1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số trò chơi tích hợp vận động trong giờ Giáo dục thể chất giúp học sinh Tiểu học hứng thú với bộ môn Giáo dục thể chất.

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số trò chơi tích hợp vận động trong giờ Giáo dục thể chất giúp học sinh tiểu học hứng thú với bộ môn Giáo dục thể chất
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 535,98 KB

Nội dung

Kích thích sự hứng thú và yêu thích môn Giáo dục thể chất của các em học sinh bằng phương pháp trò chơi và từ đó nâng cao được hiệu quả, chất lượng giờ học.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng: Tháng 9/2021

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không 4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:

* Giải pháp phân tích và chơi kết hợp Ưu điểm:

Học sinh có khả năng phối kết hợp và đoàn kết khi thực hiện các trò chơi Nhược điểm, hạn chế:

Chưa có tính thi đấu giữa các đội, các trò chơi Học sinh chưa được tự chủ và sáng tạo trong cách chơi và cách thực hiện nhóm

Chưa nâng cao được chất lượng giờ học thể dục Dễ gây nhàm chán trong giờ học

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Một số trò chơi tích hợp

vận động trong giờ Giáo dục thể chất giúp học sinh tiểu học hứng thú với bộ môn Giáo dục thể chất và từ đó nâng cao được hiệu quả, chất lượng giờ học

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến: Đề tài tôi nghiên cứu nhằm mục đích kích thích sự hứng thú, yêu thích, tính tự giác, tích cực và hăng say tập luyện thể dục thể thao của học sinh trường Tiểu học Đan Hội bằng phương pháp trò chơi tích hợp vận động để các tiết dạy Giáo

dục thể chất đạt hiệu quả cao nhất

Áp dụng vào giảng dạy các tiết Giáo dục thể chất 7 Nội dung:

7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến * Giải pháp:

* Lựa chọn một số trò chơi tích hợp vận động

Giúp học sinh ghi nhớ, tổng hợp kiến thức, nội dung bài học Trang bị cho các em các động tác di chuyển, các bài tập vận động cơ bản với số lượng, khối lượng vận động phù hợp với độ tuổi mà các em được học ở cấp tiểu học và còn ứng dụng một cách thuần thục trong cuộc sống hàng ngày

Trang 2

Giúp các em thực hiện các động tác, bài tập một cách chính xác, nhịp nhàng, biên độ và cường độ vận động tăng dần lên phù hợp với cơ thể

* Tác dụng của việc lựa chọn một sô trò chơi tích hợp vận động

Nói chung ở cấp tiểu học GDTC và trò chơi tích hợp vận động có vài trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh và mang lại nhiều lợi ích cho các em và những người xung quanh:

+ Giúp cho hệ xương, cơ vững chắc + Giúp cho cơ thể linh hoạt, dẻo dai + Tăng cường thể lực và trí óc + Giúp tiêu thụ năng lượng + Giúp các em mở rộng trí tưởng tượng, nâng cao tính chủ động, tự tin + Giúp cho các em phát triển được khả năng phối hợp của cơ thể

+ Tạo cho các em có thái độ tích cực với việc tập luyện thể dục + Giúp các em nhận ra được giới hạn của mình, đứng vững trước những thay đổi trong cuộc sống không bị mệt mỏi

+ Giúp các em ngủ sâu hơn + Có thể chơi ở bất cứ nơi nào

* Cách thức áp dụng trò chơi tích hợp vận động trong giờ học

a Thời điểm lựa chọn một số trò chơi tích hợp vận động

Các trò chơi này được sử dụng trong các tiết học bài mới, bài ôn với lượng vận động ít, các tiết trò chơi theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo Ngoài ra còn sử dụng trong các tiết học tăng cường, hoạt động ngoài giờ, tiết dạy kĩ năng sống, ngày hội thể thao, thăm quan dã ngoại bên ngoài nhà trường

b.Thời lượng chơi trò chơi tích hợp vận động

Thời lượng trò chơi ít hay nhiều phụ thuộc vào nội dung, kiến thức bài học và mục đích của người dạy

Đối vói các tiết hoc thể duc: + Trò chơi ở đầu tiết học mang tính chất khởi động, tạo không khí sôi nổi cho giờ học thì thời gian chơi từ 3 -5 phút

+ Trò chơi trong hoặc giữa tiết học được sử dụng cho các bài ôn tập, các bài nồng ghép kiến thức thì thời gian chơi có thể từ 15 - 20 phút chiếm đến 50% thời gian tiết học

+ Trò chơi ở cuối các tiết học mang tính chất vui vẻ, tăng thể lực cho học sinh thì thời gian chơi từ 8 - 10 phút

Đối với ngày hội thể thao: Thì thời gian có thể kéo dài từ 1 - 2 tiếng

Trang 3

*Cách thức chia nhóm trong trò chơi tích hợp vận động

Đối với các tiết học thể dục: một nhóm có từ 10-12 học sinh + Đầu tiết học có thể chia thành 2 hoặc 3 nhóm chới với lượng vận động và tốc độ vận động trung bình

+ Trong hoặc giữa tiết học thì chia thành 4 hoặc 5 nhóm chơi với lượng vận động tăng lên, có sự thay đổi liên tục về động tác, nhịp

+ Cuối tiết học có thể chia các nhóm nhỏ hơn nữa với lượng vận động cao và tốc độ di chuyển nhanh, có thể quy định thêm thời gian chơi của mỗi lần chơi

Chuẩn bị: Gồm có 4 đội chơi, mỗi đội 14 bạn, 25 chóp thấp hoặc chóp cao

4 quả bóng đá hoặc bóng rổ

Cách chơi:

Lần 1:Khi có hiệu lệnh còi các bạn đầu hàng đi thường di chuyển bật chụm

hai chân qua chướng ngại vật đến chướng ngại vật (VCNV) cuối cùng thì vòng bên trái di chuyển nhanh về hàng chạm tay với bạn tiếp theo rồi về cuối hàng đứng và cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối cùng

Yêu cầu : Học sinh thực hiện chậm, nhịp nhàng khi bật qua các chướng ngại

vật

Trang 4

Lần 2:Khi có hiệu lệnh xuất phát các bạn đầu hàng đi nhanh di chuyển bật bước

qua chướng ngại vật đến chướng ngại vật cuối cùng thì vòng bên trái di chuyển zích zắc về chạm tay bạn tiếp theo rồi về cuối hàng đứng và cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh thực hiện bước qua chướng ngại vật nhanh hơn, chân

không đá vào chướng ngại vật

Lần 3:Khi có hiệu lệnh xuất phát mỗi bạn đầu hàng cầm một quả bóng di chuyển

vượt chướng ngại vật đến chướng ngại vật cuối cùng thì di chuyển nhanh về hàng chuyển bóng cho bạn tiếp theo rồi về cuối hàng đứng và cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh thực hiện nhanh, khéo léo không để bóng rơi và chân

chạm vào chướng ngại vật

Luật chơi:

- Trò chơi “Lò cò tiếp sức ” Được áp dụng: Trò chơi được sử dụng trong tiết học của bài thể dục phát

triển chung, trong các tiết ôn tập, tiết trò chơi, tiết kĩ năng sống

Mục tiêu: Học sinh tham gia vào trò chơi một cách vui vẻ, đúng luật

hiệu quả nhất

Đội hình trò chơi

Chuẩn bị: Gồm có 4 đội chơi, 4 quả bóng đá hoặc bóng rổ

Trang 5

Cách chơi: Lần 1:Mỗi bạn đầu hàng hai tay cầm một quả bóng đứng trước vạch xuất

phát Khi có hiệu lệnh thì lò cò bằng chân phải lên vạch giới hạn sau đó lò cò bằng chân trái quay về và chuyền bóng cho bạn tiếp theo rồi về cuối hàng và cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh lò cò với tốc độ trung bình, đúng chân Lần 2:Mỗi bạn đầu hàng hai tay cầm một quả bóng đứng trước vạch xuất

phát Khi có hiệu lệnh thì bật tách chân, bật chụm chân cho đến vạch giới hạn rồi lò cò bằng một chân quay về rồi chuyền bóng cho bạn tiếp theo rồi về cuối hàng và cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh bật tách, bật chụm và lò với tốc độ nhanh hơn lần 1 Lần 3:Mỗi bạn đầu hàng hai tay cầm một quả bóng đứng trước vạch xuất

phát Khi có hiệu lệnh thì lấy hai chận kẹp bóng lại thực hiện bật chụm di chuyển đến vạch giới hạn rồi lò cò bằng một chân quay về chuyền bóng cho bạn tiếp theo rồi về cuối hàng và cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh di chuyển nhanh hết sức của mình, không được đế bóng

chân, học bật xa, đi chuyển hướng phải - trái, trong các tiết ôn tập, tiết trò chơi,

Mục tiêu: - Học sinh tham gia được vào trò chơi một cách vui vẻ, đúng luật

- Biết sử dụng sức nhanh, sức bật cách hiệu quả nhất - Phát huy được sự kiên trì và khéo léo trong các lần chơi

Đội hình trò chơi

Trang 6

Chuẩn bị: 4 đội chơi, 15 m thấp, 5 quả bóng đá, 1 cuộn băng dính xanh, đỏ

Cách chơi:

Lần 1:Đứng từ vạch xuất phát thực hiện giống thỏ nhảy vòng qua các

nấm-theo hình tam giác sau đó di chuyển nhanh về hàng chạm tay bạn tiếp nấm-theo nói to món ăn mình yêu thích rồi về cuối hàng.Cứ lần lượt như vậy đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh thực hiện động tác giống thỏ nhảy, tốc độ vừa phải Lần 2: Đứng từ vạch xuất phát mỗi bạn kẹp một quả bóng vào giữa hai

chân rồi thực hiện giống thỏ nhảy vòng qua các chóp -ném theo hình tam giác sau đó di chuyển nhanh về hàng chuyền bóng cho bạn tiếp theo rồi về cuối hàng Cứ lần lượt như vậy đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh di chuyển nhanh hơn và không được để bóng bị rơi Lần 3:Đứng từ vạch xuất phát mỗi bạn kẹp một quả bóng vào giữa hai chân

rồi thực hiện giống thỏ nhảy vượt qua các nấm theo hình tam giác rồi chuyền bóng cho bạn tiếp theo bạn tiếp theo rồi về cuối hàng Cứ lần lượt như vậy đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh sử dụng tốt sức nhanh, sức bật, không được để bóng bị

rơi, không dẫm chân vào nấm

Luật chơi:

- Xuất phát theo tín hiệu còi của người quản trò - Di chuyển theo đường mũi tên

- Không làm rơi bóng trong quá trình di chuyển và nhảy qua nấm

- Trò chơi "Cầu thủ nhí tài ba" Được áp dụng: Trò chơi được sử dụng trong tiết học đi chuyển hướng phải -

trái, trong các tiết ôn tập, trong các môn tự chọn với bóng

Mục tiêu: - Học sinh tham gia được vào trò chơi một cách vui vẻ, đoàn kết, đúng

luật

- Biết sử dụng sức nhanh, sự khéo léo một cách hiệu quả

Đội hình chơi trò chơi

Chuẩn bị: 4 đội chơi, 8 quả bóng đá, 20 chóp cao, còi Cách chơi:

Trang 7

Lần 1:Các bạn đầu hàng thực hiện dẫn bóng từ vạch xuất phát đi theo hình

zích zắc đến vạch giới hạn thì dẫn bóng quay về theo hình zích zắc và chuyền bóng cho bạn tiếp theo rồi về cuối hàng đứng Cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh dẫn bóng đi theo đúng hình zích zắc với tốc độ

trungbình

Lần 2:Các bạn đầu hàng thực hiện dẫn bóng từ vạch xuất phát đi theo hình

zích zắc đến vạch giới hạn thì chuyền bóng thẳng quay về cho bạn tiếp theo rồi di chuyển về cuối hàng đứng Cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh dẫn bóng đi theo hình zích zắc đúng và chuyền thẳng

bóng về cho bạn tiếp theo

Lần 3:Các bạn đầu hàng thực hiện dẫn bóng từ vạch xuất phát đi theo hình

zích zắc đến vạch giới hạn thì đá thẳng vào cầu môn sau đó di chuyển lên nhặt bóng đưa cho bạn tiếp theo rồi di chuyển về cuối hàng đứng Cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng

Yêu cầu: Học sinh dẫn bóng nhanh hơn và đá đúng vào cầu môn Luật chơi:

- Xuất phát theo tín hiệu còi của người quản trò - Khi di chuyển không làm đổ nấm

- Thực hiện liên tục chuyền bóng và đá (Sút bóng) tương đối chính xác

* Kết quả và bài học kinh nghiệm

Qua việc tiến hành giảng dạy trực tiếp các trò chơi nêu trên tôi thấy trong quá trình trình học tập và rèn luyện các em có sự thay đổi rõ rệt:

+ Sự thay đổi về ý thức, tác phong khi học thể dục của học sinh:

Thời gian

Trước khi học trò chơi tích hợp vận

động

Sau khi học trò chơi tích hợp

vận động

Chuẩn bị vào giờ học

- Chưa chủ động thu dọn đồ dùng học tập, hoàn thành bài tập của môn học trước

- Xếp hàng chậm, nói chuyện nhiều - Giáo viên chuẩn bị và cầm đồ dùng cho lớp

- Chủ động xếp hàng ngay ngắn đợi giáo viên nhận lóp

- Di chuyển nhẹ nhàng, nhanh nhẹn xuống sân

- Phân công luân phiên các bạn cầm và cất đồ dùng cho lớp

Trang 8

Trong giờ học

học tập

thắng để các bạn đều làm tốt nhiệm vụ của mình

Sau giờ học

- Học sinh không thích thú với môn học, còn cãi vã và mâu thuẫn khi đội thua, đội thắng

- Học sinh vui vẻ, hào hứng với môn học

“ Hỏi giáo viên giờ sau Cô cho

học như thế này Cô nha”,

“ Học như này thích thật”

Về sức khỏe của các em cũng có sự tiến triển rất tốt đã có nhiều em có sức khỏe tốt để học tập và tham gia vào các đội tuyển đi thi đấu Huyện và Tỉnh mang về nhiều giải thưởng

Câu hỏi: Các em có thích học môn thể dục kết hợp với trò chơi tích hợp vận động không?

Khối Số lượng Rất thích Bình thường Không thích

Về phía phụ huynh sau khi chứng kiến con mình được tham gia và trải nghiệm môn học thể dục có trò chơi tích hợp vận động đã thấy sức khỏe và kết quả học tập của con mình thay đổi theo hướng tốt hơn vì vậy ngoài việc ủng hộ,

khuyến khích các em tham gia học tập thì đã có một số lượng lớn phụ huynh tham gia trải nghiệm và đồng hành cùng các con cũng cảm thấy cách học này rất tuyệt vời

Theo bảng thống kê, tôi thấy những trò chơi mà tôi đã lựa chọn đã mang lại hiệu quả rất khả quan trong việc giúp các em yêu thích môn học giáo dục thể chất qua các trò chơi tích hợp vận động và các môn học khác một cách hiệu quả Đó là điều động viên, khích lệ rất lớn đối với giáo viên chúng tôi

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm này tôi nghiên cứu không chỉ áp dụng cho học sinh trường Tiểu học Đan Hội mà còn có thể áp dụng cho tất cả các tiết học Giáo dục thể chất ở các cấp học Không những giúp các em phát triển các tố chất vận động (nhanh, mạnh, bền, khéo léo) mà còn giáo dục các em biết tự giác, kiên trì, đoàn kết, dũng cảm, nhanh trí xử lí tình huống và giành chiến thắng

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi nhằm phát triển toàn diện cơ thể con người, khỏe để phục vụ cuộc sống, khỏe để phát triển, xây dựng bảo vệ tổ quốc

* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

Xác nhận của cơ quan, đơn vị

(Chữ ký, dấu) Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên)

Phạm Đình Sơn

Ngày đăng: 05/09/2024, 20:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w