1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2023
Tác giả Ngô Thị Minh Loan
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Đại cương về suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa (13)
      • 1.1.2. Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh (0)
    • 1.2. Sinh lý bệnh và nguyên nhân của suy hô hấp sơ sinh (0)
      • 1.2.1. Sinh lý bệnh suy hô hấp (14)
      • 1.2.2. Nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh (0)
    • 1.3. Triệu chứng suy hô hấp (19)
      • 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng (19)
      • 1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng (21)
    • 1.4. Đánh giá suy hô hấp (22)
    • 1.5. Các phương pháp hỗ trợ hô hấp (23)
      • 1.5.1. Thở oxy (0)
      • 1.5.2. Thở nCPAP (0)
      • 1.5.3. Thở máy (0)
      • 1.5.4. Sử dụng Surfactant (26)
      • 1.5.5. Chống toan hoá máu (27)
      • 1.5.6. Chống nhiễm khuẩn (27)
      • 1.5.7. Chống rối loạn thân nhiệt (27)
      • 1.5.8. Cung cấp năng lượng (0)
    • 1.6. Chăm sóc và theo dõi trẻ suy hô hấp (28)
      • 1.6.1. Chăm sóc trẻ suy hô hấp (0)
      • 1.6.2. Phương pháp hút đờm trong điều trị bệnh nhi suy hô hấp sơ sinh (28)
      • 1.6.3. Sử dụng liệu pháp vỗ rung trong điều trị bệnh nhi suy hô hấp sơ sinh (30)
      • 1.6.4. Chăm sóc sự phát triển tinh thần cho trẻ (31)
      • 1.6.5. Theo dõi bệnh nhi suy hô hấp (31)
      • 1.6.6. Áp dụng các học thuyết điều dưỡng trong chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp 21 1.7. Một số rào cản trong chăm sóc trẻ suy hô hấp (0)
    • 1.8. Các nghiên cứu về chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp (33)
      • 1.8.1. Các nghiên cứu trên thế giới (33)
      • 1.8.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (34)
    • 1.9. Giới thiệu sơ lược Khoa Sơ sinh - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (35)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (36)
      • 2.1.3 Thời gian nghiên cứu (36)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (37)
      • 2.2.2. Nghiên cứu định lượng (37)
      • 2.2.3. Nghiên cứu định tính (41)
      • 2.2.4. Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu (42)
      • 2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin (46)
      • 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu (47)
      • 2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (0)
      • 2.2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số (48)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Kết quả chăm sóc điều dưỡng trẻ sơ sinh suy hô hấp (49)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhi (0)
      • 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi khi vào viện (0)
      • 3.1.3. Các phương pháp hỗ trợ trẻ suy hô hấp (0)
      • 3.1.4. Diễn biến của bệnh nhi tại các thời điểm nghiên cứu (60)
      • 3.1.5. Hoạt động chăm sóc bệnh nhi của điều dưỡng (61)
      • 3.1.6. Tình trạng cuối cùng của bệnh nhi (62)
      • 3.1.7. Kết quả chăm sóc điều dưỡng trẻ sơ sinh suy hô hấp (0)
    • 3.2. Một số yếu tố liên quan và rào cản trong chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp (63)
      • 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc (63)
      • 3.2.2. Một số rào cản trong chăm sóc bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp (66)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (71)
    • 4.1. Kết quả chăm sóc điều dưỡng trẻ sơ sinh suy hô hấp (71)
      • 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhi trong nghiên cứu (0)
      • 4.1.2. Các phương pháp hỗ trợ trẻ suy hô hấp (0)
      • 4.1.3. Kết quả chăm sóc điều dưỡng trẻ sơ sinh suy hô hấp (0)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan và rào cản tới kết quả chăm sóc bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp (83)
      • 4.2.1. Một số yếu tố liên quan tới kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh SHH (0)
      • 4.2.2. Một số rào cản trong chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp (0)
  • KẾT LUẬN (93)
  • PHỤ LỤC (101)

Nội dung

Tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, hàng năm có khoảng 1300 trẻ sơ sinh nhập viện, trong đó tỷ lệ trẻ sơ sinh có suy hô hấp chiếm 25% số liệu năm 2022 Có nhiều nghiên cứu về bệ

TỔNG QUAN

Đại cương về suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, dẫn đến không cung cấp đủ O2 và không thải trừ hết CO2, thể hiện bằng PaO2 thấp và có thể kèm PaCO2 cao Suy hô hấp được xác định khi PaO2 < 60mmHg và /hoặc PaCO2 > 50mmHg [4]

Suy hô hấp là một hội chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trong những ngày đầu sau đẻ, trong thời gian trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài

1.1.2 Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.1.2.1 Trẻ sơ sinh đủ tháng

Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung 9 tháng 10 ngày hoặc 37 - 42 tuần hoặc 278 ± 15 ngày tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối Thời kỳ sơ sinh được tính từ lúc trẻ được sinh ra đến khi trẻ được 28 ngày tuổi [2] Các đặc điểm sinh học của trẻ có sự khác biệt rất lớn trong thời kỳ này khi trẻ đột ngột chuyển từ môi trường tử cung sang môi trường bên ngoài Đứa trẻ muốn tồn tại phải có sự thích nghi tốt về hô hấp, tuần hoàn, huyết học và các bộ phận khác như tiêu hóa, thận, thần kinh, v.v

Hệ hô hấp là một trong các hệ cơ quan hoạt động sớm nhất ngay sau sinh Nhịp thở đầu tiên của trẻ chính là tiếng khóc Sau đó trẻ có những nhịp thở không đều, đôi khi có cơn ngừng thở 3 - 5 giây, co kéo nhẹ cơ hô hấp phụ hoặc thở rên Những biểu hiện này nhanh chóng mất đi sau 1 - 2 giờ sau khi sinh Nhịp thở ổn định dần với tần số 40 - 45 nhịp/phút Áp lực đường thở trong khoảng 20 - 25 cm H2O [30]

Trong quá trình trẻ hít thở, các phế nang bắt đầu giãn rộng, một lượng lớn surfactant và dịch trong lòng phế nang được giải phóng Các đơn vị chức năng của bộ máy hô hấp bắt đầu vận hành đảm bảo quá trình dẫn khí và trao đổi khí tại phổi, trẻ bắt đầu quá trình tự thở [3].

Sinh lý bệnh và nguyên nhân của suy hô hấp sơ sinh

Trẻ thiếu tháng hay còn gọi là trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được [2] Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ có khả năng sống được khi có tuổi thai ít nhất từ 22 tuần hoặc cân nặng lúc sinh ít nhất 500gram Trẻ đẻ non có nhiều đặc điểm khác biệt với trẻ đủ tháng, không chỉ khác biệt về đặc điểm hình thể bên ngoài mà còn khác biệt về đặc điểm sinh lý chức năng các cơ quan Những đặc điểm sinh lý phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân đẻ non Trẻ càng non thì càng kém thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung

Trung tâm hô hấp của trẻ đẻ non chưa hoàn chỉnh nên sau khi cắt rốn, trẻ thường khóc chậm, khóc yếu, thở không đều, ngừng thở kéo dài Những rối loạn hô hấp này làm thiếu O2 máu, tăng CO2 dẫn đến ức chế trung tâm hô hấp Ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, phổi chưa trưởng thành Các tổ chức đàn hồi ít nên phế nang khó giãn nở làm cho trao đổi O2 qua các mao mạch càng khó khăn Các mao mạch tăng tính thấm, dễ sung huyết Lồng ngực hẹp, xương sườn mềm dễ biến dạng, cơ liên sườn giãn nở kém Tất cả các yếu tố trên góp phần làm cho lồng ngực của trẻ đẻ non di động hạn chế

Trẻ đẻ non thường dễ bị suy hô hấp hơn so với trẻ đủ tháng Các biểu hiện hô hấp này thường kéo dài trong nhiều tuần do đó cần theo dõi sát và phát hiện kịp thời các dấu hiệu suy hô hấp

1.2 Sinh lý bệnh và nguyên nhân của suy hô hấp sơ sinh

1.2.1 Sinh lý bệnh suy hô hấp

Có thể chia suy hô hấp cấp thành 2 nhóm

− Suy hô hấp cấp giảm O2 máu (Type 1) là hậu quả của bất thường trao đổi khí dẫn đến PaO2 < 60 mmHg, PaCO2 bình thường hoặc giảm trong khí máu Chênh áp O2 phế nang và động mạch bình thường hoặc tăng

− Suy hô hấp cấp tăng CO2 máu (Type 2) là hậu quả của giảm thông khí, tăng sức cản đường thở làm CO2 không được đào thải ra ngoài, ứ đọng trong tổ chức

PaCO2 > 50 mmHg, PaO2 thường giảm trong khí máu

Thư viện ĐH Thăng Long

Chênh áp O2 phế nang và động mạch tính theo công thức:

0,8 ) − 𝑃𝑎𝑂 2 Patm: Áp lực khí quyển = 760 mmHg tại độ cao ngang mực nước biển

PH2O: Áp suất hơi nước ở 37 o C

Khi bệnh nhi thở khí phòng (FiO2 = 21%) thì chênh áp O2 phế nang và động mạch là 5 - 20 mmHg

Có nhiều cơ chế khác nhau gây ra suy hô hấp bao gồm bất thường hệ hô hấp (gồm đường dẫn khí, phế nang, tuần hoàn máu đến phổi, khả năng khuếch tán qua màng phế nang mao mạch, hoạt động của trung tâm hô hấp, cơ hô hấp, lồng ngực) hoặc bất thường ở cơ quan khác (thần kinh, tim mạch, v.v.) hoặc phối hợp với nhau

Một nguyên nhân suy hô hấp có thể có một hoặc nhiều cơ chế gây ra Các cơ chế suy hô hấp bao gồm:

1.2.1.1 Giảm thông khí phế nang

Giảm thông khí phế nang là cơ chế thường gặp nhất trong suy hô hấp, còn gọi là cơ chế "suy bơm hô hấp" Thông khí phế nang được xác định bằng:

VA = (VT – VD) x f VA: Thông khí phế nang VT: Thể tích khí lưu thông VD: Thể tích khoảng chết f: tần số thở

Giảm thông khí phế nang xảy ra khi:

+ Giảm toàn bộ thông khí do giảm thể tích khí lưu thông hoặc giảm tần số thở

Giảm thể tích khí lưu thông chủ yếu do tắc nghẽn đường hô hấp gồm đờm dãi, phù nề niêm mạc đường hô hấp Giảm thể tích khí lưu thông gặp trong các bệnh lý như dị vật đường thở, bệnh bạch hầu, co thắt thanh quản, viêm tiểu phế quản, hen phế quản hoặc bất thường lồng ngực, cột sống, biểu hiện là nhịp thở nhanh, nông

Giảm tần số thở hay thở chậm do ức chế trung tâm hô hấp Thở chậm hay gặp trong các bệnh lý tại hệ thần kinh trung ương (ngộ độc thuốc ngủ, ngộ độc chì, v.v.), hệ thần kinh ngoại biên (chấn thương tủy sống, viêm tủy cấp, v.v.), bệnh thần kinh - cơ (bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain - Barré, v.v.)

Tăng thể tích khoảng chết chủ yếu do hiện tượng ứ khí phế nang Tăng thể tích khoảng chết thường gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản do suy giảm toàn bộ lượng khí lưu thông dẫn đến ứ đọng CO2 và thiếu O2, trong đó ưu thế rõ rệt là tình trạng ứ đọng CO2 gây nhiễm toan hô hấp Chênh áp O2 phế nang và động mạch thường dưới 20 mmHg

Shunt là hiện tượng dòng máu đi từ tim phải về tim trái mà không được trao đổi khí Hậu quả gây giảm O2 máu động mạch, tăng chênh áp O2 phế nang và động mạch

PAO2 – PaO2 > 20 mmHg và không đáp ứng với điều trị bằng O2 liệu pháp Shunt được chia thành shunt mao mạch và shunt giải phẫu

Shunt mao mạch xuất hiện khi dòng máu qua phế nang không được trao đổi khí

Shunt mao mạch gặp trong một số bệnh lý như xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm phổi, phù phổi và ARDS

Shunt giải phẫu xuất hiện khi dòng máu từ tim phải tới tim trái mà không qua phổi để trao đổi khí Shunt giải phẫu gặp trong bệnh tim bẩm sinh

1.2.1.3 Bất tương xứng giữa thông khí - tưới máu

Bất tương xứng giữa thông khí và tưới máu cũng là nguyên nhân thường gặp gây suy hô hấp Bình thường có sự tương xứng giữa thông khí và tưới máu ở một phế nang cũng như một vùng phổi VA/Q = 0,8

Khi tắc nghẽn một phần của ống dẫn khí (hen phế quản, viêm tiểu phế quản, v.v.) thì thông khí phế nang (VA) nhỏ hơn so với tưới máu (Q) Do đó sẽ giảm tỷ lệ VA/Q

Khi một vùng phổi có hiện tượng tưới máu kém do tắc mạch phổi, huyết phổi hoặc do phế nang căng quá mức gây chèn ép vào mạch máu phổi thì tưới máu (Q) nhỏ hơn thông khí phế nang (VA) Do đó tỷ lệ VA/Q tăng bất thường tại vùng phổi đó, thiếu O2 và tăng chênh áp O2 giữa phế nang và động mạch PAO2 – PaO2 > 20 mmHg

1.2.1.4 Rối loạn khuếch tán khí

Triệu chứng suy hô hấp

Bình thường trẻ sơ sinh thở 40 - 60 lần/phút, đặc biệt là trẻ đẻ non hay có cơn ngừng thở ngắn < 20 giây Nếu cơn ngừng thở kéo dài > 20 giây và tái diễn thường dẫn đến suy hô hấp

Lâm sàng suy hô hấp sơ sinh thường gặp triệu chứng sau:

- Nhịp thở nhanh trên 60 lần/ phút hoặc chậm dưới 40 lần/ phút

- Co kéo cơ liên sườn trên và dưới xương ức, thở ngực bụng di chuyển ngược chiều

- Tím quanh môi, đầu chi, toàn thân Tím xuất hiện khi PaO2 trong máu giảm dưới 60mmHg hay lượng hemoglobin khử trên 5g%

Các triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp không khó phát hiện Biểu hiện suy hô hấp cấp gồm hai triệu chứng chính (khó thở gắng sức và tím) và các triệu chứng khác đáng chú ý [7]

• Khó thở gắng sức Suy hô hấp dù do giảm O2 hay tăng CO2 đều có biểu hiện khó thở gắng sức gồm ít nhất một trong các biểu hiện sau: phập phồng cánh mũi, đầu gật gù theo nhịp thở, sử dụng các cơ hô hấp phụ, rút lõm lồng ngực, bất thường về nhịp thở và kiểu thở [4]

Cánh mũi phập phồng là dấu hiệu của hiện tượng thiếu khí Hô hấp ở trẻ sơ sinh bị hạn chế và dễ bị bít tắc do lỗ mũi và ống mũi hẹp nên khi suy hô hấp, trẻ cố gắng làm giảm sức cản và tăng đường kính đường thở bằng cách nở rộng lỗ mũi Đầu gật gù theo nhịp thở là do sự co kéo cơ ức đòn chũm và kèm theo đó là trẻ sơ sinh chưa nâng được cổ

Rút lõm lồng ngực là 1/3 dưới của lồng ngực lõm vào ở thì hít vào Bình thường khi trẻ hít vào, toàn bộ lồng ngực và ổ bụng di động ra ngoài Tuy nhiên ngay cả trẻ đủ tháng trong những ngày đầu vẫn có biểu hiện rút lõm lồng ngực Trẻ đẻ càng non thì biểu hiện rút lõm lồng ngực càng rõ Dấu hiệu rút lõm lồng ngực có giá trị trong chẩn đoán suy hô hấp là rút lõm lồng ngực liên tục và mạnh

Di động ngực bụng ngược chiều là khi hít vào thành ngực di động vào trong và ổ bụng di động ra ngoài Bình thường khi hít vào, lồng ngực và ổ bụng di động ra ngoài và cùng chiều Di động ngực bụng ngược chiều rõ gặp trong các bệnh tổn thương cơ hoành như liệt cơ hoành, thoát vị hoành [48]

Bất thường nhịp thở gồm thở nhanh hoặc thở chậm Thở nhanh ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là nhịp thở ≥ 60 lần/phút Thở chậm ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là nhịp thở < 40 lần/phút Tuy nhiên trong vài tháng đầu sau sinh, nhịp thở của trẻ dễ bị rối loạn do trung tâm hô hấp chưa trưởng thành và hoàn chỉnh Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khẳng định thở nhanh ở trẻ sơ sinh là đếm nhịp thở lúc trẻ nằm yên hoặc khi trẻ ngủ và nhịp thở ≥ 60 lần/phút tối thiểu 2 lần [5]

Bất thường kiểu thở gồm cơn ngừng thở, thở rên, thở bất thường như thở ngáp, thở Cheyne - Stoke, Kussmaul, v.v Trong đó cơn ngừng thở và thở rên hay gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đủ tháng và non tháng cũng có những cơn ngừng thở sinh lý và hkhông kèm theo tím tái Cơn ngừng thở bệnh lý là cơn ngừng thở kéo dài trên 20 giây hoặc cơn ngừng thở kèm tím tái

Thở rên cuối kỳ thở ra là sự gắng sức của trẻ để tăng dung tích cặn chức năng khi phế nang bị xẹp Trẻ tăng công thở bằng cách đóng nắp thanh môn sớm trong giai đoạn thở ra để tạo auto PEEP (áp lực dương cuối kỳ thở ra nội sinh) nhưng nắp thanh môn ở trẻ sơ sinh không đóng kín hoàn toàn nên khi luồng khí đi qua chỗ hẹp tạo nên tiếng thở rên ở cuối kỳ thở ra Trẻ sở sinh có thể có tiếng thở rên trong vòng 30 phút đầu sau sinh và kéo dài lên đến 2 giờ Nếu sau đó, trẻ vẫn còn thở rên thì đánh giá các dấu hiệu khác của suy hô hấp Thường thì thở rên càng to và liên tục thì suy hô hấp càng nặng

Tím là mô tả sự thay đổi màu sắc da thành màu xanh tím Phân loại tím gồm tím trung ương và tím ngoại biên Tím trung ương là tím ở niêm mạc môi, miệng, lưỡi

Tím ngoại biên là tím đầu chi ở bàn tay hoặc ở bàn chân

Tím trung ương là do giảm độ bão hòa O2 của máu động mạch Nguyên nhân là do rối loạn chức năng hô hấp hoặc tim mạch Tím trung ương xuất hiện khi Hemoglobin khử (Hemoglobin không mang O2) vượt quá 5 g/dL trong điều kiện bệnh nhi thở khí trời FiO2 = 21% [48]

Tím ngoại biên có thể là dấu hiệu bình thường trong những ngày đầu sau sinh

Tím ngoại biên gặp khi trẻ hạ thân nhiệt, bệnh lý mạch máu ngoại biên, sốc, v.v [48],[35]

Thư viện ĐH Thăng Long

Các nguyên nhân gây suy hô hấp thường có biểu hiện tím trung ương Tím là dấu hiệu đặc hiệu của suy hô hấp nhưng thường khó đánh giá và xuất hiện rõ khi suy hô hấp nặng Nhiều nghiên cứu còn cho rằng triệu chứng tím là triệu chứng muộn của suy hô hấp và trên lâm sàng không chờ đợi tím mới chỉ định thở O2 [38],[43],[50] Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề ở nhóm bệnh nhi suy hô hấp có triệu chứng tím

• Các biểu hiện lâm sàng đáng chú ý khác - Tim mạch:

Nhịp tim nhanh là một biểu hiện sớm trong suy hô hấp, biểu hiện nặng thì có nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, trụy mạch và ngừng tim

Huyết áp: Lúc đầu huyết áp tăng để bù trừ nhưng nếu suy hô hấp kéo dài thì huyết áp tụt, ngừng tim do thiếu O2 nặng hoặc tăng CO2 quá mức

Trong các hậu quả của suy hô hấp, não là cơ quan chịu ảnh hưởng sớm nhất vì não tiêu thụ 1/5 số lượng O2 toàn cơ thể nên dễ dàng bị thiếu O2 khi không cung cấp đủ Biểu hiện thần kinh từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mức độ giảm O2 và tăng CO2 máu, bao gồm: Ý thức: tỉnh táo hoặc kích thích hoặc li bì, hôn mê

Rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, v.v

1.3.2 Triệu chứng cận lâm sàng

Đánh giá suy hô hấp

Để đánh giá mức độ SHH ở trẻ nhỏ dựa vào:

* Tại phòng đẻ: dùng chỉ số Apgar để đánh giá sự thích nghi của trẻ ngay sau khi ra đời, sau 5 phút, sau 10 phút:

Bảng 1.1: Chỉ số Apgar Điểm/ Chỉ số 0 1 2

1 Nhịp tim Không nghe thấy Dưới 100 lần/phút Trên 100 lần/phút

2 Nhịp thở Không thở Thở chậm, rên Khóc to 3 Trương lực cơ Giảm nhiều Giảm nhẹ Bình thường 4 Kích thích Không cử động Ít cử động Cử động tốt

5 Màu da Trắng Tím đầu chi Hồng hào

Tổng số điểm: 7 - 10 điểm: bình thường

Thư viện ĐH Thăng Long

* Đối với trẻ sau đẻ vài giờ chức năng hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 triệu chứng lâm sàng:

Bảng 1.2: Chỉ số Silverman Điểm

Di động ngực - bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều

Co kéo cơ liên sườn 0 + ++

Thở rên 0 Nghe được bằng ống nghe Nghe được bằng tai

Tổng số điểm dưới 3: Trẻ không suy hô hấp

Từ 3 - 5 điểm: Suy hô hấp nhẹ

Trên 5 điểm: Suy hô hấp nặng

Các phương pháp hỗ trợ hô hấp

Có biểu hiện suy hô hấp: tím tái, thở nhanh > 60 lần / phút, thở rên, rút lõm lồng ngực nặng, cơn ngừng thở nặng, SpO220 giây kèm nhịp tim < 100/phút hay tím) > 3 cơn/giờ với Caffein

- SpO2 60% (trừ bệnh tim bẩm sinh tím)

Không có chống chỉ định

- Kiểm tra, sự hoạt động của máy - Đổ nước cất vào bình làm ẩm đến vạch quy định

- Phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ, cố định ống NKQ

- Thông thoáng đường thở: hút sạch dịch mũi họng

- Gắn ống NKQ vào máy thở

Surfactant là hợp chất lipoprotein, do phế bào II sản xuất ra, cần thiết cho hoạt động của phổi trẻ sau khi sinh

Sự thiếu hụt surfactant tiên phát ở trẻ đẻ non gây nên hội chứng SHH ở trẻ sinh non (bệnh màng trong) Sự thiếu hụt surfactant thứ phát xảy ra khi surfactant phổi bị bất hoạt bởi sự mất protein, nhiễm trùng, hoặc hít phân su

+ Bệnh màng trong độ II, III + Hội chứng hít phân su - Người thực hiện: 01 bác sĩ thực hiện bơm thuốc, 01 điều dưỡng phụ giúp

- Phương tiện + Dụng cụ theo dõi: máy theo dõi nhịp tim, SpO2, máy thở, huyết áp động mạch (nếu có), máy phân tích khí máu, Xquang tại giường (nếu có)

+ Dụng cụ bơm Dụng cụ vô khuẩn: kim lấy thuốc, bơm tiêm 5ml, ống thông sonde dạ dày số 6, kéo vô khuẩn, ống nội khí quản (NKQ) kích cỡ phù hợp, dụng cụ cấp cứu: cán, lưỡi đặt NKQ, bóng bóp, dây oxy, mask, sonde hút, găng vô khuẩn, săng vô khuẩn

+ Dụng cụ sạch: máy hút, găng sạch

+ Thuốc theo y lệnh: thuốc Surfactant loại có tại bệnh viện (Curosurf, Newfactant, Survanta, Alvofact), làm ấm thuốc ở nhiệt độ phòng, NaCl 0,9%

- Liều dùng: 100 - 200mg/kg/lần - Các bước thực hiện:

+ Phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản, phụ giúp bác sĩ cố định nội khí quản theo công thức: P (cân nặng trẻ) + 6cm

+ Bác sĩ và điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang và vệ sinh tay trước khi làm thủ thuật + Điều dưỡng lấy thuốc đã được làm ấm, thực hiện 5 đúng

+ Điều dưỡng xé găng vô trùng cho bác sĩ và điều dưỡng

+ Điều dưỡng xé bơm tiêm, kim lấy thuốc, phụ giúp bác sĩ lấy thuốc, điều chỉnh tư thế của trẻ

Thư viện ĐH Thăng Long

+ Điều dưỡng chờ bác sĩ bơm thuốc xong, tiến hành bóp bóng theo y lệnh của bác sĩ và điều chỉnh tư thế của trẻ

+ Theo dõi toàn trạng, hô hấp, tuần hoàn, thần kinh Theo dõi và ghi lại dấu hiệu gắng sức, nhịp thở, cơn ngừng thở, tím, SpO2, nhịp tim của trẻ

+ Theo dõi các biến chứng có thể gặp như: xẹp phổi, tắc NKQ, chảy máu phổi, tràn khí màng phổi, chảy máu não

+ Tiến hành thực hiện theo y lệnh

+ Đảm bảo thông khí tốt là phương pháp giúp giải quyết một phần tình trạng toan hoá máu của trẻ

+ Nếu bệnh nhi nhiễm toan hô hấp, tiến hành làm thông thoáng đường thở, hút đờm dãi, hút dịch NKQ, điều chỉnh thông số máy thở hoặc chuyển cho bệnh nhi sang thở máy HFO theo y lệnh của bác sĩ

+ Nếu bệnh nhi nhiễm toan chuyển hoá, tiến hành bù dung dịch kiềm Natri bicarbonat 14 ‰, 42 ‰ theo y lệnh của bác sĩ

Số mEq Natri bicarbonat cần bù = BE x P (cân nặng trẻ - kg) x 0,3 Trong đó BE là lượng kiềm dư theo kết quả khí máu

Nếu có kháng sinh đồ thì cho kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ hoặc trong thời gian chờ kết quả kháng sinh đồ thì cho kháng sinh phổ rộng với cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương

1.5.7 Chống rối loạn thân nhiệt

Nếu trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt đều dẫn đến mất nước, mất năng lượng, toan hoá máu và do đó sẽ ảnh hưởng đến hô hấp Vì vậy cần giữ cho trẻ có thân nhiệt ổn định ở 36,5 - 37,4 o C Sử dụng lồng ấp hoặc giường sưởi, điều hoà nhiệt độ phòng để giữ ấm cho trẻ

- Cho ăn sữa qua sonde dạ dày, số lượng tuỳ theo cân nặng, ngày tuổi và sự dung nạp của trẻ

- Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch:

Tổng lượng dịch dựa vào cân nặng và ngày tuổi của trẻ Tốt nhất sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm Dịch nuôi dưỡng cần đảm bảo đủ năng lượng, thành phần cân đối bao gồm Glucose, Protein, Natri, Kali, Canxi và các khoáng chất Nồng độ đường trong dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch không nên vượt quá 12,5% Dung dịch lipid nên sử dụng một đường truyền tĩnh mạch riêng.

Chăm sóc và theo dõi trẻ suy hô hấp

1.6.1 Chăm sóc trẻ suy hô hấp

- Bệnh nhi phải được kê gối dưới vai để làm thẳng đường hô hấp

- Chú ý hút đờm dãi, đảm bảo thông thoáng đường thở

- Theo dõi chỉ số SpO2 liên tục

- Thay đổi tư thế cho bệnh nhi, vỗ rung phổi tránh ứ đọng đờm dãi, xẹp phổi

- Đảm bảo nhiệt độ cơ thể 36,5 - 37C

Hình 1.2 Chăm sóc trẻ suy hô hấp

1.6.2 Phương pháp hút đờm trong điều trị bệnh nhi suy hô hấp sơ sinh

Hút đờm là một thủ thuật thường ngày của điều dưỡng Hút đờm nhằm giải phóng các chất tiết đường hô hấp, làm thông thoáng đường dẫn khí và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do ứ đọng đờm dãi ở những trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sơ sinh phải thở máy, hôn mê hoặc dùng an thần

Thư viện ĐH Thăng Long

Việc hút đờm trên những trẻ đang suy hô hấp không đúng quy trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi oxy hóa máu từ đó có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như đe dọa đến tính mạng của trẻ, đặc biệt là những trẻ có bệnh nặng như: bệnh màng trong ở trẻ đẻ non, chảy máu phổi, tràn khí màng phổi

Do vậy việc hút đờm phải được áp dụng theo đúng quy trình hút đờm Thường thời gian một lần hút đờm không quá 10 giây để tránh việc ngắt máy thở khỏi trẻ quá lâu Tuy vậy trẻ vẫn phải chịu gián đoạn thở máy và mất PEEP làm xẹp lại các phế nang có xu thế đóng Điều này khá nguy hiểm đối với các trẻ có tổn thương phổi nặng đòi hỏi thở máy với PEEP cao, đặc biệt với những trẻ đang thở máy HFO cần duy trì áp lực trung bình đường thở (MAP) ở mức cao mới đảm bảo thông khí hiệu quả cho bệnh nhi Tốt nhất là sử dụng hệ thống hút kín để tránh tình trạng mất áp lực và đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

• Chỉ định : Khi có dấu hiệu ứ đọng đờm dãi, tắc đờm:

+ Thở khò khè nghe phổi có ran ứ đọng + Nhìn thấy đờm trong ống nội khí quản, bóp bóng nặng tay

+ Bệnh nhi có dấu hiệu : SpO2 giảm, tím tái, bứt rứt, chống máy, áp lực đường thở tăng, thể tích thở ra giảm

+ Không có chống chỉ định

+ Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật + Đảm bảo nguyên tắc vô trùng trong suốt quá trình hút + Điều chỉnh đúng áp lực

+ Thời gian hút phải ngắn từ 5 - 10 giây

+ Khoảng cách giữa các lần hút là 60 giây (nếu lặp lại) + Ngừng hút khi bệnh nhi tím tái hoặc SpO2 giảm dưới 90%

+ Đánh giá lại bệnh nhi sau mỗi lần hút

Hình 1.3 Hút đờm qua ống nội khí quản cho bệnh nhi suy hô hấp 1.6.3 Sử dụng liệu pháp vỗ rung trong điều trị bệnh nhi suy hô hấp sơ sinh

Vỗ rung kết hợp dẫn lưu tự nhiên là kỹ thuật quan trọng giúp bệnh nhi tống đờm ra khỏi đường hô hấp, làm giảm ứ đọng đờm ở những bệnh nhi bị bệnh đường hô hấp, những bệnh nhi hôn mê, liệt… có xuất tiết ứ đọng đờm dãi

Dẫn lưu tự nhiên là phương pháp làm sạch phế quản bằng cách kiểm soát hít vào và thở ra chậm với tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng

Giải phóng tắc nghẽn mũi họng: Đây là cách làm sạch khoang mũi và vòm mũi họng

• Chỉ định + Viêm phế quản phổi

• Chống chỉ định + Chấn thương lồng ngực

+ Trẻ mắc bệnh tim mạch

+ Tràn dịch, tràn khí màng phổi

+ Ngay sau khi trẻ ăn no

Thư viện ĐH Thăng Long

• Nguyên tắc của vỗ: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngoài

• Nguyên tắc của rung: Động tác rung lồng ngực bổ sung cho kỹ thuật vỗ, tạo lực thúc đẩy đờm dễ thoát ra ngoài

• Ngừng ngay vỗ rung nếu các dấu hiệu hô hấp xấu đi

- Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật

1.6.4 Chăm sóc sự phát triển tinh thần cho trẻ

• Giảm ánh sáng cho trẻ: tắt đèn, sử dụng các tấm vải tối màu che phủ lồng ấp

• Giảm tiếng ồn: không nói chuyện, cười đùa, trao đổi các vấn đề chuyên môn trong buồng bệnh, các thao tác nhẹ nhàng

• Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sinh non nhạy cảm với cơn đau hơn trẻ lớn hơn và việc đặt nội khí quản và thở máy xâm lấn có những thay đổi sinh lý gây nên căng thẳng và đau đớn, có thể giảm bớt bằng thuốc an thần và thuốc giảm đau Do đó cần phải giảm đau cho trẻ: sử dụng an thần, cho trẻ uống dung dịch đường 30% khi làm các thủ thuật [29]

1.6.5 Theo dõi bệnh nhi suy hô hấp: Để đánh giá hiệu quả theo dõi bệnh nhi suy hô hấp cần theo dõi nhịp thở, mạch, nhiệt độ, nhịp tim, màu sắc da, sự di động của lồng ngực Đảm bảo độ bão hòa oxy cho trẻ đủ tháng trong khoảng 90 - 95%, trẻ non tháng từ 86 - 92%, để tránh biến chứng ngộ độc oxy [3]

1.6.6 Áp dụng các học thuyết điều dưỡng trong chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp

Ngày nay, điều dưỡng đã xây dựng được một nền tảng khoa học vững chắc bao gồm nhiều học thuyết điều dưỡng, hệ thống lý luận làm nền tảng cho thực hành nghề nghiệp, và nhiều nghiên cứu khoa học được đăng tải trên rất nhiều tạp chí khoa học uy tín Trong hệ thống chăm sóc, vấn đề thực hành ngày nay đòi hỏi điều dưỡng cần có hệ thống chăm sóc, kiến thức hiểu biết về khoa học, kiến thức cơ bản về điều dưỡng, kiến thức khoa học hành vi các kiến thức này rất cần để lý giải các vấn đề cần nghiên cứu và phát triển các kết qủa sau nghiên cứu

- Với Học thuyết Henderson, xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí để hợp tác thực hiện Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt Luận điểm trong học thuyết Henderson: điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc người bệnh cho đến khi họ có khả năng tự chăm sóc Điều dưỡng luôn sẵn lòng để phục vụ, chăm sóc người bệnh và “điều dưỡng luôn làm hết sức mình để chăm sóc người bệnh bất kể ngày hay đêm”

- Học thuyết Henderson chỉ ra 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm các nhu cầu về: hô hấp bình thường, ăn uống đầy đủ, chăm sóc bài tiết, ngủ và nghỉ ngơi, vận động và tư thế đúng, mặc quần áo thích hợp, duy trì nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cơ thể, tránh nguy hiểm, đảm bảo an toàn, được giao tiếp tốt, tôn trọng tự do tín ngưỡng, được tự chăm sóc, làm việc, vui chơi và giải trí, học tập kiến thức cần thiết Đối với trẻ sơ sinh nhu cầu cơ bản bao gồm; hô hấp bình thường, ăn uống đầy đủ, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cơ thể, tránh nguy hiểm vì vậy khi chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung và sơ sinh suy hô hấp nói riêng cần đảm bảo nhu cầu cơ bản này Như vậy, đối với bệnh nhi là trẻ sơ sinh suy hô hấp, mục tiêu quan trọng nhất trong việc chăm sóc của người điều dưỡng là nhanh chóng đưa bệnh nhi phục hồi hệ hô hấp, để trẻ có thể tự thở mà không cần các biện pháp hỗ trợ

- Học thuyết Betty Newman (1995) Xác định việc chăm sóc toàn diện cho con người Người điều dưỡng nhận định, quản lý và đánh giá hệ thống khách hàng Hành động điều dưỡng bao gồm 3 mức độ: phòng ngừa cấp I, II và III

+ Phòng ngừa cấp I (ban đầu): ngay khi con người phát hiện có vấn đề liên quan đến nguy cơ bệnh tật họ có thể cần được can thiệp ngay để không xảy ra

+ Phòng ngừa cấp II: khi người bệnh có những triệu chứng, dấu hiệu được phát hiện có bệnh cần có kế hoạch điều trị sớm, không để bệnh nặng thêm

Các nghiên cứu về chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp

1.8.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu của Michele Sweet và cộng sự năm 2017 trên 16 trẻ sơ sinh suy hô hấp có tuổi thai trung bình 29,76 tuần được hỗ trợ nCPAP cho thấy việc hút dịch mũi họng không làm ảnh hưởng đến nhịp tim hay nhịp hô hấp của trẻ, thủ thuật hút được tiến hành trong khoảng thời gian trung bình là 9,5 giây để tránh làm đau trẻ [41]

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu năm 2013 của Mann B, việc hút dịch mũi họng cho trẻ sơ sinh thở nCPAP liên quan đến các nhu cầu khác nhau tùy từng trẻ, do vậy mà người điều dưỡng cần đánh giá được tình trạng suy hô hấp của trẻ để ra quyết định đúng đắn Ngoài ra, tần suất hút và kỹ thuật hút mũi họng và hầu họng rất khác nhau đối với trẻ sơ sinh [25]

Năm 2011 Gillies D và Spence K tổng hợp các nghiên cứu so sánh nhận thấy trong việc hút dịch nội khí quản chăm sóc trẻ sơ sinh thở máy không có sự khác biệt về nồng độ bão hòa oxy, nhịp tim trong và sau khi hút giữa hai nhóm hút nông và hút sâu Vì thế, nên tiến hành hút nội khí quản nông sao cho đầu ống hút không vượt quá đầu ống nội khí quản để an toàn hơn cho trẻ [26]

Tại Brazil, một nghiờn cứu của Roberta Lins Gonỗalves và cộng sự năm 2015 cũng đưa ra các khuyến cáo liên quan đến việc hút dịch nội khí quản cho trẻ sơ sinh như: thời gian hút tối đa là 15 giây, áp lực hút 50 - 100mmHg [45]

Vấn đề giảm đau cho trẻ trong quá trình làm thủ thuật là một yếu tố cấn được chú trọng, thử nghiệm lâm sàng năm 2015 của Katharina Vezyroglou cho thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt của việc cho trẻ uống dung dịch glucose 5% trong quá trình hút dịch hầu họng cho trẻ sơ sinh [33]

Ngoài ra, việc thay đổi tư thế cho trẻ trong quá trình thở máy, thở nCPAP cũng có giá trị nhất định Nghiên cứu của Rivas-Fernandez năm 2016 cho thấy việc thay đổi tư thế cho trẻ trong quá trình thở máy có hiệu quả cải thiện SpO2 [39]

1.8.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Lê Cẩm Thương tại trên 226 bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp điều trị tại Bệnh viện sản nhi Sóc Trăng cho thấy trong điều trị hỗ trợ trẻ sơ sinh suy hô hấp thở nCPAP chiếm tỷ lệ cao 81,9%, oxy 5,8%, thở máy chiếm 12,4% Do đó việc chăm sóc hút dịch mũi họng là công việc chiếm nhiều thời gian của điều dưỡng nhất [20]

Nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà tại Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh năm 2019 chỉ ra rằng việc chăm sóc bệnh nhi suy hô hấp là trẻ đẻ non được thực hiện chưa tốt với tỷ lệ lên đến 84,2% Nguy cơ này ở trẻ đẻ non cao gấp 3,976 (95%CI, 1,121-14,089) với p=0,02 Rõ ràng đây là vấn đề cần hết sức lưu tâm trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp [7]

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Hoàng, Đoàn Thị Huệ và cộng sự về Khảo sát thực hành chăm sóc bệnh nhi thở máy của người Điều dưỡng tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Tổng số có 24 điều dưỡng chăm sóc tại các đơn nguyên sơ sinh của trung tâm Nhi khoa Nhóm tuổi điều dưỡng trong khoa chủ yếu là nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (37,5% và 37,5%), chỉ có 25% là điều dưỡng trên 30 tuổi Tỷ lệ nữ là điều dưỡng viên chiếm cao nhất 95,8% Có 87,4% điều dưỡng viên trong khoa là tốt nghiệp hệ trung cấp, có 8,4% là điều dưỡng tốt nghiệp hệ cao đẳng, chỉ có 1 điều dưỡng viên là tốt nghiệp hệ đại học Hơn nửa điều dưỡng trong khoa có thâm niên công tác dưới 5 năm (62.5 %) Tỷ lệ các điều dưỡng viên chưa đi học các chứng chỉ > 3 tháng chiếm cao 85,8%, Có 75,0% điều dưỡng đã tập huấn về chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP do khoa tự tổ chức, có 62,5% điều dưỡng tập huấn về chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP ở Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức Kết quả cho thấy tỷ lệ thực hành lắp máy thở đạt mức độ trung bình là 62,5%, đạt mức độ khá là 37,5% Thực hành chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP đạt mức độ trung bình chiếm cao nhất 87,5%, đạt mức độ khá chiếm 12,5% Nghiên cứu đi đến kết luận cần tổ chức các buổi tập huấn định kỳ để nâng cao kỹ năng thực hành chăm sóc bệnh nhi thở máy CPAP cho điều dưỡng tại Trung tâm Nhi khoa [8].

Giới thiệu sơ lược Khoa Sơ sinh - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là một chuyên khoa thuộc đầu ngành nhi của Hà Nội Vị trí của khoa được đặt tại tầng 2 khu nhà E giáp với đường Hùng Vương và Nguyễn Thái Học Nhân lực của khoa gồm 30 nhân viên, trong đó có 7 Bác sĩ, 18 điều dưỡng và 5 hộ lý Khoa gồm 07 buồng điều trị và 1 phòng khám Do đặc thù của Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn không có khoa sản nên chức năng hoạt động của khoa Sơ sinh là khám và điều trị cho tất cả các bệnh nhi trong độ tuổi sơ sinh từ 0 đến 30 ngày tuổi từ các bệnh viện trong màng lưới sơ sinh của Hà Nội Bên cạnh đó còn tiếp nhận một số bệnh nhi từ các tỉnh trong cả nước chuyển đến Vì vậy số lượng bệnh nhi tương đối đông với các mặt bệnh đa dạng: suy hô hấp, viêm phổi, viêm da, viêm ruột, viêm rốn, vàng da…

Tại khoa Sơ sinh, công tác chăm sóc trẻ sơ sinh được triển khai theo mô hình chăm sóc toàn diện và liên tục, yêu cầu được đặt ra là trẻ sơ sinh được đáp ứng đủ 14 nhu cầu cơ bản trong đó vai trò của điều dưỡng trong khoa sơ sinh là rất quan trọng

Vai trò của điều dưỡng càng thể hiện rõ nét trong các phòng bệnh NICU.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

• Bệnh nhi sơ sinh có suy hô hấp được điều trị tại khoa Sơ sinh bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

* Tiêu chuẩn lựa chọn + Bệnh nhi (0 - 28 ngày tuổi) được chẩn đoán suy hô hấp với các tiêu chuẩn:

- Lâm sàng: đánh giá theo chỉ số Silverman

- Thở bất thường khi trẻ có ≥1 trong các dấu hiệu: thở nhanh > 60 lần/phút, thở chậm < 40 lần/phút, thở RLLN, có cơn ngừng thở kéo dài > 20 giây, thở rên

- Da tái, tím ở môi và đầu chi hoặc tím toàn thân - Cận lâm sàng: pH < 7,3

PaO2 < 60mmHg hoặc PaCO2 > 50mmHg

+ Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu

+ Bệnh nhi vào khoa với triệu chứng ngừng tuần hoàn, chết não hoặc bệnh nhi có bệnh lý tim mạch

• Điều dưỡng viên làm việc tại khoa sơ sinh Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

+ Tiêu chuẩn chọn lựa: điều dưỡng viên làm việc trực tiếp tại khoa và đã từng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp; thời gian làm việc ít nhất 3 năm

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Không hợp tác, không trực tiếp chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp

Khoa Sơ sinh - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

Thư viện ĐH Thăng Long

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả tiến cứu, nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính theo mô hình kết hợp giải thích theo trình tự

2.2.2 Nghiên cứu định lượng 2.2.2.1 Chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, lấy lần lượt bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu đã tính

Cỡ mẫu trẻ sơ sinh suy hô hấp được tính theo công thức:

• n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu

• p: là tỷ lệ thực tế trẻ sơ sinh suy hô hấp hết suy hô hấp, được ra viện theo thống kê của khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2022, chiếm 90%

• d: là khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể, (d= 0,05)

• α: là mức ý nghĩa thống kê = 0,05; với độ tin cậy 95%, Z (1-α/2) = 1,96 Với công thức trên, tính được cỡ mẫu n = 139 bệnh nhi

- Đặc điểm chung của bệnh nhi: tuổi, giới, tuổi thai, cân nặng khi sinh, nơi sinh, hình thức sinh

+ Tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, nhịp tim + Thân nhiệt

• Đặc điểm cận lâm sàng:

+ Khí máu + Xét nghiệm khác

+ Thở oxy + Thở CPAP + Thở máy

• Hoạt động chăm sóc trẻ bệnh:

+ Chăm sóc hô hấp: cho bệnh nhi thở oxy, chăm sóc thở CPAP, thở máy, thông thoáng đường thở

+ Chăm sóc dinh dưỡng, tiêu hóa: cho trẻ ăn qua sonde, truyền dịch + Chăm sóc thân nhiệt

• Kết quả chăm sóc, điều trị

• Yếu tố liên quan tới kết quả chăm sóc

Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu

TT Tên biến Khái niệm biến số Phân loại biến số

PP thu thập số liệu Đặc điểm chung

1 Giới tính Trẻ trai, trẻ gái Nhị phân Khám

Là tuần tuổi thai khi trẻ được sinh ra Dựa vào kỳ kinh cuối cùng của mẹ Định lượng, liên tục

Phát vấn Trẻ sinh già tháng, đủ tháng, non tháng Định tính, thứ bậc

Tính theo giờ nếu trẻ sinh ra tuổi của trẻ dưới 24 giờ; tính theo ngày từ ngày 2 đến ngày 30 Định lượng, liên tục Phát vấn

4 Cân nặng khi sinh Tính bằng gam (gram) Định lượng, liên tục Phát vấn

5 Cân nặng khi nhập viện

Tính bằng gam (gram) Định lượng, liên tục

Thư viện ĐH Thăng Long Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

6 Nhịp thở Tần số thở trong 1 phút Định lượng, liên tục

7 Nhịp tim/mạch Tần số tim/mạch trong 1 phút Định lượng, liên tục

Khám, đếm nhịp tim, mạch

8 RLLN Là tình trạng lồng ngực rút lõm ở thì thở vào Định tính, nhị phân

SHH Đánh giá qua các dấu hiệu lâm sàng của chỉ số Silverman Định tính, thứ hạng

Khám và đánh giá Nguyên nhân SHH Những nguyên nhân gây SHH Định tính, danh mục Bệnh án

10 Thân nhiệt Nhiệt độ cơ thể trẻ bệnh đo tại nách hoặc hậu môn Định lượng, liên tục Bệnh án

11 SpO2 Độ bão hòa Oxy mao mạch, được đo ở tay phải bệnh nhi và bằng monitor Định lượng, liên tục Đo trực tiếp

12 Xét nghiệm khác Công thức máu, khí máu, CRP Định lượng, liên tục Bệnh án Điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp

Cho bệnh nhi thở khí có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (> 21%)

Nhị phân Bệnh án NC

Hỗ trợ cho trẻ SHH còn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở

Là thông khí nhân tạo, hoạt động hỗ trợ quá trình hô hấp cho bệnh nhi

Là liệu pháp bơm dung dịch surfactant qua ống nội khí quản, được sử dụng để điều trị bệnh màng trong và một số bệnh lý SHH khác

Là kỹ thuật đưa ống thông vào đường hô hấp hút dịch, đờm dãi hoặc các chất làm tắc nghẽn đường thở, khai thông đường hô hấp cho bệnh nhi

Nhị phân Bệnh án NC

Là kỹ thuật đưa ống thông qua đường miệng hoặc mũi vào dạ dày bệnh nhi

Nhị phân Bệnh án NC

Cho trẻ nằm lồng ấp

Là phương pháp ủ ấm cho trẻ bằng lồng ấp Nhị phân Bệnh án NC

Là đưa thức ăn vào đường tiêu hoá qua sonde dạ dày Nhị phân Bệnh án NC

21 Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch

Là đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch khi bệnh nhi không thể tiêu hoá được sữa

Nhị phân Bệnh án NC

22 Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ Ăn sữa tiêu, không sặc, không viêm ruột, không hạ đường huyết Nhị phân Bệnh án NC

23 Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ

Duy trì thân nhiệt cho trẻ ở mức

36,5 0 C - 37,4 0 C Nhị phân Bệnh án NC

24 Đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Các thủ thuật xâm lấn (đặt NKQ, catheter tĩnh mạch trung tâm, ngoại vi) cần đảm bảo vô trùng, không hoại tử, không viêm mô tế bào, không viêm ruột…

Nhị phân Bệnh án NC

Thư viện ĐH Thăng Long

Trẻ sạch sẽ thoải mái, không hạ thân nhiệt khi tắm, rốn khô sạch Nhị phân Bệnh án NC

Là kết quả đạt được khi thực hiện các quy trình chăm sóc bệnh nhi cần đảm bảo: thân nhiệt của trẻ, dinh dưỡng, thông khí, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh thân thể Kết quả chăm sóc chưa tốt nếu không đạt một trong các tiêu chuẩn trên

Nhị phân Bệnh án NC

Kết quả điều trị và chăm sóc

Là kết quả đạt được khi thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc

Nhị phân Bệnh án NC

Kết quả chăm sóc chung và các yếu tố liên quan

Là kết quả được thể hiện trên trẻ bệnh và hoạt động chăm sóc Nhị phân Phân loại

Một số rào cản trong chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp

• Rào cản từ phía trẻ bệnh

• Rào cản từ phía bệnh viện: phòng bệnh, thuốc và dụng cụ y tế

• Rào cản từ gia đình trẻ bệnh: bà mẹ, người nhà bệnh nhi

• Rào cản từ điều dưỡng chăm sóc

Cỡ mẫu và chọn mẫu: lấy 14 điều dưỡng viên tại khoa Sơ sinh đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: phân tích những rào cản trong chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp, bao gồm:

Những yếu tố từ phía trẻ bệnh: ngày tuổi, tuổi thai, mức độ SHH, nguyên nhân SHH, bệnh kèm theo, nuôi dưỡng

Những yếu tố từ điều kiện chăm sóc: trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao, buồng bệnh, môi trường

Những yếu tố từ người chăm sóc: cha/mẹ, người giúp việc, điều dưỡng viên

2.2.4 Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 2.2.4.1 Trẻ bệnh

• Tuổi thai: tính theo bảng điểm đánh giá tuổi thai tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đang áp dụng (Fintrom 1977 - phụ lục 4)

+ Trẻ cực non: 24 -

Ngày đăng: 05/09/2024, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Phương Anh (2003), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung Ương”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung Ương”, "Luận văn bác sỹ chuyên khoa II
Tác giả: Đinh Phương Anh
Năm: 2003
2. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội, (2020), “Đặc điểm, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng”. Bài giảng nhi khoa tập I. Nhà xuất bản Y học - Hà Nội, tr. 74 -89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm, cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng”. "Bài giảng nhi khoa tập I
Tác giả: Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học - Hà Nội
Năm: 2020
3. Bộ môn nhi - Trường Đại học Y Hà Nội, (2020), “Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh”, Bài giảng nhi khoa tập I. Nhà xuất bản Y học - Hà Nội, tr. 104 -118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh”, "Bài giảng nhi khoa tập I
Tác giả: Bộ môn nhi - Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học - Hà Nội
Năm: 2020
4. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2020). “Suy hô hấp cấp”. Bài giảng nhi khoa tập I. Nhà xuất bản Y học - Hà Nội, tr. 148 -154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy hô hấp cấp”. "Bài giảng nhi khoa tập I
Tác giả: Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y khoa Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học - Hà Nội
Năm: 2020
5. Bạch Văn Cam và Phạm Văn Quang (2017). “Hướng dẫn điều trị các bệnh lý nhi khoa thường gặp”, Nhà Xuất Bản Y Học Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị các bệnh lý nhi khoa thường gặp”", Nhà Xuất Bản Y Học Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Bạch Văn Cam và Phạm Văn Quang
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Y Học Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh"
Năm: 2017
6. Vũ Thị Chín &amp; Nguyễn Thị Quỳnh Nga. (2023). “Nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 527(1B) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An”. "Tạp Chí Y học Việt Nam, 527
Tác giả: Vũ Thị Chín &amp; Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Năm: 2023
7. Trần Thu Hà, (2019), "Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa sơ sinh Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh", Luận Văn Thạc Sĩ Điều Dưỡng, Trường Đại Học Thăng Long, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa sơ sinh Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh
Tác giả: Trần Thu Hà
Năm: 2019
8. Nguyễn Bích Hoàng, Đoàn Thị Huệ và cộng sự (2018). “Thực trạng chăm sóc bệnh nhi thở máy cpap của điều dưỡng tại trung tâm nhi khoa bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên”. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 1 Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng chăm sóc bệnh nhi thở máy cpap của điều dưỡng tại trung tâm nhi khoa bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên”. "Tạp chí Khoa học Điều dưỡng
Tác giả: Nguyễn Bích Hoàng, Đoàn Thị Huệ và cộng sự
Năm: 2018
9. Nguyễn Thị Xuân Hương, Lê Thị Kim Dung, Đỗ Thái Sơn và cs (2023). “Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện trung ương Thái Nguyên”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 530(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện trung ương Thái Nguyên”. "Tạp Chí Y học Việt Nam, 530
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Hương, Lê Thị Kim Dung, Đỗ Thái Sơn và cs
Năm: 2023
10. Nguyễn Thị Thu Huế (2021), "Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Hà Nội," TLU, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp và yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Đan Phượng, Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huế
Năm: 2021
11. Nguyễn Tâm Long, Lê Minh Trác và cs (2021). “Suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan”. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 16(DB4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan”. "Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 16
Tác giả: Nguyễn Tâm Long, Lê Minh Trác và cs
Năm: 2021
12. Trần Thiên Lý, Lê Mộng Thúy, Trương Thanh Hùng (2017). “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Cà Mau năm 2015”. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2017; 9, tr. 146 - 155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Cà Mau năm 2015”. "Tạp chí Y Dược học Cần Thơ
Tác giả: Trần Thiên Lý, Lê Mộng Thúy, Trương Thanh Hùng
Năm: 2017
13. Nguyễn Thành Nam (2018), "Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai", Luận văn tiến sĩ Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Nguyễn Thành Nam
Năm: 2018
14. Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Tiến Dũng, Đồng Khắc Hưng (2016), "Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng cần thở máy ngay sau đẻ”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 449, tr. 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng cần thở máy ngay sau đẻ
Tác giả: Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Tiến Dũng, Đồng Khắc Hưng
Năm: 2016
15. Nam N T, Van Dem P et al (2020), "Preterm birth and low birth weight in neonates with postnatal respiratory failure at a tertiary hospital in Viet Nam", Biomedical Research and Therapy, 7 (9), pp. 4010 - 4015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preterm birth and low birth weight in neonates with postnatal respiratory failure at a tertiary hospital in Viet Nam
Tác giả: Nam N T, Van Dem P et al
Năm: 2020
16. Nguyễn Kim Nga, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Tố Như (1997) "Nhận xét một số yếu tố gây tử vong ở trẻ đẻ non", YHTH - Kỷ yếu CTNCKH Viện BVSKTE, tr.58-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét một số yếu tố gây tử vong ở trẻ đẻ non
17. Vũ Thị Thu Nga (2017), "Nghiên cứu nguyên nhân thở máy ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy tại bệnh viện Nhi Trung ương", Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguyên nhân thở máy ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy tại bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả: Vũ Thị Thu Nga
Năm: 2017
18. Nguyễn Hồng Như Phượng (2022), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong được điều trị surfactant tại bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ và bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ”. Tạp chí Y Học Việt Nam tập 513, tháng 4, số 1, tr.82 - 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng mắc bệnh màng trong được điều trị surfactant tại bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ và bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ”. "Tạp chí Y Học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Như Phượng
Năm: 2022
19. Nguyễn Thị Hồng Thái (2020), "Kết quả chăm sóc, điều trị trẻ viêm tiểu phế quản và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020”, TLU, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chăm sóc, điều trị trẻ viêm tiểu phế quản và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm Quốc tế, Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thái
Năm: 2020
20. Lê Cẩm Thương (2022), “Kết quả chăm sóc điều trị trẻ sơ sinh có suy hô hấp tại bệnh viện Sản Nhi Sóc Trăng và một số yếu tố liên quan”. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng - Đại học Thăng Long năm 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chăm sóc điều trị trẻ sơ sinh có suy hô hấp tại bệnh viện Sản Nhi Sóc Trăng và một số yếu tố liên quan”. "Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng -
Tác giả: Lê Cẩm Thương
Năm: 2022

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giải phẫu hệ hô hấp trẻ sơ sinh - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Hình 1.1. Giải phẫu hệ hô hấp trẻ sơ sinh (Trang 17)
Bảng 1.1: Chỉ số Apgar - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 1.1 Chỉ số Apgar (Trang 22)
Hình 1.2. Chăm sóc trẻ suy hô hấp - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Hình 1.2. Chăm sóc trẻ suy hô hấp (Trang 28)
Hình 1.3. Hút đờm qua ống nội khí quản cho bệnh nhi suy hô hấp  1.6.3. Sử dụng liệu pháp vỗ rung trong điều trị bệnh nhi suy hô hấp sơ sinh - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Hình 1.3. Hút đờm qua ống nội khí quản cho bệnh nhi suy hô hấp 1.6.3. Sử dụng liệu pháp vỗ rung trong điều trị bệnh nhi suy hô hấp sơ sinh (Trang 30)
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 2.2: Chỉ số Silverman - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 2.2 Chỉ số Silverman (Trang 44)
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 2.4. Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp (Trang 46)
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Trang 48)
Bảng 3.1. Ngày tuổi và giới tính - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.1. Ngày tuổi và giới tính (Trang 49)
Bảng 3.2. Nơi sinh và cách sinh - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.2. Nơi sinh và cách sinh (Trang 51)
Bảng 3.3. Lý do vào viện - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.3. Lý do vào viện (Trang 51)
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng (Trang 52)
Bảng 3.5. Mức độ suy hô hấp của bệnh nhi theo điểm Silverman - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.5. Mức độ suy hô hấp của bệnh nhi theo điểm Silverman (Trang 53)
Bảng 3.6. Độ bão hoà oxy SpO2 lúc vào viện - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.6. Độ bão hoà oxy SpO2 lúc vào viện (Trang 54)
Bảng 3.7. Đặc điểm cận lâm sàng - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.7. Đặc điểm cận lâm sàng (Trang 54)
Bảng 3.8: Kết quả xét nghiệm khí máu - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.8 Kết quả xét nghiệm khí máu (Trang 55)
Bảng 3.9. Phương pháp hỗ trợ hô hấp khi vào viện - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.9. Phương pháp hỗ trợ hô hấp khi vào viện (Trang 56)
Bảng 3.10. Phương pháp hỗ trợ hô hấp trong tuần đầu bệnh nhi nằm viện - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.10. Phương pháp hỗ trợ hô hấp trong tuần đầu bệnh nhi nằm viện (Trang 56)
Bảng 3.11. Số bệnh nhi bơm Surfactant - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.11. Số bệnh nhi bơm Surfactant (Trang 57)
Bảng 3.13. Thời gian sử dụng phương pháp hỗ trợ hô hấp theo mức độ suy hô hấp - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.13. Thời gian sử dụng phương pháp hỗ trợ hô hấp theo mức độ suy hô hấp (Trang 58)
Bảng 3.16. Chăm sóc hô hấp - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.16. Chăm sóc hô hấp (Trang 61)
Bảng 3.17. Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.17. Đánh giá hoạt động chăm sóc điều dưỡng (Trang 62)
Bảng 3.19. Kết quả chăm sóc và tuổi thai - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.19. Kết quả chăm sóc và tuổi thai (Trang 63)
Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc chung trẻ sơ sinh suy hô hấp - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc chung trẻ sơ sinh suy hô hấp (Trang 63)
Bảng 3.20.  Kết quả chăm sóc và cân nặng khi sinh - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.20. Kết quả chăm sóc và cân nặng khi sinh (Trang 64)
Bảng 3.21. Kết quả chăm sóc và cách sinh - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.21. Kết quả chăm sóc và cách sinh (Trang 64)
Bảng 3.22. Kết quả chăm sóc và mức độ SHH - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.22. Kết quả chăm sóc và mức độ SHH (Trang 65)
Bảng 3.23. Kết quả chăm sóc và phương pháp hỗ trợ hô hấp - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.23. Kết quả chăm sóc và phương pháp hỗ trợ hô hấp (Trang 65)
Bảng 3.2 cho thấy có một tỷ lệ trẻ được sinh mổ là 61,2%. Đây là vấn đề đáng lo  ngại, tỷ lệ này quá cao (thế giới chỉ khoảng 10 - 15%) - chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2023
Bảng 3.2 cho thấy có một tỷ lệ trẻ được sinh mổ là 61,2%. Đây là vấn đề đáng lo ngại, tỷ lệ này quá cao (thế giới chỉ khoảng 10 - 15%) (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN