các quan hệ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng
Do tính chất và đặc điểm của các quan hệ kinh doanh trog lĩnh vực ngân
hàng, vai trò và tác động to lớn của hoạt động của các Ngân hàng Thương mại vàcác trung gian tài chính khác đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp mạnh mẽ vào hoạt
động này nhằm duy trì những lợi ích của Nhà nước, của toàn xã hội
Vai trò quản lý nên kinh tế của Nhà nước đã được làm sáng tỏ về mặt lý luận
và được thực tiễn kiểm nghiệm Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, kế
hoạch, chính sách kinh tế và những công cụ khác
Ngày nay, khi nói đến chính sách tiền tệ người ta thường nghĩ đến chính sáchtiền tệ của Ngân hàng Trung ương Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
là một bộ phận quan trọng nhất của chính sách tiền tệ Quốc gia Nó có nội dung là
kiểm soát mức cung tiền và lãi suất gắn với mục tiêu ổn định đồng tiền, ổn địnhgiá cả khuyến khích đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nhà nước giữ chủ quyển tối cao về tiền tệ, thông qua pháp luật Nhà nước quyđịnh hệ thống tiền tệ, đơn vị tiền tệ, thành lập ra Ngân hàng Trung ương, trao choquyền hạn và nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ Các biện pháp,
công cụ mà Ngân hàng Trung ương sử dụng để hoạch định và thực thi chính sáh
tiền tệ của mình phải dựa trên cơ sở những điều kiện khung mà pháp luật ngân
hàng quy định, hay nói cách khác là Ngân hàng Trung ương được Nhà nước lập ra
và ủy nhiệm hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ thông qua pháp luật ngânhàng
Như vậy pháp luật là phương tiện để Nhà nước tổ chức thực hiện một bộ phận
quan trọng nhất của chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc thiết lập và quy
định địa vị pháp lý của Ngân hàng Trung ương, ấn định đơn vị và hệ thống tiền tệ,
2l
Trang 23trao cho Ngân hàng Trung ương quyền phát hành tién, kiểm soát mức cung tiền,
trao cho Ngan hàng Trung ương quyền được sử dụng một số công cụ chính sách vacác quyền khác đủ đảm bảo thực hiện chức năng của mình
Hoạt động quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương làm phát sinh cácquan hệ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng Trong các quan hệ này, Ngân
hàng Trung ương đóng vai trò của một định chế tài chính công quyền thực hiệnquyền lực Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dung trong nền kinh tế
Thực tiễn chỉ ra rằng một nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải có một hệ thống
những trung gian tài chính lành mạnh an toàn, thực hiện chức năng trung gian tài
chính chuyển dòng đầu tư và tiết kiệm từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, cung cấpcho nền kinh tế - xã hội
Hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng,ngân hàng thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, do tính nghiệp vụ, lợi ích của công chúng,yêu cầu của nền kinh tế
xã hội va dam bao cho việc quản lý Nhà nước cho nến hoạt động ngân hang mang
tính độc quyền, chỉ giành cho những tổ chức được Nhà nước cho phép (cấp giấy
phép) Một ngân hàng ra đời thì bản thân những người dự định thành lập chúng
phải chứng minh được khả năng, phẩm chất của những người điều hành (họ phải
có đạo đức tốt và thông thạo nghiệp vụ ngân hàng) họ phải có một số vốn ban đầu
đủ lớn để kinh doanh ngân hàng (được pháp luật quy định) Vốn ban đầu của ngânhàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động của ngân hàng Phần lớn vốn hoạtđộng của ngân hàng là do những người gửi tiền cung cấp Nhưng vốn ban đầuchiếm một vị trí quan trọng Người ta cho rằng một người bỏ ra một lượng vốn lớnthì sẽ thận trọng hơn trong kinh doanh so với người có ít hoặc không có gì để mất
Vốn pháp định của ngân hàng lớn nhất trong số các nghành nghề Tuy vậy, vẫn có
thể có ý kiến cho rằng đối với các doah nghiệp khác, pháp luật cũng đòi hỏi nhữngngười quản trị điều hành phải có năng lực và phẩm chất nhất định, phải có một số
vốn pháp định nhất định mà không đòi hỏi việc cấp giấy phép Ở đây ngoài yếu tố
nghiệp vụ và lượng vốn lớn, Nhà nước còn căn cứ vào nhu cầu của kinh tế xã hộixem có cần thêm một ngân hàng nữa hay không, cho nên cần quy định chế độ cấp
giấy phép Lập luận bảo vệ quan điểm cho việc cấp giấy phép hoạt động cho các tổ
chức muốn kinh doanh ngân hàng, dựa vào các căn cứ chủ yếu cho rằng việc thànhlập ngân hàng xuất phát từ lợi ích của công chúng Điều này có nghĩa là các ngânhàng sẽ là những kẻ độc quyền và giấy phép sẽ được cấp nếu các dich vụ ngân
hàng là cần thiết, và có thể hoạt động một cách an toàn và có lãi Lập luận nàyhoàn toàn đúng và nó không hề mâu thuẫn với nguyên tắc tự do kinh doanh, bởi
22
Trang 24quyền tự do của một người chỉ được bảo vệ khi quyền tự do của người khác cũngđược bảo vệ.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện những quy định buộc các ngân hàng phải báocáo thường xuyên và chính xác các hoạt động kinh doanh của mình Việc quần lý
sổ sách của các ngân hàng tuân theo những nguyên tắc nhất định và chúng là đốitượng của các cuộc kiểm tra của các cơ quan được pháp luật trao quyền Pháp luậtcũng có các quy định buộc các trung gian tài chính phải chuẩn bị những thông tinnhất định sẵn sàng cho công chúng
Thứ ba, Dé duy trì độ an toàn và lành mạnh của các Ngân hàng Nhà nướcquy định những hạn chế (giới hạn) mà các ngân hàng được phép làm, những tàisản mà họ có thể được lắm giữ, quy định những hệ số an toàn cho các ngân hàng(có bốn loại hệ số cơ bản gồm: Hệ số phân tan rủi ro, Hệ số kha dụng, Hệ số trungchuyển hoán vốn, Hệ số an toàn vốn), quy định chế độ bảo hiểm tiền gửi buộc cácngân hàng phải tham gia, vì quyền lợi của những người gửi tiền và của chính các
ngân hàng
Thứ tu, Nhà nước tạo lập cơ sở cho việc đấu tranh có hiệu qua trong các hoạt
động dẫn đến một thị trường phi cạnh tranh (độc quyền) Trong nền kinh tế thịtrường, Nhà nước nhìn nhận có những nguy cơ hạn chế cạnh tranh do tư nhân gây
ra và đưa ra các quy định nhằm chống lại sự hạn chế, Đó là các dạo luật chống
những hành vi hạn chế cạnh tranh Pháp luật ngân hàng cũng đảm nhiệm vai tròchống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong việcchống lại sự chi phối thị trường, chống bao vây và phân biệt đối xử
Để thực hiện những nội dung và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với các hoạt
động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, pháp luật ở nứoc ta cũng như phổbiến ở các nước giao cho Ngân hàng Trung ương trực tiếp thực hiện
Như vậy, các quan hệ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng có cơ cấu
chủ thể mang tính phổ biến như sau:
Chủ thể quản lý là Ngân hàng Trung ương
Đối tượng quản lý là các Ngân hàng Thương mại và các loại hình trung giantài chính khác có các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và theo quy định của
pháp luật phải chịu sự quan lý Nhà nước của Ngân hang Trung ương
Nghiên cứu đặc điểm của các hoạt động ngân hàng và vai trò của Nhà nước,
vai trò điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng cho phép rút ra nhữngkết luận sau đây:
| Hoạt động ngân hàng mang những đặc điểm có tính chất đặc thù so vớicác hoạt động kinh đoanh khác Tính đặc thù đó quyết định, chỉ phối việc xác định
23
Trang 25và xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong lính vựcngân hàng.
2 Pháp luật ngân hàng điều chỉnh, tác động lên các quan hệ xã hội trong mối
liên hệ mật thiết với toàn bộ hệ thống pháp luật và có vai trò quan trọng đối với đờisống xã hội với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Sử dụng và khai thác
có hiệu quả vai trò của pháp luật ngân hàng phụ thuộc trước hết vào chất lượng củacác quy phạm pháp luật Các quy phạm pháp luật ngân hàng phải phản ánh được
tính đặc thù của hoạt động ngân hàng và là cơ sở cho hoạt động của ngân hàngtheo phương châm an toàn, lành mạnh và hiệu quả
2.2 NGUỒN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ NGÂN
HÀNG
Điều chỉnh pháp luật đó là việc Nhà nước dùng pháp luật, dưa vào pháp luật
để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động theo những hướng nhất định vào cácquan hệ xã hội Điều chính bằng pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng là việc Nhànước dùng pháp luật, dựa vào pháp luật để điều chỉnh, tác động vào các quan hệ xãhội trong lĩnh vực này, theo những hướng nhất định Điều chỉnh bằng pháp luật đốivới lĩnh vực ngân hàng, một mặt xuất phát từ yêu cầu "Nha nước thống nhất quản
lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật" mà hệ thống ngân hàng và các trung giantài chính là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, mặt khác do các đặc thù của
hoạt động ngân hàng đòi hỏi Nhà nước phải tác động lên các quan hệ xã hội ở lĩnh
vực này theo những cách riêng biệt phù hợp với loại quan hệ này thì mới đạt được
mục đích mong muốn Do tâm quan trọng của chính sách tiền tệ và hệ thốngtrung gian tài chính mà mức độ can thiệp của Nhà nước thông qua pháp luật vào
lĩnh vực này cũng khác so với những lính vực khác của đời sống kinh tế xã hội.
Để đạt được mục đích đó Nhà nước thông qua pháp luật ngân hàng, sử dụngpháp luật ngân hàng để mô hình hóa, điển hình hóa và định hướng các quan hệ xã
hội trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
Tính chất đặc điểm của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ngân hàng và cơ
cấu chủ thể quy định nguồn quy phạm pháp luật điều chỉnh chúng
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là hoạch định và thực thi chínhsách tiền tệ, Ngân hang Trung ương với tư cách ià định chế tài chính công quyềnphải được tổ chức theo những nguyên tắc riêng, được trao thẩm quyền pháp lýriêng Địa vị pháp lý của Ngân hang Trung ương rõ ràng không thể bị chi phối chỉbằng các quy định của luật Nhà nước (luật tổ chức của Chính phủ) mà Nhà nướccần thông qua pháp luật ngân hàng để xác định địa vị pháp lý của cơ quan này
24
Trang 26Các trung gian tài chính xét về bản chất là các chủ thể kinh doanh nhưng do
đặc điểm riêng của các quan hệ kinh doanh ngân hàng mà hoạt động của nó chịu
sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuộc nhiều loại nguồn trong đó có các
quy phạm pháp luật 4p dụng riêng đối với chúng
Pháp luật ngân hàng (Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng) là một kháiniệm rộng dùng để chỉ tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ ngânhàng Thông thường các quy phạm pháp luật này chứa ở các loại văn bản sau đây:+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước có chứa các quy phạm quy
định về tổ chức và hoạt động của các Bộ và Cơ quan ngang Bộ Đối với những
nước quy định Ngân hàng Trung ương là cơ quan thuộc Chính phủ thì các quyphạm này áp đụng đối với Ngân hàng Trung ương
+ Bộ luật Dan sự là nền tang cho các hoạt động kinh doanh có chứa nhiều
quy phạm pháp luật áp dụngđối với các quan hệ ngân hàng
+ Đạo luật Ngân hàng Trung ương, Đạo luật Ngân hàng Thương mại và
các định chế tài chính Phổ biến ở các nước có đạo luật riêng về ngân hàng Chẳnghạn luật về Ngân hàng Liên bang Đức; Đạo luật về quy chế của Ngân hàng Trungương Pháp và các hoạt động, sự giám sát các tổ chức tín dụng của nó; Đạo luật LX
năm 1991 về Ngân hàng Quốc gia Hung gary
+ Bộ luật Thương mại
+ Các đạo luật đơn hành khác như luật về Séc, Luật hối phiếu, Luật Công
ty, Luật doanh nghiệp
+ Các văn bản của Chính phủ, văn bản của cấp bộ, liên bộ
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng và sự điều chỉnh bằng
pháp luật các quan hệ ngân hàng cho phép rút ra một số nhận xét sau:
Việt Nam đang trên con đường chuyển nền kinh tế từ chỗ vận hành theo cơchế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa Thực tế kinh nghiệm của các nước phát triển
trên thế giới cho thấy, nền kinh tế thị trường thuần túy không có sự can thiệp của
Nhà nước tất yếu phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do những nhược điểmvốn có của nó Ngày nay, hầu hết các nước đều tổ chức nền kinh tế theo mô hìnhkinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước nhằm hạn chế khắc phục những hậu
quả của kinh tế thị trường Nhà nước CHXHCN Việt Nam, với bản chất Nhà nước
“của dân, do dân, vì dân" có chức năng tổ chức quản lý kinh tế (một chức năng cơ
ban đặc thù của Nhà nước xã hội chủ nghĩa) đã khang định vai trò của mình trong
việc quản lý nền kinh tế những năm qua
5
Trang 27Pháp luật với các đặc thù của nó luôn là công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nướcthực hiện vai trò tổ chức, quản lý nền kinh tế Trong cơ chế thị trường có sự quản
lý điều tiết của Nhà nước, pháp luật là một bộ phận cấu thành của cơ chế kinh tế.Điều đó thể hiện ở chỗ không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp thì nềnkinh tế không thể vận hành an toàn, lành mạnh và theo định hướng của Nhà nướcđược Bằng thực tế những năm qua chứng minh rằng pháp luật đã tạo cơ sở đểchuyển nền kinh tế sang cơ chế mới Tuy vậy, có một thực trạng là Pháp luật ViệtNam còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa phù hợp Điều đó là một phần do pháp luật
của chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi của nên kinh tế Sau mười năm đổi
mới, nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển vững chắc, pháp luật cũng
dang được xây dung và hoàn thiện Giai đoạn phat triển mới với mục tiêu "tiếp tục
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cơ chế
quan lý kinh tế, trong đó có nhiệm vụ hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế
Trong khi nghiên cứu về khung pháp luật kinh tế, các luật gia đều cho rằngpháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hang là một bộ phận quan trọng của hệthống pháp luật kinh tế và cần sớm được hoàn thiện cho phù hợp với cơ chế thịtrường Quan điểm đó là đúng dan vì nó xuất phát từ vai trò của ngân hàng trongnền kinh tế thị trường là hết sức quan trọng và bản thân hoạt động của ngân hàng
có những đặc thù đòi hỏi không thể thiếu được sự điều chỉnh của pháp luật Bàihọc về đổ vỡ các quỹ tín dụng cuối những năm 80 đầu năm 90 cho thấy vai tròkhông thể thiếu được của pháp luật ngân hàng Trong giai đoạn hiện nay pháp luậtngân hàng cần sớm được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phải có một
hệ thống ngân hàng vững mạnh cung cấp vốn cho nền kinh tế Thực tế cho thấyngay cả ở những nước phát triển, hệ thống Ngân hang Thuong mại là "kênh" quatrọng nhất, cung cấp vốn cho các đoanh nghiệp Ở những nước này (Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Nhật bản) mặc dù có thị trường chứng khoán phát triển nhưng nguồn
vốn đi vay từ các ngân hàng chiếm từ 55% đến trên 70% nguồn vốn nhận từ bên
ngoài của các doanh nghiệp phi tài chính"
Ở nước ta chưa có thị trường chứng khoán, nguồn vốn từ các ngân hàng cung
cấp cho nền kinh tế càng chiếm tỷ lệ cao hơn Khi đánh giá về hệ thống ngân hàng
trong giai đoạn hiện nay Đăng và Nhà nước ta cho rằng mặc dù đã đạt được những
thành tích nhất định nhưng hệ thống ngân hàng còn "đổi mới cham" "chưa đi kip
' Xem: "tiền tệ ngân hàng thị trường tài chính" Fricleric s.Mishikin -NXB khoa học kỹ thuật Hà
nội-1993 trang 203,204.
* Du thảo báo cáo chính trị của BCH TW Dang khóa VIE trình Đại hội lần thứ VIE của Dang Phụ trương
báo nhân đân ngày 10/4/1996
Trang 28tiến trình đổi mới về kinh tế và còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn
phát triển mới"” Các văn kiện của Dang và Nhà nước ta đều khẳng định sự cần
thiết tiếp tục đổi mới hệ thống ngân hàng, nhằm theo kịp yêu cầu của giai đoạnmới, trong đó có yêu cầu đổi mới pháp luật về ngân hàng Các nhà khoa họcnghiên cứu về ngân hàng cũng như hầu hết những người hoạt động kinh doanhngân hàng đều cho rằng, pháp luật ngân hàng còn bất cập với yêu cầu, gây khókhăn cho hoạt động của các ngân hàng Từ đó cho thấy đổi mới, hoàn thiện phápluật về ngân hàng là một yêu cầu cấp bách hiện nay, tạo điều kiện phát triển hệ
thống ngân hàng lành mạnh, đáp ứng đòi hoi cho giai đoạn trước mat và làm nền
tang lâu dài cho hoạt động ngân hàng, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội
Ở nước ta
` Trích bài phát biểu của phó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại lễ kỷ niệm 45 ngày thành lập
ngành Ngân hàng 6/5/1996 Thời báo Ngân hàng số 21 (từ 16 - 22/5/1996).
27
Trang 29Chương II
XÂY DỰNG LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Việc ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng (Pháp luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Pháp luật ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đánh
dấu một bước phát triển của pháp luật về ngân hàng ở Việt Nam Nếu như Nghịđịnh số 53 HDBT ngày 26-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về bộ máy và tổ chứccủa Ngân hàng Nhà nước là cái mốc đánh dấu sự chuyển đổi của hệ thống ngânhàng và pháp luật về ngân hàng thì bằng sự ra đời của hai pháp lệnh ngân hàng,pháp luật về ngân hàng ở Việt Nam thực sự phat triển mạnh mẽ Sau khi hai pháplệnh ra đời Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng trăm văn bản quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành tạo ra một số lượng văn bản pháp luật về ngân
hàng đồ sộ nhất từ trước tới nay Về nội dung, pháp luật về ngân hàng hiện hành
mà hai pháp lệnh ngân hang là hai văn ban quan trọng có tính chất nền tang đã tạo
ra cơ sở pháp lý để đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng
Với hai pháp lệnh ngân hàng, pháp luật về ngân hàng Việt Nam thời kỳ 1990
- 1996 đã bước đầu đảm đương được vai trò của nó trong giai đoạn chuyển sangnền kinh tế thị trường Tuy nhiên thực tiễn 6 năm qua cho thấy hai pháp lệnh mặc
dù có nhiều ưu điểm, nay đã bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế Bên cạnh đó thực
tiễn cũng phát sinh nhiều vấn đề mà hai pháp lệnh chưa điều chỉnh để đáp ứng yêu
cầu Để xây dựng các luật về ngân hàng việc đánh giá về hai pháp lệnh có một ý
nghra quan trọng
1 NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHỦ YẾU VỀ PHÁP LỆNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Hội đồng Nhà nước thông qua
ngày 23-5-1990 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-10-1990 Pháp lệnh Ngân
hàng Nhà nước xác định trách nhiệm quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nướctrong việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, quy định tổchức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việc quy định địa vị pháp lý củaNgân hàng Nhà nước trong pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước là một bước phát triển
của chế định này kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay Tuy vậyqua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bộc lộ một số nhược điểm cần được nghiên cứu
đánh giá để làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế định này
28
Trang 301.1 Về vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo điều | Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : "Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, gọi tất là Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan của Hội đồng bộ
trưởng, có chức nang quan lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả
nước, nhằm ổn định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năngcủa một Ngân hàng Trung ương như hầu hết các Ngân hàng Trung ương ở các
nước kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Việc xác định
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ trong pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước một mặt kế thừa pháp luật ngân hàng giai đoạn từ 1951 đến 1990 mat
khác phù hợp với các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Tuy nhiên, gần đây khi xây dựng đề án luật ngân hàng có quan
điểm cho rằng cần xác định lại vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Quan điểm
này cho rằng: "Ngân hàng Nhà nước cần trực thuộc Quốc hội, có như vậy mới độc
lap được trong thực thi chính sách tiền tệ"" Vấn dé vị trí pháp lý của Ngân hàng
Trung ương từ lâu luôn thu hút sự quan tâm của những người nghiêm cứu ngân
hàng, các nhà kinh tế ngân hàng, các luật gia Người ta cho rằng vị trí pháp lý cóảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung
ương Khao sát thành quả kinh tế vi mô của 17 nước công nghiệp so sánh với tínhchất độc lập của Ngân hang Trung ương các nước này(gồm: Tây ban nha, Niu zi
lan, Ô xtraylia, Italia, Anh, Phân Lan, Pháp, Đan Mạch, Bi, Thụy Điển, Na Uy,
Canada, Hà Lan, Nhật, Mỹ, Thụy Si, Đức được xếp theo thứ tự nước có Ngân hàngTrung ương ít độc lập nhất đến được độc lập nhiều nhất) thời kỳ 1973 đến 1988,người ta thấy hình như các nước có Ngân hàng Trung ương độc lập nhất có tỷ lệ
lạm phát thấp nhất và ngược lại” Vì vậy các chuyên gia kinh tế ngân hàng đề xuất
một giải pháp là cần tạo cho Ngân hàng Trung ương độc lập hơn nhằm thực hiện
tốt hơn chức năng của cơ quan này Quan điểm đòi độc lập cho Ngân hàng Trung
ương bằng cách xác định Ngân hàng Trung ương trực thuộc Quốc hội còn đựa trênlập luận cho rằng: Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương hướng vào điềuchỉnh tổng cung và tổng cầu tiền tệ, điều chỉnh quan hệ giữa tiền và hàng trên bốnlính vực quan trọng nhất là:
- Kiểm soát lượng tiền tương ứng
- Kiểm soát hoạt động tín dụng trong nền kinh tế quốc dân
' “Tạp chí thông (in khoa học Ngân hàng số 5 - 996 trang 30
? Frederic S Mishkin - Tiền tệ , ngân hàng và thị trường tài chính - NXB Khoa học kỹ tthuật - Hà Nội
1993 trang 509.
29
Trang 31- Kiểm soát ngoại hối.
- Kiểm soát việc tạm ứng cho ngân sách Nhà nước
Nếu đặt Ngân hàng Trung ương trong quan hệ phụ thuộc vào Chính phủ thì
Ngân hàng Trung ương không thể thực hiện được việc kiểm soát hữu hiệu 4 kênh
quan trọng nêu trên nhất là kiểm soát việc tạm ứng cho ngân sách Việc các Chínhphủ gây sức ép với Ngân hang Trung ương để có được nguồn tín đụng #2 tài trợ
cho ngân sách làm gia tăng lạm phát là một thực tế Trên thế giới, để tài trợ chochiến tranh năm 1914 các nước lớn, (trừ Mỹ) đã xin các khoản tam ứng lớn từ cơ
quan phát hành tiền gây nên việc phá giá đồng tiền, lạm phát tăng cao Ở ViệtNam trước đây việc phát hành thêm tiền để tài trợ cho ngân sách là một trongnhững nguyên nhân gây lạm phát Tuy nhiên, không thể vì thế mà cho rằng việc
đặt Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ là nguyên nhân can trở việc thực
hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
Theo chúng tôi, vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương là cách thức tổ
chức bộ máy Nhà nước có tính đến đặc thù của Ngân hàng Nhà nước Nhà nướcgiữ chủ quyền tối cao về tiền tệ Ngân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ
trong sự ủy nhiệm của Nhà nước (thông qua pháp luật) Nhà nước ủy nhiệm choNgân hàng Trung ương thực thi chính sách tiền tệ không có nghĩa là Nhà nướcthoát khỏi quá trình điều tiết hệ thống và hoạt động tiền tệ Việc ủy nhiệm cho
Ngân hàng Trung ương ít hay nhiều quyền hành (ít độc lập hay độc lập nhiều hon)
chỉ là việc phân chia vai trò và quyền hạn Ở các nước khác nhau, ở từng thời kỳ
phát triển khác nhau việc nấm lấy ngân hàng để phục vụ lợi ích của Nhà nướccũng khác nhau Chẳng hạn ở thời kỳ trước,các ngân hàng phát hành cũng là ngân
hàng tư nhân Vi trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương hay quan hệ giữa Ngânhàng Trung ương với Nhà nước tựu chung lại có hai dạng:
- Ngân hàng Trung ương tuân thủ Chính phủ, có quan hệ phụ thuộc
- Ngân hàng Trung ương độc lập và ngang bằng với Chính phủ và có mối
quan hệ hợp tác.
Mỗi nước tùy vào tình hình kinh tế, chính trị mà có sự lựa chọn khác nhau
trong việc xử lý mối quan hệ này Khó có thể nói, Ngân hàng Trung ương phụthuộc hay độc lập với Chính phủ thì tốt hơn Các nước có Ngân hàng Trung ương
phụ thuộc vào Chính phủ trên thực tế vẫn có thể đạt được những thành công rực rỡtrong điều tiết vĩ mô về tiền tệ như Anh, Bỉ thời kỳ 1973 đến 1988” hay Hàn Quốc
là một trong những nước công nghiệp mới, một trong những con rồng của Châu Á,
' Frederic § Mishkin tiền tệ, ngân hang, thị trường tài chinh-NXB khoa học kỹ thuat-IEy Nội-1993
trang 509.
30
Trang 32Malaysia là một nước có thu nhập cao ở khu vực Đông nam Á cũng là những nước
có Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ Trung quốc với những thành tựukính tế gần đây, cũng là nước có Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ'Những nước lựa chọn mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủlập luận rằng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa (chi tiêu của Chính phủ làhai chính sách kinh tế vĩ mô có quan hệ khăng khít với nhau, cần được phối hợp,liên kết chặt chế nhằm thúc đẩy, ổn định kinh tế Do đó, chỉ có đặt chính sách tiền
tệ dưới sự kiểm soát của Chính phủ là người cũng đồng thời kiểm soát chính sáchtài khóa, thì mới có thể làm cho hai chính sách này tránh được tình trạng trốngđánh xuôi kèn thổi ngược
Ở Việt Nam, từ khi ra đời tới nay, Ngân hàng Nhà nước luôn được xác định
là cơ quan thuộc Chính phủ Tổ chức bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, tất cả quyền lực thuộc về nhândân, tập trung dân chủ không phân chia quyền lực theo nguyên tắc phân quyền
mà có sự phân công, phân nhiệm rành mạch giữa các cơ quan Vì vậy, đặt vấn đề
xem xét lại quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước với Chính phủ, đặt Ngân hàng Nhà
nước thuộc Quốc hội ngõ hầu tăng thêm tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước làkhông có sức thiết phục Hơn nữa, thực tiễn những năm qua chứng minh Ngân
hàng Nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ vẫn có khả năng đạt được những
thành công về kinh tế Việc ổn định giá trị đồng tiền đẩy lùi lạm phát (từ 3 con số
xuống con | con số) là kết qua của không riêng chính sách tiền tệ do ngân hàng
nhà nước thực hiện mà còn là kết qủa của việc điều hành có hiệu quả của chínhphủ, thiếu sự điều hành này lạm phát lại có cơ gia tăng (các cơn sốt xi măng,
lương thực làm tăng chỉ số giá cả năm 1995 là một ví dụ) Tuy vậy, theo chúng tôicần quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền của Ngân hàng nhà nước thì mới tiếp
tục phát huy được hiệu qua của hoạt động ngân hàng Nhà nước Pháp lệnh ngânhàng Nhà nước Việt Nam đã xác định đúng vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước
kế thừa lịch sử phù hợp với các nguyên tấc tổ chức bộ máy nhà nước nhưng nếukhông chú trọng tới đặc thù của cơ quan này để trao cho nó những thẩm quyền
rành mạch phù hợp và tương đối độc lập thì không thể tạo điều kiện để ngân hàng
nhà nước làm tốt chức năng quan lý nhà nước của mình Vì vậy, tiếp tục xác địnhNgân hàng nhà nước trực thuộc chính phủ phải đi liền với việc phân định rõ thẩm
quyền của nó
' Luat Ngân hàng Trung ương một số nước - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Hà nội 1996 - trang 109
31
Trang 331.2 Chức năng nhiệm vu và hoạt động của Ngân hàng nhà nước :
Vẫn theo quy định tại điều ! Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước thì Ngân hàng
nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng,
ngân hàng trong cả nước, là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngoài ra, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước còn được quy định cụ thể tạichương IV, V của Pháp lệnh Những quy định này thể hiện các hướng hoạt động
chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước hay đó chính là các chức năng của Ngân hàng
Nhà nước Để thực hiện các chức nang của mình Ngân hàng Nhà nước được phápluật trao cho những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể được quy định tại điều 3 của Pháp
lệnh
Kể từ khi được thành lập cho tới nay, Ngân hàng Nhà nước luôn luôn là cơquan có chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng Tuy nhiên,
ở từng thời kỳ khác nhau, nội dung quản lý của Ngân hàng Nhà nước không giống
nhau Nhất là kể từ sau khi chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường, nội dung quản lý Nhà nước của Ngân hàng có sự thay đổi cơ bản Pháplệnh đã xác lập một Ngân hàng Nhà nước có các chức năng phù hợp với một Ngânhàng trung ương trong nền kinh tế thị trường,là công cụ thực hiện việc điều tiết vĩ
mô của Nhà nước đối với nền kinh tế
Nếu như ở các giai đoạn trước Ngân hàng nhà nước vừa đảm đương chứcnăng quản lý,vừa độc quyền thực hiện chức năng kinh doanh thì đến nay, Ngân
hàng nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước Nếu như trước đâyNgân hàng nhà nước thực hiện việc quan lý của mình thông qua các mệnh lệnhhành chính trực tiếp thì nay đã sử dụng các công cụ gián tiếp để thực hiện việcquản lý của mình Điều này cũng thể hiện Nhà nước thay đổi cách thức can thiệpvào nền kinh tế trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
Tuy nhìn chung Ngân hàng nhà nước theo pháp lệnh Ngân hàng Nhà nướcđược xác định có các chức năng của một ngân hàng trung ương, nhưng khi quy
định cụ thể, pháp lệnh đã bộc lộ các hạn chế nhất định cần được khắc phục khi xâydựng luật Ngân hàng Cụ thể :
Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước nắm lấy ngân hàng trung ương, thôngqua nó thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế các ngân hàng trung ương,
sở di có thể trở thành công cụ đảm đương việc điều tiết vĩ mô của Nhà nước là vì
nó có các chức năng :
- Là ngân hàng phát hành
- Là ngân hàng của các ngân hàng
Trang 34- Là ngân hàng của nhà nước.
