BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- NGUYỄN THỊ THÚY NGA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH RÒ HẬU MÔN BẰNG BỘ CÔNG CỤ QoLAF-Q TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN Đ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ người bệnh rò hậu môn đến khám, phẫu thuật và điều trị tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn trong thời gian nghiên cứu
• Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Người bệnh được chẩn đoán rò hậu môn - Người bệnh trên 18 tuổi
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Rò hậu môn do các nguyên nhân như Lao, Crohn, sau xạ trị, ung thư…
- Người bệnh có hạn chế trong giao tiếp, khó khăn khi trả lời phỏng vấn
2.1.2 Nghiên cứu định tính Đối tượng nghiên cứu là người bệnh rò hậu môn có điểm tác động chất lượng cuộc sống cao nhất trước và sau phẫu thuật, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ thông tin trong nghiên cứu định lượng sẽ chọn để thực hiện trong nghiên cứu định tính.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại Tiêu hoá, Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hoá Hà Nội – Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2023 đến hết tháng 9 năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp nghiên cứu định tính
(Nghiên cứu 2 thời điểm: ngay trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng Nghiên cứu định lượng được thực hiện trước nhằm đáp ứng mục tiêu 1 và mục tiêu 2, nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm bổ sung và làm rõ hơn một số kết quả ở mục tiêu 2)
Thư viện ĐH Thăng Long
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.3.2.1 Nghiên cứu định lượng:
- Cỡ mẫu: được áp dụng để tính số lượng bệnh nhân dựa vào công thức:
• n: số bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu
: Là giá trị giới hạn đáng tin cậy (1-∝/2) phụ thuộc vào giá trị ∝ được chọn Chọn ∝= 0.05, tương đương ta có Z = 1,96
• p là tỷ lệ dự tính bệnh nhân có giảm CLCS Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Ngọc Thực tỷ lệ người bệnh rò hậu môn có CLCS ở mức cao là
• d là khoảng sai lệch giữa kết quả nghiên cứu với tỷ lệ ước lượng Thực hiện nghiên cứu này chúng tôi mong muốn d = 0,08
• Từ công thức trên tính được n = 103 Lấy sai số khoảng 10% bệnh nhân bỏ cuộc, do vậy cỡ mẫu 113 người bệnh
Trong thời gian nghiên cứu, có 120 bệnh nhân tự nguyện tham gia và đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu, chúng tôi chọn tất cả làm mẫu nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện Tất cả bệnh nhân phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu
– Cỡ mẫu : Thực hiện phỏng vấn sâu 16 người bệnh có CLCS bị tác động nhiểu nhất gồm có 8 người trước phẫu thuật (4 nam và 4 nữ) và 8 người sau phẫu thuật (4 nam và 4 nữ)
– Phương pháp chọn mẫu: Chọn những người bệnh có điểm tác động chất lượng cuộc sống cao nhất trước phẫu thuật và cao nhất sau phẫu thuật, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ thông tin trong nghiên cứu định lượng
Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Nghiên cứu định lượng 2.4.1.1 Công cụ thu thập số liệu Đánh giá CLCS của người bệnh rò hậu môn dựa vào bệnh án nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi QoLAF- Q bao gồm 3 phần
- Phần 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Phần 2: Đặc điểm bệnh rò hậu môn,
- Phần 3: Bộ câu hỏi về ảnh hưởng của rò hậu môn đến chất lượng cuộc sống người bệnh trong đó 7 câu là “tác động vật lý” của lỗ rò đến chất lượng cuộc sống; 7 câu là “tác động tâm lý xã hội” của rò hậu môn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn
Bộ câu hỏi được tiến hành dịch thuật, điều tra thử nghiệm, hiệu chỉnh trước khi phỏng vấn trên các đối tượng
Phương pháp đánh giá: Mỗi câu hỏi có đáp án trả lời khác nhau theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 Sau đó 14 câu hỏi chuyên biệt đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh rò hậu môn sẽ được tổng điểm chia thành các phạm vi giá trị như sau:
14 điểm: Không tác động 15-28 điểm: tác động hạn chế 29-42 điểm: tác động vừa phải 43- 56 điểm: tác động cao
57- 70 điểm: tác động rất cao Điểm càng cao chất lượng cuộc sống càng không tốt
2.4.1.2 Các bước tiến hành thu thập số liệu
- Bước 1 Sau khi nhận sự phê duyệt từ Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh
Pôn, và Hội đồng bảo vệ đề cương của trường đại học Thăng Long
Tiến hành dịch thuật bộ câu hỏi → điều tra thử trên 10 bệnh nhân rò hậu môn
→ hiệu chỉnh lại bộ câu hỏi - Bước 2 Tập huấn kỹ cho các điều tra viên về bộ công cụ thu thập số liệu và kỹ năng tiếp xúc với người bệnh khi phỏng vấn người bệnh
- Bước 4 Tiến hành thu thập thông tin tại các thời điểm: trước mổ, trong và sau mổ, khám lại sau mổ 3 tháng để đánh giá CLCS sau mổ Nghiên cứu viên giám sát quá trình thu thập thông tin của điều tra viên khác
- Bước 5 Dữ liệu được làm sạch, mã hóa và nhập vào máy tính
Thư viện ĐH Thăng Long
2.4.2 Nghiên cứu định tính 2.4.2.1 Công cụ thu thập số liệu
Bộ công cụ nghiên cứu định tính là bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã được xây dựng nhằm thu thập thông tin về một số một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn
2.4.2.2 Các bước thu thập số liệu
- Bước 1: Tiếp cận bệnh nhân
- Bước 2: Điều tra viên sẽ giới thiệu tới người bệnh mục đích, ý nghĩa và nội dung chính của nghiên cứu, đồng thời giải thích rõ các thắc mắc của người bệnh Nếu người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu thì sẽ ký vào bản đồng thuận
- Bước 3: Phỏng vấn sâu trực tiếp người bệnh dựa trên bộ câu hỏi có sẵn.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu
2.5.1 Các biến số nghiên cứu và chỉ số nghiên cứu Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa chỉ, thời gian mắc bệnh, bệnh lý mắc kèm, chỉ số BMI, tiền sử phẫu thuật rò hậu môn
Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn trước và sau phẫu thuật bằng bộ công cụ QoLAF- Q:
- Tần suất chảy dịch, mủ từ lỗ rò trước mổ và sau mổ 3 tháng - Lượng dịch, mủ chảy ra từ lỗ rò trước mổ và sau mổ 3 tháng - Mức độ tổn thương cơ thắt: tần suất và số lượng xì hơi, phân qua lỗ rò trước mổ và sau mổ 3 tháng - Tần suất đau, mức độ đau trước mổ và sau mổ 3 tháng - Rò hậu môn ảnh hưởng đến sức khoẻ chung như thế nào
- Rò hậu môn ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất như thế nào
- Rò hậu môn ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý như thế nào
- Rò hậu môn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội như thế nào
- Rò hậu môn ảnh hưởng đến sức khoẻ tình dục như thế nào
- Rò hậu môn ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc sống như thế nào
Kết quả điều trị và chăm sóc sau mổ:
- Phân loại đường rò - Phương pháp phẫu thuật - Mức độ đau sau mổ - Biến chứng sớm sau mổ - Số ngày nằm viện - Giáo dục sức khoẻ - Người chăm sóc sau khi ra viện - Di chứng sau phẫu thuật rò hậu môn
- Thời gian liền sẹo vết mổ
Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật rò hậu môn:
- Mối liên quan giữa tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi sống, nghề nghiệp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn
- Mối liên quan giữa BMI đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn
- Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh, phân loại đường rò, tiền sử phẫu thuật, thời gian liền thương, di chứng của rò hậu môn đến chất lượng cuộc sống
- Mối liên quan giữa người chăm sóc đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn
2.5.2 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu - Tuổi: Là lấy theo năm dương lịch, phân chia nhóm tuổi của người bệnh theo cách phân chia tuổi thông thường trong nghiên cứu lâm sàng, bao gồm 3 nhóm tuổi:
- Giới tính: Giới tính của đối tượng, có hai giá trị:
Thư viện ĐH Thăng Long
27 - Nghề Nghiệp: Công việc chính đang làm mang lại thu nhập chủ yếu cho bản thân đối tượng, công việc làm hàng ngày, lâu nhất trong vòng 12 tháng qua: nông dân, kinh doanh, hưu trí, cán bộ, công chức viên chức, nghề khác Chia làm 5 nhóm:
+ Nông dân + Học sinh – sinh viên + Cán bộ, công chức viên chức
- Nơi sinh sống : Thành thị, nông thôn - Dân tộc: Kinh, dân tộc khác
- Trình độ học vấn : là mức bằng cấp cao nhất mà người được phỏng vấn hiện tại có được, có 3 giá trị:
+ Tiểu học : là những người học từ lớp 1 đến lớp 5 + Trung học: là những người từ lớp 6 đến lớp 12 + Cao đẳng, đại học, sau đại học
- Thời gian mắc bệnh: là thời gian tính từ khi có triệu chứng đầu tiên đến thời điểm phỏng vấn đối tượng, tính bằng tháng + 1- < 3 tháng
- Mắc bệnh lý kèm theo:
+ Không có: không mắc bệnh gì khác ngoài rò hậu môn + Có: ngoài rò hậu môn còn có mắc thêm các bệnh khác như: Crohn, tăng huyết áp, đái tháo đường, lao, khác (ghi rõ tên bệnh vào kết quả phỏng vấn qua bộ câu hỏi)
- Tiền sử phẫu thuật rò hậu môn:
+ Chưa bao giờ phẫu thuật rò hậu môn + Phẫu thuật 1 lần
+ Phẫu thuật 2 lần + Phẫu thuật 3 lần + Phẫu thuật > 3 lần
- Chiều cao, cân nặng, BMI
+ Chiều cao: độ chính xác tính bằng centimet (cm)
+ Cân nặng: tính bằng kg + Phân loại BMI
Chỉ số BMI (Body Mass Index - là chỉ số khối cơ thể), được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người
Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng công thức:
[Chiều cao (m)] 2 Trong đó: Chiều cao tính bằng mét (m) và cân nặng tính bằng kilogam (kg)
Bảng 2.1 Phân loại BMI đối với người châu Á (Việt Nam) 2018
- Phân loại rò hậu môn: Phân loại theo mức độ phức tạp của đường rò + Rò đơn giản
+ Rò phức tạp - Thời gian nằm viện: Là thời gian từ khi bệnh nhân nằm viện điều trị đến khi bệnh nhân ra viện Ghi số ngày điều trị thực tế của người bệnh
2.5.3 Các biến số về kết quả chăm sóc và điều trị
- Tình trạng đau sau mổ: (Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS) được đánh giá ngày đầu sau mổ vì có những bệnh nhân chỉ phẫu thuật 1 ngày được ra viện
Gồm 4 giá trị + Không đau (0 điểm) + Đau nhẹ (1- 3 điểm) + Đau vừa ( 4 - 6 điểm) + Đau dữ dội (7 - 10 điểm)
Thư viện ĐH Thăng Long
- Thước dài 10 cm, cố định ở 2 đầu
- Bắt đầu với hình biểu hiện cảm xúc "KHÔNG ĐAU"
- Mức điểm từ 1 - 3 với hình biểu hiện cho cảm xúc "ĐAU NHẸ"
- Mức điểm từ 4 - 6 với hình và biểu hiện cho cảm xúc "ĐAU VỪA"
- Mức điểm từ 7 - 10 với hình và biểu hiện cho cảm xúc "ĐAU DỮ DỘI"
- Bệnh nhân được nằm nghỉ tại nơi yên tĩnh
- Bệnh nhân được giải thích cách đánh giá đau bằng thước VAS
- NVYT yêu cầu bệnh nhân tập trung và họ tự kéo thước để tự đánh giá mức đau của mình
- NVYT đọc mức đau của bệnh nhân
Hình 2.1 Thang điểm VAS (Visual Analog Scale)
- Các biến chứng sớm sau mổ: là các biến chứng gặp phải do phẫu thuật hoặc gây mê, gồm 4 giá trị:
+ Không có biến chứng + Chảy máu vết mổ + Bí tiểu phải đặt sonde tiểu + Biến chứng khác
- Thời gian nằm viện: tính bằng ngày
+ Nhân viên y tế tư vấn trước khi phẫu thuật: Có, Không + Trong quá trình phẫu thuật có được hướng dẫn chăm sóc vết thương rò hậu môn không: Có, Không + Người nhà có được thực hành chăm sóc vết thương rò hậu môn không: Có,
+ Trước khi bệnh nhân ra viện có được NVYT tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, luyện tập, chăm sóc bệnh rò hậu môn không: Có, Không
+ Có được hướng dẫn quy trình tái khám không: Có, Không
- Người chăm sóc vết thương rò hậu môn là ai:
+ Bản thân + Người thân + Nhân viên y tế - Biến chứng xa và di chứng:
+ Không có biến chứng xa và di chứng
+ Hẹp hậu môn + Mất tự chủ hậu môn (đánh giá bằng bảng điểm Warner) + Rò tái phát
+ Chậm liền sẹo vết thương: Vết mổ rò hậu môn thường là vết thương hở, không khâu vì vậy thời gian liền sẹo vết thương lâu hơn vết thương phẫu thuật bình thường, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Thao thời gian liền thương trung bình 7 ± 2,3 tuần, nhanh nhất là 4 tuần, chậm nhất là 14 tuần [20]
2.5.4 Các chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh rò hậu môn
TT Biến số Giá trị của biến
C1 Lỗ rò hậu môn chảy mủ bao lâu một lần? 1 Không bao giờ
2 Hiếm khi 3 Thỉnh thoảng 4 Thường xuyên 5 Luôn luôn
Thư viện ĐH Thăng Long
31 C2 Lượng mủ chảy ra từ lỗ rò của bạn? 1 Không có
2 Một chút 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều
C3 Bạn có thường xuyên bị rò rỉ khí kể từ khi có lỗ rò không?
1 Không bao giờ 2 Hiếm khi 3 Thỉnh thoảng 4 Thường xuyên 5 Luôn luôn
C4 Bạn có thường xuyên bị són phân kể từ khi có lỗ rò không?
1 Không bao giờ 2 Hiếm khi 3 Thỉnh thoảng 4 Thường xuyên 5 Luôn luôn
C5 Lượng phân bị són ra kể từ khi có lỗ rò? 1 Không có
2 Một chút 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều C6 Bạn có thường xuyên bị đau ở vùng lỗ rò không?
1 Không bao giờ 2 Hiếm khi 3 Thỉnh thoảng 4 Thường xuyên 5 Luôn luôn
C7 Mức độ đau ở lỗ rò như thế nào? 1 Không đau
2 Đau ít 3 Đau vừa 4 Đau nhiều 5 Đau rất nhiều
32 C9 Vì bạn đã có các triệu chứng do lỗ rò gây ra, bạn sẽ mô tả sức khỏe của mình như thế nào?
1 Không có 2 Rất ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều C10 Lỗ rò ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn như thế nào (mức năng lượng, kiểu ngủ, sức khỏe chung, v.v.)?
1 Không có 2 Rất ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều C11 Lỗ rò ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của bạn như thế nào (hình ảnh cơ thể, hạnh phúc, lòng tự trọng, khả năng tập trung, v.v.)?
1 Không có 2 Rất ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều C12 Lỗ rò ảnh hưởng như thế nào đến mức độ độc lập của bạn (di động, khả năng làm việc, sinh hoạt hàng ngày, v.v.)?
1 Không có 2 Rất ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều
C13 Lỗ rò ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của bạn (với bạn bè, vợ/chồng/bạn đời, gia đình) như thế nào?
1 Không có 2 Rất ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều
C14 Lỗ rò ảnh hưởng đến quan hệ tình dục của bạn như thế nào?
1 Không có 2 Rất ít 3 Trung bình 4 Nhiều 5 Rất nhiều
Thư viện ĐH Thăng Long
Hướng dẫn phỏng vấn sâu
- Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn
Gợi mở để thu thập ý kiến về các nội dung chính sau:
+ Tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, nơi sống
+ BMI + Thời gian mắc bệnh + Phân loại đường rò + Tiền sử phẫu thuật + Biến chứng xa, di chứng + Người chăm sóc
- Những yếu tố nào đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng cuộc sống?
- Điều gì ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn?
- Chất lượng cuộc sống của người bệnh có liên quan đến kết quả điều trị tại cơ sở y tế không? Tại sao?
- Cơ sở y tế có cần hỗ trợ gì để nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn?
- Trao đổi với chúng tôi về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn.
Xử lý và phân tích số liệu
Phân tích số liệu định lượng:
- Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
- Thống kê mô tả: tính điểm trung bình, tỷ lệ % và khoảng tin cậy
- Thống kê phân tích: so sánh các số trung bình, các tỷ lệ Tính các chỉ số nguy cơ
- Phân tích mối liên quan, có ý nghĩa thống kê khi giá trị p3 lần chiếm thấp nhất đều chiếm 4,2%
Rò đơn giản Rò phức tạp
Chưa bao giờ phẫu thuật Phẫu thuật 1 lần Phẫu thuật 2 lần Phẫu thuật 3 lần Phẫu thuật > 3 lần
Biểu đồ 3.9 Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh rò hậu môn
Nhận xét: Trong 120 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ người mắc bệnh rò hậu môn từ 1-3 tháng chiếm 54.2%; Tỷ lệ người mắc bệnh rò hậu môn từ 3-6 tháng chiếm 10.8%;
Tỷ lệ mắc bệnh rò hậu môn từ 6-12 tháng chiếm 9.2%; Tỷ lệ người mắc bệnh rò hậu môn trên 1 năm chiếm 25.8%
3.1.3 Kết quả điều trị và chăm sóc
Biểu đồ 3.10 Phân bố người bệnh theo mức độ đau sau mổ ngày thứ 1 theo thang điểm VAS
Nhận xét: Trong 120 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ người bệnh không đau sau mổ chiếm 9.2%, đau nhẹ sau mổ chiếm 50.8%, đau vừa sau mổ chiếm 33.3%; đau dữ dội sau mổ chiếm 6.7%
Không đau (0đ) Đau nhẹ (1-3 điểm) Đau vừa (3-6 điểm) Đau dữ dội (7-10 điểm)
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.11 Phân bố theo biến chứng sớm sau mổ của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Trong 120 đối tượng nghiên cứu chỉ có 5% có biến chứng sớm sau mổ
Bảng 3.1 Số ngày nằm viện của người bệnh
Thời gian nằm viện Số ngày
Nhận xét: Trong 120 đối tượng nghiên cứu số ngày nằm viện trung bình là 3.55 + 1.36 ngày; số ngày nằm viện ít nhất là 1 ngày, số ngày nằm viện nhiều nhất là 7 ngày
Biểu đồ 3.12 Phân bố người bệnh theo thực trạng giáo dục sức khỏe
Chảy máu Bí tiểu Không biến chứng
5,8% Được nhân viên y tế tư vấn trước khi phẫu thuật rò hậu môn Được điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc rò hậu môn Người nhà được hướng dẫn thực hành chăm sóc rò hậu môn khi nằm viện Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện trước khi ra viện Được hướng dẫn quy trình khi đến tái khám
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được nhân viên y tế tư vấn và giải thích trước mổ chiếm
97,5%; Tỷ lệ người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc rò hậu môn chiếm 89,2%; Tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn thực hành chăm sóc vết thương rò hậu môn chiếm 32,5%; Tỷ lệ người bệnh được tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập trước khi ra viện chiếm 72,5%; Tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn quy trình tái khám chiếm 94,2%
Biểu đồ 3.13 Biến chứng xa và di chứng của phẫu thuật điều trị rò hậu môn
Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng mất tự chủ hậu môn chiếm 3.3%;
Không có người bệnh nào mắc hẹp hậu môn sau phẫu thuật; Tỷ lệ người bệnh bị rò tái phát chiếm 5.8%; Tỷ lệ người bệnh chậm liền vết thương chiếm (21.7%); Tỷ lệ người bệnh không có di chứng sau mổ chiếm 69.2%
Mất tự chủ hậu môn
Hẹp hậu môn Rò tái phát Chậm liền vết thương
Thư viện ĐH Thăng Long
Chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau mổ rò hậu môn
Bảng 3.2 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn
Câu hỏi Điểm trung bình trước phẫu thuật Điểm trung bình sau phẫu thuật
C1 Tần suất chảy dịch, mủ 3,07+1,23 1,69+1,14
C3 Tần suất rò khí, hơi 1,17+0,59 1,04+0,33
C8 RHM ảnh hưởng đến sức khoẻ chung 4,03+0,70 1,86+1,03 C9 RHM ảnh hưởng đến thể chất 3,35+0,92 1,43+0,79 C10 RHM ảnh hưởng đến tâm lý 3,43+0,96 1,87+1,06 C11 RHM ảnh hưởng đến sự đi lại, công việc 3,23+0,93 1,43+0,76
C12 RHM ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội 2,83+1,10 1,37+0,78
C13 RHM ảnh hưởng đến quan hệ tình dục 2,48+1,24 1,22+0,57
C14 RHM ảnh hưởng đến khía cạnh khác 2,62+1,12 2,01+1,05
Nhận xét: Điểm trung bình của tất cả các chỉ số đều giảm đáng kể sau phẫu thuật
Các chỉ số giảm mạnh nhất sau phẫu thuật gồm có:
Tần suất chảy dịch, mủ giảm từ 3,07 xuống 1,69 điểm Lượng dịch, mủ giảm từ 2,38 xuống 1,42 điểm
Tần suất đau giảm từ 3,119 xuống 1,36 điểm Mức độ đau giảm từ 3,02 xuống 1,29 điểm Rò hậu môn ảnh hưởng đến sức khoẻ chung giảm từ 4,03 xuống 1,86 điểm
44 Rò hậu môn ảnh hưởng đến thể chất giảm từ 3,35 xuống 1,43 điểm Rò hậu môn ảnh hưởng đến tâm lý giảm từ 3,43 xuống 1,87 điểm
Qua phỏng vấn sâu nhóm bệnh nhân có CLCS không tốt trước mổ:
“Trước mổ, cứ vài ngày tôi lại bị vỡ mủ cạnh hậu môn và chảy dịch liên tục, ướt át và mùi hôi Điều này khiến tôi cảm thấy mất tự tin và trở nên tự ti trong giao tiếp với người khác.”
(TVH nam 38 tuổi _ PVS người bệnh)
“Trước mổ, mỗi lần lỗ rò sưng tấy là tôi đau không ngồi được, đi lại cũng bị cản trở, sau đó uống kháng sinh mấy hôm thì đỡ hoặc để mấy hôm sẽ tự vỡ ra thì sẽ đỡ đau tuy nhiên sẽ chảy dịch mủ hôi nhiều ngày.”
(PVA nam 51 tuổi_PVS người bệnh)
“Mỗi khi tôi cảm thấy đau, không thoải mái ở khu vực đó, tôi cảm thấy như mình không thể tập trung vào bất kỳ công việc nào khác Đôi khi đau đớn khiến tôi mất ngủ và suy nghĩ không thể chịu đựng nổi nữa."
(PTH nữ 40 tuổi_PVS người bệnh)
“Điều khó chịu nhất chính là ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và tình dục của tôi
Tôi cảm thấy không thoải mái khi gặp gỡ bạn bè vì mùi hôi của dịch tiết và cảm thấy không thoải mái, mất tự tin, lo lắng về mối quan hệ tình dục với chồng mình”
(NTBH nữ 39 tuổi _PVS người bệnh)
“Rò hậu môn không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của tôi Tôi cảm thấy buồn bã và cảm thấy rằng mình không thể sống một cuộc sống bình thường như bất kỳ ai khác."
(NAT nữ 41 tuổi_PVS người bệnh)
Qua phỏng vấn sâu nhóm bệnh nhân có CLCS không tốt sau mổ:
“Tôi đã phẫu thuật được 3 tháng, người nhà tự thay băng cho tôi, tuy nhiên vết thương đến giờ vẫn chưa liền, hàng ngày tôi vẫn phải đặt gạc vào vết thương, tôi lo lắng không biết có khỏi được hay không”
(TVH nam 38 tuổi _ PVS người bệnh)
“Trước mổ vết rò của tôi chảy dịch và đau nhiều, sau mổ 2,5 tháng vết thương của tôi đã liền tuy nhiên hiện tại hậu môn của tôi chưa trở lại bình thường, tôi không nhịn được khi buồn đi vệ sinh nặng, tôi không dám đi đâu xa, nếu có công việc bắt buộc phải đi thì tôi sẽ đeo bỉm.”
(PVA nam 58 tuổi_ PVS người bệnh)
Thư viện ĐH Thăng Long
“Quá trình hồi phục mất nhiều thời gian và đôi khi rất khó khăn Vì phẫu thuật vùng kín, tôi không tự làm được, phải nhờ người nhà hoặc NVYT hỗ trợ chăm sóc, tôi bị phụ thuộc và họ, và tôi cảm thấy ngại Tôi không dám đi công tác hoặc đi chơi xa vì phải mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh để chăm sóc vết thương và phải có người thay băng cho tôi Đặc biệt phẫu thuật làm thay đổi hình dáng vùng phẫu thuật khiến tôi ngại về hình thể của tôi, trong mối quan hệ vợ chồng Tôi hy vọng mọi thứ sẽ sớm trở lại như bình thường”
(PVH nữ 51 tuổi_PVS người bệnh)
“Tôi đã phẫu thuật lần thứ 4 rồi, tôi lo lắng không biết có bị tái phát nữa không”
(LQK nam 40 tuổi – PVS người bệnh)
Bảng 3.3 So sánh ảnh hưởng của rò hậu môn đến CLCS trước và sau phẫu thuật
Mức độ ảnh hưởng của RHM đến CLCS
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 3 tháng NB (n) Tỷ lệ (%) NB (n) Tỷ lệ (%)
Không ảnh hưởng 0 0 32 26,7 Ảnh hưởng ít 15 12,5 67 55,8 Ảnh hưởng vừa 81 67,5 19 15,8 Ảnh hưởng nhiều 24 20 2 1,7 Ảnh hưởng rất nhiều 0 0 0 0
Tổng 120 100 120 100 Điểm trước phẫu thuật 36,89 +7,27 20,05 + 7,65
Nhận xét: Điểm trung bình CLCS sau phẫu thuật giảm hơn so với trước phẫu thuật (từ 36,89 giảm xuống còn 20,05)
Trước phẫu thuật, tỷ lệ người bệnh mắc rò hậu môn có CLCS bị ảnh hưởng mức độ vừa chiếm cao nhất (67,5%)
Sau phẫu thuật 3 tháng, tỷ lệ người bệnh rò hậu môn có CLCS bị ảnh hưởng mức độ ít chiếm cao nhất (55,8%)
Bảng 3.4 So sánh chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn trước và sau phẫu thuật 3 tháng giữa các nhóm đặc điểm chung
Biến số n Điểm trung bình trước mổ Điểm trung bình sau mổ 3 tháng p
Nông thôn 41 35,44+7,23 21,44+10,96 < 0,001 Trình độ học vấn
CĐ, ĐH, sau ĐH 67 36,22+6,99 19,30+6,79 < 0,001 Nghề nghiệp
Nông dân 11 36,00+ 8,70 21,18 + 8,18 < 0,001 Học sinh, sinh viên 11 33,55+ 7,05 16,82 + 5,15 < 0,001
CB, CCVC, CN 64 36,66 + 7,05 19,78 + 7,87 < 0,001 Hưu trí 17 37,65 + 7,65 19,88 + 6,54 < 0,001 Khác 17 39,765 + 6,49 22,588 + 8,6 < 0,001 BMI
Tuổi: Có sự giảm điểm trung bình sau mổ sau 3 tháng ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng mức độ giảm khác nhau Nhóm tuổi dưới 40 có điểm trung bình cao nhất trước và sau mổ, trong khi nhóm tuổi từ 40 đến 60 có sự giảm mạnh mẽ nhất
Giới tính: Nam thường có điểm trung bình cao hơn cả trước và sau mổ so với nữ
Sự giảm điểm trung bình sau mổ cũng ít đáng kể hơn ở nam so với nữ
Nơi sống: Có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị và nông thôn về điểm trung bình trước và sau mổ Thành thị có điểm trung bình trước mổ cao hơn và giảm ít hơn so với nông thôn sau mổ
Thư viện ĐH Thăng Long
Trình độ học vấn: Có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm trình độ học vấn Nhóm có trình độ học vấn cao hơn thường có điểm trung bình cao hơn cả trước và sau mổ
Nghề nghiệp: Có sự biến động lớn về điểm trung bình trước và sau mổ giữa các nhóm nghề nghiệp Học sinh, sinh viên thường có điểm trung bình thấp nhất trước và sau mổ
BMI: Có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm BMI Nhóm có BMI cao hơn có điểm trung bình cao hơn cả trước và sau mổ
Bảng 3.5 So sánh chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn trước và sau phẫu thuật 3 tháng giữa các nhóm đặc điểm chung của đường rò
Biến số n Điểm trung bình trước mổ Điểm trung bình sau mổ 3 tháng p
Phân loại đường rò Rò đơn giản 61 35,87 + 6,99 16,79 + 4,99 < 0,001 Rò phức tạp 59 37,95 + 7,45 23,42 + 8,45 < 0,001 Tiền sử phẫu thuật
Chưa từng phẫu thuật 91 35,89 + 6,91 18,022 + 5,74 < 0,001 Đã từng phẫu thuật 29 40,0 + 7,56 26,41+ 9,35 < 0,001 Thời gian mắc bệnh
>12 tháng 31 38,16 + 6,74 23,55 + 8,67 < 0,001 Thời gian liền thương
Mất tự chủ hậu môn 4 34,50 + 4,36 16,25 + 2,63 0,013 Rò tái phát 7 44,00 + 6,85 33,71 + 7,95 0,008 Chậm liền vết thương 26 36,81 + 6.75 27,69 + 6,21 < 0,001
Nhận xét: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống sau mổ 3 tháng giảm hơn so với điểm trung bình trước mổ ở tất cả các khía cạnh đánh giá: phân loại đường rò, tiền sử phẫu thuật, thời gian mắc bệnh, thời gian liền thương, di chứng sau phẫu thuật Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p 60 tuổi (34,83+6,32), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Nữ giới có điểm trung bình CLCS là 37,57 cao hơn nam giới có điểm trung bình CLCS là 36,75, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Sau mổ, điểm trung bình CLCS của nhóm 40 - 60 tuổi là cao nhất (20,95+8,79), nhóm thấp nhất là < 40 tuổi (18,66+8,97), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p0,05)
Phỏng vấn sâu nhóm người bệnh có CLCS bị ảnh hưởng nhiều nhất trước phẫu thuật:
“Tôi là lao động chính trong nhà, tôi bị rò hậu môn, phải nghỉ làm, kèm theo chi phí mổ nữa, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tôi và gia đình”
(NHT nữ 45 tuổi_ PVS người bệnh)
Phỏng vấn sâu nhóm người bệnh có CLCS bị ảnh hưởng nhiều nhất sau phẫu thuật 3 tháng:
“Sau mổ tôi gặp khó khăn vì không có ai chăm sóc vết thương, nhà tôi ở xa nên không nhờ được NVYT đến thay băng, mà vết thương ở vùng nhạy cảm nên tôi ngại không muốn nhờ người khác thay.”
(TTL nữ 40 tuổi_PVS người bệnh)
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nơi sống với chất lượng cuộc sống của người bệnh
Biến số n Điểm trung bình trước mổ p Điểm trung bình sau mổ 3 tháng p
Trước mổ, điểm trung bình CLCS của nhóm tiểu học cao nhất (40,33+11,85), điểm trung bình CLCS của nhóm CĐ, ĐH, sau ĐH là thấp nhất (36,22+6,99), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05)
Nhóm người bệnh sống ở thành thị có điểm trung bình CLCS là 37,65+7,22 cao hơn điểm trung bình CLCS của những người sống ở nông thôn 35,44+7,23, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Sau mổ, điểm trung bình CLCS của nhóm tiểu học cao nhất (25,00+20,78), điểm trung bình CLCS của nhóm CĐ, ĐH, sau ĐH là thấp nhất (19,30+6,79), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Nhóm người bệnh sống ở thành thị có điểm trung bình CLCS là 18,70+7,30 thấp hơn điểm trung bình CLCS của những người sống ở nông thôn 21,44+10,96, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Phỏng vấn nhóm người bệnh có CLCS ảnh hưởng nhiều sau phẫu thuật 3 tháng:
“Tôi từ quê lên đây để mổ rò hậu môn, sau mổ tôi không nhờ được các anh chị điều dưỡng ở bệnh viện về chăm sóc vì nhà xa quá Tôi nhờ trạm y tế gần nhà thay băng mà các cô ấy thay không giống ở đây nên chồng tôi tự thay cho tôi Chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tự thay băng vết thương Chúng tôi lo lắng thay băng không đúng cách sẽ dễ bị tái phát.”
(NHT nữ 45 tuổi_ PVS người bệnh)
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa chỉ số BMI với chất lượng cuộc sống của người bệnh
Biến số n Điểm trung bình trước mổ p Điểm trung bình sau mổ 3 tháng p
Nhóm BMI 0,05) Sau mổ 3 tháng:
Nhóm BMI ≥ 23 có điểm trung bình CLCS sau mổ cao nhất 20,45 + 7,80;
Nhóm BMI < 18,5 có điểm trung bình CLCS thấp nhất 16,71 + 4,27;
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa đặc điểm lỗ rò hậu môn với chất lượng cuộc sống
Biến số n Điểm trung bình trước mổ p Điểm trung bình sau mổ 3 tháng p
Tiền sử phẫu thuật rò hậu môn
Trước mổ, điểm trung bình chất lượng cuộc sống tăng dần theo thời gian mắc bệnh nhóm có thời gian mắc Thời gian mắc bệnh từ >12 tháng có điểm trung bình CLCS cao nhất (41,54+6,31), nhóm có thời gian mắc bệnh 1-3 tháng có điểm trung bình CLCS thấp nhất (35,12+7,27); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p0,05) Nhóm chưa từng phẫu thuật có điểm trung bình CLCS bằng 35,89+6,92thấp hơn nhóm đã từng phẫu thuật 40,03+7,57; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p12 tháng có điểm trung bình CLCS cao nhất (24,08+11,77), nhóm có thời gian mắc bệnh từ 1- 3 tháng có điểm trung bình
CLCS thấp nhất (16,86+6,29), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p