1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng cuộc sống của người bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương năm 2022

112 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

--- Nguyễn Thị Ngọc Bích CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

-

Nguyễn Thị Ngọc Bích

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG

VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội – 2023

Trang 2

-

Nguyễn Thị Ngọc Bích – C01881

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG

VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Chất lượng cuộc sống của người bệnh thân mạn tính lọc máu chu kỳ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Giao thông vận tải trung ương năm 2022 là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Số liệu và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Bích

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn cũng như trong suốt quãng thời gian học tập

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân 122 người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu và Lọc máu, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Khoa học sức khỏe trường Đại học Thăng Long, Ban Giám đốc bệnh viện Vinmec Time City, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên khoa Thận nhân tạo bệnh viện Giao thông vận tải

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới

TS Trần Quang Huy - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ, chồng, con và anh chị em, những người luôn ở bên tôi trong mọi hoàn cảnh và cũng đã hy sinh rất nhiều để tôi được đi học, trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu để viết luận văn này và để tôi được trưởng thành như ngày hôm nay Gia đình sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc và là nguồn động lực to lớn giúp tôi bước đi trên con đường sự nghiệp của mình

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Bích

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ THẬN 4

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu thận 4

1.1.2 Đặc điểm chức năng thận 5

1.2 BỆNH THẬN MẠN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 7

1.2.1 Định nghĩa 7

1.2.2 Các giai đoạn của bệnh thận mạn 7

1.2.3 Nguyên nhân 8

1.2.4 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 8

1.2.5 Điều trị bệnh thận mạn 9

1.3 LỌC MÁU 10

1.3.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của lọc máu 10

1.3.2 Nguyên lý của lọc máu 10

1.3.3 Mục đích của điều trị lọc máu 11

1.3.4 Chỉ định, chống chỉ định lọc máu 12

1.3.5 Lọc máu đầy đủ 12

1.3.6 Các biến chứng của lọc máu 13

1.3.7 Đường vào mạch máu trong lọc máu 14

1.4 HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 14

Trang 6

1.4.1 Một số mô hình học thuyết điều dưỡng ứng dụng trong thực hành

điều dưỡng [1] 14

1.4.2 Áp dụng học thuyết điều dưỡng trong việc xây dựng quy trình điều dưỡng 15

1.5 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH BỆNH THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ 16

1.5.1 Thang điểm điều tra chất lượng cuộc sống SF36 17

1.5.2 Các yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống ở người bệnh bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ 19

1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ 20

1.6.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 20

1.6.2 Nghiên cứu trong nước 22

1.7 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1.1 Nghiên cứu định lượng 25

2.1.2 Nghiên cứu định tính 25

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25

2.2.1 Thời gian nghiên cứu 25

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 26

2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26

2.4 CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 26

2.4.1 Nghiên cứu định lượng 26

2.4.2 Nghiên cứu định tính 26

2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 26

2.5.1 Thu thập số liệu định lượng 26

2.5.2 Thu thập số liệu định tính 27

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

2.6 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 27

2.6.1 Nghiên cứu định lượng 27

2.6.2 Nghiên cứu định tính 35

2.7 CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 36

2.8 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 40

2.8.1 Nghiên cứu định lượng 40

2.8.2 Nghiên cứu định tính 40

2.9 SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ 40

2.10 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 41

2.11 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 42

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43

3.2 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ĐÁNH GIÁ THEO SF36 46

3.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 48

3.3.1 Yếu tố liên quan với sức khỏe thể chất 48

3.3.2 Yếu tố liên quan với sức khỏe tâm thần 51

3.3.3 Liên quan với CLCS nói chung 54

3.4 KHÓ KHĂN, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ MONG MUỐN CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TÍNH 58

3.4.1 Những khó khăn người bệnh thận mạn tính gặp phải 58

3.4.2 Hành động người bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ đã làm nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống 61

3.4.3 Mong muốn hỗ trợ của người bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ 62

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 64

4.2 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 67 4.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG 70 4.4 CÁCH THỨC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG

Trang 8

CUỘC SỐNG VÀ MONG ƯỚC CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN LỌC

MÁU CHU KỲ 76

4.5 ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 78

KẾT LUẬN 80

1 Chất lượng cuộc sống của người bệnh lọc máu chu kỳ 80

2 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống 80

KHUYẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Phụ lục 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU 89

Phụ lục 2 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ 90

Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 97

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

KDIGO/ISN

Kidney Disease Improving Global Outcomes/ International/ Society of Nephrology (Cải thiện kết cục toàn cầu về bệnh thận/ Hội thận học quốc tế)

NKF- KDOQI

The National Kidney – Foundation Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (Hội đồng lượng giá kết quả bệnh thận - Hội thận quốc gia Hoa Kỳ)

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân loại bệnh thận và biện pháp điều trị 7

Bảng 1.2 Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO – 2012) 8

Bảng 2.1 Chỉ số nhân trắc theo tiêu chuẩn áp dụng cho người Châu Á 36

Bảng 2.2 Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch học Việt Nam 37

Bảng 2.3 Các nội dung đánh giá trong bộ câu hỏi SF36 38

Bảng 2.4 Cách tính điểm cho mỗi câu trả lời trong bộ câu hỏi SF36 38

Bảng 2.5 Phân loại chất lượng cuộc sống 39

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=122) 43

Bảng 3.2 Các đăc điểm xã hội của đối tượng nghiên cứu (n = 122) 44

Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh lý của đối tượng nghiên cứu (n = 122) 45

Bảng 3.4 Điểm trung bình chất lượng cuộc sống 46

Bảng 3.5 Phân bố mức chất lượng cuộc sống 47

Bảng 3.6 Liên quan giữa sức khỏe thể chất và yếu tố nhân khẩu học (n=122) 48

Bảng 3.7 Liên quan giữa sức khỏe thể chất và yếu tố xã hội (n=122) 49

Bảng 3.8 Liên quan giữa sức khỏe thể chất và đặc điểm bệnh lý (n=122) 50

Bảng 3.9 Liên quan giữa sức khỏe tâm thần và yếu tố nhân khẩu học (n=122) 51

Bảng 3.10 Liên quan giữa sức khỏe tâm thần và yếu tố xã hội (n=122) 52

Bảng 3.11 Liên quan giữa sức khỏe tâm thần và đặc điểm bệnh lý (n=122) 53

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và yếu tố nhân khẩu học 54

Bảng 3.13 Liên quan giữa chất lượng cuộc sống và yếu tố xã hội (n = 122) 55

Bảng 3.14 Liên quan giữa chất lượng cuộc sống và đặc điểm bệnh lý (n = 122) 57

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Giải phẫu và chức năng sinh lý thận 4

Hình 1.2 Sơ đồ vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh lọc máu chu kỳ 11

Hình 1.3 Ứng dụng khung lý thuyết của Orem 16

Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 42

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thận mạn tính (BTMT) là tình trạng suy giảm chức năng thận thường xuyên, liên tục, nhiều tháng hay nhiều năm và không hồi phục Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính, dù khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến bệnh thận mạn Trong giai đoạn đầu của bệnh thận mạn tính, bệnh có thể gây xuất hiện một vài triệu chứng, nhưng đôi khi bệnh không gây ra bất

kỳ biểu hiện nào cho đến khi chức năng thận bắt đầu suy giảm một cách đáng kể

Có những trường hợp khi phát hiện đã là giai đoạn cuối hoặc nếu phát hiện sớm hơn

mà không chữa trị tốt, BTMT có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối và gây tử vong nếu không lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận

BTMT là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến, có tính toàn cầu Nó không những gây ra gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình mà còn là gánh nặng cho

y tế cộng đồng, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, tài chính quốc gia Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 8-16% dân số mắc BTM [38]

Điều trị thay thế thận suy bằng ghép thận, lọc máu là những phương pháp hiện đại đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và ở Việt Nam, hạn chế được biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài sự sống cho người bệnh Trong những năm gần đây số lượng người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối được thực hiện các biện pháp điều trị thay thế bệnh thận trên thế giới cũng như trong nước ngày càng gia tăng Điều đó một phần là nhờ những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực lọc máu Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 30.000 người bệnh đang được lọc máu tại các trung tâm lọc máu trên cả nước, chiếm khoảng 0,031% dân số [11]

Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một tiêu chí quan trọng của chăm sóc sức khỏe và phương pháp điều trị của nhiều loại bệnh mạn tính, trong đó có bệnh thận mạn tính Đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe đối với các bệnh mạn tính là một trong những lĩnh vực khoa học được quan tâm hiện nay Người bệnh bệnh thận mang trong mình nhiều triệu chứng bệnh, chế độ ăn uống hạn chế và phác đồ thuốc phức tạp Do đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng [12] Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra rằng, các người bệnh thận mạn tính

và lọc máu chu kỳ có chất lượng cuộc sống thấp [14] [12] [22] [25]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh thận mạn tính và người bệnh lọc máu chu kỳ ở Việt Nam chủ yếu sử dụng bộ công cụ đo SF36 và WHOQOL để mô tả chất lượng cuộc sống dựa trên các con số thống kê, mà ít có nghiên cứu nào sử dụng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính để hiểu rõ hơn về những vấn đề mà các người bệnh lọc máu chu kỳ đang phải đối mặt, cách thức họ phản ứng lại với bệnh tật và mong muốn của họ

Tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương chưa có đề tài nghiên cứu nào

về vấn đề chất lượng cuộc sống người bệnh bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ Một số câu hỏi cần có câu trả lời đó là: Chất lượng cuộc sống của NB bệnh thận mạn được lọc máu như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến chất lượng cuộc sống của NB? Những vấn đề khó khăn mà NB gặp phải là gì? Người bệnh có những mong muốn và đề xuất gì để giải quyết những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ?

Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:

“Chất lượng cuộc sống của người bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ và một số yếu

tố liên quan tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương năm 2022”

Trang 14

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại

Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương năm 2022

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh thận

mạn tính lọc máu chu kỳ

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ THẬN

Hình 1.1 Giải phẫu và chức năng sinh lý thận

1.1.1 Đặc điểm giải phẫu thận

Bình thường cơ thể mỗi người có 2 quả thận hình hạt đậu nằm dọc hai bên cột sống, sau phúc mạc, ở khoảng giữa đốt sống ngực 12 đến đốt sống thắt lưng 3 Thận nằm sát thành sau bụng xung quanh có đám mỡ quanh thận bao phủ, phía ngoài được bao bọc bởi lá cân quanh thận Thận ở người bình thường dài khoảng 10-12 cm, rộng 5-6 cm, dày 3cm [15]

Trang 16

Mỗi thận bao gồm bao thận có thể bóc tách khỏi nhu mô thận Nhu mô thận gồm phần tủy ở trong và sẫm màu, phần vỏ ở ngoài sát bao thận, nhạt màu hơn Tủy thận có hình cánh quạt được cấu thành bởi các quai Henle và ống góp, tạo thành 12-

18 khối hình nón gọi là tháp Malpighi Đáy tháp nằm ở ranh giới giữa vỏ thận và tủy thận, đỉnh tháp hướng vào bể thận tạo thành núm thận Mỗi núm thận tạo thành

từ khoảng 15 ống góp (Bellini) đổ vào đài thận, rồi đổ vào bể thận Vỏ thận bao gồm các cầu thận, ống lượn và một số quai Henle Vỏ thận bao phủ đáy tháp Malpighi và một phần xen vào giữa các tháp thận tạo thành cột thận (cột Bertin) Rốn thận bao gồm tĩnh mạch thận nằm phía trước, động mạch thận nằm ở giữa, bể thận nằm ở phía sau

Đơn vị cấu trúc và chức năng của thận gọi là Nephron Mỗi thận có khoảng 1.200.000 nephron, mỗi nephron dài 4-5 cm gồm tiểu cầu thận (tiểu cầu Malpighi) nối tiếp với hệ thống ống thận gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp tận cùng chụm vào tạo thành núm thận và đổ vào đài thận Bộ máy cận cầu thận được tạo thành bởi tế bào biểu mô thuộc đoạn to của nhánh lên quai Henle và ống lượn xa dày lên ở sát kề động mạch đến và động mạch đi, tạo thành phức hợp cận cầu thận (macula densa) Tế bào hạt cận cầu thận của động mạch đến tiết Renin tham gia điều hòa hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron, góp phần vào cơ chế feedback điều hòa dòng máu qua thận và mức lọc cầu thận

Tổ chức kẽ thận là tổ chức liên kết gồm các sợi lưới và tế bào kẽ Khi bị viêm sẽ có sự xâm nhập tế bào viêm và tăng xơ tổ chức liên kết tại kẽ thận

1.1.2 Đặc điểm chức năng thận

Thận có chức năng đào thải khỏi cơ thể nhiều chất chuyển hóa để nồng độ của chúng khỏi tăng lên trong huyết tương (chức năng ngoại tiết), đồng thời thận còn sản xuất một số hoạt chất đưa vào máu (chức năng nội tiết) duy trì số lượng hồng cầu và huyết áp

1.1.2.1 Quá trình lọc của cầu thận

Thận nhận khoảng 20-25% máu của cung lượng tim Mỗi phút có khoảng 600ml huyết tương qua thận Mỗi phút cầu thận lọc ra được 120 ml nước tiểu đầu gọi là mức lọc cầu thận

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

1.1.2.2 Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở ống thận

Quá trình tái hấp thu và bài tiết xảy ra suốt dọc chiều dài ống thận từ ống lượn gần cho đến ống góp

10-20% được bài xuất ra nước tiểu

Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần Lượng tái hấp thu tối đa

= 375 ml/ phút Khi glucose máu tăng 200mg/dl thì thận không còn đủ khả năng tái hấp thu toàn bộ glucose và glucose được bài xuất ra ngoài nước tiểu

Acid amin được tái hấp thu hầu hết ở ống lượn gần

Ure được tái hấp thu 40-50% theo cơ chế thụ động phụ thuộc vào nồng độ ure trong máu

Acid uric: tái hấp thu 95-98% ở ống thận, lượng acid uric đào thải khoảng 0,33 mg/ phút tương đương với 600mg/24 giờ

Creatinin sau khi được lọc qua thận được đào thải gần như hoàn toàn, không tái hấp thu và được bài tiết rất ít ở ống thận

Trang 18

1.2 BỆNH THẬN MẠN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

1.2.1 Định nghĩa

Bệnh thận mạn tính là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nitơ phi protein máu như ure, creatinin máu Nguyên nhân là do các tổn thương có thể khởi đầu từ một bệnh ở cầu thận, ở ống kẽ thận, ở mạch thận, gây xơ hóa và giảm sút dần số lượng các nephron chức năng [3] [29] [30]

1.2.2 Các giai đoạn của bệnh thận mạn

Mức độ bệnh thận được đánh giá dựa vào mức lọc cầu thận (MLCT), nồng

độ creatinin máu Tuỳ theo mức độ suy thận, thái độ và phác đồ điều trị khác nhau Chỉ định lọc máu cho người bệnh được áp dụng cho người bệnh bệnh thận giai đoạn nặng (IIIb và độ IV) – Theo bảng phân loại của cố giáo sư Nguyễn Văn Xang, hiện đang được áp dụng tại Việt Nam [29]

Bảng 1.1 Phân loại bệnh thận và biện pháp điều trị Mức độ

suy thận

MLCT mL/phút

Creatinin máu

Lâm sàng Điều trị mg/dL Mmol/L

tăng HA

Bảo tồn,

ăn giảm đạm

buộc, ghép thận

Bệnh thận ở giai đoạn I, II thường ít người bệnh được chẩn đoán, giai đoạn III, IV có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, tăng huyết áp Người bệnh thường được điều trị bảo tồn với chế độ ăn kiêng đạm chặt chẽ, phần lớn không có điều kiện bổ sung các acid amin cần thiết như: Ketosteril, nephrosteril

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

1.2.3 Nguyên nhân

Theo KDIGO (2012), nguyên nhân BTM được phân dựa vào vị trí tổn thương và bệnh nguyên chủ yếu tại thận hoặc thứ phát sau các bệnh lý toàn thân

Bảng 1.2 Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO – 2012)

Nguyên nhân Bệnh tại thận

(nguyên phát) Bệnh toàn thân (thứ phát)

thiểu, bệnh cầu thận màng…

Đái tháo đường, thuốc, bệnh

ác tính, bệnh tự miễn Bệnh ống thận mô

kẽ

Nhiễm trùng tiểu, người bệnh tắc nghẽn, sỏi niệu

Bệnh tự miễn, bệnh thận do thuốc, đa u tủy

- Phù: tùy theo nguyên nhân có thể phù ít hay nhiều, phù trắng, mềm, ấn lõm

- Thiếu máu thường gặp, mức độ phụ thuộc giai đoạn suy thận

- Tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao, là nguyên nhân hoặc hậu quả của bệnh thận mạn [50]

- Hội chứng ure máu cao với các biểu hiện:

+ Chán ăn, buồn nôn, nôn

+ Ngứa ngoài da, chuột rút

+ Thần kinh: nhức đầu, kích thích hoặc hôn mê

+ Hô hấp: khó thở, rối loạn nhịp thở

+ Tim mạch: mạch nhanh, có thể có tiếng cọ màng tim, hoặc rối loạn nhịp + Xuất huyết ngoài da hoặc nội tạng

- Suy tim: thường ở giai đoạn muộn [2] [4] [15]

Trang 20

1.2.4.2 Cận lâm sàng

- Công thức máu: thiếu máu

- Ure, Creatinin máu tăng cao

- Rối loạn điện giải, kiềm toan

- Protein niệu dương tính

- Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân bệnh thận như: X-quang, siêu âm hệ tiết niệu, CT-Scanner ổ bụng…

- Chế độ ăn

- Khống chế tình trạng tăng huyết áp

- Điều trị rối loạn điện giải

- Điều trị toan máu

- Điều trị thiếu máu

- Điều trị loạn dưỡng xương

- Kiểm soát nhiễm khuẩn và giải quyết các ổ hoại tử hoặc xuất huyết

- Không dùng các chất độc cho thận

1.2.5.2 Điều trị thay thế chức năng thận suy

BTM đến giai đoạn cuối thì cần phải ứng dụng các biện pháp điều trị thay thế thận suy Điều trị thay thế thận bao gồm: lọc màng bụng, lọc máu và ghép thận [5] [27]

- Lọc màng bụng là sử dụng màng phúc mạc làm màng lọc, khoang phúc mạc là khoang dịch lọc, máu trong mạch máu của lá phúc mạc là khoang máu

- Lọc máu ngoài cơ thể hay lọc máu là quá trình lọc máu diễn ra ở ngoài cơ thể để lấy đi các sản phẩm cặn bã và nước dư thừa, dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuếch tán và siêu lọc

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

- Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận hoàn hảo nhất Thận ghép

có thể thay thế cả chức năng điều hoà nội môi và chức năng nội tiết của thận suy

NB được ghép thận có sức khỏe và cuộc sống gần hoàn toàn bình thường, có thể trở lại với công việc thường ngày

1.3.1.2 Trong nước

Lọc máu lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 1967 tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Trung ương quân đội 108, thành phố Hà Nội và bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1972, lọc máu chu kỳ đầu tiên tại Việt Nam do Phó giáo sư Nguyễn Nguyên Khôi, Trần Văn Chất, Võ Phụng và cộng sự thực hiện

1.3.2 Nguyên lý của lọc máu

Quá trình lọc máu thận nhân tạo dựa trên hai cơ chế cơ bản là khuếch tán và siêu lọc [51] Cơ chế khuếch tán là hiện tượng các chất hòa tan di chuyển từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp qua màng bán thấm Trong quá trình lọc máu, các chất như ure, creatinin, kali và các chất có trọng lượng phân tử thấp có nồng độ cao trong huyết thanh được thải bỏ khỏi cơ thể nhờ sự khuếch tán từ ngăn

dịch lọc vào ngăn máu Hiệu quả của quá trình khuếch tán phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ của chất tan giữa 2 ngăn máu và ngăn dịch, kích thước, trọng lượng phân tử, tính tích điện của chất tan Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến màng lọc như kích thước lỗ màng lọc, độ dày, tính tích điện, diện tích màng lọc cũng ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán

Trang 22

Cơ chế siêu lọc là hiện tượng nước di chuyển từ nơi có áp lực thủy tĩnh cao sang nơi có áp lực thủy tĩnh thấp qua màng bán thấm Trong thận nhân tạo, áp lực thủy tĩnh trong khoang máu cao hơn khoang dịch do bơm máu và bơm dịch tạo ra, làm nước từ khoang máu di chuyển sang khoang dịch đồng thời kéo theo các chất hòa tan, đặc biệt là các chất có trọng lượng phân tử nhỏ hơn kích thước của màng Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế siêu lọc là chênh lệch áp lực giữa 2 phía của màng, kích thước lỗ màng, trọng lượng phân tử chất hòa tan

Hình 1.2 Sơ đồ vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh lọc máu chu kỳ

1.3.3 Mục đích của điều trị lọc máu

- Cải thiện sự sống còn của người bệnh [34]:

+ Giảm biến chứng trong lọc máu

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh lọc máu

- Người bệnh hài lòng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

1.3.5 Lọc máu đầy đủ

Theo Nguyễn Nguyên Khôi [16] và Nguyễn Quốc Tuấn [26] thì lọc máu đầy

đủ là sự phục hồi sức khỏe tối đa và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các người bệnh BTMT giai đoạn cuối và bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- Thể trạng chung và dinh dưỡng tốt

- Huyết áp bình thường

- Không có triệu chứng thiếu máu trên lâm sàng

- Cân bằng nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan

- Kiểm soát tốt canxi máu, photpho máu và cường cận giáp thứ phát

- Không có biến chứng ure huyết cao

- Duy trì được hoạt động gắng sức

- Có cuộc sống riêng tư, gia đình, nghề nghiệp bình thường

- Giữ được chất lượng cuộc sống

Các tác giả cũng đề cập các điều kiện để lọc máu đầy đủ bao gồm:

- Tốc độ lọc máu ≥ 300 ml/phút

- Dịch lọc bicarbonate

- Kiểm soát được siêu lọc

- Màng lọc có diện tích ≥ 1m² tùy theo thể trạng của người bệnh, có khả năng dung nạp sinh học cao Không sử dụng lại quả lọc

- Liều lọc:

+ Kt/v ≥ 1,2

Trang 24

1.3.6 Các biến chứng của lọc máu

1.3.6.1 Biến chứng cấp trong buổi lọc máu

Theo Võ Tam [27] biến chứng cấp trong buổi lọc máu là:

- Hạ HA do thiếu hụt khối lượng tuần hoàn vì có tăng siêu lọc, có ba dạng biến chứng tụt HA trong khi NB đang chạy lọc máu là: tụt HA đột ngột, tụt HA từ

từ, tụt HA mạn tính

- Co giật, chuột rút do thiếu Natri trong dịch lọc

- Nôn và buồn nôn, nhức đầu, đau đầu (do hội chứng mất thăng bằng trong lọc máu)

- Đau ngực, đau lưng, ngứa do nội độc tố, chí nhiệt tố dính ở dụng cụ rửa không sạch, do người chuẩn bị dụng cụ xử lý nước chưa tốt

- Tan máu, tắc hơi, chảy máu, tụ máu nơi chọc

- Nhiễm khuẩn do vô trùng chưa đúng quy trình kỹ thuật hoặc do rách màng dẫn đến nhiễm khuẩn máu, viêm gan virus

- Rối loạn nước điện giải (rất hay gặp trong khi đang lọc máu)

- Tai biến do kỹ thuật (gọi là các sự cố y khoa)

1.3.6.2 Các biến chứng lâu dài

Theo Nguyễn Hữu Phúc [23] các biến chứng lâu dài là:

- Tim mạch: vữa xơ mạch máu, suy tim, THA, tràn dịch, tràn máu màng tim, tai biến mạch máu não … Đa số các người bệnh LMCK tử vong do các biến chứng

về tim mạch

- Tâm thần - thần kinh: bệnh não do Ure máu cao, viêm đa dây thần kinh, bệnh não do ứ nhôm …

- Biến chứng huyết học: thiếu máu, rối loạn đông máu …

- Biến chứng xương khớp: loãng xương, nhuyễn xương, vôi hóa các phần mềm, đau các khớp lớn …

- Về miễn dịch: người bệnh dễ bị các bệnh nhiễm trùng và nhiễm bột do ứ

- Cường tuyến cận giáp thứ phát

- Hội chứng đường hầm cổ tay, sưng bàn tay

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

1.3.7 Đường vào mạch máu trong lọc máu

1.3.7.1 Đại cương

Đường vào mạch máu có tầm quan trọng sống còn đối với người bệnh lọc máu chu kỳ Đến nay, lỗ thông động tĩnh mạch là phương pháp tiếp cận mạch máu tốt nhất, có thời gian sử dụng dài nhất với ít biến chứng nhất

1.3.7.2 Phân loại

- Lỗ nối thông động tĩnh mạch (AVF)

- Lỗ nối thông động tĩnh mạch nhờ mạch ghép nhân tạo (AVG)

f Suy tim tăng lưu lượng

1.4 HỌC THUYẾT ĐIỀU DƯỠNG VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

1.4.1 Một số mô hình học thuyết điều dưỡng ứng dụng trong thực hành điều

dưỡng [1]

1.4.1.1 Học thuyết nhu cầu của Henderson

Điều dưỡng là người hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh khi họ không có khả năng, giảm hoặc mất khả năng thực hiện các hành động đáp ứng nhu cầu cơ bản, bao gồm 14 nhu cầu cơ bản sau:

- Hô hấp bình thường

- Ăn uống đầy đủ

- Chăm sóc bài tiết

Trang 26

- Được giao tiếp tốt

- Tôn trọng tự do tín ngưỡng

- Được tự chăm sóc, làm việc

- Vui chơi và giải trí

- Học tập có kiến thức cần thiết

1.4.1.2 Học thuyết Maslow

Đề cập đến nhu cầu cơ bản con người, gồm 5 mức độ:

- Mức độ 1: gồm nhu cầu thể chất như không khí, nước, thức ăn

- Mức độ 2: gồm sự an ninh và an toàn cho thể chất và sinh lý

- Mức độ 3: nhu cầu về tình cảm như mối quan hệ bạn bè, tình yêu và những người xung quanh

- Mức độ 4: nhu cầu về vấn đề tôn trọng, kính nể trong xã hội

- Mức độ 5: sự hoàn thiện, độc lập, tự giải quyết mọi vấn đề

Người điều dưỡng khi chăm sóc mọi đối tượng cần đáp ứng nhu cầu của cá nhân khách hàng hoặc đối với người thân trong gia đình họ

1.4.2 Áp dụng học thuyết điều dưỡng trong việc xây dựng quy trình điều dưỡng

- Học thuyết của Dorothea Orem được xây dựng dựa trên nhu cầu tự chăm sóc và khả năng tự chăm sóc của người bệnh Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc Học thuyết về nhu cầu cơ bản của con người

và nhu cầu tự chăm sóc là kim chỉ nam hữu ích để điều dưỡng xác định nhu cầu cụ thể của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh [1] [2] [40]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

Hình 1.3 Ứng dụng khung lý thuyết của Orem

1.5 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH BỆNH THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa chất lượng cuộc sống (CLCS) là

“sự hiểu biết của cá nhân về vị trí xã hội của họ trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà họ thuộc về và trong mối quan hệ với các mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực và mối quan tâm của họ” Thuật ngữ CLCS là một thuật ngữ đa chiều, do vậy việc phân tích các chỉ số đo lường CLCS được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu với nhiều tiêu chí khác nhau

Chất lượng cuộc sống gồm 4 vấn đề chính sau:

Sức khỏe thể chất: những vấn đề liên quan đến bệnh tật

Sức khỏe chức năng: liên quan đến tự chăm sóc, khả năng di chuyển, khả năng thể hiện vai trò trong công việc, gia đình

Tâm lý: khả năng nhận thức, tình cảm, nhân cách và sự hài lòng về CS

Cá nhân người bệnh:

tuổi, giới, trình độ học vấn, người chăm sóc,…

Nhu cầu tự chăm sóc về: ăn uống, tập luyện, thuốc

và theo dõi Môi trường: dịch vụ

lọc máu tại bệnh

viện

Điều dưỡng: giáo dục và

hỗ trợ tăng cường để nâng cao tự CS cho NB Thiếu hụt khả năng tự CS dẫn đến tăng các biến

chứng

Trang 28

Gia đình - xã hội: vai trò của NB trong gia đình, xã hội

Hiện nay, có rất nhiều bộ công cụ giúp chúng ta lượng giá người bệnh mạn tính như:

KDQOL – SF36 (Kidney disease and quality of life – Short form): phát triển

ở Mỹ bởi Ron Hays năm 1997 đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh thận mạn tính

Self – Evaluation of Life Function Scale (SELF) được xây dựng bởi Margaret Linn và Bernald Linn vào năm 1984 dùng để đánh giá sức khoẻ thể chất, tâm lý, xã hội ở người trên 60 tuổi

Comprehensive Assessment and Referral Evaluation (CARE) được xây dựng bởi Gurland và cộng sự vào năm 1997 hiệu chỉnh năm 1983 dùng để đánh giá các vấn đề sức khoẻ, xã hội ở người trên 65 tuổi

Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe, là thước đo hoạt động và sức khỏe mà bản thân tự nhận thức, thường được đánh giá bằng thước đo kết quả do người bệnh báo cáo được tiêu chuẩn hoá như biểu mẫu SF36 SF36 là biểu mẫu chung được sử dụng rộng rãi nhất, nó chứa 36 câu hỏi và đa chiều chất lượng cuộc sống theo 8 lĩnh vực rộng gồm tất cả các hoạt động thể chất và tất cả các hoạt động tâm thần [32]

1.5.1 Thang điểm điều tra chất lượng cuộc sống SF36

- Bộ câu hỏi SF36 được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu những phản hồi tích cực từ phía người bệnh, người chăm sóc Sau đó, SF36 tiếp tục được xây dựng phát triển bởi nhiều nhóm nghiên cứu trường Đại học Y khoa Hoa Kỳ và đã được áp dụng bởi những nhà nghiên cứu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới Hầu hết các nghiên cứu chứng minh thang điểm SF36 có độ tin cậy cao qua đó lượng giá chính xác CLCS của người bệnh mắc bệnh mạn tính Điểm khác biệt so với những thang

đo trước là SF36 có thể sử dụng đánh giá CLCS của người bệnh qua người chăm sóc, có thể không cần đánh giá trực tiếp mà có thể gián tiếp qua phương tiện thông tin như điện thoại, e-mail, internet [25]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

- Bảng SF36 phân loại, xếp loại và hệ thống ghi điểm về chất lượng cuộc sống Trong đó xếp loại sức sống và tổng trạng trùng lặp ở phân loại sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần Câu hỏi ghi nhận việc biến đổi sức khỏe trong năm vừa qua Cấu trúc của hệ thống tính điểm SF36 gồm 36 câu hỏi, 35 trong số đó được xếp phân loại thành tám mục

Hoạt động thể chất gồm mười câu hỏi để ghi nhận khả năng đáp ứng với các yêu cầu về thể chất trong cuộc sống, chẳng hạn như đáp ứng được nhu cầu cá nhân,

đi bộ và tính linh hoạt

Vai trò của khả năng hoạt động thể chất gồm bốn mục đánh giá mức độ hạn chế hoạt động thể chất

Cảm nhận đau gồm hai mục để đánh giá nhận thức về đau trong 4 tuần trước

và mức độ mà cảm giác đau ảnh hưởng tới các hoạt động, công việc bình thường

Về sức khỏe tổng quát gồm năm mục để đánh giá sức khỏe tổng quát từ nhận định của NB

Đánh giá về “Sức sống” gồm bốn mục, đánh giá cảm xúc về tâm thần, năng lực, sự mạnh mẽ và mệt mỏi

Hoạt động xã hội gồm hai mục để đánh giá mức độ và lượng thời gian các hoạt động xã hội khi ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất và tâm thần hoặc các vấn

đề tình cảm đối với gia đình, bạn bè và các tương tác xã hội khác trong thời gian

Trang 30

Các xếp loại về sức sống và tổng trạng thuộc cả về 2 phân loại (tâm thần và thể chất) Do đó, mỗi chiều bao gồm ba mục chuyên biệt và hai phân độ trùng nhau SF36 này cũng bao gồm các câu hỏi tự đánh giá về sự biến đổi sức khỏe trong năm qua và số điểm tổng SF36 dựa trên trung bình toán học SF36 là một công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống cho dân số nói chung cũng như các người bệnh lọc máu nói riêng [53]

* Ưu, nhược điểm của phương pháp

SF36 là một công cụ có nhiều ưu điểm:

- Đánh giá CLCS toàn diện cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần

- Dễ thực hiện trên người bệnh

- Các nội dung chủ quan đều được lượng hoá thành điểm

- Có tính chuyên biệt bởi có những nội dung dành cho người bệnh bệnh thận mạn tính

Tuy nhiên, bảng điểm SF36 còn có một số điểm chưa thực sự khách quan, bởi các câu trả lời của người bệnh có thể thay đổi khi hỏi ở các thời điểm khác nhau Ít có các yếu tố khách quan về xét nghiệm định lượng, những yếu tố này giúp cho bảng đánh giá sẽ chính xác hơn

1.5.2 Các yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống ở người bệnh bệnh thận

Nghiên cứu của Ivan R Zimmermann tại Brazil (2017) chỉ ra rằng những người sống ở các khu vực ngoại thành, những người có điều kiện kinh tế thấp và những người không có việc làm thì có liên quan đến CLCS thấp, những người bệnh

có thu nhập cao thì chất lượng cuộc sống cũng cao hơn nhóm những người bệnh có

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

thu nhập thấp; người bệnh có mắc các bệnh lý như trầm cảm, tiểu đường, tăng huyết

áp thì chất lượng cuộc sống thấp [55]

Theo kết quả nghiên cứu của Virna Widora Saputri, Rico Januar Sitorus và

H M Zulkarnain (2018) Kết quả cho thấy các biến liên quan có ý nghĩa đến chất lượng cuộc sống của người bệnh là tuổi, thu nhập, thời gian lọc máu và sự hỗ trợ của gia đình Do đó, sự hỗ trợ của gia đình là biến số có tác động lớn nhất đến việc xác định chất lượng cuộc sống của người bệnh Những người bệnh thiếu sự hỗ trợ của gia đình có nguy cơ sống khó khăn hơn gấp 4,6 lần so với những người bệnh nhận được sự hỗ trợ tốt của gia đình sau khi kiểm soát các yếu tố về tuổi, thu nhập, thời gian chạy lọc máu, giới tính, tình trạng làm việc [47]

Tác giả Kefale (2019) khi đánh giá các biến nhân khẩu học và lâm sàng thông qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, cho thấy điểm SF36 có liên quan tới tình trạng kinh tế xã hội là một yếu tố dự báo cho điểm CLCS Theo tác giả, trình

độ kinh tế xã hội cao hơn có liên quan đáng kể đến CLCS tốt hơn Tương tự, địa vị

xã hội thấp hơn, đặc trưng bởi trình độ học vấn thấp hơn, tình hình tài chính tồi tệ hơn, hoặc thiếu việc làm cũng liên quan đến việc giảm điểm CLCS Nguyên nhân

có thể do những người có điều kiện kinh tế thấp không được chăm sóc sức khỏe hiệu quả do kinh tế hạn chế [41]

Tác giả Senanayake (2020) khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy thu nhập thấp, các giai đoạn tiến triển của bệnh suy thận mạn, gánh nặng triệu chứng, trầm cảm và sang chấn tâm lý có liên quan đáng kể với điểm CLCS thấp [48]

1.6 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ

1.6.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Vincent J Ganu và CS (2018) nghiên cứu được thực hiện trên 106 người bệnh lọc máu tại hai đơn vị lọc thận của bệnh viện Korle-Bu Teaching ở Accra, Ghana Kết quả: 45% NB dương tính với các triệu chứng trầm cảm, khoảng 19% đạt điểm thấp về chất lượng cuộc sống nói chung Có những mối tương quan tiêu

Trang 32

cực đáng kể giữa các yếu tố sau: trầm cảm và CLCS tổng thể, trầm cảm và thời gian điều trị lọc máu, trầm cảm và mức thu nhập Có mối tương quan thuận giữa CLCS tổng thể và thời gian lọc máu, điều trị và thu nhập [35]

Abdul Rehman Arshad và các cộng sự (2019) nghiên cứu 109 người bệnh có tuổi trung bình là 50,22 ± 13,73 tuổi Điểm sức khỏe thể chất, điểm sức khỏe tâm thần và điểm thành phần bệnh thận lần lượt là 33,41 ± 6,85, 46,10 ± 5,89 và 65,00 ± 6,11 Một trình độ học vấn cao hơn dự đoán điểm sức khỏe tâm thần cao hơn và tuổi trẻ hơn dự đoán điểm thành phần bệnh thận tốt hơn [33]

Nghiên cứu của Karla Lizbeth Partida Ponce và cộng sự (2019) cho thấy đối với nhân viên điều dưỡng, việc chăm sóc người bệnh thận mạn tính đưa ra những thách thức như tình trạng thể chất và cảm xúc phức tạp của người bệnh, quản lý chăm sóc và vượt sự đau khổ và cái chết của những người bệnh có mối quan hệ thân thiết với điều dưỡng Các vấn đề nan giải: người bệnh từ chối tiếp nhận chăm sóc, chi phí cá nhân và gia đình liên quan đến điều trị ảnh hưởng CLCS của người bệnh Những phát hiện của nghiên cứu có liên quan đến: tình trạng kiệt sức và khó khăn xây dựng các mối quan hệ giữa các cá nhân, sự hài lòng trong công việc và chất lượng chăm sóc thấp [44]

Nghiên cứu của Rostami Z và cộng sự (2013) trên 6930 người bệnh thận mạn tính tại Iran cho thấy người bệnh có điểm thể chất, tâm thần, chất lượng cuộc sống trung bình lần lượt là 40,79 ± 20,10; 47,79 ± 18,31 và 57,97 ± 11,70 Bệnh nguyên phát phổ biến nhất được biết đến là tăng huyết áp (31,9%) và nguyên nhân thứ hai là đái tháo đường (25,5%) Nghiên cứu chỉ ra lọc máu đầy đủ với Kt/V trong khoảng từ 1 đến 1,2 có liên quan đến tỷ lệ nhập viện thấp hơn [46]

Năm 2021, Mansour Ghafourifard và cộng sự thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 227 người bệnh đang lọc máu tại hai đơn vị lọc máu của các bệnh viện giáo dục (Bệnh viện Imam Reza và Sina) trực thuộc Đại học Khoa học Y tế Tabriz, Iran Kết quả điểm CLCS trung bình của người bệnh ở mức thấp (48,9 ± 23,3; người bệnh thận mạn tính có nhận thức tích cực về việc tập thể dục, tuy nhiên họ ít tập thể dục do một số rào cản khi tập thể dục như mệt mỏi, mỏi cơ và chất lượng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

cuộc sống liên quan đến sức khỏe thấp hơn so với những người khỏe mạnh không mắc bệnh thận mạn tính [36]

1.6.2 Nghiên cứu trong nước

Đánh giá CLCS bằng thang điểm SF36 cũng được một số nghiên cứu trong nước công bố

- Lâm Nguyễn Nhã Trúc và cộng sự năm 2012 đã sử dụng bảng điểm SF36

để đánh giá CLCS ở 107 người bệnh STMT giai đoạn cuối có chỉ định lọc máu chu

kỳ Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 48 ± 18, điểm SF36 trung bình trước LMCK là 12,1 sau đợt nằm viện điểm SF36 tăng lên 41,3 [24]

- Năm 2012, Lê Việt Thắng và cộng sự cũng sử dụng bảng điểm SF36 để đánh giá CLCS của 112 người bệnh LMCK Nhóm người bệnh có tuổi trung bình là 47,99 ± 13,24 tuổi, thời gian LMCK trung bình là 46,2 ± 39,2 tháng, nam chiếm 60,7% Điểm SF36 trung bình là 40,78 ± 19,37, có 5,35% người bệnh có điểm CLCS tốt Điểm SF36 tương quan thuận với nồng độ hemoglobin, nồng độ albumin máu nhưng lại tương quan nghịch với nồng độ ure và CRP máu với p< 0,055 [25]

- Nguyễn Dũng và cộng sự (2014), nghiên cứu CLCS sử dụng công cụ SF36 trên 180 người bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối được điều trị bằng phương pháp bảo tồn và LMCK trong đó 60 người bệnh điều trị bảo tồn và 120 người bệnh LMCK [8] Nhóm người bệnh thận mạn tính tuổi trung bình là 46,74 ± 16,01 tuổi, nam chiếm 70,83% Điểm sức khỏe thể chất trung bình là 51,59 ± 8,67, điểm sức khỏe tâm thần là 55,88 ± 7,7, điểm SF36 chung là 54,87 ± 8,75 Có 50,3% người bệnh có sức khỏe tốt tính cả 180 người bệnh Chất lượng cuộc sống giảm dần khi tuổi càng cao, thiếu máu càng nặng [8]

- Đỗ Thị Thùy Dương (2021), nghiên cứu đánh giá CLCS của 293 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa Lọc máu, Bệnh viện Thận Hà Nội điểm trung bình CLCS chung là 45,7±6,5, điểm SF36 trung bình ở nhóm điều trị dưới 5 năm là 46.2±7.5, nhóm điều trị trên 5 năm là 45.2±5.6 Ở nhóm SF36 thể chất điều trị dưới 5 năm 43.1±8.5, điều trị trên 5 năm là 41.5±6.8 Ở nhóm SF36 tâm thần ở

Trang 34

nhóm điều trị dưới 5 năm 48.8±7.4, ở nhóm trên 5 năm là 48.2±5.2 Tuy nhiên sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [6]

- Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2019), nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của 325 người bệnh suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại khoa Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, CLCS của người bệnh lọc máu chu kỳ rất thấp: tỷ lệ người bệnh có điểm sức khỏe xếp loại tốt về thể chất là 0,9%, sức khỏe tâm thần là 3,4% và chất lượng cuộc sống chung là 1,5% [28]

- Đỗ Thuý Hằng (2015), nghiên cứu được đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh thận mạn tính bằng bảng điểm SF36 tại Bệnh viện 103 Người bệnh có chất lượng cuộc sống kém 25%, trung bình kém 50,9%, trung bình khá 18,75%, khá tốt 5,35% Tăng HA, thiếu máu, nồng độ ure huyết cao ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh lọc máu chu kỳ với p< 0,05 [10]

- Nguyễn Thị Hằng (2020), nghiên cứu 301 người bệnh STM giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ ở khoa Thận lọc máu Bệnh viện Kiên Giang Kết quả: mức tăng cân giữa 2 lần lọc trung bình là 2.5±0.9, các chỉ số sinh hóa máu cải thiện rõ rệt giữa hai lần lọc máu Có mối liên quan giữa tình trạng tăng cân giữa hai lần lọc và chất lượng cuộc sống của NB với tình trạng CS chưa tốt [13]

- Nguyễn Thị Ngọc và CS (2018), nghiên cứu CLCS của 161 NB STM đang lọc máu chu kỳ chỉ ở mức trung bình 43.9±19,0 điểm với sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cũng ở mức trung bình lần lượt là 41,7±20,1 điểm và 46,1±20,0 điểm [21]

- Nguyễn Hoàng Lan (2017), điểm trung bình chất lượng cuộc sống theo các đặc điểm bệnh thận, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần lần lượt là 52,6 (SD 11,4), 37,7 (SD 9,1); 42,2 (SD 9,4) Thời gian mắc bệnh, nghề nghiệp, tuổi và đặc điểm bệnh thận là những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống (p < 0,05) [19]

1.7 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương là bệnh viện tuyến y tế cao nhất thuộc ngành Giao thông vận tải Đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho các các bộ, công nhân viên thuộc ngành giao thông

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

vận tải và nhân dân sinh sống khu vực nội - ngoại thành thủ đô Trải qua nhiều năm

hình thành và phát triển, năm 2006, bệnh viện GTVT Trung ương chính thức được công nhận là Bệnh viện đa khoa hạng I (theo Quyết định số 1734/QĐ – Bộ GTVT ngày 23/08/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT) Hiện tại, bệnh viện có 23 chuyên khoa,

5 phòng chức năng, hơn 400 giường bệnh, nhân sự 338 người, đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh của người bệnh

Ngay từ ngày đầu thành lập, lãnh đạo bệnh viện và khoa Thận đã chủ trương

và quyết tâm xây dựng một khoa Lọc máu có chất lượng chuyên môn cao, chất lượng phục vụ tốt nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị của người bệnh khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận trong hoàn cảnh khó khăn chung của ngành y tế thời đó Thông qua các chính sách ưu tiên đầu tư tài chính, chính sách đào tạo nhân lực và sự quan tâm toàn diện của lãnh đạo bệnh viện, cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo của tập đoàn Medical Toyou, trường Đại học Y khoa Juntendo, Tokai Khoa Thận đã nhanh chóng khẳng định được chất lượng chuyên môn và phục vụ của mình Đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong khu vực và Quốc tế

Từ năm 2007 đến nay, khoa Thận - Tiết niệu và Lọc máu trực thuộc bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương thực hiện chủ trương xã hội hoá thay đổi toàn

bộ các máy lọc máu cũ bằng một hệ thống máy mới của hãng Nikkiso- Nhật Bản, trang bị hệ thống trộn dịch trung tâm “Supply Center” với 25 máy đủ phục vụ cho

150 người bệnh và máy này được trang bị thêm màng biofilter có khả năng lọc các yếu tố gây sốt (Pyrogen) của dịch lọc trước khi tiếp xúc với máu của người bệnh, nâng cao độ an toàn cho mỗi cuộc lọc máu

Trang 36

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1 Nghiên cứu định lượng

Đối tượng nghiên cứu là người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu và Lọc máu, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương

Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên

- Người bệnh lọc máu chu kỳ 3 tháng trở lên

- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

- Người bệnh hạn chế nghe, nói

- Người bệnh có bệnh lý tâm thần kinh

- Người bệnh có các bệnh lý nặng, nguy kịch, không thể tham gia phỏng vấn

2.1.2 Nghiên cứu định tính

Đối tượng nghiên cứu: người bệnh được đánh giá CLCS trong nghiên cứu định lượng

Tiêu chí lựa chọn

Đối tượng nghiên cứu: chọn mẫu có chủ đích Chọn 5 ĐTNC có CLCS cao

và 5 ĐTNC có CLCS thấp; là người có khả năng cung cấp nhiều thông tin, cởi mở sẵn sàng chia sẻ ý kiến, quan điểm, tâm tư và nguyện vọng

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2022 đến hết tháng 2/2023, trong đó thời gian thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 9/2022 đến hết tháng 12/2022

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Khoa Thận – Tiết Niệu và Lọc máu, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương Địa chỉ: 84 Chùa Láng – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội

2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính

2.4 CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

2.4.1 Nghiên cứu định lượng

Số liệu thống kê người bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ tại địa điểm nghiên cứu không nhiều nên nghiên cứu thực hiện chọn mẫu toàn bộ Tất cả người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối, điều trị lọc máu chu kỳ tại Khoa Thận – Tiết Niệu và Lọc máu, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương đáp ứng tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Tổng số có 122 người bệnh được chọn vào nghiên cứu

2.4.2 Nghiên cứu định tính

Cỡ mẫu: thực hiện phỏng vấn sâu 10 NB (5 NB có CLCS cao, 5 NB có CLCS thấp) là những NB đã tham gia nghiên cứu định lượng, sau khi phân tích số liệu định lượng, sẽ chọn ra theo nhóm NB CLCS cao và CLCS thấp

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích Chọn người bệnh là người có khả năng cung cấp nhiều thông tin, cởi mở sẵn sàng chia sẻ ý kiến, quan điểm, tâm

tư và nguyện vọng

2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

2.5.1 Thu thập số liệu định lượng

- Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu dựa trên

bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống SF36 được thiết kế sẵn (Phụ lục 2)

- Trước khi thực hiện thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu gặp lãnh đạo khoa

để báo cáo và xin thực hiện nghiên cứu, sau đó gặp đối tượng nghiên cứu để giải thích mục đích nghiên cứu và trả lời những câu hỏi nếu có trước khi tiến hành nghiên cứu

- Vì số lượng NB phỏng vấn nhiều, do đó nhóm thu thập số liệu gồm có học viên là nghiên cứu viên chính cùng với 2 nhân sự là điều dưỡng của khoa Lọc máu

Trang 38

cùng thực hiện Nhóm thu thập số liệu phỏng vấn trực tiếp NB theo bộ câu hỏi nghiên cứu Trung bình mỗi ngày phỏng vấn được 5-7 NB

2.5.2 Thu thập số liệu định tính

- Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu (PVS) ĐTNC đã tham gia nghiên cứu định lượng nhằm tìm hiểu sâu về các vấn đề, những khó khăn NB gặp phải, các yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và mong muốn của người bệnh Học viên là người trực tiếp thực hiện phỏng vấn sâu, các đối tượng nghiên cứu dựa trên Hướng dẫn PVS (Phụ lục 3)

- Mỗi cuộc PVS kéo dài khoảng 30 - 45 phút và được ghi âm (sau khi được

sự đồng ý của người tham gia) kết hợp ghi nhanh ý kiến của ĐTNC

- Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện ở phòng riêng để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Bản ghi âm và gỡ băng được lưu giữ làm hồ sơ nghiên cứu

2.6 BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

2.6.1 Nghiên cứu định lượng

Biến số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Về nhân khẩu học: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình và bản thân, BHYT

- Về tình trạng bệnh:

+ Nguyên nhân gây bệnh thận mạn: viêm cầu thận, viêm thận bể thận, bệnh

hệ thống, bệnh hệ thống, bệnh tim mạch

+ Thời điểm người bệnh được phát hiện bệnh thận mạn tính

+ Thời gian lọc máu chu kỳ

- DHST: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

- Cân nặng (trước/sau lọc máu)

- Chỉ số BMI

Biến số liên quan đến CLCS

- CLCS theo thang điểm SF36: SK thể chất, SK tâm thần, CLCS chung

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

- Phân tích mối liên quan giữa CLCS (biến phụ thuộc) với một số đặc điểm của NB

S

loại

PP thu thập SL Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Là tuổi của ĐTNC tính theo năm dương lịch đến thời điểm thu thập số liệu

hồ sơ BA

Cân nặng trước buổi lọc máu

hồ sơ BA

cùng

Người sống cùng thời điểm

Phỏng vấn,

hồ sơ BA

Phỏng vấn,

hồ sơ BA

Trang 40

loại

PP thu thập SL

hiểm y tế

Mức chi trả hiện tại theo thẻ

hồ sơ BA

việc hiện tại

Thời gian ĐTNC dành cho

Phỏng vấn,

hồ sơ BA

Khoảng cách từ nơi sinh sống

hồ sơ BA

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 12/09/2023, 23:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w