MỤC LỤC
(Theo cách hiểu này, một quan hệ nhượng quyền. thương mại ít nhất phải đáp ứng được năm yêu cầu, trong đó, yêu cầu quan. trọng nhất là có sự xuất hiện của tập hợp các yếu tố như: tên thương mại hoặc tên pháp lý quen thuộc, các ký hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hoá hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt. Các bên sẽ hợp tác kinh doanh trên cở sở dùng chung tập hợp các yếu tố nói trên để hoạt động kinh doanh) Bên nhượng quyền - chủ sở hữu của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ sẽ nhận được một khoản phí từ bên nhận quyền và trong chừng mực nhất định, bên nhượng quyền thực hiện quyền giám sát đối với bên nhận quyền trong khi bên. Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại của Bang California lại định nghĩa, nhượng quyền thương mại là thoả thuận hợp đồng, thể hiện ra bên ngoài hay ngụ ý, dưới dang văn bản hay lời nói, theo đó: (i) bên nhận quyền được trao quyền tổ chức hoạt động chào hàng, bán hàng hoặc phân phối hàng hoá, dịch vụ dưới một kế hoạch tiếp cận thị trường hoặc một hệ thống đóng vai trò quan trọng trong phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền; (ii) sự vận hành công việc kinh doanh của bên nhận quyền phải phù hợp với hệ thống cơ bản của bên nhượng quyền với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, logo và quảng cáo hoặc các biểu tượng thương mại khác do bên này sáng tao ra; (iii) yêu cầu trả phí được đặt ra đối với bên nhận quyền thương mại [53, Tr 25].
Đó là hình thức nhượng quyền thương mại gián tiếp, trong đó tồn tại hai mối quan hệ hợp đồng: thứ nhất, mối quan hệ hợp đồng phát triển quyền thương mại mà chủ thể của chúng một bên là chủ sở hữu của “quyền thương mại” và bên kia là người phát triển quyền thương mại, có quyền cấp lại quyền thương mại đó cho các bên khác; thứ hai, mối quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp mà chủ thể của chúng một bên là người phát triển (hay còn gọi là bên nhượng quyền thứ cấp) và bên kia là các bên nhận quyền riêng lẻ (hay còn gọi là bên nhận quyền thứ cấp). Trong khi bên nhận quyền phải có một tiềm lực tài chính vừa đủ, phải có một nền tảng cơ sở vật chất hoàn thiện, đội ngũ nhân công tay nghề cao để nhận nhượng quyền thương mại sản xuất hoặc phải có chứng chỉ hành nghề hay kinh nghiệm tối thiểu khi nhận nhượng quyền thương mại dịch vụ thì đối với hình thức nhượng quyền thương mại phân phối, bên nhận quyền giống như một bên nhận đại lý, không phải đáp ứng quá nhiều đòi hỏi của thực tiễn vẫn có thể tiến hành kinh doanh thu lợi nhuận bằng phương thức nhượng quyền thương mại.
Thương nhân nhượng quyền thương mại chỉ được phép cấp quyền thương mại, khi đỏp ứng đủ cỏc điều kiện: (ù) hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất 01 năm (nếu thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại nhượng quyền thương mai); (ii) đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định (Sở Thuong mai (nay là Sở Công thương) đối với hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính nội địa; Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đối với hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài); (iii) hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại, không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, nếu thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, hầu hết pháp luật về nhượng quyền thương mại đều quy định rằng nếu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền không có thoả thuận nào khác thì bên nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây: một là, cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền; hai fà, đào tao ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mai; ba là, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền; bốn là, bao đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền; năm là, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Thực tế quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại đã đề cập đến vấn đề quyền sở hữu công nghiệp trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại, cu thể là khoản 2, Điều 10, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thuong mại về hoạt động nhượng quyền thương mại đã quy định: “Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”. Sự phức tạp này tìm thấy trước hết ở chỗ trong pháp luật về sở hữu công nghiệp, chủ yếu các quy định chỉ dành để điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đơn thuần và đối tượng sở hữu công nghiệp riêng lẻ, tách biệt; nếu áp dụng những quy định này đối với “quyền thương mại” trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại thì không hợp lý bởi hoạt động nhượng quyền thương mại với những đặc trưng cơ bản của nó cho phép các chủ thể hợp đồng, đôi khi không nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc cứng nhắc của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể được hình thành theo một số con đường sau: mot là, những chủ thể kinh doanh muốn cùng nhau hợp tác chống lại nguy cơ của các đối thủ khác va giữ vững vi thế của mình trên thương trường; hai la, khung pháp luật về cạnh tranh chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ, vì thế, để tránh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các nhà kinh doanh chiếm thị phần nhất định trên thị trường tìm đến với nhau để cùng thương thảo cách thức bảo vệ chính mình trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt nhưng lại thiếu luật điều chỉnh; ba Ia, do tính chất riêng của thị trường làm cho một số nhà kinh doanh ban đầu của thị trường đó xây dựng những quy tắc trước khi có sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh khác;. Cũng tương tự như vậy, Luật Cạnh tranh của Cộng hoà Pháp tại Điều 7 đưa ra một quy định chung, nghiêm cấm các hành vi thông đồng, thoả thuận, liên minh, liên kết dưới mọi hình thức nhằm ngăn can, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường nhằm mục đích: hạn chế doanh nghiệp khác gia nhập thị trường hoặc tự do giảm giá cạnh tranh; can trở việc hình thành giá theo thị trường thông qua việc can thiệp để làm tăng giá hoặc giảm giá; hạn chế hoặc kiểm soát mức sản xuất, đầu ra của sản phẩm, dịch vụ, mức đầu tư hoặc mức độ cải tiến kỹ thuật; phan chia thị trường hoặc nguồn cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ (31.
Nguyên nhân của thực trạng kể trên bao gồm: một là, lịch sử hình thành pháp luật về nhượng quyền thương mại làm cho phần lớn bộ phận dân cư nói chung và người kinh doanh Việt Nam nói riêng đều nhìn nhận hoạt động nhượng quyền thương mại chính là một hoạt động li-xăng hay một hoạt động chuyển giao công nghệ; hai là, thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại còn quá mỏng, chỉ vỏn vẹn có tám điều luật (từ điều 284 đến điều 291) quy định trong Luật Thương mại 2005, và dưới Luật Thương mại là Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mai và Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Một thực trạng có thể kể đến đó là khi đưa ra khái niệm cũng như quy định một số vấn đề quan trọng của hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại chỉ dựa trên bản chất kinh tế của hoạt động thương mại này; tuy nhiên khi dẫn chiếu sang các luật liên quan khác để điều chỉnh có tính hệ thống các vấn đề đặc biệt của hoạt động nhượng quyền thương mại như cách xử sự đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc các hành vi có dấu hiệu bóp méo cạnh tranh thì các luật liên quan, mà cụ thể là Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh.
Bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại ở đây có thể hiểu là: (i) các bên trong quan hệ phải ở vào vị trí độc lập và có lợi ích qua lại bình đẳng với nhau; (ii) đối tượng của nhượng quyền thương mại là một tập hợp tài sản vụ hỡnh cần được định nghĩa rừ ràng và bằng cỏch này hay cỏch khác được công nhận va bảo vệ bởi pháp luật; (iii) tính đồng bộ và tính hệ thống của hoạt động nhượng quyền thương mại có những ảnh hưởng to lớn tới các mối quan hệ trong hoạt động thương mại đặc biệt này và có khả năng gây ra những rủi ro hay tranh chấp cần được ngăn chặn hiệu quả bằng các quy định của pháp luật. Phỏp luật cú thể chỉ rừ những lĩnh vực được quyền kiểm soỏt của bờn nhượng quyền theo các tiêu chí: mot là, chỉ được kiểm soát đối với những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới tính đồng bộ của hệ thống; hai la, chỉ được kiểm soát theo cách mà các bên đã thống nhất trước trong hợp đồng nhượng quyền; ba Ia, trong khi thực hiện quyền kiểm soát, bên nhượng quyền không được làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bên nhận quyền; bốn là, không phải bất cứ sự không tuân thủ nào của bên nhận quyền cũng dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
+ Từ việc phân tích và đánh giá những vấn đề pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại, trong tương quan so sánh với những đòi hỏi tất yếu từ phía nền kinh tế thị trường của Việt Nam cũng như những định hướng của Đảng, Nhà nước và nhu cầu chính đáng của các thương nhân trong nền kinh tế, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm hiểu đúng, đầy đủ về hoạt động nhượng quyền thương mại, từ đó đưa ra những quan điểm, cơ sở khoa học về việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như hoàn thiện pháp luật thương mại ở Việt Nam là điều cấp bách; đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, tập trung trí tuệ của nhiều nhà khoa học kinh tế, pháp lý.
Nguyễn Ngoc Sơn (2006) Phan tích và luận giải các quy định cua Luật Cạnh Tranh về hành vi lạm dung vị trí thong lĩnh thị trường, vị trí độc quyền dé hạn chế cạnh tranh, NXB. Bộ Thương mại, Tài liệu Hội thảo về nhượng quyên thương mại do Chính phủ Việt Nam va Australia tài trợ — 12/2004.
Nhuong quyền thương mai: Ci người, mới ta (Nguồn tin lấy từ http://www.moi.gov.vn) - Ban tin sở hữu ti tuệ Số 09 Nguồn. Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam - Cam kết quốc tế đổi với dịch vụ phân phối.
Franchising in America- The Development of a Business Method, 1840-1980 - The University of North Carolia Press Chapel Hill & London publisher — 1992.
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.