1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

181 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 37,81 MB

Nội dung

Luật Doanh nghiệp quy định thêm các mô hình công ty mới Luật Doanh nghiệp hoàn thiện một cách căn bản cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phầ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẤN NGỌC LIÊM

HOAN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CAC LOAI HÌNH

CONG TY TRONG NEN KINH TẾ THỊ TRUONG VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế k

Mã số : 5.0815 [— JÀNG! |

ray VILA GIAO VIEN

| cox AVA got LUẬN AN TIẾN SĨ LUAT HOC

Người hướng dan khoa học : 1 TS Dương Dang Huệ

2 PGS -TS Nguyễn Như Phát

HÀ NỘI - 2002

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong

luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Ngọc Liêm

Trang 3

Công ty - sản phẩm tất yếu của kinh tế thị trường

Sự hình thành và phát triển của pháp luật về công ty ở Việt Nam

Chương 2: LUẬT DOANH NGHIỆP - MỘT BƯỚC PHÁT TRIEN

MỚI CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY Ở NƯỚC TA.

Luật Doanh nghiệp hoàn thiện cơ chế thành lập và đăng ký

kinh doanh đối với công ty

Luật Doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý để tự do hóa hoạt động

kinh doanh của công ty

Luật Doanh nghiệp quy định thêm các mô hình công ty mới

Luật Doanh nghiệp hoàn thiện một cách căn bản cơ cấu tổ chức và

cơ chế quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty

cổ phần

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUÁ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Hoàn thiện chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh

Hoàn thiện chế độ pháp lý về cấp giấy phép kinh doanh

Hoàn thiện các quy định về tổ chức nội bộ của công ty

Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho việc chuyển đổi doanh nghiệp

nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

-xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

27 47

145

167 172

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tai

Kinh tế thị trường, dù có tồn tại dưới hình thức nào chăng nữa thì cũng

có những điểm chung, đặc trưng cho nó Một trong số những điểm chung đó

là sự tồn tại nhiều loại hình chủ thể kinh doanh với các nguyên tắc tổ chức,

quản lý, hoạt động khác nhau Tính đa dạng của chủ thể kinh doanh này,

một mat, là sản phẩm của chế độ đa sở hữu, của quyền tự do kinh doanh,

mặt khác, lại là tiền dé cho sự ra đời và vận hành của các nguyên tắc khácnhư nguyên tac tự chịu trách nhiệm, nguyên tac tự do cạnh tranh trong

khuôn khổ pháp luật v.v Nhận thức được ý nghĩa của đặc trưng này, những

năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp để

không những hoàn thiện địa vị pháp lý của các doanh nghiệp đã có trong nền

kinh tế kế hoạch hóa tập trung như doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã,

mà còn tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh khác được tự do thành lập

và hoạt động.

Một trong những công việc đầu tiên mà Nhà nước ta đã thực hiện

để xây dựng nền kinh tế đa thành phần sở hữu, đa chủ thể kinh doanh là việc

ban hành Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990

Cuối năm 1999, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các công ty ra đời và

hoạt động, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Doanh nghiệp mà thực chat làLuật về các loại hình công ty Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp thì

pháp luật về công ty ở nước ta đã bước sang một thời kỳ phát triển mới,

phù hợp hơn với thực tiễn của đất nước và với thông lệ quốc tế Việc chỉ mới

qua 2 năm thi hành Luật Doanh nghiệp mà đã có 29.724 doanh nghiệp mớiđược dang ký kinh doanh với số vốn đầu tư khoảng 33.000 tỷ đồng [2, tr.4],

là một minh chứng rất thuyết phục về sự cần thiết cũng như tác dụng to lớn

mà Luật Doanh nghiệp đã mang lại cho đời sống kinh tế đất nước

Trang 5

Tuy nhiên, Nhà nước cũng như giới doanh nhân chưa thể bằng lòng với

những gì đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp cũng như với những gi

đã đạt được trong thực tiên thi hành nó Hiện nay, đang có một số hiện tượngtiêu cực xảy ra trong quá trình đăng ký kinh doanh cũng như trong quá trìnhhoạt động của các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng nhưđăng ký trụ sở doanh nghiệp nhưng không có thật; không tìm thấy trụ sở

hoặc doanh nghiệp không có mặt tại trụ sở đã đăng ký; người thành lập

doanh nghiệp vi phạm các điều kiện về nhân thân; đăng ký khống vốn củadoanh nghiệp v.v [2,tr.5] Vì vậy, đã có không ít người cho rang, cần phải

“xiết lại” các quy định của Luật Doanh nghiệp Quan điểm này đúng, sai thếnào, có thé chấp nhận được hay không, đó là những vấn dé mà mọi người,

trước hết là các luật gia, cần phải có câu trả lời kịp thời và chính xác Mặtkhác, không phải bản thân Luật Doanh nghiệp đã hoàn thiện đến mức không

có gi cần phải sửa đổi, bổ sung Qua nghiên cứu nội dung của Luật và qua

hơn 2 năm thực hiện đã cho thấy, mặc dù được coi là một bước phát triển cao

của hoạt động lập pháp về công ty, nhưng Luật Doanh nghiệp vẫn còn không

ít khiếm khuyết cần phải được tiếp tục hoàn thiện Tóm lại, thực tiễn thi hành

cũng như bản thân nội dung của Luật Doanh nghiệp đang đặt ra cho giới luậtgia nhiều việc phải làm liên quan đến công ty và pháp luật về công ty Vì vậy,

tôi đã mạnh dạn chon vấn dé "Hoàn thiện pháp luát về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" làm dé tài Luận án tiến

sĩ Luật học nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giải quyết

những vấn đề mà thực tiễn và lý luận về công ty đang đặt ra hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Theo chúng tôi, pháp luật về công ty ở nước ta đã có 3 giai đoạn

nghiên cứu cơ bản

Giải đoạn thứ nhất là giai đoạn trước ngày Miền Nam hoàn toàn

giải phóng (trước năm1975) Ở giai đoạn này, pháp luật về công ty được

Trang 6

nghiên cứu chủ yếu ở Miền Nam và tác phẩm có giá trị tham khảo nhất là

cuốn “Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải” do Lê Tài Triển chủ biên, được

xuất bản nam 1973 tại Nhà xuất ban Kim lai Ân quán, số 3 Nguyễn Siêu.

Giai đoạn thứ hai được bat đầu từ năm 1990, tức là từ khi Luật Công ty

được Quốc hội nước ta ban hành Các công trình nghiên cứu về pháp luậtcông ty trong giai đoạn này, một mặt, đã góp phần làm sáng tỏ nhữngnội dung chủ yếu của Luật Công ty, mặt khác, đã tìm kiếm những giải pháp,

nhất là các giải pháp pháp lý để khắc phục những yếu kém của pháp luật

công ty thời đó.

Theo chúng tôi, trong số các tác phẩm tổng kết thực tiễn va lý luận

có giá trị nhất của thời kỳ này phải kể đến công trình nghiên cứu củaViện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương xuất bản năm 1998 với nhan đề:

“Đánh giá tổng kết Luật Công ty và kiến nghị những định hướng sửa đổichủ yếu” Tại tác phẩm này, bên cạnh việc phân tích những điểm yếu kém,khiếm khuyết của Luật Công ty và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập thể

tác giả đã đề xuất được khá nhiều các giải pháp nhằm hoàn thiện một cách

cơ bản pháp luật về công ty ở nước ta

Giai đoạn thứ ba được bắt đầu từ sau khi Quốc hội nước ta ban hành

Luật Doanh nghiệp năm 1999, Có thể nói, chỉ mới sau 2 năm thi hành nhưng

đã có không ít công trình nghiên cứu về nội dung pháp lý cũng như ý nghĩathực tiễn của Luật này

Đánh giá một cách khái quát thì có thể nói rằng, các công trình nghiên

cứu trong giai đoạn thứ ba này đã đạt được nhiều thành tựu đáng ké.Cu thể là,

thứ nhất, đã làm sáng tỏ các nội dung mới, tiến bộ của Luật Doanh nghiệp

so với các quy định cũ; thw hai, đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin

phong phú về việc thành lập và hoạt động của các loại hình công ty mới,

thông qua đó, khẳng định tác dụng to lớn của Luật Doanh nghiệp trong

thực tiễn và /hứ ba, đã bước đầu phát hiện được một số khiếm khuyết của

Luật Doanh nghiệp và kiến nghị các giải pháp thích hợp để khác phục.

Trang 7

Tuy nhiên, nghiên cứu nội dung của các công trình này cho thấy,tình hình nghiên cứu về công ty và pháp luật về công ty hiện nay vẫn còn

nhiều mặt yếu kém can phải được khắc phục Một trong số những yếu kém

đó là các công trình trước đây chưa đi sâu nghiên cứu để giải quyết một cách

đồng bộ các vấn đề liên quan đến công ty và pháp luật về công ty, mà mỗicông trình chỉ đi sâu giải quyết một hoặc một số vấn đề đơn lẻ Hậu quả là,cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ,

có hệ thống pháp luật về công ty và các bộ phận pháp luật khác có ảnh hưởng

đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của công ty

Hy vọng ràng, Luận án này sẽ là công trình khoa học góp phầnkhác phục các khiếm khuyết trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễnlập pháp về công ty ở nước ta

3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của luận án là, trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống

và đầy đủ các tiền đề kinh tế, xã hội cho sự ra đời và hoạt động của công ty,

trên cơ sở phân tích các quy định mới trong Luật Doanh nghiệp có liên quan

đến công ty cũng như thực tiễn áp dụng chúng trong thời gian 2 năm qua,

tác giả sẽ dé xuất một số kiến nghị để không những hoàn thiện pháp luật về

công ty mà còn hoàn thiện cả các bộ phận pháp luật khác có liên quan nhằm

tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho việc thành lập và và hoạt động của các

loại hình công ty ở nước ta

Để đạt được mục đích này, Luận án phải hoàn thành một số nhiệm vụ

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phải lý giải được một cách đầy đủ hơn và có hệ thống hơn

những gì mà các công trình trước đây đã nghiên cứu nhưng chưa du độ sâu

can thiết về những tiền đề kinh tế, xã hội làm cho công ty ra đời và phát triển.