La ngân hàng phát hành, ngân hàng trung ương nấm toàn bộ việc phát hànhtiền theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền và trở thành trung tâm pháthành tiền của mỗi nước Trước đây trong lịch sử đã tồn tại chế độ phát hành tự đo,với rất nhiều ngân hàng thực hiện việc phát hành Sau đó, do việc nhiều loại tiền
ngân hang của các ngân hàng khác nhau phát hành can trở việc lưu thông hanghóa, thêm vào đó là các hiện tượng lừa đảo trong phát hành, do mối lợi to lớn của
việc phát hành đem lại mà nhà nước phải can thiệp vào nhằm kiểm soát hạn chế sốlượng tiền va từ đó chỉ có một ngân hang được phép phát hành tiền Ngày nay, tất
cả các ngân hàng trung ương đều được xác định là ngân hàng phát hành
Ví dụ, điều 14 Luật về Ngân hàng Liên bang Đức ngày 26/7/1957 quy định :
"Ngân hàng liên bang Đức độc quyền phát hành giấy bac Ngân hàng trong phạm
vi hiệu lực của luật này" điều 5 Dao lat về quy chế của Ngân hàng trung ươngPháp và các hoạt động, sự giám sát các tổ chức tín dụng của nó (ban hành ngày4/8/1993 và sửa đổi ngày 31/12/1993) quy định : "Ngân hàng trung ương có độc
quyền phát hành giấy bạc ngân hàng được xem như người đứng thầu hợp pháp
trong phạm vi chính quốc Pháp"? Hay điều |, đạo luật LX năm 199! về Ngân hàng
quốc gia Hung-ga-ry quy định : "Ngan hàng quốc gia Hung-gary (sau đây gọi là
NBH) là ngân hang phát hành của nước cộng hòa Hung gary" Pháp lệnh Ngân
hàng nhà nước Việt Nam cũng quy định Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất
phát hành tiền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (điều 1) Ngân hàngnhà nước có nhiệm vụ quyền hạn :"tổ chức in, đúc, bảo quản tiền dự trữ , phát
hành, thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ" (điểm 5 điều3), ngoài ra, hoạt động phát hành tiền còn được quy định tại mục II chương IV các
điều từ 33 đến 38
Việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình
hình lưu thông tiền tệ, có nghĩa là làm cho quan hệ tiền - hang thay đổi mặt bang
giá cả thay đổi Mối quan hệ tiền - hàng đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo
những nguyên tắc nghiêm ngặt với các cơ chế phù hợp Trong điều kiện hiện nay,khi mà giấy bạc ngân hàng không được tư do chuyển đổi ra vàng thì khối lượng
giấy bạc không thể tự điều tiết được, doi hỏi ngân hàng trung ương với tư cách
người độc quyền phát hành, phải thực hiện việc kiểm soát điều tiết lưu thông tién
-hàng hợp lý nhằm ổn định giá trị đồng tiền Các nguyên tắc cơ bản của việc pháthành tiền gồm :
' Sách đã dẫn - trang 10
? Sách đã dẫn - trang 33
” sách đã dẫn - trang 47
ao
Trang 35Nguyên tắc thứ nhất : khối lượng tién phát hành phải được bao đảm bằng
kim loại quý (vàng, bạc, v.v ) Nguyên tac này đòi hỏi việc phát hhành tiền vào
lưu thông phải được bảo dam bằng giá trị dự trữ kim nằm trong kho của ngân hing
trung ương Thực tế ở các nước, chế độ phát hành có trữ kim với các mức bảo đảm
khác nhau Ở Anh, theo chế độ phát hành tiên nim 1844 thì nhà nước không quy
định hạn mức tổng khối lượng giấy bạc được phát hành mà chỉ ấn định cho phépngân hàng Anh quốc phát hành lần đầu một khối lượng giấy bạc không cần có baodam bằng vàng là 14 triệu bang Anh (sau đó nâng lên 19,75 triệu bằng Anh nămI913) ngoài mức đó giấy bạc phát hành vào lưu thông phải có 100% vàng bao
đảm Ở Pháp, theo luật năm 1870 quy định khối lượng giấy bạc phát hành lúc đầu
là 1,8 tỷ quan Pháp (đến năm 1913 nâng lên 6,8 tỷ quan) Trong khuôn khổ hanmức đó, Ngân hàng quốc gia Pháp được phép tự điều chỉnh tỷ lệ giữa khối lượng
giấy bạc có dự trữ kim bảo đảm và khối lượng giấy bạc không cần có trữ kim bảo
đảm Ở Mỹ, theo luật năm 1913 đòi hỏi trong tổng số lượng giấy bạc phải có ít
nhất 40% trữ kim, số còn lại được đảm bảo bằng giá trị kỳ phiếu thương mại dongân hàng dự trữ liên bang nắm giữ Nếu trữ kim không bảo đảm mức trến thì phải
nộp thuế số chênh lệch thiếu đó theo tỷ lệ lũy tiến".
Nguyên tắc thứ hai : khối lượng tiên phát hành phải được đảm bảo bằng hànghóa, thể hiện trên mệnh gía kỳ phiếu thương mại Theo nguyên tấc này, chế độphát hành giấy bạc có đảm bảo bằng hàng hóa thông qua cơ chế tín dụng Tiềnđược phát hành trên cơ sở có bao dam bằng giá trị hàng hóa thể hiện trên kỳ phiếuthương mai va các chức từ nợ khác có khả năng hoán chuyển thành tiền theo han
định Đó là tín dụng cuả Ngân hàng trung ương được thực hiện bằng phương pháp
cấp vốn cho các ngân hàng thương mại Nguyên tac phát hành có bao đảm bằnghàng hóa thể hiện trên mệnh giá kỳ phiếu thương mại , thông qua cơ chế tín dụngngân hàng ngày nay trở nên phổ biến vì giấy bạc ngân hàng không còn đổi được ra
vàng Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng vì : thứ nhất, khối lượng giấy bạc pháthành vào lưu thông được xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do nợ tăng trưởngkinh tế đòi hỏi, giấy bạc được bảo đảm bằng giá trị hàng hóa và xác định được thời
hạn quay về nơi xuất phát Thứ hai, tạo khả năng để Ngân hàng trung ương thựchiện kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo mục tiêu ổn định tiền tệ Việc pháthành tiền còn bao hàm cả việc thu đổi các giấy bạc ngân hàng trong lưu thông.Việc thu hồi và đổi giấy bạc trong lưu thông giúp cho các giấy bạc trong lưu thông
dam bảo chất lượng về hình thức (loại trừ các giấy bạc rách nát, biến dang ) mặt
' "Những vấn dé cơ bản về ngân hàng trong nền kinh tế thị trường” - Trung tâm đào tạo và nghiên cứu
khoa học Ngân hàng - Hà Nội 1994, tập Ltrang 79, 80.
34
Trang 36khác nó cho phép ngân hàng trung ương thay đổi lượng giấy bạc có trong lưu
thông Vì vậy, luật của hầu hết các nước đều có quy định về vấn để này
Theo các điều từ điều 33 đến điều 38, pháp lệnh Ngân hàng nhà nước quyđịnh về hoạt động phát hành của Ngân hàng nhà nước thì Ngân hàng nhà nướcViệt Nam được phát hành tiền theo mức do chủ tịch hội đồng Bộ trưởng quyết
định (điều 33), Ngân hàng nhà nước được "quyết định mệnh giá, kích thước, trọng
lượng, hình vẽ và những đặc điểm của tiền giấy và tiền kim loại" (điều 34) "bảo
quản tiền dự trữ phát hành và bảo đảm cung ứng tiền giấy, tiền im loại đáp ứng
như cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế quốc dân” (điều 36) "quy định tiêu chuẩn
phân loại tién rách nát, hư hỏng, thay thế các loại tiền không còn thích hợp; thu
hồi, nhận đổi tiên rách nát, hư hỏng trong quá trình lưu thông" (điều 37) Như vậy,
về mặt nghiệp vụ phát hành tiền do Ngân hang nhà nước dam đương nhưng Ngânhàng nhà nước không được chủ động trong việc phát hành tiền „ việc phát hành
với mức nào là đo chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định (điều 33) Theo chúng
tôi việc phát hành tiền có tác động mạnh mẽ tới khối lượng tiền trong lưu thông,
để cho Ngân hàng nhà nước có thể chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền, cầnquy định sao cho Ngân hàng nhà nước có thể chủ động đưa vào hoặc rút ra khỏilưu thông tiền giấy, tiền kim loại trên cơ sở ổn định giá trị đồng tiên Đồng thời,Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc phát hành tiền
Là ngân hàng của các ngân hàng trung ương nói chung thực hiện chức nang
này thông qua các cơ chế nghiệp vụ sau đây :
- Quan lý tài khỏan và dự trữ tién tệ trên các tài khỏan của các ngân hàngtrung gian
- Cấp tín dụng cho các ngân hàng
- Là trung tâm thanh toán của các ngân hàng
- Thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các ngân hàng
Như chúng ta đã biết các ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mé tới sự vận hành
của nền kinh tế Thông qua ngân hàng trung ương Nhà nước thực hiện việc tácđộng vào nền kinh tế thông qua việc tác động lên các ngân hàng Vì thế hầu hếtluật pháp các nước đều trao cho Ngân hàng trung ương những thẩm quyền để thựchiện vai trò quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng Đáng chú ý là trong khi thựchiện việc quản lý Nhà nước đối với các ngân hàng, Ngân hàng trung ương bêncạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính còn sử dụng đắc lực các biện phápkinh tế nhằm tác động lên "hệ thần kinh của nền kinh tế ” đó là các ngân hàng.Đây cũng là điểm khác biệt về cách thức quản lý của Ngân hàng trung ương so với
35
Trang 37các cơ quan quản lý khác và so với Ngân hàng nhà nước trong cơ chế kế hoạchhóa (Ập trung cụ thể là :
Thứ nhất, thông qua việc quan lý tài khoản và dự trữ tiền tệ của các ngânhàng, Ngân hàng Trung ương nắm được tình hình hoạt động của các ngân hàng.Việc mở tài khoản và duy trì trên đó tiền dự trữ bat buộc được pháp luật quy địnhcho tất cả các ngân hàng Ngân hàng Trung ương thông qua việc thay đổi tỷ lệ dựtrữ bất buộc mà tác động lên hoạt động tín dụng (mở rộng hoặc thu hẹp khả năngcấp tín dụng của các ngân hàng)
Thứ hai, Ngân hàng Trung ương thực hiện việc cấp tín dụng cho các ngân
hàng Một mặt việc cung cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương tạo điều kiệncho các ngân hàng nhận được vốn kịp thời,đáp ứng yêu cầu kinh doanh (nếu thiếunguồn vốn tín dụng này các ngân hàng có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc lâm
vào tình trạng mất khả năng thanh toán) Mặt khác việc cấp tín dụng của Ngânhàng Trung ương được thực hiện thông qua cơ chế chiết khấu, tạo cho Ngân hàng
Trung ương khả năng cung ứng tiền tệ phù hợp với mục tiêu và điều tiết khối
lượng tín dụng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ
Thứ ba, do nhu cầu thanh toán của các ngân hàng với nhau xuất phát từ nhucầu thanh toán của khách hàng của họ đồi hỏi phải có một trung gian làm nhiệm
vụ thanh toán giữa các ngân hàng Ngân hàng Nhà nước đảm đương việc thanh
toán giữa các ngân hàng Việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt có tác độnggián tiếp tới khối lượng tiền đo làm tăng hoặc giảm vòng quay của nó Ngân hàng
Nhà nước vừa đứng ra làn trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng thông qua đó
kiểm soát và điều hòa lưu thông tiền tệ thúc đẩy lưu thông hàng hóa kiểm chế lạm
- Ban hành các quy định đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ
-Thanh tra, kiểm tra để dam bao an toàn sự hoạt động và ổn định của cácngân hàng bảo vệ lợi ích quốc gia và những người gửi tiền
- Xử lý các vi phạm đối với các ngân hàng
Nhằm tạo cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò ngân hàng
của các ngân hàng, pháp lệnh đã quy định những nội dung phù hợp bước đầu cho
phép Ngân hàng Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính lẫn kinh tế để thực
hiện chức năng quan lý của mình Cũng chính vì có các quy định này, mà cho
36
Trang 38phép khẳng định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo pháp lệnh này đang chuyển
sang đảm đương vai trò của một Ngân hàng Trung ương trong điều kiện nền kinh
tế thị trường Cu thể là: điều 3 về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
tại điểm 3 quy định Ngân hàng Nhà nước "thực hiện vai trò ngân hàng đối với các
tổ chức tín dụng" Để Ngân hàng Nhà nước thực hiện được nhiệm vụ này pháp
lệnh quy định các thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước trong "quan hệ với các tổ
chức tin dung" (mục III chương IV- các điều từ điều 39 đến 47) với các nội dung:
- Quản lý tài khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng (điều 40)
- quản lý dự trữ bat buộc và các quỹ khác (điều 44, 45)
- Cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng (điều 41, 42)
- Quản lý lãi suất (điều 43), quy định giới hạn nghiệp vụ hoa hồng, lệ phí(điều 46)
- Tổ chức thanh toán (điều 47)
- Cấp giấy phép hoạt động, kiểm tra của tổ chức tín dung trong việc chấphành pháp luật về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và ngân hàng, thi hànhcác biện pháp an toàn nhằm đảm bảo khả năng chỉ trả, đầy đủ kịp thời theo yêucầu của khách hàng của các tổ chức tín đụng (điều 39)
Qua thực tiễn 5 năm thực hiện pháp lệnh, Ngân hàng Nhà nước đã từng bướcthực hiện tốt nhiệm vụ này, đảm đương chức năng là ngân hàng của các ngânhàng Tuy nhiên, do pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệmnước ngoài, việc làm thử để chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp mới chỉ qua
một thời gian ngắn cho nên để cho Ngân hàng Nhà nước có cơ sở làm tốt nhiệm
vụ này cần phải xem xét và hoàn thiện một số nội dung, trong đó đáng chú ý là:
Thực hiện chức năng là ngân hàng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà
nước cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng để tạo thuận lợi cho các tổ chức nàykinh doanh thuận lợi nhưng điều quan trọng nhất là thực hiện việc cung ứng tiềncho lưu thông và kiểm soát và kiểm soát tiền tệ thông qua kiểm soát tín dụng.Theo truyền thống việc cấp tín dụng được thực hiệ bằng phương pháp tín dungchiết khấu và tái chiết khấu Nhưng do Việt Nam chưa có thị trường vốn, không cóluật về hối phiếu, chứng khoán Số lượng chứng phiếu lưu thông mới xuất hiện với
số lượng ít như trái phiếu, tín phiếu kho bạc cho nên hạn chế khả năng cấp tíndụng bằng phương pháp chiết khấu, tái chiết khấu Thực tế Ngân hàng Nhà nướctiến hành việc cung ứng tiền cho lưu thông bằng cách cho vay các loại sau đây đốivới các tổ chức tín dụng:
37
Trang 39+ Cho vay bổ sung ngồn vốn tín dụng ngắn hạn Đây là hình thức tài trợ vốn
theo kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước phân phối cho các ngân hàng quốc
doanh
+ Cho vay chiết khấu trái phiếu kho bac và "chiết khấu" các khế ước mà các
tổ chức tín dụng cho các khách hàng vay chưa đến hạn trả
+ Bằng các hình thức cho vay này tạo khả năng bơm đủ tiền cho lưu thông
nhưng có hạn chế là không đúng với nghiệp vụ cấp vốn truyền thống(là chiết khấu
và tái chiết khãu)không phù hợp với nguyên tắc phát hành phải được đảm bảo bằnghàng hóa thể hiện trên kỳ phiếu thương mại Việc "chiết khấu" các khế ước chovay của các tổ chức tin dụng là không đúng với bản chất của nghiệp vu này vi tíndụng chiết khấu dựa trên cơ sở sự chuyển nhượng trái quyền trong khi các khế ước
cho vay không phải là thứ tự do chuyển nhượng Do không thể sử dụng phương
pháp cấp vốn tín dụng phù hợp cho nên để kiểm soát khối lượng tín dụng Ngân
hàng Nhà nước phải sử dụng một công cụ mang tính chất hành chính đó là hạn
mức tín dụng Nhược điểm của công cụ này là gây khó khăn cho các Ngân hàngThương mại tạo nên tình trạng ứ đọng vốn của các ngân hàng này trong khi cácdoanh nghiệp thiếu vốn mà không vay được
- Là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thanh
tra đối với các tổ chức tín dụng nhưng các quy định về thanh tra Ngân hàng Nhà
nước tỏ ra không phù hợp (sé dé cập trong phần tổ chức Ngân hàng Nhà nước đướiđây) Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này
Biểu hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương trong pháp lệnh, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam là ngân hàng của Nhà nước Như chúng ta đã biết từ lâu các
Nhà nước đã nam lấy Ngân hàng Trung ương biến nó thành ngân hàng của mình
thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích quốc gia Là ngân hàng của Nhà nước , theo phápluật, Ngân hàng Trung ương thực hiện các dịch vụ tiền tệ, tín dụng cho Nhà nước
vì lợi ích quốc gia gồm các nghiệp vụ chủ yếu như:
- Mở tài khoản nhận và trả tiền gửi Kho bac Nhà nước
- Tổ chức thanh toán cho Kho bạc Nhà nước trong quan hệ thanh toán liên
hàng
- Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại tệ và vàng
- Tam ứng cho ngân sách trong những trường hợp cần thiết.
- Cố vấn cho Nhà nước về tài chính tiền tệ và đại điện cho Nhà nước tại các
tổ chức tài chính quốc tế
Là ngân hàng của Nhà nước, Ngân hàng Trung ương có vốn thuộc sở hữuNhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tên gọi và các quy định trong pháp
Trang 40lệnh thể hiện đầy đủ là ngân hàng của Nhà nước Chức năng là ngân hàng của Nhànước thể hiện qua các nhiệm vụ quyền hạn ghi tại điều 3 pháp lệnh gồm:
I- Tham gia xây dựng chiến lược , kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cácchính sách liên quan đến hoạt động tiền tệ; xây dựng các dự án pháp luật về tiền
tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và ngân hàng
2 - Ban hành các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của mình về tiền tệ, tíndụng, thanh toán,ngoạt hối và ngân hàng
3 - Nhận và trả tiền gửi của Kho bac Nhà nước, của các cơ quan nước ngoài
và tổ chức quốc tế, cho ngân sách vay khi cần thiết
4 - Quan lý Nhà nước về ngoại tệ và vàng, lập cán ca thanh toán quốc tế, thực
hiện các nghiệp vụ hối doai, kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế
5 - Bao quan dự trữ Nhà nước về ngoại tệ và vàng
6 - Trực tiếp hoặc được ủy nhiệm kí kết các điều ước quốc tế về tiền tệ, tin
dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng
7 - Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tiền tệ, tín dụng, ngân hàng quốc
tế
8 - Thanh tra các tổ chức tín dụng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ,tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng.
9 - Tổ chức đào tạo nghiệp vụ ngân hàng
(Xem các điểm 1, 2, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 điều 3 pháp lệnh)
Thẩm quyền của Ngân hang Nhà nước khi thực hiện chức năng là Ngân hàngcủa Nhà nước thể hiện qua các nhiệm vụ quyển hạn nêu trên và được phân địnhtương đối rõ trong mục I chương IV về "Quan hệ với Bộ tài chính” nhìn chungtheo luật ngân hàng các nước đều quy định Ngân hàng Trung ương phải thực hiệncác nghiệp vụ vì lợi ích Nhà nước và hoặc là tư vấn (hoặc là liên kết với) Chính
phủ trong khi thực hiện các chính sách kinh tế Điều mà người ta lo ngại nhất là
Nhà nước có thể lạm dụng Ngân hàng Trung ương đặc biệt trong việc cấp tín dụng
cho Chính phủ hay các cơ quan chính quyền Nhà nước Vì thế, luật ngân hàng hầuhết các nước đều có quy định nằm hạn chế sự lạm dụng này.Pháp lệnh Ngân hàngNhà nước được ban hành trong lúc nước ta đang đứng trước tình trạng lạm phát phi
mã, trước đó,việc phát hành tiền để bù đấp các thiếu hụt ngân sách đã được sử
dụng và góp phần làm gia tăng lạm phát Vì vậy, pháp lệnh đã giành một phần nội
dung quan trọng quy định tương đối 16 quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ
tài chính mà thực chất là quan hệ với ngân sách Nhà nước, cụ thể hóa chức năng làngân hàng của Nhà nước Đó là các quy định từ điều 26 đến điều 32 của pháp lệnhvới nội dung: