1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN cấp huyện Tổ chức các trò chơi học tập trong môn Tiếng việt lớp 5 để nâng cao chất lượng dạy học.

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Qua đó, những kỹ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Phát triển năng lực và phảm chất , năng lực ngôn ngữ của học sinh. Giáo viên tự tin và nhẹ nhàng hơn trong tiết dạy.

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT LẠNG GIANG

TRƯỜNG TH HƯƠNG SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hương Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2022

BÁO CÁO Kết quả áp dụng của sáng kiến đã được công nhận Tên sáng kiến: Tổ chức các trò chơi học tập trong môn Tiếng việt lớp 5

để nâng cao chất lượng dạy học

Họ và tên tác giả: Trịnh Thị MừngĐơn vị công tác, chức vụ của tác giả: Giáo viên- Bí thư Chi đoàn thanhniên trường Tiểu học Hương Sơn

1 Lý do chọn sáng kiến:

- Việc sử dụng các loại trò chơi vào hoạt động học tập đã là một phươngpháp dạy học có hiệu quả không chỉ môn Tiếng việt mà còn ở tất cả các mônhọc khác, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổ chức dạy học mới,tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng Tiếng việt của mình.Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng về Tiếng việt theoyêu cầu kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng việt ở bậc Tiểu học giúp học sinh

có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “Họcvui, vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”.

- Trong quá trình làm việc, học tập của con người, vui chơi là một hoạtđộng bổ ích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học Vui chơi không nhữnggiúp cho các em được thoải mái rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan mànó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác với bạn bè,đồng đội trong nhóm, trong tổ…thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiệnnhững năng lực “giao tiếp, hợp tác”, phẩm chất “Tự tin, trách nhiệm” và nănglực ngôn ngữ

- Học sinh của trường nơi tôi công tác là học sinh miền núi, các em chưathực sự tự tin trong giao tiếp, vốn từ của học sinh còn hạn chế phần nào ảnhhưởng đến việc học tập, nhất là đối với môn Tiếng việt

Trang 2

- Qua một số tiết dạy thực tế khi đưa hình thức giải quyết bài tập dưới dạngtổ chức trò chơi, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong họctập môn Tiếng việt sẽ mang lại hiệu quả cao

- Trong những năm gần đây, được tiếp cận, tập huấn các chuyên đề tổ chứcphương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp sắm vai…đã cung cấp cho tôi thêm nhiều ý tưởng sử dụng các trò chơi học tập vào giảng dạy nhằm phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp của học sinh Chính vì vậy

mà tôi đã lựa chọn biện pháp: Tổ chức các trò chơi học tập trong môn Tiếng

việt lớp 5 để nâng cao chất lượng dạy học.Hạn chế: Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là

hình thức Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc đưa trò chơi họcTiếng việt vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong nhữnggiờ hội giảng Nguyên nhân là do giáo viên ngại đổi mới, ngại chuẩn bị thiết bịdạy học phục vụ cho tổ chức trò chơi Còn một số giáo viên khi sử dụng các tròchơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêucủa bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa thực sự hiệu quả

- Học sinh không hứng thú khi học môn Tiếng việt Bài tập đưa ra các emhoàn thành nhưng chưa thực sự có chất lượng Vốn hiểu biết của các em khôngđược mở rộng khả năng tìm từ của các em học sinh còn hạn chế, thường chỉ tìmđược 1 đến 2 từ, có em nhớ được nhiều từ nhưng cũng có em không nhớ được từnào Học sinh chưa tích cực suy nghĩ để tìm được các từ mới đặc biệt là các emhọc sinh chưa hoàn thành tốt

- Học sinh ít tham gia vào kể chuyện trong phân môn kể chuyện do cácem không tự tin và không hào hứng

- Năng lực Tập làm văn của học sinh còn hạn chế do vốn từ còn ít, chưahứng thú với môn học

- Kĩ năng giao tiếp của các em chưa thực sự tốt do vốn từ nghèo nàn ítgiao lưu giao tiếp với bạn bè xung quanh hoặc với người khác

2 Nội dung, hiệu quả áp dụng của sáng kiến giải pháp

2.1 Tóm tắt nội dung chính của sáng kiến Biện pháp này tập trung vào các trò chơi học tập mà giáo viên tổ chức

trong các tiết học của môn Tiếng việt lớp 5, góp phần nâng cao chất lượng vàhiệu quả dạy học môn Tiếng việt ở trường Tiểu học Hương Sơn

Trang 3

Các biện pháp Tổ chức trò chơi học tập trong môn Tiếng việt để nâng caochất lượng dạy học bao gồm:

- Bước 3: Tiến hành chơi.- Bước 4: Rút ra kiến thức - Bước 5: Đánh giá kết luận, nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi thamdự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, nhữngsai lầm cần tránh Thưởng - phạt phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơithoải mái làm trò chơi hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh

Tổ chức trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt để nâng cao chất lượng môn học

Một tiết học phát triển năng lực học sinh bao gồm các hoạt động: Khởi động Hình thành kiến thức mới - Thực hành, luyện tập - Vận dụng

Sử dụng trò chơi đối với hoạt động Khởi động:

Trong hoạt động này, tôi có thể sử dụng trò chơi học tập đề khởi động chobài học Trò chơi được tổ chức trong hoạt động này phải đảm bảo nội dung dẫnnhập vào bài mới, có thể có sự liên quan hoặc không liên quan đến kiến thức cũ.Trò chơi phải được tổ chức nhẹ nhàng, thời gian ngắn (khoảng 5 phút) nên đòihỏi giáo viên phải có sự đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức để đạt được hiệuquả vừa có thể ôn kiến thức, vừa có thể tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh vàobài học, hoặc đơn giản chỉ là tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học

Ví dụ: Trò chơi “Trời mưa trời mưa”

Sử dụng trong tiết Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (trang 31 – SGK TV 5tập 1), bài này có nội dung hướng dẫn học sinh tả cơn mưa nên giáo viên sửdụng trò chơi để giới thiệu tiết học

Mục đích: Rèn khả năng tập trung, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy;giới thiệu vào bài “Luyện tập tả cảnh”

Trang 4

Ví dụ: Trò chơi “Tập trung”

- Áp dụng bài: "Từ đồng nghĩa", Tiếng Việt 5, tập 1, trang 7 Trò chơiđược vận dụng khi tìm hiểu bài hoặc có thể vận dụng khi dạy bài "Từ trái nghĩa"với ngữ liệu khác nhau

- Mục tiêu:+ Giúp học sinh bước đầu hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.+ Khơi gợi sự tập trung chú ý để tìm tòi kiến thức mới

Sử dụng trò chơi trong hoạt động luyện tập thực hành:

Ví dụ: Trò chơi “Thả thơ”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Tập đọc

Mục tiêu: Rèn kỹ năng học thuộc lòng bài thơ, khổ thơ trong bài tập đọc.

Rèn luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức nỗ lực của từng người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ

thơ) theo yêu cầu đề ra

Ví dụ: Trò chơi “Kể chuyện tiếp sức”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Kể chuyện

Mục tiêu: - Trau dồi khả năng ghi nhớ, năm vững diễn biến câu chuyện để

có thể kể tiếp nối một đoạn bất kỳ trong câu chuyện đã học.- Luyện kỹ năng nghe, hiểu, phản xạ nhanh để kể tiếp cho đúng ý diễn biễntrong một đoạn, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ năng khiếu kể chuyện

Ví dụ: Trò chơi “Hộp quà bí ẩn”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Tập làm văn.Mục tiêu: - Cung cấp cho học sinh một số ý từ để các em có cơ sở hìnhthành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanhnhẹn, mạnh dạn, tập trung

- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh

Ví dụ: Trò chơi “Thi đố bạn”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Tập làm văn.Mục tiêu: - Đối với các tiết học hướng dẫn học sinh trình bày miệng, tôithường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thi đố bạn”

- Giúp học sinh hình thành bài văn có hệ thống Tập tác phong nhanh nhẹn

Ví dụ 8: Trò chơi “Nhận diện nhanh”

a) Mục tiêu: Giúp HS nhận diện nhanh

Trang 5

Ví dụ: Bài tập 2 tiết “Mở rộng vốn từ: Truyền thống” sách hướng dẫnTiếng Việt lớp 5: Dựa theo nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ trong ngoặc đơnthành 3 nhóm:

a) Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau).b) Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết.c) Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

(truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình,truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng)

Sử dụng trò chơi trong hoạt động vận dụng ở cuối bài:Ví dụ: Trò chơi “Giúp tôi tìm nhà với”

Trò chơi được sử dụng vào phân môn Luyện từ và câu.Mục tiêu: Xác định được đúng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ Một số thẻ thuộc 3 dạng từ loại: danh từ, động từ, tính từ

Chuẩn bị: Các thẻ ghi các từ đơn, từ láy, từ ghép (hoặc câu Ai là gì? Ai

làm gì? Ai thế nào?…) Chọn 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 4 - 5 người, tuỳtheo số lượng đội chơi mà chuẩn bị số bộ thẻ chữ

Vui vẻ

BayNhường nhịn

Nha Trang

Trang 6

Ví dụ: Trò chơi “Câu cá nước mặn”

Mục tiêu: Phân biệt được từ không cùng thể loại, cấu tạo, không cùng từ

loại…

Chuẩn bị:- Các thẻ chữ có móc treo ở phía trên để tiện nhấc lên (sắp đặtđể cả lớp cùng quan sát) Mỗi thẻ chữ ghi một từ trong danh sách Có 2 cần câuđể câu các thẻ chữ lên Chọn hai đội chơi, mỗi đội từ 4 - 6 em

- Từ loại trong hệ thống (từ không cùng cấu tạo hay không cùng từ loại, với các từ còn lại trong hệ thống) được xem là một chú cá nước mặn bị thả nhầmvào ao nước ngọt Học sinh trong đội chơi là những người cứu hộ, cần phải đưachú cá nước mặn đó ra khỏi ao

Ví dụ: Trò chơi “Tìm bạn”

Mục tiêu:- Học sinh hiểu nghĩa từ, ghép đúng các cặp từ trái nghĩa.

- Tạo thói quen nhanh nhẹn cho học sinh

Chuẩn bị: Thẻ từ

Sử dụng game trò chơi Kahoot để ôn tập kiểm tra giữa kì và cuối kì:

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì đã có rấtnhiều phần mềm ra đời Đặc biệt là trong thời gian ảnh hưởng dịch Covid 19phải nghỉ học và học trực tuyến ở nhà, càng phải sử dụng nhiều công nghệ thôngtin để phục vụ cho việc dạy học

Bản thân tôi đã sử dụng phần mềm Kahooot để ôn luyện, kiểm tra mônTiếng Việt để nâng cao chất lượng môn học

Kahoot là công cụ hỗ trợ học tập dựa trên nền tảng trò chơi với những câuhỏi trắc nghiệm thích hợp cho “vừa học vừa chơi”, cách tạo đề trắc nghiệm cũngtương đối dễ dàng

ngắn dài

sống

chết

mởnhắm

Trang 7

Khi sử dụng phần mềm, giáo viên có thể dễ dàng giám sát và thống kêđược số lượng học sinh tham gia cũng như kết quả các em đã đạt được, câu nàođúng, câu nào sai để hướng dẫn, nhắc nhở các em kịp thời.

2.2 Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi

- Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi phù hợp.- Tiến hành thiết kế trò chơi

- Giáo viên cần phải nắm được khả năng của từng học sinh để việc phânnhóm chơi hợp lí

- Khi sử dụng các trò chơi trong học tập tiếng Việt, người giáo viên nên cókế hoạch trước việc sử dụng những phương tiện nào để nâng cao hiệu quả củatrò chơi

- Mục tiêu của trò chơi học tập là cung cấp kiến thức và rèn các kỹ năng.- Ngoài ra, khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh, giáo viên cũng cầnlưu ý đến điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian khi chơi và sức khỏe củahọc sinh

3 Kết luận

Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảngdạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trởnên sôi nổi hơn, học sinh học tập rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủđộng chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ Ngoài ranhững kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khitruyền thụ kiến thức cho học sinh Vì kiến thức được các em tiếp thu một cáchchủ động tích cực thông qua trò chơi Kỹ năng vận dụng trò chơi của tôi linhhoạt hơn, thành thạo hơn Việc đánh giá học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn

Trong số 36 học sinh lớp 5A năm học 2021 - 2022 mà tôi đã vận dụng tròchơi học tập vào môn Tiếng Việt và một số biện pháp nâng cao chất lượng khác.Qua theo dõi và đối chiếu từng giai đoạn học tập của học sinh, tôi thấy các emcó sự tiến bộ nhiều mặt, các kỹ năng của học sinh trở nên nhanh nhẹn Chấtlượng học tập của lớp có sự thay đổi rõ rệt

Khi giáo viên thiết kế trò chơi cũng cần lưu ý những điểm sau:- Trò chơi phải phù hợp với mục tiêu bài học cũng như đặc trưng của từngphân môn, tâm lí và đối tượng học sinh

Trang 8

- Giáo viên cần chú ý tới các khâu: chuẩn bị, tổ chức, phương tiện, cáchđánh giá…

- Việc làm đồ dùng phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo tính khoa học, thẩmmỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học

- Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện,không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện

- Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đốitượng học sinh

- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tíchcực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao

- Không lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi.- Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học vì như vậy sẽ không hấpdẫn, không thu hút học sinh

- Việc đánh giá học sinh phải công bằng, khách quan, kịp thời Để phát huy tối đa các trò chơi vào dạy học môn Tiếng việt lớp 5 một cách có hiệu quả, các nhà trường cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng nhausuy nghĩ, thảo luận, lựa chọn trò chơi phù hợp với từng phân môn, từng tiết học, từng bài tập cụ thể để giờ học đạt hiệu quả nhất

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Hương Sen Trịnh Thị Mừng

Ngày đăng: 05/09/2024, 20:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w