Chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi Seattle Angina Questionaire của người bệnh trước và sau can thiệp động mạch vành .... Đánh giá một số yếu tố liên quan đến CLCS trong bộ câu hỏi SAQ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán xác định mắc bệnh ĐMV và có chỉ định can thiệp ĐMV qua da
- Tất cả người bệnh được chẩn đoán xác định là bệnh ĐMV và được can thiệp ĐMV qua da thành công tại Trung tâm cấp cứu và Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Tim Hà Nội trong khoảng thời gian nghiên cứu [2], [3]
- Người bệnh trên 18 tuổi và có khả năng trả lời phỏng vấn
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu - Người bệnh là người nước ngoài, người không có khả năng nghe hiểu tiếng Việt
- Người bệnh bị NMCT quá nặng, nguy kịch, sốc tim, phải thở máy hoặc tim phổi nhân tạo (ECMO)
- Người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, tri giác không ổn định
- Người bệnh mắc bệnh tâm thần kinh và/hoặc các bệnh cấp cứu nội ngoại khoa phối hợp
- Người bệnh tử vong trong quá trình can thiệp ĐMV hoặc hồi sức sau can thiệp
- Người bệnh không thỏa mãn đầy đủ các chỉ tiêu theo thiết kế nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hai thời điểm trước và sau can thiệp động mạch vành qua da
Thư viện ĐH Thăng Long
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Tính cỡ mẫu bằng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:
Trong đó - n: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỷ lệ cải thiện CLCS - α: Xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z(1-α/2) = 1,96
- p: Trị số mong muốn của tỷ lệ cải thiện CLCS , lấy theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải năm 2023, p = 0,642 [7]
- ε: Độ chính xác tương đối, chọn = 0,2 Thay số vào ta tính được n = 140 người bệnh, thực tế, để đảm bảo số lượng người bệnh tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã lấy 150 người bệnh vào mẫu nghiên cứu
* Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu liên tiếp trong thời gian nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu viên tiến hành xây dựng bộ công cụ, bệnh án nghiên cứu, các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu, biến số nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá Xây dựng thành một bộ câu hỏi tự điền
- Xây dựng câu hỏi về các biến số nền: Mã số người bệnh, mã số bệnh án, họ và tên người bệnh, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập hàng tháng
- Xây dựng bộ câu hỏi SAQ, tiến hành Việt hóa bộ câu hỏi SAQ nguyên mẫu của tác giả Spertus (1995), có tham khảo bộ câu hỏi của tác giả Phạm Thị Tuyết Nhung (2013), Lê Thị Thanh Hải (2023)
- Bộ câu hỏi SAQ được xây dựng thành 2 phiếu, trước can thiệp và sau can thiệp có nội dung như nhau Mỗi người bệnh có 2 phiếu có mã số giống nhau
Bước 2: Nghiên cứu viên tiến hành điều tra thử để thử nghiệm bộ câu hỏi đã soạn sẵn
- Sau khi xây dựng bộ câu hỏi, tiến hành điều tra thử trên 10 tình nguyện viên Ghi n Z 2 (1- /2) × p (1 - p)
- Sau khi điều tra thử, hoàn thành bộ câu hỏi chính thức
- Xây dựng bộ dụng cụ nhập liệu trên Kobotoolbox
Bước 3: Thu thập dữ liệu nghiên cứu, bao gồm các bước sau:
- Tất cả những người bệnh mắc bệnh ĐMV nhập điều trị tại Trung tâm cấp cứu và Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Tim Hà Nội đủ tiêu chuẩn chọn vào và không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào mẫu nghiên cứu
- Tiến hành điều tra trước can thiệp ĐMV qua da: Tất cả người bệnh được chọn vào mẫu nghiên cứu được điều tra bằng bộ câu hỏi Mỗi người bệnh có một mã số nghiên cứu riêng
- Người bệnh được tiến hành can thiệp ĐMV qua da Tại đây, nghiên cứu viên tiến hành ghi nhận các thông tin về kết quả chụp ĐMV, kết quả can thiệp ĐMV và một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng khác Sau đó theo dõi tại khoa và được đưa về các khoa phòng tiếp tục điều trị Tại đây, nghiên cứu viên tiến hành lấy thông tin liên lạc của người bệnh, nắm được lịch tái khám cũng như thông tin của người bệnh
- Sau 01 tháng, khi người bệnh đi tái khám, nghiên cứu viên tiến hành điều tra sau can thiệp bằng bộ câu hỏi
- Nghiên cứu viên tiến hành nhập liệu trên bộ công cụ Kobotoolbox
- Nghiên cứu viên xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14.0.
Các biến số trong nghiên cứu và cách thu thập
2.4.1 Các biến số nền của mẫu nghiên cứu
- Giới tính: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
- Tuổi: Là biến định lượng không liên tục, thu thập bằng cách tra cứu hồi sơ Sau đó được mã hóa thành biến nhị giá, hai giá trị:
+ Từ 65 tuổi trở xuống + Trên 65 tuổi
- Nghề nghiệp: Là biến định tính, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm các giá trị:
Thư viện ĐH Thăng Long
+ Công nhân + Lao động trí óc + Công việc tự do + Nghỉ hưu
- Nơi cư trú: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
- Tôn giáo: Là biến định tính, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm các giá trị:
+ Không tôn giáo + Phật giáo + Thiên Chúa giáo
- Trình độ học vấn: Là biến thứ bậc, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
+ Cấp 3 trở xuống + Trung cấp trở lên
- Tình trạng hôn nhân: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách hỏi bệnh, bao gồm hai giá trị:
+ Đã kết hôn + Độc thân/đã ly dị/ góa
- Thu nhập hàng tháng: Là biến thứ bậc, thu thập bằng cách hỏi bệnh, bao gồm hai giá trị:
+ Từ 5 triệu đồng/ tháng trở xuống + Trên 5 triệu đồng/tháng
2.4.2 Các biến số về lâm sàng và cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu
- Lý do đến viện: Là biến định tính, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ, bao gồm các giá trị:
+ Mệt + Đau ngực + Khó thở
25 - Số lần đến viện: Là biến định tính, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ và hỏi bệnh, bao gồm hai giá trị:
+ Đến lần đầu + Đến lần thứ 2 trở lên
- Đối tượng bảo hiểm: Là biến định tính, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ, bao gồm các giá trị:
+ Bảo hiểm đúng tuyến + Bảo hiểm trái tuyến + Không có bảo hiểm
- Tăng huyết áp: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ, bao gồm các giá trị:
+ Có tăng huyết áp + Không tăng huyết áp
- Đái tháo đường: Là biến biến nhị giá, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
+ Có đái tháo đường + Không đái tháo đường
- Rối loạn lipid máu: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
+ Có rối loạn lipid máu + Không rối loạn lipid máu
- Có ít nhất một bệnh kèm theo: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách hỏi bệnh và tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
+ Mắc ít nhất một bệnh kèm theo + Không mắc bệnh kèm theo nào
- Tình trạng hút thuốc lá: Là biến thứ bậc, thu thập bằng cách hỏi bệnh, bao gồm các giá trị:
+ Thường xuyên hút thuốc lá + Thỉnh thoảng hút thuốc lá + Không hút thuốc lá
- Tình trạng hút thuốc lá sau can thiệp: là biến thứ bậc, bao gồm các giá trị:
+ Từ trước đến nay không hút + Sau can thiệp đã bỏ hút thuốc
Thư viện ĐH Thăng Long
26 + Vẫn còn hút thuốc lá
- Tình trạng uống rượu: Là biến thứ bậc, thu thập bằng cách hỏi bệnh, bao gồm các giá trị:
+ Thường xuyên uống rượu + Thỉnh thoảng uống rượu + Không uống rượu
- Tình trạng uống rượu sau can thiệp: Là biến thứ bậc, bao gồm các giá trị:
+ Từ trước đến nay không uống rượu + Sau can thiệp đã bỏ rượu
- Phân suất tống máu thất trái: Là biến thứ bậc, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
+ Phân suất tống máu bảo tồn: là trên 50%
+ Phân suất tống máu giảm hoặc giảm nhẹ: từ 50% trở xuống
- Phân suất tống máu sau can thiệp: Là biến thứ bậc, bao gồm các giá trị:
+ Từ trước đến nay > 50%, + Cải thiện từ ≤ 50% lên > 50%
+ Không cải thiện phân suất tống máu thất trái
- Loại can thiệp: Là biến nhị giá, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ, bao gồm hai giá trị:
+ Can thiệp cấp cứu là can thiệp các người bệnh nhồi máu cơ tim cấp
+ Can thiệp chương trình là can thiệp các người bệnh mắc hội chứng mạch vành mạn
- Kết quả chụp mạch vành: là biến thứ bậc, thu thập bằng cách ghi nhận thông tin trên kết quả chụp động mạch vành, bao gồm các giá trị:
+ Tổn thương một nhánh + Tổn thương hai nhánh + Tổn thương từ 3 nhánh trở lên
- Đặc điểm can thiệp lần này: là biến thứ bậc, thu thập bằng cách tra cứu hồ sơ, bao gồm các giá trị:
+ Can thiệp lần đầu + Can thiệp lần thứ hai trở lên
- Đặc điểm tổn thương tồn lưu: Là biến thứ bậc, thu thập bằng cách ghi nhận thông tin trên kết quả can thiệp ĐMV, bao gồm các giá trị:
27 + Không còn tổn thương hoặc xơ vữa nhẹ + Tổn thương một nhánh
+ Tổn thương từ hai nhánh trở lên
2.4.3 Các biến số về bộ câu hỏi SAQ
- Khả năng gắng sức: Là biến định lượng không liên tục, thu thập qua bộ câu hỏi SAQ tự điền Được thu thập hai lần trước và sau can thiệp ĐMV, sau đó mã hóa thành biến nhị giá, bao gồm hai giá trị:
+ Cải thiện khả năng gắng sức có ý nghĩa lâm sàng (tăng từ 8 điểm trở lên) + Không cải thiện khả năng gắng sức (giảm hoặc tăng ít hơn 8 điểm)
- Độ ổn định của đau ngực: Là biến định lượng liên tục, thu thập qua bộ câu hỏi SAQ tự điền Được thu thập hai lần trước và sau can thiệp ĐMV, sau đó mã hóa thành biến nhị giá, bao gồm hai giá trị:
+ Cải thiện độ ổn định của đau ngực (tăng từ 25 điểm trở lên) + Không cải thiện độ ổn định của đau ngực (giảm hoặc tăng ít hơn 25 điểm)
- Tần số đau ngực: Là biến định lượng liên tục, thu thập qua bộ câu hỏi SAQ tự điền Được thu thập hai lần trước và sau can thiệp ĐMV qua da, sau đó mã hóa thành biến nhị giá, bao gồm hai giá trị:
+ Cải thiện tần số đau ngực (tăng từ 20 điểm trở lên) + Không cải thiện tần số đau ngực (giảm hoặc tăng ít hơn 20 điểm)
- Mức độ hài lòng với điều trị: Là biến định lượng liên tục, thu thập qua bộ câu hỏi
SAQ tự điền Được thu thập hai lần trước và sau can thiệp ĐMV qua da, sau đó mã hóa thành biến nhị giá, bao gồm hai giá trị:
+ Cải thiện mức độ hài lòng của điều trị (tăng từ 12 điểm trở lên) + Không cải thiện mức độ hài lòng (giảm hoặc tăng ít hơn 12 điểm)
- Chất lượng cuộc sống: Là biến định lượng liên tục, thu thập qua bộ câu hỏi SAQ tự điền Được thu thập hai lần trước và sau can thiệp ĐMV qua da, sau đó mã hóa thành biến nhị giá, bao gồm hai giá trị:
+ Cải thiện CLCS (tăng từ 16 điểm trở lên) + Không cải thiện CLCS (giảm hoặc tăng ít hơn 16 điểm).
Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
2.5.1 Các tiêu chuẩn về lâm sàng và cận lâm sàng
- Tăng huyết áp (THA): Chẩn đoán theo Hội tim mạch Việt Nam và Hội tim mạch
Thư viện ĐH Thăng Long
28 Châu Âu có 2 giá trị [19]:
+ Có THA: HA tâm thu 140 mmHg hoặc/và HA tâm trương 90 mm Hg hoặc/và người bệnh đang điều trị thuốc để hạ huyết áp hàng ngày
+ Không THA: Khi không thỏa mãn tiêu chuẩn trên
- Đái tháo đường (ĐTĐ): Chẩn đoán xác định dựa vào tiêu chuẩn hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2020 [41]:
+ Có đái tháo đường: Khi có ít nhất 1 trong hai tiêu chuẩn sau: (1) Trường hợp mới chẩn đoán ĐTĐ: Khi có triệu chứng lâm sàng ĐTĐ (Uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân) hoặc mất bù cấp tính kèm theo 1 xét nghiệm: Glucose lúc đói 7,0 mmol/l, HbA1C 6,5%, đường huyết bất kỳ 11,1mmol/l Khi không có triệu chứng lâm sàng ĐTĐ và mất bù cấp tính, dựa vào xét nghiệm: Glucose lúc đói 7,0 mmol/l, 2 lần cách nhau ít nhất 1 ngày,
HbA1C 6,5%, 2 lần cách nhau ít nhất 3 tháng, Glucose lúc đói 7,0 mmol/l và HbA1C 6,5% (2) Trước đó đã được chẩn đoán ĐTĐ, hiện tại đang dùng thuốc ĐTĐ với bất kỳ con số đường máu nào
- Rối loạn lipid máu (RLLPM): Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của NCEP-ATP III, xác định có RLLPM khi thỏa mãn ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: triglyceride ≥ 1,7 mmol/L, cholesterol toàn phần ≥ 5,2 mmol/L, LDL - c ≥ 2,58 mmol/L, HDL - c < 1,29 mmol/L, đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu [28]
- Tiêu chuẩn đánh giá phân suất tống máu thất trái (PSTMTT): Tiến hành trên siêu âm tim 2D bằng phương pháp Simpson ở mặt cắt 4 buồng Được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa [15]
- Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương ĐMV: Ghi nhận trên kết quả chụp ĐMV, khi một nhánh hẹp trên 50% được gọi là mức hẹp có ý nghĩa Các nhánh được đánh giá là: Động mạch liên thất trước, động mạch mũ và động mạch vành phải Tổn thương thân chung ĐMV trái được tính bằng 2 nhánh tổn thương Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các tổn thương còn lại sau can thiệp ĐMV [3]
2.5.2 Các tiêu chuẩn trong bộ câu hỏi SAQ
Bộ câu hỏi Seattle Angina Questionnaire (SAQ) được thiết kế, phát triển, lượng giá năm 1995 với nhóm tác giả John A.Spertus và cộng sự tại trường đại học Washington vùng Seattle thuộc Washington Bộ câu hỏi SAQ bao gồm 11 câu hỏi, đo lường 5 lĩnh vực sức khỏe liên quan bệnh mạch vành : khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và CLCS Tùy vào đặc điểm câu hỏi mà sẽ có
29 điểm tối đa là 5,6 hoặc 7 điểm, tính điểm cao hơn cho mức độ tốt hơn Sau đó quy về thang điểm 100 Do mỗi lĩnh vực đánh giá 1 khía cạnh liên quan đến bệnh lý mạch vành nên không có điểm số gộp chung cho cả bộ câu hỏi [21]
- Khả năng gắng sức: Là câu hỏi đầu tiên của bộ câu hỏi SAQ, bao gồm 9 tiểu mục, thể hiện 3 mức độ của khả năng gắng sức: 3 câu hỏi đầu bao gồm các công việc hằng ngày, 3 câu hỏi tiếp theo thể hiện các công việc cần gắng sức nhiều hơn và 3 câu hỏi cuối cùng là những hoạt động thể dục-thể thao mạnh Mỗi câu hỏi được tính điểm từ 1 đến 5 tùy theo mức độ gắng sức, nếu người bệnh chọn câu trả lời số 6: bị cản trở bởi nguyên nhân khác thì bỏ qua câu hỏi đó Sau đó, tính tổng điểm câu 1 và quy về thang điểm 100
- Mức độ ổn định của đau ngực: Là câu hỏi số 2 của bộ câu hỏi SAQ, được tính điểm từ 1 đến 6, sau đó quy về thang điểm 100
- Tần số đau ngực: Là câu hỏi số 3, số 4 và số 5 của bộ câu hỏi, với tối đa mỗi câu hỏi là 6 điểm, tổng điểm 3 câu là 18 điểm Sau đó được quy về thang điểm 100
- Mức độ hài lòng với điều trị: Là câu hỏi số 7 và số 8 của bộ câu hỏi, với tối đa 5 điểm cho mỗi câu hỏi, tổng điểm 2 câu là 10 điểm Sau đó quy về thang điểm 100
- Chất lượng cuộc sống: Là câu hỏi số 9, 10 và 11 của bộ câu hỏi, với tối đa 5 điểm cho mỗi câu hỏi, tổng điểm 3 câu là 15 điểm Sau đó quy về thang điểm 100
- Tiêu chuẩn về cải thiện có ý nghĩa lâm sàng trong thang điểm SAQ: Chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn về mức độ cải thiện có ý nghĩa lâm sàng của từng thành phần trong thang điểm theo tác giả Weintraub (2008), đã được các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam công nhận và sử dụng như nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung (2013) và nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hải (2023) Trong đó:
- Cải thiện về khả năng gắng sức khi điểm sau can thiệp nhiều hơn từ 8 điểm trở lên là có ý nghĩa lâm sàng
- Cải thiện về độ ổn định của đau ngực sau can thiệp nhiều hơn từ 25 điểm trở lên là có ý nghĩa lâm sàng
- Cải thiện tần số đau ngực sau can thiệp nhiều hơn từ 20 điểm trở lên là có ý nghĩa lâm sàng
- Cải thiện mức độ hài lòng với điều trị sau can thiệp nhiều hơn từ 12 điểm trở lên là có ý nghĩa lâm sàng
- Cải thiện CLCS sau can thiệp nhiều hơn từ 16 điểm trở lên là có ý nghĩa lâm sàng
Thư viện ĐH Thăng Long
Xử lý số liệu
- Nhập số liệu bằng bộ công cụ Kobotoolbox
- Xử lý số liệu và các phép kiểm thống kê được thực hiện bằng phần mềm STATA 14.0
- Trình bày biến định lượng dưới dạng trung bình (TB) và độ lệch chuẩn (ĐLC) - Trình bày biến định tính dưới dạng tần số (n) và tỷ lệ phần trăm (%)
- Phân tích sự thay đổi của các thành phần trong bộ câu hỏi SAQ trước và sau can thiệp ĐMV bằng phép kiểm t ghép cặp, mức ý nghĩa thống kê là p < 0,05
- Phân tích các yếu tố liên quan với tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực và mức độ hài lòng với điều trị bằng phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm Fisher exact, mức có ý nghĩa thống kê là p < 0,05
- Phân tích các yếu tố liên quan đến tỷ lệ cải thiện CLCS bằng hồi quy Logistic đơn biến với tỷ số chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% (KTC 95%), yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê khi KTC 95% không bao gồm 1 và/hoặc p < 0,05
- Trong nghiên cứu này, do cỡ mẫu không quá nhiều nên chúng tôi không đưa vào mô hình hồi quy Logistic đa biến.
Các biện pháp hạn chế sai lệch thông tin
- Bộ câu hỏi SAQ phiên bản dịch tiếng Việt đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây
- Phiếu điều tra được thiết kế để người bệnh tự điền, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, phông chữ và cỡ chữ rõ ràng
- Phiếu điều tra được thử nghiệm và chỉnh sửa kỹ qua nghiên cứu thử trước khi điều tra chính thức
- Sử dụng các loại phương tiện đo cùng loại
- Quá trình nhập liệu được tiến hành hai lần.
Đạo đức của nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của trường Đại học Thăng Long theo quyết định số 23051706/QĐ-ĐHTL ngày 17 tháng 05 năm 2023
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh Việc điều tra không làm ảnh hưởng xấu đến người bệnh tham gia nghiên cứu
31 - Tất cả các người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu
- Cấu trúc và nội dung bộ câu hỏi không vi phạm y đức cũng như bất kỳ một chuẩn mực đạo đức xã hội
- Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu
- Thời gian tham gia nghiên cứu ngắn, không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh
- Số liệu được xử lý và báo cáo dưới dạng tổng hợp
Thư viện ĐH Thăng Long
150 người bệnh có chỉ định can thiệp động mạch vành được đưa vào nghiên cứu
Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi SAQ
Tiến hành chụp và can thiệp động mạch vành: Ghi nhận các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng, chụp mạch vành và can thiệp động mạch vành
Theo dõi tại khoa phòng điều trị, lấy thông tin liên lạc và hẹn tái khám sau 01 tháng
Phỏng vấn lần 2 bằng bộ câu hỏi SAQ
Nhập liệu và xử lý số liệu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n = 150) Đặc điểm Số đối tượng nghiên cứu (n0)
Tuổi (TB ± ĐLC) 66,6 ± 8,9; Min: 36 ; Max: 85
Nơi cư trú Thành thị 78 52,0
Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 141 94,0
Ly dị/độc thân/góa 9 6,0
Nhận xét: Đa số người bệnh là nam giới Tỷ lệ người bệnh ở nông thôn và thành thị là tương đương nhau Về tôn giáo, gần như toàn bộ người bệnh không có tôn giáo
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.2 Đặc điểm lý do khám bệnh, số lần đến bệnh viện, đối tượng bảo hiểm của đối tượng nghiên cứu (n = 150) Đặc điểm Đối tượng nghiên cứu (n0)
Số lần đến bệnh viện
Hàng tháng 18 12,0 Đối tượng BHYT Đúng tuyến 80 53,3
BHYT: Bảo hiểm Y tế Nhận xét: Đa số người bệnh có BHYT Đa số người bệnh có lần này là lần nhập viện đầu tiên, đa số bệnh nhân vào viện vì đau ngực
Bảng 3.3 Đặc điểm về bệnh kèm theo và một số yếu tố nguy cơ tim mạch đối tượng nghiên cứu (n = 150)
Bệnh kèm theo Đối tượng nghiên cứu (n0)
Có ít nhất 1 bệnh kèm theo
Bệnh kèm theo Đối tượng nghiên cứu (n0)
Hút thuốc lá, thuốc lào
Nhận xét: Đa số người bệnh có ít nhất một bệnh kèm theo
Bảng 3.4 Đặc điểm phân suất tống máu thất trái, kết quả chụp mạch vành, loại can thiệp, lần can thiệp lần này tại thời điểm nhập viện của đối tượng nghiên cứu (n =
Kết quả chụp mạch vành
Tổn thương ≥ 3 nhánh 45 30,0 Đặc điểm can thiệp lần này
Can thiệp lần ba 5 3,3 Đặc điểm tổn thương nhánh còn lại chưa can thiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
PSTMTT: Phân suất tống máu thất trái
Nhận xét: Đa số người bệnh có PSTMTT bảo tồn (trên 50%) Tỷ lệ can thiệp chương trình tương đương với can thiệp cấp cứu Đa số người bệnh có lần can thiệp lần này là lần đầu Đa số người bệnh có tổn thương tồn lưu là xơ vữa nhẹ hoặc không còn tổn thương.
Chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi Seattle Angina Questionaire của người bệnh trước và sau can thiệp động mạch vành
Bảng 3.5 Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm SAQ trước và sau can thiệp động mạch vành (n = 150)
Trước can thiệp Sau can thiệp p*
Khả năng gắng sức 78,4 ± 23,2 90,2 ± 12,0 < 0,001 Độ ổn định của đau ngực 59,8 ± 30,9 83,8 ± 10,9 < 0,001
Mức độ hài lòng với điều trị 82,9 ± 8,6 84,6 ± 7,2 0,03
* Kiểm định t ghép cặp Đơn vị tính: Điểm Nhận xét: Tất cả các đặc điểm trong thang điểm SAQ đều có sự cải thiện giữa trước và sau can thiệp, tất cả sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm t ghép cặp
Bảng 3.6 Tỷ lệ cải thiện các thành phần trong bộ câu hỏi SAQ của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp mạch vành (n = 150)
Thành phần trong thang điểm SAQ Tỷ lệ tăng có ý nghĩa n %
Khả năng gắng sức ≥ 8 101 67,3 Độ ổn định của đau ngực ≥ 25 68 45,3
Mức độ hài lòng với điều trị ≥ 12 22 14,7
Nhận xét: Trong các thành phần của thang điểm SAQ, độ ổn định của đau ngực có sự
37 thay đổi nhiều nhất với 45,3% người bệnh tăng có ý nghĩa Mức độ hài lòng với điều trị có sự thay đổi ít nhất với 14,7%.
Đánh giá một số yếu tố liên quan đến CLCS trong bộ câu hỏi SAQ ở người bệnh được can thiệp động mạch vành qua da
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa khả năng gắng sức với nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực sống (n = 150) Đặc điểm Khả năng gắng sức trước và sau can thiệp
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về khả năng gắng sức trước và sau can thiệp giữa giới tính và các nhóm tuổi
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa khả năng gắng sức với một số bệnh kèm theo (n =
150) Đặc điểm Khả năng gắng sức trước và sau can thiệp
Không 87 (66,4%) 44 (33,6%) Rối loạn lipid máu
Không 77 (67,5%) 37 (32,5%) Có ít nhất 1 bệnh kèm theo
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: : Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về khả năng gắng sức trước và sau can thiệp giữa giới tính và các nhóm tuổi
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa khả năng gắng sức với loại can thiệp, lần can thiệp lần này và tổn thương tồn lưu (n = 150) Đặc điểm Khả năng gắng sức trước và sau can thiệp
Không còn tổn thương hoặc xơ vữa nhẹ
Tổn thương tồn lưu 1 nhánh
Tổn thương tồn lưu từ 2 – 3 nhánh
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về cải thiện khả năng gắng sức giữa loại can thiệp, các lần can thiệp và tổn thương tồn lưu
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa khả năng gắng sức với một số thói quen hằng ngày
(n = 150) Đặc điểm Khả năng gắng sức trước và sau can thiệp
Thói quen hút thuốc lá
Từ trước đến nay không hút 65 (73,9%) 23 (26,1%)
Sau can thiệp, đã bỏ hoàn hoàn toàn 17 (68,0%) 8 ( 32,0%)
Theo thói quen uống rượu
Từ trước đến nay không uống 50 (72,5%) 19 (27,5%)
Sau can thiệp, đã bỏ hoàn hoàn toàn 34 (69,4%) 15 (30,6%)
Trên 50% từ trước đến nay 69 (63,9%) 39 (35,1%)
* Kiểm định chi bình phương
** Kiểm định Fisher Nhận xét:
- Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm có thói quen hút thuốc khác nhau
- Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thói quen uống rượu và các nhóm có mức độ cải thiện PSTMTT
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa độ ổn định của đau ngực với nhóm tuổi, giới tính (n
= 150) Đặc điểm Độ ổn định của đau ngực trước và sau can thiệp
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa về tỷ lệ cải thiện độ ổn định của đau ngực giữa các nhóm tuổi, giới tính
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa độ ổn định của đau ngực với một số bệnh kèm theo
(n = 150) Đặc điểm Độ ổn định của đau ngực
Thư viện ĐH Thăng Long
Có ít nhất 1 bệnh kèm theo
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh kèm theo với tỷ lệ cải thiện có ý nghĩa độ ổn định của đau ngực
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa độ ổn định của đau ngực với loại can thiệp, lần can thiệp lần này và tổn thương tồn lưu (n = 150 ) Đặc điểm Độ ổn định của đau ngực trước và sau can thiệp
Không còn tổn thương hoặc xơ vữa nhẹ 18 (21,4%) 66 (78,6%)
0,46 Tổn thương tồn lưu 1 nhánh 8 (25,0%) 24 (75,0%)
Tổn thương tồn lưu từ
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét:
- Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cải thiện độ ổn định của đau ngực giữa các loại can thiệp Nhóm can thiệp cấp cứu có sự cải thiện nhiều hơn
- Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các lần can thiệp, đặc điểm tổn thương tồn lưu với tỷ lệ cải thiện có ý nghĩa độ ổn định của đau ngực
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa ổn định của đau ngực với một số thói quen hằng ngày
(n = 150) Đặc điểm Độ ổn định của đau ngực trước và sau can thiệp
Cải thiện n (%) Không cải thiện n (%) p*
Thói quen hút thuốc lá
Từ trước đến nay không hút 40 (45,5%) 48 (54,5%)
0,99 Sau can thiệp, đã bỏ hoàn hoàn toàn 11 (44,0%) 14 (56,0%)
Theo thói quen uống rượu
Từ trước đến nay không hút 32 (46,4%) 37 (53,6%)
0,33 Sau can thiệp, đã bỏ hoàn hoàn toàn 25 (51,0%) 24 (49,0%)
Trên 50% từ trước đến nay 48 (44,4%) 60 (55,6%)
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thói quen hút thuốc uống rượu và cải thiện PSTMTT với tỷ lệ cải thiện có ý nghĩa độ ổn định của đau ngực
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tần số đau ngực với điều trị với nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực sống (n = 150) Đặc điểm
Tần số đau ngực với điều trị trước và sau can thiệp
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét:
- Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai giới tính với tỷ lệ cải thiện tần
Thư viện ĐH Thăng Long
- Nhóm tuổi trên 65 tuổi có tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực sau can thiệp cao hơn nhóm từ 65 tuổi trở xuống
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tần số đau ngực với một số bệnh kèm theo (n = 150) Đặc điểm Tần số đau ngực trước và sau can thiệp
Cải thiện n (%) Không cải thiện n (%) p*
Có ít nhất 1 bệnh kèm theo
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực giữa các bệnh đồng mắc
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tần số đau ngực với loại can thiệp, lần can thiệp lần này và tổn thương tồn lưu (n = 150) Đặc điểm
Tần số đau ngực trước và sau can thiệp
Chương trình 36 (47,4%) 40 (52,6%) 0,5 Lần can thiệp này
Không còn tổn thương hoặc xơ vữa nhẹ 28 (33,3%) 56 (66,7%)
Tổn thương tồn lưu 1 nhánh 18 (56,3%) 14 (43,8%) Tổn thương tồn lưu từ 2 – 3 nhánh 21 (61,8%) 13 (38,2%)
* Kiểm định chi bình phương
- Người bệnh có 1 nhánh tổn thương tồn lưu có tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực hơn những nhóm còn lại, khác biệt có ý nghĩa thống kê
- Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các loại can thiệp, lần can thiệp về tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tần số đau ngực với một số thói quen hằng ngày (n =
150) Đặc điểm Tần số đau ngực trước và sau can thiệp
Thói quen hút thuốc lá
Từ trước đến nay không hút 41 (46,6%) 47 (53,4%
0,63 Sau can thiệp, đã bỏ hoàn hoàn toàn 9 (36,0%) 16 (64,0%)
Theo thói quen uống rượu
Từ trước đến nay không uống rượu 30 (43,5%) 39 (56,5%)
0,29 Sau can thiệp, đã bỏ hoàn hoàn toàn 19 (38,8%) 30 (61,2%)
Trên 50% từ trước đến nay 49 (45,4%) 59 (54,6%)
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thói quen và cải thiện PSTMTT với tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng với điều trị với nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực sống (n = 150) Đặc điểm Mức độ hài lòng với điều trị trước và sau can thiệp
* Kiểm định chi bình phương Nhận xét: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, giới tính với tỷ lệ cải thiện mức độ hài lòng với điều trị
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa mức độ hài lòng với điều trị với một số bệnh kèm theo
(n = 150) Đặc điểm Mức độ hài lòng với điều trị trước và sau can thiệp
Có ít nhất 1 bệnh kèm theo
* Kiểm định chi bình phương
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của Huỳnh Trung Cang (2008), khi tác giả hồi cứu các ca can thiệp tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2007 đến tháng 05/2008 cho tỷ lệ nam giới/nữ giới là 3/1 [5] Các nghiên cứu trên thế giới về bệnh lý mạch vành (Hội chứng vành cấp và hội chứng vành mạn) đều cho tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới
Về tuổi, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 66,6 ± 8,9 tuổi, người bệnh có tuổi thấp nhất là 36 tuổi, tuổi cao nhất là 85 tuổi Có 52,7% người bệnh trên 65 tuổi, 47,3% người bệnh từ 65 tuổi trở xuống Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam về bệnh lý mạch vành, kể cả hội chứng vành cấp và hội chứng vành mạn Nghiên cứu của Huỳnh Trung Cang (2008) tại bệnh viện tỉnh Kiên Giang có độ tuổi trung bình 65,8 ± 12,3 tuổi [5] Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2021) tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trên đối tượng người bệnh nhồi máu cơ tim cấp, độ tuổi trung bình là 72,5 ± 12,1 tuổi [12] Theo y văn, tuổi cao là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được của bệnh lý tim mạch do xơ vữa Theo các thang điểm kinh điển như Frammingham và EUROSCORE (I, II), độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch càng lớn [39] Chính vì thế, độ tuổi trung bình các nghiên cứu có nhóm người bệnh là bệnh lý mạch vành thường khá cao Với đặc điểm độ tuổi như trên, vai trò của điều dưỡng chuyên ngành tim mạch và tim mạch can thiệp là quan trọng Điều dưỡng phải thấu hiểu những đặc điểm sinh lý, bệnh lý và tâm lý của nhóm người bệnh là người cao tuổi để có kế hoạch chăm sóc, tư vấn hợp lý Nhóm người bệnh tuổi cao cũng có sự sa sút về mặt trí tuệ, làm ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh, vì thế, điều dưỡng cần có sự quan tâm tư vấn kịp thời dành cho những người
Thư viện ĐH Thăng Long
Về đặc điểm nghề nghiệp, có đến 58,7% người bệnh đã nghỉ hưu, có 20,0% người bệnh hiện đang làm nông, số còn lại rải rác ở những nghề nghiệp khác Đặc điểm nghề nghiệp này khá hợp lý, khi độ tuổi của người bệnh trong mẫu nghiên cứu khá cao, đa số người bệnh đã đến tuổi nghỉ hưu
Về đặc điểm cư trú, tỷ lệ dân thành thị trong mẫu nghiên cứu chiếm 52,0% và nông thôn chiếm 48,0% Tỷ lệ người bệnh sống ở vùng thành thị trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tỷ lệ dân số thành thị cả nước Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ dân số thành thị ở Việt Nam là 34,1% và ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 35,1% Bệnh viện Tim Hà Nội được tọa lạc tại trung tâm thủ đô Hà Nội, thành phố lớn thứ 2 cả nước nên tỷ lệ người bệnh sống ở thành thị trong nghiên cứu của chúng tôi cao là hợp lý [11]
Về đặc điểm tôn giáo, đa số người bệnh trong nghiên cứu không theo tôn giáo nào, chiếm đến 90,7% Về trình độ học vấn, đa số người bệnh có trình độ từ cấp 3 trở xuống, chiếm 75,3% Về tình trạng hôn nhân, đa số người bệnh đã kết hôn chiếm 94,0%
Về hoàn cảnh sống, có đến 96,7% người bệnh đang sống cùng gia đình, chiếm tuyệt đại đa số Những đặc điểm dân số học cơ bản trên của những người bệnh trong mẫu nghiên cứu đều rất phù hợp với những đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội chung ở Việt Nam
Về đặc điểm thu nhập, có 60,7% số người bệnh có thu nhập không quá 5 triệu/ tháng Theo chúng tôi, tỷ lệ thu nhập trên là hợp lý, bởi vì đa số người bệnh trong nghiên cứu đã ở độ tuổi về hưu, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào lương hưu hoặc trợ cấp của con cháu Với đặc điểm thu nhập trên, chúng tôi thấy rằng, việc tham gia BHYT của những đối tượng này là rất quan trọng, giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị cho người bệnh
Về lý do vào viện, đa số người bệnh vào viện vì lý do đau thắt ngực, chiếm 78,0% Điều này là rất hợp lý bởi triệu chứng chính của bệnh lý mạch vành là đau thắt ngực
Bên cạnh đó, các triệu chứng khác như mệt, khó thở cũng chiếm 50,0% và 46,0% Chỉ có 7,3% người bệnh vào viện vì rối loạn nhịp Có thể thấy rằng, các triệu chứng trên đều là những triệu chứng kinh điển của bệnh lý tim mạch Trong đó đau thắt ngực, mệt và khó thở là triệu chứng cơ năng của hội chứng mạch vành mạn tính và HCVC, rối loạn nhịp có thể hậu quả của bệnh lý mạch vành
Về số lần đến viện, đa số người bệnh là lần đầu tiên đến bệnh viện Tim, chiếm
53 74,7% Có 13,3% người bệnh đi khám lần thứ hai và 12,0% người bệnh khám lấy thuốc hàng tháng Theo chúng tôi, tỷ lệ trên là khá hợp lý bởi vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những người bệnh can thiệp động mạch vành qua da, khi ghi nhận số lần đến viện, chúng tôi ghi nhận tại thời điểm trước can thiệp Với những người bệnh can thiệp cấp cứu, đây thường sẽ là lần đầu tiên vào viện của người bệnh do được chuyển từ những bệnh viện khác đến Với những người bệnh can thiệp chương trình, các người bệnh thường sẽ được khám và tư vấn can thiệp sớm, ngay khi người bệnh có dấu hiệu của hội chứng mạch vành mạn Chính vì thế, tỷ lệ người bệnh đến viện lần đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao
Về các bệnh lý kèm theo, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 37,3% người bệnh không có bệnh lý kèm theo nào và có 62,7% người bệnh có ít nhất một bệnh lý kèm theo Theo chúng tôi, các bệnh lý kèm theo có thể phần nào ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh trước và sau can thiệp Sự ảnh hưởng này có thể liên quan đến triệu chứng của bệnh, ví dụ như cảm giác đau đầu vùng chẩm của bệnh lý THA, triệu chứng khó thở, mệt của khi bị suy tim, biến chứng thần kinh – mạch máu của ĐTĐ Vì thế, việc liệt kê và đánh giá những bệnh lý đồng mắc là vô cùng quan trọng Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 53,3% người bệnh có THA Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Trung Cang (2008) với 63,6% [5] Theo các y văn, THA luôn luôn là một yếu tố nguy cơ độc lập và quan trọng của bệnh lý mạch vành Theo JNC 7, từ mức huyết áp tâm thu (HATTh) 115 mmHg, mỗi khi HATTh tăng 20 mmHg thì nguy cơ đột quỵ và ĐTN tăng gấp đôi Ngay từ năm 1957, nghiên cứu Frammingham đã xác định được THA là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành [39] Vì thế, tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về bệnh mạch vành thường khá cao Tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là 12,7% ĐTĐ cũng được đánh giá là một yếu tố nguy cơ của BMV, tuy nhiên, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong dân số không cao nên tỷ lệ mắc ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi không quá cao Thật vậy, trong các nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐ trong dân số, tỷ này thường rơi vào khoảng 5,0 đến 10,0% (ở người lớn) tùy vùng miền Trong khi đó, tỷ lệ THA trung bình trong dân số Việt Nam là 47,3% (Theo Bộ Y Tế vào năm 2017) Tỷ lệ rối loạn lipid máu (RLLPM) trong nghiên cứu của chúng tôi là 24,0%
Ngoài các bệnh đồng mắc, các yếu tố nguy cơ khác cũng rất quan trọng, trong đó có hút thuốc lá (HTL) Trong nghiên cứu của chúng tôi có 14,0% người bệnh thỉnh thoảng HTL và 26,7% người bệnh thường xuyên HTL HTL là một yếu tố nguy cơ của
Thư viện ĐH Thăng Long
54 bệnh mạch vành nhưng lại là yếu tố có thể ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh Một số người bệnh có HTL sau khi được can thiệp động mạch vành được bác sĩ yêu cầu bỏ thuốc lá Trong khoảng thời gian đó người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng của hội chứng cai làm ảnh hưởng đến CLCS Về tỷ lệ uống rượu, có 41,3% người bệnh thỉnh thoảng uống rượu và 11,3% người bệnh thường xuyên uống rượu Cũng giống như thuốc lá, các bác sĩ điều trị thường yêu cầu người bệnh sau can thiệp phải bỏ hoặc giảm bớt uống rượu bia để giảm bớt nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do các người bệnh sau can thiệp chắc chắn phải sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu (có thể là đơn hoặc kép) Những người bệnh phải bỏ rượu bia cũng có thể xuất hiện hội chứng cai làm ảnh hưởng đến CLCS Mối liên quan của việc bỏ thuốc lá, rượu bia với CLCS sẽ được chúng tôi bàn luận ở phần sau
Về đặc điểm phân suất tống máu thất trái (PSTMTT) trước can thiệp của mẫu nghiên cứu, có 28,0% người bệnh có PSTMTT từ 50% trở xuống (toàn bộ người bệnh trong nghiên cứu đều được đo PSTMTT bằng phương pháp Sympsons) Nghĩa là trước can thiệp, có 28,0% người bệnh có suy tim PSTMTT giảm và giảm nhẹ Có thể thấy rằng, khi nhập viện chỉ có 1,3% người bệnh đã có tiền sử suy tim trước đó nhưng tỷ lệ suy tim sau khi được khám lâm sàng và siêu âm tim lên đến 28,0% Có nhiều bằng chứng cho thấy ở người bệnh suy tim sau khi được điều trị nội khoa tối ưu, được đặt các thiết bị hỗ trợ và/hoặc can thiệp phẫu thuật có thể xuất hiện quá trình đảo ngược tái cấu trúc và phục hồi chức năng thất trái Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ hồi phục khá cao sau khi được can thiệp mạch vành ở người bệnh có bệnh tim thiếu máu cục bộ Bên cạnh đó, suy tim trực tiếp ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh do các triệu chứng như khó thở, phù, mệt Sự liên quan giữa việc cải thiện PSTMTT sau can thiệp và CLCS sẽ được chúng tôi bàn luận ở phần sau
Về đặc điểm của lần can thiệp lần này, có 50,7% người bệnh là can thiệp cấp cứu và 49,3% là can thiệp chương trình, tỷ lệ cấp cứu/ chương trình trong nghiên cứu của chúng tôi gần như là 1/1 Trong các nghiên cứu tại Việt Nam về can thiệp mạch vành, tỷ lệ trên là rất thay đổi, phụ thuộc vào thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu của Huỳnh Trung Cang (2008), cho tỷ lệ can thiệp cấp cứu/chương trình là khoảng 3/1 [5] Có lẽ tỷ lệ can thiệp chương trình trong nghiên cứu của chúng tôi cao là do công tác tầm soát, tư vấn bệnh lý mạch vành mạn tính tại bệnh viện Tim Hà Nội rất tốt nên phát hiện được nhiều người bệnh là ứng viên của can thiệp Bên cạnh đó, thời gian gần đây
Đặc điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm SAQ của người bệnh trước và
Mục tiêu của bác sĩ tim mạch và điều dưỡng tim mạch là giảm tử vong, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm triệu chứng và đặc biệt là nâng cao CLCS của người bệnh ngày càng được chú ý Hiện nay các nghiên cứu lâm sàng bên cạnh việc sử dụng các biến cố tim mạch (tử vong, tái nhập viện…) để đánh giá các phương pháp điều trị thì ngày càng nhiều nghiên cứu đã sử dụng các thang điểm CLCS, tiêu biểu là thang điểm Seattle
Angina Questionnaire (SAQ) Đối với những người bệnh mắc BMV, bảng câu hỏi SAQ đã nổi lên như một thước đo được sử dụng phổ biến nhất về tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh để định lượng các triệu chứng ĐTN và mức độ mà cơn ĐTN ảnh hưởng đến chức năng và CLCS của họ [21]
Phần đầu tiên của bộ câu hỏi SAQ chính là phần về khả năng gắng sức của người bệnh, bao gồm 9 câu hỏi thể hiện từ các công việc hằng ngày cho đến các hoạt động cần gắng sức nhiều hơn như chơi thể thao, nâng vật nặng… Mỗi câu hỏi sẽ được đánh giá và chấm điểm từ 1 đến 5 điểm mỗi câu hỏi theo mức độ tăng dần của khả năng gắng sức (những người bệnh bị giới hạn bởi lý do khác hoặc không thực hiện hoạt động thì không được đưa vào phân tích) với 9 câu hỏi thì điểm số tối đa là 45 Sau đó, tổng điểm của phần này lại được quy ra thang điểm 100
Bảng 4.1 So sánh khả năng gắng sức trong thang điểm SAQ giữa nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác
Quadros (2011) Đối tượng nghiên cứu CTĐMV ĐTNÔĐ CTĐMV Điều trị nội khoa ĐTNÔĐ Điểm khả năng gắng sức trước can thiệp
78,4 ± 23,2 52,25 ± 5,75 66 ± 25 66 ± 25 59 ± 18 Điểm khả năng gắng sứ sau can thiệp (hoặc mổ bắc cầu)
79 ± 11 ( 6 tháng) Điểm khả năng gắng sức trước can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi là 78,4 ± 23,2 điểm, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải năm 2023 với điểm khả năng gắng sức là 52,25 ± 5,75 điểm và nghiên cứu của [24] (2021) với 52,8
[33,3 – 78,1] [7], Bên cạnh đó, kết quả của chúng tôi thấp hơn nhóm ĐTNÔĐ và nhóm NMCT cấp trong nghiên cứu của Paul S Chan (2014), khi điểm gắng sức trung bình của hai nhóm này lần lượt là 95 ± 14 và 83 ± 25 [42] Có thể thấy rằng, điểm gắng sức trung bình trong các nghiên cứu là rất khác nhau, tùy đặc điểm mẫu nghiên cứu của người bệnh Điểm khả năng gắng sức trong thang điểm SAQ sau can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi là 90,2 ± 12,0 điểm Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải (2023) và Paul S Chan (2014) [7], [42] Về sự thay đổi điểm khả năng gắng sức trong thang điểm SAQ, đa số các nghiên cứu đều có sự cải thiện đáng kể sau khi can thiệp ĐMV hoặc mổ bắc cầu ĐMV Trong nghiên cứu của Quadros (2011), điểm khả năng gắng sức đã tăng từ 59 ± 18 điểm lên 79 ± 11 điểm sau 1 tháng can thiệp [21] Còn trong nghiên cứu của Cohen (2011), ở cả nhóm can thiệp ĐMV và mổ bắc cầu ĐMV có điểm khả năng gắng sức ban đầu tương đương nhau Sau 1 tháng, nhóm can thiệp ĐMV có sự thay đổi đáng kể hơn là nhóm phẫu thuật bắc cầu ĐMV [23]
Có thể thấy rằng, điểm khả năng gắng sức trước và sau can thiệp ở các thiệp
Thư viện ĐH Thăng Long
58 trong các nghiên cứu khác nhau là rất khác nhau Theo chúng tôi, sự khác biệt về điểm khả năng gắng sức trong nghiên cứu của chúng tôi phụ thuộc vào đặc điểm bệnh lý của mẫu nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, mẫu nghiên cứu bao gồm cả những người bệnh NMCT cấp và những người bệnh ĐTNÔĐ, bao gồm làm chương trình và cấp cứu; còn các nghiên cứu khác thường chỉ nghiên cứu trên một nhóm NMCT hoặc ĐTNÔĐ
Bảng 4.2 So sánh độ ổn định của đau ngực trong thang điểm SAQ giữa nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác
Weintraub (2008) Đối tượng nghiên cứu CTĐMV ĐTNKÔĐ ĐTNÔĐ CTĐMV Điều trị nội khoa Điểm độ ổn định của đau ngực trước can thiệp
59,8 ± 30,9 35,05 ± 12,81 30 ± 26 54 ± 33 53 ± 32 Điểm độ ổn định của đau ngực sau can thiệp (hoặc phẫu thuật)
73 ± 28 (1 tháng) Điểm độ ổn định của đau ngực trước can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi là 59,8 ± 30,9 điểm, cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải (2023) và Quadros (2011),với điểm độ ổn định của đau ngực trước can thiệp trong các nghiên cứu này lần lượt là 35,05 ± 12,81 và 30 ± điểm [7], [21] Tuy nhiên, kết quả này lại thấp hơn của Weintraub (2008) với 66 ± 25 điểm, của Cohen (2011) với nhóm can thiệp ĐMV là 69,6 ± 25,8 và nhóm mổ bắc cầu là 69,5 ± 26,7 điểm [32] Theo chúng tôi, độ ổn định của đau ngực thể hiện mức độ điều trị của người bệnh( điều trị nội khoa và can thiệp đặt
Stent) Có lẽ, điểm độ ổn định của đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu của Weintraub (2008) cao hơn so với các nghiên cứu khác do mẫu của các nghiên cứu này đa số đã được điều trị nội khoa tối ưu, từ đó tăng điểm ổn định của đau ngực Sau can thiệp, đa số kết quả trong các nghiên cứu đều cho thấy sự cải thiện khá nhiều
Bảng 4.3 So sánh tần số đau ngực trong thang điểm SAQ giữa nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác
Quadros (2011) Weintraub (2008) Đối tượng nghiên cứu CTĐMV ĐTNKÔĐ ĐTNÔĐ CTĐMV Mổ bắc cầu ĐMV Điểm tần số đau ngực trước can thiệp
79,6 ± 18,1 62,66 ± 9,29 56 ± 25 69,6 ± 25,8 69,5 ± 26,7 Điểm tần số đau ngực sau can thiệp
Trước can thiệp, điểm trung bình về tần số đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi là 79,6 ± 18,1 điểm, cao hơn hầu hết các nghiên cứu khác như của Lê Thị Thanh Hải (2023), Quadros (2011) và Weintraub (2008) Sau can thiệp, điểm tần số đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn những nghiên cứu trên Bên cạnh việc giảm tỷ lệ tử vong, giảm số lần vào viện thì việc giảm triệu chứng cho người bệnh có bệnh ĐMV được coi là một mục tiêu điều trị quan trọng Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngay từ trước khi được can thiệp, đa số người bệnh đã được điều trị nội khoa tối ưu, chính vì thế mà điểm tần số đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao Theo chúng tôi, ở cả giai đoạn trước và sau can thiệp, điểm tần số đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn các nghiên cứu khác là do mẫu nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Thật vậy, các nghiên cứu của Quadros (2011) và Weintraub (2008) đều được tiến hành cách đây khá lâu, khi đó chưa xuất hiện nhiều thuốc điều trị bệnh ĐMV như hiện nay và kỹ thuật can thiệp tim mạch cũng chưa được tối ưu [21], [32]
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 4.4 So sánh mức độ hài lòng với điều trị trong thang điểm SAQ giữa nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác
Weintraub (2008) Đối tượng nghiên cứu CTĐMV ĐTNKÔĐ ĐTNÔĐ CTĐMV Điều trị nội khoa Điểm mức độ hài lòng với điều trị trước can thiệp
82,9 ± 8,6 59,68 ± 6,3 80 ± 22 88 ± 15 86 ± 16 Điểm mức độ hài lòng với điều trị sau can thiệp
Về điểm mức độ hài lòng với điều trị, trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm trước can thiệp, điểm số trung bình là 82,9 ± 8,6 điểm, cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải với 59,68 ± 6,3 điểm Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Quadros và Weintraub (2008) Sau can thiệp, điểm trung bình mức độ hài lòng với điều trị là 84,6 ± 7,2 điểm, cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải (2023) và thấp hơn một chút so với nghiên cứu của Quadros (2011) và Weintraub (2008) Theo chúng tôi, nguyên nhân của kết quả này, bên cạnh yếu tố thủ thuật can thiệp và thuốc điều trị thì mức độ hài lòng với điều trị còn liên quan nhiều đến chất lượng chăm sóc người bệnh của bệnh viện Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, những người bệnh can thiệp ĐMV và những người bệnh điều trị nội khoa đều được chăm sóc, hỗ trợ ở mức độ tốt nhất Chất lượng điều trị tại đây đang ngày càng được nâng cao, từ đó, điểm mức độ hài lòng với điều trị trong nghiên cứu này cao hơn các nghiên cứu trong nước và dần tiệm cận với các nghiên cứu quốc tế [7], [21], [32]
Bảng 4.5 So sánh điểm trung bình về chất lượng cuộc sống trong thang điểm SAQ giữa nghiên cứu của chúng tôi và một số nghiên cứu khác
Weintraub (2008) Đối tượng nghiên cứu CTĐMV ĐTNÔĐ ĐTNÔĐ CTĐMV Điều trị nội khoa Điểm CLCS trước can thiệp 55,3 ± 18,7 48,08 ± 7,23 30 ± 22 51 ± 25 51 ± 25 Điểm CLCS sau can thiệp
Về điểm CLCS, trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm CLCS trước can thiệp là 55,3 ± 18,7 điểm, cao hơn một chút so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải (2023),
Quadros (2011) và Weintraub (2008) Tuy nhiên, sau can thiệp, điểm CLCS trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn các nghiên cứu trên Theo chúng tôi, nguyên nhân của việc này là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi cao hơn các nghiên cứu trên và đã trải qua điều trị nội khoa tối ưu trước đó nên điểm số CLCS sau can thiệp không thay đổi quá nhiều, đây chính là một trong những đặc điểm tâm lý ở những người lớn tuổi [7], [21], [32]
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 4.6 So sánh có ý nghĩa lâm sàng sau 01 tháng của các thành phần trong thang điểm SAQ giữa các nghiên cứu
Thành phần trong thang điểm SAQ
Weintraub (2008) Đối tượng nghiên cứu CTMĐV HCVC ĐTNÔĐ có
CTĐMV ĐTNÔĐ có CTĐMV Điều trị nội khoa
≥ 8 67,3% 67,3% 65,1% 45% 38% Độ ổn định của đau ngực ≥ 25 45,3% 44,2% 56,8% 57% 50%
Mức độ hài lòng với điều trị ≥ 12 14,7% 46,2% 57,8% 27% 26%
Về sự thay đổi điểm khả năng gắng sức, trong nghiên cứu của chúng tôi có đến 67,3% người bệnh có sự thay đổi điểm khả năng gắng sức từ 8 điểm trở lên Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung (2013) và Lê Thị Thanh Hải (2023) và cao hơn cả hai nhóm trong nghiên cứu của Weintraub (2008) Có thể thấy rằng, sau can thiệp ĐMV, ở các nhóm bệnh ĐTNÔĐ và HCVC thì đều có sự cải thiện đáng kể khả năng gắng sức Điều này theo chúng tôi là rất hợp lý, các y văn đã ghi nhận rằng, sau khi tái thông động mạch vành, các vùng cơ tim bị thiếu máu được bổ sung lượng máu và oxy, giúp hạn chế việc bị đau ngực, khó thở khi gắng sức [7],[9]
Về tỷ lệ cải thiện độ ổn định của đau ngực, trong nghiên cứu của chúng tôi có 45,3% người bệnh cải thiện độ ổn định của đau ngực trên 25 điểm Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung (2013) và thấp hơn một chút so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải (2023) và Weintraub (2008) Có thể thấy rằng, song song với khả năng gắng sức thì độ ổn định của đau ngực cũng là một thước đo thể
63 hiện mức độ thành công của điều trị Trong đó các nghiên cứu, độ ổn định của đau ngực đều được cải thiện khá rõ rệt Tỷ lệ cải thiện độ ổn định của đau ngực trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hai nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hải (2023) và Weintraub (2008) có lẽ là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi và Phạm Thị Tuyết Nhung (2013) có mẫu (hoặc một phần mẫu) là những người bệnh NMCT, trong khi đó, mẫu của hai nghiên cứu kia là những người bệnh ĐTNÔĐ [7], [9], [32]
Về tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực, trong nghiên cứu của chúng tôi có 44,7% người bệnh cải thiện Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung (2013) và Lê Thị Thanh Hải (2023) và cao hơn Weintraub (2008) Theo chúng tôi, có sự khác biệt này là do các người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là những người bệnh đã được điều trị nội khoa tối ưu trước khi can thiệp, nên đã được khống chế tần số xảy ra đau ngực trước đó nên sau khi can thiệp xong, tỷ lệ người bệnh cải thiện về tần số đau ngực thấp hơn hai nghiên cứu trên Thật vậy, trong nghiên cứu của Weintraub (2008), khi so sánh điểm tần số đau ngực giữa nhóm can thiệp ĐMV và nhóm điều trị nội khoa tối ưu, ở các mốc 1 tháng đến 24 tháng, can thiệp ĐMV có vẻ vượt trội so với điều trị nội khoa tối ưu nhưng đến giai đoạn 36 tháng, điểm tần số đau ngực lại ngang bằng ở hai nhóm [7], [9], [32]
Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống trong bộ câu hỏi SAQ ở người bệnh được can thiệp động mạch vành qua da
4.3.1 Một số yếu tố liên quan đến khả năng gắng sức
Trong nghiên cứu này, nam giới có tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức cao hơn nữ giới (78,1% so với 63,3%), nhóm tuổi trên 65 tuổi cao hơn nhóm từ 65 tuổi trở xuống
Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Sáng (2013), nam giới cũng có tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức cao hơn nữ giới nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [10] Mặc dù giới tính đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành nhưng đối với lĩnh vực CLCS, nhiều nghiên cứu vẫn cho ra những kết quả khác nhau Nghiên cứu của Gisele Moriel cho thấy nữ giới có khả năng gắng sức kém hơn nam giới [17] Theo chúng tôi, giới tính và nhóm tuổi có thể có sự liên quan đến tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức Về thể chất cơ bản, nữ giới vốn đã có thể lực không bằng nam giới nên khi họ mắc bệnh lý ĐMV, tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức có thể sẽ thấp hơn nam giới Tuy nhiên theo chúng tôi được biết, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này Bên cạnh đó, nhóm tuổi cao cũng có thể sẽ có tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức thấp hơn nhóm tuổi trẻ hơn
Về các bệnh đồng mắc, kết quả của nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức giữa các nhóm có và không có mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đưa bệnh suy tim vào phân tích vì tỷ lệ suy tim trong nghiên cứu này quá thấp (2/150) Nghiên cứu của Emilian.N.Souza chỉ ra rằng đái tháo đường không có sự liên quan đến khả năng gắng sức cũng như CLCS [18] Nhưng nghiên cứu của Claudia.R.Pischke và cộng sự lại cho thấy đái tháo đường có thể là yếu tố làm giảm thể lực của người bệnh cả 2 giới và giảm CLCS ở nữ giới [29] Nghiên cứu của Souza cũng cho thấy khả năng gắng sức chịu ảnh hưởng bởi tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, khả năng gắng sức ở nhóm có tăng huyết áp và/hoặc rối loạn lipid máu sẽ thấp hơn nhóm không có Theo chúng tôi, nghiên cứu này của chúng tôi cho kết quả như thế bởi vì trong quá trình điều trị nội khoa, các bác sĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã điều trị rất tốt các triệu chứng và phòng ngừa tốt các biến chứng của những bệnh lý trên nên không có sự khác biệt về tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức giữa nhóm có và không có bệnh đồng mắc
Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các loại can thiệp, số lần can thiệp
65 và đặc điểm tổn thương tồn lưu về tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức Theo chúng tôi, khả năng gắng sức thay đổi theo tình trạng suy tim của người bệnh, những người bệnh NMCT cấp cần làm can thiệp cấp cứu sẽ có tỷ lệ suy tim cao hơn nhóm ĐTN ổn định làm can thiệp chương trình Vì thế, đương nhiên nhóm can thiệp chương trình sẽ có tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức cao hơn nhóm can thiệp cấp cứu Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm Theo chúng tôi, nguyên nhân của việc này có lẽ nằm ở cỡ mẫu của chúng tôi không nhiều Bên cạnh đó việc tiếp nhận và xử lý sớm, đúng phác đồ của những người bệnh nhồi máu cơ tim cũng góp phần nâng cao tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức của nhóm này
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những người bệnh bỏ được thuốc lá sau thiệp có tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức cao hơn nhóm còn hút và nhóm từ trước đến nay không hút và khác biệt mang ý nghĩa thống kê ( p = 0,05) Kết quả này tương đồng với hầu hết các nghiên cứu trên thế giới và trong nước Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì hút thuốc hạn chế quá trình tái tạo máu, duy trì lưu lượng máu mạch vành bằng cách tạo ra các rối loạn chức năng nội mô vi mạch Hơn nữa, hút thuốc làm giảm khả năng tập thể dục của người bệnh sau khi can thiệp ĐMV qua da Những đối tượng người bệnh này sau can thiệp đã bỏ hoàn toàn thuốc lá nên CLCS của họ thay đổi rõ rệt sau can thiệp Bên cạnh đó, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm uống rượu và tập thể dục về tỷ lệ cải thiện khả năng gắng sức
4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến mức độ ổn định của đau ngực
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa về tỷ lệ cải thiện độ ổn định của đau ngực giữa các nhóm tuổi, giới tính Bên cạnh đó, cũng không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh kèm theo với tỷ lệ cải thiện có ý nghĩa độ ổn định của đau ngực Theo chúng tôi, đặc điểm mức độ ổn định của đau ngực liên quan nhiều hơn đến khả năng chuyên môn trong điều trị của cơ sở khám chữa bệnh và đặc điểm tổn thương của mảng xơ vữa (mảng xơ vữa ổn định hay không ổn định) hơn là những yếu tố nền của người bệnh( tuổi, giới, bệnh lý nền…)
Chính vì thế, các yếu tố trên có thể không liên quan đến tỷ lệ cải thiện mức độ ổn định của đau ngực của người bệnh
Về loại can thiệp, những người bệnh can thiệp cấp cứu có tỷ lệ cải thiện mức độ ổn định của đau ngực cao hơn hẳn nhóm can thiệp chương trình ( 54,0% so với 36,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,03 Theo chúng tôi, kết quả này rất hợp lý, vì bản chất
Thư viện ĐH Thăng Long
66 của mảng xơ vữa trong nhồi máu cơ tim là mảng xơ vữa không ổn định Có thể trước đó, mảng xơ vữa thường xuyên gây ra tình trạng đau ngực không ổn định cho người bệnh Chính vì thế, sau khi can thiệp đặt Stent ĐMV, mảng xơ vữa được giải quyết, làm tăng tỷ lệ cải thiện mức độ ổn định đau ngực của người bệnh lên Ngược lại, đối với can thiệp chương trình là những người bệnh đau ngực ổn định, mảng xơ vữa vốn đã ổn định, việc can thiệp chủ yếu làm giảm mức độ đau ngực của người bệnh cũng như tăng khả năng gắng sức chứ không thay đổi mức độ ổn định của đau ngực nhiều Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thói quen hút thuốc uống rượu và cải thiện PSTMTT với tỷ lệ cải thiện có ý nghĩa độ ổn định của đau ngực
4.3.3 Một số yếu tố liên quan đến tần số đau ngực
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi trên 65 tuổi có mức độ cải thiện tần số đau ngực nhiều hơn nhóm từ 65 tuổi trở xuống Theo chúng tôi, nguyên nhân của việc này là do những người bệnh trên 65 tuổi thường mắc các bệnh lý cơ, xương, khớp hoặc các bệnh lý thần kinh khác kèm theo Chính vì thế nhóm này có mức độ hoạt động thể lực ít hơn nhóm từ 65 tuổi trở xuống, qua đó số cơn đau ngực cũng sẽ giảm xuống Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai giới tính với tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực Bên cạnh đó, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực giữa các bệnh đồng mắc Theo chúng tôi, lý do của kết quả này cũng giống như ở khả năng gắng sức, do khả năng điều trị nội khoa tại bệnh viện Tim Hà Nội rất tốt nên đã hạn chế triệu chứng và biến chứng của các bệnh lý trên
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những người bệnh có tổn thương tồn lưu từ 2 đến 3 nhánh trở lên có tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực hơn những nhóm còn lại, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,006 Điều này có vẻ không phù hợp, khi tổn thương tồn lưu càng nhiều thì tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực càng lớn Tuy nhiên, điều này hoàn toàn hợp lý, bởi vì, những người bệnh có tổn thương tồn lưu nhiều chứng tỏ trước đó người bệnh bị hẹp rất nhiều nhánh, có vùng thiếu máu cơ tim rất rộng, việc can thiệp đã giúp giải quyết phần nào tình trạng trên, từ đó cải thiện tần số đau ngực ở bệnh nhân.Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các loại can thiệp, lần can thiệp về tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực Bên cạnh đó, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thói quen và cải thiện PSTMTT với tỷ lệ cải thiện tần số đau ngực
4.3.4 Một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng với điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có yếu tố nào liên quan đến ý nghĩa lâm sàng của mức độ hài lòng với điều trị của người bệnh Theo chúng tôi, nguyên nhân của việc này nằm ở việc, trước can thiệp, điểm mức độ hài lòng với điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi đã khá cao nên sau can thiệp sự thay đổi là không nhiều Từ đó, dẫn đến việc nhóm có thay đổi có ý nghĩa lâm sàng của mức độ hài lòng với điều trị có ít người bệnh, chính vì thế không có yếu tố nào liên quan đến mức độ hài lòng với điều trị
Theo chúng tôi, bên cạnh các yếu tố tâm lý xã hội thì yếu tố chất lượng chăm sóc của bệnh viện cũng rất ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với điều trị của người bệnh Trong đó, vai trò của điều dưỡng là vô cùng quan trọng, chính điều dưỡng là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, sự gần gũi và thân thiện giúp người bệnh an tâm hơn khi điều trị Theo chúng tôi, cần có một nghiên cứu khác, đánh giá mức độ hài lòng với điều trị và những yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tim Hà Nội Qua nghiên cứu đó, chúng ta sẽ tìm ra được những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê
4.3.5 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tuổi từ 65 tuổi trở xuống có tỷ lệ cải thiện CLCS cao hơn nhóm trên 65 tuổi, khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p = 0,009, OR = 0,28 và KTC 95% là 0,1 đến 0,7 Nghiên cứu của Souza (2008) và của Quadros (2011) cũng cho kết quả tương tự, khi nhóm tuổi trên 65 tuổi là biến tương quan nghịch với mức độ CLCS của người bệnh Tức là khi tuổi của người bệnh trên 65 tuổi thì tỷ lệ cải thiện CLCS có ý nghĩa thống kê lại giảm xuống Theo chúng tôi, nguyên nhân của việc này là do nhóm tuổi trẻ hơn có xu hướng muốn cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn
Những người khoảng từ 65 tuổi trở lại có thể sẽ cảm thấy muốn can thiệp ĐMV để cho cuộc sống của họ được sống vui, sống khỏe hơn Ngược lại, với nhóm từ 65 tuổi lên họ thường có xu hướng chấp nhận tình trạng sức khỏe của họ [18], [21]
Bên cạnh yếu tố tuổi, nam giới có tỷ lệ cải thiện CLCS nhiều hơn nhóm nữ giới, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê Nghiên cứu của Gisele Moriel và nghiên cứu Colleen.M.Norris cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 giới về CLCS [17], [26] Các nghiên cứu của Souza (2008) và Quadros (2011) lại cho thấy nam giới là yếu tố làm giảm CLCS ở người bệnh Theo chúng tôi, có lẽ sự ảnh hưởng của giới tính đối với CLCS còn phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc và xã hội nên có sự khác biệt nhiều giữa các nghiên cứu Còn tại Việt Nam, có lẽ giới tính không liên quan nhiều đến CLCS của
Thư viện ĐH Thăng Long