Thứ hai, Luận án không chỉ phải nghiên cứu một cách đầy đủ cácquy định pháp luật hiện hành về công ty, mà còn phải tìm hiểu sức sống và

Trang 8

hiệu lực của chúng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh Có tìm hiểu pháp luật

về công ty trong văn bản và pháp luật về công ty trong thực tiễn như vậy thì

mới có đủ căn cứ để hoàn thành tiếp các nhiệm vụ khác, trong đó có nhiệm vụ

thứ ba rất quan trọng sau đây

Thu ba, như đã trình bày ở trên, Luật Doanh nghiệp tuy là một

công trình lập pháp đồ sộ về quy mô, hiện đại và thông thoáng về nội dung

đổi mới nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định Vì vậy,nhiệm vụ thứ ba rất quan trọng của luận án này là phải đề xuất được một số

kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn

cho việc thành lập và hoạt động của các loại hình công ty.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Về doi tượng

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận chung về

công ty, pháp luật về công ty và các vấn đề phát sinh từ thực tiễn thi hành

Luật Doanh nghiệp nói chung và pháp luật về công ty nói riêng

Về phạm vi nghiên cứu

Công ty, pháp luật về công ty và việc hoàn thiện nó là những vấn đề rất

phức tạp không những về mặt lý luận mà còn cả về mặt thực tiễn Để phù hợp

với tên gọi của Luận án thì tác giả phải xử lý rất nhiều loại công việc khácnhau, từ việc nghiên cứu các tiền đề kinh tế, xã hội của việc hình thành

công ty trên thế giới đến lịch sử ra đời và phát triển của công ty ở nước ta;

từ việc phân tích pháp luật về công ty trong quá khứ đến pháp luật về công tyhiện hành; từ việc phát hiện các yếu kém của pháp luật về công ty đến việc

đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện nó Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu

là có mức độ, nên đề tài đã không thể giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh

Ví du, pháp luật về công ty ở Việt Nam, theo quan niệm của tác giả không chỉ

bao gồm các quy định về công ty trong Luật Doanh nghiệp mà còn cả

các quy định về công ty hóa dưới 2 hình thức là cổ phần hóa doanh nghiệp

Trang 9

nhà nước (Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998) va

chuyển các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu han một thành viên

(Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 8 tháng II năm 2001) Tuy nhiên, do

pháp luật về cổ phần hóa đã được nhiều công trình nghiên cứu, do đó Luận ánkhông dành sự quan tâm đặc biệt về vấn đề này mà chỉ đi sâu nghiên cứu

hình thức thứ hai của công ty hóa vừa mới được pháp luật phi nhận trong

Nghị định 63/2001/NĐ-CP kể trên mà thôi

5 Cư sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của Luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin,

và đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vai trò tích cực của pháp luật

đối với đời sống kinh tế, về tính phụ thuộc của pháp luật vào các điều kiện

khách quan, nhất là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được tác giả

vận dụng như là những tư tưởng chủ đạo khi nghiên cứu, giải quyết các

vấn đề mà Luận án đề cập đến

Khi xử lý các vấn đề thuộc nhiệm vụ của Luận án, tác giả không chỉ

dựa vào cơ sở lý luận chung như vừa nêu trên mà còn căn cứ vào những

phương pháp nghiên cứu cụ thể đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn

Trong số các phương pháp đó, đáng lưu ý nhất là phương pháp phân tích,

phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp Nhờ có phương pháp phântích mà các vấn đề nêu ra đều được mổ xẻ, xem xét trên nhiều góc độ

để tìm ra bản chất đích thực của nó Nhờ phương pháp so sánh mà tác giả đã

làm rõ được những ưu việt của Luật Doanh nghiệp năm 1999 so với quy địnhcủa Luật Công ty năm 1990 và cuối cùng, nhờ vận dụng có kết quả

phương pháp tổng hợp mà từ nhiều hiện tượng tồn tại một cách biệt lập, lẻ tẻ,

Luận án đã khái quát thành những kết luận có tính chất quy luật chung

cho sự ra đời và phát triển của công ty và pháp luật về công ty ở nước ta

Trang 10

6 Những đóng góp mới của luận án

Luận án này được viết trên cơ sở tham khảo thành tựu khoa học củarất nhiều công trình của những người đi trước Tuy nhiên, với tư cách là một

công trình khoa học, Luận án có những điểm mới, sáng tạo chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, Luận án đã phân tích được sâu hơn so với các công trình

nghiên cứu trước đây về một quan điểm, theo đó, công ty chỉ có thể ra đờitrong một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người khi mà trong

lòng xã hội ấy đã phát sinh và hội đủ những tiền đề kinh tế, xã hội nhất định

Thứ hai, Luận án đã lý giải được tại sao ở Việt Nam ta trước khi Luật

Doanh nghiệp có hiệu lực, thì công ty lại không thể hình thành và phát triểnmột cách thuận lợi được.

Thứ ba, Luận án đã bằng các quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp

và các văn bản hướng dẫn thi hành mà khẳng định được rằng, Luật Doanhnghiệp là một bước phát triển cao của pháp luật về công ty ở nước ta so với

bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử pháp luật về công ty ở Việt Nam từ trướcđến nay

Thư tư, Luận án đã đưa ra được một quan niệm mới về pháp luật

về công ty ở nước ta Theo tác giả thì pháp luật về công ty của Việt Nam

không thể chỉ bao gồm các quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của các loại hình công ty được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản

hướng dẫn thi hành, mà còn bao gồm cả các quy định về công ty hóa dưới hai

hình thức là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội

thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quan điểm này có

tác dụng thực tiễn to lớn, ở chỗ, nếu nó được chấp nhận thì khi hoàn thiện

pháp luật về công ty, chúng ta không thể chỉ quan tâm hoàn thiện một

bộ phận của nó mà phải quan tâm hoàn thiện ca các bộ phan cấu thành khác

của pháp luật về công ty

Trang 11

Thứ năm, Luận án đã phát hiện được nhiều khuyết nhược điểm trong

pháp luật hiện hành làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và hoạt độngcủa công ty, nhất là trong chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh, trong chế độ

cấp giấy phép kinh doanh, trong mô hình tổ chức quản lý của các loại hìnhcông ty và cuối cùng, trong pháp luật về công ty hóa

Thứ sáu, trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn đất nước cũng như của

hội nhập quốc tế và khu vực, Luận án đã đề xuất được một số kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật về công ty và các lĩnh vực pháp luật khác để tạo

điều kiện tốt hơn cho các công ty ở nước ta ra đời và hoạt động

7 Ý nghĩa của luận án

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa tham khảo trong việc

hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường

Ở nước ta

Kết quả nghiên cứu còn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo

và trong việc biên soạn giáo trình cũng như việc nghiên cứu giảng dạy vềcông ty tại các cơ sở đào tạo đại học và chuyên ngành Luật kinh tế trong

phạm vi cả nước

§ Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luan án

gồm 3 chương 10 tiết

Trang 12

Chương INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ CÔNG TY VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY

1.1 CÔNG TY- SAN PHẨM TẤT YẾU CUA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Những tiên đề cho sự ra đời của công ty

Trải qua hang thế ký, trí thông minh của nhân loại đã góp phần tao lập

và hoàn thiện để có được những tổ chức kinh doanh hoàn hảo như ngày các loại hình công ty, nhất là công ty cổ phần

nay-Xuất hiện trước tiên trên thương trường của lịch sử loài người là cácdoanh nhân táo bạo, trong hàng quý tộc hoặc trong giới trung lưu ham muốn

làm giàu Họ lập xưởng sản xuất trong nước, cạnh các pháo đài của vua chúa

hoặc lập thương thuyền di sang các nước láng giéng ven biển Chính các

tư doanh tiên phong này đã mở đường cho kinh doanh lớn hình thành và

phát triển

Nhưng rồi công việc kinh doanh lớn rộng dan, đòi hỏi vốn nhiều hơn,

vượt quá khả năng tài sản của gia đình họ Trong khi đó, họ phải lập xưởngsản xuất lớn, phải đóng thương thuyền có thể đi từ Âu châu sang Ân Độ.

Một người không đảm đương nổi nên hai hay nhiều doanh nhân phải kết hợp

lại với nhau, và từ đó xuất hiện các công ty hợp danh với tư cách là một

hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử Theo hình thức công ty này

thì họ đưa tên tuổi của họ ra làm tin, đưa toàn bộ sản nghiệp của họ ra làmbảo đảm cho công chúng, và như vậy, họ bằng lòng chịu trách nhiệm vô hạn

với các chủ nợ của mình

Dần dà, những thất bại trong kinh doanh đã gây xáo trộn cho biết bao

gia đình vì phải chịu trách nhiệm vô hạn - diéu rất xa lạ và không thể

chấp nhận được đối với giới thượng lưu quý tộc đương thời Vì thế, xuất hiệnnhững công ty, trong đó, bên cạnh một số thành viên chịu trách nhiệm vô hạn,

Trang 13

có những người bỏ vôn lớn nhưng không muốn chịu trách nhiệm vô hạn.

Người ta đã gọi những công ty này là công ty hợp vốn đơn giản, bao gồm

những nguoi nhán vốn chịu trách nhiệm vô han và những newoi góp? vốn chịu

trách nhiệm hữu hạn.

Để mở rộng thêm quy mô của công ty, họ giảm nhẹ phần vốn góp

thành cổ phần để nhiều người thuộc giới trung lưu cũng có thể tham gia được

vào công ty Như vậy, xuất hiện một dạng công ty mới là Công ty hợp vốn

cổ phần

Về sau, mọi người đều thấy giải pháp trách nhiệm hữu han dé chịu, nên

xuất hiện những công ty, trong đó, tất cả các thành viên chỉ chịu trách nhiệmdén hết phân vốn góp của mình Đó chính là công ty trách nhiệm hữu hantồn tại cho đến ngày nay và ngày càng chiếm ưu thế trên thương trường.Loại công ty này đối nghịch với công ty hợp danh nhưng lại giống công ty

hợp danh về số ít người tham gia Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ hoạt động

với một số ít thành viên, am hiểu nhau, và để bảo vệ sự “am hiểu nhau” này,

họ phải hy sinh nhiều cơ hội tảng vốn để có thể làm ăn lớn.

Khác phục hạn chế của công ty trách nhiệm hữu hạn trong việc tăng

vốn, một số sáng lập viên đã mạnh dạn gọi vốn rộng rãi trong công chúng

bang cách thông báo cổ phần cho tất cả những ai muốn mua Kết quả là,xuất hiện công ty cổ phần - một loại hình công ty mới với một loạt các ưu thế

mà các công ty khác không có được.

Vấn đề đặt ra là, tại sao công ty lại xuất hiện mà lại chỉ xuất hiện trong

nên Kinh tế thị trường [41,tr.148] Nghiên cứu quá trình hình thành và

phát triển của các loại hình công ty, các nhà khoa học đã cho răng, những

lý do (tiền để) cơ bản cho sự ra đời của công ty là như sau:

Thứ nhất, công ty ra đời là do nhu cầu làm ăn ngày càng lớn của các

thương nhân Như đã trình bày ở trên, trong các thương nhân, thì thương nhân

Trang 14

là thể nhân xuất hiện trước các thương nhân là pháp nhân (mà chủ yếu là các

công ty) Sở di có hiện tượng này là vì khởi thủy, việc buôn bán do từng

cá nhân thực hiện một cách riêng rẽ Sự làm ăn riêng lẻ này, suy cho cùng,

là do sự yếu kém của lực lượng sản xuất trong xã hội Tuy nhiên, sau này,

cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với nhu cầu mở rộng phạm vikinh doanh cả về quy mô vốn lẫn phạm vi hành nghề theo lãnh thổ nên từngngười không thể bằng sức lao động cuả mình và bằng số vốn ít ỏi của

mình mà có thể phát triển sản xuất, đưa sản xuất lên quy mô lớn được.Muốn làm được điều này, người ta phải hùn vốn với nhau, tích tiểu thành đại,

“góp gió thành bão” và hình thức pháp lý phù hợp nhất của sự góp vốn đó

chính là công ty.

Thứ hai, sự xuất hiện của công ty gắn liền với sự cạnh tranh trênthương trường Điều này lý giải tại sao trong nền kinh tế tự cung, tự cấp vànền kinh tế kế hoạch hóa tập trung như ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây

đã không có và không thể có công ty Chính vì có sự cạnh tranh, chính vì

nhu cầu phải chiến thắng để không bị thua cuộc mà các thương nhân phải có

khả năng to lớn về mặt tài chính Một người, một gia đình rõ ràng là không

thể có đủ thực lực kinh tế để có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh của mìnhtrên thương trường Vì vậy, để có khả năng đó, họ phải liên kết lại với nhau,hùn vốn với nhau để thành lập doanh nghiệp có quy mô lớn dưới hình thức

pháp lý gọi là công ty Như vậy, ngoài lý do thứ nhất là nhu cầu làm ăn lớn,

lý do thứ hai để hình thành công ty chính là sự cạnh tranh khốc liệt trên

thương trường.

Thứ ba, một lý do nữa làm cho công ty phải hình thành như một tất yếukhách quan là nhu cầu chia xẻ rủi ro của các nhà kinh doanh Như mọi người

đã biết, kinh doanh chứa đựng rất nhiều rủi ro Rủi ro do nhiều nguyên nhân

chủ quan, khách quan gây ra Về khách quan, có nguyên nhân bất khả khángnhư chiến tranh, thiên tai, bãi công, đình công của người lao động

Trang 15

Về chủ quan thì nguyên nhân có thể là sự yếu kém trong công tác điều hànhcủa người quản lý, sự không năm bắt được những thay đổi bất thường của

thị trường v.v

Trước một môi trường kinh doanh ngày càng được quốc tế hóa với

nhiều khả năng có thể xảy ra nhưng rất khó dự đoán thì các nhà doanh nghiệp

ít kinh nghiệm, trình độ quản lý kém thường rất khó tránh khỏi việc ra nhữngquyết định sai lâm và hậu quả là họ phải gánh chịu những thiệt hai to lớn về

tài sản.

Tóm lại, rủi ro là một tồn tại khách quan trong kinh tế thị trường Đã córủi ro thì quy luật là nhà đầu tư muốn tránh nó càng được nhiều thì càng tốt

Vấn đề là ở chỗ, tránh rủi ro bằng cách nào và như thế nào? Có rất nhiều

phương cách và chính sự ra đời của công ty với chế độ trách nhiệm hữu hạn

của nó cũng là một phương cách giúp các nhà đầu tư tránh được một phần nào

rủi ro này Nếu kinh doanh một mình dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân thì

nhà đầu tư “được ăn cả, ngã về không”, tức là khi có lợi nhuận thì một mình

nhà đầu tư hưởng, nhưng khi thất bại, phá sản, thì chính họ cũng chỉ một

mình phải chịu trách nhiệm tài sản với các bên có liên quan bảng toàn bộtài sản thuộc quyền sở hữu của mình, tức là phải chịu trách nhiệm vô hạn với

bên ngoài Tuy nhiên, các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm như vậy, không muốn phải trắng tay khi hoạt động kinh doanh bi đổ vỡ Vì vậy, họ đã

nghĩ ra một phương châm là “bỏ trứng vào nhiều gio" [25, tr.11] Trứng ở

đây là tài san; giỏ ở đây là các công ty Nha đầu tu hùn vốn vào nhiều công ty, tham gia vào nhiều công ty và họ tin rằng, khi công ty này lỗ thì sẽ

có công ty khác lãi Và như vậy, họ không bao giờ có thể sạt nghiệp, trắng tay

được vì sự bấp bênh của việc kinh doanh trong nền kinh tế cạnh tranh

khốc liệt và day rủi ro

Thứ tư, một trong những đặc điểm của kinh tế thị trường là sự phát triển

nhanh của các hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế là hoạt động vì lợi nhuận,

Trang 16

do đó, chủ thể tiến hành nó luôn luôn sáng tạo, luôn luôn cố gáng tìm ra

những phương pháp hành nghề mới, những lĩnh vực hoạt động mới có thể

dem lại lợi nhuận nhanh va cao hơn so với các lĩnh vực cũ mà họ đang đầu tư.

Nói cách khác, nhà kinh doanh có một nhu cầu rất chính đáng là khi cần thì

có thể rút vốn ở nơi này để chuyển sang đầu tư ở nơi khác Muốn làm được

điều này thì hình thức thuận tiện nhất sẽ là công ty mà không thể là bất cứhình thức tổ chức sản suất kinh doanh nào khác Nhờ có công ty, nhất là

hình thức công ty cổ phần với đặc điểm cơ bản của nó là sự tự do mua bán

cổ phiếu, mà nhà đầu tư (cổ đông) bất cứ khi nào cũng có thể bán phần vốncủa mình ở công ty này cho người khác để lại có tiền mà đầu tư vào ngành

nghề khác với khả năng thu được lợi nhuận cao hơn từ đồng vốn của mình

Như vậy, có thể nói, lý do khách quan thứ tư dẫn đến sự hình thành các

công ty ở các nước tư bản chủ nghĩa chính là những thuộc tính rất có ích của

bản thân công ty, mà một trong số đó chính là khả năng rút vốn ra một cách

dễ dàng Điều này cũng đã được chứng minh băng sự tồn tại một cách hết sức

rộng rãi, phổ biến của các loại hình công ty, nhất là công ty đối vốn ở các

nước tư bản chủ nghĩa

1.1.2 Đặc điểm của công ty và các loại hình công ty

a) Đặc điểm của công ty

Khi nhiều người hợp lại để cùng góp sức thực hiện một nguyện vọng,

một công việc gì, hay thỏa mãn một sở thích gì, sự liên kết ấy, trong ngôn

ngữ thông thường, được coi là lập hội Mục đích của việc lập hội có thể rất khác nhau: ngoài những hội được lập ra với một mục đích cụ thể như bảo vệ

quyền lợi của nghề nghiệp, hoặc những hội theo đuổi một mục đích luân lý,

như bảo vệ phong tục tập quán mà ở đâu cũng có, 0 Âu Mỹ còn có những hộithật bất ngờ đối với người Việt Nam như: hội những người sành ăn, hội nhữngngười hói đầu, hội những người mập trên 100 ký v.v Những hội này

không có mục đích sinh lời, kiếm lãi và do đó, không chịu sự chi phối của

Trang 17

Luat Thương mại, mà chịu sự chi phối của Luật Hành chính thuộc công pháp.

[Luật Thương mại chỉ chi phối những hội nào được thành lập với mục đích

sinh lời, kiểm lãi dưới hình thức pháp lý được gọi là công ty mà thôi

[81, tr.63|

Ở nước ta, dưới thời Pháp thuộc và Tư bản, công ty được định nghĩa

trước hết là trong Bộ luật Dân sự Theo điều 1425 Bộ Dân luật Trung phần thì

công ty là “một khế ước do hai hay nhiều người thỏa thuận cùng xuất tài sản,

sóp lại, chung nhau, để lấy lợi mà chia nhau”

Sự định nghĩa trên đây nêu ba đặc điểm của công ty: thứ nhất, công ty

do hai hay nhiều người thành lập; - thứ hai, khi tham gia công ty, các hội viên

phải bỏ ra một số tài sản góp vào công ty; - thứ ba, mục đích của việc

thành lập công ty là kiếm lời để các hội viên chia nhau

Đặc điểm thứ nhất của công ty là, công ty là doanh nghiệp mà ở đó

thông thường phải có sự tham gia của nhiều người (thể nhân, pháp nhân)

Việc lập hội được Dân luật quan niệm như một khế ước; đã là một

khế ước, tất nhiên phải có nhiều người đồng thỏa thuận và cùng ký kết

Trên nguyên tắc, muốn lập hội, ít ra phải có hai thành viên Riêng đốivới công ty cổ phan, phần đông các nước, kể cả Việt Nam ta trước nam 1999

đều quy định bắt buộc phải có 7 thành viên là ít (Điều 295 Bộ luật Thươngmại Sài Gon năm 1972; Điều 30 Luật Công ty nước Cộng hòa Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam năm 1990)

Về công ty trách nhiệm hữu hạn, ở các nước khác nhau có quy định

khác nhau về số thành viên tối đa Ví dụ, Luật Công ty của nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1990 không quy định số lượng thành viên

tối đa, nhưng đến Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì đã khác phục nhược điểm

này bàng cách quy định thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn tối đa chỉ

có 50 người (Điểm c, Khoản 1, Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 1999),

Ở Nam Phân trước đây, Bộ luật Thương mại không hạn chế số hội viên,

Trang 18

nhưng ở Trung Phân thì Bộ luật Thương mại tại Điêu 64 lại ấn định số

hội viên tôi đa là 20 người Bộ luật Thương mại Việt Nam Cộng hòa 1972

cũng không hạn chế, chỉ ấn định số hội viên tối thiểu là 2 người (Điều 208 )

Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngoài những trường hợp

luật định rõ là phải có một số hội viên nhiều hơn, muốn lập hội, phải có

hai người là ít, trừ những công ty thương mại với một hội viên độc nhất như ở Anh, Đức và sau này là ở Việt Nam ta trong Luật Doanh nghiệp 1999,

Tuy nhiên, về vấn dé công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ở

Việt Nam và các nước, pháp luật cũng quy định không hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ, chúng ta chỉ công nhận công ty một thành viên nhưng thành viên đó

phải là pháp nhân mà không thể là cá nhân (thể nhân), trong khi đó, đối với

nhiều nước thì chủ sở hữu của công ty này có thể là pháp nhân mà cũng có

thể là cá nhân Sự khác biệt này có lý do của nó Người Việt Nam không

bao giờ nghĩ rằng, một hội lại có thể chỉ có một người (cá nhân) vừa là

sáng lập viên, lại vừa là hội viên Theo tục lệ Việt Nam, chẳng bao giờ một

người lại lập hội với chính mình, nếu có người nào muốn làm như vậy, thì

chắc chan sẽ bị coi là một người lầm cẩm, không bình thường Nhưng, trongkhi Việt Nam chỉ căn cứ vào lẽ phải thông thường để cho rang, đã gọi là một

hội thì phải có nhiều người tham gia thì quan niệm của một số nước, trong đó

có Pháp, trái lại, được căn cứ vào lý do pháp lý Theo quan niệm của Pháp,

một người không thể đứng ra lập một hội, vì mỗi người chỉ có được mộtsản nghiệp; tất cả tài sản, của cải của mỗi người đều họp lại thành một khối

duy nhất là sản nghiệp của người ấy Nếu chấp nhận cho một người đượcmột mình lập thành một hội, thì sản nghiệp sẽ chia thành hai khối biệt lập,một phần được xung dụng vào hội, một phần ở ngoài, do đó một người

sé thành có hai sản nghiệp, trái với nguyên tác nói trên [83, tr 686 ]

Đặc điểm thứ hai của công ty là, người muốn tham gia công ty

phải góp tài sản vào công ty

Trang 19

Mỗi hội viên phải góp công hay tài sản làm phần nhập hội Nhưng nếutất ca hội viên đều chỉ góp công thôi thi không lập được hội; họ cần phải góp

bang tài sản để tạo thành sản nghiệp của hội Thí dụ, một số luật gia họp nhaulại để cùng làm những công việc trước tác, khảo cứu, thì không phải là họ đã

thành lập một công ty mà chỉ là một hội, vì ở đây, chỉ có những người

góp công, không có người nào góp tài sản.

Ở Việt Nam có một thứ hội đặc biệt là hội chơi họ (miền Nam gọi

bang hui) Trong hội choi họ, mỗi hội viên đều phải đóng tiền hàng tháng

(hoặc một kỳ hạn ngắn hơn), tức là có mang của cải nhập hội; mỗi hội viênđều được hưởng một số tiền lời trên số tiền mình góp cho đến khi mua họ

(trong Nam gọi là hốt hụi) Tuy nhiên, đây không phải là một công ty, vì hội

được thành lập chỉ là một đoàn thể thực tế, không có sinh hoạt pháp lý;

người có sáng kiến thành lập đoàn thể đương nhiên điều khiển đoàn thể, và chỉngười ấy điều khiển và chịu trách nhiệm

Như đã trình bày ở trên, các phần góp vốn của hội viên hợp lại thành

tài sản riêng của hội (công ty) Nay cần khẳng định thêm rằng, tài sản này

của hội biệt lập với tài sản riêng của mỗi hội viên; hội là một chủ thể pháp lý

độc lập và chính hội mới là chủ nhân của sản nghiệp do các hội viênđóng góp vào khi lập hội Do đó, tuy rằng có một sản nghiệp mới được

tạo lập, nhưng lại cũng có một chủ nhân mới xuất hiện để làm chủ sản nghiệp

này; các hội viên vẫn chỉ có một sản nghiệp, trong đó có một thành tố làphần riêng của mỗi người trong hội

Các hội viên không có quyền sử dụng sản nghiệp của hội; mọi hành vị

của hội đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sản nghiệp của hội;

do đó mọi hành vi đều phải do đa số hội viên, hay đa số nhân viên quản trị,

tùy trường hợp, quyết định

Những nhận xét trên đây cho ta thấy rằng, các hội viên trong một hội tuy đem góp tài sản làm của chung, nhưng không phải là cộng đồng sở hữu

Trang 20

chủ các tài sản đã góp, bởi vì các tài sản này hợp thành một sản nghiệp dopháp nhân của hội làm chủ sở hữu.

Tình trạng cộng đồng sở hữu thường là một tình trạng bất đắc di và

tạm thời Thí dụ, hai, ba người cùng được tặng cho hay cùng được hưởng

di sản là một ngôi nhà; hay cùng mua chung một ngôi nha vì không đủ tiền

mua riêng Mặt khác, vì tình trạng cộng hữu là một tình trạng mà các đương

sự bất đặc đi phải chịu đựng, cho nên pháp luật không bắt buộc phải duy trì;bất cứ lúc nào một đồng sở hữu chủ cũng có thể xin chia phân, chấm dứt tình

trạng cộng hữu Trái lại, hội (công ty) được tạo lập do ý chí của các hội viên:

những người này, tự ý mình, cùng kết hợp lại để hoạt động kiếm lợi; ích lợi

của sự kết hợp là ích lợi chung, cho nên trong những hội nào mà sự rút lui của

một hội viên làm cho hội bát buộc phải tan rã (thí dụ công ty hợp danh), thì

pháp luật quy định hội viên không có quyền vô cớ, tự ý rút lui làm cho hội

phải tan rã; sự rút lui chỉ được pháp luật cho phép với hai điều kiện là hộikhông có thời hạn nhất định và sự rút lui không có ác ý (nham gây thiệt haicho hội) và không thực hiện vào một lúc bất hợp thời (Điều 1291 Bộ Dân luật

Sài Gon năm 1972) Dĩ nhiên, không ai ngăn can được một hội viên rút lui,

vì đó là quyền tự do của mỗi người, nhưng nếu rút lui ngoài trường hợppháp luật cho phép là lạm quyền, sẽ phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường

Đặc điểm thứ ba của công ty là, công ty được thành lập nhằm

mục đích kiếm lời

Luật pháp các nước đã quy định, mục đích lập hội để kinh doanh lấy lãi chia nhau là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt công ty thương mại

(kinh doanh) và các hiệp hội khác Ví dụ, Điều 1264 Bộ Dân luật Sài Gòn

năm 1972 định nghĩa hội (công ty) là một khế ước, nhân đó, hai hay nhiều

người đem góp chung một vật gì, với mục đích chia nhau lợi lộc kiếm được

Vậy, sự kiếm lời là một đặc tính của việc lập hội, là nguyên nhânthúc đẩy việc lập hội, là mục đích mà các hội viên theo đuổi băng việc

lập hội | ĐH LUAT kÌA NỢI

TH = VIÊN

17 | WV |

Trang 21

Không có mục đích kiếm lời thì hiệp hội không có tính cách mộtcông ty như ta đã định nghĩa ở trên; tất cả những hiệp hội được thành lập với

một mục đích khác, không phải để kiếm lời, đều không phải là công ty

Thí dụ, hội săn bán, hội câu cá, trừ khi săn bán, câu cá để lấy tiền cho vào

quỹ hội chia cho các hội viên Điều kiện kiếm lời tuy là tất yếu cho công ty,nhưng lại không phải là điều kiện quyết định Nói cách khác, một khế ước có

chứa đựng điều khoản sinh lời, phân chia tiền lời, rất có thể không phải là một

khế ước láp hội Thí dụ một khế ước lao động, có khi dự liệu cho công nhânđược chia tiền lời ngoài số tiền công được hưởng, nhưng vẫn là một khế ước

lao động.

Các hiệp hội, nhiều khi cũng nhằm một mục đích tư lợi, thí dụ hiệp hội

bao vệ quyền lợi người thuê nhà, nhưng tu lợi này không nhằm vào việc

kiếm tién để chia nhau, vì thế hiệp hội vẫn là hiệp hội mà không thé coi là

công ty.

Tón lại, phải nhận định và phân biệt kỹ công ty với hiệp hội, vì mỗi

loại có một chế độ pháp lý riêng: công ty được tự do thành lập nhưng phải

công bố cho công chúng biết; hiệp hội cũng được tự do thành lập, nhưng phải

khai trình với nhà chức trách, phải được nhà chức trách cho phép, nhưng lạikhông phải công bố; công ty có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh,còn hiệp hội thì lại không có quyền này

b) Phan loại công ty

Khoahoc pháp lý, căn cứ vào những đặc điểm đặc trưng của các mô hình công ty đ hình thành trong hàng trăm năm lịch sử để phân loại chúng theo

những tié1 chí nhất định

Dựa ‘ao phạm vi trách nhiệm tài sản của các thành viên trong công tyđối với cíc nghĩa vụ tài sản của công ty mà người ta chia công ty thànhcông ty tách nhiệm hữu hạn và công ty trách nhiệm vô hạn

18

Trang 22

Sự phân loại công ty dựa vào tính chất của trách nhiệm có ý nghĩa

thực tiến to lớn nhằm bao vệ lợi ích của công chúng giao dịch với công ty.Lúc công ty “an nên làm ra” thì sự bảo vệ nay hầu như không đặt thành

van đề, Ngược lại, khi sa cơ, lỡ vận, khi nợ nan chồng chất, khi doanh nghiệp

dứng trước bờ vực phá sản thì tính chất trách nhiệm của công ty mới được

xem xét tới: đó là trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn để xác định mức độbồi hoàn Tính chất trách nhiệm của công ty có thể do bản chất của công ty

đó quyết định, cũng có thể do chứng thư thành lập (Điều lệ) xác định Nhưng,

nếu do chứng thư thành lập xác định thì điều kiện đó phải được công bốrộng rãi mới có giá trị pháp lý đối với công chúng, bang không, nếu cứ vớithai độ úp úp, mở mở, pháp luật sẽ vì quyền lợi của công chúng mà buộccông ty phải chịu trách nhiệm vô hạn

Nếu xét dưới góc độ cái gì là yếu tố cơ bản quyết định việc hình thành

và tồn tại của công ty, thì người ta chia công ty thành công ty đối nhân vàcông ty đối vốn Những từ "đối nhân", "đối vốn” không gợi cho ta ý tưởng gi

rõ rệt, vì công ty nào mà chẳng có người, có vốn Trong khoa học pháp lý,

những từ ấy có một nghĩa riêng Công ty đối nhân (đặc trưng nhất là công tyhợp danh) là những công ty do những người quen biết nhau, tin cậy nhau

lập ra; phần vốn góp của họ không được chuyển nhượng cho người ngoài nếu

không được tất cả các hội viên khác chấp thuận

Công ty đối vốn (đặc trưng nhất là công ty cổ phần) là những công ty

mà sự quen biết nhau không có ý nghĩa gì khi thành lập công ty; các hội viên

(thành viên) chỉ cần mua cổ phần do công ty phát hành là trở thành

“người của công ty”; đặc trưng của hội phần (phân vốn góp) là có thể chuyển

nhượng được: cổ đông tự do bán cổ phần của mình và muốn bán cho ai tùy ý, người nào mua cũng được Công ty này, nhờ không lưu ý đến nhân thân của người mua cổ phần, nên có thể bán cổ phần rất rộng rãi ra ngoài công chúng,

do đó, có khả năng huy động vốn rất lớn

19

Trang 23

Trong khoa học pháp lý ở Miền Nam Việt Nam trước nam 1975 cũng

đã có một cách gọi khác đối với 2 loại công ty này Trong cuốn “Nhà buôn

nên biết về Luật Thương mai” xuất bản tại Sài Gon năm 1956, Luật suTrinh Đình Thao đã chia công ty thương mại thành “công ty hợp nhân” và

“công ty hợp vốn” thay vì tên gọi “Công ty đối nhân” và “Công ty đối vốn”

như hiện nay chúng ta dang dùng [81, tr.65-66 ].

1.1.3 Tư cách pháp nhân của công ty

Như đã nói ở trên, tài sản đem nhập vào công ty không phải là để thành

tài sản chung của các hội viên Tài sản ấy, không vì được đem vào công ty màthuộc quyền sở hữu cộng đồng của tất cả các hội viên; chỉ sự khai thác tài sản

ấy là phải nhằm phục vụ lợi ích chung, để kiếm lời cho tất cả

Như vậy, tài sản của công ty không còn thuộc quyền sở hữu của người

góp tài sản, cũng không thuộc quyền sở hữu cộng đồng (sở hữu chung) củacác hội viên, lại cũng không phải là một vật vô chủ Vậy ai là chủ ?

Người chủ chính là người được quyền khai thác các tài sản do các

hội viên đã đem góp vào công ty; sự khai thác nham đạt tới mục dich của các

hội viên được ghi nhận trong khế ước do họ thỏa thuận khi thành lập công ty.Người chủ ấy là một người vô hình, một pháp nhân được tạo ra do khế ước lập

công ty Cho nên, danh từ công ty còn được dùng để chỉ pháp nhân này

Pháp nhân của công ty được quyền sử dụng những tài sản của các hội viên đã

đem góp vào công ty.

Vậy pháp nhân là gì? Pháp nhân có thể được quan niệm theo nhiều cách Có thuyết cho rằng, pháp nhân chỉ là một chủ thể giả tạo, vì chỉ có người ta, có hình hài, xương cốt mới là chủ thể thực sự, còn pháp nhân chỉ là

mot cấu tạo giả tưởng của pháp luật Pháp luật giả tưởng rằng, mọi đoàn thể,

do nhiều người hợp lại, cũng là một người; phải giả tưởng như vậy, để có một cái gi đó làm tru cho những quyền và nghĩa vụ được công nhận cho đoàn thể,

mà không phải là của riêng một đoàn viên nào cả Cái gì ấy chính là

Trang 24

pháp nhân, một người vô hình, do các đoàn viên hợp lại cấu thành, và là

đại diện cho tất cả

Có thuyết, trái lại, cho rằng, pháp nhân là một chủ thể thực sự

Theo thuyết này, khi một đoàn thể, bằng cách nào đó thể hiện được một

ý định, thực hiện được một hoạt động biệt lập với ý định, với hoạt động của

các doan viên, thì đoàn thé ấy là một chủ thể, có quyền lợi, có nghĩa vu

như một người, tức là có nhân cách, nhân tính [8, tr 681].

Sự tranh luận trên đây không phải chỉ là tranh luận suông về lý thuyết

Nó vượt ra ngoài phạm vi việc lập các công ty kinh doanh va là một

hình thái của cuộc đấu tranh cho quyền tự do lập hội Nói rằng pháp nhânchỉ là một chủ thể giả tạo, chỉ xuất hiện khi nào được luật pháp công nhận,

tức là xác định rằng, chỉ chính quyền mới tạo ra được pháp nhân, mà muốn

tạo ra hay không là tùy ý Hậu quả là, một đoàn thể chỉ có thể hoạt độngđược hữu hiệu, chỉ có thể có được quyền lợi, nếu được chính quyền

công nhận là có tư cách pháp nhân; và khi chính quyền muốn ngăn can một

đoàn thé nào đó hoạt động, thì chỉ cần không thừa nhận tư cách pháp nhân

cho đoàn thể ấy là đủ

Trái lại, nói rằng pháp nhân là một chủ thể thực sự, tức là không cần đến sự thừa nhận của chính quyền; đoàn thé sẽ đương nhiên là một

pháp nhân, đương nhiên được hưởng những quyền lợi và chịu những nghĩa vụ

như một người dân, chính quyền sẽ không thể gián tiếp ngăn cản được sự

phát triển của đoàn thể ấy bằng cách không công nhận tư cách pháp nhâncho nó,

Như đã trình bày ở trên, pháp nhân có thể quan niệm theo nhiều cách Gat bỏ quan niệm lý thuyết về pháp nhân như vừa trình bày, trước hết ta sẽ

nhận định rằng, tuyệt đại đa số các công ty, dù là công ty thương sự haydan sự đều có tư cách pháp nhân Một câu hỏi được dat ra là tư cách pháp

nhân của công ty xuất hiện từ lúc nào ?

Trang 25

Theo học thuyết chung của nhiều nước thì công ty được coi là có

tư cách pháp nhân ngay sau khi những thể thức thành lập đã hoàn tất,

không cứ là công ty đã được công bố hay chưa Nói cách khác, pháp nhân của công ty phát sinh khi nó được thành lập xong mà không cần phải đợi đến lúc

nó được công bố; sự công bố chỉ là cái giấy khai sinh, báo cho người thứ ba

biết là công ty đã ra đời Đó là ý kiến chung của học thuyết, còn nhiều

Bộ luật, trong đó có Bộ luật Thương mai Sài Gon 1972 đều không nói đến

pháp nhân của công ty ra đời kể từ khi nào

Tuy nhiên, cũng không ít các văn bản pháp luật về công ty của cácnước đã quy định rõ thời điểm phát sinh tư cách pháp nhân của công ty

Ví dụ, theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 1999 của Việt Nam thì ngày

được cấp g1ấy chứng nhận dang ký kinh doanh là ngày công ty có tư cách pháp nhân.

Một khi đã xuất hiện thì pháp nhân của công ty là yếu tố không thể

thiếu được cho hoạt động của công ty Nói như vậy có nghĩa là, cho đến khi

công ty tan rã, pháp nhân lúc nào cũng là biểu tượng cho công ty, chịu

nghĩa vụ và hưởng quyền lợi do pháp luật và hợp đồng mang lại

Trong thời gian hoạt động, nếu công ty thay đổi hình thức, thí dụtrường hợp một công ty hợp danh đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn,

thì pháp nhân cũ vẫn còn, pháp nhân này phải coi như được duy trì, vì nếu

không thế, một công ty bị công nợ nhiều, muốn trốn nợ, sẽ chỉ việc thay đổi hình thức là làm cho các chủ nợ không còn đòi nợ vào đâu được Thay đổi

hình thức chỉ là thay đổi bộ áo: dưới bộ áo mới, pháp nhân cũ được coi là vẫn

còn tồn tại, công ty cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công nợ của mình,nếu có, và có thể bị Tòa tuyên bố phá sản nếu không trả được nợ đến hạn

Nếu công ty bị giải tán, pháp nhân của công ty cũng tồn tại tạm thời trong thời gian sự thanh toán, phân chia tài sản của công ty chưa kết thúc;

pháp nhân sẽ bị biến mất (chấm dứt sự tồn tại) khi nào các tác vụ thanh toán,

Trang 26

phân chia tài sản được hoàn tất Trong thời kỳ pháp nhân tạm thời tồn tại,

di nhiên không có hoạt động chuyên nghiệp gì nữa vì về nguyên tắc làcông ty đã tan rã; hoạt động của công ty chỉ còn thu hẹp trong phạm vi các

tác vụ thanh toán, phân chia nói trên Để thực hiện các tác vụ ấy, thanh toán

viên sẽ có thể nhân danh pháp nhân, tức là nhân danh công ty, khởi kiện cácngười đệ tam (người thứ ba) Chính các người đệ tam là chủ nợ cũng vẫn

có thể khởi kiện được công ty trong thời kỳ này, vì nếu công ty không trả

được nợ, sẽ có thể bị tuyên xử phá sản mặc dau là trên nguyên tac, công ty đã

giải tán

Một công ty có thể chấm dứt hoạt động bằng cách tự gia nhập một

công ty khác; pháp nhân của công ty, trong trường hợp này, sẽ bị thu hút bởipháp nhân của công ty kia; chỉ còn một công ty tồn tại trước pháp luật là đãtiếp nhận sự gia nhập; công ty kia coi như đã giải tan, pháp nhân của công tykhông còn nữa Tuy nhiên, vì sản nghiệp của hai công ty được nhập chunglàm một, cho nên, công ty duy nhất tồn tại phải gánh chịu những công nợ cũ

Tên của công ty

Công ty cũng như con người, phải được đặt tên để phân biệt công ty nọ

với công ty kia Tên được tự do lựa chọn Riêng những công ty thuộc loại

công ty đối nhân thì trong tên gọi của công ty phải có ít nhất là tên của một

hội viên chịu trách nhiệm vô hạn đặt trước những chữ “và công ty” Thí dụ,

công ty hợp danh: “Nguyễn Văn Bê và công ty”

Những công ty trách nhiệm hữu hạn và những công ty cổ phần còn phải

ghi thêm hình thức và số vốn dưới tên gọi của công ty

Trang 27

Tên của công ty thương mại phải ghi vào sổ đăng ký thương mai

(ở Việt Nam gọi là phòng dang ký kinh doanh) theo tên đã chọn Một khi đã ghivào số đang ký thương mại, tên của công ty cũng được bảo vệ như thương danhcủa mot thương gia thể nhân, không công ty nào khác được sử dụng tên gọi ấy

Công ty phải có trụ sở cũng như người ta phải có trú quán Trụ sở là

nơi đạt cơ sở của công ty, cho nên trụ sở được đặt ở đâu thì các cơ quan

điều khiển và quan trị công ty phải ở đấy

Trụ sở phải lựa chọn ngay khi lập Điều lệ của công ty, và vì thế,

nếu muốn thay đổi trụ sở, phải thay đổi Điều lệ trước

Một công ty có thể đặt trụ sở ở nơi này mà có cơ sở sản xuấtkinh doanh ở nơi khác.Thí du, một công ty muối có thé đặt trụ sở ở Thanhphố Hồ Chí Minh để giao dịch với chính quyền, với khách hàng, nhưng cơ sở

khai thác, di nhiên không phải ở Thành phố Hồ Chí Minh, mà ở Nha Tranghay ở nghệ An là nơi làm muối

Trụ sở tức là trú quán của công ty cũng như trú quán của một thể nhân,

cho nên, muốn kiện một công ty nào, phải khởi kiện trước tòa án nơi tọa lạc

trụ sở của công ty ấy Tuy nhiên, nếu một công ty có đặt nhiều chi nhánh

hoạt động tại nhiều nơi, thì những vụ tranh tụng với mỗi chỉ nhánh có thể

được đưa ra xét xử trước tòa án nơi tọa lạc của chi nhánh đó Pháp luật đã

chấp nhận sự di chuyển thẩm quyền như vậy là để bớt phí tổn, đỡ mất thời giờ

cho người đi kiện Thí dụ, một hãng xuất nhập cảng có trụ sở ở thành phố

Hồ Chí Minh dat chi nhánh tại Thành phố Da Nang Trong trường hợp này,

khách hàng giao dịch với chỉ nhánh tại Thành phố Đà nắng, nếu có tranh chấp

thì có thể khởi kiện hãng ở tòa án Thành phố Đà Nắng, không cần phải về

Thanh phố Hồ Chí Minh hay nhờ luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh đệ don

khởi kiện trước tòa án Thành phố Hồ Chí Minh [83, tr.699]

24

Trang 28

Quốc tịch

Những công ty, nếu là những công ty lớn, thường có một sức mạnh

vật chất to lớn có kha năng chi phối cả nền kinh tế của quốc gia Khi nhữngcông ty ấy lại là công ty ngoại quốc thì hoạt động kinh tế của họ còn ảnh

hưởng mạnh mẽ đến chính trị, bởi thế, kiểm soát hoạt động của các công ty

thương mại là điều kiện cân thiết, nhất là trong thời kỳ chiến tranh hay trongthời kỳ có những khó khăn về kinh tế Thí dụ, một công ty thương mại đượcthành lập ở Việt Nam, với đa số vốn của người ngoại quốc, những người điều

khiển cũng là người ngoại quốc, nếu những người này lại là công dân của mộtquốc gia đang có mâu thuẫn gay gắt về mặt chính trị, quân sự với Việt Nam,tất nhiên hoạt động của họ chỉ nhằm làm lợi cho quốc gia họ và gây thiệt hại,bất ổn định trong sinh hoạt kinh tế, chính trị của Việt Nam Trong trường hợpnày, chính quyển Việt Nam sẽ không thể để cho họ được tự do hoạt động như

một công ty Việt Nam và phải có những biện pháp ngăn ngừa.

Những thí dụ trên đây chứng tỏ tác dụng thực tế của vấn đề quốc tịchđối với quốc gia nơi có hoạt động của những công ty thương mại nước ngoài

Tuy nhiên, vấn đề lấy gì làm tiêu chí để xác định quốc tịch của một

công ty, cho đến nay, vẫn chưa được giải quyết một cách thống nhất ở các

nước, nhất là ở Việt Nam ta

Ví dụ, Bộ luật Thương mại Trung phần không có điều khoản nào

định rõ những điều kiện cho một công ty thương mại được coi là có quốc tịchViệt Nam; Bộ luật Thương mại Pháp cũng vậy, không định rõ với nhữngđiều kiện gì thì một công ty thương mại ở Pháp, được coi là có quốc tịch Pháp

Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc,có một Sắc lệnh ngày 4/12/1908 được ban

hành, quy định về việc chế tạo và bán chất nổ Điều 3, Đoạn 2 Sắc lệnh này

quy định rang, được coi là hội (công ty) có quốc tịch Pháp là những hội nào:

a/ Thành lập theo đúng luật của Pháp;

b/ Hội được quy nạp ở Pháp hay ở một thuộc địa, một xứ dat dưới

quyền bảo hộ của Pháp;

Trang 29

c/ Ban quan trị đa số là người Pháp [83, tr.700].

Ở Việt Nam ta hiện nay, vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp nói chung

và của công ty nói riêng chưa được quy định một cách rõ ràng, dẫn đến nhiều

tranh luận chưa ngã ngũ.

Ví dụ, theo Luật Dat đai 1993, Bộ luật Dân sự 1995, Luật các tổ chức

tín dụng năm 1997 thì cá nhân, tổ chức có giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất đều được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của mình tại ngân hàng

Việt Nam để vay vốn Thực hiện quyền này, một số cá nhân, tổ chức kinh tế

đã đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình để thế chấp tại một

ngân hàng liên doanh (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Ngân hàng

liên doanh này đã nhận thế chấp vì cho rằng, ngân hàng của họ là pháp nhân

Việt Nam (theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), do đó

đương nhiên là ngân hàng Việt Nam, mà đã là ngân hàng Việt Nam thì được

nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

hiện hành Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam

thì lại cho rằng, hành vi nhận thé chấp của ngân hàng liên doanh này là bất

hợp pháp, vì theo họ, ngân hàng liên doanh là ngân hàng có vốn đầu tưnước ngoài, do đó, không được coi là ngân hàng Việt Nam Theo chúng tôi,

cuộc tranh luận này thực chất là cuộc tranh luận về quốc tịch của ngân hàngliên doanh Hiện nay, vấn dé này đang chưa được ngã ngũ Các quan niệm

khác nhau vẫn còn Tuy nhiên, theo chúng tôi, một doanh nghiệp nào đó đã

được coi là pháp nhân Việt Nam thì đương nhiên nó là của Việt Nam,mang quốc tịch Việt Nam Ngân hàng liên doanh là pháp nhân Việt Nam thì

đương nhiên nó mang quốc tịch Việt Nam, mặc dù trong vốn của ngân hàng

đó có vốn của người nước ngoài Vốn của người nước ngoài, trong trường hợpnày không hề ảnh hưởng đến tính chất Việt Nam của quốc tịch mà ngân hàng

liên doanh này đang có.

Trang 30

Tuy nhiên, đấy chỉ là quan điểm của chúng tôi, còn vấn đề quốc tịch

của doanh nghiệp nói chung và của công ty nói riêng, ở Việt Nam ta chođến nay, vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết đến nơi đến chốn trên một

quan điểm khoa học nhất định

1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY

O VIỆT NAM

1.2.1 Co cấu của pháp luật về công ty

a) Pháp luật điều chỉnh việc thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu

tô chức, chuyển đổi hình thức, giải thé, phá sản công ty - bộ phận chu yếu

của pháp luật công ty

Trong xã hội có giai cấp, ở đâu có hoạt động của con người, ở đâu

phát sinh các quan hệ xã hội thì ở đó phải có pháp luật để điều chỉnh.Pháp luật trở thành công cụ để điều tiết các quan hệ xã hội, tạo điều kiện chocác quan hệ đó phát sinh, tồn tại và phát triển theo một chiéu hướng có lợicho giai cấp thống trị Đó là quan điểm chung của chủ nghĩa Mác-Lê Nin

về sự ra đời cũng như vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc và có quy luậtvận động riêng của nó Một trong những quy luật vận động quan trọng củapháp luật là, xã hội càng văn minh, giữa con người với con người càng có

nhiều mối quan hệ, hoạt động kinh tế càng phát triển thì pháp luật ngày càng

hoàn thiện, trở nên phức tạp, đồ sộ và khó tiếp cận

Như đã trình bày ở trên, công ty không phải là sản phẩm của bất cứ nền kinh tế nào Nó chỉ là kết quả tất yếu của một nền kinh tế mà ở đó

đã có sản xuất hàng hóa, có tự do kinh doanh và cạnh tranh giữa các nhà

doanh nghiệp

Khi trong xã hội đã xuất hiện công ty với tư cách là một loại chủ thể

kinh doanh thì đồng thời cũng xuất hiện pháp luật về công ty với tư cách là

biểu hiện về mặt pháp lý của cái thực tại khách quan đó

Trang 31

Vậy pháp luật về công ty là gì ? Theo chúng tôi, pháp luật về công tytrước hết là pháp luật điệu chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến

cong ty, bao gôm những mối quan hệ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, quan hệ liên quan đến việc hình thành các loại hình công ty

Các rnôi quan hệ này phải là đối tượng điều chỉnh trước tiên của pháp luật

về cOng ty là vì, muốn tồn tai và hoạt động như một chủ thể kinh doanh

thì trước hết, công ty phải được hình thành, phải được tạo lập ra, phải được

đăng ky kinh doanh) Những quan hệ xã hội này, trước hết là những quan hệ

phát sinh giữa các nhà đầu tư với nhau, liên quan đến việc góp vốn đểthành lập công ty và sau đó là mối quan hệ giữa họ với tư cách là một bên vớiphía bên kia là Nhà nước mà đại điện là cơ quan đăng ký kinh doanh

Tóm lại, trước khi trở thành công ty, xuất hiện hai nhóm quan hệchủ yếu, thứ nhất, là quan hệ giữa các nhà đầu tư và thứ hai, là giữa họ

với Nhà nước Các quan hệ này là rất cần thiết để hình thành một công tythương mại, do đó, có thể nói, chúng là đối tượng điều chỉnh đầu tiên của

pháp luật về công ty

Thứ hai, sau khi được đăng ký kinh doanh thì công ty coi như đã được

hình thành và có đủ tư cách pháp lý để hoạt động Tuy nhiên, công ty là một

chủ thể pháp lý thường được tạo ra từ sự góp vốn của hai người (thể nhân,

pháp nhân) trở lên Nói cách khác, công ty là một tập hợp người và để

hoạt động được thì họ phải được tổ chức lại theo một cơ cấu nhất định Cơ cấu

tổ chức này phải được xây dựng, thiết kế làm sao để nó vừa thể hiện được

ý chí của đông người, lại vừa bảo đảm để công ty dù là tập hợp của nhiều

28

Trang 32

người nhưng vẫn có thể hoạt động được như một người Như vậy, yêu cầu

thứ hai là, công ty phải có bộ máy hoạt động của nó Ví dụ, do công ty

cổ phần là một xã hội dân chủ thu nhỏ [83, tr.963], nên nó phải có Đại hộiđồng cổ đông, đóng vai trò là “Quốc hội” của cái xã hội dân chủ thu nhỏ ấy.Tiếp theo, công ty cổ phần với tư cách là một xã hội dân chủ thu nhỏ thì nó

phải có “Chính phủ”, tức là bộ máy điều hành hoạt động hàng ngày của

công ty, đó là Ban Giám đốc Cũng vì công ty cổ phần do rất nhiều người

tham gia góp vốn; địa vị pháp lý của họ cũng rất khác nhau, đa phần trong

số họ là những cổ đông thiểu số vì số vốn góp của ho chang đáng là bao

so với nhiều người khác, nên phát sinh một vấn dé rất tự nhiên là phải có

chế độ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ lợi ích cho họ Vai trò này chỉ có thểđược thực thi khi trong công ty cổ phần có một cơ quan mà ta quen gọi làBan kiểm soát Chức năng chủ yếu của cơ quan này là đại diện cho toàn thể

cổ đông thực hiện việc giám sát của họ đối với hoạt động điều hành của các

cơ quan trong công ty như Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc

Như vậy, để vận hành được như một chủ thể trước pháp luật thì công ty

phải có bộ máy, tuy phức tạp về cơ cấu nhưng phải đảm bảo tính thống nhất

để nó có thể hoạt động được Tính phức tạp của bộ máy này phụ thuộc vào

nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cơ bản nhất là số lượng thành viên góp vốn;quy mô và cách thức góp vốn; khối lượng quyền, nghĩa vụ mà pháp luật chophép công ty thực hiện trong quá trình hoạt động của nó Như vậy, bộ máy

quản lý trong công ty tồn tại như một tất yếu khách quan, là một bộ phận cấuthành của pháp nhân công ty Muốn cho bộ máy ấy, dù phức tạp đến mấy

cũng có thể hoạt động nhịp nhàng, không dẫm đạp, không chồng chéo lên

nhau thì bát buộc Nhà nước phải bằng pháp luật mà quy định địa vị pháp lýcho từng bộ phận trong bộ máy tổ chức đó cũng như mối quan hệ giữa các

bộ phận ấy với nhau Nói cách khác, các quan hệ qua lại giữa các “trung tâm

quyền lực” trong công ty trở thành đối tượng điều chỉnh thứ hai của pháp luật

về công ty ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Việt nam

Trang 33

Thư ba, cũng như bất cứ doanh nghiệp nào khác, công ty hình thành là

để hoạt động tìm kiếm lợi nhuận Nếu như chủ thể kinh doanh là một người

(như doanh nghiệp tư nhân chẳng hạn), thì lẽ đương nhiên là, lô thì người đó

phải chịu và nếu có lãi thì cũng chính người đó mà không phải là ai khác,được hưởng Nói cách khác, vấn đề phân phối lợi nhuận thu được từhoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp một chủ là không đặt ra

Tuy nhiên, đối với công ty thì tình hình lại hoàn toàn khác Do công ty là

doanh nghiệp của nhiều người góp vốn, do đó, thành quả kinh doanh của

công ty đương nhiên không thể thuộc quyền sở hữu của một người Vấn đề

phân chia lỗ lãi của công ty là vấn đề không thể không được điều chỉnh bằng

pháp luật Vì vậy, Nhà nước phải thông qua pháp luật về công ty mà quy địnhnhững nguyên tac cơ bản nhất trong việc xử lý việc 16, lãi trong hoạt động củacông ty Các vấn đề cụ thể về lĩnh vực này sẽ do Điều lệ của từng công tyquy định Như vậy là, một trong những đối tượng điều chỉnh của pháp luật về

công ty là vấn đề phải chia lỗ cũng như lãi như thế nào giữa các thành viêntham gia cong ty

Thi tư, công ty là một pháp nhân, nó có cuộc sống riêng cũng như một

thể nhân, tức là có hình thành, có hoạt động, có thể có sự chuyển đổihình thức thành doanh nghiệp khác và cũng có thể chấm dứt sự tồn tại của

mình Như vậy, sự giải thể, sự phá sản hoặc sự thay đổi hình thức tồn tại của công ty cũng đương nhiên phải đặt ra trước Nhà nước để giải quyết bằng

pháp luật Tuy nhiên, mức độ xử lý các vấn đề này là không giống nhau trongpháp luật về công ty Ví dụ, công ty cũng là một doanh nghiệp mà đã là

doanh nghiệp thì có thể bị tuyên bố phá sản theo một thủ tục pháp lý

nhất định Thủ tục pháp lý này trước đây thường được quy định trong các

Bộ luật Thương mai, ví dụ, Bộ luật Thương mại Sai Gòn năm 1972 [8, tr.120],nhưng ngày nay, ở tuyệt đại đa số các nước, vấn đề này được quy định trong

một đạo luật riêng biệt gọi là Luật phá sản [38],[39],(40]

30

Trang 34

Vì vậy, về nguyên tác, vấn dé pha sản công ty cũng là một vấn dé màpháp luật về công ty phải xử lý, nhưng nó không được coi là đối tượng

điều chính chủ yếu của pháp luật về công ty Ví dụ, trong Luật Công ty của

nước ta năm 1990 chỉ đành có một điều (Điều 24) để định nghĩa thế nào là

công ty lâm vào tình trạng phá sản và giao việc giải quyết phá sản choTrọng tài Kinh tế Nhà nước giải quyết Luật Doanh nghiệp năm 1999

cũng vậy, chỉ đành một điều (Điều 113) để dẫn chiếu việc giải quyết phá sản

đối với công ty nói riêng và doanh nghiệp nói chung sang cho Luật phá sảngiải quyết

Ngoài một số nhóm quan hệ như vừa nêu trên, trong quá trìnhhình thành và hoạt động của công ty còn phát sinh nhiều mối quan hệ khác.Kết quả của việc điều chỉnh pháp luật đối với tất cả các quan hệ ấy là sự

hình thành một mảng pháp luật là pháp luật về công ty

Tóm lại, pháp luật về công ty trước hết là pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến việc thành lập, đăng ký kinh doanh,

quản lý nội bộ, chuyển đổi hình thức, giải thể, phá sản công ty Đây là

bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của pháp luật về công ty Hình thức

tồn tại phổ biến của bộ phận pháp luật này chính là Luật Công ty được

ban hành và tồn tại một cách độc lập với các đạo luật khác hoặc là

Luật Doanh nghiệp 1999 của Việt Nam ta, Luật Kinh doanh của Cộng hòa

Dan chủ Nhân dân Lao nam 1994, trong đó có một bộ phận quy định

dành riêng cho công ty.

b) Pháp luật về công ty hóa doanh nghiệp nhà nước-một bộ phancấu thành rat quan trọng của pháp luát về công ty ở nước ta

Ở nước ta, bên cạnh các doanh nghiệp dan doanh còn tồn tại rất nhiềudoanh nghiệp nhà nước Về cơ bản, các doanh nghiệp này đang hoạt động rất

kém hiệu quả [19, tr.17-22 ] nên một trong những biện pháp mà Nhà nước ta

đang tiến hành để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

31

Trang 35

nhà nước là chuyển chúng thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật

Doanh nghiệp Đó là lý do tại sao thời gian qua Chính phủ đã ban hànhmột loạt Nghị định mà gần đây nhất là Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 về

việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và các văn bản cóliên quan nhằm hướng dẫn thi hành việc chuyển đổi này Ngoài ra, hiện nay,

một số doanh nghiệp của Nhà nước và các doanh nghiệp của tổ chức chính trị,

tổ chức chính tri-xa hội cũng dang được đưa vào kế hoạch chuyển đổi thành

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo yêu cầu của Nghị quyết 03

của Trung ương Đảng (khóa IX) [{20,tr.11] Dé tạo cơ sở pháp lý cho việc

chuyển đổi này, ngày 8/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP vềviệc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị-xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.Như vậy, ở Việt Nam ta đang diễn ra quá trình công ty hóa doanh nghiệp

nhà nước, doanh nghiệp của Đảng và doanh nghiệp của các tổ chức chính trị

-xã hội Van đề dat ra là, pháp luật điều chỉnh hoạt động này, có phải làmột bộ phận cấu thành của pháp luật về công ty ở nước ta hay không ?

Theo chúng tôi, pháp luật về công ty hóa (cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 và chuyển doanh nghiệp

nhà nước, oanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Nghị định 63/CP

ngày 14/9/2001) là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật về

công ty 6 nước ta, vì một số lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về công ty (nói ngắn gọn hơn là pháp luật công ty),

hiểu theo nghĩa thông thường, đó là toàn bộ các văn bản pháp luật do

Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc

thành lập, hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của một công ty Như vậy là,trong pháp luật về công ty có một bộ phận các quy định pháp luật cónhiệm vụ phục vụ cho sự hình thành một công ty trên thương trường

32

Trang 36

Nội dung cơ bản của Nghị định 44/CP và Nghị dinh 63/CP nêu trên không có

mục đích nào khác là phục vụ cho việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước,doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thành công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên để chúng hoạt động có hiệu quả hơn

Như vậy, nhóm quy định pháp luật này cũng cần phải duoc coi là một

bộ phận cấu thành của pháp luật về công ty ở nước ta

Thứ hai, trong các văn bản pháp luật về công ty hóa do Nhà nước ta

ban hành vừa qua, nhất là Nghị định số 63/CP nêu trên, thì ngoài các

quy định có tính chất thủ tục, trình tự, điều kiện chuyển đổi, còn chứa đựng

rất nhiều quy định về nội dung Những quy định này đã góp phần làmphong phú hơn địa vị pháp lý của công ty, nhất là công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên mà Luật Doanh nghiệp, do nhiều lý do, đã không thểlàm được Ví dụ, về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Luật

Doanh nghiệp chỉ dành 5 điều (từ Điều 46 đến Điều 50); Nghị định 03/CPngày 3/2/2000 khi hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp

cũng chi dành thêm 5 Điều nữa (từ Điều 14 đến Điều 18) để quy định về

công ty này Vì vậy, những quy định của Luật Doanh nghiệp cũng như của

Nghị định 03/CP vẫn chưa tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc tổ chức và

hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khắc phục

tình trạng này, Nghị định 63/CP đã dành han một chương (Chương III:

Tổ chức, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) để quy định

thêm về những vấn dé mà Luật Doanh nghiệp và Nghị định 03/CP hướng dẫn

thi hành Luật Doanh nghiệp chưa đề cập đến Chính vì trong Nghị định 63/CP

có nhiều quy định mới về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưvậy cho nên, việc coi Nghị định này là một bộ phận cấu thành của pháp luật

về công ty ở nước ta là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được

Công ty là một chủ thể kinh doanh, do đó hoạt động của nó được

chi phối bằng nhiều ngành luật, nhiều văn bản pháp luật khác nhau Ví dụ,

33

Trang 37

là chủ thể kinh doanh, công ty phải tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế.

Vì vậy hoạt động của công ty cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thực trạng củapháp luật về hợp đồng kinh tế Một chế độ hợp đồng kinh tế không đảm bảo

tính khoa học, không hoàn thiện sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các công ty Công ty được

quyền tham gia hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực mà phápluật

không cấm Tuy nhiên, có lĩnh vực tuy không bị cấm kinh doanh nhưng muốn

kinh doanh thì nhà kinh doanh phải được phép của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền Ví dụ, muốn kinh doanh ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm thìcông ty phải có giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện để hoạt động

trong các lĩnh vực ấy Việc phải có giấy phép kinh doanh trong các lĩnh vựcnày là hoàn toàn hợp lý Tuy nhiên, nếu chế độ giấy phép kinh doanh mà

nặng nề; nếu giấy phép kinh doanh được áp dụng một cách tràn lan thì quyền

tự do kinh doanh sẽ hạn chế, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cácdoanh nghiệp nói chung và của các công ty nói riêng Vì vậy, pháp luật về

giay phép kinh doanh cũng là một lĩnh vực pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ

đến hiệu quả hoạt động của các công ty, và điều đương nhiên là, muốn

cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty thì một việc không thể không làm

là phải hoàn thiện hơn nữa chế độ pháp lý về giấy phép kinh doanh này

Nói tóm lại, bên cạnh một bộ phận cơ bản, chủ yếu, thuần túy làpháp luật về công ty như vừa nêu trên ở điểm a, còn có một loạt các chế định

pháp luật khác cũng liên quan đến hoạt động của công ty Vì vậy, nói

hoàn thiện pháp luật về công ty, theo chúng tôi, không đơn thuần là việc

hoàn thiện phần gốc, phần cơ bản của nó là Luật Công ty (ở nước ta là LuậtDoanh nghiệp) và các văn bản hướng dẫn thi hành nó mà còn phải hoàn thiện

các văn bản pháp luật khác có liên quan, nhất là pháp luật về công ty hóa

doanh nghiệp nhà nước dưới hai hình thức như vừa nêu ở trên

Trang 38

1.2.2 Sự hình thành của công ty và pháp luật về công ty ở Việt nam

a) Cong ty và pháp luật công ty trước thời Pháp thuộc

Nước ta là một nước văn hiến, vì vậy, không triều đại phong kiến nào

lai không có sửa đổi, bổ sung, hoàn thiên pháp luật Cho nên, mặc dù

thời xưa, quan niệm nhân trị có ưu thế hơn quan niệm pháp trị, chế độquân chủ cũng đã để lại cho chúng ta một nền pháp luật đồi dào gồmnhững chỉ dụ hay những bộ luật hẳn hoi chia thành quyển, thành chương:

môi quyển, mỗi chương quy định về mot vấn dé khác nhau Tuy nhiên,

ngày nay, rất khó tìm được một cách đầy đủ các văn bản pháp luật mà cáctriéu dai phong kiến đã ban hành Rất nhiều bộ luật quan trọng đã bị thất lạc

vì nhiều lý do khác nhau

Ngày nay, trong kho tàng pháp luật Việt Nam, may mắn còn giữ

được hai Bộ luật là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long

Tuy nhiên, nghiên cứu các Bộ luật này đều cho thấy, các Bộ luậtthời xưa đều nặng về hình hơn là hộ và về hộ thì cũng chỉ quy định về nhữngvấn đề gia đình, giá thú, ruộng đất, hương hỏa mà hầu như không có quy định

nào về hoạt động thương mại Tóm lại là, trước thời Pháp thuộc, Việt Nam ta

chưa hình thành pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về công ty

nói riéng.Diéu này có thể được lý giải bằng những lý do cơ ban sau đây:

Thứ nhất, do Việt nam ta dưới thời phong kiến, vẫn là một đất nước

nôn nghiệp lạc hau.

Trong đời sống hàng ngày, phải có những trao đổi hàng hóa, dịch vụ

để thỏa mãn nhu cầu của con người Sự phát triển đến một mức độ cao của

các hành vi giao dịch, mua bán này tất yếu dẫn đến việc hình thành các

thương nhân là pháp nhân Hoạt động thương mại trong thời phong kiến nhằm

trước hết vào những sản phẩm nông nghiệp Ngoài những sản phẩm nông

nghiệp này, trong nền kinh tế, thực ra cũng còn có một vài hàng hóa thủ côngnhư đồ thêu, đồ gốm, đồ dệt Tuy nhiên, những nghề thủ công này cũng

35

Trang 39

không được mở mang, vì mỗi nghề có sự khéo léo riêng, được coi như là một

bí quyết gia truyền, không cho người ngoài được biết

Tóm lại, trong một xã hội chỉ chuyên về nông nghiệp thì một mat,

không có được nhiều sản phẩm để trao đổi, mặt khác, những nhu cầu này

cũng rất hạn chế Trong một hoàn cảnh giao lưu thương mại bị hạn chế,nghèo nàn về đối tượng và phạm vi hoạt động thì sự ra đời chậm trễ vayếu kém của các công ty thương mại ở nước ta thời đại phong kiến cũng là

điều dé hiểu

Thứ hai, từ khi hình thành cho đến khi chấm dứt chế độ phong kiến,

các triéu đại phong kiến Việt nam, từ triều đại này đến triều đại khác, trong

việc học hành, chỉ chuyên về văn chương, thi phú, không chú trọng đào luyệnnhững người kinh doanh cho nên thương mại, công nghệ không được

mo mang

Quan điểm giáo duc này đã dẫn đến một thực tế là, ở Việt nam ta,

khi nói đến nghề nghiệp chính trong xã hội, người ta đặt Sĩ vào hàng đầu,tôi sau đó mới đến Nông, Công, Thương là 3 ngành hoạt động khác nhau

Sự liệt kê Sĩ, Nông, Công, Thương theo thứ tự như vừa nêu trên không hẳn là

bao hàm một thang giá trị được công nhận trong xã hội cho các nghề nghiệp,nhưng ít nhất cũng cho thấy, dù là "dai lưng tốn vai" nhưng Sĩ tử vẫn đượcngười đời coi trọng hơn cả Cách đào tạo và sự quá đề cao về Sĩ tử như vậy đã

hạn chế rất nhiều sự phát triển của khoa học - kỹ thuật - một yếu tố rấtquan trọng để phát triển lực lượng sản xuất với tư cách là động lực trực tiếp và

chủ yếu của sự ra đời của hoạt động kinh doanh và các công ty thương mại

ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Thứ ba, như phần trên đã nói, sự giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế

là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia vàcũng là điều kiện quan trọng để hình thành các loại hình công ty

36

Trang 40

Trong lịch sử của mình, các triéu đại phong kiến Việt Nam cũng đã

từng cho phép các thương nhân nước ngoài vào hành nghề tại Việt nam.

Người Trung hoa là những người đầu tiên đã thiết lập những quan hệ

thương mại với nước ta Người phương Tây tiếp xúc, buôn bán với Việt Nam

muộn hơn nhiều so với người Trung Quốc và người Nhật Bản Lý do cũng

dễ hiểu, bởi vì, về mat địa lý, Trung Quốc và Nhật Bản gần Việt Nam nhiều

hơn so với Hà Lan, Bồ Đào Nha là những nước đến sau

Tóm lại, trong lịch sử, đã có nơi, có lúc, các triều đại Phong kiến

Việt Nam tạo điều kiện cho sự giao lưu buôn bán của nước ta với nước ngoài,

kể cả người châu Á lẫn châu Âu Tuy nhiên, đó cũng chỉ là chính sách

nhất thời Theo các nhà sử học thì các triều đại phong kiến ngày xưa thường

nghi ky người ngoại quốc, cho nên đã không những không cho họ tham du

vào các công việc triều chính mà còn ngăn cấm cả thường dân nhập địa

Việt Nam để kinh doanh Vì vậy, có thể nhận xét rằng, chính sách kinh tế

đối ngoại của nước ta thời phong kiến, về cơ bản, vẫn là chính sách bế quan

tòa cảng Đây cũng chính là một lý do cơ bản làm cho nước ta chậm

phát triển trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có việc khuyến khích thành lập

và hoạt động của các công ty thương mại

b) Pháp luát công ty thời Pháp thuộc

Sau khi xâm chiếm Việt Nam, một trong những công việc mà người

Pháp rất quan tâm là thiết lập hệ thống pháp luật như một công cụ để thống trị

xã hội và nhân dân Việt Nam Luật thương mại là một trong những định chếđầu tiên được người Pháp quan tâm, mặc dù lúc ấy, những giao dịch

thương mại của họ với Việt Nam chỉ mới ở vào giai đoạn chuẩn bị Sau đây là

những mốc quan trọng trong quá trình du nhập và áp dụng pháp luật của Pháp

vao nước ta:

- Năm 1864 người Pháp đem áp dụng tại Nam Kỳ Bộ luật Thương mại

của họ,do Sac lệnh ngày25/07/1864 ban hành theo Nghị định ngày 12/12/1864

17

Ngày đăng: 27/05/2024, 17:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN