1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkk “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất lớp 7”

35 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Bộ Môn Giáo Dục Thể Chất Lớp 7
Tác giả Giáo Viên
Chuyên ngành Giáo Dục Thể Chất
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 31,78 MB

Nội dung

Trong thực tế hiện nay, tại nhiều trường THCS đặc biệt là ở khu vực thành thị, một bộ phận giáo viên và phụ huynh học sinh chưa thực sự coi trọng việc học môn Giáo dục thể chất và việc tập luyện thể dục thể thao của học sinh. Từ đó dẫn tới công tác phối hợp dạy học, giáo dục cũng như tổ chức các hoạt động nhằm phát triển thể chất cho các em gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều em không hứng thú trong giờ học, các em coi giờ học đó như một giờ học “bắt buộc” dẫn đến tình trạng giờ học GDTC đối với các em rất nhàm chán, không chú trọng. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ các em coi rằng giờ học GDTC là giờ các em được vui chơi, đùa nghịch chứ thực chất không phải là một giờ học... Chính vì vậy mà các giờ học Giáo dục thể chất chưa đạt được chất lượng cao. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC tôi luôn có suy nghĩ, mong muốn làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn này. Chính vì mong muốn đó mà tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất lớp 7”.

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của Đảng và nhân dân Việt Nam Người rất coi trọng giáo dục và rèn luyện thể chất cho tuổi trẻ vì “cái quý nhất củacon người là sức khỏe” Tuổi trẻ có sức khỏe tốt thì có nhiều ước vọng học tập đểvươn tới tương lai, sự nghiệp, tiền đồ tươi đẹp của mình, ai mà có thể chất yếu ớtthì chỉ một mong ước là có sức khỏe Tuổi trẻ có sức khỏe là có một báu vật củađời mình, sức khỏe quan trọng như vậy đối với việc học tập và tương lai của tuổitrẻ, cho nên môn Giáo dục thể chất học đường phải thực sự được coi trọng

-Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc,thuộc chương trình của các cấp học và trình độ đào tạo Môn học Giáo dục thể chấttrong trường THCS có ý nghĩa nhiều mặt đối với sức khỏe và sự phát triển của họcsinh Thông qua việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giúp cho các em cónhận thức sâu sắc về bản chất chính của thể dục thể thao là rèn luyện thân thể, nângcao sức khỏe để tham gia vào các hoạt động xã hội như lao động sản xuất, học tập,khi cần thiết thì chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sống một cuộc đời tươi vui lànhmạnh Không chỉ có vậy, bộ môn này còn giúp các em rèn tính kỉ luật, ý thức tậpthể, rèn luyện ý chí, tinh thần đồng đội, giúp các em phát triển toàn diện

Trong thực tế hiện nay, tại nhiều trường THCS đặc biệt là ở khu vực thànhthị, một bộ phận giáo viên và phụ huynh học sinh chưa thực sự coi trọng việc họcmôn Giáo dục thể chất và việc tập luyện thể dục thể thao của học sinh Từ đó dẫntới công tác phối hợp dạy học, giáo dục cũng như tổ chức các hoạt động nhằm pháttriển thể chất cho các em gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, nhiều em không hứngthú trong giờ học, các em coi giờ học đó như một giờ học “bắt buộc” dẫn đến tìnhtrạng giờ học GDTC đối với các em rất nhàm chán, không chú trọng Ngoài ra, một

bộ phận không nhỏ các em coi rằng giờ học GDTC là giờ các em được vui chơi,đùa nghịch chứ thực chất không phải là một giờ học Chính vì vậy mà các giờ họcGiáo dục thể chất chưa đạt được chất lượng cao

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC tôi luôn có suy nghĩ, mongmuốn làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn này

Chính vì mong muốn đó mà tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất lớp 7”.

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Sử dụng một số biện pháp phù hợp làm tăng tính hấp dẫn của môn học tạo

cho các em sự say mê, hứng thú trong học tập, rèn luyện góp phần nâng cao chấtlượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất

- Giúp các em tự giác rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việchọc tập

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

- Một số biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáodục thể chất lớp 7.

- Học sinh lớp 7 trường tôi (tôi chọn HS lớp 7A1, 7A2)

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tôi tập trung nghiên cứu trong các tiết học Giáo dục thể chất củahọc sinh lớp 7 trường mà tôi đang giảng dạy năm học 2022-2023

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Bằng trải nghiệm thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn GDTC, phụ tráchcông tác phong trào TDTT trong trường mà tôi giảng dạy, bản thân tôi thấy đượcvai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mônnày Trong sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu quan sát, phỏng vấn, điều tra

Trang 3

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

Biện pháp là cách thức, là con đường để tác động đến đối tượng Trong giáodục người ta thường quan niệm biện pháp là yếu tố hợp thành của phương pháp,phụ thuộc vào phương pháp Trong tình huống sư phạm cụ thể, phương pháp vàbiện pháp giáo dục có thể chuyển hóa lẫn nhau

Giáo dục thể chất trước hết là một quá trình giáo dục, nó là quá trình rènluyện kĩ năng, hình thành các kĩ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lựccủa con người để thực hiện các nhiệm vụ hoạt động do xã hội quy định như laođộng, chiến đấu, học tập

Trong quá trình giáo dục thể chất, người ta sử dụng hệ thống đa dạng các bàitập thể chất, kết hợp với các điều kiện thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh môi trườngnhằm cung cấp một vốn kĩ năng, kĩ xảo vận động, lĩnh hội các tri thức chuyên môn,phát triển các năng lực vận động và hoàn thiện các mặt về hình thái, chức năng của

cơ thể

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

Ở lứa tuổi học sinh THCS là giai đoạn mà tâm sinh lý của các em có nhữngbiển đổi rất lớn Các em đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em phát triểnvới tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tố chất thể lực cũng như chức phận của hệ cơquan trong cơ thể Thể dục thể thao ở đây không chỉ có ý nghĩa phát triển thể lựcchung mà còn tác động cho sự phát triển đó đúng hướng, nhanh hơn, mạnh hơn vàthậm chí có thể sửa một số lệch lạc trước đây

Ở lứa tuổi này các em yêu cầu một lượng vận động cao, một yêu cầu mangtính chất sinh học Bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong đó đặcbiệt là quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể nhanh hơn, mạnh hơn, mà đó chính

là cơ sở để các em phát triển Do đó hàng ngày các em phải đảm bảo một lượngvận động thích hợp bằng nhiều biện pháp như tập luyện thể dục thể thao, lao động,

… là rất cần thiết và có thể nói là cực kỳ quan trọng.

2.2.2 Thực trạng giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở trường THCS

a Thuận lợi

- Trong thời kì đất nước đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâmtới giáo dục thể chất cho học sinh Điều đó thể hiện ở việc tăng cường đào tạo, bồidưỡng cán bộ giáo viên GDTC, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy vàhuấn luyện thể dục thể thao ngày càng hiện đại tạo điều kiện cho các hoạt động tậpluyện và thi đấu không ngừng phát triển

- Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, Trung tâm Thể dục thể thao các Quận,Huyện cũng rất quan tâm tới các phong trào thể dục thể thao trong trường học,

Trang 4

hàng năm mở các đợt tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, để giáo viên các trường

có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Hàng năm học sinh được tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp với nhiềunội dung thi đấu phong phú đa dạng như Điền Kinh, cầu Lông, Võ, cờ Vua, cờTướng để học sinh có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi và thi đấu

- Ban Giám Hiệu các trường đã quan tâm hơn với bộ môn Giáo dục thể chất,tới phong trào thể dục thể thao của trường, đầu tư tốt hơn về cơ sở vật chất, tạo điềukiện cho giáo viên giảng dạy tốt hơn

- Chế độ bồi dưỡng cho giáo viên Giáo dục thể chất cũng được quan tâmhơn, tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy yên tâm hơn trong công tác của mình

- Giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tácgiảng dạy và công tác phong trào TDTT

- Một số phụ huynh học sinh cũng hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng củaviệc tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe nên cũng chú trọng hơn đến bộ mônGDTC

Bên cạnh những thuận lợi đó thì bộ môn Giáo dục thể chất trong trường THCScũng gặp không ít khó khăn

b Khó khăn

- Khó khăn trước hết là về nhận thức của học sinh, các em chưa thực sự nhận

thức đúng đắn về tác dụng, lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sứckhỏe của con người Các em cho rằng môn học này là phụ, các em tham gia tậpluyện thể dục thể thao vì buộc phải hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh Đốivới nhiều học sinh, các em chỉ học cho xong, nhiều em còn coi môn Giáo dục thểchất là một áp lực vì các em có thể lực yếu, các em ít vận động, các em không cónăng khiếu Mặt khác, hàng ngày, khi hết thời gian học tập trên lớp thì về nhà các

em lại học thêm hết môn này đến môn khác, áp lực của việc thi cử khiến các emkhông có thời gian nghỉ ngơi chứ chưa nói gì đến việc tập luyện thể dục thể thao

- Nhiều em còn nhút nhát, rụt rè, e ngại khi tham gia học tập bộ môn này

- Còn về phía phụ huynh học sinh và phần lớn giáo viên các bộ môn khác thìcoi rằng bộ môn Giáo dục thể chất là không quan trọng, là môn phụ, là mất thờigian Có nhiều giáo viên cho rằng, khi học môn Giáo dục thể chất thì các em mệtmỏi, uể oải không học được các môn khác Khi học sinh tham gia vào tập luyện cácmôn thể thao hoặc thi đấu thể thao thì có giáo viên cho rằng các em say mê tậpluyện thể thao nên không có thời gian học tập các bộ môn văn hóa Chính vì nhậnthức chưa đúng đắn đó nên các bậc phụ huynh cũng như nhiều cô giáo, thầy giáokhông khuyến khích động viên các em tham gia vào hoạt động thể dục thể thao đểtăng cường sức khỏe

- Khó khăn về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhiều trường THCS còn

thiếu thốn rất nhiều: sân trường nắng không có bóng mát, thiếu sân chơi cho các

Trang 5

em; sân tập, đường chạy không đủ cự ly, nhảy cao đệm không đủ, hố cát nhảy xakhông đảm bảo an toàn…

- Số lượng giáo viên GDTC trong trường còn ít so với số lớp học, cụ thểtrường có 24 lớp học nhưng chỉ có hai giáo viên GDTC Số tiết thực dạy của giáoviên nhiều Ngoài công việc giảng dạy chính khóa, giáo viên GDTC còn kiêmnhiệm thêm rất nhiều công việc khác trong nhà trường VD: Công tác phong tràoTDTT, hỗ trợ GV chủ nhiệm lớp, đoàn thanh niên Vì vậy khi GV nghỉ thì việc sắpxếp GV dạy thay gặp không ít khó khăn

- Số lượng học sinh trong lớp đông, có lớp lên đến 46 HS nên việc quan tâmđến cụ thể từng học sinh hoặc sửa động tác sai khi học sinh mắc sai lầm trong quátrình tập luyện vẫn còn nhiều hạn chế

Chính điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy bộ mônGiáo dục thể chất Nhiều em chưa thực sự yêu thích bộ môn này

Từ thực tế của bộ môn ở trên và thực tế giảng dạy qua các năm, tôi đã tìm ramột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chấtlớp 7 trong sáng kiến kinh nghiệm này

Để có được minh chứng xác thực phục vụ cho những nghiên cứu của bảnthân trong phạm vi sáng kiến này, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ yêu thích củahọc sinh đối với môn học Giáo dục thể chất và cho kết quả như sau:

Bảng kết quả khảo sát học sinh gồm hai lớp 7A1, 7A2

đầu năm học 2022 - 2023

lượng

Chưa yêu thích Yêu thích Rất yêu thích

Kết quả khảo sát đánh giá xếp loại học sinh lớp 7A1, 7A2

đầu năm học 2022 - 2023 cụ thể như sau Lớp Sĩ

Như vậy, trước khi áp dụng sáng kiến tôi thấy số lượng học sinh yêu thích

và rất yêu thích bộ môn Giáo dục thể chất ở hai lớp này còn rất khiêm tốn, tỉ lệ họcsinh xếp loại Đạt ở mức giỏi, khá còn chưa cao, đa phần các em được xếp ở mứctrung bình

Trang 6

2.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

Để nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất lớp 7 tại trường

mà tôi đang công tác, tôi đã mạnh dạn sử dụng một số biện pháp sau:

* Biện pháp 1: Chuẩn bị chu đáo cho giờ dạy, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất

trong các tiết học

* Biện pháp 2: Lồng ghép sử dụng kết hợp âm nhạc vào một số nội dung của bài

học

* Biện pháp 3: Đưa hoạt động trò chơi vào các tiết học Giáo dục thể chất nhằm

làm tăng tính hấp dẫn cho giờ học

* Biện pháp 4: Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng Yêu

cầu học sinh chuẩn bị bài mới và ôn luyện bài cũ tại nhà

2.3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị chu đáo cho giờ dạy, đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất trong các tiết học

a Mục tiêu của biện pháp

- Chuẩn bị một cách tốt nhất cho giờ học, đảm bảo giờ học được diễn ra trơntru, hiệu quả nhất

- Giúp giáo viên có thể làm chủ mọi tình huống có thể xảy ra về kiến thứccũng như tình huống do khách quan mang lại

- Hạn chế được một cách tối đa rủi ro mang lại, đảm bảo an toàn cho họcsinh trong giờ học GDTC

- Giúp học sinh nâng cao được chất lượng học tập, nâng cao được thành tíchtrong tập luyện

b Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

* Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kỹ kế hoạch dạy học, nội dung của từng bài cụ thể, nghiên cứu sáchgiáo khoa, sách giáo viên

- Soạn kế hoạch bài dạy từng tiết học một cách chi tiết Với từng tiết học, ngườigiáo viên cần phải:

+ Xác định mục tiêu cần đạt được sau mỗi tiết học về kiến thức, năng lực(năng lự chung và năng lực đặc thù), phẩm chất một cách chi tiết Trong từng hoạtđộng giáo viên cần đưa ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng

+ Xác định được thiết bị, dụng cụ cần thiết trong từng tiết học cụ thể để từ

đó có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho tiết học

+ Xác định được nội dung, hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh trongtừng tiết học, phân chia, định lượng thời gian từng phần, sắp xếp đội hình tập luyệnphù hợp với nội dung của bài dạy

- Chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi tiến hành giờ dạy là một yếu tố rất quan trọng

để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất Chỉ khi đảm bảo về cơ

Trang 7

sở vật chất, đồ dùng, thiết bị học tập để tất cả học sinh đều được tham gia hoạtđộng thì chất lượng mới được nâng lên Chính vì vậy người giáo viên cần phải:

+ Kiểm tra sân tập: Yêu cầu sân tập phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát,phù hợp với nội dung tiết học, đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình tậpluyện

Ví dụ: Trong giờ cầu lông, giáo viên phải kẻ sân cầu lông để học sinh được luyệntập đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng luật Giờ chạy ngắn, đường chạy phải được kiểmtra trước, đảm bảo không bị trơn trượt, không bị chướng ngại vật làm ảnh hưởngđến quá trình tập luyện, giờ nhảy xa hố cát phải được kiểm tra để không có vật sắcnhọn, gạch, đá, cát phải được xới tơi, xốp, đường chạy đà phải đủ dài để học sinhchạy đà

+ Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Yêu cầu các thiết bị, đồ dùng dạy họcphải phù hợp với nội bài học, phải đáp ứng đủ cho tất cả học sinh đều được thamgia hoạt động (Ví dụ: Trong giờ học cầu lông, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh tựtrang bị mỗi em đủ vợt cầu lông và quả cầu lông, trong giờ đá cầu thì mỗi học sinhphải đủ cầu đá, trong giờ nhảy cao phải đủ đệm, cột và xà )

* Đối với học sinh:

- Nghiên cứu trước bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên

- Thường xuyên luyện tập hàng ngày, ăn uống đầy đủ trước giờ học đảm bảo sứckhỏe tham gia các tiết học tích cực tránh xảy ra hiện tượng hạ đường huyết,choáng, ngất

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị học tập phù hợp với nội dung bài học theo yêucầu của giáo viên

- Chuẩn bị trang phục đúng quy định đặc thù bộ môn GDTC: Trang phục thể thao,giầy thể thao

- Hỗ trợ giáo viên kiểm tra đồ dùng, thiết bị học tập, sân tập, đảm bảo an toàn trongquá trình tập luyện

c Điểm mới của giải pháp

- Trước khi thực hiện đề tài này, trong các giờ dạy của mình, tôi chưa có sựchuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về kế hoạch bài dạy, đồ dùng, thiết bị dạy học cũng nhưviệc nhắc nhở học sinh mang theo đồ dùng học tập, chuẩn bị trang phục, giầy déptrong các giờ học Giáo dục thể chất Chính vì vậy, trong các giờ học, tôi mất rấtnhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng, thiết bị mà đôi khi vẫn không đủ đểphục vụ cho một tiết học Do không có sự chuẩn bị từ trước nên nhiều khi tôikhông dự đoán được các tình huống có thể xảy ra trong giờ học Khi đối diện vớicác tình huống xảy ra trong lớp, tôi loay hoay mất rất nhiều thời gian để giải quyếtvấn đề VD: Đồ dùng, dụng cụ bị hỏng, sân trường gặp nước mưa ướt, một sốchướng ngại vật trên đường chạy Chất lượng dạy học vì thế mà cũng chịu ảnhhưởng không ít

Trang 8

- Sau khi thực hiện đề tài, trước mỗi giờ học, tôi luôn chuẩn bị thật cẩn thận.

Từ kế hoạch bài dạy đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học hay việcnhắc nhở học sinh chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, trang phục, giầydép Khi soạn kế hoạch bài dạy, tôi luôn dự đoán đoán trước các tình huống có thểxảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế một cách tốt nhất các rủi ro Tôiluôn chuẩn bị trước và kiểm tra đồ dùng, thiết bị dạy học, sân tập để đảm bảo antoàn cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy

Một số lưu ý khi chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị học tập trong các tiết học Giáo dục thể chất:

- Cần phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh trong quá trình luyện tập

- Trước mỗi tiết học, người giáo viên có thể phân công học sinh hỗ trợ chuẩn

bị sân tập, thiết bị, đồ dùng học tập, kiểm tra độ an toàn của sân tập, các thiết bị, đồdùng học tập đảm bảo toàn cho học sinh trong quá trình luyện tập

- Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần sử dụng các thiết bị, đồ dùngdạy học phong phú, đa dạng về màu sắc và hình dáng để kích thích hứng thú chohọc sinh từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy

- Người giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học hoặc đưa ra các ý tưởng đểhuy động học sinh tự làm đồ dùng học tập để các tiết học được sinh động hơn

2.3.2 Biện pháp 2: Lồng ghép sử dụng kết hợp âm nhạc vào một số nội dung của bài học

a Mục tiêu của biện pháp

- Tạo hứng thú cho học sinh, tránh được sự nhàm chán, tẻ nhạt cho học sinhtrong quá trình tập luyện,

- Hạn chế việc HS mất tập trung nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờhọc

- Giáo viên và cán sự lớp không phải mất quá nhiều công sức để hô, để điềukhiển lớp tập mà HS vẫn thực hiện một cách hào hứng và đạt hiệu quả cao

b Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

- Lồng ghép kết hợp sử dụng âm nhạc vào một số nội dung của bài học VD:Lồng ghép âm nhạc trong phần khởi động, thả lỏng, chơi trò chơi…

- Giáo viên phải lựa chọn bài nhạc hoặc bài hát phù hợp với nội dung bài tập(Ví dụ: Khi khởi động, chơi trò chơi giáo viên có thể chọn nhạc rất sôi động để họcsinh tập nhưng khi thả lỏng thì yêu cầu nhạc phải nhẹ nhàng, thư giãn hoặc khi tậpcác bài thể dục yêu cầu nhạc có nhịp nhanh, chậm phù hợp với động tác, liền mạch,không bị ngắt quãng )

- Giáo viên phải lựa chọn động tác hợp lý (Ví dụ: Động tác của phần khởiđộng khác với động tác của phần thả lỏng, nhạc nhanh thì động tác thực hiện phảinhanh )

Trang 9

- Giáo viên phải cắt nhạc, ghép nhạc sao cho phù hợp với thời gian, số lầnthực hiện động tác, lượng vận động, thời gian ghép nối giữa các nội dung bài học(Ví dụ: Nối ghép nhạc giữa phần khởi động xoay các khớp với phần khởi động bàidân vũ Thời gian kết nối giữa hai phần không để quá nhanh học sinh sẽ không kịpchuẩn bị, không để thời gian chết quá nhiều giữa hai phần chỉ để khoảng 3 đến 4giây hoặc chọn nhạc phần thả lỏng thì chỉ cần cắt một đoạn của bài nhạc (khoảng 2phút) không nhất thiết phải cả bài nhạc…).

- Khi đã chọn được nhạc, chọn được động tác hoặc bài tập phù hợp, giáoviên phải tập nhiều lần để thuộc thành thạo động tác trước khi dạy cho học sinh

- Trước các buổi tập, giáo viên phải chuẩn bị loa, đài, đĩa nhạc, máy tính vàthử nhạc thật cẩn thận, chu đáo, cố gắng hạn chế tối đa các tình huống bất thường

có thể xảy ra (Ví dụ: Loa, đài hỏng hay hết pin Nếu sử dụng nhạc trên điện thoạinên để điện thoại ở chế độ máy bay phòng trường hợp học sinh đang tập có cáccuộc gọi đến nhạc sẽ bị gián đoạn )

c Điểm mới của giải pháp

- Trước khi thực hiện đề tài, trong các giờ học Giáo dục thể chất, tôi thường

cho học sinh thực hiện theo trình tự sau:

+ Xoay các khớp: Đầu cổ, cánh tay, hông, gối, cổ chân, cổ tay, cổ tay… (2lần x 8 nhịp)

+ Tập bài thể dục tay không (2 lần x 8 nhịp)

+ Một số động tác thả lỏng…

+ Bài thể dục liên hoàn lớp 6, 7

+ Bài thể dục giữa giờ

Học sinh thực hiện theo nhịp hô của giáo viên hoặc của cán sự lớp

Như vậy, giờ học diễn ra rất nhàm chán, tẻ nhạt, không tạo được hứng thúcho học sinh Trong khi đó, giáo viên hoặc cán sự lớp phải hô mất nhiều công sức

- Sau khi thực hiện đề tài này, thay vì phải hô cho học sinh tập, tôi đã kếthợp âm nhạc vào trong mỗi tiết dạy của mình, học sinh tập luyện xoay các khớptheo nhịp của bài nhạc (Ví dụ: Xoay các khớp theo tiếng nhạc sôi động của bài TheGummy Bear Song hoặc theo nhạc bài The Nuki song,…), thay vì các bài thể dụctay không đơn điệu tôi đã sử dụng các bài tập dân vũ, các bài tập nhảy theo nhạc,…(Ví dụ : Bài dân vũ Rửa tay, Pokemon, Chicken Dance, bài ca tôm cá, Việt Nam ơi ).Không chỉ phần khởi động có thể kết hợp với âm nhạc mà nội dung phần thả lỏngcuối giờ nếu kết hợp với âm nhạc cũng tạo hứng thú cho học sinh rất nhiều (Ví dụ:Thả lỏng theo nhạc của bài Fader – Alan Walker, bài Good Moning ), các em kếtthúc giờ học với một tâm trạng vui vẻ, thoải mái, mong chờ đến tiết học tiếp theo.Giáo viên cũng có thể kết hợp với âm nhạc vào trong các bài thể dục có trongchương trình học ở các khối lớp (Ví dụ: Bài thể dục tay không lớp 6, bài thể dục

Trang 10

liên hoàn lớp 7 có thể kết hợp với bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ, bài hát Khỏe vìnước…)

2.3.3 Biện pháp 3: Đưa hoạt động trò chơi vào các tiết học Giáo dục thể chất nhằm làm tăng tính hấp dẫn cho giờ học

a Mục tiêu của biện pháp

- Kích thích học sinh tập luyện, gây sự tập trung, chú ý, hưng phấn, hứng thúcho người học

- Làm tăng hiệu quả hoạt động của một giờ học Giáo dục thể chất Trò chơi

có thể thay thế cho một hoặc nhiều nội dung của khởi động chung và khởi độngchuyên môn Những trò chơi thả lỏng có thể thay thế cho phần hồi tĩnh của của bàitập, đưa người tập trở về trạng thái bình thường một cách nhanh chóng

- Trò chơi giúp bổ trợ cho việc hình thành kỹ năng, kỹ thuật TDTT nói chungcho một môn, một nội dung nào đó trong thể thao nói riêng Ví dụ: Trò chơi phát cầuđúng ô, thi tâng cầu nhanh vừa giúp học sinh luyện tập kỹ thuật, vừa giúp các em thiđua lẫn nhau để đạt kết quả tốt đồng thời còn giúp tạo không khí thoải mái giúp các

em vừa vui chơi nhưng cũng chính là vừa học

- Góp phần tích cực phát triển các tố chất vận động cho học sinh (nhanh,mạnh, bền, mềm dẻo, khéo léo) Ví dụ: Trò chò chơi: Lò cò tiếp sức, bật xa tiếpsức, ai nhanh hơn, bạn nào xa hơn

b Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

*/ Bước 1: Lựa chọn trò chơi

- Việc lựa chọn trò chơi phải góp phần tích cực trong việc phát triển thể chấtcũng như mở mang trí tuệ, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh (Ví dụ: Tròchơi “Tiếp đạn ra chiến trường”, “Cứu hỏa”…)

- Trò chơi phải phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người như: tríthông minh, sáng tạo, ý chí dũng cảm, ngoan cường, ý thức đồng đội, tình yêu quêhương, đất nước, ý thức tổ chức kỉ luật…(Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ pháttriển các tố chất sức mạnh toàn thân, nhất là đôi tay mà còn rèn luyện ý chí quyếttâm, tinh thần đồng đội,…)

- Để gây được hứng thú cho học sinh thì trò chơi phải phù hợp với đặc điểmlứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý học sinh (Ví dụ: Ở lứa tuổi thiếu niên, dưới 14 tuổiquá trình hưng phấn của hệ thần kinh mạnh hơn ức chế cho nên các em rất hamchơi, hiếu động Mặt khác cơ thể các em còn non yếu, vì hệ thống cơ quan pháttriển chưa hoàn chỉnh, nhất là hệ tim mạch, chóng mệt mỏi Bởi vậy cần hạn chếcác trò chơi sức mạnh, sức bền , đối kháng Ngược lại, những trò chơi tập thể ,mềm dẻo, khéo léo, chạy từng giai đoạn ngắn theo đường thẳng, đường vòng, chạyđổi hướng, trốn tìm, ném bắt, phản xạ , cắm trại, du lịch, ca múa rất hợp với cácem)

- Tùy thuộc vào từng phần của bài học mà giáo viên đưa ra các trò chơi sao

Trang 11

cho phù hợp

+ Phần khởi động Trong phần này, khi đưa ra trò chơi, giáo viên cần phảichú trọng thực hiện được các yêu cầu sau: Tập trung ban đầu, gây hưng phấn chobuổi học, đưa phần khởi động một cách tích cực, cường độ vận động cần vừa phải

và tăng dần (VD: Trò chơi người thừa thứ ba, kết bạn, ai nhanh hơn, đèn xanh đèn

đỏ, chạy đổi hướng…)

+ Trong phần trọng động: Thông thường, trong trọng động người ta ít vậndụng trò chơi vì phải dành nhiều thời gian để học kỹ thuật Nếu có sử dụng thì lànhững trò chơi bổ trợ, giúp cho học sinh hình thành nhanh kỹ năng, kỹ thuật đanghọc (Ví dụ: Trong tiết học chạy ngắn, giáo viên có thể cho chơi trò: “Chạy đuổi”mục đích vừa phát triển tố chất sức nhanh, vừa phát triển kỹ thuật chạy ngắn, tròchơi “Lò cò tiếp sức”, “Chạy nhanh tiếp sức”…)

+ Trong phần hồi tĩnh: Cũng như phần khởi động, trong phần hồi tĩnh thì tròchơi rất cần thiết và có hiệu quả cao Vì chỉ “vui” thôi cũng đã làm cho học sinhthư giãn và hồi phục nhanh chóng tinh thần Bởi vậy trong hồi tĩnh yếu tố trò chơivẫn được khai thác triệt để với phương châm vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng Điều

đó có tác dụng tích cực trong việc thả lỏng, hồi phục cho học sinh cũng như kíchthích tâm lý ham học, hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất Những trò chơi phùhợp trong phần hồi tĩnh là: Tìm người chỉ huy, làm theo những điều tôi nói khônglàm theo những điều tôi làm, bội số của ba…

- Tùy thuộc vào nội dung của bài học mà giáo viên sử dụng trò chơi cho phùhợp

Ví dụ: Với tiết học chạy ngắn thì giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi để pháttriển sức nhanh, các trò chơi phản xạ như trò: Ai nhanh hơn, chạy nhanh tiếp sức,hoàng anh hoàng yến, người thừa thứ ba,…Với giờ học bật nhảy, nhảy cao, nhảy xathì giáo viên cho học sinh chơi các trò chơi phát triển sức mạnh chân như: Lò còtiếp sức, bật xa tiếp sức, nhảy ô tiếp sức, nhảy vào vòng tròn tiếp sức,…Với giờhọc cầu lông hoặc những môn thể thao phát triển sức mạnh tay thì giáo viên có thểcho học sinh chơi trò: chọi gà, co kéo, kéo co,

*/ Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

- Ở hầu hết các trò chơi đều phải chia đội Tùy theo đặc điểm trò chơi và đốitượng chơi mà chúng ta có thể chia đội theo một trong các cách sau:

+ Chia đội theo hình thức điểm số: Điểm số 1, 2 ( nếu chia theo 2 đội), điểm

số 1, 2, 3 (Nếu chia 3 đội)

+ Chia đội theo đội hình: Hai, ba…hàng dọc hoặc hàng ngang nếu ta muốnchia thành 2, 3… đội

+ Chia đội theo tổ chức sẵn có: Việc này thường được tiến hành ở lớp đã cósẵn các tổ, các chi đội…

+ Chia đội theo hình thức cân tài, cân sức

Trang 12

- Khi tiến hành chơi, giáo viên cần phải chọn ra đội ngũ cán sự lớp để hỗ trợgiáo viên làm trọng tài (cán sự lớp phải là người tháo vát, nhanh nhẹn, có khả năng

*/ Bước 3: Phân xử thắng, thua sau khi kết thúc trò chơi.

- Kết thúc mỗi trò chơi, giáo viên xử lý thắng thua cần tôn trọng các nguyêntắc:

+ Thắng không kiêu, bại không nản

+ Tôn trọng nhân cách học sinh

+ Tránh những hình thức xử phạt gây tư tưởng cay cú, ăn thua, vụ lợi

+ Tránh thưởng phạt một cách đại khái, không động viên và kích thích họcsinh thi đua, cố gắng

Lưu ý: Để phát huy tốt nhất tác dụng của trò chơi, giáo viên cần chú ý kết

thúc trò chơi vào thời điểm học sinh đã cảm thấy thỏa mãn nhưng chưa chán Điều

đó cũng có nghĩa là không nên kết thúc quá sớm hoặc quá muộn Tất nhiên việcnày cần phải tính toán ngay từ khi biên soạn trò chơi (khâu chỉ định thời gian và sốlần chơi)

c Điểm mới của giải pháp

- Trước khi thực hiện đề tài, tôi rất hạn chế cho học sinh chơi trò chơi trong

các tiết học Khi đó, tôi nghĩ rằng đưa trò chơi vào khởi động hoặc hồi tĩnh là “mấtthời gian”, trò chơi không liên quan gì đến nội dung bài học, học sinh gây ồn ào khichơi trò chơi, tôi chỉ chú trọng đến việc giảng dạy kỹ thuật đơn thuần và việc hoànthành nội dung bài học mà chưa chú ý đến tâm trạng, khí thế của các em trong tiếthọc Như vậy, giờ học diễn ra một cách nặng nề, tẻ nhạt, nhàm chán, không kíchthích được tính tích cực, hào hứng, say mê của học sinh Chính vì vậy, chất lượnggiờ học chưa đạt được kết quả cao

- Sau khi thực hiện đề tài, tôi đã mạnh dạn hơn khi đưa trò chơi vào các giờdạy của mình Tôi thấy đây là một hình thức có tác dụng kích thích tập luyện, gâyhứng thú rất nhiều cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ học một cáchhiệu quả

2.3.4 Biện pháp 4: Giao nhiệm vụ học tập trên lớp cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới và ôn luyện bài cũ tại nhà

a Mục tiêu của biện pháp

- Giúp học sinh xác định được vấn đề, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, các em

Trang 13

biết rõ được mình cần phải thực hiện bài tập, động tác gì, thời gian bao lâu hoặcthực hiện mấy lần, thực hiện như thế nào

- Tạo ra áp lực buộc HS phải chú ý thực hiện đúng, đủ các yêu cầu mà giáoviên đề ra

- Khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức mới, xâydựng tính tự chủ, sáng tạo trong giải quyết vấn đề

- Giúp học sinh hình thành thói quen tự giác, tự chủ, độc lập trong học tập

- Khuyến khích học sinh phát huy sở trường của mình

- Nâng cao được mũi nhọn đội tuyển HS tham gia các giải thi đấu thể thao

b Nội dung và cách thực hiện của biện pháp

*/ Giao nhiệm vụ học tập trên lớp cho học sinh

- Giáo viên yêu cầu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc chonhóm HS thực hiện

- Giao nhiệm vụ học tập một cách cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, sắp xếp theotừng cấp độ và dễ tiếp cận với HS

- Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, phải bám sát vào thực tế,phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, khắc phục được những hạn chế, có tính kếtnối với học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú cho các em

- Nhiệm vụ phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh giao quásức hoặc nhiệm vụ quá nhẹ gây ra sự chán nản dẫn đến việc các em không muốnthực hiện nhiệm vụ đó

- Giáo viên cần cố gắng làm rõ yêu cầu cụ thể của từng nhiệm vụ, phải đểhọc sinh chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Giáo viên là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ họctập, hướng dẫn các em giải quyết vấn đề, phát huy vai trò của người giáo viên trongđổi mới phương pháp dạy học

- Việc giao nhiệm vụ phải kết hợp với việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ củahọc sinh Nếu giao nhiệm vụ mà không kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thì sẽ không cóhiệu quả

*/ Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới và ôn luyện bài cũ tại nhà

- Khi yêu cầu HS nghiên cứu, tìm hiểu trước nội dung học tập tại nhà, viên

có thể hướng dẫn cho các em cách tự tìm tư liệu để các em tự nghiên cứu VD:Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu trên mạng internet, trao đổi với các bạn họctốt hơn hoặc GV có thể cung cấp cung cấp cho các em video, hình ảnh, tài liệu vềkiến thức cơ bản mà học sinh cần tìm hiểu hoăc

- Giáo viên có thể tự quay video các bài tập, các động tác để học sinh tìmhiểu, nghiên cứu, tập luyện trước tại nhà

- Khi giáo viên yêu cầu HS luyện ôn luyện bài đã học trên lớp cần vừa sức,phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới tính và trình độ học sinh Đặc biệt chú ý đến

Trang 14

những em có tố chất, năng khiếu thể thao, GV đưa ra yêu cầu cao hơn, lượng vậnđộng nhiều hơn, chú ý hơn về kỹ thuật để nâng cao thành tích Với những học sinh

có thể lực yếu hơn, GV đưa ra yêu cầu giảm nhẹ hơn tránh gây quá áp lực tạo cảmgiác sợ sệt cho các em

c Điểm mới của giải pháp

- Trước khi thực hiện đề tài, trong quá trình giảng dạy của mình, tôi rất hạnchế giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho từng cá nhân học sinh cũng như trong từngnhóm học sinh, tôi không yêu cầu HS về nhà nghiên cứu, tìm hiểu, chuẩn bị trướcnội dung bài mới, sắp học Chính vì vậy, nhiều khi các em không hiểu rõ đượcnhiệm vụ của mình là cần làm gì, cần tập động tác nào, bài tập gì, tập bao nhiêu lầnhay thời gian tập bao lâu, chuẩn bị bài mới như thế nào, ôn luyện bài cũ ra sao Chất lượng giờ học vì thế mà bị ảnh hưởng không ít

- Sau khi thực hiện đề tài, trong một giờ dạy, với từng nội dung học tập trên

lớp, tôi đã giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các em

Ví dụ: Khi dạy chủ đề bài tập thể dục lớp 7, tiết 1 - bài 2 - (Từ nhịp 11 đến nhịp 20bài thể dục liên hoàn)

Với nội dung tập luyện cá nhân trên lớp, tôi yêu cầu rõ các em luyện tập nộidung gì, theo hướng nào, bao nhiêu lần, khi nào thì đổi hướng, chú ý yêu cầu gì về

kỹ thuật đông tác

Tôi yêu cầu cụ thể như sau:

- Học sinh luyện tập cá nhân từ nhịp 11 đến nhịp 20 bài thể dục liên hoàn

- Học sinh thực hiện 2 lần (Lần 1: Mỗi hàng tập theo một hướng do giáo viênquy định Lần 2: Các hàng tập theo hướng ngược lại)

- Học sinh tự hô và đếm nhịp

Yêu cầu:

- Học sinh tập từng nhịp kết hợp với đếm nhịp to, rõ, từ chậm đến nhanh

- HS tự chỉnh tư thế thân người, kỹ thuật, phương hướng, biên độ động tác Với nội dung tập luyện theo nhóm, Tôi yêu cầu cụ thể mỗi nhóm bao nhiêuhọc sinh, đứng như thế nào, ai là nhóm trưởng, nhiệm vụ của nhóm trưởng là gì,thực hiện theo hướng nào, thời gian bao lâu hoặc thực hiện bao nhiêu lần

Yêu cầu cụ thể như sau (với một lớp 40 đến 42 học sinh):

- Học sinh chia thành bốn nhóm, mỗi tổ thành một nhóm, các nhóm đứngtheo đội hình vòng tròn

- Thực hiện luyện tập ba lần (lần 1,2 tập từ nhịp 11 đến nhịp 20 bài thể dụcliên hoàn, lần 3 tập từ nhịp 01 đến nhịp 20 bài thể dục liên hoàn)

Trang 15

+ Quan sát các bạn trong nhóm tập.

+ Báo cáo kết quả tập luyện của các bạn trong nhóm mình

- Nhiệm vụ của các bạn trong nhóm:

+ Nghe và luyện tập theo sự chỉ huy của nhóm trưởng

- Tập lần 3:

+ HS quay mặt vào vòng tròn thực hiện từ nhịp 01 đến nhịp 20 bài TD

+ Nhóm trưởng cử một bạn khác bất kì tập tốt trong nhóm đếm nhịp (khôngphải tập cùng) và sửa kỹ thuật cho các bạn trong nhóm

Yêu cầu:

- Học sinh đếm nhịp to, rõ, từ chậm đến nhanh

- HS tự chỉnh tư thế thân người, kỹ thuật, phương hướng, biên độ động tác

- HS có thể sửa tư thế, sửa kỹ thuật cho bạn

Khi kết thúc giờ học, tôi yêu cầu HS về nhà luyện tập các nội dung cụ thể đãhọc trên lớp và chuẩn bị nghiên cứu, tìm hiểu trước những nội dung bài học tiếptheo

VD: Trước khi học tiết 1, bài 1 (từ nhịp 1 đến nhịp 10) bài thể dục liên hoànlớp 7, tôi yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa chủ đề bài tập thể dục (từ trang 39đến trang 42), nghiên cứu, tìm hiểu, tập luyện trước từ nhịp 1 đến nhịp 10 bài thểdục liên hoàn

Như vậy, khi đến tiết học nội dung này, các em đã được nghiên cứu trướcnội dung học tập nên tôi không mất quá nhiều thời gian để phân tích kỹ thuật độngtác, tôi chú trọng nhiều hơn vào việc chỉnh kỹ thuật và luyện tập nâng cao, tôi cónhiều thời gian để chia nhóm tập luyện, để nhiều em được tham gia vào điều khiểncho các bạn tập luyện cũng như có nhiều thời gian tổ chức các trò chơi cho họcsinh

2.4 Mối liên hệ giữa các giải pháp, biện pháp.

Một là: Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDTC lớp 7 có sự hỗ trợ tối đa của

các biện pháp trên

Hai là: Linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp trên trong quả trình dạy học để nâng

chất lượng giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực HS

Trang 16

Ba là: Các biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít, tác động qua lại, hỗ

trợ nhau thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giảng dạy Nếu thiếu một trong các biệnpháp trên thì chất lượng giảng dạy sẽ không đạt được kết quả mong muốn

2.5 Kết quả đạt được qua khảo nghiệm, đánh giá

Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất lớp 7” đã được tôi áp dụng cho HS khối 7 trường tôi trong năm

học 2022 - 2023 Qua nghiên cứu tình hình thực tế và khảo sát thăm dò HS đầunăm tôi nhận thấy: Đa số các em chưa thực sự yêu thích bộ môn GDTC, ít hứng thúhoạt động trong các giờ học Các em chỉ học cho xong, học bắt buộc Chính vì vậy

mà kết quả chưa cao

Sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy học sinh đã nhận thức đúng đắn hơn

về bộ môn Giáo dục thể chất Các em yêu thích hơn với bộ môn, tham gia học tậpmột cách tự giác, tích cực, hứng thú hơn Các em nhiệt tình tập luyện thể dục thểthao không chỉ trong các giờ học Giáo dục thể chất mà ngay cả trong các giờ rachơi các em vẫn thích thú với việc tập luyện thể dục thể thao bằng các hình thứcnhư: đá bóng, chơi cầu lông, đá cầu…Các em tích cực tham gia vào các hoạt độngTDTT của trường, của lớp như thi kéo co, thi các môn điền kinh,

Kết quả cụ thể thực nghiệm trên hai lớp 7A1 và 7A2 Tỉ lệ HS yêu thích vớimôn học GDTC tăng lên rõ rệt, số lượng HS xếp loại Đạt ở mức giỏi, khá tăng,không còn học sinh xếp loại Chưa đạt HS nghiêm túc, hăng hái tham gia tập luyệnthể dục chính khóa và ngoại khóa, các em yêu thích và mong muốn đến tiết họcGDTC

Bảng kết quả khảo sát học sinh hai lớp 7A1, 7A2

Kết quả khảo sát đánh giá xếp loại học sinh lớp 7A1, 7A2

cuối năm học 2022 2023 cụ thể như sau

Số lượn g

Trang 17

2.6 Bài minh họa: Tôi xin được trình bày bài giảng mà tôi đã soạn và thực

hiện trong năm 2022 - 2023 Trong bài giảng này tôi đã sử dụng các biện pháp màtôi đã nêu ở trên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chấtlớp 7 tại ngôi trường mà tôi đang công tác (Phụ lục 1)

2.7 Một số hình ảnh minh họa: Trong quá trình thực hiện giải pháp tôi có

ghi lại một số hình ảnh về hoạt động học tập của học sinh (Phụ lục 2)

Ngày đăng: 18/07/2024, 20:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (6 - 8 phút) Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 11 đến nhịp 20. - Skkk  “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất lớp 7”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (6 - 8 phút) Bài thể dục liên hoàn từ nhịp 11 đến nhịp 20 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w