một số đặc điểm bệnh lý của Người bệnh ung thư đại trực tràng được phẫu thuật tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2021 và 2 Mô tả chất lượng cuộc sống và phân tích yếu t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRẦN QUỐC KHAM
HÀ NỘI - 2022
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 3một số đặc điểm bệnh lý của Người bệnh ung thư đại trực tràng được phẫu thuật tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2021 và (2) Mô tả chất lượng cuộc sống và phân tích yếu tố liên quan ở đối tượng nghiên Nghiên cứu mô tả cắt
ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu được tiến hành trên 96 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 6 năm 2021 Nghiên cứu sử dụng
bộ công cụ EORTC QLQ - C30 để đánh giá về chất lượng cuộc sống đặc hiệu cho bệnh nhân ung thư Kết quả cho thấy: Đối với người bệnh ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật với phần lớn có tuổi từ 60 trở lên (67,7%), nam giới có tỷ lệ cao hơn chiếm (74%), tỷ lệ NB ở nông thôn cao hơn chiếm 55,2%, nghề nghiệp cao nhất là nông dân (32,3%), trình độ học vấn của NB cao nhất là CĐ, ĐH (50%), tình trạng hôn nhân hầu hết là có vợ/chồng (97,9%) NB có chẩn đoán là K trực tràng chiếm tỷ
lệ cao nhất (61,5%), vào viện lần 1 là nhiều nhất (45,8%), nhóm BMI bình thường
là chủ yếu (66,7%), phương pháp điều trị được lựa chọn hầu hết là phẫu thuật (90,7%), số ngày nằm viện đa số là dưới 14 ngày (78,1%) Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống là tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn NB từ 60 tuổi trở lên có CLCS lĩnh vực về sức khỏe tổng quát kém hơn so với các độ tuổi khác;
NB có tuổi từ 45 trở lên có CLCS về lĩnh vực chức năng kém hơn so với nhóm dưới
45 tuổi; NB là nông dân có CLCS lĩnh vực về sức khỏe tổng quát, CLCS lĩnh vực
về chức năng và lĩnh vực về kinh tế kém hơn so với nhóm NB có nghề nghiệp khác; NB có học vấn là tiểu học hoặc học vấn THCS có CLCS về khó khăn tài chính kém hơn so với những nhóm học vấn còn lại Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy CLCS của người bệnh được cải thiện sau khi được phẫu thuật thể hiện ở điểm số của 04 lĩnh vực tại 3 thời điểm (vào viện, sau phẫu thuật 1 tháng và sau
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 4phẫu thuật 3 tháng) là: Điểm CLCS lĩnh vực sức khỏe tổng quát lần lượt: 59,29 ± 14,40; 36,20 ± 8,71; 11,37 ± 10,62; Điểm CLCS lĩnh vực CN điểm số tăng (CLCS tăng) lần lượt: 68,87 ± 13,95; 79,74 ± 5,40; 93,39 ± 4,12; Điểm CLCS lĩnh vực triệu chứng điểm số cao, triệu chứng nặng (CLCS thấp) lần lượt: 37,46 ± 14,89; 19,65 ± 6,69; 9,95 ± 6,37; Điểm CLCS lĩnh vực khó khăn kinh tế (tài chính) lần lượt: 56,25
± 20,70; 31,25 ± 15,15; 26,73 ± 15,0 – Tài chính người bệnh tại thời điểm vào viện
để chuẩn bị cho phẫu thuật khó khăn hơn ớ các thời điểm người bệnh tái khám hoặc chi có chỉ định điều trị hóa chất hoặc bổ sung các loại thuốc Từ kết quả nghiên cứu thu được cần xây dựng quy trình và thực hiện quy trình về chăm sóc, tư vấn GDSK cho người bệnh; tổ chức, thành lập câu lạc bộ của nhóm bệnh nhân; truyền thông, hướng dẫn và tư vấn sức khỏe cho người bệnh UTĐTT đã được PT nhằm nâng cao thể trạng và sức khỏe của người bệnh
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy Ban Giám hiệu, các phòng chức năng, Khoa Điều dưỡng và đặc biệt các Thầy, Cô Trường Đại Học Phenikaa
đã tận tình giảng dạy cho Em trong thời gian học tập.
Em trân trọng cảm ơn NGND.GS.TS Trần Quốc Kham đã tận tình hướng dẫn Em trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn
Xin được cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Lãnh đạo Viện Phẫu thuật tiêu hóa và các đồng nghiệp tại Bệnh viện TWQĐ 108 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Em trong quá trình tham gia học tập và thực hiện nghiên cứu làm luận văn
Xin cảm ơn các bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhiệt tình tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát giúp tôi có được dữ liệu phân tích trong nghiên cứu này
Xin cảm ơn bạn bè, gia đình và người thân luôn sát cánh và động viên em vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành Luận văn này,
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót
và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài luận văn của Em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Thị Huế
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của NGND GS.TS Trần Quốc Kham Các số liệu và kết quả nghiên cứu, bao gồm phần phụ lục trong luận văn là trung thực, khách quan và được sự đồng ý của Ban Giám đốc, Ban Lãnh đạo Viện Phẫu thuật tiêu hoá và các đồng nghiệp tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Nghiên cứu này không trùng lập với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2022
Học viên
Phạm Thị Huế
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 7Bệnh nhân Cao đẳng,Đại học Phổ thông trung học,Trung học cơ sở Nghiên cứu
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 8MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan bệnh UTĐTT 4
1.1.1 Giải phẫu và sinh lý 4
1.1.2 Các yếu tố nguy cơ UTĐTT 5
1.1.3 Điều trị UTĐTT 7
1.2 CLCS của bệnh nhân UTĐTT 8
1.2.1 Khái niệm về CLCS 8
1.2.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng và các yếu tố ảnh hưởng: 9
1.2.3 Bộ công cụ đánh giá CLCS bệnh nhân ung thư 10
1.2.4 Một số nghiên cứu về CLCS của người bệnh Ung thư: 13
1.3 Khung lý thuyết: 17
1.4 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 18
1.4.1 Thông tin chung 18
1.4.2 Viện phẫu thuật (PT) tiêu hóa 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng, thời gian và địa bàn NC 20
2.1.1 Đối tượng NC 20
2.1.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 20
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 20
2.2.Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.1 Cỡ mẫu 20
2.2.2 Chọn mẫu 21
2.3 Nội dung và biến số nghiên cứu: 21
2.3.1 Nội dung và biến số nghiên cứu của mục tiêu 1 21
2.3.2 Nội dung và biến số nghiên cứu của mục tiêu 2 21
2.4 Phương pháp đánh giá, thu thập số liệu: 21
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 92.4.1 Đặc điểm Lâm sàng, cận lâm sàng .21
2.4.2 Thu thập từ người bệnh 21
2.4.3 Đánh giá, tính điểm: 23
2.5 Phân tích số liệu: 23
2.6 Hạn chế sai số: 23
2.7 Đạo đức trong NC: 24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .26
3.2 CLCS và các yếu tố liên quan của NB sau phẫu thuật 30
3.2.1.CLCS của NB sau phẫu thuật 30
3.2.2 Yếu tố liên quan đến CLCS của NB sau PT ung thư đại trực tràng 36
Chương 4 BÀN LUẬN 40
4.1 Dịch tễ, thông tin của đối tượng nghiên cứu 40
4.1.1 Đặc điểm về dịch tễ, thông tin của ĐTNC 40
4.1.2 Các đặc điểm lâm sang của ĐTNC 41
4.2 CLCS của NB sau phẫu thuật và yếu tố liên quan 42
4.2.1 Chất lượng cuộc sống của NB sau phẫu thuật 42
4.2.2 Yếu tố liên quan đến CLCS của NB sau phẫu thuật UTĐTT 49
4.3 Bàn luận về ưu và nhược điểm của đề tài 52
KẾT LUẬN 53
KHUYẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cấu trúc thang đo EORTC QLQ-C30 12
Bảng 3.1 Đặc điểm lâm sàng của NB ung thư đại trực tràng 29
Bảng 3.2 Đặc điểm về các triệu chứng của NB ung thư đại trực tràng 30
Bảng 3.3 Điểm CLCS của NB về lĩnh vực Sức khỏe tổng quát 30
Bảng 3.4 Điểm CLCS của NB về chức năng thể chất 31
Bảng 3.5 Điểm CLCS của NB về chức năng hoạt động 31
Bảng 3.6 Điểm CLCS của NB về chức năng cảm xúc 32
Bảng 3.7 Điểm CLCS của NB về chức năng nhận thức 32
Bảng 3.8 Điểm CLCS của NB về chức năng xã hội 33
Bảng 3.9 Điểm CLCS của NB về các triệu chứng sau phẫu thuật: mệt mỏi, nôn, đau 33
Bảng 3.10 Điểm CLCS của NB về các triệu chứng khác 34
Bảng 3.11 Điểm CLCS chung của NB sau phẫu thuật 35
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa nhóm tuổi với CLCS của NB 36
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa giới tính với CLCS của NB 36
Bảng 3.14 Mối liên quan nơi ở của NB với CLCS của họ 37
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với CLCS của NB 37
Bảng 3.16 Mối liện hệ giữa Trình độ học vấn với CLCS của người bệnh 38
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với CLCS của NB 38
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa loại ung thư với CLCS của người bệnh 38
Bảng 3.19 Mối liên quan số lần nhập viên với CLCS của NB 39
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa nhóm BMI với CLCS của NB 39
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa số ngày nằm viện với CLCS của NB 39
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố NB theo nhóm tuổi 26
Biểu đồ 3.2 Phân bố NB theo giới tính 26
Biểu đồ 3.3 Phân bố NB theo nơi ở 27
Biểu đồ 3.4 Phân bố NB theo nghề nghiệp 27
Biểu đồ 3.5 Phân bố NB theo trình độ học vấn 28
Biểu đồ 3.6 Phân bố NB theo tình trạng hôn nhân 28
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các đoạn của đại tràng và trực tràng 4
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng thuộc nhóm mười loại ung thư thường gặp nhất tại các nước phát triển Đây cũng là loại ung thư gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng được xếp ở nhóm năm bệnh ung thư thường gặp nhất sau ung thư phế quản, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư vú ở nữ
Người Việt Nam chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc khi đi kiểm tra sức khỏe tâm lý mọi người sợ hoặc ngại soi trực tràng/đại tràng Trong khi nội soi đại tràng/ trực tràng là bước quan trọng giúp phát hiện ra u đại
trực tràng.Vì vậy, một số bệnh nhân phát hiện mình bị ung thư trực tràng/ ung thư đại tràng , vào viện điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn không phải mới bắt đầu mắc bệnh,
làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị và tiên lượng về bệnh.Về điều trị ung thư đại trực tràng, là điều trị đa mô thức cho thấy lợi điểm kéo dài thời gian sống thêm, giảm nguy cơ tái phát tại chỗ và di căn xa Phương pháp điều trị chiếm tỷ lệ đa số vẫn là phẫu thuật và khả năng phẫu thuật triệt căn chiếm tỷ lệ cao
Khái niệm "chất lượng cuộc sống" (quality of life) trước đây thường chỉ nhắc đến trong lĩnh vực xã hội học Tuy nhiên những thập kỉ gần đây, "chất lượng cuộc sống" được đề cập ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực Ở lĩnh vực y học, khái niệm này được cụ thể hóa - chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe - (health-related quality of life) Căn cứ định nghĩa "sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về mặt thể chất, tâm thần và xã hội", WHO đã định nghĩa "chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe" là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó[2],[4] Như vậy, kết quả chăm sóc, điều trị không chỉ dưới góc độ y khoa đơn thuần mà còn ở góc độ tâm lý, kinh tế và xã hội Để lượng hóa kết quả điều trị người ta sử dụng khái niệm "kết cục" (outcome) trong đó CLCS cũng là một kết cục của quá trình điều trị người bệnh, đặc biệt là đối với nhóm người bệnh ung thư; các phương pháp điều trị ung thư có thể loại bỏ khối u nhưng đều ít nhiều gây ảnh hưởng lên CLCS của NB trong thời gian sống thêm sau điều trị[5],[3] Nghiên cứu CLCS cung cấp cho NB những thông tin đầy đủ và toàn diện hơn về quá trình diễn biến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe sau điều trị, qua đó giúp họ cân nhắc giữa các phương pháp điều trị khác nhau trước khi ra quyết định chọn lựa
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 14phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân mình, đồng thời giúp NB cải thiện khả năng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống sau điều trị[7],[8]
Viện Phẫu thuật Tiêu hóa nằm trong Bệnh viện TWQĐ 108 hàng năm phẫu thuật cho khoảng 5.500 người bệnh có bệnh lý về tiêu hóa với khoảng 500 người bệnh ung thư đại trực tràng nhưng hiện nay chưa có đánh giá cụ thể nào về CLCS của người bệnh ung thư đại trực tràng được phẫu thuật Với mong muốn đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật tại Bệnh viện TWQĐ 108 để có những ghi nhận cụ thể trong công tác điều dưỡng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân ngày càng hoàn thiện
Và để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng được tốt hơn” Tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
“Chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với mong muốn
đóng góp những dữ liệu ban đầu làm cơ sở đề xuất những kiến nghị có giá trị, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc điều dưỡng hướng tới chăm sóc NB UTĐTT toàn diện tại Viện phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan bệnh UTĐTT
1.1.1 Giải phẫu và sinh lý
1.1.1.1 Giải phẫu Đại trực tràng
Trong giải phẫu ống tiêu hóa người, đoạn cuối cùng là đại trực tràng Toàn bộ đại trực tràng, có có chiều dài từ 1,4 - 1,8m, và chiếm 1/5 tổng chiều dài của cả ruột non và ruột già Đoạn đại tràng to nhất là ở manh tràng với đường kính khoảng 6 - 7cm, đường kính này giảm dần rồi bé nhất ở đại tràng sigma Bóng Trực tràng là đoạn phình to tại Trực tràng
Hình 1.1: Các đoạn của đại tràng và trực tràng (nguồn Adam.com) [13]
Phần trên và phần dưới của Trực tràng khác biệt nhau ở chỗ: phần trên được che phủ bởi phúc mạc còn phần dưới không được che phủ bởi có phúc mạc Trực tràng gồm có hai lớp cơ, bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng Bên trong Trực tràng có 3 nếp niêm mạc nhô lên tạo thành 3 nếp ngang hình lưỡi liềm trên, liềm giữa và liềm dưới
Các nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới được tách ra từ động mạch chủ bụng và đảm nhiệm việc nuôi dưỡng đại trực tràng Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới được nuôi dưỡng từ máu các nhánh của Đại tràng xuống và Đại tràng Sigma
Đại tràng phải gồm 4 nhóm bạch huyết Đại tràng
Đại tràng trái có 2 nhóm bạch huyết
Đại tràng được chi phối bởi các nhánh thần kinh tự động và cảm giác
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 171.1.1.2 Sinh lý Đại trực tràng
Đại trực tràng có chức năng quan trọng hấp thu nước, điện giải từ thức ăn Nhiệm vụ này là rất quan trọng của cơ thể con người Việc hấp thụ được chịu trách nhiệm chính với các tế bào biểu mô niêm mạc đại tràng Ngoài ra các tế bào tuyến Lieberkuhn cũng tham gia đóng góp một phần vào sự hấp thu nhưng nhiệm vụ chính là tham gia quá trình tiết dịch [14] Tại đại trục trang, nước được hấp thu chủ yếu thụ động theo cơ chế thẩm thấu do chênh lệch nồng độ ion Na+
trong các tế bào biểu mô niêm mạc đại tràng và lòng ruột [15] Các hor mon chống bài niệu thúc đẩy quá trình hấp thu nước tại đây Một trong những nguyên nhân của tiêu chảy là
do quá trình hấp thu nước tại đại trực tràng bị ảnh hưởng
1.1.2 Các yếu tố nguy cơ UTĐTT
1.1.2.1 Tiền sử gia đình:
Báo cáo cho thấy nguy cơ bị ung thư đại trực trạng của một người sẽ tăng gấp hai lần nếu trong gia đình có một người thân mắc ung thư đại trực trạng Và khoảng20% người bệnh Ung thư Đại trực tràng qua đánh giá có ít nhất một người trong gia đình đã từng bị Ung thư Đại trực tràng[22] Đặc biệt, nguy cơ Ung thư Đại trực tràng tăng lên gấp năm lần nếu người đó có tuổi nghỏ hơn 45 và có từ hai người thân bị bệnh Ung thư Đại trực tràng [23]
1.1.2.3 Nghiện thuốc lá
So với người không hút thuốc, người nghiện thuốc lá có nguy cơ Ung thư nói chung cũng như Ung thư Đại trực tràng nói riêng và bệnh tim mạch có thể tăng lên đến 25% Kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa nguy cơ Ung thư biểu mô tuyến Đại tràng Sigma và Trực tràng với tình trạng hút thuốc trong 10 năm [26] Mối liên quan giữa hút thuốc lá với Ung thư đại trực tràng
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 18được ghi nhận có liên quan mật thiết đến số lượng và độ tuổi bắt đầu tiêu thụ thuốc
lá [27]
1.1.2.4 Nghiện rƣợu
Rượu đã được chứng minh có mối liên quan đến bệnh lý Ung thư Đại trực tràng Lượng rượu nhỏ được ghi nhận cũng có thể dẫn đến Ung thư Đại trực tràng nguy cơ tăng lên nếu một người tiêu thụ rượu một ngày lớn hơn một ly [29]
1.1.2.5 Béo phì
Được nhiều nghiên cứu chứng minh có liên quan đến Ung thư Đại trực tràng Nguy cơ Ung thư Đại trực tràng tăng 7% nếu chỉ số BMI của cơ thể tăng 2 kg/m2
Nguy cơ Ung thư Đại trực tràng tăng 4% nếu vòng eo tăng lên 2cm Ngoài ra nguy
cơ Ung thư Đại tràng tăng 1,41 lần ở nam giới và 1,08 lần ở nữ giới béo phì [30]
1.1.2.6 Lối sống ít vận động
Người có lối sống ít vận động thì nguy cơ Ung thư Đại trực tràng cao hơn so với những người có lối sống vận động thường xuyên Người thường xuyên rèn luyện, tập thể dục khoảng 1 giờ/ngày hoặc thể dục mức độ vừa 2 giờ/ngày thì nguy
cơ Ung thư Đại trực tràng giảm đi 1% [32]
1.1.2.7 Bệnh viêm loét đại trực tràng
Nguy cơ Ung thư Đại tràng tăng lên ở những người có một số bệnh viêm loét Đại trực tràng
Nguy cơ Ung thư Đại trực tràng tăng gấp 2 - 4 lần ở những người có hội chứng loét đại tràng chảy máu so với người không bị [36] Bên cạnh đó nếu người mắc hội chứng viêm loét đại trực tràng chảy máu, kèm theo rò Hậu môn trực tràng thì có nguy cơ Ung thư đại trực tràng cao hơn người không có rò [37]
1.1.2.8 Yếu tố di truyền
Bệnh đa polyp tuyến gia đình (Familial Adenomatous Polyposis -FAP) là một bệnh di truyền Nguyên nhân là do đột biến Gen APC Khi mắc bệnh này, nhiều polyp được phát triển từ lớp biểu mô của Đại trực tràng Các Polyp này ban đầu chúng là lành tính Tuy nhiên, nếu các Polip này không được loại thì chúng sẽ chuyển thành ác tính và gây lên bệnh cảnh Ung thư đại trực tràng Có từ 1/10.000 - 1/15.000 người mắc đột biến APC gây bệnh FAP Với những người FAP được
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 19khuyến cáo nên loại bỏ polyp đại tràng trước 25 tuổi, nếu không nguy cơ cao người bệnh sẽ chuyển thành bệnh lý Ung thư Đại trực tràng ở tuổi 40 [38]
Hội chứng LYNCH (HNPCC- Hereditary Nonpolyposis Colorectal Cancer)
được Henry T Lynch phát hiện năm 1966, đây là bệnh lý di truyền Nhiễm sắc thể
xảy ra do sự sai sót quá trình sửa chữa D N A [39] HNPCC gây ra khoảng 2-5% trường hợp Ung thư Đại trực tràng Ung thư Đại trực tràng ở người mắc HNPCC khoảng 90% nam giới và khoảng 70 % phụ nữ trước tuổi 70 [41]
1.1.3 Điều trị UTĐTT
Một số phương pháp điều trị bệnh UTĐTT hiện nay, gồm:
Phẫu thuật triệt căn
Xạ trị Hóa chất Điều trị đích Các phương pháp điều trị khác nhau sẽ được sử dụng tùy thuộc vào người bệnh ở giai đoạn nào của Ung thư Tuy nhiên việc kết hợp đồng thời nhiều phương pháp sẽ giúp phát huy tới hiệu quả cao nhất của từng phương pháp trong điều trị Ung thư đại trực trạng Chính vì vậy xác định chính xác giai đoạn của ung thư là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn kế hoạch điều trị phù hợp cho người bệnh Bên cạnh đó một số yếu tố khác cũng cần phải xét đến bao gồm sức khỏe tổng thể của người bệnh hay yếu tố về kinh tế, xã hội sẽ là tiêu chí ảnh hưởng tới lựa chọn phương pháp, phác đồ điều trị của mỗi cá thể người bệnh khác nhau
Với những người bệnh UTĐTT đã được mổ, việc điều trị bổ trợ sau mổ thường là hóa xạ trị và hóa trị đơn thuần có thể bắt đầu sau mổ từ 4 đến 6 tuần với
u đã xâm lấn qua thành ống tiêu hóa hoặc có hạch di căn
Trong nghiên cứu về ung thư trực tràng tại Đức cho thấy điều trị bổ trợ tiền phẫu có ưu điểm hơn khi so sánh với điều trị bổ trợ hậu phẫu như tăng tỉ lệ bảo tồn
cơ thắt, giảm tỉ lệ tai biến, hẹp miệng nối sau mổ và tăng kiểm soát tại chỗ, tăng thời gian sống
Sau phẫu thuật ở những bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng được điều trị bổ trợ trước mổ, phần lớn các bác sĩ ung thư yêu cầu bệnh nhân điều trị thêm 4 đến 6 tuần hóa chất như phác đồ FOLFOX
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 201.2 CLCS của bệnh nhân UTĐTT
1.2.1 Khái niệm về CLCS
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong khoa học y xã hội học khái niệm này liên quan đến rất nhiều các khía cạnh khác nhau của đời sống con người Chất lượng cuộc sống được đo lường thông qua việc cá nhân đó tự cảm nhận để đánh giá về những nhu cầu trong cuộc sống như: kinh tế, giáo dục, sức khỏe, lối sống và nhu cầu hỗ trợ xã hội….chính vì vậy CLCS là một khái niệm mang tính chủ quan của người từng ngừoi được đánh giá
Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) định nghĩa CLCS là “sự nhận thức của một
cá nhân về trạng thái hiện tại của người đó theo những chuẩn mực về văn hóa và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà người đang sống Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm, lo lắng của người đó” [48] CLCS được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực với những yếu tố, chỉ tiêu khác nhau bởi đó là thuật ngữ mang tính chất đa chiều
Các thang đo CLCS đã được hình thành và phát triển qua từng giai đoạn, thời kỳ với những tiêu chí đánh giá cũng không giống nhau Trong các nghiên cứu phổ biến, cá nhân chủ quan tự đánh giá CLCS dựa vào các thang đo phù hợp theo bảng có sẵn
Ed Diener, năm 1985 đã phát triển thang đo đánh giá sự hài lòng của mọi người với cuộc sống Thang đo của Ed Diener đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới để đánh giá dự hài lòng về cuộc sống của mọi người Trong thang đo này
cá nhân tự đánh giá CLCS qua các câu hỏi với 7 mức đánh giá từ rất không (hoàn toàn) không đồng ý và đến hoàn toàn đồng ý
Thang đo hạnh phúc chủ quan - Subjective Happiness Scale (SHS) đã được xây dựng và phát triển cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước bởi Sonja Lyubomirsky Thang đo này đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới Thang đo này có 4 câu hỏi, các câu hỏi được đánh giá thang Likert 7 cấp độ từ rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Thang đo đã được đánh giá có đủ độ tin cậy để sử dụng đánh giá, đo lường hạnh phúc chủ quan
Thời gian qua công cụ đánh giá CLCS được xây dựng và phát triển ngày càng rộng rãi Tổ chức Y tế thế giới đã phát triển trang đo WHOQOL – 100 Đây là
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 21bộ công cụ được xây dựng và phát triển trên 6 khía cạnh của chất lượng cuộc sống: kinh tế, xã hội, thể chất, tâm lý, tâm linh và môi trường Đây được đánh giá là bộ công cụ đánh giá CLCS chi tiết và toàn diện nhất [25]
1.2.2 Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại trực tràng và các yếu
tố ảnh hưởng:
Đối với người bệnh nói chung, người bệnh Ung thư đại trực tràng nói riêng
để nâng cao CLCS thì tốt nhất là giúp NB có trạng thái tâm lý, sức khỏe, hoạt động sinh hoạt trở về với mức độ bình thường hàng ngày Khác với người khỏe mạnh,
NB có thể có các tiêu chí giúp đánh giá chất lượng cuộc sống khác nhau CLCS phụ thuốc vào đặc điểm bệnh lý, mức độ hoạt động chăm sóc, kết quả điều trị, điều kiện kinh tế, xã hội của NB…Tóm lại CLCS của người bệnh Ung thư được đánh giá tổng hợp của các yếu tố như tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động của các cơ quan
bộ phận cơ thể, yếu tố tâm lý, sinh lý của mỗi cá nhân cũng như chế độ , sinh hoạt, học tập, lao động, vui chơi giải trí…thường ngày [30]
CLCS của NB Ung thư bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: loại bệnh, mức
độ, tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh,…CLCS ở khía cạnh sức khỏe được đánh giá
đa chiều bởi những yếu tố liên quan đến thể chất của cá nhân, cũng như các yếu tố tinh thần và xã hội của cá nhân đó [30]
1.2.2.1 Khía cạnh sức khỏe thể chất
Khía cạnh CLCS sức khỏe thể chất được đề cập đến vấn đề liên quan đến hoạt động sinh hoạt, tình trạng đau cũng như tình trạng sức khỏe thể chất nói chung Các khía cạnh này đã được đề cập và đánh giá trong các bộ công cụ đánh giá CLCS của người bệnh Ung thư Các câu hỏi đánh giá khả năng hoạt động cá nhân về trí tuệ và hoạt động tay chân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, lao động sản xuất Các khía cạnh này còn được đề cập đến ở các câu hỏi đánh giá tình trạng đau, triệu chứng lâm sàng hô hấp, tiêu hóa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của NB
1.2.2.2 Khía cạnh về tinh thần
CLCS ở khía cạnh tinh thần của người bệnh được đánh giá về những hoạt động trạng thái tinh thần như: mức độ lo lắng, thoải mái, trạng thái cảm xúc … năng lực tinh thần như giải trí, ham muốn, giao tiếp…, cũng như những hoạt động sinh lý của người bệnh, trong đó có cả hoạt động tình dục
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 22Kết quả sau điều trị, chăm sóc của NB Ung thư chịu sự ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố tâm sinh lý Người bệnh thoải mái tinh thần, nắm rõ quá trình khám chữa bệnh, những thuận lợi và khó khăn gặp phải Những vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến tâm lý chán nản, buồn bã, ở những trường hợp người bệnh không hợp tác, phối hợp trong quá trình điều trị, hoặc người bệnh không thống nhất được phương pháp điều trị
Sự hỗ trợ của thầy thuốc, điều dưỡng, gia đình, cộng đồng sẽ là yếu tố tác động mang hướng tích cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Việc này sẽ sớm đưa người bệnh hòa nhập với xã hội
CLCS còn thể hiện ở khả năng hồi phục khả năng lao động sáng tạo Một người bệnh sau điều trị hòa nhập nhanh với các hoạt động xã hội khi họ tự cảm thấy mình bình thường, có ích cho chính bản thân, cho gia đình, cho xã hội, thấy bản thân mình không phải là gánh nặng cho ai
Hiện nay việc điều trị bệnh Ung thư gặp rất nhiều khó khăn Kết quả điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại chẩn đoán, giai đoạn bệnh, tiên lượng, kinh tế…Vậy nên, để đạt được kết quả điều trị phù hợp nên xét trên nhiều khía cạnh khác nhau trong đó có khía cạnh CLCS của NB cần được đưa ra và đánh giá của nhân viên y tế với người bệnh, với gia đình người bệnh
1.2.3 Bộ công cụ đánh giá CLCS bệnh nhân ung thƣ
Có rất nhiều bộ công cụ đánh giá CLCS nói chung cũng như CLCS của NB Ung thư nói riêng
Bộ công cụ để đánh giá về CLCS của NB trẻ tuổi mắc ung thư (Quality of life youth form) Thang đánh giá CLCS ở người bệnh ung thư là trẻ em QL-32
Trong thời gian gần đây thang đánh giá về CLCS bệnh nhu Ung thư - PedsQL 4.0 được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam như nghiên
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 23cứu của Meekes và cộng sự (2004); của Sung và cộng sự (2010) Cũng có những công cụ đánh giá CLCS riêng cho NB Ung thư vú như thang QOL –ACD -B của Nhật Bản
So với bộ công cụ đánh giá CLCS QLQ - C30, bộ công cụ đánh giá CLCS FACT-G được Dvid Cella cùng cộng sự phát triển có điểm ưu việt hơn khi đánh giá về các khía cạnh xã hội của CLCS Tuy nhiên lại yếu hơn về mặt đánh giá khía cạnh lâm sàng của CLCS Vì vậy bộ công cụ FACT -G thường được các tác giả sử dụng trong các nghiên cứu ung thư tại cộng đồng Bộ công cụ FACT -G đánh giá đầy đủ bốn khía cạnh chất lượng cuộc sống như thể chất; xã hội, cảm xúc và hoạt động thực hiện chức năng [27]
Một trong những thang đo đánh giá CLCS được dùng phổ biến nhất trên toàn cầu nói chung cũng như Việt Nam đó là thang đo CLCS EORTC QLQ - C30 Thang đo này được tổ chức nghiên cứu và điều trị Ung thư Châu Âu phát triển từ thang đo QLQ-36 Thang đo EORTC QLQ - C30 gồm 30 câu hỏi đặc hiệu cho người bệnh Ung thư Thang đo đánh giá các hoạt động chức năng, triệu chứng, sức khỏe nói chung và CLCS, một số triệu chứng lâm sàng về hô hấp, tiêu hóa,…và tác động bởi yếu tố tài chính được đánh giá Ngoài ra dựa trên nền tảng thang đo này đã được phát triển để phù hợp với các nhóm người bệnh ung thư khác nhau [30] Ngày nay, EORTC QLQ - C30 đã được phiên bản chuẩn hóa trên 60 loại ngôn ngữ ở khắp các châu lục trên thế giới Thống kê cho thấy thang đo này đã được áp dụng trên 9.000 các nghiên cứu thử nghiệp lâm sàng [38]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 24Thang đo EORTC QLQ – C 30:
Thang đo EORTC QLQ – C 30 được xây dựng gồm 30 câu hỏi được phân làm các nội dung liên quan đến các khía cạnh CLCS tổng quát, chức năng, triệu chứng, khó khăn kinh tế (tài chính) có mối liên quan đến tình trạng bệnh Ung thư[30]
Bảng 1.1 Cấu trúc thang đo EORTC QLQ-C30
Các lĩnh vực Nội dung của các lĩnh vực Số lƣợng
câu hỏi
Số TT các câu hỏi
Chán ăn Táo bón Tiêu chảy
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 25khác cũng đã đánh giá so sánh với các thang đo khác như SF36; FACT.G, kết quả cho thấy thang đo này có mức độ đánh giá các vấn đề triệu chứng của người bệnh cao hơn và như vậy sẽ phù hợp hơn trong hoạt động đánh giá CLCS của NB ung thư nói chung cũng như NB Ung thư đang điều trị nói riêng [33]
Thang đánh giá CLCS QLQ-C30 đã được tác giả Wan C – Trung Quốc sử dụng nghiên cứu trên sáu trăm người bệnh ung thư trong đó có ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư vùng đầu cổ Kết quả cho thấy hệ số tương quan ở mức độ tương quan mạnh giữa các yếu tố trong các lĩnh vực đa yếu tố (từ 0.71 đến 0.94) Kết quả cũng cho thấy mức độ điểm số của các lĩnh vực có sự thay đổi tích cực sau khi người bệnh được điều trị và có ý nghĩa thống kê ở mức vừa phải và cao Từ đó nhóm tác giả đã kết luận: Bộ công cụ QLQ – C 30 bản tiếng Trung đã đảm bảo độ tin cậy cao và có thể áp dụng đánh giá CLCS của người bệnh Ung thư tại quốc gia này [47]
Tại một số bệnh viện tại Việt Nam, có một số nghiên cứu của các tác giả như
BV UB Thành phố HCM [20] [21]; BV K TW [16]; BV HH truyền máu TW [9],
BV TW Huế [2]…đã sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ – C 30 nhằm đánh giá CLCS của NB Ung thư Kết quả cho thấy thang đo này có mức độ tin cậy và hoàn toàn phù hợp để đánh giá CLCSNB Ung thư tại Việt Nam
1.2.4 Một số nghiên cứu về CLCS của người bệnh Ung thư:
1.2.4.1 Trên thế giới:
Nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp đang áp dụng trong việc chăm sóc, điều trị hay tác động của các phương pháp điều trị chăm sóc đến người bệnh ung thư, rất nghiều NC trên thế giới lấy chỉ số CLCS để làm thang đo sự khác biệt này
Nghiên cứu tiến hành trên 93 người bệnh ung thư vú sau phẫu thuật có và không bảo tồn tại cơ sở y tế của Đài Loan vào năm 2010 của nhóm tác giả Huang
CC cho thấy CLCS của nhóm người bệnh Ung thư vú không bảo tồn tuyến vú thấp hơn nhóm người bệnh có bảo tồn tuyến vú và có sự liên quan giữa bảo tồn tuyến vú với CLCS của người bệnh phẫu thuật Ung thư vú Kết quả nghiên cứu là cơ sở để bác sĩ, điều dưỡng lâm sàng có thể giải thích, tư vấn hoặc tiến hành liệu pháp tâm lý phù hợp cho người bệnh sau phẫu thuật [36]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 26Nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2007 tiến hành đánh giá CLCS của 98 NB Ung thư điều trị tại một số cơ sở ngoại trú và nội trú có sử dụng QLQ-C30 Nghiên cứu nhằm tiến hành đánh giá mức độ CLCS của người bệnh cũng như xác định một
số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư tại đây Chất lượng cuộc sống của người bệnh 46,34 và có mối liên quan giữa các khía cạnh khác nhau của CLCS với sự thoải mái của người bệnh Ung thư [37]
Lopez-Jornet và cộng sự sử dụng Thang đo EORTC QLQ - C30 để đánh giá CLCS ở 94 NB Ung thư đầu mặt cổ Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống thấp và nhóm người bệnh tuổi cao; giai đoạn của Ung thư muộn; trải qua phẫu thuật kèm hóa, xạ trị Ngoài ra kết quả NC khuyến nghị nên thường xuyên sử dụng các câu hỏi để đánh giá CLCS của NB Ung thư, việc này sẽ giúp nhân viên y tế đánh giá được tác động của phương pháp điều trị, chăm sóc lên CLCS của NB Từ đó giúp bác sĩ, điều dưỡng có thể đưa ra phương án điều trị, chăm sóc phù hợp với cá nhân người bệnh [41]
Như vậy qua quá trình tổng hợp một số nghiên cứu về CLCS của người bệnh Ung thư ở một số nước cho thấy các nghiên cứu trên đa phần sử dụng bộ công cụ QLQ - C30 để nghiên cứu đánh giá về CLCS của người bệnh mắc các loại Ung thư khác nhau và với các mục đích khác nhau Đa phần các nghiên cứu sử dụng bộ công
cụ QLQ - C30 được nhằm đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị cũng như xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư
1.2.4.2 Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam có mộ số nghiên cứu đã tiến hành đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư Như nghiên cứu tiến hành trên 58 người bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn muộn sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ – C 30 của tác giả Vũ Văn Vũ – BV UB Thành phố HCM và BV Phạm Ngọc Thạch năm 2007-
2008 Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện điểm chất lượng cuộc sống ở các lĩnh vực về sức khỏe tổng quát, thể chất, hoạt động sau 3-6 đợt hóa trị Từ các kết quả này các chuyên gia khuyến nghị có thể sử dụng bộ công cụ này nhằm Đánh giá CLCS nói chung và các chỉ số riêng đối với người bệnh ung thư [22]
Nghiên cứu tại BV Huyết học truyền máu Trung ương năm 2008 của Bùi Ngọc Dũng sử dụng bộ EORC QLQ – C 30 để mô tả CLCS của 106 người bệnh Lơ
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 27xê mi cho thấy mức độ điểm CLCS trung bình là 2,4 điểm Ỏ các nhóm: về vận động là 2,8; về tinh thần là 2,3; về thể chất là 2,4 và về sức khỏe xã hội là 2,2 Kết luận cho rằng CLCS của người bệnh Lơ xê mi có liên quan tới khả năng vận động, mức độ thể chất, tinh thần, yếu tố xã hội của NB Ngoài ra, việc đánh giá thường xuyên hơn CLCS của NB giúp nâng cao hiệu quả điều trị và, hướng tới chăm sóc
NB toàn diện[9]
Nguyễn Thái Bảo và cộng sự sử dụng thang F A C T - G, SF - 36 và Q L Q –
C 30 nhằm mục tiêu đánh giá CLCS NB Ung thư vú tại BV TW Huế, 2010 Điểm trung bình CLCS tương ứng thang FACT – G là 60,6; thang SF-36 là 46,5 đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần là 53,1 Kết quả điểm chất lượng cuộc sống theo thang QLQ-C30 là 53,1 Từ các kết quả trên nghiên cứu cho thấy CLCS người bệnh Ung thư Vú ở mức trung bình kể cả CLCS nói chung và từng khía cạnh khác nhau Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy khi sử dụng các bộ công cụ khác nhau nhưng kết quả đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống của người bệnh là tương đương nhau và có độ tin cậy cao Từ đó có thể áp dụng vào đánh giá CLCS người bệnh ung thư [2]
NC ở viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM từ năm 2004 đến 2008 trên 45 người bệnh ung thư di căn xương - là nghiên cứu tiến cứu tiến hành theo dõi người bệnh thời gian từ 3 năm đến 5 năm nhằm đánh giá CLCS của NB trước phẫu thuật cũng như sau khi phẫu thuật Kết quả nghiên cứu hiệu quả của giảm đau sau phẫu thuật có hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh nhờ việc cải thiện chắc năng chi, cũng như xúc cảm của NB Từ kết quả này các bác sĩ có thêm dữ kiện để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị phẫu thuật ung thư xương [10]
Bộ công cụ đánh giá đau và bộ công cụ đánh giá CLCS QLQ-C30 được sử dụng để đánh giá mức độ đau và CLCS của 256 NB Ung thư giai đoạn xa của Vũ Văn Vũ năm 2009 tại BV UB TPHCM Cho kết quả tỷ lệ NB đang phải chịu đau đớn là 73,3%; 74,7% người bệnh có cải thiện mức độ giảm đau sau điều trị Điểm mức độ CLCS trung bình là 53,7/100 điểm Ngoài ra kết quả cũng cho thấy đau là nguyên nhân dẫn đến giảm CLCS nói chung và các mặt khác của chất lượng cuộc sống của người bệnh Như vậy kết quả đã giúp bổ sung thêm những căn cứ để đánh giá kết quả điều trị, giảm đau trên người bệnh ung thư giai đoạn cuối [23]
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 28Nghiên cứu tiến hành đánh giá CLCS trên 71 người bệnh Ung thư sau khi kết thúc hóa xạ trị tại BV K TW từ năm 2009 đến năm 2012 Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ EORTC QLQ - C30 và QLQ H&N35 Kết quả cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 58/100 điểm về CN hoạt động có điểm cao nhất, còn điểm thấp nhất về CN xã hội Ngoài ra kết quả cũng thêm bằng chứng để khẳng định hai thang đo EORTC QLQ – C 30 và QLQ H & N35 có đủ độ tin cậy phù hợp với người bệnh ở Việt Nam nói chung và người bệnh Ung thư nói riêng[16]
Từ một số nghiên cứu CLCS tiến hành trên NB Ung thư tại Việt Nam đã được triển khai trước đây chúng ta có thể thấy thực trạng mặc dù số nghiên cứu đa dạng nhưng còn điểm hạn chế Số lượng lớn các nghiên cứu triển khai dưới phương pháp mô tả đơn thuần, chưa đi sâu phân tích hiệu quả của các phương pháp chăm sóc, điều trị đối với những nhóm người bệnh khác nhau, cũng như các loại ung thư khác nhau, giai đoạn khác nhau nhằm mục đích tìm ra phương pháp điều, trị, chăm sóc hiệu quả để giúp người bệnh ung thư nâng cao chất lượng cuộc sống
Sau tổng hợp các tài liệu về nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của ngừoi bệnh ung thư tại Việt Nam và các nước khác, chúng tôi đã xác định được khoảng trống và định hướng nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh Ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật là rất mới và chưa có NC nào đánh giá toàn diện về CLCS của NB sau phẫu thuật tại bệnh viện TWQĐ 108 Theo thống kê số lượng bệnh nhân ung thư đại trực tràng điều trị tại bệnh viện TWQĐ 108 năm 2020 đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, cũng như ung thư đã có di căn hoặc tổn thương nhiều cơ quan hay tổ chức khác chiếm khoảng 40%, làm cho việc điều trị khó khăn, chất lượng sống của bệnh nhân giảm Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc điều dưỡng giúp giảm tình trạng bệnh, hỗ trợ tinh thần cũng như giảm các tác dụng phụ, các yếu tố không mong muốn hướng tới chăm sóc NB toàn diện đạt hiệu quả cao, bênh cạnh đó cũng mong muốn cung cấp thêm thông tin của người bệnh ở từng thời điểm cụ thể giúp bác sĩ trong việc đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật tại Viện phẫu thuật tiêu hóa là cơ sở cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 29ngủ ít, chán ăn, buồn nôn,
nôn, tiêu chảy, táo bón
Tinh thần:
- CN cảm xúc: căng thẳng, lo lắng, bực tức, buồn chán
- Chức năng nhận thức:
ghi nhớ, giải trí
Xã hội
- CN xã hội: ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình
và hoạt động xã hội
- Vấn đề tài chính: chi phí điều trị tốn kém, giảm hoặc không có thu nhập
CLCS BN ung thƣ ĐTT sau phẫu thuật Lâm sàng
Trang 301.4 Địa điểm tiến hành nghiên cứu
1.4.1 Thông tin chung
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia, về quy mô tổ chức Bệnh viện hiện nay được biên chế trên 2.000 giường bệnh để thu dung, điều trị bệnh nhân trong toàn quân và cả nước Ngày 17/12/2018, Bệnh viện TWQĐ 108 đã khánh thành tòa nhà trung tâm - một trong những tòa nhà bệnh viện thông minh và hiện đại nhất Việt Nam Với thiết kế hơn 2.000 giường bệnh Bệnh viện có 94 cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó có 6 viện NC, điều trị bệnh và đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn; với 9 trung tâm ứng dụng khoa học-kỹ thuật Y
tế công nghệ cao, 71 khoa Nội, Ngoại, chuyên khoa, cận lâm sàng, khoa khám bệnh
đa khoa và 12 cơ quan phòng ban khối cơ quan Bệnh viện hoạt động theo cơ cấu Viện - Trường, vừa thu dung, điều trị bệnh nhân, vừa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao Bệnh viện có Hội đồng hàm ngành Y học và Tạp chí y dược lâm sàng 108, có thư viện chuyên ngành, thư viện điện tử, trang tin điện tử và kết nối mạng internet,… phục vụ hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu, điều trị, đào tạo Hiện nay Bệnh viện có 45 Giáo sự và Phó giáo
sư, 150 tiến sỹ, hơn 600 thạc sỹ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, hơn 80% điều dưỡng
có trình độ đại học và cao đẳng Cán bộ quản lý phòng, khoa, ban đến Ban Giám đốc Bệnh viện có trình độ sau Đại học, trong đó hơn 90 % là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo nghiệp vụ quản lý và trình độ Chính trị cao cấp;100 % Điều dưỡng trưởng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên trưởng có trình độ Đại học và sau đại học
Bệnh viện TWQĐ 108 có các trang thiết bị và thực hiện tốt các kỹ thuật tiên tiến, chuyên sâu trong xét nghiệm: Huyết học, Sinh hóa, Vi sinh vật, Miễn dịch huyết học, Huyết thanh, Virus, Sinh học phân tử, Phóng xạ, Giải phẫu bệnh lý, … Trong đó có những hệ thống thiết bị điều trị kỹ thuật cao có thể điều trị các khối u trong cơ thể không cần phẫu thuật, máy chụp PET-CT, máy chụp cộng hưởng từ MIR Philip 1.5 và 3.0 Tes; máy chụp CT xoắn ốc, hệ thống chụp mạch DSA, máy chụp xạ hình SPECT, hệ thống phá sỏi ngoài cơ thể thế hệ mới, hệ thống siêu âm, nội soi và nhiều máy xét nghiệm tự động hiện đại Bệnh viện có các Viện, Trung tâm chuyên khoa sâu đủ năng lực làm chủ và triển khai các kỹ thuật cao, giải quyết nhiều mặt bệnh phức tạp Có nhiều kỹ thuật đạt kết quả mang tính bước ngoặt,chất
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 31lượng chẩn đoán ngày càng nâng cao, điều trị, cải thiện chất lượng sống, phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân; có những mũi nhọn hội nhập được với trình
độ y học các nước tiên tiến trên Thế giới và khu vực Bệnh viện có nhiều hoạt động phối hợp với các cơ sở y tế trong và ngoài Quân đội, hợp tác với nước ngoài nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới hiệu quả
1.4.2 Viện phẫu thuật (PT) tiêu hóa
Tháng 4/1954 Khoa PT bụng được thành lập, qua quá trình hình thành và phát triển chuyên nghành phẫu thuật bụng, các kỹ thuật chuyên sâu được ứng dụng
và phát triển tại bệnh viện TWQĐ 108 và viện PT tiêu hoá được thành lập vào tháng 6/2015 với 3 khoa: PT ống tiêu hóa, PT Gan mật tụy, PT Hậu môn trực tràng
và Sàn Chậu Viện PT tiêu hóa là một trong những Viện chuyên sâu có bề dày và kinh nghiệm về chuyên ngành Ngoại bụng hàng đầu Việt Nam Viện có khả năng thu dung, điều trị nội trú lên tới 200 Bệnh nhân Được trang bị thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp với trình độ chuyên môn cao Viện PT tiêu hóa có nhiệm vụ thu dung, điều trị, cấp cứu các mặt bệnh: chấn thương bụng, các loại bệnh lý thuộc chuyên ngành bụng: Ống tiêu hóa, Gan mật, Hậu môn Trực tràng, Sàn chậu cho các đối tượng người bệnh là Quân nhân, Chính sách, BHYT và Nhân dân và đối tượng người bệnh Ngoại quốc Viện PT tiêu hoá đã và đang thực hiện được các kỹ thuật tiên tiến đạt trình độ tương đương với các bệnh viện lớn và của khu vực, quốc tế: kỹ thuật Ghép gan, Ghép phổi, Ghép chi thể, Phẫu thuật cắt đại tràng, trực tràng, vét hạch, bảo tồn cơ thắt và thần kinh vùng chậu, tạo vạt bằng ghép mô tự thân trong điều trị bệnh lý vùng Hậu môn, các kỹ thuật điều trị sa trực tràng, sàn Chậu, điều trị són tiểu,…
Viện Phẫu thuật tiêu hóa đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiều đề tài cấp
cơ sở, cấp Bộ quốc phòng, thực hiện chuyển giao kỹ thuật chuyên nghành cho các bệnh viện trong và ngoài Quân đội Các nghiên cứu này góp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị và chăm sóc NB Viện phẫu thuật tiêu hóa cũng đã hợp tác chuyên môn, thường xuyên tổ chức hội thảo, tham gia trao đổi kinh nghiệm thực hành với một số tổ chức y tế nước ngoài như: Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 32Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa bàn NC
2.1.1 Đối tượng NC:
Người bệnh có chẩn đoán ung thư đại trực tràng được điều trị phẫu thuật cắt
bỏ u tại Bệnh viện TWQĐ 108
+ Tiêu chuẩn chọn ĐTNC:
Người bệnh đủ 18 tuổi trở lên
Người bệnh đã được chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng
NB đồng ý tham gia nghiên cứu, phỏng vấn và đủ khả năng nghe nói hiểu tiếngViệt, không mắc bệnh tâm thần
+ Tiêu chuẩn loại trừ ĐTNC:
Những NB có sức khỏe yếu không trả lời được bảng câu hỏi,
Người bệnh xin về hoặc tử vong trong quá trình điều trị
2.1.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện TWQĐ 108, từ ngày 01.01.2021 đến ngày 30.6.2021
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Phẫu thuật tiêu hóa - Bệnh viện TWQĐ 108
2.2.Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
2.2.1 Cỡ mẫu:
n = Z2(1- α/2)
Với:
n: là cỡ mẫu cần tính cho nghiêm cứu
Z(1- α/2) là hệ số tin cậy với α = 0,05 và Z2 = 3.84
p: để cỡ mẫu lớn nhất lấy p = 0.5
d: khoảng sai lệch mong muốn giữa quần thể nghiên cứu và quần thể đích là 0,1 Thì: n = 96
Cỡ mẫu trong nghiên cứu: 96
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 332.2.2 Chọn mẫu:
Chọn mẫu toàn bộ đối tượng nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chọn vào trong giai đoạn nghiên cứu
2.3 Nội dung và biến số nghiên cứu:
2.3.1 Nội dung và biến số nghiên cứu của mục tiêu 1
Biến số: Thông tin người bệnh: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn
nhân, kinh tế, nơi ở,…
Biến số liên quan đến các đặc điểm LS của ĐTNC: Phương pháp điều trị, chí
số cơ thể BMI, số lần nhập viên, loại ung thư (vị trí u),… (Phụ lục 1)
2.3.2 Nội dung và biến số nghiên cứu của mục tiêu 2
Nhóm các biến số đánh giá CLCS của NB Ung thư
(Bảng biến số chi tiết trong phụ lục 2)
2.4 Phương pháp đánh giá, thu thập số liệu:
2.4.1 Đặc điểm Lâm sàng, cận lâm sàng (thu thập từ cơ sở dữ liệu của Bệnh viện)
Thu thập số liệu trực tiếp trên danh sách BN vào khoa điều trị trên phần mềm quản lý mạng nội bộ
Thu thập số liệu qua danh sách NB hẹn tái khám tại phòng khám của khoa hoặc khi NB có bất thường quay lại điều trị
2.4.2 Thu thập từ người bệnh
+ Bộ công cụ
Bộ công cụ đánh giá CLCS được sử dụng trong nghiên cứu này là EORTC QLQ – C 30 Đây là bộ công cụ phổ biến nhất để đánh giá CLCS cho NB Ung thư tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới Được phát triển tưg bộ công cụ QLQ – C36 của Tổ chức NC và Điều trị Ung thư Châu Âu xây dựng năm 1987 Đây là thang đo CLCS đa hướng, có tính đặc hiệu cao đối với người bệnh ung thư
Mục đích của quá trình thu thập số liệu nhằm đánh giá CLCS của người bệnh UTĐTT trước và sau khi được phẫu thuật tại Viện phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108
Công cụ thu thập số liệu là phiếu phỏng vấn có sẵn (phụ lục 3), bao gồm thông tin chung của người bệnh, bảng câu hỏi về CLCS của tổ chức NC và Điều trị
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 34Ung thư Châu Âu (QLQ-C30 Of EORTC Version 3) – dùng chung cho tất cả các loại Ung thư, gồm 30 câu hỏi, chúng tôi sử dụng bản dịch nguyên bản của tác giả Sau đó thông qua Bộ môn Ngoại tiêu hóa Bệnh viện TWQĐ 108 gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư là Chủ nhiệm bộ môn,Viện trưởng, Chủ nhiệm khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa, Điều dưỡng trưởng chỉnh sửa và bổ sung, cho áp dụng với thực tế người bệnh tại Bệnh viện TWQĐ 108
Với mỗi câu hỏi người bệnh có thể chọn một trong bốn phương án trả lời, được đánh số theo thang điểm Likert từ 1 đến 4 tùy theo mức độ ảnh hưởng của triệu chứng hoặc khía cạnh đó đến CLCS của người bệnh (1:Không có, 2; Ít, 3: Nhiều, 4; Rất nhiều) riêng câu hỏi 29 và 30 đánh giá CLCS chung
+ Tập huấn: Thực hiện lấy số liệu có 02 người gồm: 01 NC viên và 01 Điều
dưỡng hành chính của Viện Phẫu thuật tiêu hóa - là người thường xuyên tham gia
NC khoa học tại đơn vị, có kiến thức và kỹ năng thu thập, lấy số liệu Được được tập huấn về cả lý thuyết, thực hành về PP thu thập số liệu, các kỹ năng tiếp cận và phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao
+ Điều tra thử: Để thử nghiệm bộ công cụ chúng tôi tiến hành phỏng vấn
định lượng 10 người bệnh đang điều trị tại Viện phẫu thuật Tiêu hóa, sau đó đã chỉnh sửa lại một số từ ngữ để cho người bệnh dễ hiểu và phù hợp
+ Triển khai: Thu thập, lấy số liệu của NB
Thu thập số liệu của ngừời bệnh theo bảng câu hỏi, 3 lần: lần 1 là ngày đầu tiên người bệnh nhập viện, lần 2 là sau khi người bệnh ra viện, hẹn tái khám sau phẫu thuật 01 tháng và lần 3 là sau phẫu thuật 03 tháng
Điều dưỡng lấy số liệu NB vào viện, NB ra viện hàng ngày
Điều dưỡng lấy số liệu phỏng vấn, sẽ trò chuyện, hướng dẫn người bệnh đọc phiếu „„thông tin nghiên cứu‟‟ là các câu hỏi và ký vào “Phiếu đồng ý” nếu đồng ý
tham gia (Phụ lục 4) và tiến hành trả lời các câu hỏi theo bảng
Một số thông tin: Thông tin của người bệnh, chỉ số cận lâm sàng được thu thập, lấy số liệu qua bệnh án của người bệnh trên hệ thống phần mềm quản lý của
Trang 35phiếu phỏng vấn cho NCV Đối với các trường hợp nghi ngờ hoặc thiếu thông tin, điều dưỡng lấy số liệu sẽ hướng dẫn và yêu cầu ngừoi bệnh điểu chỉnh
2.4.3 Đánh giá, tính điểm:
Cách tính điểm của EORTC QLQ –C30:
Số điểm của các vấn đề từ 0 - 100 và có ý nghĩa như sau:
Vấn đề chức năng: số điểm càng cao thì chức năng càng tốt, kết luận vấn đề sức khỏe tốt
Vấn đề triệu chứng: số điểm càng cao thì tương ứng triệu chứng càng nặng, kết luận vấn đề sức khỏe xấu
Cách tính điểm EORTC QLQ - C30 [40]:
Điểm thô: trung bình điểm các câu hỏi của 1 vấn đề
Điểm thô: Rawscore (RS)=(Q1+Q2+…+Qn)/n
Điểm chuẩn hóa: Điểm thô tính trên tỷ lệ 100 với công thức:
- Điểm về lĩnh vực Chức năng: Score = {1 – (RS – 1) / 3} x 100
- Điểm về lĩnh vực Triệu chứng: Score = { (RS – 1) / 3} x 100
- Điểm về sức khỏe tổng quát: Score = { (RS – 1) / 6} x 100
2.5 Phân tích số liệu:
Số liệu định lượng: sau khi thu thập, kiểm tra, xử lý, làm sạch số liệu, nhập số
liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0
Số liệu thứ cấp: được kiểm tra từng người bệnh
Số liệu định lượng sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 cho các thông tin mô
Trang 36dễ trả lời, chuẩn hoá bộ câu hỏi thông qua điều tra thử, tập huấn điều tra viên một cách kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ quá trình điều tra
- Trong quá trình nhập số liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa
2.7 Đạo đức trong NC:
NC tuân thủ quy trình đạo đức của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã phê duyệt đề cương theo quyết định số 347/GCN-HĐĐĐ ngày 26/02/2021 và có được sự đồng ý của Viện Phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện TWQĐ 108
Đối tượng tham gia NC đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để người bệnh tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình NC
Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia NC
ĐTNC được điều tra viên giải thích cụ thể về mục đích, nội dung NC để họ
tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu ĐTNC có quyền từ
chối tham gia NC (Phụ lục 4: Giấy chấp thuận đồng ý tham gia nghiên cứu)
Các thông tin thu được đảm bảo giữ bí mật, không sử dụng cho mục đích nào ngoài việc phục vụ cho mục đích NC
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 37Sơ đồ nghiên cứu
- Yếu tố xã hội: tuổi, giới,
Một số đặc điểm của ĐTNC Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 38Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (nhân khẩu học, yếu tố bệnh)
Biểu đồ 3.1 Phân bố NB theo nhóm tuổi (n = 96)
Nhận xét: Người bệnh có tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 67,7%, sau đó là nhóm tuổi
45 – 59 với 19,8%
Biểu đồ 3.2 Phân bố NB theo giới tính (n = 96)
Nhận xét: Đa số NB có giới tính nam chiếm 74%
12,5
19,8 67,7
Trang 39Biểu đồ 3.3 Phân bố NB theo nơi ở (n = 96)
Nhận xét: Tỷ lệ NB ở nông thôn chiếm 55,2%, thành thị chiếm 44,8%
Biểu đồ 3.4 Phân bố NB theo nghề nghiệp (n = 96)
Nhận xét: Nghề nghiệp của NB chiếm tỷ lệ cao nhất là nông dân với 32,3%, sau đó
là Hưu trí với tỷ lệ 27,1%, thấp nhất là Công nhân với tỷ lệ 9,4%
55,2 44,8
Nông thôn Thành thị
Copies for internal use only in Phenikaa University
Trang 40Biểu đồ 3.5 Phân bố NB theo trình độ học vấn (n = 96)
Nhận xét: Tỷ lệ 50 % người bệnh có học vấn CĐ, ĐH, SĐH, tiếp đó người bệnh có
học vấn PTTH với tỷ lệ 28,1%
Biểu đồ 3.6 Phân bố NB theo tình trạng hôn nhân (n = 96)
Nhận xét: Hầu hết NB có vợ hoặc chồng với tỷ lệ là 97,9%
Có vợ/chồng
Ly hôn, góa
Copies for internal use only in Phenikaa University