1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

198 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả Vũ Đặng Hải Yến
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Cường, TS. Phan Chí Hiếu
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 45,23 MB

Nội dung

Thứ tư, dé xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thé là: i kiến nghị hoàn thiện khái niệm phá

Trang 1

BỘ GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

vd Đ”NG Hải YEN

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN

VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN

THƯƠNG MAI TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Chuyén ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 62.38.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

T

TH Ư VIỆ N NGƯƠI HUONG DAN KHOA HỌC:

an aie is HA lôi 1 TS BÙI NGỌC CƯỜNG

if j HE 2 TS PHAN CHi HIEU

HA NOI - 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên citu của riêng tôi Các số liệu

nêu trong luận án là trung thực Những

kết luận khoa học của luận án chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

TÁC GIA LUẬN ÁN

Vũ Đặng Hải Yến

Trang 3

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG

ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1.1 Những vấn dé chung về nhượng quyền thương mại

1.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN

THƯƠNG MAI TRONG DIEU KIEN NỀN KINH TẾ THỊ TRUONG Ở VIỆT

NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.1 Thực trạng các quy định về hình thức nhượng quyền thương mai

2.2 Thực trạng các quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại

2.3 Thực trạng các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại

trong mối quan hệ với pháp luật sở hữu trí tuệ

2.4 Thực trang các quy định về hoạt động nhượng quyền thương

mại trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MAI TRONG DIEU KIỆN NEN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mai

trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

3.2 Những giải pháp cu thể nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh

hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

PHẦN KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

10 10 46

64 64 74

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện rất

sớm, và đến nay đã phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu Nhượng quyền

thương mại đang được các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới sử dụng với

tính chất là một trong những phương thức kinh doanh chủ yếu và có hiệu quả,

đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối va dịch vụ Người tiêu dùng trên toàn thế

giới không còn xa lạ với những thương hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh

McDonld’s, Loterria, hệ thống siêu thi Metro - đây là những thương hiệu của

các nhà đầu tư sử dụng phương thức kinh doanh franchising [30] Theo ước

tính, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở Châu Á đã đạt 50 tỷ USD/năm.

Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau thời điểm gia nhập WTO, đã có 50 ngành

hàng thực hiện kinh doanh theo phương thức franchising, tốc độ tăng trưởngcủa lĩnh vực này đạt 40%/năm [1, Tr 3]

Ở Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhượng quyền thương

mai van đang còn là vấn dé rất mới mẻ Những biểu hiện thực tế của hoạt

động nhượng quyền thương mại tuy đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nay,song kinh nghiệm về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều hạn chế

cả về lý luận và thực tiễn Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, không thể

phủ nhận được rằng hệ thống pháp luật về thương mại của Việt Nam đã từngbước được hoàn thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng củahoạt động thương mại, trong đó có nhượng quyền thương mại; tuy nhiên cơ sở

_ pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại còn khá nhiều bất cập, chưatheo kip đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh

Quan hệ nhượng quyền thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực phứctạp như: quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bản thân quyền thương mại lại được

hình thành từ một gói các quyền liên quan đến nhiều đối tượng của quyền sở

Trang 5

hữu trí tuệ, vi vậy việc kiểm soát sở hữu đối với loại tài san nay không dé

đàng Tính chất độc lập về vốn cũng như hoạt động kinh doanh của bên nhậnquyền đã làm cho bên nhận quyền luôn có xu hướng muốn được thực hiện các

hoạt động thương mại một cách độc lập, thoát ly khỏi sự kiểm soát của bênnhượng quyền Trong khi đó, để duy trì sự vận hành ổn định của hệ thống

nhượng quyền và bảo vệ tối đa các quyền sở hữu trí tuệ của mình, bên nhượngquyền luôn phải thực hiện việc giám sát chặt chế đối với toàn hệ thống

nhượng quyền mà cụ thể là các bên nhận quyền Chính vì vậy, mối quan hệ

tưởng chừng như được kết nối bởi sự hợp tác giữa các bên nhượng quyền vànhận quyền lại là mối quan hệ chứa đựng những khả năng phát sinh tranh

chấp Thêm vào đó, thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt

Nam cho thấy, có nhiều tác động tiêu cực, bắt nguồn từ việc thực hiện nhượng

quyền thương mại, tới các bên chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại,

người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung, ví dụ như các vấn đề về vi phạm

quyền sở hữu trí tuệ hoặc hạn chế cạnh tranh

Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay,

việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện một số quy định pháp luật

về nhượng quyền thương mại, đề ra những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoànthiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại làcần thiết, góp phần hoàn thiện pháp luật về thương mại tại Việt Nam, đáp ứngyêu cầu phát triển hoạt động thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về nhượng quyền thương mại là nội dung quan trọng của phápluật thương mai trong nền kinh tế thị trường, dang được nhiéu nhà khoa hocthuộc các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu Ở các phạm vi và mức độkhác nhau, có một số công trình đã được công bố, đề cập đến một vài khíacạnh kinh tế và pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại

Trang 6

Xét trên phạm vi khu vực và toàn thế giới, các công trình nghiên cứu về

nhượng quyền thương mai chủ yếu tập trung vào: (i) phân tích các đặc điểm va

cách thức tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc biệt là nhượng

quyền thương mại quốc tế (Editors: Yanos Gramatidis & Dennis Campbell

-International Franchising: An in-depth treatment of business and legaltechniques (Based on reports made in the Spring 1990 conference sponsored byMcGeorge School of Law at Waidring, Austria, and chaired by Yanos Gramatidis,Bahas, Gramatidis & Associates, Athens, Greece.) -Kluwer Law and Taxation

Publishers Deventer -Boston 1999); (ii) đánh giá những tác động của hoạt độngnhượng quyền thương mại tới nền kinh tế (Economic Impact of franchised

bussiness, a study for the international franchise Association EducationalFoundation, 2004, by the National Economic Consulting Practise of

PricewaterhouseCoopers); (iii) nghiên cứu hoạt động nhượng quyền thương mại

dưới góc độ pháp luật (Roberto Baldi, Distributorship, Franchising, Agency Community and national Laws and Prachtice in the EEC).

-Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu dé cập khái niệm về nhượngquyền thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng quyền

thương mại với một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả PhạmThị Thu Hà với tên gọi: Nhượng quyền thương mại với doanh nghiệp Việt Nam,đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu công nghiệp số 47 — 2005; từ khía cạnh pháp lýnhư bài viết của tác giả Bùi Ngọc Cường: Các điều khoản độc quyền trong hợp

đồng nhượng quyền thương mại (tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2007); Hoàn

thiện khung pháp lý về nhượng quyền thương mại (tạp chí nghiên cứu lập pháp, số8/2007) Nhìn nhận hoạt động nhượng quyền thương mại đơn thuần dưới góc độthương mại và coi nhượng quyền thương mại là một bí quyết kinh doanh, tác giả

Ly Quy Trung có bài viết với tên gọi: Franchise — Bí quyết thành công bang mô

hình nhượng quyền kinh doanh (NXB Trẻ, Hà Nội, 2005) Ngoài ra, với bài viết

Trang 7

Nhượng quyền thương mại dưới góc độ Luật Canh tranh (tap chí Nghiên cứu lập

pháp, số 03/2007), tác giả Nguyễn Thanh Tú nghiên cứu nhượng quyền thương

mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh.

Bên cạnh đó, một số công trình tiếp cận nghiên cứu một số nội dung

cụ thể của pháp luật về nhượng quyền thương mại, như: luận văn Thạc sỹ

Luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ với đề tài Những vấn đề lý luận

và thực tiễn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Trường Đại học

Luật Hà nội - 2005) ; đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ngoại

Thương với tên gọi: “Mot số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển

nhượng quyền sử dụng thương hiệu tại Việt Nam”, năm 2005

Tuy nhiên, những công trình kể trên mới dừng lại ở việc nghiên cứu

nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế và những ảnh hưởng của

hoạt động thương mại này tới đời sống xã hội hoặc nghiên cứu từng khía

cạnh nhỏ của hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý, ví

dụ như vấn đề hợp đồng nhượng quyền thương mại trong tương quan với

pháp luật cạnh tranh.

Từ việc đánh giá tình hình hình nghiên cứu pháp luật về nhượng quyền

thương mại ở Việt Nam, cho thấy đến nay chưa có công trình nào đi sâu

nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận vàthực tiễn về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương

mại, để trên cơ sở đó chỉ ra cơ sở khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao

hiệu quả thực thi pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay

Có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này ở nước

ta, với cấp độ luận án tiến sỹ Luật học

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của phápluật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, trên cơ sở đó đưa ra một số phương

Trang 8

hướng hoàn thiện pháp luật điều chính hoạt động nhượng quyền thương mại 6

Việt Nam.

Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại

và pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại;

+ Phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về nhượng quyền thương mại;

đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về

nhượng quyền thương mại;

+ Xây dựng quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điềuchỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: các quan điểm, tư tưởng luật học

về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương mại; cácvăn bản pháp luật thực định của Việt Nam về nhượng quyền thương mại; pháp

luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về nhượng quyền thương mại; thực tiễn

xây dựng, áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại là vấn

đề pháp luật còn tương đối mới ở Việt Nam và có nội dung phức tạp Luận

án tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong pháp luật điều chỉnh

nhượng quyền thương mại, đặc biệt là những nội dung có nhiều điểm bất

cập, đang gây cản trở, làm giảm hiệu quả của hoạt động nhượng quyền

thương mại ở Việt Nam

Pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được tạothành bởi nhiều quy định pháp luật nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác

nhau, điều chỉnh các vấn dé cụ thể phát sinh trong quá trình thương nhân thực

hiện hoạt động nhượng quyền thương mại Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luậtđiều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện dưới nhiều

Trang 9

cách tiếp cận khác nhau Luận án lựa chọn cách tiếp cận để nghiên cứu pháp

luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên các nội dung cơ

bản, bao gồm:

(i) Các quy định về hình thức hoạt động nhượng quyền thương mại;(ii) Các quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mai;

(iii) Các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mai trong mối

quan hệ với pháp luật sở hữu trí tuệ;

(iv) Các quy định về hoạt động nhượng quyền thương mai trong mối

quan hệ với pháp luật cạnh tranh.

Như vậy, với phạm vi nghiên cứu đã được chỉ rõ, từ chương 1 đến

chương 3, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra quan

điểm cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền

thương mại dựa trên cơ sở bốn vấn đề nêu trên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như phương pháp tổng hợp và

phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợpnghiên cứu lý luận với thực tiễn Các phương pháp nghiên cứu trong Luận

án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật lịch sử, duy vật

biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa

và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam

6 Những kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận án

Luận án đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, xây dựng quan điểm pháp lý tiến bộ và hiện đại về chức năng,

vai trò và đặc điểm của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại; xácđịnh rõ mối quan hệ giữa pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại với

Trang 10

các chế định pháp luật khác, cụ thể là với pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh Từ đó đánh giá sự cần thiết phải có những quy định bổ trợ giữa các chế định pháp luật kể trên với pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mai nhằm tạo ra chế định pháp luật minh bạch và đầy đủ để điều chỉnh hoạt động

nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Thứ hai, chỉ rõ những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh nhượngquyền thương mại, đang ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực hiện hoạt động

nhượng quyền thương mại, quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh của các

thương nhân trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam;

Thứ ba, đề xuất quan điểm và xác định luận cứ khoa học cho việc hoàn

thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, dam bao cho các thương

nhân tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại hiệu quả, tự do và bình đẳng.

Thứ tư, dé xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhượng quyền

thương mại trong Luật Thương mại (2005) và các văn bản pháp luật liên quan,

cụ thé là: (i) kiến nghị hoàn thiện khái niệm pháp lý về nhượng quyền thương

mại tại Việt Nam, đặc biệt là khái niệm pháp lý về quyền thương mại; (ii) kiếnnghị hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức hoạt động nhượng quyềnthương mại tạo điều kiện cho thương nhân thực hiện hiệu quả hoạt động

thương mại này; (iii) kiến nghị hoàn thiện quy định điều chính hợp đồng

nhượng quyền thương mại, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn

và việc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mai; (iv) đề xuất giải phápgiải quyết mối quan hệ giữa pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại

với pháp luật sở hữu trí tuệ, cụ thể là kiến nghị việc pháp luật sở hữu trí tuệbảo hộ quyền thương mại với tất cả các yếu tố cấu thành không thể tách rời

của nó; (v) đề xuất giải pháp xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượngquyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh nhằm giải quyết mối quan

hệ giữa các thoả thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại với các thoả

Trang 11

thuận hạn chế cạnh tranh cũng như hạn chế được việc lạm dụng hoạt động

nhượng quyền thương mại để thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

hoặc vị trí thống lĩnh thị trường của các bên trong quan hệ nhượng quyền

thương mại.

Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại được đề xuất trong luận án có khả năng ứng dụng ngay để

thiết lập sự thống nhất của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại với

pháp luật thương mại nói chung và các chế định pháp luật có liên quan trong

điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Về những điểm mới của luận án

Luận án có những điểm mới đóng góp cho sự phát triển của khoa học

pháp lý chuyên ngành, bao gồm:

+ Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu các học thuyết, quan niệm về nhượng

quyền thương mại ở những nước phát triển cũng như thực tiễn pháp lý ViệtNam, luận án đã xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp luật điều

chỉnh nhượng quyền thương mại của Việt Nam;

+ Thứ hai, từ quá trình nghiên cứu, luận án đã phát hiện ra vấn đề quantrọng là pháp luật về nhượng quyền thương mại của VN chưa quan tâm xử lýday du, đúng đắn giữa pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại và pháp

luật cạnh tranh Có thể nói, đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định tới sự hoạt

động thương mại lành mạnh nói chung và nhượng quyền thương mại nói riêng;

+ Thứ ba, là công trình khoa học đầu tiên phân tích, đánh giá một cách

có hệ thống những hạn chế bất cập của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền

thương mại của Việt Nam;

+ Thứ tw, luận án đã bước đầu xây dựng hệ quan điểm khoa học cũng

như đưa ra những giải pháp tiến bộ, hiện đại cho việc hoàn thiện pháp luật

Trang 12

điều chỉnh nhượng quyền thương mại của Việt Nam phù hợp với pháp luật và

tập quán thương mại quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam.

6 Kết cấu luận án

Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận án được cơ cấu thành 03 chương

với các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mai và phápluật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trong điều kiện nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam;

Chương 2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mạitrong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế;

Chương 3 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh

nhượng quyền thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trang 13

CHUONG 1

NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MAI

VÀ PHÁP LUẬT DIEU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MAI TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1 NHỮNG VAN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.1.1 Quan niệm về nhượng quyền thương mại

1.1.1.1 Nhượng quyên thương mại dưới góc độ kinh tế

Nhượng quyền thương mại là một trong những khái niệm khá mới mẻ

trong đời sống thương mại cũng như trong khoa học pháp lý Việt Nam Trongkhi đó, hoạt động này tại một số thị trường khác trên thế giới lại hết sức sôiđộng Người tiêu dùng trên toàn thế giới không còn xa lạ gì với những thương

hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh McDonald’s, Loterria, Gloria Jean’s, hệ thống

siêu thị Metro hoặc Seven Eleven - đây là những thương hiệu sử dụng nhượng

quyền thương mại làm phương thức kinh doanh Theo ước tính, nhượng quyền

kinh doanh thương hiệu ở chau A đã dat 50 tỷ USD/năm [1, Tr 3] Ở Việt

Nam, kể từ thời điểm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới

-WTO, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, nhiều phương thứckinh doanh mới đã hình thành và phát triển rộng rãi Nhượng quyền thương

mại là một trong số các phương thức kinh doanh mới mẻ đó Qua một số trải

nghiệm thực tế, có thể nói nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh

doanh hiệu quả của các thương nhân trong hoạt động thương mại Ở góc độkinh doanh, hoạt động này được coi là sự kết hợp hiệu quả nhất của hai hoạt

động thương mại khác là xúc tiến thương mại và phân phối thương mại Có thể

nói, nhượng quyền thương mại giúp cho thương nhân có thể phát triển công

việc kinh doanh của mình dưới một tên thương mại mà tên thương mại ấy, ban

đầu được đầu tư, xúc tiến bởi tiền và tài sản của một thương nhân khác Việc

Trang 14

mua, bán “‘su nổi tiếng” chính là cách hiểu thông thường của hoạt động

nhượng quyền thương mại Tuy nhiên, việc mua bán “sự nổi tiếng” ấy không

phải là đích đến cuối cùng của quan hệ Khi thiết lập quan hệ nhượng quyền

thương mại, các bên, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều muốn hướng tới

khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc phân phối thành công một khối lượng lớn

các hàng hoá, dịch vụ đặc thù dưới một tên thương mại chung

Có thể nói, dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là một hoạt

động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hoá,dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên

một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác Hoạt động

này được tạo lập bởi ít nhất là hai bên chủ thể: bên nhượng quyền - là bên có

quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” - và bên nhận quyền - là bên độc

lập, muốn kinh doanh bằng “quyền kinh doanh”, hay còn gọi là “quyền

thương mại” của bên nhượng quyền Các bên thoả thuận: bên nhượng quyềntrao cho bên nhận “quyền kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng mô hình, kỹ

thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng

hoá của mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong mộtkhoảng thời gian nhất định; bên nhận quyền sử dụng “quyền kinh doanh” của

bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải chấp nhận

tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra Như vậy, dưới góc độkinh tế, bản thân nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sở kinh

đoanh mà là một cách thức kinh doanh Thông qua cách thức kinh doanh này,

bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều hướng tới những khoản doanh thu

trực tiếp do các hoạt động thương mại tương đối độc lập đem lại

Một cách khái quát nhất, nhượng quyền thương mại được hiểu là mộthoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên chủ thể bao gồm bên nhận

quyền và bên nhượng quyền, theo đó, bên nhượng quyền là chủ sở hữu của

gói quyền thương mại bao gồm nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, bí quyết, khẩu

Trang 15

hiệu kinh doanh, bên nhận quyền là bên được cho phép sử dụng gói quyền

thương mại đó để kinh doanh Bên nhượng quyền hỗ trợ bên nhận quyền vềhuấn luyện nhân viên, lựa chọn địa điểm kinh doanh và đôi khi hỗ trợ cả tài

chính ban đầu dưới dạng một số cơ sở vật chất cần thiết Bên nhận quyền tiếnhành hoạt động kinh doanh theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền và trả phínhượng quyền cho bên nhượng quyền Bên nhượng quyền trong quan hệnhượng quyền thương mại thường có mục đích hướng tới việc huy động vốn

của các chủ thể kinh doanh khác, mở rộng hệ thống cung cấp hàng hoá, dịch

vụ dưới tên thương mại của mình, nhằm làm cho tên thương mại đó ngày

càng nổi tiếng Đối mặt với các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực

hiện việc nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền phải gia tăng chi phígiám sát đối với các cơ sở nhượng quyền Vì vậy, dưới góc độ kinh tế, mặc

dù không thể phủ nhận được nguồn thu tương đối lớn từ phí nhượng quyền,

không phải lúc nào khoản thu nhập từ phí nhượng quyền cũng cao hơn chi

phí giám sát mà bên nhượng quyền đã chi trả để duy trì sự ổn định của hệ

thống nhượng quyền

Dưới góc độ kinh tế, hoạt động nhượng quyền thương mại có thể bao

gồm các loại như: (i) nhượng quyền thương mại phân phối sản phẩm (product

distribution franchises), qua đó, bên nhận quyền được quyền bán các sản

phẩm do bên nhượng quyền sản xuất ra dưới tên thương mại của bên nhượng

quyền; (ii) nhượng quyền thương mại hệ thống (format franchises), qua đó,bên nhận quyền có quyền thực hiện việc cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụdưới tên thương mại của bên nhượng quyền Với hình thức nhượng quyền này,bên nhượng quyền phải tiến hành cung cấp các thông tin về công việc kinh

doanh cũng như phải hỗ trợ đào tạo nhân viên, tham gia vào thiết kế cửa hàng

cho bên nhận quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất của các cửa hàng nhượng

quyền [52, Tr 144] Tuy nhiên, xét đưới góc độ kinh tế, các bên hoàn toàn có

thể sáng tạo ra các hình thức nhượng quyền thương mại khác nhau và chỉ có

Trang 16

thể nhận ra sự khác biệt đó trong từng điều khoản hợp đồng do các bên thoả

thuận khi quyết định thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại

Có thể nói, các bên chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại, khi

tham gia vào hoạt động thương mại tương đối đặc biệt này đều hướng tớinhững cơ hội kinh doanh và xúc tiến thương mại Đối với bên nhượng quyền,

việc bán “sự nổi tiếng” và “uy tín kinh doanh” của mình cho người khác,

ngoài mục đích thu về một khoản phí không nhỏ ở hiện tại với những hứa hẹnlợi nhuận đầy tiềm năng trong tương lai, bên nhượng quyền còn chủ ý phát

triển hơn nữa chính “sự nổi tiếng” và “uy tín kinh doanh” của mình Đây có

thể được coi là một biện pháp xúc tiến thương mại mang lại lợi nhuận trực tiếp

cho bên nhượng quyền Đối với bên nhận quyền, việc mua “sự nổi tiếng” cũng

như “uy tín kinh doanh” của một người khác, chấp nhận ẩn mình để khoác

chiếc áo của người khác trong kinh doanh cũng chính là bên nhận quyền đã

mua cho mình một cơ hội kinh doanh với một độ an toàn được đảm bảo Rủi

ro ít đi cùng với những thoả thuận hợp đồng nhượng quyền thương mại chính

là đích đến của các bên nhận quyền Ngoài ra, bên nhận quyền còn hướng tới

phương thức kinh doanh thông qua nhượng quyền thương mại bởi vì một lý do

không kém phần quan trọng, đó chính là việc được trở thành nhà kinh doanhđộc lập — mặc dù sử dụng tên thương mại của một nhà kinh doanh khác — thay

vì việc phải đi làm thuê với tư cách là người lao động Trên phương diện này,mối quan hệ giữa các bên nhận quyền và nhượng quyền hoàn toàn không phải

là mối quan hệ giữa người sử dung lao động và nguoi làm thuê, đó chính là

một quan hệ bình đẳng và độc lập.

Chính vì vậy, có thể nói, dưới góc độ kinh tế, hoạt động nhượng quyền

thương mại chính là một cách thức kinh doanh thu lợi nhuận nhưng cũng

chính là một cơ hội đầu tư xúc tiến thương mại hoặc một cơ hội nhằm hạn chế

rủi ro trong những hoạt động kinh doanh độc lập của các bên nhận quyền và

nhượng quyền thương mại

Trang 17

1.1.1.2 Nhượng quyền thương mai dưới góc độ pháp lý

Xét ở góc độ pháp lý, nhượng quyền thương mại là một hoạt độngthương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của các thương nhân thôngqua việc chia sẻ quyền thương mại trên một tên thương mại, quy trình, bí

quyết kinh doanh cho một thương nhân khác Các bên trong quan hệ ràngbuộc với nhau bởi một loạt các thoả thuận pháp lý, trong đó, quan trọng nhất

là việc bên nhượng quyền — dưới sự cho phép và giám sát của pháp luật - đồng

ý trao cho bên nhận quyền một “quyền thương mại” bao gồm quyền sử dụng

mô hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới tên thương mại của

mình và nhận lại một khoản phí hay phần trăm doanh thu trong một khoảngthời gian nhất định Được sự đồng thuận của bên nhượng quyền, bên nhậnquyền có quyền sử dụng một cách hợp pháp tất cả các dấu hiệu nhận biết

thương nhân hay sản phẩm của thương nhân do bên nhượng quyền làm chủ sở

hữu để tiến hành hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, bên nhận quyền phải đồng

ý chấp nhận tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa rạ

Việc xây dựng một định nghĩa pháp lý chuẩn về hoạt động nhượng

quyền thương mại phụ thuộc khá nhiều vào việc hiểu như thế nào về thuật ngữ

“nhượng quyền thương mại” mà trong tiếng Anh là “franchise” Thuật ngữ

“franchise” với cách hiểu phổ biến, thông thường, gần với bản chất của hoạt

động nhượng quyền thương mại như hiện nay, được nhận định là một thuật

ngữ mới Tính mới của thuật ngữ này thể hiện ở việc một số cuốn từ điển

chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành thương mại đã có sự bổ sung và giảinghĩa thuật ngữ này Cụ thể, cuốn từ điển tiếng Anh Oxford (bản bổ sung năm

1972) đã ghi nhận thuật ngữ này xuất hiện năm 1959 trong từ vựng thương

mại Vào năm 1979, cuốn từ điển chuyên ngành luật Black’s law đã lần đầu dé

cập tới việc bán “franchise” và khăng định hoạt động này chính là sự phát

triển từ hình thức phân phối qua các đại lý, mặc dù trước đó hoạt động nàythường được ẩn dưới danh nghĩa đại lý độc quyền (exclusive agent) [57, Tr 2]

Trang 18

| Hién nay, ở các nước, các tổ chức thương mại quốc tế khác nhau đã có

nhiều định nghĩa về nhượng quyền thương mại, được ghi nhận như là một

phần quan trọng của pháp luật thương mại đối với từng tổ chức quốc tế hay

quốc gia đó Dưới góc độ pháp lý, một trong những khái niệm sớm nhất về

hoạt động thương mại này chính là một phần đặc biệt trong một phán quyết

của Toà án Phúc thẩm Paris ngày 20/04/1978 Theo đó:

“Nhượng quyền thương mại được định nghĩa như (i) mộtphương pháp hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp, một bên làbên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền, trong đó, bênnhượng quyền - chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý

quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn

hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt, (ii)

trao cho người khác quyền sử dung một tập hợp các sản phẩm, dich

vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng mộtcách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử

nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kỳ, để có được ảnhhưởng tốt nhất đối với thị trường và để đạt được sự phát triển tăngtốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan, để (iii)đổi lấy tiền bản quyền hoặc một lợi thế; theo hợp đồng, có thể (iv)

có sự hỗ trợ về sản xuất, thương mại hoặc tài chính, để bên đượcnhượng quyền hội nhập vào hoạt động thương mại của bên nhượng

quyền và bên nhượng quyền có thể tiến hành một số kiểm soát đối

với bên được nhượng quyền về việc thực hiện một phương pháp độcđáo hoặc một bí quyết đặc biệt để duy trì hình ảnh của nhãn hiệu

dịch vụ hoặc sản phẩm bán ra và phát triển khách hàng với giá rẻ

nhất, với khả năng sinh lợi lớn nhất của cả hai bên, theo đó, (v) hai

bên vẫn độc lập hoàn toàn về mặt pháp luật” [55, Tr 165].

Trang 19

Khái niệm này đã miêu tả khá chi tiết các đặc điểm cơ bản, đồng thờicũng xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên chủ thể trong quan hệ

nhượng quyền thương mại (Theo cách hiểu này, một quan hệ nhượng quyền

thương mại ít nhất phải đáp ứng được năm yêu cầu, trong đó, yêu cầu quan

trọng nhất là có sự xuất hiện của tập hợp các yếu tố như: tên thương mại hoặc

tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá hoặc

nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt Các bên sẽ hợp tác kinh doanh trên

cở sở dùng chung tập hợp các yếu tố nói trên để hoạt động kinh doanh) Bên

nhượng quyền - chủ sở hữu của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ sẽ nhậnđược một khoản phí từ bên nhận quyền và trong chừng mực nhất định, bênnhượng quyền thực hiện quyền giám sát đối với bên nhận quyền trong khi bên

này sử dụng tên thương mại của mình Một yếu tố không thể thiếu nữa của

quan hệ nhượng quyền thương mại chính là tính chất độc lập giữa các bên

nhượng quyền và nhận quyền Sự độc lập này có thể được hiểu cụ thể là sự độc

lập về mặt pháp lý và trách nhiệm trước những rủi ro trong kinh doanh

Theo Bộ Quy chế của Châu Âu về nhượng quyền thương mại do Hiệp hội Châu Âu về nhượng quyền thương mại ban hành và có hiệu lực từ ngày

1/1/1992, hoạt động này được gọi bằng một tên khác: chuyển nhượng quyền

sử dụng thương hiệu và được định nghĩa như sau:

“Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa

là một hệ thống thương mại hoá các sản phẩm và/ hoặc các dịch vụ

và /hoặc các công nghệ, được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợptác chặt chẽ và liên tục về pháp lý và tài chính giữa các doanh

nghiệp khác nhau và hoạt động độc lập với nhau, giữa một bên là

người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và một bên là

những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, trong

đó, người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu chấp nhận chonhững người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu quyền

Trang 20

và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối tượng chuyển nhượng của

người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu” [48, Tr 52]

-Như vậy, về bản chất, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng thương

hiệu được nói đến trong khái niệm này có cùng bản chất với hoạt động nhượng

quyền thương mại mà Toà án Paris đã đề cập đến trong phán quyết của mình.

Một khái niệm khác về nhượng quyền thương mại đã được đưa ra bởiHiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (The International Franchise

Association), theo đó:

“Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng,

giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, trong đó, bênchuyển nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới

doanh nghiệp của bên nhân trên các khía cạnh như: bí quyết kinh

doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận chuyển nhượng hoạt động dưới

nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên

chuyển nhượng sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận chuyển nhượng

đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn

lực của mình.” [7 Tr 134] |

we

Ở nước Mỹ, thuật ngữ “franchise” - nhượng quyền thương mại, được

định nghĩa rất đa dạng ở cấp liên bang và cấp bang Thông qua những vụ án đãđược mang ra xem xét ở thời kỳ đầu, thuật ngữ nhượng quyền thương mại

được hiểu là chủ sở hữu của một tên thương mại hoặc một nhãn hiệu hàng hoá

cho phép một người khác được cung cấp hàng hoá, dịch vụ dưới tên thương

mại hoặc nhãn hiệu hàng hoá đó Vì vậy, các đối tượng của quyền sở hữu trítuệ được coi là “xương sống” của quan hệ nhượng quyền thương mại Tuy

nhiên, sự phát triển của nhượng quyền thương mại, với tư cách là một cáchthức phân phối hàng hoá và phát triển dịch vụ, đã chứng tỏ hoạt động nhượng

quyền thương mại không đơn thuần chỉ là li xăng nhãn hiệu hàng hoá Chính

Trang 21

vì thé, ở mỗi bang hoặc toàn liên bang Hoa Kỳ pháp luật thương mại đều đưa

ra những định nghĩa khác nhau, phù hợp với mục đích điều chỉnh của từngbang hoặc liên bang Từ năm 1979, Hội đồng thương mại liên bang Mỹ đã

định nghĩa nhượng quyền thương mại là một lĩnh vực thương mại rất rộng, bao

trùm các hoạt động từ nhượng quyền sản xuất, phân phối đến các hoạt động

cung cấp dich vụ [71] Như vậy, nhượng quyền thương mại được hiểu là bất cứ

một thoả thuận hợp đồng nào, trong đó: (i) hoặc bên nhượng quyền bán, cung

cấp cho bên nhận quyền hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ được nhận biết bởitên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ hoặc biểu tượng

thương mại của bên nhượng quyền, một cách trực tiếp hay gián tiếp hướng dẫn

cho bên nhận quyền có thể khai thác, kinh doanh, bán hang hoá, dịch vụ dướitên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ hoặc biểu tượng

thương mại của bên nhượng quyền; Bên nhận quyền có quyền được khai thác

và sử dụng toàn bộ phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền bao gồm:cách thức tổ chức, quản lý kinh doanh; các biện pháp xúc tiến thương mạihoặc sự kiện thị trường Bên nhượng quyền có nghĩa vụ trợ giúp cho bên nhậnquyền cập nhật những cách thức mới nhất trong phương thức kinh doanh củabên nhượng quyền Hoặc (ii) bên nhượng quyền cung cấp trực tiếp hàng hoá,

quản lý chặt chẽ về địa điểm bán hàng, giá cả hàng hoá đối với bên nhận

quyền [53, Tr 9-10] Như vậy, với cách thức thứ hai, bên nhận quyền không

khác gì so với một đại lý phân phối hàng hoá, sản phẩm mà bên nhượng quyền

chính là nhà sản xuất

Từ năm 1970, các bang trong nước Mỹ đã có luật về nhượng quyền

thương mại của mình Tại thời kỳ này, có tới 14 bang của Mỹ có luật về lĩnh

vực này trước khi pháp luật về nhượng quyền thương mại của Liên bang rađời, riêng New York là có luật về nhượng quyền thương mại sau khi Hộiđồng thương mại liên bang Mỹ ban hành Luật về hoạt động thương mại đặcbiệt này Điều đáng nói là hầu hết luật nhượng quyền thương mại của các

Trang 22

bang trong nước Mỹ đều liên quan đến mối quan hệ giữa nhà sản xuất ô tô vànhà phân phối ô tô Luật Cơ hội kinh doanh của bang Texas đã coi hoạt độngnhượng quyền thương mại như một ngoại lệ phải áp dụng thủ tục đăng ký

của Luật này Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại của Bang California lại

định nghĩa, nhượng quyền thương mại là thoả thuận hợp đồng, thể hiện ra

bên ngoài hay ngụ ý, dưới dang văn bản hay lời nói, theo đó: (i) bên nhận

quyền được trao quyền tổ chức hoạt động chào hàng, bán hàng hoặc phân

phối hàng hoá, dịch vụ dưới một kế hoạch tiếp cận thị trường hoặc một hệthống đóng vai trò quan trọng trong phương thức kinh doanh của bên nhượng

quyền; (ii) sự vận hành công việc kinh doanh của bên nhận quyền phải phù

hợp với hệ thống cơ bản của bên nhượng quyền với tên thương mại, nhãn

hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, logo và quảng cáo hoặc các biểu tượng

thương mại khác do bên này sáng tao ra; (iii) yêu cầu trả phí được đặt ra đốivới bên nhận quyền thương mại [53, Tr 25] Luật Đầu tư nhượng quyềnthương mại của Bang Michigan cho rằng, hoạt động nhượng quyền thương

mại chẳng qua là một hoạt động đại lý và quyền cũng như nghĩa vụ của bên

nhượng quyền sẽ được pháp luật điều chỉnh giống với quyền và nghĩa vụ của

bên giao đại lý, kể từ thời điểm mối quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng

quyền và bên nhận quyền không còn ràng buộc chặt chẽ bởi các đối tượngcủa quyền sở hữu trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệudịch vụ [53, Tr 27] Ra đời muộn hơn so với pháp luật về nhượng quyền

thương mại của Liên bang, Luật Nhượng quyền thương mại của New York

cũng đưa ra định nghĩa khá tương đồng với định nghĩa về hoạt động nhượngquyền thương mại của Liên bang Tuy nhiên, cách hiểu về phí nhượng quyền

được giải thích một cách linh hoạt hơn, trong đó bao gồm cả các khoản phí

nhượng quyền trực tiếp và gián tiếp [53, Tr 29] Một số bang như Bang

California, New York, Illinois là các bang có sự phát triển mạnh mẽ về hoạt

động nhượng quyền thương mại, ngoài những luật lệ riêng của bang, lại cùng

Trang 23

nhau thoả thuận áp dụng Thoa thuận chung về Hình thức nhượng quyền

thương mai (Uniform Franchise Offering Circular)

Ở Việt Nam, Điều 284, Luật Thương mại (2005) đã đưa ra khái niệm

về hoạt động nhượng quyền thương mại, theo đó:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên

nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền được quyền tự mình

tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện

sau đây:

I Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo

cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được

gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩuhiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng

quyền;

2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận

quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”

Với khái niệm này, pháp luật thương mại của Việt Nam khẳng định hoạt

động nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, vì vậy, hoạt

động này phải do thương nhân thực hiện và có mục đích kinh doanh Ngoài

ra, khái niệm này cũng chỉ rõ tính chất ràng buộc quan lại giữa các bên có

liên quan, nhất là khẳng định sự giám sát của bên nhượng quyền đối với bên

nhận quyền thương mại.)

Như vậy, xét dưới cả góc độ kinh tế và góc độ pháp lý, với những đặc

điểm đã phân tích, có thể xây dựng được một khái niệm cơ bản về hoạt động

nhượng quyền thương mại với tư cách là một hoạt động thương mại đặc thù.Nhượng quyền thương mại là một quan hệ pháp luật được thiết lập trên cơ sởhợp đồng giữa các bên, trong đó, bên nhượng quyền thương mại và bên nhận

Trang 24

quyền thương mại trong đó, bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhậnquyền thương mại sử dụng một “gói” các quyền thương mại của mình mà chủ

yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hànhkinh doanh với một tư cách pháp lý độc lập Đổi lại, bên nhận quyền phải trả

phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại, phí này có thể bao gồm

phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền định kỳ trả dựa trên doanh thuhàng tháng, hàng năm của bên nhận quyền thương mại Ngoài ra, bên nhượng

quyền thương mại có thể ràng buộc bên nhận quyền thương mại bởi các thoả

thuận nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm soát hoạt động của bên nhận

quyền thương mại trên cơ sở có hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng

như một số cơ sở vật chất cần thiết cho bên nhận quyền thương mại.

Có thể nói, cho dù nhượng quyền thương mại được nhìn nhận dưới góc

độ nào, và ở những nơi khác nhau, hoạt động này được gọi bằng những cái tên

không giống nhau, tuy nhiên nhượng quyền thương mại luôn được xác định

với những đặc trưng cơ bản không thể khác, ít nhất là trong các vấn đề nổi bật

sau đây:

Một là, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tính chất độc lập của

các bên nhượng quyền và nhận quyền được thể hiện rõ nét Mặc dù, có sự hỗtrợ và kiểm soát qua lại giữa các bên nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài

chính của các bên luôn độc lập với nhau Theo đó, bên nhượng quyền đồng ýtrao cho bên nhận quyền quyền khai thác các nội dung chủ yếu của “quyền

thương mại” và thực hiện quyền kiểm soát đối với bên nhận quyền, bù lại, bên

nhận quyền trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền và tuân thủ những

quy định cũng như chịu sự giám sát của bên này

Hai là, sự thống nhất, đồng bộ về mặt hình thức biểu hiện đối với cách

thức tiến hành hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận

quyền, hay rộng hơn, trong cả hệ thống nhượng quyền là đặc điểm không thể

Trang 25

i) tN

thiếu ở quan hệ nhượng quyền thương mại Sự thống nhất này có được va được

quy định bởi tính chất đặc biệt của quan hệ nhượng quyền thương mại Xuấtphát từ việc cùng nhau sử dụng những nội dung của “quyền thương mại”, các

chủ thể cùng hệ thống nhượng quyền thương mại sẽ được hưởng, đồng thời

cùng chịu rủi ro từ tính thống nhất đặc trưng này của quan hệ nhượng quyền

thương mại

Ba là, hoạt động nhượng quyền thương mại chính là sự kết hợp của

nhiều hoạt động thương mại khác nhau như: li-xăng, chuyển giao công nghệ;đại lý v v Những hoạt động thương mại này có thể được các thương nhân

thực hiện độc lập, tuy nhiên, trong hoạt động nhượng quyền thương mai,

không thể tìm thấy sự độc lập này Vì vậy, có thể coi hợp đồng nhượng quyềnthương mại là một tập hợp các hợp đồng không thể tách rời, thể hiện tính chất

của các loại hợp đồng li-xăng, chuyển giao công nghệ và đại lý Đây chính là

điểm đặc biệt của hoạt động nhượng quyền thương mại trong tương quan sosánh với các loại hợp đồng thương mại cùng loại khác

Có thể nói, nhượng quyền thương mại, với những đặc điểm của mình đã

khẳng định được tính chất độc lập khi được đặt cạnh những hoạt động thương

mại khác Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, với ít nhất hai đặc điểm tưởng như

mâu thuẫn: tính độc lập và tính đồng bộ, nhượng quyền thương mại chính làmột hoạt động thương mại có rất nhiều khía cạnh pháp lý đáng phải nghiên

cứu và làm sáng to

| 1.1.1.3 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại

Dựa vào bản chất đã được phân tích qua những khái niệm trên đây, hoạt

động nhượng quyền thương mại có một số đặc điểm, thông qua đó có thể phân

biệt dé dàng hoạt động này với một số hoạt động thương mại cùng loại khác

Mội số đặc điểm cơ bản của hoạt động nhượng quyền thương mại được chỉ ra

dưới đây:

Trang 26

Thứ nhất, về chủ thể, trong hoạt động nhượng quyền thương mại, điều

kiện dat ra đối với các chủ thể được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế và góc độ

pháp luật Để đáp ứng điều kiện thực tế nhằm làm cho việc nhượng quyền có

tính khả thi, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinhdoanh có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hệ thống kinh doanh này phải có

sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý

và tạo niềm tin cho bên nhận quyền \Mặt khác, dưới góc độ pháp luật, để đáp

ứng yêu cầu của pháp luật, bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập vềmặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra

để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyŠn }

Rất nhiều nước trên thế giới, khi quy định về điều kiện để trở thành các bên

của một quan hệ nhượng quyền thương mại, đều nêu cao tiêu chí yêu cầu cảbên nhận quyền và bên nhượng quyền phải có tư cách thương nhân Tiêu chínày chứng tỏ nhượng quyền thương mại là một hoạt động đặc trưng của

thương mại, vì vậy, hầu như hoạt động này chỉ giành riêng cho các thương

nhân Để đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ, đặc biệt là bảo vệ lợi ích

của bên được coi là yếu thế hơn - bên nhận quyền, pháp luật của hầu hết các

nước quy định rằng, để có thể nhượng “quyén thương mại” cho một bên nhận,

bên nhượng quyền phải có một thời gian hoạt động kinh doanh nhất địnhtrong chính lĩnh vực dự định sẽ thực hiện việc nhượng quyền Thời gian kinh

doanh thực tế này chính là thời gian vừa đủ để khẳng định giá trị “quyềnthương mại” Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp luật, thời gian kinh doanh yêu

cầu phải có này không nhất thiết phải kèm theo điều kiện về kinh doanh có lãihoặc phải đạt một tỉ lệ lợi nhuận nhất định, mặc dù yêu cầu về kinh doanh cólãi của bên nhượng quyền chính là yếu tố chi phối đến tính khả thi của việcnhượng “quyền thương mại” diễn ra trên thực tế Thêm vào đó, đối với bên

nhượng quyền, việc đăng ký để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Trang 27

với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là một điều kiện bắt buộc ở hầu hết

các nước

Thứ hai, vẻ hình thức biểu hiện, hoạt động nhượng quyền thương mai

có sự đa dạng nhất định Hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm rất

nhiều loại, phân biệt với nhau dựa theo một số tiêu chí cụ thể sau đây: Theo

tiêu chí nội dung của hoạt động kinh doanh, có thể có nhượng quyền sản xuất

(processing- franchise), nhượng quyền phân phối (distribution - franchise) vànhượng quyền thực hiện dịch vụ (service - franchise); theo tiêu chí hình thức

hoạt động kinh doanh, có thể có nhượng quyền sơ cấp (master franchise),

nhượng quyền đa cơ sở (multi- franchise), nhượng quyền liên kết

(pluri-franchise) và nhượng quyền góc (corner- (pluri-franchise); theo tiêu chí lãnh thổ, có

thể có nhượng quyền nội địa và nhượng quyền quốc tế Tính chất đa dạng của

nhượng quyên thương mại phát triển tỷ lệ thuận với những lợi ích mà nhượng

quyền thương mại đem lại cho các bên trong quan hệ cũng như cho nền kinh

tế - xã hội

Thứ ba, về nội dung của khái niệm “quyền thương mại” - đối tượng của

hoạt động nhượng quyền thương mại, cũng phát triển rất phong phú, bao gồm:

hàng tiêu dùng; công việc kinh doanh; dịch vụ; dịch vụ chuyên môn; dịch vụ

đặc biệt (thuộc Chính phủ); các phương thức kinh doanh “Quyền thương mại”trong hoạt động nhượng quyền thương mại là một khái niệm mở, cho phép các

chủ thể của quan hệ nhượng quyền cụ thể hoá từng nội dung bao gồm trong đó.

“Quyền thương mại” có thé chi đơn giản là bí quyết kinh doanh, tên thươngmại, nhãn hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất nhất định hoặc là tổng hợp tất cảnhững quyền đối với hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để bên nhậnquyền có thể sử dụng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ giống với những sản

phẩm hoặc dịch vụ mà bên nhượng quyền tạo ra Sự phức tạp của nội dung khái

niệm “quyền thương mại” làm cho hoạt động nhượng quyền thương mại khácbiệt so với các hoạt động thương mại khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ

Trang 28

Trong một bối cảnh chung là chưa có bất cứ một khái niệm chính thức nào định

nghĩa rõ ràng về “quyền thương mại” thì nội dung của “quyền thương mại” sẽphụ thuộc vào sự giải thích của các bên trong từng quan hệ nhượng quyềnthương mại cụ thể Tuy nhiên, tính chất “tổng hợp”, “kết hợp” giữa các quyền

đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ là yếu tố không thể thiếu của “quyềnthương mại”, giúp cho hoạt động nhượng quyền thương mại có thể được phân

biệt một cách tương đối trong tương quan so sánh với những quan hệ thươngmại tương tự khác Tóm lại, đối tượng của quan hệ nhượng quyền thương mại là

một chỉnh thể thống nhất bao gồm nhiều yếu tố kết hợp liên quan đến quyền sở

hữu trí tuệ, đặc biệt đối với tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ

thuộc sở hữu của thương nhân nhượng quyền

Sự mở rộng của hình thức cũng như đối tượng của nhượng quyền

thương mại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội từng quốc

gia cũng như khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, càng được khuyến khích mở

rộng, quan hệ nhượng quyền thương mại càng chứa đựng những khả năng gây

ra tranh chấp thương mại Bản thân “quyền thương mại” đã liên quan trực tiếp

tới lợi ích thiết thân của nhà kinh doanh, việc phát triển “quyền thương mại”

đồng nghĩa với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của nhà kinh doanh trên thị

trường và quyết định mức tăng về doanh thu, về lợi nhuận Việc nhượng lại

quyền thiết thân này cho một chủ thể kinh doanh khác để cùng kinh doanh,

cùng chia sẻ những lợi thế mà “quyền thương mại” đem lại, vì thế, chắc chắn

sẽ gây ra không ít tranh chấp Chính vì đặc điểm này, quan hệ nhượng quyềnthương mại phải được coi là một loại quan hệ thương mại đặc biệt, được điềuchỉnh bằng những quy định pháp luật phù hợp nhằm giảm thiểu những ké hởtrong thoả thuận mà các bên có thể bỏ qua trong quá trình giao kết Có thể

nói, đối với từng khu vực, từng quốc gia khác nhau, sự vận hành thuận lợi của

hoạt động nhượng quyền thương mại phụ thuộc không nhỏ vào việc pháp luật

có những cơ chế điều chỉnh hiệu quả như thế nào Thực tế của quá trình sản

Trang 29

xuất kinh doanh sẽ sản sinh ra hoạt động nhượng quyền thương mại một cách

tự nhiên, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của pháp luật, các bên trong quan hệ

nhượng quyền sẽ không có cơ sở pháp lý để tiếp tục duy trì và mở rộng những

hoạt động này, ngay cả khi chúng mang lại lợi ích cho các bên và cho nền

kinh tế - xã hội

Thứ tư, tính đồng bộ và tính hệ thống là đặc trưng không thể thiếu của

quan hệ nhượng quyền thương mại Mục đích chính của bên nhượng quyền,khi chấp nhận nhượng lại “quyền thương mại” của mình cho người khác, sau

đó tiếp tục cùng kinh doanh với “quyền thương mại” ấy là để mở rộng hệthống sản xuất, phân phối hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ Sở dĩ, có thể gọi

đó là hệ thống, bởi vì hầu hết các co sở nhượng quyền dù ở vị trí địa lý nào

-đều phải đạt tiêu chuẩn theo một mô hình đã được thiết kế trước với ý tưởng

của bên nhượng quyền Sự giống nhau trong chất lượng và hình thức của hàng

hoá, dịch vụ, cách thức phục vụ của nhân viên khi cung ứng các sản phẩm trên

thị trường tạo nên tính hệ thống của quan hệ nhượng quyền thương mại Bằngcách này hay cách khác, những đặc trưng cơ bản nhất của hàng hoá, dịch vụ

và cách thức cung ứng của bên nhượng quyền phải được bên nhận quyền lặp

lại Mọi sự phát triển và sáng tạo không xuất phát từ ý chí của bên nhượng

quyền hoặc không có sự cho phép của bên nhượng quyền sẽ phá hỏng tính hệ

thống của mạng lưới cung ứng sản phẩm được tạo ra từ quan hệ nhượng quyền

thương mại Hậu quả, mục đích chính của quan hệ nhượng quyền thương mại

là hướng tới sự đồng bộ và phát triển hệ thống nhượng quyền sẽ không được

thoả mãn, trong khi từng bên chủ thể riêng lẻ trong quan hệ nhượng quyền

thương mại vẫn có thể thu về lợi nhuận Vì vậy, tính đồng bộ, hệ thống chính

là đặc trưng cơ bản và quan trọng trong quan hệ nhượng quyền thương mại và

đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các bên, nhất là

bên nhượng quyền hướng tới trong khi thiết lập các quan hệ nhượng quyền

thương mại với các bên nhận quyền thương mại.

Trang 30

1.1.1.4 Phan biệt hoạt động nhượng quyên thương mai với một số hoạtđộng thương mại khác có liên quan

Với những đặc trưng cơ bản đã phân tích, có thể nhận thấy nhượng quyền

thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù, tuy nhiên, hoạt động này cũng

có những điểm tương đồng khá rõ nét với một số hoạt động thương mại khác như

đại lý thương mại, li-xăng, chuyển giao công nghệ Chính vì vậy, pháp luật điều

chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại và pháp luật điều chỉnh các hoạt động

thương mại nói trên cũng có mối tương quan với nhau Tuy nhiên, dựa vào

những đặc trưng của hoạt động nhượng quyền thương mại đã phân tích trên

đây, trong tương quan so sánh với những mối quan hệ khác liên quan đến

“quyền thương mại” hoặc một số yếu tố tách biệt của quyền này như quyền

đối với nhãn hiệu hàng hoá, công nghệ; quyền đối với kiểu dáng công nghiệp,

quan hệ nhượng quyền thương mại có những đặc điểm phân biệt Sự khác biệt

này vừa được nhìn nhận bằng thực tế các quy định của pháp luật lại vừa là cơ

sở để mỗi một mảng pháp luật điều chỉnh một hoạt động thương mại có những

cơ chế điều chỉnh khác nhau Có thể chỉ ra những khác biệt trong mối quan hệ

giữa hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như pháp luật điều chỉnh hoạtđộng này với một số hoạt động thương mại khác cũng như pháp luật điềuchỉnh chúng như sau:

Một là, sự khác biệt của nhượng quyền thương mại so với việc chuyển

nhượng hoàn toàn thương hiệu, quyền kinh doanh Nếu như hậu quả pháp lý

của việc chuyển nhượng hoàn toàn quyền kinh doanh đối với một loại hàng

hoá, dịch vụ nhất định là bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt việc kinh doanh với

loại hàng hoá, dịch vụ đó thì việc nhượng quyền thương mại sẽ dẫn đến tình

trạng cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cùng tiến hành song

song các hoạt động kinh doanh

Trang 31

Hai là, hoạt động nhượng quyền thương mại cũng khác với một số hoạtđộng cho thuê hoặc cho mượn tài sản thông thường khác ở hậu quả pháp lý

của hành vi Nếu như việc cho thuê, mượn tài sản thông thường để sử dụng sẽ

làm cho các tài sản thông thường ấy hao mòn, không còn nguyên giá tri sử

dụng (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) thì đối với việc cho thuê, mượn

“quyền thương mại” lại không làm cho tài sản này hao mòn, ngược lại, sự phát

triển mạnh mẽ của cả hệ thống dưới một tên thương mại duy nhất sẽ làm cho

“quyền thương mại” đó càng trở nên phổ biến và khẳng định được hơn nữa giá

trị của mình

Ba là, với quan hệ đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại khácbiệt chủ yếu ở trách nhiệm phân minh giữa các bên đối với kết quả kinh doanhhoặc rủi ro trong kinh doanh Đối với quan hệ đại lý, bên giao đại lý chỉ thực

hiện việc giao hàng cho bên đại lý mà không chuyển giao cho bên đại lý

quyền sở hữu đối với hàng hoá đó, vì vậy, khi không bán được hàng hoá hoặc

CÓ rủi ro xảy ra với hàng hoá, người phải gánh vác nghĩa vụ đối với rủi ro đómột cách đầu tiên và trực tiếp chính là bên giao đại lý - chủ sở hữu hàng hoá

Trong khi đó, sự độc lập về mặt pháp lý giữa các bên chủ thể của quan hệ

nhượng quyền thương mại dẫn đến sự độc lập về trách nhiệm tài chính tronghoạt động kinh doanh của các bên Việc bên nhận quyền hoặc bên nhượngquyền kinh doanh thua lỗ, không có khách hàng hoặc có rủi ro xảy ra với hànghoá của mỗi bên không liên quan trực tiếp tới bên kia nếu những sự kiện đó

không bat nguồn từ một sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhượng quyền Nhưvậy, sự độc lập trong quan hệ đại lý chỉ là sự độc lập về tư cách chủ thể Có

thể khẳng định, bên đại lý chỉ là bên “bán hộ” cho bên giao đại lý Còn đối với

nhượng quyền thương mại, mỗi bên đều thực hiện hoạt động kinh doanh độc

lập, không bên nào “bán hộ” hàng hoá, dịch vụ cho bên nào Về bản chất,

trong hoạt động nhượng quyền thương mại, hai bên nhượng quyền và nhậnquyền chỉ cùng nhau kinh doanh dưới một tên thương mại mà thôi

Trang 32

Bon là, với quan hệ li xăng và chuyển giao công nghệ, nhượng quyền

thương mại cũng có những điểm khác biệt quan trong Li xăng là việc chủ sởhữu chuyển giao quyền sử dụng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như nhãnhiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp bí quyết kinh doanh, sáng chế cho mộtchủ thể khác nhằm thu phí [15, Tr 2] Sau khi ký hợp đồng li xăng, bên nhận có

quyền sử dụng các đối tượng được li xăng vào hoạt động kinh doanh của mình

Tuy thuộc vào đối tượng của hợp đồng li xăng, bên nhận có thể gắn nhãn hiệu

hang hoá của bên li xăng vào hàng hoá do mình sản xuất hoặc dùng kiểu dáng

mà bên li xăng thiết kế ra đối với sản phẩm của mình Chuyển giao công nghệ

là cách thức mà thông qua đó, bên nhận chuyển giao có thể sử dụng công nghệ

của bên chuyển giao để sản xuất ra hàng hoá của mình, tuy nhiên, việc hàng

hoá đó gắn nhãn hiệu hàng hoá nào, được bán ra với tên thương mại nào còn

phụ thuộc vào việc giữa hai bên có thêm hợp đồng li xăng hay không Sau khi

nhận chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể lựa chọn giữ nguyên

công nghệ để áp dụng hoặc phát triển công nghệ đó theo hướng tích cực Như

vậy, li xăng và chuyển giao công nghệ là hai hoạt động thương mại tương đốigiống với nhượng quyền thương mại Tuy nhiên, hai hoạt động nói trên chỉ đềcập tới các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ một cách tách biệt và không bắtbuộc phải kết hợp cũng như không có nhiều điều kiện cho sản phẩm được tạo

ra, trong khi đó, nhượng quyền thương mai lại quan tâm tới sự kết hợp chặt chẽ

của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Sự kết hợp này là bắt buộc, mặc dù

kết hợp ở mức độ nào là tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên trong từng hợp

đồng cụ thể Điều kiện về sự tương đồng cũng đặt ra đối với sản phẩm của bênnhận quyền trong tương quan so sánh với sản phẩm của bên nhượng quyền Sựtương đồng của sản phẩm này liên quan đến ít nhất ba vấn đề chính: chất lượng,

hình thức và giá cả Mặc dù, không phải lúc nào quan hệ nhượng quyền thương

mại cũng bat buộc bên nhận quyền phải tao ra những sản phẩm y hệt như sản

phẩm mà bên nhượng quyền tao ra, nhưng sự tương đồng luôn luôn phải tồn tại

ở một giới hạn mà tại đó, khách hàng có thể nhận ra đúng các sản phẩm thuộc

Trang 33

về một mạng lưới nhượng quyền thương mại nhất định Như vậy, tính “tương

đồng” về sản phẩm đã phân tích ở trên là một trong những đặc điểm chính phân

biệt giữa hoạt động nhượng quyền thương mai và hoạt động li xăng cũng như

chuyển giao công nghệ

1.1.2 Vai trò của hoạt động nhượng quyền thương mại

Dựa vào cơ chế hoạt động của mình, nhượng quyền thương mại khôngchỉ mang lại lợi ích to lớn cho các bên trong quan hệ mà còn tác động trực tiếp

tới sự phát triển và sự ổn định của nền kinh tế xã hội Tuy nhiên, bên cạnhnhững ý nghĩa tích cực, nhượng quyền thương mại cũng có thể đặt các bên

trong quan hệ cũng như nền kinh tế xã hội vào thế phải đối mặt với những

nguy cơ rủi ro tương đối lớn Có thể nhận thấy, hoạt động nhượng quyềnthương mại với những bước phát triển của nó, có những tác động không nhỏ

tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong đó phải kể đến

tác động của hoạt động này đối với các bên trực tiếp tham gia quan hệ cũng

như vai trò của nhượng quyền thương mai trong nền kinh tế — xã hội với

những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam.

1.1.2.1 Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại đối với bênnhượng quyền

Đối với bên nhượng quyền, ưu điểm lớn nhất mà nhượng quyền thương

mại mang lại là giúp cho hệ thống kinh doanh của bên này được mở rộng

trong khi hầu như không phải bỏ thêm vốn Cùng với việc chuyển giao

“quyền thương mại” cho một chủ thể kinh doanh khác cùng kinh doanh, bênnhượng quyền có thể nhận được một khoản vốn không nhỏ, thu được từ

khoản phí nhượng quyền mà bên nhận quyền phải trả Tuy nhiên, tuỳ vàotừng điều kiện và mục đích mà mỗi bên nhượng quyền khác nhau hướng tới,

bên nhượng quyền có thể quy định về việc thu phí nhượng quyền ban đầu

hoặc vẫn tiến hành việc nhượng quyền với phí ban đầu bằng không Điều này

phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của tên thương mại được nhượng cũng như

Trang 34

chiến dịch mở rộng hệ thống của bên nhượng quyền Bên cạnh phí nhượng

quyền ban đầu hàng tháng, hàng năm, bên nhận quyền vẫn có thể phải trả

cho bên nhượng quyền một khoản tiền nhất định bằng một số phần trăm trên

tổng số lợi nhuận bên nhận quyền thu được Khoản tiền này được hiểu là để

trả cho việc sử dụng “quyền thương mại” thực tế trong một tháng hay một

năm Mặc dù, để duy trì và vận hành hệ thống các cơ sở nhượng quyềnthương mại ổn định và phát triển, bên nhượng quyền phải chi trả khoản phígiám sát tương đối lớn nhưng trên thực tế, có những doanh nghiệp, tổng

doanh thu hang năm về nhượng “quyền thương mại” cao hơn so với tổng

doanh thu về nghề nghiệp chính của họ như kinh doanh siêu thị, bán đồ ăn

nhanh - những ngành nghề làm nên tên tuổi của doanh nghiệp Mặt khác,

bên nhượng quyền hoàn toàn có thể được hưởng thêm những phần trămdoanh thu từ việc cung cấp một số nguyên liệu, hàng hoá là đặc thù của hệthống nhượng quyền cho bên nhận quyền Như vậy, bằng tiền của ngườikhác - bên nhận quyền, bên nhượng quyền thật sự có được mạng lưới kinhdoanh rộng rãi, mang tên thương mại của mình Đồng thời, hệ quả của việc

nhượng quyền thương mại là hệ thống kinh doanh được mở rộng mà vẫn nằm

trong sự điều tiết chung của bên nhượng quyền Bên nhượng quyền có quyền

giám sát việc bên nhận quyền đối xử như thế nào với “quyền thương mại” đã

được nhượng, nhất là thái độ của bên nhận quyền với việc bảo vệ và làm cho

thương hiệu trở nên tốt đẹp và nổi tiếng hơn Như vậy, đối với bên nhượng

quyền, việc kinh doanh thông qua nhượng quyền thương mại xuất phát từnhững lý do, bao gồm: (i) chi phí mở rộng hệ thống được tiết giảm, mặc dù,trong một số trường hợp và ở những giai đoạn nhất định, bên nhượng quyềnphải đầu tư tương đối lớn vào việc xúc tiến thương mại và giám sát hệ thống

nhượng quyền thương mại; (ii) khai thác được hiệu ứng đám đông, tạo nên sự

nổi tiếng của tên thương mại thông qua việc kết nạp ngày càng nhiều các cơ

sở nhượng quyền thương mại; (iii) huy động được vốn của các bên nhận

Trang 35

quyền thương mại, xây dung một hệ thống nhượng quyền thương mai bangvốn của những người có ý tưởng (bên nhượng quyền) và những người khácmuốn chia sẻ phần vốn kinh doanh của mình (bên nhận quyền)

Tuy nhiên, việc đồng ý ràng buộc bởi hợp đồng nhượng quyền thương

mại, nắm chắc trong tay những khoản lợi nhuận không nhỏ và rất ổn định nói

trên, cũng đồng nghĩa với việc bên nhượng quyền phải trao toàn bộ những bí

quyết, công thức, bí mật kinh doanh của mình cho một bên độc lập khác Tính

chất độc lập của bên nhận quyền sẽ có khả năng thúc đẩy bên này vi phạm hợp

đồng nhượng quyền bất cứ khi nào bên nhận quyền nhận thấy phần lợi nhuận

mà mình thu được từ việc thực hiện trung thành các điều khoản hợp đồng

nhượng quyền thương mại ít hơn rất nhiều so với việc vi phạm hợp đồng đó

Nguy cơ mất bí quyết kinh doanh, lộ bí mật kinh doanh là nguy cơ thường trực

mà bên nhượng quyền phải đối mặt Giải pháp cho tình thế này là bên nhượngquyền phải ràng buộc chặt chẽ bên nhận quyền bằng các điều khoản cấm tronghợp đồng Tuy nhiên, những điều khoản cấm này đôi khi là trái pháp luật nếu

nó đi quá giới hạn của một công cụ bảo vệ va vi phạm vào ranh giới của quyền

tự do kinh doanh của bên nhận quyền Bên cạnh đó, nguy cơ khác cũng có thể

xảy ra đối với chủ thể nhượng quyền, đó chính là việc phải đối mặt với sự đổ vỡ

hàng loạt trong hệ thống nhượng quyền của mình Tính đồng bộ của hệ thốngnhượng quyền cho phép khách hàng nhận ra tất cả các cửa hàng trong cùng một

hệ thống, nhưng chính nó lại làm cho khách hàng không thể nhận biết được tính

chất độc lập của mỗi cửa hàng cũng như chủ sở hữu của chúng Vì vậy, chỉ cần

một trong các cửa hàng không làm hài lòng khách hàng, lập tức cả hệ thống

nhượng quyền sẽ bị bài trừ, không có ngoại lệ Như vậy, tham gia vào một quan

hệ nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền luôn luôn có cơ hội để nắmbắt cả những phần tích cực và tiêu cực của hoạt động này

Trang 36

1.1.2.2 Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mai đổi với bênnhận quyền

Đối với bên nhận quyền, không phải tốn kém nhiều chi phí va thời gian

vào việc xây dựng một mô hình kinh doanh, đào tạo một đội ngũ quản lý hoặc

xây dựng mot thương hiệu trên thị trường, bên nhận quyền có thể tiến hành

kinh doanh ngay sau khi được nhượng “quyền thương mại” Để bù đắp vào

khoản chi cho phí nhận nhượng “quyền thương mại”, bên nhận quyền tiếtkiệm được rất nhiều chi phí so với việc tự mình tham gia thị trường với thương

hiệu và mô hình kinh doanh riêng của mình [41], [44] Do cùng chia sé lợi ích

trên một tên thương mại, nhằm bảo vệ chính công việc kinh doanh của mình,bên nhượng quyền luôn phải hỗ trợ và tư vấn tốt nhất cho đối tác nhận quyền

Như vậy, bên nhận quyền có thể thụ hưởng những trợ giúp từ bên nhượng

quyền mà không phải băn khoăn về tính hiệu quả của chúng Hơn nữa, kinh

doanh theo một mô hình quản lý có sắn, cung cấp một loại hàng hoá, dịch vụ

đã có sức cạnh tranh trên thị trường, phần trăm rủi ro trong kinh doanh được

giảm xuống mức đáng kể Khi đã tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương

mại, bên nhận quyền thương mại thụ hưởng được những lợi ích mà hiệu ứng

đám đông mang lai Sự nổi tiếng của tên thương mại ti lệ thuận với sự mở rộng

của hệ thống nhượng quyền thương mại, vì vậy, công việc kinh doanh của bên

nhượng quyền cũng như các bên nhận quyền trở nên dễ dàng hơn Có thể nói,với bên nhận quyền, sức hấp dẫn của nhượng quyền thương mại có thể tổng kết ởhai điểm căn ban: chi phí thấp và ít rủi ro

Bên cạnh những tác động tích cực, những thuận lợi to lớn mà phương thức

kinh doanh đặc biệt này đem lại, bên nhận quyền cũng có thể phải tiếp nhận

những tác động tiêu cực, những hạn chế từ quan hệ nhượng quyền thương mại

Trước hết, với lượng tài chính phải chi trả không nhỏ để nhận được sự đồng ýchuyển giao “quyền thương mại” từ bên nhượng quyền, không ai có thể chắc chắn

Trang 37

về khoản lợi nhuận mà hợp đồng nhượng quyền sẽ đem lại Tính chất tương lai

của lợi nhuận và sự không bắt buộc phải bảo đảm từ phía bên nhượng quyền cùngvới tính chất “muon” tên thương mại và bí quyết của người khác để kinh doanhlàm cho các bên nhận quyền không thể tính toán được trước khả năng thua lỗ và

những rủi ro có thể xảy ra Hơn nữa, sự kiểm soát bất buộc trong quan hệ từ phía

bên nhượng quyền đối với các bên nhận quyền làm cho các bên này không pháthuy được tính sáng tạo trong kinh doanh và luôn luôn ở trong tình trạng khôngđộc lập, mặc dù, dưới góc độ pháp luật, các bên nhận quyền hoàn toàn độc lập về

tư cách pháp lý cũng như trách nhiệm tài chính trước bên nhượng quyền Thêmvào đó, thời gian tồn tại của công việc kinh doanh theo phương thức này hầu nhưphụ thuộc vào thoả thuận của các bên, mà chủ yếu là phụ thuộc vào ý chí của bên

nhượng quyền Nếu không đạt được thoả thuận gia hạn hợp đồng sau khi hết hạnhợp đồng thì công việc kinh doanh của bên nhận quyền chấm dứt với những ràng

buộc nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên nhượng quyền Một trong những

ví dụ điển hình về điều khoản cấm sau khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền

thương mại là trong thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng hết hiệu lực, bên nhận

quyền không được kinh doanh trong cùng một ngành nghề, bán một loại hàng hoáhoặc cung cấp một loại dịch vụ giống với công việc kinh doanh của bên nhượng

quyền theo hợp đồng nhượng quyền đã ký trước đó Điều này hạn chế đáng kể và

làm gián đoạn công việc kinh doanh của bên nhận quyền Rõ ràng, quan hệ

nhượng quyền thương mại có thể giúp cho bên nhận quyền giảm bớt nhiều rủi ro trong kinh doanh nhưng việc dùng tiền của mình để phát triển tên thương mại cho một chủ thể khác cũng đem lại không ít hạn chế cho bên nhận quyền.

1.1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyên thương mại đối với hoạtđộng thương mại ở Việt Nam

Đối với nền kinh tế, xã hội nói chung, sự phát triển của hoạt động

nhượng quyền thương mại cũng có những tác động không nhỏ Có thể nói,

Trang 38

không chỉ mang lại lợi ích cho các bên trong quan hệ, hoạt động nhượngquyền thương mại còn giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn trong việc tiếp cậnvới hàng hoá, dịch vụ với một hệ thống bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ đồ sộ.

Mặt khác, nền kinh tế theo đó cũng phát triển được cả về bề rộng và chiều sâu

Bên nhượng quyền mở rộng hệ thống kinh doanh và tiếp nhận thêm nhiều bênnhận quyền mới, đó là những doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp khó có

thể tự mình gây dựng một thương hiệu để tham gia thị trường Vì thế, sự sôi

động của nền kinh tế lại được thúc đẩy bởi sự gắn bó, liên kết bằng lợi ích

giữa các chủ thể kinh doanh trong hoạt động nhượng quyền thương mại Xét

về lợi ích của người tiêu dùng, khi nhượng quyền thương mại phát triển cùng

với ràng buộc khát khe của loại hợp đồng này giữa bên nhượng quyền và bênnhận quyền, hàng hoá được sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng với chất

lượng và giá cả được kiểm soát

Tuy nhiên, không thể loại trừ một số tác động tiêu cực mà nhượngquyền thương mại có thể gây ra đối với nền kinh tế xã hội, nhất là đối với nền

kinh tế chưa hề có tiền lệ như ở Việt Nam Mạng lưới nhượng quyền dễ dàng

và nhanh chóng được mở rộng bao nhiêu thì việc đổ vỡ hệ thống có tác độngxấu bấy nhiêu tới sự ổn định của nền kinh tế Nhượng quyên thương mại là

phương thức kinh doanh liên quan rất nhiều tới quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy, sự

vi phạm và lam dụng hình thức kinh doanh này sẽ gây ra những tác động

nghiêm trọng tới những cố gắng bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong phápluật về sở hữu trí tuệ Sự phát triển trái chiều của việc mở rộng hệ thống và

hành vi lạm dụng, vi phạm trong quan hệ nhượng quyền thương mai sẽ đặt nền

kinh tế - xã hội trước những thách thức và buộc Nhà nước phải ban hành

những văn bản pháp luật đủ chặt chẽ để điều chỉnh đúng mực hoạt động

thương mại đặc biệt này

Mặt khác, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng phát triển, đời

sống của dân cư được cải thiện, kèm theo đó là những nhu cầu về việc tiêu

Trang 39

dùng những hàng hoá, dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao Để cung cấp được những

dịch vụ này đến cộng đồng dân cư, các nhà kinh doanh không nhất thiết phải

là người xây dựng nên những tên thương mại nổi tiếng hay những sản phẩm đạt chất lượng cao mà có thể dùng phương thức nhượng quyền thương mại để

vừa có thể cung cấp cho xã hội những hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao, lạivừa không tốn nhiều công sức để xây dựng tên thương mại cũng như tiết kiệm

được rất nhiều các chi phí xúc tiến thương mại Một lần nữa có thể khẳng

định, sự ghi nhận để điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động nhượng quyền

thương mại trong thời kỳ hiện nay của Việt Nam là cần thiết Khi đã được ghi

nhận với tư cách là một hoạt động thương mại độc lập, hoạt động nhượng

quyền thương mại chứng tỏ được sự phù hợp và vị trí không thể thiếu của nó

trong đời sống kinh tế — xã hội của Việt Nam hiện nay

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền

thương mại ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyềnthương mại ở một sốnước trên thế giới

Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế gắn với tiến trình lịch sử để xem xét hoạt

động nhượng quyền thương mại, không thể phủ nhận được tính đa dạng của

các lý thuyết về sự ra đời đối với hoạt động này Trong quá trình nghiên cứu,mỗi một nhà khoa học hoặc một nhóm các nhà khoa học khác nhau lại đưa ramột lý thuyết tương đối khác biệt về sự ra đời của nhượng quyền thương mại.Cùng với lý thuyết ấy, các nhà nghiên cứu đều cố gắng chứng minh sự gắn kếtchặt ché cua quá trình hình thành nhượng quyền thương mại với những đặctrưng của hoạt động này

Ở giai đoạn sơ khai, thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” —

“franchise” - được coi là bắt nguồn từ một từ trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa là

“đặc quyền” — “privilege” Trong thời gian dài của thời kỳ Trung cổ, thuật ngữ

Trang 40

“franchise” được dùng để chỉ việc Nhà nước ban cấp các đặc quyền buôn bán,họp chợ, săn bắn và sau này là quyền được thực hiện các hoạt động thươngmại đặc biệt như sản xuất và buôn bán rượu bia hoặc cung cấp các dịch vụ

giao thông đường thuỷ, đường bộ cho các thương nhân [60] Như vậy, lúc ban

đầu, thuật ngữ “nhượng quyền thương mai” áp dung cho những quan hệ có sựcan thiệp của Nhà nước

Một số lý thuyết cho rằng, nhượng quyền thương mại ban đầu xuất hiện

ở Châu Âu Từ thế kỷ thứ 18, tại Châu Âu, một số doanh nghiệp đã khởixướng một phương thức kinh doanh mới trong lĩnh vực phân phối hàng hoánhằm thay thế cho phương thức phân phối cổ điển là đại lý Ở thời điểm này,các nhà kinh doanh đã nhận thấy những hạn chế của bên giao đại lý trong việc

kiểm soát đối với các đại lý của mình ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với sự mởrộng mạng lưới đại lý theo khoảng cách địa lý Thuyết này cho rằng nhượng

quyền thương mại do một người Pháp tên là Jean Prouvost - chủ một hãng len

ở Pháp, thực hiện đầu tiên với mục đích trực tiếp là giảm bớt gánh nặng phảichịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra đối với các đại lý của mình trên toàn

nước Pháp [66] Chính vì vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay

có rất nhiều điểm tương đồng với hoạt động đại lý Tuy nhiên, điểm khác biệt

lớn nhất giữa hai hoạt động này chính là tính độc lập trong trách nhiệm pháp

lý đối với hàng hoá và dịch vụ liên quan đến đối tượng của hợp đồng

Người Mỹ lại cho rằng, nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ nước

Mỹ vào những năm 1850 và hoạt động này hầu như chỉ phát triển ở nước Mỹ

trong vòng hơn 100 năm [14] Sự ra đời của nhượng quyền thương mại ở Mỹ

là do, trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, luật chống độc quyền của nướcnày đã cấm người sản xuất được đồng thời là người phân phối trực tiếp sản

phẩm của mình tới người tiêu dùng Mục đích chính của quy định này là nhằm

ngăn chặn sự hình thành nên các hãng độc quyền Trong bối cảnh đó, chính

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN